Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Ôn thi công chức sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.91 KB, 12 trang )

BÀI 30:
CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC
THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ
I.

Mục đích yêu cầu

1. Về kiến thức
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, thực chất là một
cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Kết quả của chiến tranh đã khai sinh ra một dân tộc mới – dân tộc tư sản Mĩ,
phát triển theo con đường TBCN.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng.
- Thái độ trân trọng những hi sinh của nhân dân Mĩ vì nền độc lập của dân tộc
mình.
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan
- Kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Lược đồ kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Chân dung G. Oa – sinh – tơn.
- Một số hình ảnh khác…
III. Tiến trình tổ chức dạy – học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.


Trình bày kết quả, tính chất, ý nghĩa của CMTS Anh ? Tại sao nói CMTS Anh là
cuộc CMTS không triệt để ?


3. Dẫn dắt bài mới.
Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu hai cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở châu Âu,
đó là cuộc CMTS Hà Lan ở thế kỉ XVI và cuộc CM Anh giữa thế kỉ XVII. Hôm
nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một cuộc CMTS nằm ngoài phạm vi châu Âu, đó
là cuộc CMTS Bắc Mĩ. Vậy nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc chiến này như
thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay, Bài 30: “Chiến tranh
giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”
4.

Tổ chức các hoạt động dạy – học

Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1 :
- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu
biết của mình về Bắc Mĩ ?
HS trả lời
- GV trình chiếu lược đồ 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ :
GV chốt ý : + Bắc Mĩ nằm ở phía bắc của Châu
Mĩ, phía Bắc giáp Canada, Nam giáp Phlorida
( thuộc TBN ), Đông giáp Đại Tây Dương, Tây
giáp. Bắc Mĩ còn được gọi là Tân thế giới khi
các nhà thám hiểm châu Âu khám phá ra lục địa
này vào cuối TK XV. Trước khi người Châu Âu
đặt chân đến Bắc Mỹ, thì khu vực này là địa
bàn sinh sống của những người da đỏ (người Inđi-ân). Họ sống ở giai đoạn bộ lạc. Từ đầu thế
kỉ XVI, sau cuộc thám hiểm phát hiện ra Châu
Mỹ của C. Cô-lôm-bô, quá trình xâm thực tàn
bạo của thực dân Châu Âu đã diễn ra ở khu vực
này, đầu tiên là người Tây Ban Nha, tiếp đến là

người Pháp, Hà lan.
Anh là nước đến sau nhưng quá trình thực dân
hoá Bắc Mỹ của thực dân Anh lại diễn ra mạnh
mẽ và có hiệu quả hơn cả. . Và đến nửa đầu thế
kỉ XVIII, họ đã thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ
dọc theo bờ Đại Tây Dương.

Kiến thức cơ bản
1. Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ.
Nguyên nhân bùng nổ chiến
tranh.
a. Sự hình thành các thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ.

- Nửa đầu TK XVIII, Anh đã
lập nên 13 bang thuộc địa ở
Bắc Mĩ .


+ Căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị, tôn
giáo, thành phần dân cư…người ta chia khu vực
này thành:
* Miền Bắc gồm các thuộc địa Maxachuxet,
Niuhămsai, Connếchtinơt và Rốt – Ailen.
* Miền Trung gồm các thuộc địa :
Niu –ooc, Niu giơ – xi, Đơ- la- oa, Pen- xinva-ni-a..
* Miền Nam gồm các thuộc địa :
Viếc- gi-ni-a, Mê-ri-len, Ca-rô-lin-na Bắc, Carô-lin-na Nam và Giooc- gi- a.
- GV chuyển ý: Trước khi chủ nghĩa thực dân

đặt chân đến Bắc Mỹ, những người da đỏ ở đây
sống bằng nghề trồng tỉa, hái lượm, đánh cá và
săn bắn, thích nghi với việc khai thác các nguồn
lợi từ tự nhiên.
- GV hỏi: Vậy với sự xâm nhập của chủ
nghĩa thực dân Châu Âu, nền kinh tế đó của
Bắc Mỹ có những chuyển biến như thế nào?
+ HS suy nghĩ trả lời.
+ GV chốt ý:
- Đến giữa TK XVIII, kinh tế TBCN ở 13 thuộc
địa Bắc Mĩ phát triển mạnh.
+ Ở miền Bắc , các công trường thủ công
sản xuất rượu, dệt may, làm đồ thủy tinh đặc
biệt là nghề luyện kim và đóng tàu rất phát
triển. Bô – xtơn trở thành trung tâm công
nghiệp thời bấy giờ -> GCTS nắm nhiều quyền
lợi về kinh tế.
+ Ở miền Nam, các chủ đồn điền bóc lột sức
lao động của nô lệ da đen ( đưa từ châu Phi
sang ) để sản xuất lương thực, bông, mía, thuốc
lá… phục vụ cho nhu cầu của thuộc địa và xuất
khẩu => Giai cấp chủ nô nắm nhiều quyền lợi
về kinh tế.
- GV hỏi : Vì sao có sự khác biệt trong phát
triển kinh tế giữa hai miền ?
HS trả lời, GV chốt ý :
+ Ở miền Nam khí hậu thuận lợi, nhiều đồng
bằng đất đại màu mỡ thuận lợi để phát triển

