Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

TM đa XDC bản TIẾNG VIỆT HOÀN CHỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 54 trang )

ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: THIẾT KẾ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG BỜ QUẬN 2

3

1.1. Tổng quan khu vực. ...................................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm khí hậu môi trường. .................................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm điều kiện địa chất. .................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm điều kiện thủy văn và địa chất thủy văn. .................................................. 4
1.1.4. Kết luận. .................................................................................................................... 5
1.2. Chuẩn bị mặt bằng thi công chung tuyến Metro. .......................................................... 6
1.2.1. Công tác chuẩn bị. ..................................................................................................... 6
1.2.2. Đảm bảo giao thông thủy trong quá trình thi công ................................................... 6
1.2.3. Mặt bằng công trường và đường công vụ thi công ................................................... 6
1.3. Mặt bằng thi công đổ bê tông bịt đáy SG4. .................................................................. 8
CHƯƠNG II: THI CÔNG MÓNG CỌC, BỆ, THÂN TRỤ SG4 ................................. 9
2.1. Phạm vi công việc biện pháp thi công. ......................................................................... 9
2.2. Danh mục vật liệu. ........................................................................................................ 9
2.3. Quy trình thi công chi tiết. ............................................................................................ 9
2.3.1. Chuẩn bị công việc. ................................................................................................... 9
2.3.2. Đóng cọc ván thép cho khung vây. ............................................................................ 9
2.3.3. Đào đất, đắp cát bên trong khung vây và đổ bê tông bịt đáy.................................. 10
2.3.4. Lắp dụng khung chống (thanh chống và thanh giằng). ........................................... 13
2.3.5. Lắp dụng khung giằng ngoài và thanh neo (PC). ................................................... 14
2.3.6. Xử lý đầu cọc. .......................................................................................................... 15
2.3.7. Bê tông lót. ............................................................................................................... 16
2.3.8. Lắp dựng cốt thép. ................................................................................................... 16


2.3.9. Lắp dụng ván khuôn và giằng chống....................................................................... 18
2.3.10. Công tác bê tông. ................................................................................................... 19
2.3.11. Tháo ván khuôn. .................................................................................................... 23
2.4. Trình tự thi công Trụ SG4. ......................................................................................... 24
SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 1


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÒNG VÂY CỌC VÁN THÉP .......................................... 30
3.1. Tính toán bê tông bịt đáy. ........................................................................................... 30
3.1.1. Khái quát chung. ..................................................................................................... 30
3.1.2. Số liệu tính toán. ...................................................................................................... 30
3.1.3. Xác định chiều dáy lớp bê tông bịt đáy theo điều kiện cân bằng. ........................... 32
3.1.4. Kiểm toán chiều dày lớp bê tông bịt đáy theo điều kiện cường độ. ........................ 33
3.2. Trình tự thi công lớp bê tông bịt đáy. ......................................................................... 34
3.3. Tính toán thiết kế vòng vây cọc ván thép. .................................................................. 40
3.3.1. Số liệu tính toán. ...................................................................................................... 40
3.3.2. Tính toán theo điều kiện ổn định vòng vây cọc ván. ............................................... 41
3.3.3. Tính toán theo điều kiện cường độ và độ cứng của vòng vây. ................................ 48
3.4. Thi công vòng vây cọc ván thép. ................................................................................ 52

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 2



ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

CHƯƠNG I: THIẾT KẾ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG BỜ QUẬN 2

1.1. Tổng quan khu vực.
1.1.1. Đặc điểm khí hậu môi trường.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như
các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ cao
đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng. Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI, mùa
khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm tại trạm Tân Sơn
Nhất của các yếu tố khí tượng chủ yếu, cho thấy sơ bộ đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ
Chí Minh như sau (trạm Tân Sơn Nhất có toạ độ 10049’ vĩ độ Bắc, 106040’ kinh độ Đông,
quan trắc ở độ cao 0m so với mực nước biển).
1.1.1.1. Mưa
Lượng mưa trong khu vực tương đối phong phú, bình quân năm 1926 mm, năm cao
nhất 2718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình năm là
158.8 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng
V đến tháng XI, trong đó hai tháng VI và IX thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng I,
II, III mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng
mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Tại
bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận
huyện phía Nam và Tây Nam.
1.1.1.2. Gió
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió
mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào
trong mùa mưa, khoảng từ tháng VI đến tháng X, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh
nhất vào tháng VIII, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc - Đông Bắc từ biển Đông thổi vào

trong mùa khô, khoảng từ tháng XI đến tháng II, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió
tín phong hướng Nam - Đông Nam, khoảng từ tháng III đến tháng V tốc độ trung bình 3,7
m/s.
SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 3


