Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Đề tài nghiên cứu về tình yêu đồng giới ở sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.92 KB, 28 trang )

Mục lục

Phần I: Mở đầu.........................................................................................
3
Phần II: Cơ sở lý luận của đề tài………………...................................... 5
Chương 2: Thực trạng nhận thức và thái độ về
“Tình yêu đồng tính” của sinh viên…………........................................14
Kết luận và khuyến nghị........................................................................ 30
Tài liệu tham khảo..................................................................................33
Phụ lục....................................................................................................34

`1


PHẦN I:MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Từ khi loài người được sinh ra đã hình thành hai giới riêng biệt là nam - nữ
và tình yêu hình thành giữa hai giới là điều tự nhiên nhất. Tuy nhiên,khái
niệm về giới ngày càng có sự biến tính khi có sự xuất hiện của giới tính thứ 3
cũng như hiện tượng đồng tính luyến ái.
- Xét về mặt y học, các nhà khoa học cho rằng đây có thể được coi là như
một loại bệnh tâm thần. Họ xếp đồng tính luyến ái vào nhóm bệnh về lệch lạc
đối tượng. Nhưng nguyên nhân dẫn đến nó không đơn thuần chỉ nằm ở khía
cạnh bệnh lý mà còn ở cả khía cạnh tâm lý. Có thể đó là do cách giáo dục
của gia đình không phù hợp dẫn đến sự phát triển lệch lạc từ khi còn nhỏ hoặc
bị người đồng giới lợi dụng. Và theo quan điểm của nhiều người, đồng tính
luyến ái là một hiện tượng lệch chuẩn. Đây là một lối sống không có lợi cho
xã hội cả về mặt đạo đức cũng như phát triển. Bởi những gia đình của người
đồng tính luyến ái (nếu có) sẽ không thể thực hiện được một chức năng quan
trọng - duy trì nòi giống để đảm bảo sự phát triển của xã hội.
- Những năm gần đây trên thế giới và ở Việt Nam, hiện tượng đồng tính


luyến ái phát triển mạnh mẽ. Đây đó đã xuất hiện những phong trào đòi
quyền bình đẳng, đòi quyền được kết hôn cho những người đồng tính luyến
ái. Còn ở Việt Nam, từ sau thời điểm mở cửa giao lưu kinh tế, những luồng
văn hoá tư tưởng nước ngoài đã xâm nhập và gây ra những ảnh hưởng không
phải lúc nào cũng tốt cho lối sống và quan niệm của người dân.Tầng lớp chịu
sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của nó chính là thanh niên. Đây là thế hệ sinh ra
sau chiến tranh, lớn lên trong nền kinh tế thị trường nên quan niệm và lối sống
có phần nào khác với thế hệ cha ông. Thêm nữa, tuổi trẻ thường chưa đủ năng
lực nhận thức, đánh giá nên dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ chưa rõ tích
cực hay tiêu cực. Hiện tượng đồng tính luyến ái ở Việt Nam được quan niệm
như một lối sống, một ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường khác với những
giá trị truyền thống, nền tảng văn hoá của dân tộc
- Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều bài báo viết về hiện tượng đồng
tính luyến ái, chỉ ra những trường hợp coi đồng tính luyến ái như một cái
mode để đua theo, hoặc do đối tượng bị cuốn hút bởi những miếng mồi
vật chất của kẻ xấu. Đồng thời đồng tính luyến ái còn phát triển trở thành một
tệ nạn xã hội - đặc biệt là đồng tính luyến ái nam. Chính vì thế dư luận xã hội
`2


thường không đồng tình và coi đây không chỉ là một loại bệnh lý thông
thường mà còn phát triển thành một lối sống lệch lạc, trái với thuần phong mỹ
tục của dân tộc. Thêm nữa, người đồng tính luyến ái còn là nhóm nguy cơ cao
về bệnh HIV do họ thường xuyên thay đổi bạn tình, ảnh hưởng tới sức khoẻ
của cả cộng đồng. Nhóm sinh viên là nhóm xã hội có trình độ tri thức cao,
đồng thời đây cũng là lớp người kế cận của đất nước. Do vậy đòi hỏi họ phải
luôn có những hiểu biết và cách nhìn đúng đắn với các hiện tượng xã hội xảy
ra xung quanh mình. Thêm nữa họ cũng là một bộ phận của thanh niên, những
người rất dễ bị ảnh hưởng, bị cuốn theo những điều mới lạ. Hiện tượng đồng
tính luyến ái có thể xảy ra ở bất kỳ giới nào, nghề nghiệp nào. Vì thế sinh viên

cần có những hiểu biết nhất định về nó để ngăn chặn cũng như tránh khỏi sự
lôi kéo của những đối tượng xấu. Xuất phát từ nhận định như vậy, tôi đã chọn
đề tài "Nghiên cứu lý luận về nhận thức của sinh viên về hiện tượng đồng tính
luyến ái”
nhằm tìm hiểu phần nào hiểu b

2. Ý nghĩa đề tài.
3. Câu hỏi nghiên cứu
-Sinh viên có nhận thức đúng đắn về tình yêu đồng tính hay không?

PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu.
 Ở nước ngoài:
- Người đồng tính và tình yêu đồng giới cũng được nghiên cứu nhiều với kết
quả khả quan, như là Esther Breitenbach trường đại học Edinburgh với đề tài
nghiên cứu “Nghiên cứu vấn đề người Lesbian, Gay, Song tính và Chuyển
giớiở Nam Ireland”. Tác giả đã áp dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu thú
`3


vị và khoahọc để áp dụng trong việc nghiên cứu đề tài và gắn liền với thực
tiễn.
- Một nghiên cứu của Viện Ontario Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học
Toronto, Canada đã chỉ ra: "Người đồng tính nam và nữ thường trải qua cảm
giác tiêu cực về tâm lý khi họ lần đầu tiên nhận ra xu hướng đồng tính luyến
ái của mình trong thời niên thiếu hay tuổi trưởng thành. Điều này làm cho quá
trình hình thành bản sắc giới tính diễn ra khó khăn hơn và có thể gây ra thách
thức về tâm lý cho người đồng tính trong suốt cuộc đời
 Ở Việt Nam
- Ở Việt Nam chưa từng có thống kê trên cả nước hoặc một vùng nào đó về số

