Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.54 KB, 6 trang )

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN CHO
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
Trong những năm qua và nhất là kể từ khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa
IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát
triển kinh tế tư nhân (trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa) được triển khai
quyết liệt và đi vào cuộc sống, kinh tế tư nhân phát triển và trỗi dậy mạnh mẽ,
đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Trên cơ sở đà thắng lợi đó, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày
13/6/2017 của Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 5 khóa XII đã khẳng định thúc
đẩy kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng để phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta đồng thời tiếp tục đổi mới cơ chế, chính
sách, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư nhân.
1. Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, NHNN đã và
đang tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm khuyến khích, tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận nguồn vốn tín
dụng và dịch vụ ngân hàng với nhiều tiện ích và chi phí hợp lý, qua đó góp phần
phát triển nhanh, bền vững, cụ thể như:
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế
trong đó có DNNVV được mở rộng vay vốn theo năng lực kinh doanh và thực
lực tài chính đồng thời mở rộng kênh tiếp cận vốn tín dụng khác (bảo lãnh, thuê
tài chính...) của các TCTD cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
- Chủ động, linh hoạt sử dụng và điều hành đồng bộ các công cụ chính sách
tiền tệ (CSTT) để tạo điều kiện cho các TCTD đảm bảo thanh khoản, cân đối
vốn kịp thời hỗ trợ phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.
- Tập trung điều tiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản cho các
TCTD, điều hành linh hoạt các công cụ để duy trì mặt bằng lãi suất thị trường
liên ngân hàng ổn định, ở mức hợp lý; giảm các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ
TCTD có điều kiện giảm chi phí vốn vay đối với nền kinh tế. Quy định trần lãi
suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các đối tượng DNNVV và các lĩnh
vực ưu tiên khác mà có sự hoạt động mạnh mẽ của DNNVV (phát triển nông
nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng


công nghệ cao) ở mức thấp hơn lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường và
từng bước điều chỉnh giảm từ mức 15% xuống 6,5%/năm. Chỉ đạo các TCTD
thực hiện các giải pháp cân đối nguồn vốn, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao
hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó
khăn với khách hàng vay đặc biệt là DNNVV, đảm bảo an toàn tài chính trong
hoạt động. Kết quả, mặt bằng lãi suất cho vay qua các năm có xu hướng giảm và
duy trì ổn định trong điều kiện lãi suất thế giới có xu hướng tăng, trong đó lãi
suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục giảm. Hiện nay, mặt bằng lãi
suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với
trung và dài hạn.

1


- Chỉ đạo các TCTD triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt chú trọng cải
cách thủ tục hành chính trong hoạt động cho vay, cấp tín dụng để tạo điều kiện
tối đa cho DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng. Cụ thể: (i) Ưu tiên tập trung
vốn hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
theo chỉ đạo của Chính phủ, nhất là đối với DNNVV. (ii) Xem xét cơ cấu lại thời
hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay trên cơ sở đánh giá các biện pháp khắc phục khó
khăn trong sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng vay; Đổi
mới quy trình/thủ tục hành chính trong cho vay theo hướng giảm bớt phiền hà
cho khách hàng, áp dụng công nghệ mới để đẩy nhanh thủ tục, thời gian thẩm
định, giải ngân. (iii) Xây dựng quy trình thu thập, khai thác thông tin về đánh giá
mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng để từ đó nâng cao hiệu quả thẩm định, qua đó tăng cường khả năng cho
vay không có bảo đảm bằng tài sản. (iv) Đẩy mạnh triển khai một số chương
trình tín dụng đặc thù nhất là đối với đối tượng vay vốn là DNNVV, như cho vay
hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay phục vụ phát triển thủy
sản, hỗ trợ khai thác hải sản xa bờ, cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên

phát triển (với đối tượng thụ hưởng chính là các cá nhân, doanh nghiệp). (v) Tổ
chức triển khai sâu sát, quyết liệt và thường xuyên kiểm điểm kết quả triển khai
các Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại các địa phương nhằm
nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quan hệ tín
dụng ngân hàng (đặc biệt là các DNNVV); tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường
nhưng đang gặp khó khăn về tài chính được vay vốn ngân hàng để phục vụ sản
xuất kinh doanh.
- Ban hành các Thông tư hướng dẫn TCTD tăng cường phối hợp với Ngân
hàng Phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương để khơi thông dòng vốn tín
dụng trong cho vay DNNVV có bảo lãnh của các tổ chức này.
- Triển khai các chương trình tín dụng đặc thù đối với một số ngành/lĩnh
vực, trong đó có đối tượng thụ hưởng là các DNNVV như: (i) Chính sách cho
vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% giá trị khoản vay để phát triển
sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định số
116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018; (ii) Chương trình cho vay khuyến khích phát
triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với lãi suất cho
vay ưu đãi thấp hơn từ 0,5%-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông
thường cùng kỳ hạn; (iii) Các DNNVV sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ
trợ ưu tiên phát triển được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các TCTD trên cơ sở
bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh; (iv) Chính sách ưu đãi về lãi suất cho các
DNNVV hoạt động tại các địa bàn kinh tế khó khăn...
2. Kết quả và tình hình triển khai:
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên đã góp phần thúc đẩy tăng
trưởng tín dụng phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nói chung và