b. Sự phát triển của chủ nghĩa

tư bản ở Bắc Mĩ.
- Đến giữa TK XVIII,kinh tế ở
13 thuộc địa Bắc Mĩ phát triển
mạnh.
+ Ở miền Bắc : phát triển công
thương nghiệp TBCN.
+ Ở miền Nam : phát triển kinh
tế đồn điền.


nông nghiệp cho nên giai cấp chủ nô đã sử dụng
lao động nô lệ da đen để trồng các loại cây
lương thực…
+ Trong khi đó ở miền Bắc khô cằn hơn, có
nhiều hải cảng thuận lợi để phát triển công
thương nghiệp TBCN.
Sự phát triển về kinh tế cùng với những tiến
bộ về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, một
thị trường thống nhất dần được hình thành ở
Bắc Mĩ.
- GV hỏi : Trước sự phát triển đó, thực dân
Anh đã phản ứng như thế nào ? Và có chính
sách gì đối với thuộc địa ?
HS trả lời:
GV chốt ý : Trước sự phát triển đó, thực dân
Anh đã tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm.
+ Về chính trị : thực dân Anh áp bức dân tộc,
giai cấp.
+ Về kinh tế : cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại
hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm

mở rộng khai khẩn đất đai ở miền Tây, cấm
đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang,
đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề.
- GV hỏi : Tại sao thực dân Anh lại kìm hãm
sự phát triển kinh tế của các thuộc địa ?
+ HS suy nghĩ trả lời:
+ GV chốt ý : Vì mục tiêu của chủ nghĩa thực
dân Anh là biến các thuộc địa Bắc Mĩ thành nơi
cung cấp nguyên nhiên liệu và thị trường hàng
hóa cho chính quốc. Tuy nhiên, sự phát triển
kinh tế ở các thuộc địa này đã làm cho Bắc Mĩ
trở thành đối thủ cạnh tranh với Anh. Vì vậy mà
thực dân Anh đã kìm hãm sự phát triển đó.
- GV hỏi : Những chính sách đó đã làm nãy
sinh mâu thuẫn gì trong xã hội ? Và đặt ra
nhiệm vụ gì cho nhân dân Bắc Mĩ ?
+ HS trả lời
+ GV chốt ý : hậu quả của những chính sách đó
đã làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân,
giai cấp tư sản, chủ nô Bắc Mĩ với thực dân

=> Thực dân Anh kìm hãm sự
phát triển kinh tế như tăng thuế,
độc quyền buôn bán…

=> Nhân dân thuộc địa ><
chính quyền thực dân Anh.
- Nhiệm vụ : lật đổ ách thống
trị của thực dân, mở đường cho
kinh tế TBCN phát triển.



Anh thêm sâu sắc. Vì vậy, nhân dân Bắc Mĩ đã
đứng lên đấu tranh để lật đổ ách thống trị của
thực dân Anh, mở đường cho kinh tế TBCN
phát triển.
- GV chuyển ý: Duyên cớ trực tiếp, diễn biến
chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc
Mĩ diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu
mục 2.
Hoạt động 2 : Trình bày diễn biến chính của
chiến tranh .
GV: Mâu thuẫn trên chính là nguyên nhân sâu
xa của chiến tranh. Tuy nhiên một cuộc chiến
tranh bùng nổ cần có duyên cớ của nó.
GV: Vậy duyên cớ của cuộc chiến tranh là
gì?
+ HS trả lời, GV chốt ý, trình chiếu hình ảnh
cảng Bôxtơn và miêu tả : sự kiện chè Bôxtơn đã
thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.
Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh
cập bến cảng Bôxtơn. Những người dân địa
phương đã nhảy lên tàu, ném các thùng chè
xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra
lệnh phong tỏa cảng Bôxtơn và điều quân đến
chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngưng
trệ, công nhân thất nghiệp, không khí khủng bố
tràn ngập, Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang
đến gần.
Trước tình hình đó, tháng 9/1774, Đại hội đại