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

1.1.1.3. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình 27,40C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp
tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng IV (29,20C), tháng có
nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng XII và tháng I (26,00C). Hàng năm có
tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 - 280C.
1.1.1.4. Nắng
Lượng bức xạ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh khá dồi dào, trung bình khoảng 140
Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình trong tháng là 170 - 270 giờ.
1.1.1.5. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối bình quân năm là 78%, tăng lên trong mùa mưa và giảm đi trong
mùa khô. Vào mùa mưa, độ ẩm bình quân 80% và trị số cao tuyệt đối đạt tới 100%. Vào
mùa khô độ ẩm bình quân là 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
1.1.1.6. Bão
Về cơ bản miền Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng không chịu ảnh
hưởng bão nhiều và mạnh như các vùng khác ở nước ta. Theo thống kê từ năm 1962 đến
năm 2012 có khoảng hơn 50 cơn bão ảnh hưởng tới khu vực miền Nam trong đó có Thành
phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây nhất cơn bão năm 2006, 2012 đã làm thiệt hại nặng
nề đến khu vực huyện Cần Giờ.

1.1.2. Đặc điểm điều kiện địa chất.
Đã tiến hành khoan tại 3 lỗ khoan ở vị trí xây dựng cầu dự kiến và có kết quả sau:
-

Lớp 1: Bùn sét màu xám đen, lẫn di tích thực vật.

-

Lớp 2: Sét , xám đen, trạng thái dẻo chảy.

-

Lớp 3: Cát pha lẫn sỏi sạn pha lẫn thạch anh, xám đen, xám tro, xám trắng, xám
nâu, trạng thái dẻo.

-

Lớp 4 : Sét, sét pha, nâu – xám trắng, trạng thái nửa cứng đến cứng.

1.1.3. Đặc điểm điều kiện thủy văn và địa chất thủy văn.
-

Nước dưới đất trong khu vực cầu Metro có liên quan chặt chẽ với mực nước ở các
sông ngòi trong khu vực dưới sự tác động của thủy triều. Nước ngầm hoạt động

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 4



ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

mạnh trong các lớp bùn sét, bụi và lớp cát, xuất hiện trong lỗ khoan trên cạn ở độ
sâu 0.9m. Vì vậy khi thi công mở hố móng cần có các biện pháp ổn định tránh hiện
tượng nước chảy vào hố móng.
-

Kết quả phân tích mẫu nước tại hố khoan LK- T4 (DA) tận dụng bước lập báo cáo
nghiên cứu khả thi. Theo TCVN 3994-85, đánh giá mức độ ăn mòn của nước tới
móng công trình là nước có tính ăn mòn yếu đối với bê tông cốt thép.

-

Mực nước ngầm trong hố khoan quan trắc sau 24h khoan:

Hình 1.1 – Mực nước ngầm trong hố khoan.
1.1.4. Kết luận.
Căn cứ kết quả khảo sát địa chất công trình, địa tầng khu vực tuyến cho đến độ sâu khảo
sát công trình nền đường bao gồm lớp đất, đá:
-

Lớp kc: Lớp rác, xà bần.

-

Lớp 1: Sét rất dẻo (OH-CH) màu xám đen lẫn hữu cơ, trạng thái chảy. Đây là lớp
đất yếu đối với công trình cầu, cần có các biện pháp thiết kế xử lý ổn định lớp đất
trước khi thi công, tránh hiện tượng sụt sạt hố móng, lún nền đường dẫn vào cầu.

Sức chịu tải quy ước R0 =0.38kG/cm2.

-

Lớp 2: Sét rất dẻo (CH) màu xám đen, trạng thái dẻo chảy. Đây là lớp có khả năng
chịu tải thấp đối với công trình cầu. Sức chịu tải quy ước R0 =1.28 kG/cm2

-

Lớp 3: Cát pha (SM) lẫn sỏi sạn thạch anh, xám đen, xám tro, xám trắng, xám nâu,
trang thái dẻo. Đây là lớp có khả năng chịu tải thấp đối với công trình cầu. Sức chịu
tải quy ước R0 = 2.13kG/cm2.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 5


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU
-

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

Lớp 4: Sét pha (CH), xám nâu, xám trắng, trạng thái nửa cứng đến cứng . Đây là lớp
có khả năng chịu tải thấp đối với công trình cầu. Sức chịu tải quy ước R0 =
0.96kG/cm2

1.2. Chuẩn bị mặt bằng thi công chung tuyến Metro.
1.2.1. Công tác chuẩn bị.
-


Giải phóng mặt bằng:
+ Chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng.
+ Trong phạm vi công trình phải chặt bỏ cây cối hoặc di dời đi nơi khác.
+ Dọn dẹp và chuẩn bị mặt bằng, lán trại, kho tàng phục vụ thi công.
+ Tập kết vật tư, máy móc thiết bị thi công.

-

Đường vận chuyển cát, vật liệu:
+ Đường thủy: công trình bắc qua sông Sài Gòn, việc bố trí đường vận chuyển
theo đường sông tương đối thuận lợi.
+ Đường bộ: có thể tận dụng đường bộ qua cầu SG, việc bố trí đường vận chuyển
theo đường bộ tương đối thuận lợi.