2



DNNVV nói riêng1; cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng
ngày càng được chú trọng tập trung vào 05 lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của
Chính phủ2; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp
lý; qua đó khơi thông nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp,
người dân trong sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu
vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, có năng lực tài chính tốt, dự án, phương
án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, khả thi đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng
dễ dàng với lãi suất hợp lý. Nhờ đó, hệ thống TCTD đã thu hút nguồn vốn nhàn
rỗi từ dân cư, chuyển hóa các nguồn vốn huy động nhỏ, lẻ, ngắn hạn thành các
nguồn vốn cho vay trung, dài hạn phục vụ nền kinh tế góp phần thúc đẩy tăng
trưởng bền vững.
Bên cạnh những điểm nổi bật nêu trên vẫn còn hiện tượng một số DNNVV
gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng; nguyên nhân chủ yếu là do:
- Quy mô vốn nhỏ, chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, trình độ quản
trị doanh nghiệp còn bất cập, dẫn tới TCTD khó kiểm soát được dòng tiền của
doanh nghiệp, khó đánh giá hiệu quả các phương án, dự án sản xuất kinh doanh.
- Thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu thiếu chính xác, công tác
hạch toán, kế toán không khoa học và thiếu minh bạch, chưa có kế hoạch ứng
phó với biến động thị trường.
- Tài sản đảm bảo của doanh nghiệp có giá trị thấp hoặc quyền sở hữu tài
sản đảm bảo không minh bạch, thiếu hoặc không đủ giấy tờ xác nhận về tài sản
bảo đảm.
- Thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu minh bạch, tâm lý
e ngại khi thực hiện giao dịch qua tài khoản làm ảnh hưởng đến khả năng thẩm
định của các TCTD để đánh giá thực chất tình hình tài chính, hoạt động sản xuất
kinh doanh của DNNVV. Các món vay của DNNVV thường nhỏ lẻ, đối tượng
khách hàng phân tán nên chi phí thẩm định, giám sát, thu nợ khá cao.
- Nhiều DNNVV chưa có sự hợp tác chặt chẽ với ngân hàng khi vay vốn
hoặc cơ cấu lại khoản nợ; nợ phải trả tồn đọng lớn chưa có biện pháp xử lý.
- Việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của DNNVV phụ thuộc

nhiều vào các nguồn vốn vay ngân hàng, tạo áp lực cho hệ thống TCTD, trong
khi TCTD không có đủ thông tin về doanh nghiệp, không kiểm soát được dòng
tiền nên dẫn đến tâm lý e dè của TCTD khi quyết định cho vay các DNNVV.
1 Tín dụng năm 2017 tăng 18,28%; năm 2018 tăng 13,89%; đến ngày 28/6/2019, tín dụng tăng 7,33% so với
cuối năm 2018.
2 Đến tháng 5/2019, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,06%, chiếm tỷ trọng 3,04% (cuối năm
2018 tăng 14,58%, chiếm tỷ trọng 3,09%; năm 2017 tăng 25,08%, chiếm tỷ trọng 2,49%); tín dụng đối với lĩnh
vực xuất khẩu tăng 13,96%, chiếm tỷ trọng 3,25% (cuối năm 2018 giảm 1,42%, chiếm tỷ trọng 3,01%; năm
2017 tăng 18,12%, chiếm tỷ trọng 3,47%); tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 7,53%,
chiếm tỷ trọng 0,37% (cuối năm 2018 giảm 0,74%, chiếm tỷ trọng 0,36%; năm 2017 tăng 20,02%, chiếm tỷ
trọng 0,52%); tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ước tăng 4,74% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ
trọng 24,54% (cuối năm 2018 tăng 21,2%, chiếm tỷ trọng 24,72%; năm 2017 tăng 25,5%, chiếm tỷ trọng 20%);
tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ước tăng 6,03% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng 18,2% (cuối
năm 2018 tăng 15,4%, chiếm tỷ trọng 18,09%; năm 2017 tăng 14,45%, chiếm tỷ trọng 21,13%).

3


- Một số DNNVV mặc dù đáp ứng đủ điều kiện vay vốn nhưng lại chưa có
nhu cầu vay do còn gặp khó khăn về phát triển thị trường đầu ra.
3. Thúc đẩy vai trò khơi thông vốn của TTCK với DNNVV:
Bên cạnh kênh huy động vốn từ hệ thống ngân hàng, DNNVV có thể thực
hiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK). Tuy nhiên sau hơn 15
năm hình thành và phát triển, mặc dù TTCK tăng trưởng rất ấn tượng nhưng xét
về chức năng cung cấp vốn trung dài hạn của mình thì TTCK chưa thực sự thể
hiện được vai trò này; trong khi đó, hệ thống ngân hàng ngoài cung ứng vốn
ngắn hạn thì phải đảm nhiệm cả vai trò cung ứng vốn trung dài hạn cho nền kinh
tế mà TTCK chưa thực hiện được.
Do đó, để phát triển TTCK bền vững và trên cơ sở bám sát chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện

đồng bộ các giải pháp tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 về lộ
trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm
2030; Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 phê duyệt Đề án cơ cấu lại
thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2025, nhằm khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và phát triển DNNVV nói riêng, để DNNVV trở thành một trong
những động lực quan trọng của nền kinh tế.
4. Khuyến khích sự phát triển các kênh tín dụng mới từ fintech:
Bên cạnh các kênh cung ứng vốn truyền thống như đề cập ở trên, thời gian
gần đây, việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) trên thế giới nói chung và tại Việt
Nam nói riêng đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có hoạt động
cho vay ngang hàng (sau đây gọi là P2P Lending).
Hoạt động P2P Lending được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ
số, kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không
thông qua trung gian tài chính. Hoạt động P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ
phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài
chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu
thế trong xã hội (có khả năng tiếp cận internet). Tuy nhiên, hoạt động P2P
Lending cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (rủi ro cho vay, rủi ro thông tin, rủi ro phòng
chống rửa tiền, rủi ro an ninh mạng…) có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh
xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trong đó có
NHNN đã và đang nghiên cứu, đánh giá để sớm đề xuất cơ chế quản lý hoạt
động P2P lending phù hợp với các quy định pháp luật và điều kiện Việt Nam,
qua đó một mặt khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng đổi mới, sáng tạo của
thành tựu công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng đồng thời cũng bảo vệ
được quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia đặc biệt là quyền lợi hợp pháp
của người dân.
5. Định hướng, giải pháp và đề xuất, kiến nghị:

4


5.1. Định hướng, giải pháp chính sách tín dụng hỗ trợ DNNVV trong thời
gian tới:
Chính phủ và NHNN luôn xác định phát triển DNNVV là một trong động
lực căn bản để phát triển kinh tế. Để tiếp tục mở rộng tín dụng hiệu quả, đáp ứng
kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân nói
chung và DNNVV nói riêng trong thời gian tới, ngành ngân hàng tiếp tục tập
trung vào một số các giải pháp sau đây:
- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiềm chế lạm
phát và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các
doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV.
- Điều hành tăng trưởng tín dụng toàn ngành đi đôi với nâng cao chất lượng
tín dụng, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và tiếp tục tạo điều
kiện thuận lợi cho DNNVV tăng khả năng tiếp cận tín dụng.
- Tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp được đề ra tại Kế
hoạch hành động của ngành ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói
riêng tiếp cận vốn tín dụng.
- Chỉ đạo các TCTD tăng cường rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục
vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay,
tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay;
tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để cùng với
chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng
mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng.
- Khuyến khích các TCTD phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng và các
sản phẩm mới như: các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa
rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường

khả năng phòng ngừa rủi ro.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển nhanh, bền vững các phân đoạn thị trường tài
chính; tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân huy động vốn trên
thị trường chứng khoán, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các thị
trường chứng khoán phái sinh để thị trường vốn trở thành kênh huy động vốn
trung dài hạn quan trọng của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp tư nhân bao
gồm DNNVV nói riêng.
5.2. Một số đề xuất, kiến nghị
Để triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Chính phủ nhằm phát
huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc
làm, đòi hỏi phải có hệ thống các chính sách đồng bộ để khuyến khích và tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển; đồng thời, cần có sự phối hợp chặt

5


chẽ, đồng bộ và hiệu quả của các cơ quan, bộ, ngành, hiệp hội và bản thân giới
doanh nghiệp nhất là các DNNVV; cụ thể:
Một là, các Bộ, ngành phối hợp thúc đẩy thị trường vốn phát triển, trở
thành kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả, tránh lệ thuộc quá lớn vào
nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế bền vững; tiếp tục
hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành
ngân hàng tăng cường hiệu quả triển khai Chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong các lĩnh vực tín dụng, tài chính, ngân
hàng, đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng... khi doanh nghiệp tiếp cận vay vốn ngân hàng
để phát triển sản xuất kinh doanh. Tích cực triển khai có hiệu quả các chính sách
hỗ trợ DNNNV theo quy định tại Luật hỗ trợ DNNVV và hướng dẫn của các Bộ,
ngành trung ương.
Ba là, các Hiệp hội ngành nghề đặc biệt là Hiệp hội DNNVV cần nâng cao

vai trò, tầm ảnh hưởng của mình để làm cầu nối cho các DNNVV tiếp cận với
các TCTD; đầu mối trong việc hỗ trợ các DNNVV về thông tin thị trường, các
hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các
doanh nghiệp thành viên.
Bốn là, bản thân các DNNVV cần tự hoàn thiện về tổ chức hoạt động, quản
trị doanh nghiệp, chuẩn mức kế toán... đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật
và chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực để nâng cao uy tín đối với các
TCTD. Tham gia tích cực và chủ động vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo
chuỗi giá trị của sản phẩm, đặc biệt là các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo điều kiện
cho các TCTD kiểm soát dòng tiền và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
quá trình vay vốn.

6



×