lượng hay tỉ lệ người đồng tính trong dân chúng cũng như những khía cạnh
kinh tế, xã hội, văn hóa, sức khỏe của người đồng tính. Một số cuộc thăm dò
qui mô nhỏ hoặc chỉ hướng tới một số đối tượng đã được thực hiện.
- Một cuộc thăm dò của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm
2007 tiến hành trên 300 học sinh của ba trường Trung học Cơ sở và Trung
học Phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 42% học sinh cho rằng
1% học sinh trong trường mình là đồng tính, 2% học sinh cho rằng tỉ lệ này là
5%, 8% học sinh cho rằng 10%, còn 25% học sinh còn lại cho rằng nhiều hơn
nữa.
- Vấn đề tình yêu đồng giới đã được nghiên cứu gần đây và đạtđược nhiều
thành quả tiêu biểu là Nguyễn Thu Nam với đề tài nghiên cứu “Thái độ xã
hội với người đồng tính. Kết quả nghiên cứu 2010-2011 tại Hà Nội, Hà Nam,
Thành phố Hồ ChíMinh và An Giang.”. Đề tài đã đi sâu vào đưa ra những
kiến thức của người đồngtính và thái độ của toàn bộ xã hội ở các thành phố
đô thị tấp nập là Hà Nội, Hà Nam ,Hồ Chí Minh và An Giang và đưa ra
những kết quả chân thực, chính xác về cáchnhìn nhận và thái độ của xã hội
hiện nay. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu của NguyễnThu Nam chỉ đi sâu vào
nghiên cứu thái độ của xã hội về người đồng tính chứ không phân tích rõ
ràng về thái độ của sinh viên đại học.
- Không chỉ cóvậy, Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (ISEE) đã
có những đề tài nghiên cứu về cộng đồng LGBT, về những nỗi đau và những
cách họ trải qua sự kì thị, sự bôi bác của xã hội và cộng đồng, đặc biệt là đối
với những người chuyển giớxã hội Việt Nam
 Nhìn chung vấn đề tình yêu đồng giới đang được nhiều nhà nghiên cứu trong
nước và nước ngoài quan tâm tìm hiểu. Họ đã phân tích người đồng tính dưới
nhiều góc độ khác nhau, chỉ ra nguyên nhân và sự nhìn nhận của xã hội với
người đồng tính.
1.2. Các khái niệm cơ bản.
1.2.1 Nhận thức
`4



- Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình
phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có
tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
- Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư
duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
1.2.2 Giới tính
- Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể
thay đổi được. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt
sinh học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và
sự khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính.
1.2.3 Người đồng tính( LGBT)
- LGBT là tên viết tắt của Cộng đồng những người đồng tính luyến ái
nữ(Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và
Hoán tính hay còn gọi là Người chuyển giới ( trans)
1.2.4 Tình yêu
Khái niệm chung
+Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu của mọi
người, nhưng theo nghĩa chung nhất, tình yêu là trạng thái tình cảm của chủ
thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh
ý muốn” , .được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất
định. Tình yêu được cho là loại cảm xúc mạnh mẽ nhất, đẹp đẽ nhất nhưng
cũng khó nắm bắt, định nghĩa nhất, ngay cả khi đem ra so sánh với các loại
cảm xúc khác.
+Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách hóa, còn
lại đều là con người. Còn chủ thể tác động của tình yêu thì rất đa dạng, có thể
là bất kỳ thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại, từ hữu hình
đến vô hình,..

Khái niệm theo tâm lý học
Trong các tài liệu tâm lý học có rất nhiều định nghĩa về tình yêu:
+ Tâm lý học đại cương tập II do Phạm Minh Hạc chủ biên có nói: “Tình yêu
đôi lứa - một vấn đề muôn thủa của loài người. Nó là sự phát triển hợp quy
luật của tâm lý con người. Muốn lý giải vấn đề tình yêu phải đặt tình yêu vào
trong cuộc sống hiện thực hàng ngày? Tình yêu lứa đôi cần cho con người
như không khí, cơm ăn, nước uống. Phải dạy yêu đương cho thanh niên như
các môn văn, toán? “
+ Đặc biệt trong tâm lý học giới tính, tâm lý tình yêu được nghiên cứu theo sự
phát triển của xúc cảm giới tính, phát triển từ giai đoạn thiếu niên - nẩy sinh
tình bạn khác giới, tuổi thanh niên - tình yêu đôi lứa, Tình yêu là sự thể hiện
`5


cao nhất của tình người, là sự gần gũi cao nhất, sự hiểu biết cao nhất, là sự trợ
giúp cao nhất của con người với nhau. Đó là sự cuốn hút lẫn nhau, hoà quyện,
quyến luyến lẫn nhau cả về thể xác và tâm hồn. Nói cách khác, tình yêu là
một loại tình cảm đặc biệt thể hiện sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai giới, cả về
mặt tâm hồn lẫn thể xác, thúc đẩy mỗi người vượt ra khỏi cái vỏ cá nhân của
mình để hoà nhập với người mình yêu, khiến cho mỗi bên đều trở nên phong
phú, tốt đẹp và hoàn thiện hơn nhờ bên kia.
Theo góc nhìn khác:
+ Văn học: Tình yêu là sự khắc sâu trong tâm trí, nó khiến 2 tâm hồn trở nên
đồng điệu, 2 trái tim cùng chung nhịp đập với nhau. Nó mang một sứ mệnh
cao cả, đó là xoa dịu tâm hồn mỗi con người bằng tâm hồn khác. Người ta
thương yêu từ lúc nào không biết, bởi chính con người ta cũng chẳng bao giờ
hiểu hết về chính mình
+ Sinh học: tình yêu là sự khởi đầu những ham muốn về thể xác từ hai phía.
+ Xã hội học: Tình yêu là những cảm xúc tất yếu của xã hội loài người. Con
người sống, cần đến nhau để tồn tại, để yêu thương và để bảo vệ nhau. Sự liên

kết mạnh mẽ ấy sẽ phát triển thành một cung bâc cảm xúc mạnh mẽ nhất đối
với 2 người cảm thấy phù hợp
-

1.2.5 Tình yêu đồng tính( đồng tính luyến ái)
Bao gồm cả đồng tính luyến ái nữ và đồng tính luyến ái nam, là những người
có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính với mình
một cách lâu dài và cố định. Khác với người dị tính luyến ái là sự hấp dẫn tình
yêu và tình dục với người không cùng giới tính
1.3 Tổng quan về hiện tượng yêu đồng tính
1.3.1 Thực trạng về tình yêu đồng tính ở nước ta và trên thế giới.
Từ các cuộc điều tra, khảo sát do các cá nhân và tổ chức thực hiện tôi đã tham
khảo và tổng kết tình hình thực trạng về người đồng tính và tình yêu đồng tính
ở nước ta và trên thế giới
- Hiện tượng đồng tính luyến ái đã xuất hiện từ lâu trên thế giới cùng với sự
phát triển của con người. Tuy nhiên hiện tượng chỉ dừng lại ở mức tồn tại
trong một thời điểm hay một nền văn hoá riêng biệt chứ không mang tính
công khai hay chính thức. Đồng tính luyến ái dù ở bất kỳ châu lục nào hay
nền văn hóa nào cũng đều bị coi là một hiện tượng bất bình thường. Ở châu
Âu và Hoa Kỳ, những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX là thời kỳ của
những phong trào" giải phóng" của người đồng tính luyến ái, đấu tranh đòi
quyền bình đẳng trong xã hội cũng như vượt qua những sự chỉ trích của cộng
đồng. Và dường như cũng đã có một sự thay đổi trong mức độ cởi mở khi bàn
`6


luận về đồng tính luyến ái cũng như sự đồng cảm đã tăng lên với những người
thuộc giới thứ ba này. Tuy nhiên, liệu đồng tính luyến ái có thể đi vào cuộc
sống như một hiện tượng bình thường được không và cộng đồng có chấp nhận
sự bình đẳng của họ không khi gia đình vẫn thực sự là nền tảng của xã hội.

