Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giáo dục hướng nghiệp gắn với trải nghiệm thực tiễn sản xuất mắm tép tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.06 KB, 39 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Giáo dục hướng nghiệp gắn với trải nghiệm thực tiễn sản xuất mắm tép tại địa
phương”
I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG
1. Tên sáng kiến:
Giáo dục hướng nghiệp là môn học rất quan trọng vì hướng nghiệp giúp học
sinh tìm được mục đích học tập và định hướng tương lai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
để tăng hiệu quả học tập cần bồi dưỡng động lực học tập cho học sinh. Theo nghiên
cứu của Sở GD Thành phố Hồ Chí Minh công bố tháng 01/2019 đã khảo sát 150 cơ sở
giáo dục kết quả có 53,8% học sinh chưa có động lực học tập. Rất nhiều giải pháp tạo
động lực học tập đã được đưa ra ví dụ như tổ chức các lớp học giáo dục về kĩ năng
sống, các khóa học giáo dục thái độ sống. Một trong số các biện pháp tạo động lực học
tập cho học sinh chính là giáo dục thông qua trải nghiệm thực tế. Với mục đích định
hướng nghề nghiệp và tạo động lực học tập cho học sinh, chúng tôi tổ chức dạy học
theo dự án. Dự án gồm ba giai đoạn: Trải nghiệm thực tế tại địa phương nhằm tạo nhu
cầu tìm hiểu về nghề nghiệp cho học sinh; Cung cấp định hướng và tài liệu công cụ để
đưa ra phương án trả lời câu hỏi định hướng nghề nghiệp; Tổ chức trải nghiệm để học
sinh tự kiểm nghiệm lại thông tin qua các hình thức như tham gia ngày hội tư vấn
tuyển sinh, tham gia diễn đàn, hỏi chuyên gia. Các hoạt động học được giáo viên thiết
kế, tổ chức và dẫn dắt sao cho học sinh chủ động tham gia thiết kế, tự mình thực hiện,
tiến hành thảo luận và viết thu hoạch. Nội dung học tập không tập trung nghiên cứu
kiến thức hàn lâm mà chủ yếu là kiến thức thực tế phục vụ mục đích hướng nghiệp của
học sinh. Sau khi kiểm nghiệm kết quả trong một năm học với đối tượng học sinh khối
11, chúng tôi báo cáo sáng kiến với tên gọi: “Giáo dục hướng nghiệp gắn với trải
nghiệm thực tiễn sản xuất mắm tép ở địa phương”
2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Giải pháp cũ thường làm:
Công tác hướng nghiệp trong chương trình giáo dục trung học tại Việt Nam
được thực hiện qua 2 hướng chính:


1/ Giáo dục hướng nghiệp - hoạt động giáo dục hướng nghiệp (9 tiết/năm) và
một số hoạt động ngoài giờ lên lớp;
1


2/ Thông tin và kĩ năng về nghề - hoạt động giáo dục nghề phổ thông (105
tiết/năm, tự chọn bắt buộc) và một phần qua môn Công nghệ cho học sinh trung học
phổ thông.
Hiện tại, công tác hướng nghiệp cho học sinh còn được thực hiện thông qua
hoạt động trải nghiệm.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy: Đa số học sinh lựa chọn hướng học tập, định
hướng nghề nghiệp theo cảm tính cá nhân, gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè; sự lựa
chọn mang đậm tính chất chủ quan, thiếu tính thực tiễn và không phù hợp với xu thế
phát triển của địa phương và đất nước. Việc dạy học còn nặng về cung cấp kiến thức
và rèn kĩ năng. Ví dụ như với mỗi môn học giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động học sao
cho học sinh ghi nhớ được nhiều nội dung kiến thức, biết phân tích và tổng hợp các
kiến thức môn học. Có đôi khi học sinh đặt câu hỏi: Kiến thức này giúp gì cho em khi
học tiếp hoặc giúp gì cho em trong cuộc sống tương lai? Để trả lời câu hỏi đó có nhiều
đáp án, tùy từng môn học cụ thể đáp án sẽ khác nhau. Tuy vậy, câu trả lời chung nhất
là môn học sẽ giúp em năng lực để đương đầu với cuộc sống. Ví dụ như Môn Hóa học,
em sẽ học được nhiều kĩ năng và năng lực trong đó có năng lực quan sát. Năng lực
quan sát giúp em đưa ra quyết định hợp lí khi làm việc, quyết định đúng đắn trong
cuộc sống.
Còn với công tác hướng nghiệp, khi thực hiện giờ dạy hướng nghiệp, giáo viên
sẽ thực hiện theo các bước:
Bước 1. Thiết kế giáo án với mục tiêu, phương pháp, phương tiện cụ thể, phương pháp
sử dụng thuyết trình hoặc thảo luận nhóm giải quyết vấn đề.
Bước 2. Thực hiện giờ dạy học theo tiến trình:
- Giáo viên cho HS nghiên cứu tài liệu.
- Giáo viên cung cấp kiến thức hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận.

- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Giáo viên giải đáp thắc mắc, học sinh rút ra kết luận.
- Kết luận lúc này còn mang tính chủ quan.
* Ưu điểm của giải pháp cũ:
- Giáo viên thực hiện đúng tiến trình lên lớp theo kế hoạch đề ra.
- Học sinh được rèn tư duy khoa học hàn lâm và tư duy logic, rèn luyện kĩ năng ghi
nhớ.
- Giáo viên đã quen tổ chức các hoạt động học tập, chi phí thấp: có thể áp dụng cho
một lớp, một khối hoặc toàn trường. Học sinh chủ yếu nghiên cứu tài liệu, sử dụng
giấy bút ghi chép.
2


- Công tác tổ chức đơn giản, dễ làm, an toàn.
* Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục của giải pháp cũ:
- Khi thực hiện dạy học, giáo viên ưu tiên truyền tải nội dung kiến thức, học
sinh thụ động tiếp nhận kiến thức. Tuy vậy nếu học sinh mất tập trung thì không kịp
ghi nhớ nội dung. Một số khác nữa không thể tập trung ghi nhớ dẫn đến tình trạng
giảm chú ý, dần dần ảnh hưởng tiêu cực đến động lực và tinh thần học tập.
- Hoạt động học nếu tổ chức theo hình thức giáo viên thuyết trình thì học sinh
chỉ cần tiếp thu kiến thức môn học, kiến thức về định hướng nghề. Trong vô vàn kiến
thức về định hướng nghề các em lại không biết chọn cho mình hướng đi nào dẫn tới
tình trạng chọn nghề theo xu hướng, theo số đông, theo ngành hot.
- Hoạt động học nếu tổ chức theo hình thức thảo luận nhóm hoặc tự nghiên cứu
thì học sinh được rèn năng lực giao tiếp, khả năng thuyết trình. Tuy nhiên, nội dung
các em học được vẫn ở trong tưởng tượng nên vẫn dẫn tới tình trạng chọn nghề theo
xu hướng và số đông.
- Theo giải pháp cũ các hình thức học đều để học sinh ở vị trí thụ động nên học
sinh chưa tạo được động lực học tập, học sinh chưa hình thành được năng lực tự đánh
giá, đặc biệt là khả năng nhận định và giải quyết các tình huống thực tế.