-

Định vị công trình:
+ Nhận mốc tọa độ, cao độ tại hiện trường, tiến hành bảo quản và gửi mốc vào vị
trí an toàn.
+ Từ các mốc hiện có định vị lại các tim cọc, trụ, tim đường.

1.2.2. Đảm bảo giao thông thủy trong quá trình thi công
Qua khảo sát thực tế, do thi công cùng sông với cầu Sài Gòn nên ta có thể tận dụng
phạm vi khổ thông thuyền của cầu Sài Gòn để thi công cho tuyến Metro.
1.2.3. Mặt bằng công trường và đường công vụ thi công
Dựa trên khối lượng công việc, tiến độ thi công cũng như thực tế địa hình khu vực
xây dựng, tổng mặt bằng công trường sơ bộ được xác định như sau:
-


Mặt bằng công trường có diện tích dự kiến là S = 1537.085 (m2). Mặt bằng công
trường bố trí sát bên công ty “Trung tâm doanh nghiệp rượu bia nước giải khát”
ngăn cách bởi hàng rào và không dùng chung cổng vào với công ty. Trong phạm vi

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 6


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

mặt bằng có các khu nhà C4 cần phải giải tỏa mặt bằng để phục vụ cho công tác thi
công.
-

Đường công vụ thi công (cho các loại xe thi công vào công trường): bề rộng đường
b = 5 (m) là bề rộng để xét trường hợp 2 xe cùng đi ngược chiều nhau.

-

Cổng công trường được đặt theo hướng đường lớn phía Quận 2 và nhà bảo vệ được
bố trí kế bên cổng để bảo vệ có thể quan sát và thăm dò công tác đưa đón xe thi
công cũng như kiểm tra, giám sát và hạn chế người ngoài không thuộc phạm vi công
trường vào.

-

Kho chứa gia dụng gồm: nhiên liệu xăng dầu cho xe thi công, các công cụ hỗ trợ thi

công chính và thi công phụ,…được đạt gần nhà bảo vệ để bảo vệ tiện quan sát.

-

Bãi đỗ xe được đặt ở gần cổng để công nhân và người lao động khác có thể dựng
xe.

-

Bãi gia công cốt thép, bãi tập kết vật liệu và trạm điện được bố trí sát nhau và nằm
trên cùng 1 khoảng đất có sẵn từ hướng cổng công trường đi vào nơi thi công cách
bãi đỗ xe khoảng 0.5m với kích thước 15x4m phù hợp trong phạm vi khoảng đất có
sẵn mà không bị lấn sang đường công vụ thi công nhằm phục vụ cho công tác thi
công. Đặc biệt đối với bãi gia công cốt thép và bãi tập kết vật liệu được bố trí gần
với nơi xe thi công làm việc rất phù hợp và tăng hiệu quả cho công tác thi công,
chẳng hạn như khi bố trí bãi gia công cốt thép để chế tạo ra cọc khoan nhồi thì cần
cầu ở gần đó có thể với tới và cẩu cọc khoan nhồi ra tới trụ công tác mà không bị
giới hạn tầm với của cần cẩu.

-

Nhà công tác là nơi làm việc và điều hành thi công của các kỹ sư thi công và tư vấn
giám sát, nó được bố trí ở trên bãi gần nơi thi công trụ SG4 để mà các kỹ sư thi công
có thể điều hành công nhân làm việc hiệu quả, dễ dàng quan sát quá trình thi công
và kịp thời đưa ra những giải pháp khi gặp sự cố mà không bị thời gian và khoảng
cách cản trở. Kích thước nhà công tác được tham khảo là 6x2,35m.

-

Bãi tập kết cọc ván thép và bãi tập kết ván khuôn cũng được bố trí gần với nơi xe

thi công làm việc để tăng năng suất làm việc của xe trong công tác thi công.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 7


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU
-

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

Do trụ SG4 nằm ở sông gần bờ nên ta có thể bố trí sàn công tác để xe thi công có
thể thực hiện công tác thi công trụ SG4.

-

Do địa chất là đất sét nên mái dốc mép sông của mặt bằng thi công có thể bị lún
trượt nên cần có công tác gia cố mái taluy, ví dụ như làm tường chắn mái taluy.

-

Ngoài ra còn phải đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ các vật liệu, gia dụng, công
cụ hỗ trợ thi công trong mặt bằng thi công khỏi những tên trộm, ví dụ như làm những
hàng rào sắt thép có đầu nhọn và thường xuyên có người canh trực vào ban đêm để
tránh tình trạng bị mất cắp đồ.

1.3. Mặt bằng thi công đổ bê tông bịt đáy SG4.
-


Mặt bằng thi công ở phía bờ quận 2, gần vị trí cầu, thuận lợi cho việc vận chuyển.