- Trên thực tế, người đồng tính luyến ái vấp phải rất nhiều khó khăn khi công
khai giới tính của mình như bị khinh rẻ, bị đối xử bất bình đẳng và thậm chí
bị đánh đập hay bị giết hại.Theo một số nghiên cứu thì người đồng tính luyến
ái chiếm khoảng từ 1 đến 12 % dân số thế giới. Ở Hoa Kỳ con số này là trên
1% dân số. Ở Trung Quốc có khoảng từ 36 đến 48 triệu người đồng tính luyến
ái
- Còn ở Việt Nam chưa có con số thống kê chính xác nhưng theo các nhà khoa
học thì tỷ lệ người tính luyến ái chiếm khoảng 1 % dân số.Nhìn chung dư luận
xã hội đều không đồng tình và muốn ngăn chặn hiện tượng này. Tuy nhiên
nếu đây một lối sống lệch lạc, bệnh hoạn gây hại cho đạo đức cũng như sự
phát triểncủa xã hội thì cách nhìn nhận và xử lý trên là hợp lý. Nhưng những
trường hợp người đồng tính luyến ái là bẩm sinh và hoàn toàn muốn có một
cuộc sống bình thường thì cũng đòi hỏi một sự cảm thông và giúp đỡ chân
thành của cộng đồng.
1.3.2 Những yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về tình yêu đồng
tính.
- Nhà trường: Học sinh luôn được giáo dục tình cảm phát triển giữa nam, nữ
là hoàn toàn tự nhiên bình thường. Trong chương trình học hầu như không
bao giờ nhắc đến hiện tượng đồng tính luyến ái. Rất ít các trường có hoạt
động ngoại khoá tìm hiểu về vấn đề này khiến học sinh ít có hiểu biết chính
thống về vấn đề này.
- Gia đình: Nhiều bậc cha mẹ coi đồng tính luyến ái là không bình thường
thậm chí là bệnh hoạn đặc biệt là ở nông thôn. Họ cho rằng người đàn ông
nên lập gia đình và sinh con để nối dõi tông đường..Nhiều bậc cha mẹ cảm
thấy bị tổn thương, kinh ngạc, giận dữ, mắc cỡ hoặc hoang mang khi biết con
mình đồng tính. Một số người tìm cách thay đổi con mình, trong khi một số
người khác thì không quan tâm đến con nữa.Điều này ảnh hưởng khá lớn đến
nhận thức của sinh viên.
- Bản thân sinh viên:
+ Ý thức: sinh viên là tầng lớp trí thức, dễ tiếp thu những cái mới đồng thời

cũng dễ bị lôi kéo vào những trào lưu. Điều này khiến cho việc ý thức về vấn
đề này đôi lúc có sự lệch lạc.
+Hoạt động: bên cạnh hoạt động nghiên cứu học tập, sinh viên cũng có nhiều
mối quan hệ xã hội. Nhưng mối quan hệ này có ảnh hưởng không nhỏ tới
nhận thức của sinh viên.
`7


- Các yếu tố khác:
+Bạn bè: Sinh viên chủ yếu sống xa nhà, thường có nhiều bạn bè, kết bạn với
nhiều đối tượng khác nhau. Việc có những người bạn đồng tính cũng phần
nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ, thái độ của sinh viên.
+ Internet: 100% sinh viên hiện nay đều biết sử dụng Internet chính vì vậy
đây là nơi sinh viên cập nhật rất nhiều thông tin về cuộc sống hằng ngày.
Những gì các bạn đọc được sẽ tác động đến suy nghĩ và nhận thức của bạn.
+Trào lưu đồng tính giả: Sinh viên thường yêu thích cái mới, dễ bị cuốn theo
các trào lưu đặc biệt khi không có gia đình ở bên nhắc nhở.
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên.
1.4.1Đặc điểm sinh lý
-Sự phát triển thể chất:
+Ở lứa tuổi này, sự phát triển về thể chất đã đạt đến mức tương đối hoàn
thiện, có sự hoàn chỉnh về cấu trúc và phối hợp giữa các chức năng. Chiều
cao đã phát triển gần như hoàn thiện, não bộ đạt đến trọng lượng tối đa.
+Đặc điểm quan trọng nhất của thời kì này là tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn
kéo dài nhiều năm, có thể bắt đầu từ lứa tuổi thiếu niên với những thay đổi
lớn cả về thể chất và tâm lý. Đây là quãng thời gian cơ thể có những sự thay
đổi, phát triển từ một đứa trẻ trở thành người lớn. Thay đổi lớn nhất trong thời
kỳ này là sự hoạt động mạnh mẽ của các hormone sinh sản. Đến tuổi thanh
niên, quá trình này đã diễn ra tương đối hoàn thiện, khi các chức năng sinh
sản đã phát triển đầy đủ, giới tính đã phân biệt rõ cả biểu hiện bề ngoài lẫn

biểu hiện nội tiết tố. Cần chú ý cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần
thiết (đạm, canxi, sắt, kẽm, các vitamin) để cơ thể phát triển khỏe mạnh, tránh
tình trạng mất cân bằng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
-Sự phát triển về mặt xã hội:
+Trong số các điều kiện khách quan, vị thế xã hội của thanh niên sinh viên có
ý nghĩa vô cùng quan trọng. Những thay đổi vị thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu
cầu phát triển mới. Trình độ phát triển của các chức năng tâm lý trong giai
đoạn trước cũng như trong giai đoạn hiện thời sẽ là điều kiện chủ quan đảm
bảo cho những nhu cầu phát triển mới nảy sinh trở thành hiện thực. với đầy
đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật
1.4.2.Đặc điểm hoạt động:
- Ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có một hoạt động chủ đạo chi phối các hoạt
động khác.Những hoạt động này giúp phát triển nhân cách toàn diện và sâu
sắc hơn, tạo nên những nét tâm lý đặc thù cho độ tuổi này và trang bị cho sinh
viên những kiến thức năng lực cần thiết cho tương lai. Ở sinh viên hoạt động
chủ đạo là : hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động học
`8


nghê, hoạt động chính trị- xã hội, hoạt động giao lưu.
+Hoạt động học tập: Mặc dù có những sự khác biệt cơ bản so với bậc giáo
dục phổ thông nhưng hoạt động học tập của sinh viên ở đại học vẫn không
tách rời hoạt động nhận thức để khám phá tri thức, chiếm lĩnh tri thức và sáng
tạo tri thức, qua đó phát triển các năng lực tương ứng.
+Hoạt động nghiên cứu khoa học:hoạt động này giúp sinh viên phát triển tối
ưu tư duy sáng tạo, phát triển tính linh cảm khoa học, phát triển những kỹ
năng, kỹ xảo nghiên cứu khoa học của người sinh viên trong quá trình tiếp
nhận tri thức, từ đó sử dụng chúng vào giải quyết một số vấn đề lý luận và
thực tiễn.
+Hoạt động học nghề: nhằm chuẩn bị cho sinh viên tay nghề, năng lực làm