2. Giải pháp mới
Qua nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp ở nhiều trường
THPT và các tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh
chúng tôi nhận thấy: muốn hướng nghiệp thành công thì cần nâng cao nhận thức về
ngành nghề và sự phù hợp của ngành nghề với bản thân và tương lai của ngành nghề
trong xu thế của xã hội. Để làm được điều đó thì học sinh cần được trải nghiệm từ đó
tự rút ra những bài học bổ ích và hướng đi phù hợp cho bản thân. Giải pháp mới của
chúng tôi tập trung tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh xác định được
mục đích trong tương lai và hình thành động lực học tập.
2.1 Cơ sở của giải pháp
Hoạt động trải nghiệm: Theo [1], trong chương trình giáo dục phổ thông mới,
hoạt động trải nghiệm chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mỗi học sinh vừa tham gia thiết kế và tổ chức hoạt
động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, cách tổ chức để sống
và làm việc hiệu quả. Ở giai đoạn này học sinh bước đầu xác định được sở trường và
chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho bản thân. Việc này thực hiện thông qua các môn
học.
3


Giáo dục định hướng nghề nghiệp: Thông qua hoạt động lao động, hoạt động
xã hội và phục vụ cộng đồng, đóng vai và các hoạt động tập thể giúp hình thành năng
lực định hướng nghề nghiệp. Qua yêu cầu của nghề nghiệp giúp học sinh điều chỉnh
mục tiêu học tập và chủ động học tập các kĩ năng mềm cần thiết cho sự phát triển lành
mạnh trong tương lai. Ví dụ như khả năng giao tiếp, khả năng đàm phán và thuyết
phục người khác, kĩ năng tham gia hoạt động nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ 1,
một số khác bắt đầu tự học ngoại ngữ 2. Ngoài ra học sinh còn học được cách cảm
thông và tương trợ giúp đỡ người khác.
Giáo dục hướng nghiệp do nhà trường, gia đình và xã hội cùng thực hiện, hiệu
quả của giáo dục hướng nghiệp chủ yếu đến từ hoạt động và nỗ lực của nhà trường và

gia đình.
2.2 Bản chất của giải pháp
Như đã đề cập ở mục 1, giải pháp tập trung giáo dục học sinh thông qua các
hình thức trải nghiệm phong phú. Chúng tôi đã tiến hành theo ba bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm nghiên cứu một ngành nghề truyền
thống tại địa phương (Sản xuất và kinh doanh mắm tép).
Bước này nhằm tạo ra nhu cầu tìm hiểu về cơ hội nghề nghiệp, về sự phù hợp
giữa điều kiện tự nhiên xã hội của vùng miền với cơ hội nghề nghiệp, giữa nhu cầu và
thị hiếu của người tiêu dùng với nhu cầu nghề nghiệp. Bước đầu hình thành khả năng
nhìn nhận đánh giá và dự đoán cho học sinh
Hoạt động học được thiết kế theo hình thức dự án, tiến hành trong 06 tuần, thể
hiện ở phụ lục 1
Bước 2: Học sinh tự tìm hiểu bản thân, tìm hiểu tài liệu và thông tin, và bước
đầu định hướng ngành học tương lai, nghề nghiệp tương lai. Từ yêu cầu tuyển sinh
của ngành học sẽ lựa chọn lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.
Bước này được thực hiện thông qua các tiết sinh hoạt và giáo dục hướng
nghiệp, một phần lồng ghép trong các tiết học trong các môn học. Chúng tôi kết hợp
với giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh thực hiện các bài trắc nghiệm tâm lý, cho
học sinh nghiên cứu các thuyết và mô hình định hướng nghề nghiệp. Mục tiêu để học
sinh hiểu được muốn chọn một nghề cần nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố nào? Giúp
các em tháo gỡ được những khó khăn. Giúp các em hạn chế những ảo tưởng về bản
thân. Giáo dục các em có trách nhiệm với gia đình, có trách nhiệm với cộng đồng. Ví
dụ có một bộ phân học sinh rất thích chơi games, đa phần các em đều nghĩ rằng mình
sẽ học công nghệ thông tin để trở thành một lập trình viên hoặc luyện games để trở
thành người chơi chuyên nghiệp. Hướng dẫn của chúng tôi giúp em nhận ra khả năng
của em có phù hợp với nghề lập trình viên hay tương lai cho một games thủ là rất xa
4


vời. Bước này được thực hiện trong 01 tuần, gồm 02 tiết sinh hoạt đầu giờ và 01 tiết

sinh hoạt thứ 7 (thể hiện ở phục lục 02, Giáo án hướng nghiệp)
Bước 3: Học sinh kiểm nghiệm thông tin qua việc tham gia trải nghiệm “Ngày
hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2019 tại Hà Nội”.
Bước này nhằm củng cố niềm tin vào lựa chọn nghề nghiệp và tạo động lực học
tập cho học sinh. Chúng tôi đã thiết kế tổ chức cho học sinh khối 11 và 10% học sinh
lớp 12 tham gia trải nghiệm ngày hội(90% học sinh lớp 12 lĩnh hội thông tin qua tài
liệu tuyển sinh của các trường). Thông qua khảo sát và thông qua phân tích báo cáo
trải nghiệm của các em chúng tôi thu được kết quả:
Với học sinh khối 12:
40% đã chọn được ngành học và trường học mình mong muốn,
30% cảm thấy hoang mang trước nhiều ngành nghề,
30% thấy tiếc khi định hướng ngành trễ dẫn tới các môn học được chuẩn bị từ
đầu năm không phù hợp với nghề mà em muốn theo đuổi. Ví dụ một học sinh học
khoa học xã hội tìm được rằng điều kiện gia đình, mong muốn bản thân, sở thích và
năng lực bản thân phù hợp với nghề điều dưỡng y tế.
Với học sinh khối 11:
95% học sinh tự tin chọn được ngành học và trường mình muốn học.
80% có động lực học tập
15% động lực học tập còn xuất phát từ phụ huynh.
5% vẫn cần tiếp tục tìm hiểu bản thân để chọn được nghề phù hợp (với khả
năng của bản thân, với mong muốn của bản thân, với xu thế và yêu cầu của xã hội)
Trong quá trình tổ chức chuỗi dự án học tập chúng tôi tổ chức cho học sinh học
tập theo nhóm nhỏ, nghiên cứu theo nhóm, nghiên cứu độc lập, hoạt động cặp đôi,
hoạt động thảo luận nhóm nhỏ (2,3 hs), thảo luận nhóm lớn (6-12 học sinh), thảo luận
trước lớp, báo cáo sản phẩm dự án trước trường. Trong hoạt động báo cáo sản phẩm
trước lớp và trước trường giáo viên đưa ra tiêu chí và yêu cầu sản phẩm, học sinh tự
tổ chức các hình thức báo cáo qua đó các em nâng cao khả năng sử dụng kĩ năng của
môn tin học như cắt, ghép video, thiết kế các bản trình chiếu powpoint chất lượng.
2.3 Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp
a. Tính mới:

Tính mới thứ nhất của giải pháp thể hiện sự đổi mới về tư duy dạy học. Dạy học
từ cung cấp và chú trọng kiến thức môn học, chúng tôi đã vận dụng việc học kiến thức
môn học để giúp học sinh học được các kĩ năng và năng lực cần thiết đối với các em.
5


