Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

F30 1 r kinh tế xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 16 trang )


MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ
xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn
hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo
chương trình đào tạo.

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
 Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội
dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu
học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người
học cần có được khi hoàn thành môn học.
 Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung
trọng tâm.
 Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm
tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và
lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể
được đánh giá cao trong bài làm.
 Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và
đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung
yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.
PHỤ TRÁCH KHOA XÂY DỰNG VÀ ĐIỆN
Trần Tuấn Anh

2



Phần 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
- Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư xây dựng.
- Đầu tư và dự án đầu tư.
- Trình tự đầu tư xây dựng và các vấn đề kinh tế liên quan.
- Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ ĐẦU TƯ
- Khái niệm, phân loại hiệu quả và quan điểm đánh giá dự án
đầu tư.
- Giá trị tiền tệ theo thời gian.
- Phân tích tài chính của dự án đầu tư.
Chương 3: CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ TIẾN BỘ KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG
- Ngành công nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân.
- Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm xây dựng.
- Những vấn đề chung của tiến bộ khoa học công nghệ trong
xây dựng.

3


- Một số đặc trưng của tiến bộ khoa học công nghệ trong xây
dựng.
- Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư kỹ thuật
mới.
- Các phương pháp chung đánh giá, so sánh các phương án
trong xây dựng.
- Công nghiệp hóa xây dựng.

Chương 4: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRONG THIẾT KẾ
VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG
- Khái niệm và ý nghĩa của công tác thiết kế xây dựng trong quá
trình thực hiện dự án đầu tư.
- Tổ chức công tác thiết kế xây dựng công trình.
- Nội dung hồ sơ thiết kế và các văn kiện kinh tế kèm theo.
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây
dựng công trình.
- Đánh giá các giải pháp thiết kế về mặt kinh tế.
- Đánh giá kinh tế các giải pháp liên quan đến thi công xây
dựng công trình.
Chương 5: LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP
- Tổ chức lao động trong doanh nghiệp xây lắp.
- Năng suất lao động trong xây dựng.
- Tiền lương trong xây dựng

4


Chương 6: QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÂY
DỰNG
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Phương pháp xác định chi phí xây dựng công trình.
Chương 7: VỐN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
- Khái niệm chung về vốn sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng.
- Vốn cố định của doanh nghiệp xây dựng.

- Vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng

5


Phần 2

CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
- Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư xây dựng.
o Hiểu và nắm vững mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng.
o Đặc điểm của ngành xây dựng trong nền Kinh tế Việt Nam.
o Đặc điểm kinh tế Kỹ thuật của ngành xây dựng
o Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
- Đầu tư và dự án đầu tư.
o Khái niệm về dự án, dự án đầu tư
o Các giai đoạn dự án đầu tư
- Trình tự đầu tư xây dựng và các vấn đề kinh tế liên quan.
o Hiểu và nắm vững trình tự đầu tư
- Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
o Hiểu và nắm vững các hình thức quản lý dự án.
- Tài liệu (Chương 1 – Bài giảng môn Kinh tế Xây dựng)

6


Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ ĐẦU TƯ
- Khái niệm, phân loại hiệu quả và quan điểm đánh giá dự án

đầu tư.
o Hiểu và nắm vững khái niệm hiệu quả và các quan điểm
đánh giá dự án đầu tư
- Giá trị tiền tệ theo thời gian.
o Hiểu và nắm vững giá trị thay đổi của đồng tiền theo thời
gian, tính toán giá trị thay đổi theo thời gian, vẽ biểu đồ
dòng tiền tệ (sơ đồ ngân lưu) . .
- Phân tích tài chính của dự án đầu tư.
o Nắm vững và tính toán các dạng bài toán phân tích tài
chính dự án đầu tư theo NPV, IRR, B/C, tính thời gian hoàn
vốn của dự án.
- Tài liệu (Chương 2 – Bài giảng môn Kinh tế Xây dựng)
Chương 3: CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ TIẾN BỘ KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ TRONG XÂY DỰNG
- Ngành công nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân.
- Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm xây dựng.
- Những vấn đề chung của tiến bộ khoa học công nghệ trong
xây dựng.
- Một số đặc trưng của tiến bộ khoa học công nghệ trong xây
dựng.
- Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư kỹ thuật
mới.
- Các phương pháp chung đánh giá, so sánh các phương án
trong xây dựng.
7


