Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BÁO cáo tìm HIỂU ĐỘNG cơ KHÔNG ĐỒNG bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.73 KB, 18 trang )

BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

PHỤ LỤC

I.
1.
2.
II.
1.
2.
3.

LỜI MỞ ĐẦU
LỊCH SỬ CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Lịch sử phát triển
Các dấu ấn nổi bật của động cơ điện
ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ ROTO LỒNG XÓC
Nguyên lý và cấu tạo
Khả năng ứng dụng
Khả năng tiết kiệm năng lượng
KẾT LUẬN

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 1


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

I.


Lịch sử động cơ điện
1. Lịch sử phát triển
Động cơ điện như chúng ta biết về các sản phẩm dùng động
cơ điện như: Máy bơm, máy công nghiệp, hay nhỏ nhất như
đĩa quay trong lò vi sóng, ổ đĩa quay DVD, CD, máy khoan,
máy giặt...
Nhưng về lịch sử hình thành phát triển của động cơ điện thì
lại ít ai biết đến, nó có một quá trình phát triển dài và để
được như ngày nay nó đã có 1 bề dày lịch sử gắn liền với
các tên tuổi lớn
- Ngày 21 tháng 4 năm 1820 trong một bài giảng, Hans
Christian Ørsted (Nhà vật lí và hóa học Đan Mạch ) nhận
thấy một kim la bàn lệch từ phía bắc từ khi một dòng
điện từ pin được bật và tắt, xác nhận một mối liên hệ trực
tiếp giữa điện và từ tính. Giải thích ban đầu của ông là
hiệu ứng từ tính tỏa ra từ tất cả các bên của một dây dẫn
mang dòng điện, cũng như ánh sáng và nhiệt. Ba tháng
sau đó, ông bắt đầu cuộc nghiên cứu chuyên sâu hơn và
ngay sau đó công bố phát kiến của mình, cho thấy một
dòng điện tạo ra từ trường khi nó chạy qua một dây dẫn
bất kì. Phát kiến này không phải chỉ do có cơ hội, vì
Ørsted đã tìm kiếm một mối liên hệ giữa điện và từ trong
nhiều năm nay.
- Vào năm 1821, ngay sau khi nhà hóa học, vật lý học
người Đan Mạch, Hans Christian Ørsted khám phá ra
hiện tượng điện từ trường. Một con người mà tên tuổi đã
trở thành huyền thoại trong lĩnh vực đã đưa ra những dấu
ấn đầu tiên của ông. Nhà hóa học người Anh Michael
Faraday, do Humphry Davy bảo trợ, phát hiện thấy dòng
điện có thể tạo ra chuyển động quay, đưa ông đến chế tạo

động cơ điện nguyên bản đầu tiên. Faraday để nó cho
những người khác phát triển thành cỗ máy ngày càng
phức tạp hơn, nhưng trong những thập kỉ tiếp sau đó, ông

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 2


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

đã có những đóng góp không gì sánh nổi cho lĩnh vực
điện từ học đang sinh sôi phát triển.

Hình 1 Thí nghiệm điện trường xoay của
Faraday, ca. 1821
- Năm 1822 , Peter Barlow nhà toán học và kỹ sư người
Anh chứng minh được phiên bản sơ khai của động cơ
điện thường được gọi là bánh xe Barlow
- Năm 1828: động cơ điện đầu tiên sử dụng nam châm
điện cho cả rotor và stator được phát minh bởi Ányos
Jedlink (nhà khoa học người Hungary), sau đó ông đã
phát triển động cơ điện có công suất đủ để đẩy được một
chiếc xe