Mạnh dạn giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện, giáo viên là người theo dõi, tư vấn
giúp học sinh điều chỉnh. Mục tiêu dạy học thay đổi từ học sinh nhớ và vận dụng kiến
thức giải quyết nội dung các bài thi sang vận dụng kĩ năng học tập và kiến thức để
định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Tính mới thứ hai là chúng tôi đã giúp học sinh định hướng nghề theo đúng quy
luật: Dựa trên sở thích, năng lực, và điểu kiện thực tế chọn nghề, sau khi chọn nghề thì
chọn ngành học, tiếp đến mới chọn môn học, khối học phù hợp. Vì vậy học sinh có
mục tiêu rõ ràng để theo đuổi nên các em có động lực học tập. Khi học sinh có động
lực và mục tiêu học tập thì các em tự giác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
của nhiều môn học giúp các em có kĩ năng, năng lực và kiến thức để thi đỗ và học tốt
nghề của các em trong tương lai.
Tính sáng tạo:
Thay vì áp đặt và hướng dẫn học sinh trên lí thuyết chúng tôi đã vận dụng quy
luật khách quan: Xuất phát từ thực tiễn tạo ra nhu cầu về định hướng nghề nghiệp, từ
nhu cầu dẫn tới học sinh sẽ tìm kiến thức, kĩ năng và các hướng dẫn về chọn nghề, khi
các em sơ bộ có hiểu biết về chọn nghề và chọn được ngành nghề quan tâm chúng tôi
cung cấp cho các em địa chỉ tin cậy để các em kiểm chứng và củng cố sự lựa chọn của
bản thân. Trong thời gian tới chúng tôi khuyến khích các em than gia ngày hội việc
làm tại một số trường đại học giúp các em có cái nhìn sâu rộng hơn nữa về sự chuẩn bị
cho nghề nghiệp tương lai, mặt khác giúp các em có thêm động lực để phấn đấu và rèn
luyện.
3. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Hiệu quả kinh tế:
Sau khi thực hiện chuyên đề “Tuần hướng nghiệp” học sinh đã có sự thay đổi rõ

rệt. Các em chăm chỉ học tập hơn, nhất là các em học sinh có học lực trung bình và
học lực yếu. Khi các em xác định được nghề, được ngành học phù hợp với bản thân,
thấy được sự cần thiết của các kĩ năng mà môn học mang lại đối với ngành nghề và
cuộc sống thì các em tôn trọng việc học, có thái độ học tập tích cực rõ rệt. Thể hiện ở
không khí tích cực của các giờ học. Đối với các em có học lực khá và giỏi, sau khi
chọn được nghề mà các em mong muốn các em trở nên tích cực sử dụng sự trợ giúp
của công nghệ để học tập ngoại ngữ và tin học, điều đó giúp các em có nền tảng vững
chắc cho tương lai.
Qua việc tìm hiểu nghề làm mắm tép truyền thống các em đã bắt đầu hình thành
ý thức về việc phát triển nghề truyền thống. Bắt đầu được làm quen với các khái niệm
ban đầu về việc sản xuất, quảng bá, kinh doanh và phát triển nghề làm mắm tép. Từ
6


nhận thức về nghề này các em sẽ phát triển các ngành nghề truyền thống khác trong
tương lai. Trong sản phẩm các em đã thể hiện muốn kết hợp giữa ngành du lịch và tiêu
thụ các sản phẩm truyền thống. Các em đã nghiên cứu và chỉ ra tương lai có thể phát
triển nghề làm mắm tép ở Gia Viễn triển khai thành chương trình “Mỗi xã, phường
một sản phẩm” (tiếng Anh là One commune, one product- viết tắt là OCOP). Ý tưởng
của các em dựa trên phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (tiếng Anh là One village,
one product- viết tắt là OVOP) của Nhật bản, phong trào này đã mang lại nhiều lợi ích
người dân từ đầu những năm 70. Trong tương lai các em sẽ góp phần phát triển nghề
làm mắm tép tại quê hương đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho quê hương. [phụ lục 2 –
sản phẩm dự án]
3.2. Hiệu quả xã hội:
Qua chuyên đề này học sinh quen dần với việc học từ trải nghiệm, học từ việc
thực hành tìm tòi khám phá, học tập gắn liền với giải quyết các tình huống thực tế.
Học sinh đã chủ động lập kế hoạch, hợp tác, chia sẻ lẫn nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ
chung.
Qua việc tìm hiểu nghề làm mắm tép và trải nghiệm “Ngày hội tư vấn hướng

nghiệp - tuyển sinh” học sinh thấy được dù học tiếp lên đại học, cao đẳng hay học
nghề thì đều đáng tự hào và theo đuổi miễn là lựa chọn đó phù hợp với điều kiện của
bản thân và yêu cầu nhân lực của địa phương. Từ đó góp phần điều chỉnh sự chênh
lệch “Thừa thầy – thiếu thợ” hiện nay.
Ngoài ra, sự đồng hành cùng con giúp cha mẹ thay đổi quan niệm về nghề
nghiệp: Học đại học hay học nghề cần dựa trên sở thích, năng lực, và nhu cầu xã hội,
không nên chọn nghề dựa vào ý chí chủ quan, mối quan hệ của gia đình. Việc này góp
phần giảm bớt những lao động phải làm công việc không hợp với họ, góp phần tăng
năng suất lao động toàn xã hội.
4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
4.1. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục tính đến các tiết trải nghiệm,
hoạt động chuyên đề từ đầu năm học. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp phát huy tốt
hơn nếu triển khai sớm, có thể từ lớp 10, lớp 11, để các em có mục tiêu cho tương lai
và điểu chỉnh hành vi một cách tích cực.
Để chuyên đề đạt hiệu quả cần có sự đồng thuận và ủng hộ từ cha mẹ học sinh,
sự chỉ đạo, tư vấn và ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường nhằm tạo nên sự phối hợp
nhịp nhàng giữa các giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm. Ngoài ra, cần sự ủng
7


hộ của các tổ chức và doanh nghiệp tạo nên các chương trình trải nghiệm về hướng
nghiệp, tuyển sinh và hội chợ việc làm cho các em.
4.2. Khả năng áp dụng
Việc thực hiện nội dung trải nghiệm có sự vận dụng kiến thức môn học vào giải
quyết các vấn đề trong cuộc sống nên rất thiết thực với người học, đúng chủ trương đổi
mới của Ngành giáo dục nên có thể áp dụng hiệu quả với tất cả các lớp học. Mỗi địa
phương đều có những điểm mạnh về kinh tế, mỗi năm đều có các ngày hội tư vấn
hướng nghiệp và tuyển sinh hoặc hội chợ việc làm nên việc trải nghiệm có thể thực
hiện dễ dàng.

5. KẾT LUẬN
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là
chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục trong các năm gần đây, đổi
mới phương pháp dạy học giúp đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chuyên
đề của chúng tôi góp thành tích của phong trào “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”
của ngành giáo dục. Sau khi áp dụng các phương pháp như đã trình bày ở trên vào
sáng kiến “Giáo dục hướng nghiệp gắn với trải nghiệm thực tiễn sản xuất mắm tép
ở địa phương” và đã cho kết quả khá khả quan:
- Thứ nhất là giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng tính
linh hoạt cho bài giảng, coi việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới mục tiêu
dạy học gắn với phát triển năng lực cho học sinh là việc làm thường xuyên ở tất cả các
tiết học, ở tất cả các khâu, các phần của bài học.
- Thứ hai, các hoạt động trải nghiệm và hoạt động tập thể hoạt động cộng đồng
giúp học sinh tự ý thức và tự điều chỉnh bản thân theo hướng tích cực.
- Thứ ba, học sinh được tăng cường tính chủ động, sáng tạo và tư duy qua bài
học, mạnh dạn chia sẻ, hợp tác, có kĩ năng làm việc nhóm, có năng lực tự học và sử
dụng ngôn ngữ.
- Thứ tư học sinh hình thành năng lực tự định hướng nghề nghiệp và tăng động
lực học tập, dần dần hình thành con người có trách nhiệm, có đạo đức và có năng lực
đương đầu và tiến bộ trong tương lai.
- Thứ năm, chuyên đề giúp học sinh biết nhìn nhận và đánh giá tình hình sản
xuất kinh doanh tại địa phương để định hướng phát triển bản thân và kinh tế gia đình.