-

Lắp dựng cầu tạm từ phía bờ quận 2 để phục vụ thi công.

-

Đưa xà lan 900T di chuyển vào vị trí mố SG4, bố trí cọc neo, cáp neo giữ xà lan cố
định, tiến hành đổ bê tông bịt đáy. Trên xà lan, ta đặt bê tông đối trọng bên trái để
cân bằng với xe cẩu đặt bên phải để thi công.

-

Tại công trường, không bố trí trạm trộn bê tông cố định tại chỗ. Bê tông được vận
chuyển từ nhà máy bằng xe mix đến công trường bờ quận 2 thông qua hệ thống
đường công vụ (được xây dựng phục vụ thi công), rồi được xe bơm bê tông (thông
qua cần đổ bê tông L=42m) đổ trực tiếp vào mố SG4.

-

Hố móng SG4 là móng vuông gồm 3 hàng cọc, mỗi hàng gồm 2 cọc khoan nhồi bố
trí như bản vẽ mặt bằng công trường Quận 2.

-

Hạng mục lán trại bao gồm: khu nhà điều hành, phòng thí nghiệm và khu nhà ở của
cán bộ nhân viên và công nhân được bố trí gần công trường thi công nhằm thuận
tiện cho việc quản lý, giám sát, điều hành.


-

Trạm điện cung cấp điện năng cho công trường, dung máy phát hoặc là trạm hạ áp
sử dụng điện lưới.

-

Xưởng gia công cốt thép; xưởng mộc chế tạo ván khuôn gỗ và chi tiết đà giáo gỗ;
xưởng cơ khí chuyên sửa chữa thiết bị và máy thi công; xưởng nguội chuyên gia
công các chi tiết kết cấu thép và xưởng rèn chế tạo và sửa chữa dụng cụ thi công.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 8


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

CHƯƠNG II: THI CÔNG MÓNG CỌC, BỆ, THÂN TRỤ SG4
2.1. Phạm vi công việc biện pháp thi công.
-

Thi công khung vây sau đó đào/ đắp ( tới cao độ thiết kế).

-

Thi công bệ trụ.


-

Công tác hoàn thiện.

2.2. Danh mục vật liệu.
-

Vật tư chính được dùng cho thi công bê trụ và thân trụ như sau:
STT

Vật tư

Cường độ (MPa)

Ghi chú

1

Cốt thép (thép gân)

390

Dung cho bệ trụ và thân trụ

2

Bê tông cấp 15

15


Bê tông lót cho bệ trụ

3

Bê tông cấp 20

20

Bê tông bịt đáy bệ trụ.

4

Bê tông cấp 35

35

Bê tông bệ trụ.

Bảng 2.1 – Tổng hợp danh mục vật liệu.
2.3. Quy trình thi công chi tiết.
2.3.1. Chuẩn bị công việc.
-

Vật liệu và thiết bị yêu cầu sẽ được huy động và nghiệm thu trước khi đưa vào thi
công.

-

Vị trí cọc ván thép/ khung vây sẽ được trắc đạt xác định trước khi triển khai.


-

Bản vẽ và bản tính cho khung vây (bao gồm cả bêtông bịt đáy) được trình và phê
duyệt riêng.

-

Chi tiết trình tự thi công khung vây được trình trong biện pháp thi công này và phải
được sự phê duyệt của đại diện chủ đầu tư.

2.3.2. Đóng cọc ván thép cho khung vây.
Khung dẫn hướng để hạ cọc ván thép sẽ được lắp dựng dọc đường đánh dấu quan
trắc.
Tiếp đó, cọc ván thép sẽ được đóng thẳng hàng với hệ dẫn hướng và vị trí của hệ
này sẽ được điều chỉnh để phù hợp với vị trí cọc ván thép đã được đánh dấu. Cọc ván thép
sẽ được cẩu thẳng theo chiều dọc và đưa vào hệ dẫn hướng. Trong tất cả quá trình đóng
SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 9


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

cọc ván, chiều dài tự do của ván được đỡ hoàn toàn bằng hệ dẫn hướng để ngăn ngừa mất
ổn định và hư hại cho cọc.
Sau khi khung dẫn hướng đã được đặt đúng vị trí, cọc ván đã được nối dài thứ nhất
sẽ được cẩu vào khung, cọc này sẽ được đóng và đan cài, cọc cuối sẽ được đóng một phần.
Các cọc còn lại được đóng đến cao độ thiết kế qua hệ khung mà không sợ đi lệch hướng

theo chiều dọc. Thanh giằng ngang trên của hệ dẫn hướng sẽ được tháo và tất cả các cọc
ngoại trừ cọc cuối sẽ được đóng đến cao độ thiết kê. Cọc cuối cùng sẽ vẫn giữ nguyên để
hỗ trợ cho một đầu của thanh giằng dẫn hướng ngang cho hệ khung kế tiếp. Phương pháp
này sẽ được lặp đi lặp lại cho từng hệ khung, cọc cuối ở hệ khung này sẽ là cọc đầu trong
hệ khung tiếp theo.