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 3



BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

Hình 2 Jedlik's 1827( động cơ điện đầu tiên của thế giới )
- Năm 1834 Người thợ rèn Mỹ Thomas Davenport chế tạo
ra một động cơ điện tạo ra đủ năng lượng để cấp nguồn
cho một đầu máy xe điện mẫu nhỏ. Sau đó ông sử dụng
động cơ này cấp nguồn cho máy móc trong xưởng ông.
Đó chính là động cơ chỉnh lưu
- Năm 1838 kỹ sư người Nga Moritz von Jacobi ở
St.Petersburg đã chế tạo ra động cơ điện với công suất
220V được dùng cho thuyền . Đó chính là con tàu đầu
tiên được chạy bằng điện, sau đó được trình diễn cho Sa
hoàng Nicolas I xem trên dòng sông Neva
- Năm 1866, nhà khoa học Đức Ernst Werner Von
Siemens ( 1816 ~ 1892) đã chế tạo ra máy phát điện tự
kích . Đây là chiếc máy phát điện đầu tiên trên thế giới

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 4


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

2. Các dấu ấn nổi bật của động cơ điện
Năm

Sự kiện nổi bật

1820


nhà hóa học Đan Mạch Hans Christian Ørsted phát hiện ra
hiện tượng điện từ.

1821

1822

Nguyên lý chuyển đổi từ năng lượng điện sang năng lượng
cơ bằng cảm ứng điện từ được nhà khoa học người Anh
là Michael Faraday. Ông công bố kết quả thí nghiệm của
ông về chuyển động quay điện từ, gồm chuyển động quay
của dây dẫn trong từ trường và chuyển động của nam
châm quanh 1 dây dẫn

Peter Barlow phát triển ra bánh xe Barlow

1828

động cơ điện đầu tiên sử dụng nam châm điện cho
cả rotor và stator được phát minh bởi Ányos Jedlink (nhà
khoa học người Hungary), sau đó ông đã phát triển động cơ
điện có công suất đủ để đẩy được một chiếc xe.

1834

Thomas Davenport chế tạo ra động cơ chỉnh lưu

1838


động cơ điện công suất 220 W được dùng cho thuyền chế
tạo bởi Kĩ sư và nhà vật lí người Nga Moritz von Jacobi

1859

Nhà vật lý người Pháp Gaston Plante chế tạo ra pin sạc đầu
tiên từ hai tấm chì cuộn thành một hình trụ, nhúng trong
acid sufuric loãng và sau đó tích điện

1866

1881

Werner von Siemens sáng chế ra máy phát điện
Đường xe điện công cộng đầu tiên, do Siemens H
alske xây dựng ở gần Berlin, khánh thành. Bảy năm sau, xe

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 5


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

điện đầu tiên có mặt trình diễn ở Virginia.

1882

Nhà máy thủy điện đầu tiên được thành lập ở Appleton,
Wisconsin


1886

Thợ điện người Mĩ William Stanley phát triển hệ thống điện
xoaychiều (AC) đầu tiên và giới thiệu máy biến áp

1888

Nikola Tesla chứng minh được một động cơ đi
ện xoay chiều (AC) thực tiễn ở Mĩ, sau này nó trở thành sản
phẩm thương mại qua sự hợp tác của ông với Công ti điện
Westinghouse

1890

Đường xe điện ngầm đầu tiên bắt đầu phục vụ ở London.

1903

Tuabin khí thành công đầu tiên được xây dựng
ở nước Pháp.

2000

Nhà máy điện sóng thương mại đầu tiên, gọi tên là Land
Installed Marine Powered Energy Transformer (LIMPET),
bắt đầu phát điện trên vùng đảo Islay, Scotland.

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1


Page 6


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

II.

ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ ROTO LỒNG XÓC
1. Nguyên lý và cấu tạo
a. Khái niệm
- Động cơ điện không đồng bộ là loại động cơ xoay chiều
làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay
của roto n ( tốc độ quay của máy ) khác với tốc độ quay
của từ trường n1.
- Phân loại động cơ điện không đồng bộ
Có thể phân động cơ điện không đồng bộ thành hai nhóm
chính (Parekh, 2003):
 Động cơ điện không đồng bộ một pha. Chỉ có một
cuộn dây stato, hoạt động bằng nguồn điện một
pha, có một rôto lồng sóc và cần một thiết bị để
khởi động động cơ. Hiện nay, đây là loại động cơ
phổ biến nhất sử dụng trong các thiết bị tại gia
đình như quạt, máy giặt, máy sấy quần áo và có
công suất trong khoảng 3 – 4 mã lực.
 Động cơ điện không đồng bộ ba pha. Từ trường
quay do nguồn cung ba pha cân bằng sinh ra.
Những động cơ loại này có năng lực công suất cao
hơn, có thể có rôto lồng sóc hoặc rôto dây quấn
(khoảng 90% là có rôto lồng sóc), và tự khởi động.
Ước tính khoảng 70% động cơ trong công nghiệp