8


PHỤ LỤC 1: Giáo án minh họa trải nghiệm sản xuất kinh doanh mắm tép
GIÁO ÁN MINH HỌA “TRẢI NGHIỆM SẢN XUẤT KINH DOANH MẮM TÉP
TẠI GIA VIỄN”.
I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh có sản phẩm của các tiểu dự án thành phần của chủ
đề: Cơ hội việc làm qua tìm hiểu tình hình sản xuất và kinh doanh mắm tép tại địa
phương.
1. Kiến thức
Học sinh có thể nêu được:
- Tình hình, đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Gia Viễn (Khái quát chung về vị trí địa
lí, kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên)
- Quy trình sản xuất mắm tép (Chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, cách tiến hành,
cách bảo quản, hạn sử dụng)
- Cơ hội việc làm của bản thân và gia đình, làng xóm qua nghề làm mắm tép.
- Học sinh hiểu được việc lao động ở bất cứ nghề nào, cương vị nào cũng đều vinh
quang và được tôn trọng nếu là người lao động giỏi chuyên môn và làm việc hết mình.
Học sinh trình bày được:
- Nghề làm mắm tép có phù hợp ở địa phương không? (Địa phương có những điều
kiện gì thuận lợi cho nghề sản xuất mắm tép phát triển: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, chính sách phát triển)
- Thực tiễn áp dụng của nghề làm mắm tép? (Hiện nay có bao nhiêu cơ sở làm mắm
tép trên địa bàn huyện, các cơ sở làm mắm tép đó bán hàng như thế nào? Quảng cáo
sản phẩm ra sao?)
- Tương lai phát triển của nghề làm mắm tép tại huyện Gia Viễn như thế nào? (Nhận
định tương lai phát triển nghề làm mắm tép tại Gia Viễn, đề xuất các biện pháp để phát
triển nghề làm mắm tép cả về quy mô lẫn hiệu quả kinh tế).
- Đinh hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân, gia đình, bạn bè.
2. Kĩ năng
- Thu thập, xử lý thông tin.
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá sự vật hiện tượng qua trải nghiệm thực tế.
- Kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
9



- Kĩ năng xây dựng bản đồ tư duy.
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Kĩ năng trình bày vấn đề, thuyết trình trước tập thể.
- Kĩ năng đánh giá sự vật hiện tượng.
- Kĩ năng định hướng nghề nghiệp cho bản thân, gia đình, bạn bè.
- Tìm hiểu được một số thông tin về nhu cầu của thị trường lao động ở địa phương và
cả nước
3. Thái độ, tình cảm
- Yêu quê hương, đất nước.
- Xây dựng tinh thần trách nhiệm trong việc định hướng và chọn nghề cho bản thân.
- Tinh thần trách nhiệm cộng đồng: Làm thế nào để phát triển quê hương…
- Hứng thú với phương pháp học tập mới.
- Hứng thú với việc nghiên cứu các kiến thức thực tế, kiến thức ngoài sách giáo khoa.
- Học sinh chuẩn bị sự sẵn sàng về tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp.
- Tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp tương lai
- Điều chỉnh được bản "Kế hoạch nghề nghiệp tương lai" cho phù hợp với hứng thú cá
nhân, năng lực bản thân và yêu cầu xã hội.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực
giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực tính toán,
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực thuyết trình, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức
vào thực tế cuộc sống.
II. THỜI LƯỢNG DỰ KIẾN: 6 tuần
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu
- Mẫu: sổ theo dõi dự án, phiếu đánh giá, phiếu tổng hợp, phiếu nhìn lại dự án.
- Hệ thống câu hỏi.
2. Học sinh

- Máy tính, máy chụp ảnh, quay phim.
- Bảng phân công nhiệm vụ, sổ ghi chép.
- Tranh ảnh minh họa.
10


IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dự án ( chủ yếu), Quan sát, đàm thoại, giải quyết vấn đề.
2. Tiến trình dạy học
Bước
1. Giao
nhiệm vụ

2. Trải
nghiệm

Hoạt động của giáo viên
- Xây dựng bộ câu hỏi định
hướng.
- Thiết kế dự án: Xác định nội
dung, tên dự án, ý nghĩa thực tế
của dự án.
- Thiết kế nhiệm vụ cho học sinh.
- Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ giáo
viên và học sinh cũng như các
điều kiện thực tế.
- Cùng học sinh xây dựng tiêu chí
đánh giá dự án.
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá

học sinh trong quá trình chuẩn bị
và tiến hành đi trải nghiệm.
- Liên hệ cơ sở, khách mời,
xưởng sản xuất mắm tép trên địa
bàn địa phương.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo
điều kiện an toàn, thuận lợi cho
học sinh đi trải nghiệm
- Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá
HS trong quá trình thực hiện dự
án.
- Hỗ trợ học sinh: Cơ sở vật chất,
điều an toàn, thuận lợi để học
sinh tiến hành dựa án.

Hoạt động của học sinh
- Xây dựng nhóm: phân công
nhiệm vụ đến từng thành viên.
- Xây dựng kế hoạch dự án: Xác
định những việc cần làm, thời
gian dự kiến, vật liệu, kinh phí,
phương pháp tiến hành.

- Phân công nhiệm vụ các thành
viên trong nhóm đúng kế hoạch:
đặc biệt người quay phim, người
phỏng vấn nghệ nhân, thư kí ghi
chép…
- Liên hệ, tìm nguồn giúp đõ khi
cần

- Thu thập thông tin, xử lý thông
tin.
3. Học sinh
- Thự hiện nhiệm vụ theo kế
thực hiện dự
hoạch đã phân công: Tiến hành
án
hoàn thiện báo cáo lý thuyết, làm
sản phẩm mắm tép tại gia đình
hoặc tại nhà nghệ nhân.
- Thường xuyên cập nhật tình
hình, phản hồi, thông báo thông
tin, tiến độ công việc cho giáo
viên và nhóm bạn.
4. Thảo luận - Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự - Chuẩn bị tiến hành giới thiệu
để hoàn thiện án của các nhóm.
sản phẩm.
- Chỉnh sửa, bổ sung nội dung lần - Bước đầu hoàn thiện việc đánh
11


cuối.

giá sản phẩm dự án của nhóm,
đánh giá sản phẩm dự án của
nhóm bạn theo tiêu chí đã đưa ra.
5. Báo cáo
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất - Tiến hành báo cáo sản phẩm
sản phẩm
cho buổi báo cáo dự án.

thảo luận: Trả lời bộ câu hỏi định
- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự hướng.
án của các nhóm.
- Giới thiệu sản phẩm đã làm:
Mắm tép.
- Video tổng kết.
B. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Triển khai thực hiện dự án (6 tuần)
Hoạt động của giáo viên
- Theo dõi học sinh thực
hiện, hướng dẫn học sinh,
kịp thời tháo gỡ những
vướng mắc.