việc có hiệu quả trong tương lai.
+Hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động giao lưu: các hoạt động này giúp sinh
viên phát triển kĩ năng sống và giải trí sau những giời học căng thẳng
1.4.3. Đặc điểm nhận thức
- Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên trong các trường ĐH-CĐ là đi
sâu, tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách
chuyên sâu để nắm đc đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, qui luật của các
môn khoa học đó, với mục đích trở thành những chuyên gia về các lĩnh vực
nhất định.
- Nét đặc trưng trong hoạt động trí tuệ của sv là sự tập trung phối hợp nhiều
thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát
hoá.
- Có thể nêu các đặc điểm sau trong hoạt động nhận thức của sinh viên:
+Hoạt động động nhận thưc của họ vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa
học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của người chuyên gia.
+Hoạt động học tập của sv diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội
dung, chương trình, phương thức, phương pháp đào tạo theo thời gian một
cách chặt chẽ nhưng không quá khép kín, mà có tính chất mở rộng khả năng
theo năng lực, sở trường để sv có thể phát huy tối đa năng lực trí tuệ của mình
trong nhiều lĩnh vực ( học theo tín chỉ, đào tạo lien ngành, bằng kép…)
+Phương tiện hoạt động nhận thức của sinh viên được mở rộng phong phú với
thư viện, phòng đọc , phòng thí nghiệm phòng bộ môn với những thiết bị
khoa học cần thiết cho đào tạo từng ngành nghề => rèn luyện kỹ năng
1.4.4. Đặc điểm nhân cách
- Một số đặc điểm nhân cách sinh viên ngày nay.
+Tính thực tế: tính mục đích trong hành động và suy nghĩ rất rõ, thể hiện ở
việc chọn ngành nghề, hướng đến lựa chọn những kiến thức để học sao cho
đáp ứng yêu cầu thực tế, chuẩn bị kinh nghiệm làm việc cho tương lai, định
`9



hướng công việc sau khi ra trường…
+Tính năng động: nhiều sinh viên vừa đi học vừa đi làm, hình thành tư duy
kinh tế trong thế hệ mới, thể hiện sự tích cực chủ động trong cuộc sống và
công việc…
+Tính cụ thể và lý tưởng: lý tưởng xuất hiện gắn liền với đặc thù thế hệ, bối
cảnh phát triển đất nước và quốc tế. lý tưởng không phải là lựa chọn những
mục đích xa xôi, mà hướng đến mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân.
+Tính liên kết(tính nhóm): có xu hướng mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt là
đồng đẳng, cùng nhóm. Sự thay đổi của đời sống tinh thần trong sinh viên
trước xu hướng toàn cầu hóa đang hướng đến tính cộng đồng.
+Tính cá nhân: tự ý thức cao về bản thân và muốn thể hiện vai trò cá nhân, sự
hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, nếu có thì đánh giá đến góc độ
kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ, xuất hiện thái độ bàng quan
với một số bộ phận sinh viên.
1.4.5 Đặc điểm tình cảm
-Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất những loại tình cảm cao :
thẩm mỹ,trí tuệ, đạo đức. Tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt
động và trong đời sống của sinh viên đồng thời mang tính hệ thống và bền
vững so với thời kỳ trước đó.
-Tình bạn cùng giới hay khác giới ở tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo
chiều sâu. Những bạn bè thời THPT vẫn tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong
đời sống sinh viên. Nhiều sinh viên mặc dù lên ĐH-CĐ, mặc dù không được
hằng Nagoya gần gũi, tiếp xúc với bạn mình thời PTTH, nhưng họ vẫn giữ
tình bạn đẹp đẽ, sâu sắc và thường tìm mọi cơ hội để lien lạc với bạn mình. Ở
nhiều sinh viên, tình bạn này là mãi mãi. Bên cạnh đó chính những năm ở
trường ĐH-CĐ, sinh viên lại có them những tình bạn mới không kém phaafnn
bền vững sâu sắc. Tình bạn ở tuổi sinh viên đã làm phong phú them tâm hồn,
nhân cách của sinh viên rất nhiều.
- Bên cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là lĩnh vực rất đặc

trưng. Loại tình cảm này có mầm mống ở giai đoạn dậy thì, có sự thể nghiệm
ở giai đoạn đầu tuổi thanh xuân và đến thời kỳ này thì phát triển với một sắc
thái mới hoàn toàn khác với lứa tuổi trước đó do vị thế xã hội, trình độ học
lực và tuổi đời quy định. Song loại tình cảm này tuỳ thuộc vào những điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể, tuỳ thuộc vào quan niệm và kế hoạch đường đời của
mỗi người.

`10


-Nguyên nhân số lượng cặp đôi công khai rất thấp là do ở miền Bắc Việt Nam
việc đồng tính ít nhận được cái nhìn đồng cảm từ mọi người nên tỉ lệ những
người cong khai mình là người đồng tính hoặc yêu người đồng tính còn thấp.
Việc những người bẩm sinh đồng tính cố tình che giấu giới tính thật của mình
sẽ mang lại rất nhiều đau khổ cho bản thân cũng như gia đình của họ. Rất
nhiều trường hợp vì xấu hổ, muốn che giấu giới tính thật do sợ gia đình và xã
hội kì thị, những người đồng tính vẫn bất chấp kết hôn với người khác giới và
điều này đã mang lại đau khổ, bất hạnh cho cả người đồng tính cũng như
người bạn đời của họ.



Chúng ta cần có biện pháp giúp đỡ những người đồng tính, tuyên

truyền cho mọi người hiểu, chia sẻ, đồng cảm hơn với những người không
may mắn, bẩm sinh đã mang giới tính thứ ba, để họ có có hội sống hạnh
phúc, sống thật với bản thân.
2.2.2 Nhận thức của sinh viên về tình yêu đồng tính
 Để biết được mức độ phổ biến của hiện tượng “ yêu đồng tính” tôi có đặt
câu hỏi” bạn đã bao giờ nghe đến “người đồng tính “và “tình yêu đồng giới”

“. Qua việc đánh giấu tích của các bạn thì có đến 100% các bạn tham gia làm
khảo sát đã biết đến “người đồng tính” và “ tình yêu đồng giới”.
- Lý do một phần là sự hiện đại hóa, công nghệ hóa đã phát triển liên tục song
hành cùng với công nghệ truyền thông ngày nay đã cải tiến nhanh và mạnh
mẽ hơntrước, mạng lưới internet phủ sóng rộng khắp trên mọi khu vực, tỉnh
thành nên các bạn có thể tiếp cận liên tục với những tri thức mới, những
nguồn thông tin được cập hàng ngày, hàng giờ về tình yêu đồng tính. Bên
cạnh đó những bộ phim nổi tiếng ăn khách như " Những nụ hôn rực rỡ", "
`11


Trai nhảy" đã đề cập khá rõ ràng đến vấn đề đồng tính. Với nhiều nguồn tin
tức cập nhật như vậy, việc các bạn đều biết đến tình yêu đồng tính là điều dễ
hiểu.