thuộc loại này, chúng được sử dụng trong máy
bơm, máy nén, băng tải, lưới điện công suất cao và
máy mài. Chúng thích hợp trong dải từ 1/3 tới
hàng trăm mã lực.

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 7


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

b. Cấu tạo
Cơ cấu động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) tuỳ theo kiểu loại
vỏ bọc kín hoặc hở, là do hệ thống làm mát bằng cánh quạt
thông gió đặt ở bên trong hay bên ngoài động cơ. Nhìn
chung ĐCKĐB có hai phần chính là phần tỉnh và phần quay
- Phần tĩnh hay còn gọi là stato gồm hai bộ phận chính là
lõi thép và dây quấn , vỏ máy
 Lõi thép: được ép trong vỏ máy làm nhiệm vụ dẫn
từ. Lõi thép stato hình trụ do các lá thép kỹ thuật
điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau tạo
thành các rãnh. Mỗi lá thép kỹ thuật đều được phủ
sơn cách điện để giảm hao tổn do dòng xoáy gây
nên.
 Dây quấn: Dây quấn stato làm bằng dây đồng hoặc
dây nhôm (loại dây email) đặt trong các rãnh của
lõi thép
 Vỏ máy: được làm bằng gang hoặc nhôm để cố
định máy trên bệ và lõi thép. Còn có nắp máy và

bạc đạn…
Hình 3 Cấu tạo động cơ không đồng bộ
- Phần Quay hay còn gọi là rôto, gồm có lõi thép, dây quấn
và trục máy
 Lõi thép: lá thép được dùng như stato. Lõi thép
được ghép chặt với trục quay và đặt trên hai ổ đở
của stato
 Dây quấn : Trên rôto có hai loại: rôto lồng sốc và
rôto dây quấn.

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 8


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

- Loại rôto dây quấn có dây quấn giống như stato,
loại này có ưu điểm là môment quay lớn nhưng kết
cấu phức tạp, giá thành tương đối cao.
- Loại rôto lồng sóc: kết cấu của loại này rất khác
với dây quấn của stato. Nó được chế tạo bằng cách
đúc nhôm vào các rãnh của rôto, tạo thành các
thanh nhôm và được nối ngắn mạch ở hai đầu và
có đúc thêm các cánh quạt để làm mát bên trong
khi rôto quay.
 Trục: Làm bằng thép, dùng để đỡ lõi sắt roto
c. Nguyên lý hoạt động
Muốn cho ĐC làm việc, stato của ĐC cần được cấp dòng
điện xoay chiều. Dòng điện qua dây quấn stato sẽ tạo ra từ

trường quay với tốc độ n= 60. ( vòng/ phút)
- trong đó: f- là tần số của nguồn điện
p- là số đôi cực của dây quấn stato