- Công nghiệp hóa xây dựng.
- Tài liệu (Chương 3 – Bài giảng môn Kinh tế Xây dựng)
Chương 4: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRONG THIẾT KẾ

VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG
- Khái niệm và ý nghĩa của công tác thiết kế xây dựng trong quá
trình thực hiện dự án đầu tư.
- Tổ chức công tác thiết kế xây dựng công trình.
- Nội dung hồ sơ thiết kế
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây
dựng công trình.
- Đánh giá các giải pháp thiết kế về mặt kinh tế.
- Đánh giá kinh tế các giải pháp liên quan đến thi công xây
dựng công trình.
- Tài liệu (Chương 4 – Bài giảng môn Kinh tế Xây dựng)
Chương 5: LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP
- Tổ chức lao động trong doanh nghiệp xây lắp.
 Ý nghĩa và mục đích tổ chức lao động trong sản xuất;
 Phân loại lao động trong xây dựng;
 Tổ chức và quản lý lao động;
 Định mức lao động trong xây dựng.
- Năng suất lao động trong xây dựng.
 Khái niệm năng suất lao động ;
 Chỉ tiêu năng suất lao động;
 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động;
8


- Tiền lương trong xây dựng
 Kháo niệm, ý nghĩa và nguyên tắc xác định tiền lương
trong lao động;
 Nội dung của chế độ tiền lương;



...

- Tài liệu (Chương 5 – Bài giảng môn Kinh tế Xây dựng)
Chương 6: QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÂY
DỰNG
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Phương pháp xác định chi phí xây dựng công trình.
- Tài liệu (Chương 6 – Bài giảng môn Kinh tế Xây dựng)
Chương 7: VỐN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
- Khái niệm chung về vốn sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng.
- Vốn cố định của doanh nghiệp xây dựng.
- Vốn lưu động của doanh nghiệp xây dựng
- Tài liệu (Chương 7 – Bài giảng môn Kinh tế Xây dựng)

9


Phần 3

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra tự luận gồm 2 phần: Phần lý thuyết và bài tập, thời
gian làm bài 60 phút
- Lý thuyết: gồm một câu lý thuyết 2 điểm
o Trải dài tất cả các chương đã học
- Bài tập gồm 2 bài kiến thức chủ yếu ở chương 2: một bài 3

điểm và một bài 5 điểm phân bổ như sau:
o Bài 1: tính giá trị đồng tiền theo thời gian, lãi đơn, lãi kép
o Bài 2: Phân tích tài chính dự án: theo NPV, tính IRR hoặc
Thời gian hoàn vốn của dự án.
b. Hướng dẫn làm bài:
- Phần Lý thuyết: Phải hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi, dựa vào
những kiến thức đã học của môn học trả lời chính xác vào
trọng tâm của câu hỏi, tránh trả lời lan man.
- Phần bài tập: đọc kỹ đề bài và làm theo yêu cầu của bài
- Chép bài của người khác sẽ không được tính điểm.

10


Phần 4

ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI MẪU
Môn: KINH TẾ XÂY DỰNG
Thời lượng: 60 phút
Sinh viên hệ đào tạo Từ xa, VLVH được sử dụng tài liệu.
Câu 1. (2 điểm) Vai trò của ngành xây dựng đối với nền kinh tế
quốc dân?
Câu 2. (3 điểm) Anh Hạnh và chị Minh vừa kết hôn. Hai người
dự định mua một căn hộ chung cư với giá tiền phải thanh toán
là 3,2 tỷ đồng. Công ty kinh doanh địa ốc đồng ý cho anh chị trả
góp trong vòng 10 năm với lãi suất ưu đãi là 14%/ năm. Hỏi mỗi
năm, hai anh chị phải trả góp bao nhiêu tiền. Giả sử việc trả góp
được bắt đầu một năm sau khi ký hợp đồng.
Câu 3. (5 điểm) Một nhà đầu tư đang xem xét lựa chọn một trong