Hình 2.1 – Đóng cọc ván thép làm khung vây.
2.3.3. Đào đất, đắp cát bên trong khung vây và đổ bê tông bịt đáy.
2.3.3.1. Đào đất, đắp cát trong khung vây.
-

Tùy thuộc vào cao độ đáy sông và cao độ đáy bệ , nhà thầu sẽ tiến hành đào hoặc
đắp cát đệm trong khung vây.

-

Trường hợp đào đất:
+ Đào đất trong khung vây đến cao độ thiết kế.
+ Kiểm tra độ sâu hố móng bằng thước dây và thợ lặn.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 10


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

+ Đổ bê tông bịt đáy.

-

Trường hợp đắp cát đệm:
+ Bơm cát vào trong khung vây để tạo lớp cát đệm.
+ Kiểm tra độ sâu hố móng bằng thước dây và thợ lặn.
+ Đổ bê tông bịt đáy.

-

Trong suốt quá trình đào hố móng / đắp cát và sau khi hoàn thành, dùng thước đo
để kiểm tra cao độ bề mặt, nếu có khu vực nào đó cao hoặc thấp hơn cao độ thiết kế
sẽ được tạp phẳng bởi thợ lặn và tiếp tục kiểm tra lại bằng thước đo.

2.3.3.2. Thi công bê tông bịt đáy.
-

Mục đích của lớp bê tông bịt đáy:
+ Ngăn nước thấm vào bên trong khung vây từ mặt đáy.
+ Ổn định đáy khung vây đẻ chống lại áp lực đẩy nổi của nước (lực đẩy acsimét).
+ Lớp bê tông bịt đáy được xem như một tầng khung chống lại đáy của khung
vây.

-

Bê tông bịt đáy sẽ được thi công trong điều kiện nước vẫn còn ngập trong khung
vây.

-

Kết thúc đổ bê tông, cao độ mặt bê tông sẽ được kiểm tra bằng thước dây và tạo

phẳng bởi thợ lặn . Sau khi tháo nước ra khỏi khung vây sẽ có hai trường hợp xảy
ra:
+ Trường hợp cao độ mặt bê tông cao hơn thiết kế sẽ sử dụng nhân công đẻ đục
bớt để tạo phẳng.
+ Trường hợp cao độ mặt bê tông thấp hơn thiết kế sẽ sử dụng bê tông lót để tạo
phẳng.

-

Biện pháp đổ bê tông bịt đáy được thể hiện trong phụ lục 1 (Trình tự thi công cho
cọc ván thép và bê tông bịt đáy).

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 11


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

Hình 2.2 – Đắp cát đổ bê tông bịt đáy.

Hình 2.3 – Đào đất đổ bê tông bịt đáy.
SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 12


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU


GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

Hình 2.4 – Đổ bê tông bịt đáy.
2.3.4. Lắp dụng khung chống (thanh chống và thanh giằng).
Tùy thuộc vào cao độ thiết kế đáy hố đào, công tác tháo nước và lắp dựng khung
chống sẽ được thực hiện từ tầng một đến tầng cuối.
Khung chống được làm từ tổ hợp dầm chữ H. Nếu khung vây quá lớn, các thanh
chống sẽ được tính toán tránh bị võng bằng cách giảm chiều dài nhịp. Các cọc chống sẽ
được bổ sung cho các thanh chống này và các cọc chống được thi công trước khi đổ bê
tông bịt đáy.
Tất cả các tầng chống sẽ được thi công bên trên mặt nước trong khung vây. Các
tầng chống này được treo và hạ xuống bằng hệ treo và kích thủy lực.
Lần bơm tháo nước đầu tiên ra khỏi khung vây phải được bắt đầu ít nhất 36 giờ sau
khi đổ bê tông bịt đáy.
Sau khi bê tông bịt đáy đạt cường độ. Tháo nước đến cao độ thấp hơn cao độ của
khung chống 0.5m sau đó hàn gối đỡ trên cọc ván thép và lắp các thanh chống và giằng.
Các tầng chống đều được làm theo các bước giống như trên.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 13


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

Hình 2.5 – Hệ thanh treo với kích thủy lực.
2.3.5. Lắp dụng khung giằng ngoài và thanh neo (PC).

Tại trụ SG3, khung chống ngoài và thanh neo sẽ được lắp để giữ ổn định cho cọc
ván thép bởi thợ lặn trước khi bơm cát (do áp lực của cát và bê tông bịt đáy).
Tất cả lỗ chờ tại các vị trí của thanh neo trên thanh giằng và cọc ván thép sẽ được
khoét trước khi thi công.
Tất cả các gối đỡ của khung giằng ngoài cũng sẽ được hàn trên cọc ván thép trước
khi thi công.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 14


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

Hình 2.6 – Lắp đặt khung chống.
2.3.6. Xử lý đầu cọc.
-

Sau khi hoàn thành hệ khung vây, tiến hành bơm nước ra khỏi khung vây và thi
công đập đầu cọc.