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 9


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

Trong quá trình quay từ trường này sẽ quét qua các thanh
dẩn của rôto, làm xuất hiện sức điện động cảm ứng. Vì dây
quấn rôto là kín mạch nên sức điện động này tạo ra dòng
điện trong các thanh dẩn của rôto. Các thanh dẩn có dòng
điện lại nằm trong từ trường, nên sẽ tương tác với nhau, tạo
ra lực điện từ đặc vào các thanh dẩn. Tổng hợp các lực này
sẽ tạo ra môment quay đối với trục rôto, làm cho rôto quay
theo chiều của từ trường. Khi ĐC làm việc, tốc độ của rôto
(n) luôn nhỏ hơn tốc độ của từ trường (n1) ( tứclà nThực vậy, nếu n=n1 thì rôto sẽ quay đồng bộ với từ trường,
giữa từ trường và thanh dẩn rôto không còn chuyển động
tương đối. Lúc đó sức điện động cảm ứng không hình thành,
không có dòng điện trong các thanh dẩn do đó lực điện từ
củng như môment quay điều bị triệt tiêu. Kết quả là rôto
quay chậm lại nên luôn nhỏ hơn n1, vì thế động cơ được gọi
là động cơ không đồng bộ.
Độ sai lệch giữa tốc độ rôto và tốc độ từ trường được goi là
hệ số trược, ký hiệu là S và được tính bằng:
S=100%

Thông thường hệ số trược vào khoảng 2% đến 10%.
2. Khả năng ứng dụng của động cơ không đồng bộ vào quạt điện
dân dụng
- Ngày nay quạt điện đã trở thành đồ dùng không thể thiếu
trong mỗi gia đình Việt. Quá trình phát triển công nghệ
khéo theo sự hiện đại của chiếc quạt ngày nay, quạt điện
không chỉ đem lại gió mát mà quạt điện ngày nay còn
hướng tới sự tiện dụng cho người dùng
- Quạt điện ngoài chức năng quạt gió còn có những chức
năng khác như hẹn giờ, tản gió theo hướng , chế độ gió
ưu tiên ....
a. Cấu tạo của chiếc quạt điện

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 10


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

Về cơ bản cấu tạo của một chiếc quạt điện gồm các bộ
phận sau : cánh quạt , lồng quạt, động cơ quạt, thân
quạt , đề quạt
- Cánh quạt là bộ phận trực tiếp tạo ra gió. Thông qua tác
động quay của động cơ làm cánh quạt chuyển động, sự
chuyển động này tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa phía
trước sau và từ đó tạo nên gió. Ngày này có một số mẫu
cánh quạt sau : loại 3 cánh hoặc 5 cánh, loại cánh mỏng
hoặc cánh dày. Yếu tố tạo ra hiệu quả của cánh đó là sức
gió mạnh khi quạt chạy, thiết kế cánh quyết định điều này

- Lồng quạt : là bộ phân đơn giản nhất của quạt nhưng lại
có ý nghĩa rất quan trọng có tác dụng bảo vệ người sử
dụng tránh khỏi nguy hiểm, tránh những va chạm giữa
người sử dụng quạt với người sử dụng
- Động cơ quạt là loại động cơ không đồng bộ một pha
roto lồng sóc. Động cơ chính là con tim tạo nên sức gió
cho cánh quạt. Động cơ quạt gồm :
 Cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm
nhiều tấm tôn silic mỏng ghép lại với nhau để
tránh dòng điện Phu-cô.
 Roto cũng được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép
lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn
cánh quạt và phần đuôi nhằm tạo chuyển động cho
bộ chuyển hướng.
 Tụ điện để tạo ra dòng điện lệch pha.
 Vỏ nhôm để ghép giữa rotor và stator
 Bạc thau có ổ giữ dầu bôi trơn để giảm lực ma sát
- Thân quạt là phần đỡ động cơ và cánh quạt giúp cho quạt
đứng đúng vị trí hoạt động. Thân quạt thường được thiết
kế động có thể tháo lắp hoặc tháo ra khi cần thiết
SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 11


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

Hình 4 : Cấu tạo của quạt đứng
b. Nguyên lý làm việc
- Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ

(hay gọi là phe silic) được làm bằng tôn silic mỏng ghép
nhiều miếng lại với nhau sẽ tạo ra một lực tác động lên
rotor. do vị trí các cuộn dây (dây chạy và dây đề) đặt lệch
nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong
lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau (gọi
chung là tác dụng của tụ điện chỉnh cho dòng điện đảo
chiều AC chủ yếu tạo 1 chiều quay cho cánh quạt). Vì hai
lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra
trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quay
được.