Với tỉ lệ 100% các bạn đều biết đến tình yêu đồng tính chứng tốt

đây là một vấn đề khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta
hãy cùng tìm hiểu xem các bạn biết và hiểu về vấn đề người " đồng tính"
và " tình yêu đồng tính" đến dâu qua những phần tiếp theo của tiểu luận
- Chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các bạn đều tìm hiểu thông tin về tình yêu
đồng tính qua mạng Internet, hoặc phim ảnh. Đó là nhưng kênh thông tin
không chính thống đôi khi xen lẫn với những thông tin chưa được kiểm duyệt,
chưa được xác định chínhxác mà vẫn được phát tán tràn lan trên mạng hay
trên sách báo. Hơn thế nữa, hìnhảnh về những người đồng tính luyến ái và
tình yêu của họ đã được bóp méo, đan xen một cách nhầm lẫn trong các bộ
phim điện ảnh, những sách văn học. Hình ảnh nhữngngười đồng tính ẻo lả, nữ
tính và giọng nói khác thường đã được lồng vào đó với yếu tố gay cười làm

nênsự nhìn nhận sai nghiêm trọng về tình yêu đồng giới. Chắc các bạn thích
xem phim sẽ biết nhận vật " chị Hội" trong "để mai tính 2” đã mang đến cho
chúng ta hình ảnh nhân vật "gay" nam có tình yêu với một anh chàng khác.
Bộ phim đã cho chúng ta những tràng cười thú vị nhưng cũng mang đến
những tranh cãi xung quanh việc hình ảnh người đồng tính. Qua đó chúng ta
có thể thấy nếu chỉ tìm hiểu qua phim Ảnh, mạng Internet thì chúng ta không
hề được biết đến những kiến thức đầy đủ, đúng đắn và chính xác về tình
yêuđồng giới vì vậy các bạn có thể chưa hiểu rõ ràng và cặn kẽ về cuộc sống
của nhữngngười đồng tính và tình yêu đồng giới được. Mọi người không hề
biết rằng, chỉ vì sựnhìn nhận sai lệch mà ngay lúc này đây, không biết bao
nhiêu người đồng tính đangđau khổ, đang cô độc, đang phải hứng chịu sự hắt
hủi, xa lánh của cộng đồng nhữngngười xung quanh.
`12


- Bên cạnh đó việc giáo dục, hướng cho học sinh những suy nghĩ đúng đắn về
tình yêu đồng giới, về người đồng tính trong gia đình và nhà trường vẫn chưa
được chú trọng. Một phần là do những người cha, người mẹ vẫn còn giữ vững
suy nghĩ cổ hủ, kỳ thị người đồng tính. Quan niệm "thế giới phân chia thành 2
giới tính rõ ràng" đã ăn sâu vào người ở thế hệ trước đến nỗi mọi người nghĩ
nó làquy luật tất yếu của tạo hoá. Cha mẹ thấy những người đồng tính thậm
chí đáng sợ vìhọ không thuộc về một trong 2 giới tính Nam hoặc Nữ một cách
rõ ràng. Chúng ta lấy suy nghĩ của số đông để áp đặt, cho là những gì khác
với đa số đều là sai trái. Hay nhà trường không giáo dục cho học sinh một
cách toàn diện để học sinh hoặc cả giáo viên có thể hiểu rõ về đồng tính luyến
ái và tình yêu đồng giới.



Việc hầu hết các bạn chỉ biết đến tình yêu đồng tính qua Internet,


phim ảnh mà thiếu đi sự giáo dục từ gia đình và nhà trường về vấn đề này
có thể dẫn đến nhận thức sai lệch của các bạn sinh viên về vấn đề này. Vì
vậy, nhà trường và gia đình cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao
hiểu biết xã hội của sinh viên bên cạnh việc giáo dục kiến thức và nghề
nghiệp.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các bạn ít cập nhật thông tin về vấn đề
này là do ít có những chương trình giao lưu cũng như tìm hiểu về vấn đề này
một cách chính thống nên dường như sinh viên không có được kênh thông tin
nào đáng tin cậy để tìm hiểu vấn đề này cũng như vấn đề này chưa tạo ra
được những sức thu hút đối với tầng lớp sinh viên. Bên cạnh đó do xã hội vẫn
còn cái nhìn khá kì thị với vấn đề này khiến cho các bạn sinh viên cũng không
muốn tìm hiểu vì người khác đánh giá hoặc chính bản thân họ cũng vì sự kì
thị mà không muốn tìm hiểu.



Từ điều này cho thấy vấn đề” tình yêu đồng tính” không phải là mối

quan tâm chủ yếu của các bạn sinh viên. Để có thể giúp sinh viên hiểu và cảm
`13


thông với người đồng giới cũng như tránh được việc sa ngã vào trào lưu yêu
đồng giới thì chúng ta cần giáo dục cho sinh viên có sự quan tâm đến vấn đề
này để tìm hiểu và có hiểu biết chính xác giúp ích cho cuộc sống của mình khi
gặp những sự việc có liên quan.

 Nhận thức của sinh viên về độ tuổi thường xuất hiện tình yêu đồng giới.
+Theo các nghiên cứu thì hiện tượng " đồng tính luyến ái "xảy ra nhiều nhất ở

những người trưởng thành. Đây là giai đoạn quá trình xã hội hoá cá nhân đã
hoàn thiện và bản sắc giới cũng đã định hình rõ nét, khó thay đổi. Thể chất
cũng như trình độ nhận thức của người trưởng thành đã phát triển đầy đủ. Nên
hiện tượng đồng tính luyến ái ở nhóm tuổi này được gọi bằng một thuật ngữ
khác chính xác hơn" tình dục đồng giới". Giai đoạn thanh thiếu niên, những
dấu hiệu của đồng tính luyến ái mà đối tượng cho rằng mình có thường do
tâm sinh lý chưa ổn định, bị ảnh hưởng môi trường, hoặc sự tò mò của bản
thân, ngộ nhận gây nên " đồng tính luyến ái giả". Nhưng khi trưởng thành với
sự chín chắn trong suy nghĩ và hoàn thiện và tâm sinh lý, hiện tượng này có
thể sẽ biến mất. Hơn nữa, người trưởng thành nếu buộc phải công khai "giới
tính" thật của mình cũng ít e dè và sợ hãi dư luận xã hội hơn. Trường hợp
người đồng tính luyến ái có thể xảy ra ở nhóm người cao tuổi là rất hãn hữu
và cũng ít sinh viên lựa chọn phương án này. Bởi đây là giai đoạn giảm, chậm
dần của quá trình xã hội hoá, giai đoạn dừng phát triển thể chất và bản sắc
giới cũng không thay đổi được nữa. Người đồng tính luyến ái nếu là thật sự đã
trải qua một khoảng thời gian rất dài sống khác với bản thân nên đây không
phải là giai đoạn thích hợp để bộc lộ nó nữa.
+ Hầu hết các trường hợp đồng tính công khai mà chúng ta có thể tiếp cận,
biết đến nằm ở độ tuổi thanh niên, và trường thành nên việc các bạn sinh viên
nhận định chính xác về độ tuổi xuất hiện tình yêu đồng tính là dễ hiểu.
`14