biểu các thuộc địa tiến hành ở Philađenphia –
Đại hội lục địa lần thứ nhất.
- GV hỏi : Đại hội lục địa lần thứ nhất đề
cập vấn đề gì ? Và thái độ của vua Anh như
thế nào ?
HS trả lời
GV chốt ý : các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi
bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở
Bắc Mĩ. Vua Anh không chấp nhận yêu cầu đó
và tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị nếu các thuộc
địa “ nổi loạn ”.

2. Diễn biến chiến tranh và sự
thành lập Hợp chúng quốc
Mĩ.
a. Duyên cớ :
+ 12/1773 : sự kiện chè Bôxtơn
-> Thổi bùng ngọn lửa cách
mạng.

+ 1774 : Đại hội lục địa lần thứ
nhất tại Philađenphia, yêu cầu
vua Anh xóa bỏ những luật cấm
vô lí nhưng không đạt được kết
quả.


=> Cách mạng bùng nổ.
GV: Về diễn biến của cuộc chiến tranh GV
hướng dẫn HS lập niên biểu những sự kiện

chính theo 2 cột :
Thời gian
4/1775

17/10/1777

Sự kiện
Chiến tranh giữa các thuộc
địa và chính quốc bùng nổ
Đại hội lục địa lần thứ hai
Đại hội thông qua bản
Tuyên ngôn Độc lập.Hợp
chúng quốc Mĩ thành lập
Chiến thắng ở Xa -ra-tô -ga

1781

Chiến thắng ở I -ooc -tao

5/1775
4/7/1776

- 4/1775 : chiến tranh giữa các thuộc địa và
chính quốc bùng nổ. Nghĩa quân đã chiến đấu
rất anh dũng song do lực lượng yếu và tổ chức
kém nên không thắng nổi đội quân chính quy
của vua Anh.
- 5/1775 : Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu
tập quyết định thành lập “ Quân đội thuộc địa ”
và bổ nhiệm G. Oashing tơn làm tổng chỉ huy.

Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước
Anh.
GV trình chiếu ảnh G.Oashingtơn và giới
thiệu về ông : G.Oashingtơn ( 1732 – 1799 ),
sinh trưởng trong một gia đình chủ nô giàu có ở
bang Viếc – gi – ni a. Khi 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ nổi dậy giành độc lập, triệu tập Đại hội
lục địa ở Philađenphia, Oashingtơn là một trong
những đại biểu của bang Viếc – gi – ni a và
được cử làm Tổng chỉ huy quân đội lục địa.
Ông có tài thao lược quân sự như chỉnh đốn
quân đội, thay đổi hình thức tác chiến..
- 4/7/1776 : Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn
Độc lập.
- GV hỏi : Nội dung cơ bản của bản Tuyên

b. Diễn biến :


ngôn Độc lập là gì ?
+ HS suy nghĩ trả lời:
+ GV trình chiếu ảnh về Tô – mát Giép – phen
–xơn và bản Tuyên ngôn độc lập.
Giới thiệu về Tô – mát Giép – phen –xơn: Ông
sinh năm 1743 tại Shadwell thuộc bang Virginia
trong một gia đình kĩ sư gốc Anh. Năm 23 tuổi,
ông trở thành Luật sư. Bảy năm sau, ông thôi
hành nghề và sống cuộc sống của một nhà quý
tộc nông thôn độc lập. Ông được cử làm thành
viên Viện đại biểu bang Virginia, và khi các vấn

đề thuộc địa trở nên gay gắt, ông đóng vai trò
ngày càng tích cực trong phong trào đấu tranh
giành độc lập. Ông được cử làm công tác đặc
biệt ở Anh, tại Mĩ ông được cộng sự chọn để
soạn dự thảo bản Tuyên ngôn.
Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn : tố cáo
chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và
khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mĩ.
Bản Tuyên ngôn lên án vua Anh và long trọng
tuyên bố quyền độc lập của các quốc gia và
chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi
chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập –
Hợp chúng quốc Mĩ. Về sau, ngày 4/7 trở thành
ngày Quốc khánh của nước Mĩ.
- GV hỏi : Vậy điểm tích cực và hạn chế của
bản Tuyên ngôn là gì ?
+ HS suy nghĩ trả lời:
+ GV kết luận :
* Điểm tích cực : là văn kiện có tính chất tiến
bộ, lần đầu tiên các quyền của con người và
quyền công dân được chính thức công bố trước
toàn thể nhân loại. Nguyên tắc về chủ quyền
của nhân dân được đề cao như một sự thách
thức đối với chế độ thực dân Anh ở Bắc Mĩ và
chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị
khắp lục địa châu Âu.
* Hạn chế : không đề cập đến việc xóa bỏ chế
độ nô lệ cùng với việc bóc lột giai cấp công
nhân và nhân dân lao động.



- Cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân
vẫn tiếp
- Ở phần điểm tiến bộ của bản Tuyên ngôn, liên
hệ với bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945
của nước ta.
diễn.
- GV hỏi : Chiến thắng nào là bước ngoặt
của cuộc chiến tranh ?
+HS trả lời:
+GV kết luận : 17/10/1777, nghĩa quân giành
thắng lợi lớn ở Xa – ra – tô – ga, chiến thắng
này có ảnh hưởng lớn tới cục diện chiến tranh
và có ý nghĩa như một bước ngoặt của cuộc
chiến tranh.( GV trình chiếu hình ảnh chiến
thắng này ).
+ 1781 : nghĩa quân thắng trận quyết định ở I –
ooc – tao, đánh tan hi vọng cuối cùng của quân
Anh, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Bắc
Mĩ. ( GV chiếu hình ảnh )
- GV hỏi : Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc
Mĩ chiến thắng quân Anh ?
HS trả lời, GV chốt ý :
+ Sự lãnh đạo tài giỏi của G.Oashington .
+ Được sự tham gia ủng hộ của đông đảo quần
chúng nhân dân thuộc địa và nhân dân các nước
châu Âu.
+ Biết lợi dụng địa hình hiểm trở của Bắc Mĩ,
phát huy chiến thuật đánh du kích của mình.
+ Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa.

Vậy cuộc chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã mang lại kết quả và
ý nghĩa như thế nào, chúng ta sang mục 3.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu kết quả, tính chất và
ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- GV hỏi : Trình bày kết quả của chiến tranh
giành độc lập ?
HS trả lời, GV chốt ý :
+ Cuộc chiến tranh kết thúc, 9/1783 Hòa ước
Véc xai được kí kết. Trước đây, Thực dân Anh

3.Kết quả và ý nghĩa của
chiến tranh giành độc lập.
- Kết quả :
+ 9/1783, Hòa ước Véc xai
được kí kết. Anh chính thức


không thừa nhận và phản đối kịch liệt sự thành
lập của quốc gia độc lập Hợp chúng quốc Mĩ.
Tuy nhiên đến Hòa ước này, Anh chính thức
công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ. Hòa ước đánh dấu thắng lợi to lớn của
nhân dân Bắc Mĩ về quân sự và ngoaị giao.
Một quốc gia tư sản mới ở Bắc Mĩ ra đời, do
quần chúng nhân dân lập nên, đó là Hợp chúng
quốc Mĩ, hay còn gọi là Hoa Kì.
+ 1787, Hiến pháp Mĩ được thông qua.
- GV hỏi : Nội dung của bản Hiến pháp là gì

?
+HS trả lời, GV chốt ý : Theo Hiến pháp Mĩ là
một nước Cộng hòa liên bang được tổ chức theo
nguyên tắc “ tam quyền phân lập ”.
- GV hỏi : Thế nào là nước Cộng hòa liên
bang ?
+ HS trả lời, GV chiếu bộ máy nhà nước Mĩ
theo Hiến pháp 1787 và chốt ý : là thể chế
chính trị của một nhà nước không có vua, mọi
quyền lực đều do Quốc hội nắm giữ, người
đứng đầu nhà nước được bầu ra thông qua phổ
thông đầu phiếu từ một bang có sự liên kết giữa
các bang.
Quốc hội gồm 2 viện là Thượng viện và Hạ
viện, nắm quyền lập pháp.Tổng thống nắm
quyền hành pháp, Tòa án nắm quyền tư pháp .
Trong mô hình này, quyền lập, hành pháp, tư
pháp được tách biệt và giao cho 3 cơ quan độc
lập khác nhau thực hiện và qua đó ràng buộc,
kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau.
- GV hỏi : Mục đích của “ tam quyền phân
lập ” là gì ?
HS trả lời
GV chốt ý : 2mục đích
+ Thuận lợi và dễ dàng trong công việc quản lí
nhà nước.
+ Tránh tình trạng lạm dụng quyền lực, chuyên
quyền, tập trung quyền lực vào một thế lực khi
giải quyết các công việc nhà nước.


công nhận nền độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

+ 1787, Hiến pháp Mĩ được
thông qua. Theo Hiến pháp , Mĩ
là một nước Cộng hòa liên
bang .