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 12


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

- Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số
vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên
hoặc giảm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ tạo ra
một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy
nhanh hơn hoặc chậm hơn.
c. Ưu nhược điểm của động cơ trong quạt điện dân
dụng
Ưu điểm

Nhược điểm

 Vận hành dễ dàng, bảo quản

thuận tiện
 Được sản xuất với nhiều
cấp điện khác nhau ( từ 24V
đến 10kV ) nên thích nghi
được với nhiều loại quạt

 Hệ số công suất của quạt
thấp gây ra tổn thất nhiều
công suất phản kháng
 Không sử dụng được lúc
non tải hoặc không tải
 Khó điều chỉnh được tốc độ
 Đặc tính mở máy không tốt,
dòng mở máy lớn gấp 6-7
lần dòng định mức
 Momen mở máy nhỏ

d. Thông tin cơ bản của các loại quạt

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 13


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

3. Tiết kiệm năng lượng của động cơ không đồng bộ roto lồng sóc
Theo thống kê của hiệp hội năng lượng USA thì năng lượng
tiêu hao vô ích và tổn thất điện xoay chiều vào khoảng 30-40%
và lượng điện tiêu thụ chiếm khoảng 60% tổng lượng điện năng

toàn cầu. Như vậy việc tiết kiệm năng lượng trong động cơ là
rất cần thiết
3.1.

Thay thế động cơ tiêu chuẩn bằng động cơ có hiệu suất cao
HEMs ( High Efficiency Motor )
a. Ưu điểm

- Động cơ hiệu suất cao được thiết kế chuyên dụng để tăng hiểu suất
hoạt động so với động cơ tiêu chuẩn. Các cải tiến tập trung vào
việc là giảm tốn thất bên trong động cơ : lá thép mỏng hơn, sử
dụng đồng thay cho các thanh nhôm trong roto
- Động cơ hiệu suất cao được thiết kế có mức tải rộng
 Hiệu suất cao hơn động cơ tiêu chuẩn từ 3-7%
- Tiếng ồn được giảm thiểu: Quạt làm mát có thể chế tạo bé hơn

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 14


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

 Do tổn thất thấp hơn nên sự phát ra tiếng ồn cũng bé hơn
b. Nhược điểm
- Giá mua thông thường sẽ đắt hơn so với động cơ tiêu chuẩn song
sự chênh lệch giá sẽ được thu hồi trong thời gian ngắn vì giá chi
phí trong tiền điện thấp hơn nhiều
3.2.


Bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất
Nâng cao hệ số công suất là một biện pháp quan trọng để tiết
kiệm điện năng, phần lớn các thiết bị tiêu thụ điện năng đều
tiêu thụ công suất tác dụng P và công suất phản kháng Q. Động
cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 60-65% tổng công suất phản
kháng của mạng điện
Đặc tính của động cơ không đồng bộ có hệ số công suất nhỏ
hơn 1 dẫn tới hiệu suất toàn phần thấp hơn và chi phí tổng vận
hành cao hơn
Những tụ bù này sẽ hoạt động như là máy phát công suất phản
kháng và nhờ vậy giảm được lượng công suất phản kháng và
công suất toàn phần được tạo ra bởi phía cung cấp điện

3.3.

Lắp biến tần VSD
Bộ điều khiển tốc độ vô cấp ( VSD ) hay còn gọi là bộ biến tần
( inverter ) có khả năng thay đổi tốc độ động cơ. Các thiết bị
này có sẵn dải từ vài kW đến 750kW. Chúng được thiết kế để
điều khiển động cơ không đồng bộ tiêu chuẩn và có thể dễ dàng
lắp đặt cho các động cơ
Bộ biến tần làm việc theo phương pháp biển đổi tần số cùng với
việc thay đổi điện áp nên luôn đảm bảo việc momen khởi động.
Đồng thời dòng điện đưa vào động cơ không tăng, do sự phối
hợp giư tần số và điện áp để giữ cho từ thông đủ sinh ra
momen. Dòng khởi động lớn nhất của hệ truyền động biến tần
chỉ bằng dòng điện định mức vì vậy không làm cho lưới điện bị