-

Đánh dấu cao độ cắt cọc.

-

Dùng dụng cụ hàn cắt oxy-axetilen cắt ống vách tại vị trí đánh dấu và cẩu ống vách

ra ngoài.

-

Công tác phá đầu cọc sẽ được tiến hành đến cao độ thiết kế bằng máy phá và nhân
công.

-

Dùng dụng cụ hàn cắt oxy-axetilen cắt ống siêu âm và thanh treo lồng.

-

Vị trí và cao độ của đầu cọc sẽ được nghiệm thu bởi kỹ sư trắc đạc.

-

Đầu cốt thép chờ phải đảm bảo chiều dài và thẳng đúng theo thiết kế.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 15


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

2.3.7. Bê tông lót.
Bề mặt gồ ghề của bê tông bịt đáy sẽ được làm phẳng bằng bê tông lót để phục vụ

công tác thi công bệ. Tất cả loại rác, vật liệu bỏ đi phải được dọn sạch để tạo mặt bằng
móng bằng phẳng và cứng chắc.
Các góc của bệ được đóng cọc đánh dấu để làm mốc biên khi đổ bê tông lót. Bê
tông mới đổ được hoàn thiện bằng bay gỗ và làm phẳng tới cao độ thiết kế.

Hình 2.7 - Tạo phẳng bề mặt bằng bê tông lót.
2.3.8. Lắp dựng cốt thép.
-

Thí nghiệm kiểm tra vật liêu cốt thép sẽ được tiến hành theo tiêu chuẩn nghiệm thu
và kế hoạch kiểm tra trước khi gia công.

-

Sau khi công tác đập đầu cọc, đai liên kết sẽ được lắp dựng ở phần cọc cắm vào đài.

-

Cốt thép được gia công theo hình dạng và kích thước được thể hiện ở bản vẽ được
duyệt.

-

Cốt thép được gia công bằng máy cắt và uốn.

-

Sau khi hoàn tất công tác sản xuất, cốt thép sẽ được chuyển tới vị trí thi công tại
công trường với sự cẩn thận tối đa để tránh sự phá hỏng khung cốt thép.


SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 16


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

-

Cốt thép sẽ được đưa tới vị trí lắp dựng bằng cần cẩu phục vụ.

-

Cốt thép sẽ được lắp dựng đúng theo bản vẽ thi công đã được chấp thuận.

-

Con kê bêtông, cùng cường độ với bệ trụ, được lắp đặt để đảm bảo chiều dày lớp
bêtông bảo vệ.

-

Chiều dài mối nối và vị trí đúng theo bản vẽ thi công. Cốt thép sẽ được cố định bằng
dây thép buộc.

-

Dùng dây thép buộc để giảm thiểu sự xô lệch vị trí cốt thép chủ trong quá trình đổ

bêtông.

-

Đầu thừa của dây thép buộc sẽ được bẻ hướng vào thân khối bêtông.

-

Cốt thép lắp dựng sẽ không bám bụi bẩn, hoen rỉ, bám dầu mở hoặc các vật liệu
khác mà có thể làm giảm sự liên kết giữa các thanh thép với bêtông.

-

Khoảng cách và sự bố trí các cốt thép của cố thép chính ở lớp dưới sẽ được điều
chỉnh tại công trường, phụ thuộc vào cốt thép chờ của cọc khoan nhồi.

-

Số lượng thép đai cọc phù hợp sẽ được lắp dựng tạm thời trên cao độ hoàn thiện của
đáy bệ trước công tác đổ bêtông và cố định các thanh cốt dọc chính để ổn định.

-

Hệ thống cọc chống tạm sẽ được lắp dựng và được định vị để giữ ở vị trí ổn định.

-

Công tác nghiệm thu, chấp thuận bởi đại diện chủ đầu tư sẽ được tiến hành trước
khi lắp đặt ván khuôn.


SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 17


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

Hình 2.8 – Lắp dựng cốt thép cho bệ trụ.
2.3.9. Lắp dụng ván khuôn và giằng chống.
Sau khi hoàn thành công tác cốt thép, ván khuôn sẽ được lắp đặt. Ván khuôn thép
sẽ được dùng với hình dạng và kích thước như trong bản vẽ đã được duyệt. Ván khuôn sẽ
được lắp theo sự bố trí được đánh dấu trên nền bê tông lót. Tất cả các ván khuôn sẽ được
vệ sinh sạch sẽ bụi, mỡ bẩn và một số tạp chất khác và sẽ được xử lý bởi chất bôi trơn được
duyệt trước khi lắp dựng.
Vát góc không nhỏ hơn 20mm × 20mm hoặc được thể hiện trong bản vẽ thi công sẽ
được sử dụng cho tất cả các cạnh nhô ra của kết cấu để tạo sự phẳng.
Ván khuôn sẽ được lắp đặt bằng cần cẩu với sự hỗ trợ của hệ giằng. Sàn công tác
và thang leo lên tới đỉnh của bệ móng sẽ được lắp trên thành ván khuôn quanh chu vi của
bệ móng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Ván khuôn cho phần chân ghế trụ cao 100mm cũng sẽ được lắp dựng.
Ván khuôn của bệ móng cũng sẽ được nghiệm thu và chấp thuận bởi đại diện của
chủ đầu tư trước khi đổ bê tông.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 18



ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

2.3.10. Công tác bê tông.
2.3.10.1. Trước khi đổ bê tông, phải tuân thủ nghiêm ngặt.
-

Công tác xiết chặt, độ kín khít và ổn định ván khuôn được kiểm tra cẩn thận.

-

Cẩn thân kiểm tra cốt thép, lớp bê tông bảo vệ, đánh dấu cao độ hoàn thiện.

-

Yêu cầu về đổ bể tông đã được đại diện Chủ Đầu Tư chấp thuận .

-

Bơm bê tông sẽ được đặt trên bờ , sau đó đường dẫn ống bê tông sẽ được lắp trên
cầu tạm đến vị trí bệ (trong trường hợp bệ nằm ngoài tầm với của xe bơm bêtông).

-

Luôn có một máy bơm bê tông chờ sẵn thay thế khi xảy ra hỏng hóc trong suốt quá
trình đổ bê tông .

-


Ống mềm sẽ được sử dụng để nối ống và đảm bảo rằng bê tông không bị rơi tự do
1.5m .

-

Sàn công tác sẽ được lắp dựng trên mực bê tông hoàn thiện để tránh đi lại trên mặt
bê tông tươi và bảo đảm an toàn .

-

Kiểm tra hệ thống điện, hoạt động của đầm rung và hệ thống đèn (trong trường hợp
làm tối) kiểm tra vật liệu bảo dưỡng, dụng cụ cho công tác hoàn thiện xử lí mối nối.

-

Kiểm tra điều kiện làm việc của trạm cung cấp bê tông và kế hoạch cung cấp.

-

Kiểm tra lối đi cho xe bê tông tới vị trí đổ và lắp đặt tấm thép trong trường hợp nền
đất yếu.

2.3.10.2. Trong quá trình đổ bê tông.
-

Công tác đổ bê tông sẽ được tiến hành từng lớp.

-

Đầm dùi điện (đường kính 40-60mm) sẽ đầm bê tông không quá 10 phút sau khi đổ

bê tông vào ván khuôn. Không dùng đầm dùi san bê tông.

-

Trạng thái bêtông được quan trắc cẩn thận, tránh ninh kết trước khi đổ lớp tiếp theo.
Lớp bêtông tiếp phải được đổ cách lớp trước tối đa 2 giờ.

-

Mặt bằng làm việc được đặt trên các thanh trên cùng để làm việc an toàn và hiệu
quả.

-

Độ kín khít của ván khuôn được kiểm tra thường xuyên (các thợ mộc, thợ sắt và thợ
hàn trực sẵn) để đảm bảo ván khuôn và cốt thép không biến dạng, chuyển vị hay rò

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 19


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

rỉ. Nếu có biếng dạng, chuyển vị hây rò rỉ, điều chỉnh vị trí ván khuôn hoặc cốt thép
ngay lập tức trước khi tiếp tục đổ bê tông.
-


Cốt thép cột và các thép khác nằm trên cao độ sẽ được bao phủ lớp nhựa để tránh
bê tông bám vào.

-

Kiểm soát vận tốc đổ để áp lực lên ván khuôn không vượt áp lực thiết kế.

-

Đổ bê tông đài cọc theo từng lớp cho tới mạch dừng thi công theo trình tự xoay vòng
từ đầu này đến đầu kia.

Hình 2.9 – Đổ bêtông cho bệ trụ.
2.3.10.3. Công tác hoàn thiện bề mặt.
-

Sau khi đổ bê tông, dùng bay tạo phẳng bề mặt bê tông để hoàn thiện, kiểm tra lại
cao độ đỉnh đài cọc.

-

Trong mọi trường hợp, cần thực hiện cẩn thận để đảm bảo bề mặt bê tông phẳng
đúng độ dốc và cao độ.