Hoạt động của học sinh
- Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc.
- Thực hiện dự án: thu thập thông tin dưới nhiều hình
thức và viết báo cáo.

- Trao đổi với giáo viên về những khó khăn trong quá
- Giáo viên hỗ trợ cho học trình thực hiện qua điện thoại, email.
sinh các tài liệu hỗ trợ thêm - Sửa chữa, hoàn chỉnh sản phẩm.
(nếu có).

2. Kế hoạch thực hiện các công việc
Thời gian
Công việc

Tuần 1
8-14/10


Giao nhiệm vụ, trải nghiệm
x
Tìm kiếm và thu thập tài liệu,
tổng hợp kết quả thu thập
Phân tích và xử lí thông tin
Viết báo cáo
Thảo luận để hoàn thiện
Báo cáo sản phẩm
3. Hoạt động ngoại khóa (một buổi)

Tuần 2
1521/10

Tuần 3
2228/10

Tuần 5
29/104/11

Tuần 5
5-11/11

Tuần 6
1215/11

x
x
x
x

x

Giáo viên cùng với học sinh tham gia một buổi đi hoạt động ngoại kháo tìm hiểu về:
Cơ hội việc làm thông qua sản xuất và kinh doanh mắm tép tại gia đình nghệ nhân.
Học sinh có thể chụp ảnh, quay phim và phỏng vấn, để có thêm tư liệu hoàn thành dự
án của nhóm một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
* Giáo viên yêu cầu học sinh viết báo cáo kết quả thu hoạch được sau buổi ngoại khóa
làm rõ các nội dung sau:
12


Câu 1: Tình hình, đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Gia Viễn (Khái quát chung về vị
trí địa lí, kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên) và lịch sử hình thành nghề làm mắm tép.
Câu 2: Nghề làm mắm tép có phù hợp ở địa phương không? (Địa phương có những
điều kiện gì thuận lợi cho nghề sản xuất mắm tép phát triển: Điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, chính sách phát triển)
Câu 3: Quy trình sản xuất mắm tép? (Chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, cách tiến
hành, cách bảo quản, hạn sử dụng)
Câu 4: Thực tiễn áp dụng của nghề làm mắm tép? (Hiện nay có bao nhiêu cơ sở làm
mắm tép trên địa bàn huyện, các cơ sở làm mắm tép đó bán hàng như thế nào? Quảng
cáo sản phẩm ra sao?)
Câu 5: Tương lai phát triển của nghề làm mắm tép tại huyện Gia Viễn như thế nào?
(Nhận định tương lai phát triển nghề làm mắm tép tại Gia Viễn, đề xuất các biện pháp
để phát triển nghề làm mắm tép cả về quy mô lẫn hiệu quả kinh tế, cơ hội việc làm của
bản thân và gia đình, làng xóm qua nghề làm mắm tép, định hướng phát triển nghề
nghiệp cho bản thân).
Câu 6. Hoàn thành phiếu khảo sát?
C. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TRƯỚC LỚP
Sản phẩm của học sinh gồm có:
1. SP1: Video giới thiệu về nhóm, lí do chọn đề tài. Và các hoạt động của nhóm đã

thực hiện trong suốt quá trình hoàn thành sản phẩm của dự án.
2. SP2: Sổ theo dõi dự án.
3. SP3: Bản báo cáo các kết quả thu hoạch được sau khi đi hoạt động ngoại khóa.
4. SP4: Sản phẩm mắm tép do nhóm tự làm.
5. SP5: Powerpoint trình bày về dự án: giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản
xuất, kinh doanh ở địa phương - Nghề làm mắm tép.
6. SP6: Phiếu nhìn lại quá trình thực hiện dự án.
SP3: BÁO CÁO KẾT QUẢ THU HOẠCH SAU KHI ĐI HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHÓA
NHÓM 1: NHÓM THỰC TIỄN: Câu 1 – Câu 3
Câu 1:
a. Lịch sử hình thành nghề làm mắm tép:
- Mắm tép đã xuất hiện từ rất lâu đời.

13


- Gia Viễn là vùng chiêm trũng ngập nước của những ngọn núi đá vôi được bao bọc
bởi sông Hoàng Long và sông Đáy cho nên nguồn thủy sản nước ngọt rất phong phú
đặc biệt là tép riu – nguyên liệu chính để tạo nên mắm tép.
- Để đáp ứng nhu cầu của con người: Cần có nguồn thực phẩm có thể sử dụng được
lâu vì thời xưa nguồn thức an khó khăn và thiếu thốn.
- Qua nhiều lần đúc rút kinh nghiệm đã tạo nên mắm tép và ngày nay đã trở thành một
sản phẩm đặc sản của miền quê Gia Viễn.
b. Địa hình
- Gia Viễn là huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Ninh Bình. Huyện có địa hình phức
tạp với đủ cả rừng núi, đồng bằng, hồ đầm, sông bãi. Gia Viễn còn có danh lam thắng
cảnh nổi tiếng như: khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, suối Kênh Gà, động Vân
Trình, chùa Bái Đính, chùa Địch Lộng...
- Gia Viễn là huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên địa hình của huyện

tương đối phức tạp:
+ Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tập trung nhiều ở phía bắc huyện thuộc các xã Gia
Hưng, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Thanh và tập trung ở cực nam huyện thuộc xã Gia Sinh.
+ Các vùng khác chủ yếu là đồng bằng chiêm trũng như đầm Cút và các bãi sông
Hoàng Long.
c. Kinh tế: Gia Viễn có 3 cụm công nghiệp:
- Khu công nghiệp Gián Khẩu: Nằm tại xã Gia Trấn và Gia Xuân với diện tích: 93 ha,
cách thành phố Ninh Bình 10 km, là điểm nút giao thông đi Hà Nội, các tỉnh đồng
bằng và vùng Tây Bắc, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình bằng phẳng. Bố trí: Các cơ sở sản
xuất công nghiệp vật liệu cao cấp; Sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc và Dịch vụ
thương mại, du lịch.
- Cụm công nghiệp Gia Sinh: Nằm tại xã Gia Sinh (khu vực núi Đính) với diện tích:
70 ha. Thuận lợi: Địa hình bằng phẳng (trước đây đã được san lấp dự kiến xây dựng
khu hoá chất), xa khu dân cư, giàu nguyên liệu đá vôi, đất sét. Bố trí: Công nghiệp vật
liệu xây dựng, phân bón.
- Cụm công nghiệp Gia Vân: Xã Gia Vân với diện tích: 20 ha. Nằm cạnh khu du
lịch Vân Long, địa hình bằng phẳng. Bố trí: Các làng nghề thủ công mỹ nghệ, mây tre
đan và Dịch vụ du lịch.
Câu 2. Những thuận lợi để phát triển nghề làm mắm tép tại Gia Viễn
Địa hình: Được bao bọc bởi sông Hoàng Long, sông Đáy và sông Bôi tạo nên
vùng chiêm trũng, giữa các dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều kênh rạch, ao hồ.
14


Thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thủy sản nước ngọt phong phú, đặc biệt chế độ
nước dâng theo mùa nên các loài tép đến cư trú đặc biệt là tép riu. Để có mắm tép
ngon, người dân truyền nhau “bí quyết” là chỉ tập trung mua tép riu vào dịp tháng 11
âm lịch là dịp “bắt heo” (nghĩa là có gió heo may) vì lúc đó con tép mới già, thân tròn,
nhỏ con, màu xanh lam. Làm mắm tép không chọn tép gạo vì tép gạo tuy to và nạc hơn
nhưng làm mắm lại không ngon. Tuy nhiên, tép làm mắm thường chọn làm từ cuối

tháng 10 đến tháng 12 lúc đó tép béo do tép ăn nhiều để dự trữ cho mùa đông. Hơn
nữa vào thời điểm này tép già con nên khi làm mắm thì cho mắm tép có màu đỏ đặc
trưng.
Khí hậu điều hòa.
Người dân có kinh nghiệm đánh bắt tép và có truyền thống làm mắm tép từ lâu
đời: chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
Có nhiều khu du lịch đông khách nên dễ dàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm
đặc sản tới người tiêu dùng.
Đa số người dân trong vùng làm nông nghiệp, nguồn vốn ít, nên việc làm mắm
tép rất phù hợp: Vừa khai thác được tiềm năng của địa phương, vốn ít, tận dụng nhân
công nhàn rỗi nhằm tăng thu nhập cho người dân.
Câu 3. Quy trình làm mắm tép
a. Chọn nguyên liệu:
Tép riu: là loại tép nhỏ. Để có mắm tép ngon phải chọn tép riu vào dịp tháng 11
âm lịch là dịp “bắt heo” (nghĩa là có gió heo may) vì lúc đó con tép mới già, thân tròn,
nhỏ con, màu xanh lam. Yêu cầu tép phải tươi, sống nhảy lách tách trên rổ.
Muối tinh sạch.
Gạo nếp cái hoa vàng.
b. Chuẩn bị dụng cụ: Để có mắm tép ngon thì nên muối vào bình chứa bằng sành hoặc
sứ chưa sử dụng, không nên sử dụng những bình chứa đã muối hỏng mắm tép hoặc
muối dưa vì sẽ ảnh hướng tới mùi vị của mắm tép.
c. Sơ chế nguyên liệu
Rửa tép: Rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch để trôi hết cát, cặn bẩn, cá con rồi
để ráo nước.
Làm thính: rang thính trên ngọn lửa nhỏ liu riu để được mẻ thính chín vàng đều,
có mùi thơm, khô dần như hạt cốm. Nếu để lửa to cũng khiến “mẻ” thính quá chín,
màu sậm khiến thính bị đắng hoặc thính còn “non” làm cho màu hạt gạo còn trắng…
đều không cho mắm tép có mùi thơm và màu đỏ đặc trưng.
d. Chế biến
15



Tép sau khi rửa sạch, cho muối vào trộn đều tỉ lệ 3 tép : 1 muối (Chú ý không
được để ruồi muỗi đậu vào tép hoặc dụng cụ muối, nếu không tép sẽ có bọ).
Một số người hướng dẫn cách làm mắm tép ở bước này cho thêm ít rượu trắng.
Nếu cho rượu mắm sẽ đỏ hơn, tuy nhiên nếu để lâu mắm sẽ bị chua và có váng. Vì thế
quy trình làm mắm là không cho rượu, đảm bảo mắm có thể để lâu mà vẫn ngon.
Cho thính vào hỗn hợp muối tép rồi đảo đều.
Sau đó cho hỗn hợp vào chum hoặc bình đậy kín. Mỗi ngày đảo đều nguyên
liệu một lần để gia vị được quyện vào nhau. Mắm để khoảng một tháng là ăn ngon,
nếu làm quen tay, thì mắm để càng lâu sẽ càng ngon.
Để mắm tép nhanh thành phẩm và có mùi hấp dẫn thì sau khi cho muối tép vào
chum, lọ ta mang phơi nắng nửa buổi.
e. Các bí quyết để làm món mắm tép thơm ngon
Trong quá trình rửa tép tránh làm nát tép để có thể giữ được nguyên vị của tép
cũng như chất dinh dưỡng.
Rang gạo nếp tránh bị cháy nếu không mắm sẽ có mùi khét và vị đắng.
Không được phép để ruồi muỗi rơi vào tép hay các dụng cụ lamg mắm nếu
không mắm sẽ dẽ có bọ và không đảm bảo vệ sinh.
Để mắm tép nhanh thành phẩm và có mùi hấp dẫn thì sau khi cho muối tép vào
chum, lọ ta mang phơi nắng nửa buổi.
NHÓM 2: NHÓM ĐỊNH HƯỚNG: Câu 4 – Câu 6
Câu 4. Thực tiễn áp dụng của nghề sản xuất mắm tép tại địa phương
Theo chia sẻ của nhiều hộ làm mắm tép ở Gia Viễn: Bây giờ đã có thêm phương
tiện để riu tép, để chế biến mắm tép nên cũng đỡ cực hơn xưa. Nhưng, làm mắm tép
thời nào cũng vậy, điều tiên quyết vẫn phải tuân thủ là cẩn thận, sạch sẽ ở từng khâu
chế biến. Chính nhờ nguyên tắc làm nghề khắt khe này vẫn tiếp tục được duy trì đến
tận ngày nay mà mắm tép Gia Viễn dù là một món ăn dân giã, được làm thủ công
nhưng lại luôn được thị trường tin cậy, nức tiếng gần xa về độ thơm, ngon. Thậm chí
nhiều người còn mua về để làm quà biếu vào những dịp lễ, tết quan trọng.

Đặc biệt từ năm 2016, thực hiện Đề án Nông dân Ninh Bình nói không với thực
phẩm bẩn do Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phát động, các hộ đã ký cam kết sản
xuất mắm tép an toàn vệ sinh thực phẩm và tham gia mô hình sản xuất mắm tép an
toàn. Nhiều hộ được hỗ trợ mua sắm các thiết bị lọc nước, vệ sinh nơi chế biến, rồi
hoàn thiện các tiêu chí để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn…
Và với việc được đóng gói cẩn thận, có ghi rõ nơi sản xuất, có giấy chứng nhận vệ
sinh, chai mắm tép Gia Viễn đã xuất hiện nhiều hơn ở các điểm du lịch nổi tiếng của
16


tỉnh, các hội chợ thương mại và một số cửa hàng nông sản an toàn ở thành phố Ninh
Bình, Tam Điệp…
Là đặc sản nức tiếng của địa phương, lại có quy trình chế biến khắt khe về an toàn
vệ sinh thực phẩm song mắm tép Gia Viễn đa phần vẫn còn được sản xuất nhỏ lẻ, chỗ
đứng trên thị trường chưa thực sự vững chắc. Chính bởi lẽ đó, Hội Nông dân huyện
Gia Viễn đã phối hợp với Trung tâm phân bón đất miền trung du xây dựng và phát
triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm mắm tép Gia Viễn nhằm khai thác, phát triển đặc
sản của quê hương và cũng là để đáp ứng được nhu cầu sử dụng sản phẩm của người
tiêu dùng, đặc biệt là du khách. ở chương trình phối hợp, việc tuyên truyền về mục
đích, ý nghĩa của công tác bảo tồn, khai thác, về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm trong chế biến mắm tép… được chú trọng. Nét mới là công tác tuyên truyền,
quảng bá sản phẩm được thực hiện ngay ở các tuyến du lịch trên địa bàn huyện.
Các nội dung của chương trình phối hợp còn tập trung vào việc xây dựng các biện
pháp để bảo tồn và nhân rộng loại hình văn hóa ẩm thực đặc sắc này với hơn 100 hộ
sản xuất mắm tép, sản lượng cung cấp cho thị trường bình quân đạt hơn 100 nghìn lít
mắm tép/năm, giá bán dao động từ 120-150 nghìn đồng/lít. Doanh thu từ mắm tép đạt
khoảng hơn 10 tỷ đồng/năm trở lên. Sau khi trừ chi phí mỗi cơ sở có quy mô sản xuất
lớn thu nhập bình quân từ 50 đến 60 triệu đồng/năm.
Nhờ đó đã giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động thường xuyên và hơn 80 lao
động thời vụ với thu nhập bình quân 2,7 đến 3 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay trên