Các bạn sinh viên đã có nhận thức khá phù hợp với thực tế và các

nghiên cứu. Khi biết được mình nằm trong độ tuổi dễ bị kích động lôi kéo vào
trào lưu yêu đồng tính các bạn sẽ có những chuẩn bị tốt về mặt tam lý để
không sa ngã vào trao lưu này cũng như có được kinh nghiệm ứng xử tốt khi

gặp các tình huống liên quan đến vấn đề này.
 Nhận thức về nguyên nhân bùng nổ trào lưu yêu đồng tính.
Sau khi khảo sát nhận thức nguyên nhân bùng nổ trào lưu tình yêu đồng giới
của các bạn sinh viên thu được bảng sau( có thể tích nhiều nguyên nhân)
Nguyên nhân
Đặc điểm sinh lý
Do bị dụ dỗ, lỏi kéo
Do ảnh hưởng từ gia đình
Do tò mò
Do bị lạm dụng từ nhỏ

Số tích
40
45
22
29
5

Phần trăm(%)
28.36
31.91
15.6
20.56
3.54

- Từ biểu trên cho chúng ta thấy hầu hết các bạn sinh viên cho rằng nguyên
nhân chính dẫn đến “ tình yêu đồng giới” là từ 2 nguyên nhân chủ yếu “ do
đặc điểm sinh lý” từ khi sinh ra đã mang giới tính thứ 3 và “do bị lôi kéo, dụ
dỗ” theo trào lưu như một hình thức chứng tỏ bản thân cá tính, khác người.
- Theo các nghiên cứu về nguyên nhân tình yêu đồng giới :nghiên cứu của

trường Queen Mary và Viện Nghiên cứu Karolinska ở Stockholm đã theo dõi
3.826 cặp song sinh cùng trứng và nhận thấy: dù có bộ gen giống hệt nhau, tỷ
lệ số cặp song sinh cùng là đồng tính khi trưởng thành là rất thấp. Nghiên cứu
kết luận: môi trường xã hội là yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong việc hình
thành đồng tính luyến ái, trong khi yếu tố bẩm sinh chỉ là thứ yếu. Cụ thể,
kiểu gen chiếm 35% còn ảnh hưởng từ môi trường xã hội lên mỗi cá nhân (đã
loại bỏ các yếu tố tương đồng) chiếm 64% trong việc hình thành đồng tính
nam, tỷ lệ tương ứng đối với đồng tính nữ là 18% và 80 nam.
`15


- Tỉ lệ các bạn nghĩ tình yêu đồng tính là do bẩm sinh khá cao điều này là do
theo quan điểm văn hoá, xã hội nước ta hiện tượng đồng tính là không bình
thường. Mà người bình thường không ai muốn mình lại trở nén bất thường để
bị mọi người kì thị, xa lánh. Vì vậy, lí do bẩm sinh là hợp lí hơn cả. Tuy
nhiên, hiện nay hiện tượng đồng tính giả cũng khá phổ biến cũng như một số
bạn có quan tâm tìm hiểu về đồng tính thì có thể biết đến nguyên nhân chủ
yếu là do môi trường bên ngoài tác động nén số lượng các bạn tích vào các
nguyên nhân ảnh hưởng từ bên ngoài cũng khá cao.


Hầu hết các bạn sinh viên đều có hiểu biết đúng đắn về nguyên nhân

hiện tượng này. Nhưng có thể do các bạn chỉ suy đoán nguyên nhan hình
thành mà chưa đọc qua các tài liệu nghiên cứu nén số lượng các bạn cho
rằng đồng tính là do bẩm sinh vẫn còn khá cao. Tuy nhiên việc các bạn nhận
thức được nguyên nhân chủ yếu là do sự dụ dỗ, lỏi kéo, ảnh hưởng từ moi
trường bên ngoài cũng giúp cho các bạn có thể phòng tránh, cảnh giác,
không quá tự tin vào việc mình sinh ra đã bình thường thì không thể trở thành
đồng tính mà chạy theo hiện tượng đồng tính giả.



Tóm lại về mặt nhận thức, qua bảng khảo sát chúng ta có thể thấy

các bạn sinh viên có hiểu biết tương đối về vấn đề “ tình yêu đồng tính”.
Có được điều này là do sự phát triển của xã hội, thời buổi cong nghệ
thông tin các bạn có thể tìm hiểu mọi điều chỉ qua 1 Click chuột. Dù đôi
khi vấn đề này không phải vấn đề chủ yếu các bạn quan tâm nhưng các
bạn cũng có những hiểu biết đủ đề phòng tránh những tác hại của nó.
Tuy nhiên, vẫn có số lượng nhỏ các bạn dường như chưa có những nhận
thức đúng đắn về vấn đề này, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thái độ của
các bạn dành cho tình yêu đồng tính.
2.2.3Thái độ của sinh viên đối với tình yêu đồng tính.
`16


- Để trả lời cau hỏi về thái độ của sinh viên với người đồng tính toi đã sử
dụng một bảng các hành động và đáh giá của sinh viên và thu được biểu đồ
sau
100%
75%
50%
25%
0%
Rất ủng hộ
Ủng hộ
Kì thị ghét bỏ
Không quan tâm

+Đa phần các bạn sinh viên trả lời rằng họ sẽ ủng hộ hoặc rất ủng hộ các

“cặp đôi đồng tính công khai trên mạng” 76%

nhưng đối với cau hỏi khi

“bạn mình cong khai là người đồng tính” thì lượng ủng hộ đã giảm đi đáng kể
chỉ con 30%và lương kì thị tăng lên 36%. Chứng tỏ các bạn chỉ ủng hộ những
người xa lạ với mình có biểu hiện của người đồng tính nhưng khi nó xảy ra
với bạn bè mình thì ít bạn có thể chấp nhận và duy trì tình bạn với người đồng
tính có những người yêu đồng tính. Bên cạnh đó vẫn có một phần các
bạnđược hỏi vẫn còn những định kiến, kì thị nhất định đối với người đống
tính kể cả không quen biết ( 10%) cũng dễ hiểu khi, khôngchỉ trong môi
trường nhà trường, sư phạm mà cả ở bên ngoài cuộc sống. Việc chứngkiến
một chàng trai có hành vi thân mật với một chàng trai khác, hay một cô gái
ômấp, hôn hít một cô gái là việc hiếm thấy từ xưa đến nay, khi đã có những
`17


cặp đôi đámthể hiện tình cảm của mình như vậy là họ đã tự chứng tỏ bản thân
khác biệt và chấp nhận những ánh nhìn khác lạ từ phía mọi người.
+Về việc mình là người đồng tính nhưng che giấu không công khai nhận được
lượng ủng hộ và rất ủng hộ( 10%), kì thị(6%) còn lại chủ yếu là không quan
tâm. Điều này cho thấy các bạn trẻ khá Đồng cảm với những người bẩm sinh
đã đồng tính và theo các bạn sinh viên thì học nên bộc lộ bản thân, sống thật
với mình.
+Về việc các bạn bình thường yêu theo trào lưu không có phiếu rất ủng hộ, tỉ
lệ ủng hộ rất thấp(2%), hầu hết là kì thị, ghét bỏ(60%) còn lại là không quan
tâm. Cho thấy tuy đồng cảm với những bạn đồng tính bẩm sinh nhưng đối với
những người theo trào lưu đồng tính, đồng tính giả lại nhận được sự kì thị khá
lớn từ các bạn sinh viên.
- Nguyên nhân các bạn có thái độ khác biệt giữa “ người đồng tính bẩm sinh