- 1789, G.Oa shintơn được bầu làm Tổng thống
đầu tiên của nước Mĩ.
Liên hệ:
- GV hỏi : Tính chất của cuộc chiến tranh
giành độc lập?
+ HS trả lời, GV chốt ý : Cuộc chiến tranh
giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
về thực chất là một cách mạng tư sản.
- GV hỏi : Vì sao chiến tranh giành độc lập
của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách
mạng tư sản ?
+HS trả lời, GV chốt ý : Là cuộc cách mạng tư
sản là vì do giai cấp tư sản và chủ nô lãnh đạo,
được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và đã
thực hiện được nhiệm vụ cách mạng : lật đổ ách
thống trị của thực dân Anh, thiết lập sự cầm
quyền của giai cấp tư sản, mở đường cho
CNTB phát triển.
- GV hỏi : Cách mạng tư sản Bắc Mĩ có triệt
để hay không ?
+ HS trả lời, GV chốt ý : cuộc cách mạng này

không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô
được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động
nói chung không được hưởng gì. Chệ độ nô lệ
da đen chưa được xóa bỏ, bởi vì là nguồn bóc
lột sức lao động chủ yếu của chủ nô, đồng thời
là việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Đó là hạn chế của cuộc cách mạng .
Cũng như cách mạng Anh là cuộc cách mạng tư
sản không triệt để khi vẫn còn duy trì ngôi vua
và thành quả cách mạng chỉ đem lại quyền lợi
cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn người
nông dân không được hưởng gì.
- GV hỏi : Ý nghĩa của cuộc chiến tranh
giành độc lập ?
+HS trả lời, GV chốt ý : Nó đã thực hiện được
2 nhiệm vụ cùng một lúc : lật đổ ách thống trị
của thực dân Anh, thành lập được một nhà nước
mới và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển. Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng

- Tính chất : là cuộc cách mạng
tư sản không triệt để.

- Ý nghĩa :
+ Thực hiện được 2 nhiệm vụ
cùng một lúc : lật đổ ách thống
trị của thực dân Anh , thành lập
được một nhà nước mới và mở
đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển.



chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu
tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh cuối thế kỉ
XVIII – đầu thế kỉ XIX.

+ Góp phần thúc đẩy phong
trào cách mạng chống phong
kiến ở châu Âu và phong trào
đấu tranh giành độc lập ở Mĩ
Latinh cuối thế kỉ XVIII – đầu
XIX.

IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố
GV củng cố bài học bằng cách cho HS trả lời 1 số câu hỏi sau:
Câu 1: Yếu tố nào chứng tỏ 13 bang thuộc địa của Anh đang phát triển theo
con đường TBCN:
A.
B.
C.
D.

Các xí nghiệp độc quyền được thành lập.
Xuất hiện các công trường thủ công.
Phường hội ra đời.
Tất cả các phương án trên đều đúng.
Đáp án: B

Câu 2: Cuộc bạo động chống chính quyền Anh đầu tiên nổ ra ở thành phố

nào?
A.
B.
C.
D.

Chicagô
Philađenphia
Bôxtơn
Xaratôga
Đáp án: C

Câu 3: Sau sự kiện “chè Bôxtơn”, chính phủ Anh đã có biện pháp gì?
A. Đốt cảng Bôxtơn


B. Bắt giam Oasinhtơn
C. Phong tỏa cảng Bôxtơn
D. Cho quân đàn áp nhân dân
Đáp án: C
Câu 4: Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa vào năm nào?
A.
B.
C.
D.

Năm 1797
Năm 1783
Năm 1849
Năm 1873

Đáp án: B

Câu 5: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống (…)
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là
một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, mang tính chất….
Đáp án: không triệt để.
2. Dặn dò
-

So sánh CMTS Anh và CMTS Bắc Mĩ :

Nội dung so sánh
Hình thức

CMTS Anh

CMTS Bắc Mĩ

Mục tiêu, nhiệm vụ
Lãnh đạo
Động lực cách mạng
Kết quả
Tính chất
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới, bài 31 “ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ”.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×