địa bàn huyện đã có thêm nhiều điểm bán mắm tép, các cơ sở sản xuất có quy mô cũng
xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Tuy nhiên, còn một vài người sản xuất trong khu vực chưa chú trọng xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm của bản thân và cộng đồng, chưa tự giác tham gia hội, hiệp
hội để cùng bảo vệ danh tiếng sản phẩm. Phần lớn các hội mới chỉ thu hút được một số
hội viên nòng cốt, chủ yếu là các hợp tác xã, doanh nghiệp. Do không tham gia hội,
hiệp hội, sản phẩm của các hộ sản xuất, kinh doanh không được kiểm soát nội bộ,
không có tem, nhãn nhận diện... dẫn đến chất lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường
không bảo đảm, ảnh hưởng tên tuổi sản phẩm được bảo hộ. Sản phẩm được bảo hộ
thiếu hệ thống phân phối, chủ yếu do thương lái hoặc các cơ sở tự phân phối, thiếu kết
nối với các doanh nghiệp thương mại, dẫn đến người tiêu dùng ít biết đến sản phẩm.
5. Định hướng phát triển
Đa dạng hóa các sản phẩm: ngoài sản xuất mắm tép truyền thống còn sản xuất
ra các laoị mắm tép ăn liền như mắm tép chưng tôm thịt hay thịt chưng mắm tép. Nên
có nhiều loại mắm tép khác nhau phù hợp với các đối tượng sử dụng: người già, trẻ
em, người bị bệnh thân, bệnh cao huyết áp…bằng cách giảm độ mặn cho mắm.
17


Quảng bá sản phẩm mắm tép tại các khu du lịch như Tràng An, Bái Đính, Tam
Cốc-Bích Động, các nhà hàng, trạm dừng nghỉ… Ngoài ra cần sử dụng công nghệ
thông tin, truyền thông để giới thiệu rộng rãi sản phẩm mắm tép ra cả tỉnh ngoài.
Đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật để quy trình sản xuất mắm tép đảm bảo vệ sinh,
an toàn thực phẩm đồng thời nâng cao năng suất. Tiệt trùng cả chai và nắp đựng mắm
tép.
Phát triển du lịch tại các danh lam thắng cảnh kết hợp với tham quan làng nghề,
cơ sở sản xuất mắm tép, khách du lịch có thể tự tay làm thử một vài công đoạn để tạo
ra sản phẩm.
Nên xây dựng hội, hiệp hội, làng nghề: (Tập trung các hộ dân sản xuất nhỏ lẻ
trên địa bàn) đủ mạnh với người đứng đầu có năng lực và tâm huyết để tập hợp các hộ

sản xuất, tập trung sức mạnh, thống nhất chiến lươc, kế hoạch, từng bước xây dựng
thương hiệu cho sản phẩm. Tạo logo và thương hiệu cho làng nghề. Tên cơ sở sản
xuất: Lấy tên thuần Việt, có thể gắn liền với địa danh để gợi nhớ.
Về mẫu mã sản phẩm: Đựng mắm trong lọ thủy tinh, chai nhựa đảm bảo vệ
sinh, có nhiều dung tích khác nhau để khách hàng dễ lựa chọn.
Bao bì sản phẩm chọn màu sắc hài hòa, có hình ảnh tượng trưng, chữ in rõ nét,
cung cấp đầy đủ các thông tin: Tên cơ sở sản xuất (kèm logo thương hiệu), địa chỉ, số
điện thoại liên hệ, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng.
+ Về chính sách địa phương:
-

Có chính sách đảm bảo cho thị trường tiêu thụ sản phẩm.

-

Hỗ trợ truyền thông cho các sản phẩm của địa phương.

-

Phát triển du lịch tại các danh lam thắng cảnh kết hợp với tham quan làng
nghề, cơ sở sản xuất mắm tép, khách du lịch có thể tự tay làm thử một vài
công đoạn để tạo ra sản phẩm.

-

Đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật để quy trình sản xuất mắm tép đảm bảo vệ
sinh, an toàn thực phẩm đồng thời nâng cao năng suất.

-


Đăng kí chỉ dẫn cho làng nghề. Chỉ dẫn địa lí là dấu hiệu dùng để chỉ một
đặc sản, do đó tổ chức sản xuất và thị trường cũng cần gắn với đặc trưng về
tiêu dùng và thị trường của sản phẩm.

18


Câu 6: Phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
(Dành cho học sinh)
Họ tên học sinh:…………………………………………………………….
Nhóm:…………………………………..Lớp:……Trường THPT Gia Viễn C – Ninh Bình
Địa chỉ:……………………………………………………………………………
1. Sau khi tốt nghiệp THPT, em sẽ:
Thi
vào
đại
học,
……………………………............................

cao

đẳng.

Tên

trường:

Học
nghề.

nghề………………………………………………………………….
Tự
sản
xuất,
thể………………………………………………..

kinh

doanh.

Tên
Nghề

cụ

2. Sau trải nghiệm khi tham gia dự án: Mắm tép. Em có muốn góp phần phát
triển nghề làm mắm tép ở địa phương không?
Có.

Không.

3. Để phát triển nghề làm mắm tép tại địa phương, bản thân em sẽ làm gì trong
tương lai?
Mở một cơ sở sản xuất mắm tép tại gia đình.
Học nấu ăn để góp phần quảng bá mắm tép qua các món ăn ngon.
Học về công nghệ thực phẩm.
Học bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy, hải sản.
Học Maketing để quảng bá sản phẩm.
Học nuôi trồng thủy hải sản để phát triển nguồn nguyên liệu..
Ý

kiến
……………………………………………………………………………….

khác:

D. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

19


PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN NHÓM HỌC SINH
(Dành cho giáo viên hướng dẫn, giáo viên dự giờ, nhóm trưởng nhóm bạn)
Họ tên người đánh giá:………………………………………………………………………
Nhóm:…………………………..Lớp:……….….Trường THPT Gia Viễn C – Ninh Bình
Tên dự án:………………………………………………………………………………………
Giáo viên hướng dẫn dự án:…………………………………………………………….….
…………………………………………………………………………………………………
Tiêu chí
Kết
Mục đánh giá
Điểm
quả
Chi tiết
tối đa
Sự tham gia của các thành viên
2
Sự lắng nghe của các thành viên trong nhóm
2
(1) Quá trình
Sự phản hồi của các thành viên