che giấu” và “ người bình thường lại giả đồng tính” là do các bạn đã có nhận
thức khá tốt về nguyên nhân của tình yêu đồng tính cũng như dưới ảnh hưởng
của sự kì thị vẫn còn khá cao trong xã hội các bạn hiểu rằng việc người đồng
tính bẩm sinh muốn che giấu để tránh sự kì thị của xã hội là hoàn toàn bình
thường. Những người đồng tính thường bị mọi người phản biệt đối xử, có
những lời lẽ khinh miêt. Để đảm bảo cuộc sống bình thường như bao người
khác họ phải che giấu mình cũng đã khiến họ rất khổ tâm vì vậy các bạn có
thái độ đồng cảm. Ngược lại với những người giả vờ mình bị đồng tính.Đây là
hành động thích chứng tỏ mình nổi bật, ngông nghênh, bất cần. Các nghiên
cứu cũng cho thấy các trường hợp đồng tính giả thường có hoàn cảnh đặc
biệt, gia đình không quan tâm khiến các em muốn đồng tính để mọi người
quan tâm, chú ý đến mình hơn. Nguyên nhân khác là do sự xuất hiện của các
mạng xã hội, diễn đàn đã tạo ra hiệu ứng mới về đồng tính khiến các em dễ bị
cuốn theo. Đôi khi các em cũng vì thiếu hiểu biết, do hoàn cảnh đưa đây. Vì
`18


vậy chúng ta cần giúp đỡ các em thoát khỏi trào lưu đó thay vì kì thị, đẩy các
em ra xa.
 Thái độ của các bạn đối với tình yêu đồng tính vẫn còn có tỉ lệ kì thị khá
cao. Mặc dụ với những trường hợp khác nhau, quan điểm của các bạn có
khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là không tán thành, không quan tâm. Điều
này phù hợp với nhận thức của các bạn về tình yêu đồng tính cũng như
phù hợp với văn hoá, xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, là tầng lớp tiên
phong tiếp nhận những cái mới thì các bạn sinh viên cần có thái độ cởi
mở hơn để góp phần giúp đỡ người đồng tính hoà nhập cộng đồng.
 Để tìm hiểu về mức độ hoà đồng với người đồng giới và tình yêu đồng
giới,tôi đã đặt cho các bạn câu hỏi: “Nếu có nhữngbuổi hoạt động ngoài trời,
giới thiệu giao lưu với những cặp đôi đồng giới bạn có hứng thú tham gia
ko?” Với kết quả được biểu diên qua biểu đồ sau.

- Tỉ lệ lệ hứng thú chỉ có 10% , tỉ lệ các bạn vì tò mò mà tham gia chiếm đến
44% và các bạn chắc chắn mình không tham gia cũng ở mức cao là 46%. Từ
tỉ lệ trên chúng ta có thể thấy số lượng các bạn hứng thú tham gia các hoạt
động với người đồng tính là rất thấp. Điều này sẽ khiến cho việc hoà nhập của
người đồng tính là vô cùng khó khăn. Có chăng các bạn tham gia cũng là vì
sự tò mò hiếu kì, muốn biết về người đồng tính chứ không hẳn là vì cái nhìn
thiện cảm, đồng cảm đối với họ.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này là do ảnh hưởng của định kiến xã
hội. Các bạn có thể cũng muốn tham gia nhưng lại cảm thấy xấu hổ nếu mình
tham gia một chương trình như thế, sợ bạn bè và mọi người nghĩ rằng mình là
người đồng tính nén mới tham gia. Hoặc cũng có thể là do
`19


- Việc tham gia như vậy sẽ không bền vững vì họ chỉ hào hứng tham gia một
lần vì vậy nhiệm vụ của những người tổ chức ra các hoạt động giúp người
đồng tính hoà nhập cộng đồng là phải tìm cách khiến cho những bạn đã tham
gia ban đầu chỉ vì to mò sẽ hiểu, cảm thông và thật lòng hứng thú chia sẻ với
những người đồng tính. Từ đó họ sẽ cùng hành động để thuyết phục, tuyên
truyền cho những người kì thị người đồng tính có thể thay đổi quan điểm của
mình. Với 46% hoàn toàn không muốn tham gia có thể họ không có thời gian
cho những thứ họ không quan tâm nhưng cũng có thể đó là những bạn có cái
nhìn rất kì thị với người đồng tính. Họ cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với
những bạn nam những nữ tính, điệu đà. Họ đánh đồng người đồng tính với
những hình ảnh phản cảm họ nhìn thấy trên tv. Với những trường hợp này cần
sự tuyên truyền giáo dục từ phía nhà trường để họ có cái nhìn đúng đắn hơn
về người đồng tính và tình yêu đồng tính.




Số lượng các bạn thật sự hoà đồng và muốn giúp đỡ, chia sẻ với người Đống
tính còn chưa cao. Điều này cần có sự tuyên truyền, giáo dục để các bạn hiểu
về người đồng tính, hiểu rằng họ rất cô đơn trên thế giới này, họ không hề bị
dịch bệnh phải xa lánh, họ cũng là những con người khỏe mạnh bình thường.
Họ cần nhận được sự cảm thông, chỉa sẻ, tôn trọng từ mọi người xung quanh.
• Về việc bạn có ủng hộ việc hôn nhân đồng tính.
- Số lượng các bạn tán thành chỉ chiếm 30% còn lại là không tán thành với
những lí do các bạn đưa ra là” không bình thường”, “ giảm dân số do cặp đôi
đồng tính không thể có con”, “ đi ngược lại tự nhiên”....
- Tính đến nay, có 11 quốc gia chấp nhận việc kết hôn giữa những người cùng
giới tính bao gồm: Hà Lan, Argentina, Bỉ , Canada, Đan Mạch, Iceland, Na
Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nam phi và Thụy Điển.89 Quốc gia không
công nhận hôn nhân đồng tính, 23 quốc gia dù không chính thức thừa nhận
hôn nhân đồng tính nhưng lại có khái niệm kết hợp dân sự. Việt Nam cũng là
quốc gia không cấm kết hôn đồng tính nhưng cũng không công nhận những
`20


gì liên quan đến kết hon đồng tính. hiện nay ở nước ta cũng diễn ra rất nhiều
cuộc tranh luận với những ý kiến trái chiều về vấn đề hôn nhân đồng tính.
- Theo nghiên cứu "Thái độ xã hội với người đồng tính" thực hiện năm 20102011 có 75% người được hỏi ủng hộ quyền của người đồng tính, đặc biệt là
quyền chung sống và nhận con nuôi. Tuy nhiên, chỉ có 36% ý kiến ủng hộ cho
phép người đồng tính kết hôn
- Nguyên nhân các bạn sinh viên phản đối hôn nhân đồng tính một phần lớn
ảnh hưởng tự nhận thức bao lâu nay của các bạn trẻ. Mặc dù các bạn không
phản đối việc người đồng tính yêu nhau, chung sống do tư tưởng mới tôn
trọng quyền tự do cá nhân của họ nhưng cũng khó có thể thay đổi quan niệm
về một gia đình có bố mẹ bình thường như truyền thống hàng ngàn năm qua.
Bên cạnh đó những ảnh hưởng từ mạng xã hội, Internet có những Page như
“chúng