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1


Page 15


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

sụt áp khi khởi động. Đảm bảo các ứng dụng khác không bị ảnh
hưởng
a. Ưu điểm
- Tiết kiệm được điện năng cho việc sử dụng đúng và phù hợp với
phụ tải
- Tăng an toàn và độ tin cậy cao
- Không cần thay thế động cơ mới do phụ tải tăng lên so với động
cơ cũ
- Có thể giảm công suất nguồn mà không cần trang bị máy phát điện
dự phòng
- Nhiều động cơ có thể kết cấu với một bộ biến tần
- Giảm được tiếng ồn , tăng tuổi thọ động cơ
- Tăng được tính linh hoạt và quy mô sản xuất
b. Nhược điểm
- Vận hành phức tạp
- Tốc độ cực thấp có thể làm cho trục động cơ không quay tròn đều
c. Phạm vị ứng dụng của bộ điều tốc VDS
- Trong quá trình sản xuất, phụ tải đầu vào luôn thay đổi
- Các thay đổi xảy ra trong quá trình xử lý
- Đầu ra cũng biến đổi
3.4.

Thay thế động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng động cơ
có công suất nhỏ phù hợp với phụ tải
Tiêu chí chọn công suất phù hợp với phụ tải


- Động cơ mà ta chọn phải thỏa mãn về lượng công suất phản kháng
và hệ số phụ tải đem lại hiệu suất cao , vốn đầu tư bé nhất
- Động cơ chọn phải có tốc độ đảm bảo yêu cầu phụ tải
SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 16


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

- Dải điều chỉnh tốc độ của động cơ lớn
- Động cơ được chọn phải thỏa mãn điều kiện phát nóng cho phép
3.5.

Tăng cường bảo tri động cơ

- Bảo trì kém có thể làm giảm hiệu suất của động cơ theo thời gian
và dẫn đến hoạt động của động cơ theo thời gian: bôi trơn không
thích hợp sẽ làm tăng ma sát ở cả động cơ và thiết bị truyền động
=> ma sát làm tăng nhiệt độ ở động cơ, dẫn đến tổn thất làm tăng
trở kháng của động cơ ....
- Thường xuyên kiểm tra hao mòm ở trục và ở vỏ động cơ( để giảm
tổn thất do ma sát) và kiểm tra bụi, chất bẩn ở các đường thông gió
ở động cơ ( để đảm bảo thoát nhiệt )
- Kiểm tra điều kiện tải đảm bảo động cơ không bị quá tải hoặc non
tải. Thay đổi ở tải động cơ đo được là dấu hiệu của sự thay đổi của
tải, cần tìm hiểu nguyên nhân sự thay đổi này
- Định kỳ kiểm tra độ đồng trục của động cơ và phần được truyền
động được lắp với động cơ. Lệch trục sẽ nhanh chóng làm hỏng

trục và ổ trục, làm hỏng động cơ và phần dẫn động
- Chắc chắn rằng dây dẫn và tủ điện có công suất và được lắp đặt
thích hợp. Thường xuyên kiểm tra các tiếp xúc trên động cơ và các
thiết bị khởi động để đảm bảo các thiết bị sạch và chặt
- Đảm bảo thông gió thích hợp và giữ sạch đường làm mát để thoát
nhiệt và giảm tổn thất. Tuổi thọ cách nhiệt của động cơ cũng có thể
kéo dài: cứ mỗi mức tăng vượt quá nhiệt độ vận hành cho phép
của động cơ, thời gian tới khi động cơ phải quấn lại giảm đi một
nửa

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 17


BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1 ] Giáo trình Động cơ điện – Võ Chí Lợi
[2 ] Một số nguồn internet : wikipedia.org , timtailieu.vn

SV: Lê Thị Minh Hằng – D8QLNL1

Page 18



×