hai phương án đầu tư loại trừ nhau như sau:
Khoản phát sinh

Đơn vị tính

Phương án A Phương án B

Vốn đầu tư ban đầu Tỷ đồng

1

1,4

Chi phí hàng năm

0,1

0,15

0,45

0,6

Tỷ đồng

Thu nhập hàng năm Tỷ đồng

11



Sửa chữa thường
xuyên cách mỗi 3
năm

Tỷ đồng

0,1

0,2

Giá trị còn lại

Tỷ đồng

0,2

0,5

Thời gian hoạt động Năm

4

8

Lãi suất chiết khấu

12

12


% năm

Hỏi nhà đầu tư nên lựa chọn phương án nào theo tiêu chuẩn
NPV?
ĐÁP ÁN
Câu 1.
Vai trò của ngành xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân?
- Ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, nó thực hiện có kế hoạch quá trình
tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định
sản xuất và phi sản xuất.
- Góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất.
- Nâng cao năng lực sản xuất cho các ngành và cải tiến cơ cấu
trong từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tạo
điều kiện quan trong cho việc thực hiện thắng lợi cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Là công cụ quan trọng để Đảng và Nhà nước lãnh đạo thực
hiện đường lối, chính sách trong quá trình xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật.
- Giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho mọi người dân.

12


Câu 2.
Sơ đồ (dòng) ngân lưu được vẽ như sau:

Sử dụng công thức quy đổi từ giá trị hiện tại ra giá trị đều hàng
năm với lãi suất i = 14%/ năm. Ta có:

A = P*{i(1+i)n/[(1+i)n-1]} = 3,2*{0,14(1+0,14)10/[(1+0,14)10-1]} = 0,613
tỷ = 613 triệu.
Vậy hàng năm hai anh chị phải trả số tiền là 613 triệu.
Câu 3.
Trước hết ta thấy được đây là bài toán so sánh các phương án với
nhau. Ta thấy thời gian hoạt động của các phương án là khác
nhau. Vì vậy ta phải tìm bội số chung nhỏ nhất (BSCNN) của thời
gian hoạt động của 2 phương án, sau đó nhân bản các phương
án rồi mới thực hiện tính toán so sánh.
BSCNN của 2 phương án là 8 năm. Lãi suất 12%.
- Phương án A:
 Lợi nhuận hàng năm là: 0,45 – 0,1 = 0,35 tỷ đồng.
 Dòng tiền hàng năm của phương án A trước khi nhân bản:
13


 Dòng tiền hàng năm của phương án A sau khi nhân bản:

NPV(A

1

nhân

bản)

0,35 * (1,12  1)
0,1
0,8
0,1

0,2




8
3
4
7
0,12 *1,12
1,12 1,12 1,12 1,128
8

NPV(A nhân bản) = 0,195 tỷ đồng.
- Phương án B:
 Lợi nhuận hàng năm là: 0,6 – 0,15 = 0,45 tỷ đồng.

14

=


0,45 * (1,128  1) 0,2
0,2
0,5
 1,4 



8

3
6
0,12 *1,12
1,12 1,12 1,128
NPV(B) =
NPV(B) = 0,794 tỷ đồng.
So sánh hai phương án ta thấy:
0 < NPV(A) = 0,195 tỷ đồng < NPV(B) = 0,794 tỷ đồng.
Như vậy nhà đầu tư nên chọn phương án B để đầu tư.
----------- HẾT ------------

15


MỤC LỤC
Phần 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM .................................... 3
Phần 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP ..................................................... 6
Phần 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA.......................... 10
Phần 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN ........................................... 11

LƯU HÀNH NỘI BỘ
In tại Công ty TNHH MTV In Kinh tế - tháng 03/2018
279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10
16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×