-

Đặc biệt, để kiểm soát sớm vết nứt nhiệt trên bề mặt của bệ trụ cầu Sài Gòn, bệ trụ
sẽ áp hai lần đổ như sau :
+ SG1 : hai lần đổ bê tông ( lớp 1: 1.5m; lớp 2 : 1.5m)
+ SG2 : hai lần đổ bê tông ( lớp 1:2.0m; lớp 2:2.0m)

+ SG3 : hai lần đổ bê tông ( lớp 1:2.0m; lớp 2: 2.0m)

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 20


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

+ SG4 : một lần đổ bê tông ( lớp 1:1.5m; lớp 2 : 1.5m )
-

Mạch dừng thi công sẽ được xử lí bằng dung dịch ức chế đông kết bê tông. Dung
dịch ức chế đông kết bê tông sẽ được phun trên bề mặt sau khi đổ bê tông, khi đủ
thời gian chờ, dùng vòi phun nước cao áp xịt lên bề mặt làm lộ cốt liệu đá. Nếu một
vài nơi cốt liệu đá không lộ rõ, nhân công sẽ đục khu vực đó để tạo nhám.

-

Khi bê tông được đổ đến đỉnh bệ, bề mặt sẽ được hoàn thiện bằng thước gỗ và bay.

Hình 2.10 – Bố trí đổ bê tông tại bệ trụ GS3, GS4.

Hình 2.11 – Bố trí đổ bê tông tại bệ trụ GS1, GS2.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 21



ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

Hình 2.12 – Xử lý bề mặt tại đỉnh bệ.
2.3.10.4. Bảo dưỡng bê tông.
-

Bêtông đài cọc là bê tông khối lớn, mỗi giai đoạn thi công bệ sẽ được bảo dưỡng
bằng biện pháp đặc biệt như đã trình bày trong hồ sơ No:UMRTL1-CP2-SBSGCVS-RPT-00193-B ngày 17/12/2013- phân tích thủy hóa của đài cọc.

Hình 2.13 – Biện pháp bảo dưỡng ( Đổ bê tông theo 2 giai đoạn).
+ Giai đoạn 1: Đổ bê tông đến một nữa bệ. Dùng mút xốp hoặc lên thủy tinh
phủ lên ( 2W/m20C) mặt bên của bệ tưới nước lên mặt đỉnh trong vòng 10 ngày
để giữ nhiệt độ dưới 300C ( 10 ngày bao gồm thời gian lắp dựng cốt thép phần
còn lại của bệ).

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 22


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

+ Giai đoạn 2: Đổ bê tông cho phần còn lại của bệ : Bảo dưỡng bằng mút xốp
hoặc len thủy tinh phủ lên ( 2 W/m20C) mặt bên và đỉnh bệ trong 5 ngày để giữ

nhiệt độ dưới 30o C.

Hình 2.14 – Bố trí vật liệu cho việc bảo dưỡng móng.
Trong đó: 1- Nilon phủ tránh mưa; 2- Lớp bông/ xốp dày 7-10cm; 3- Nilon đậy
mặt bê tông; 4- Tấm xốp dày 4-5cm; 5- Bê tông móng; 6- Ván khuôn thành.

Hình 2.15 – Bảo dưỡng bê tông.
2.3.11. Tháo ván khuôn.
-

Hệ chống ván khuôn sẽ được tháo dỡ sau 24h sau khi thi công đổ bê tông để bảo
dưỡng bê tông móng.

SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 23


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

-

Ván khuôn thành sẽ được giữ nguyên trong 5 ngày bảo dưỡng.

-

Sau thời gian bảo dưỡng, tất cả ván khuôn thành sẽ được tháo dỡ cẩn thận tránh làm
hư hỏng bề mặt bê tông.


-

Tất cả các dây buộc và cốt thép được sử dụng để hổ trợ ván khuôn sẽ phải dược gỡ
bỏ.

-

Sau khi công tác hoàn thiện hoàn tất, phạm vi thi công sẽ được dọn sạch. Tất cả thiết
bị, máy móc vật liệu không sử dụng sẽ được dọn khỏi công trường.

2.4. Trình tự thi công Trụ SG4.
-

Giai đoạn 1:
+ Tập kết vật liệu và thiết bị.
+ Thi công cọc khoan nhồi.
+ Đào đất tạo mặt bằng thi công.
+ Hạ CVT bằng búa rung đến cao độ thiết kế.
+ Tiến hành đào đất ra khỏi hố móng tới cao độ -8,10m (đáy lớp bê tông bịt
đáy).
+ Tiến hành thi công cọc khoan nhồi.

Hình 2.16 – Thi công Trụ SG4 giai đoạn 1.
SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 24


ĐỒ ÁN XÂY DỰNG CẦU

-

GVHD: ĐỖ THÀNH HIẾU

Giai đoạn 2:
+ Đổ lớp bê tông bịt đáy dày 1.5m.

Hình 2.17 – Thi công Trụ SG4 giai đoạn 2.
-

Giai đoạn 3:
+ Bơm nước ra khỏi hố móng tới cao độ 1.12m (dưới cao độ tầng chống thứ
nhất 0.5m).
+ Cắt đầu cọc.
+ Lắp đặt thanh chống và giằng tầng thứ nhất.

Hình 2.18 – Thi công Trụ SG4 giai đoạn 3.
SVTH: ĐỖ MINH TRUYỀN - MSV: 5651014131

Trang 25


×