Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Kể Chuyện Các Vua Nguyễn Minh Mạng IV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.86 KB, 6 trang )

Kể Chuyện Các Vua Nguyễn
Vua Minh Mạng IV
Chê Khéo Nhà Vua
Câu Thơ Hoàng Bào
Đối Đáp Giữa Minh Mạng Và Cao Bá Quát
Trong thời kỳ làm Cung Trung Giáo tập, bà Thanh Quan
do tài làm thơ và đức độ dạy học, được Minh Mạng tin
dùng, quí mến. Bà thường được nhà vua đàm luận thơ
văn.
Một lần có bộ chén kiểu của Trung Quốc mới đưa sang,
chén vẽ sơn thủy Việt Nam và có đề thơ nôm cũng như
một số đồ sứ kiểu thời đó, Minh Mạng đưa khoe với
những người chung quanh. Mọi người yêu cầu bà Huyện
Thanh Quan làm một bài thơ chữ Nôm. Bà làm ngay hai
câu thơ rằng:
- Như in thảo mộc trời Nam lại.
Đem cả sơn hà đất Bắc sang.
Vua Minh Mạng rất thích thú.
Cùng hôm đó, nhà vua viết hai chữ Phúc Thọ rất lớn để "
ban ơn " chúc mừng một đại thần nào đó. Ông hỏi bà
Thanh Quan chữ viết như thế nào, bà khen:
- Phúc tối hậu,
Thọ tối trường
Nghĩa là
Phúc rất dày,
Thọ rất dài
Ban đầu Minh Mạng hơi ngơ ngác, sau nhìn kỹ lại ông
mới hiểu ý, bèn mỉm cười và gật đầu. Thì ra Minh Mạng
đã viết chữ Phúc béo phục phịch và chữ Thọ dài lêu đêu.
Bà Huyện Thanh Quan tuy ngầm chê chữ viết của Minh
Mạng, nhưng lời chê thật khéo léo và văn vẻ.


( Theo Giai Thoại văn học Việt Nam Hoàng Ngọc Phách )
Câu thơ Hoàng Bào
Lê Văn Duyệt trả thù được Nguyễn Văn Thành như đã
thỏa nguyện. Ai ngờ sau khi Lê Văn Duyệt chết rồi ( 1831
) thì đến năm ( 1835 ), mộ ông ta lại bị Minh Mạng cho
san phẳng và sai dựng lên tại đó một hòn đá lớn khắc mấy
chữ thật to;
- Chổ này là nơi tên Hoạn Lê Văn Duyệt phục pháp.
Nguyên do chính là vì Duyệt là bố nuôi của Lê Văn Khôi,
người cầm đầu cuộc khởi nghỉa thành Phiên An, chiếm
lỉnh toàn cỏi Nam Bộ từ 1833 đến 1835. Nhưng khi bắt tội
Lê Văn Duyệt người ta đã gán cho Duyệt bảy tội đáng
chém và hai tội đáng thắt cổ. Trong hai tội sau, có tội gọi
là " câu thơ Hoàng Bào ".
Số là sau khi Gia Long chết ( và Nguyễn Văn Thành bị vu
oan phải tử tự ) thì Lê Văn Duyệt là người oai quyền nhất
nước, đến Minh Mạng cũng phải kiêng nể. Lúc bấy giờ,
người ta đồn rằng Lê Văn Duyệt hay khoe chuyện với
người chung quanh là ông ta có xin được một quẻ thánh
cho, có bốn câu thơ như sau:
Tá Hán tranh tiên chư Hán tướng.
Phù Chu ninh hậu tập chu thần
Tha niên tái ngộ trần Kiều sự
Nhất đán hoàng bào bức thử thân
Tạm dịch
Giúp hán há thua gì tướng Hán
Phò Chu nào kém bọn tôi Chu
Trần Kiều ví gặp cơn nguy biến
Ép mặc hoàng bào dễ chối ru
Bài thơ ý nói:- Giả sử, nay mai lại xảy ra một vụ binh biến

như vụ Trần Kiều, quân lính ép ta lên làm vua như đời
xưa họ đã từng ép Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, thì
có lẽ ta cũng đành lòng nghe theo họ, chứ không thể nào
khác hơn. Sự việc thực hư như thế nào không biết, nhưng
trong dịp hỏi tội Lê Văn Duyệt để xử ( mặc dầu đã chết
rồi ) thì có người nhắc đến việc đó, và triều đình lên án
thành một tội đáng để xử thắt cổ.
( Theo Đại Nam chính biên liệt truyện )
Đối đáp giữa Minh Mạng và Cao Bá Quát
Một hôm Cao Bá Quát từ Bắc ninh sang chơi Hà Nội. Bấy
giờ Quát mới là một cậu học trò để chỏm. Quát thấy Hà
Nội có vẻ rộn rịp khác thường, hỏi ra mới biết Minh Mạng
ngự giá Bắc Thành đi thăm Hồ tây và các thắng cảnh
khác. Chờ đúng giờ Đạo ngự đi đến Hồ tây, Quát giả vờ
xăm xăm nhảy xuống hồ để tắm. Quan quân thấy vậy
hoảng hốt, thét bắt trói lại. Càng bị trói , quát càng gào to
và giảy giụa vùng chạy, gây ồn ào, hổn độn bên bờ hồ.
Vừa lúc đó, kiệu vua đi qua, Minh Mạng truyền lệnh dẫn
Quát đến hỏi. Quát kêu là học trò khó mới ở nhà quê lên,
nên không biết gì.
Minh Mạng nghe nói liền nảy ra một ý : nhân dưới hồ
nước trong có nhiều đàn cá lội tung tăng đuổi bắt nhau,
ông ra một câu vế đối:
- Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Và hứa với Quát đối được sẽ tha. Quát không cần nghĩ
ngợi, cũng tức cảnh việc mình bị trói , đối lại:
Trời nắng chang chang, người trói người
Minh Mạng tức giận trước câu đối ấy, nhưng vì không
muốn mang tiếng với người Bắc Hà trong fdịp đầu tiên ra
thăm Đất Bắc, nên Đành truyền lệnh cởi trói tha cho Cao

×