2
hoạt động nhóm
Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
2
(Tối đa 12 điểm)
Sự sắp xếp thời gian
2
Giải quyết xung đột trong nhóm
2
Chiến thuật thu thập thông tin
2
Tập trung vào nguồn thông tin chính
2
(2) Quá trình Lựa chọn, tổ chức thông tin
2
thực hiện dự án
Liên kết thông tin
2
(tối đa 12 điểm)
Cơ sở dữ liệu
2
Kết luận
2
(3) Đánh giá bài Ý tưởng
2
tự giới thiệu về Nội dung
2
nhóm
Thể hiện
2

(tối đa 6 điểm)
Nội dung
10
(4) Đánh giá bài Hình thức
8
trình bày đa
Thuyết trình
10
phương tiện
Kĩ thuật
7
(tối đa 45 điểm)
Sơ đồ tư duy
10
3
(5) Sổ theo dõi Tổ chức dữ liệu
Nội dung
4
dự án
(tối đa 10 điểm) Hình thức
3
(6) Tính sáng tạo của sản phẩm (tối đa 10 điểm)
10
(7) Ấn tượng chung (tối đa 5 điểm)
5
TỔNG
100
Gia Viễn, ngày … tháng … năm 2018
Người đánh giá
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN

20


(Phiếu này dành cho các HS trong nhóm tự đánh giá lẫn nhau)
Họ tên người đánh giá:…………………………………………………………………………
Nhóm:……………………………..Lớp:……….….Trường THPT Gia Viễn C – Ninh Bình
3 = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm
2 = Trung bình
1 = Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm

0 = Không giúp ích gì cho nhóm

Stt

Họ và tên

nhiệt
tình
trách
nhiệm

Tinh thần
hợp tác,
tôn trọng,
lắng nghe

Tham gia
tổ chức
quản lí
nhóm


Đưa ra Đóng góp
ý kiến trong việc
có giá
hoàn
trị
thành sp

Hiệu
quả
công
việc

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Gia Viễn, ngày … tháng … năm 2018
Người đánh giá

PHIẾU ĐIỂM HỌC SINH
Nhóm:……………………………….Lớp………………Trường THPT Gia Viễn C
- Điểm trung bình nhóm: ĐTBN
21


Tổng
điểm


- Điểm của cá nhân:
Họ tên

Điểm

Họ tên

Điểm

Gia Viễn, ngày … tháng … năm 2018
Người đánh giá

SỔ THEO DÕI DỰ ÁN
Tên dự án : …………………………………………………………………............
Tên……………………………………………………………… lớp:…………………
Trường:…………………………………………………………………………………..
22


Tên giáo viên HD:……………………………………………………………………...
Nhóm:……………………………………………………………………………………
Thời gian: Từ ngày …………….. đến ngày……………………………………………
Danh sách nhóm:
1. Phân công nhiệm vụ trong nhóm
STT Tên thành viên Nhiệm vụ


Phương tiện

sản
Thời
hạn
phẩm
hoàn thành
dự kiến

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2. Các ý tưởng ban đầu (sơ đồ tư duy)
3. Phiếu tổng hợp dữ liệu
Câu hỏi
Nguồn tham khảo
Câu hỏi
Nguồn tham khảo
Câu hỏi
Nguồn tham khảo
Câu hỏi
Nguồn tham khảo

4. Biên bản thảo luận
Ngày

Nội dung thảo luận

Kết quả

23


Tiêu chí đánh giá Sổ theo dõi dự án của nhóm HS
Tiêu chí
1. Làm việc đúng kế hoạch, thái độ tích cực, sôi nổi
2. Biết cách đặt câu hỏi 5W1H để hình thành ý tưởng lập sơ đồ tư duy
Nội
3. Phân công công việc hợp lí
4. Có đầy đủ các biên bản thảo luận của các buổi họp nhóm.
dung
5. Có đầy đủ dữ liệu, hình ảnh, bài báo hoặc các trang web tham khảo.
6. Biết đánh giá, nhìn nhận lại quá trình thực hiện dự án
Hình
1. Trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học.
2. Hình ảnh minh họa có chọn lọc, có thẩm mĩ.
thức
* Cách thực hiện kĩ thuật 5W1H: Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một
cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những
câu hỏi ví dụ như: WHAT? (Cái gì?); WHERE? (Ở đâu?); WHEN? (Khi nào?); WHO?
(Ai?); WHY? (Tại sao?); HOW? (Như thế nào?)

PHIẾU NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Nhìn lại quá trình thực hiện dự án: (Viết tên nhóm – tên dự án)
…………………………………………………………………………………………
Họ tên:…………………………………………………………………………………
1. Tôi đã học được kiến thức gì?..................................................
2. Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì? (Đánh dấu x vào ý đúng)
Thu thập thông tin ab
Xử lý thông tin ab
Làm việc nhóm ab
Giao tiếp ab
Thuyết trình ab
Xây dựng bản đồ tư duy ab
Sử dụng CNTT & TT ab
Kĩ năng khác:………………………… ………………………………………………
3. Tôi đã xây dựng được thái độ nào tích cực?
………………………………………………………………………………………
24


4. Tôi có hài lòng với các kết quả nghiên cứu của dự án không? Vì sao?
………………………………………………………………………………………
5. Tôi đã gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện dự án?
………………………………………………………………………………………
6. Tôi đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào?
………………………………………………………………………………………
7. Quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm thế nào?
………………………………………………………………………………………
8. Tôi phát triển được năng lực sáng tạo qua những giai đoạn nào?

(Đánh số theo thứ tự mức độ giảm dần từ 1 đến 6)
Xây dựng bản đồ tư duy ab

Lập kế hoạch thực hiện ab
Báo cáo kết quả ab

Làm video nhóm ab
Thu thập thông tin ab
Ý kiến khác:…………………… ab

9. Khi học tập theo phương pháp dự án, tôi thấy có ích lợi:
Có cơ hội phát triển những kĩ năng phức
Tăng tính chuyên cần, tính sáng tạo ab
Biết thêm nhiều kiến thức ngoài sách vở hợp: như tư duy bậc cao ab
Tác dụng khác:…………………………
ab

10. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hưng thú học tập theo dự án:
Mất nhiều thời gian ab
Tốn kém tài chính ab
Thiếu phương tiện hỗ trợ ab
Các dự án không hữu ích cho thi cử ab
Tôi phải làm việc nhiều mà người khác chơi ab
Khó hoàn thành dự án ab
Nguyên nhân khác:……………………
11. Mức độ hứng thú của tôi với phương pháp dạy học dự án: (5 cấp độ)
(1: Rất không thích; 2: Không thích; 3: Bình thường; 4: Thích; 5: Rất thích)

PHIẾU TỔNG HỢP: NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH DỰ ÁN
Lớp……………….Trường: THPT Gia Viễn C
Thời gian khảo sát:……………………………………….Sĩ số:…………………
Người tổng hợp:…………………………………………………………………
Chuyên đề: Dạy học định hướng nghề nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất mắm tép ở

địa phương
1. Tôi đã học được kiến thức gì? (Tên kiến thức hoặc môn học: tỉ lệ %)
………………………………………………………………………………………
2. Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì? (Đánh dấu x vào ý đúng)
Thu thập thông tin: …………..%
Xử lý thông tin: ………….%
Làm việc nhóm: ………….%
Giao tiếp: …………..%
Thuyết trình: ………...%
Xây dựng bản đồ tư duy: …………….%
Sử dụng CNTT & TT: …………..%
Kĩ năng khác:………………………… ………………………………………………
25


×