tôi
phản
đối
hôn
nhân
đồng
giới
( “, “hay phản đối hôn nhân đồng
giới
nhận được lượng view và like khá
lớn từ các bạn trẻ. Các Page này thường xuyên đăng tải những bài viết mang
tính chất kì thị người đồng tính. Chính điều này ảnh hưởng phần nào đến thái
độ phản đối hon nhan đồng tính của các bạn trẻ.
 Vấn đề cho phép hôn nhân đồng tính hay không là vấn đề khá nhạy cảm
và đến nay vẫn chưa có nhận định chính xác về vấn đề này. Vì vậy sinh
viên cần có thái độ đúng đắn không để kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo tham gia các
trào lưu biểu tình, hay bị kích động bởi những bài viết xuyên tạc trên
mạng.
Tóm lại về mặt thái độ. Số lượng các bạn ủng hộ và muốn kết bạn giao
lưu với người đồng tính còn chưa cao. Bên cạnh đó vẫn còn những bạn có
thái độ kì thị, hoàn toàn không muốn gặp hay kết giao với người đồng
tính. Để các bạn có được thái độ tích cực hơn với “tình yêu đồng tính “
chúng ta cần có sự tuyên truyền để thay đổi từ nhận thức của các bạn.
Các biện pháp sẽ được đưa ra ở phần khuyến nghị.

`21


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận

● Về thực trạng hiện tượng.
Theo câu trả lời của các bạn thì số lượng cặp đôi đồng tính ở địa phương
rất thấp do miền bắc mọi người còn kì thị vấn đề này nên tỉ lệ những
người cong khai mình đồng tính còn thấp.
 Về mặt nhận thức:
-Nhìn chung các bạn sinh viên đều biết đến tình yêu đồng tính và có những
hiểu biết nhất định về vấn đề này. Các bạn thường biết đến tình yêu đồng tính
qua kênh thông tin chủ yếu là “ Internet, mạng xã hội” và phim ảnh.. Mà ít
bạn được giáo dục bài bản, đúng đắn về vấn đề này qua gia đình, nhà trường.
Điều này phần nào khiến các bạn không hiểu rõ về vẫn đề tình yêu đồng tính
và có cái nhìn không mấy thiện cảm.
- Hầu hết các bạn đã có những hiểu biết về vấn đề độ tuổi, cũng như nguyên
nhân đã đến hiện tượng yêu đồng tính. Điều này rất có ích cho các bạn trong
việc ứng xử và phòng tránh ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này đến bản
thân.
 Về mặt thái độ của các bạn

`22


- Tuy có nhiều bạn ủng hộ nhưng đôi công khai yêu đồng giới hay những cặp
đôi kết hon đồng giới nhưng khi hỏi về bạn bè của mình là người đồng giới
thì các bạn vẫn có ánh nhìn kì thị, không muốn tiếp tục chơi với những người
đồng giới. Điều này chứng tỏ các bạn chỉ xem nó là bình thường ghi nó được
đưa tin trên mạng mà khi nó xẩy ra xung quanh mình thì các bạn vẫn không
chấp nhận.
- Các bạn cũng có cái nhìn đúng đắn với trao lưu đồng tính giả việc này sẽ
giúp các bạn không bị ảnh hưởng bởi trào lưu này
- Khi có hoạt động ngoại khoá với người đồng tính các bạn vẫn không hào
hứng tham gia điều này có ảnh hưởng k tốt tới việc hòa nhập cộng đồng của

người đồng tính, khiến họ càng rụt rè, che giấu, cô đơn.
➢ Tóm lại do sự hạn chế về nguồn thông tin chính thức, sự giáo dục từ
gia đình và nhà trường mà nhận thức và thái độ của các bạn sinh viên với
người đồng tính vẫn thiếu đúng đắn. Vẫn còn những bạn có thái độ kì thị với
người đồng giới. Bên cạnh đó các bạn cũng xác đinh được việc đồng tính giả
hay chạy theo trào lưu đồng tính là không tốt cần loại bỏ.
2.Khuyến nghị
Các khuyến nghị này được đưa ra bởi các bạn sinh viên
 Về việc giúp người đồng tính hoà nhập cộng đồng
-Cung cấp thêm thông tin, mở các buổi giao lưu giáo dục cho sinh viên về
người đồng tính, và tình yêu đồng tính.
- Người đồng tính cần tự tin về bản thân, không làm những hình ảnh quá lố để
mất hình ảnh trong mắt mọi người
- Sinh viên cần chọn lọc các thông tin có được trên mạng vì không phải lúc
nào cũng chính xác.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhau hoà nhập, không kì thị với
những người đồng tính
- Chính mỗi sinh viên sẽ là cầu nối giúp gia đình họ hiểu và cảm thông hơn
với người đồng tính

`23


Về việc không bị cuốn theo trào lưu”yêu người đồng tính”
- Nhà trường:
+ Cần có các buổi tọa đàm để trao đổi giao lưu với sinh viên. Để giúp sinh
viên tìm hiểu kiến thức về vấn đề này
+Có các cuộc thi tìm hiểu về vấn đề “ tình yêu đồng tính để sinh viên có
nguồn thông tin chính xác về vấn đề này
+ liên kết với các trung tâm tư vấn về giới tính có uy tín để cung cấp cho

sinh viên địa chỉ tư vấn đáng tin cậy.
Gia đình
+Cần quan tâm, tìm hiểu suy nghĩ của con cái đặc biệt là những đứa con
hư, cá biệt
+Khi phát hiện con có biểu hiện lệch lạc thì cần khuyên bảo không quát
mắng khiến con tự ái, kích động sẽ gay ra hậu quả khôn lường
- Bản thân sinh viên
+ Sinh viên cần có lập trường, tư tưởng vững vàng, đủ bản lĩnh và hiểu
biết.
+Trang bị kiến thức và nhận thức đúng đắn để thấy đây là hành động sai
trai.











TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> />%C3%ADnh_và_hoán_t%C3%ADnh_ở_Việt_Nam
Sách tâm lý học phát triển
/> />
`24


PHỤ LỤC

BẢNG KHẢO SÁT
Chào các bạn!
Hiện nay tôi đang tiến hành nghiên cứu về vấn đề “ tình yêu đồng giới”.
Dưới đây là một bài khảo sát nhỏ. Rất mong nhận được sự hợp tác của các bạn.
Bạn vui lòng đọc kĩ các câu hỏi và câu trả lời sau đó đánh dấu X vào ô trống
trước câu trả lời đúng nhất.( có thể chọn nhiều câu trả lời). Cảm ơn các bạn!

Câu 1:
Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm người đồng tính và tình yêu đồng
giới.
⃝Chưa bao giờ
⃝Có
Câu 2:
Bạn biết đến tình yêu đồng giới qua:
⃝Đời sống hàng ngày.
⃝Phim ảnh.
⃝Báo, tạp chí, sách..
⃝internet
Các hình thức khác.........................................................................
`25


×