Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần CASCADE Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.2 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÀNH TRUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CASCADE VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THÀNH TRUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CASCADE VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI


Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Văn Hải. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm về lời cam kết của mình.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THÀNH TRUNG


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hoàng Văn Hải
đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người đã
đem lại cho tôi những kiến thức bố trợ, vô cùng có ích trong những năm học
vừa qua.
Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xỉn gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày....tháng 08 năm 2018




MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

7


STT

Tên viết tắt

1

AEC

2

AOE

3

ASEAN

Tiếng Việt

Tiếng Anh
ASEAN


Economic

Community

Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở
hữu

Association

of

Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

4

BQ

Bình quân

5

CP

Cổ phần


6

CP

Chi phí

7

DTT

8

EVFTA

9

GDP

10

GTGT

Giá trị gia tăng

11

GTVT

Giao thông vận tải


12

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

13

IMF

14



15

LNST

Lợi nhuận sau thuế

16

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

17

ROA


Tỷ suất sinh lời của tài sản

18

ROE

19

ROS

Doanh thu thuần
Hiệp định Thương mại Tự do
giữa Việt Nam và EU
Gross Domestic Product

International Monetary Fund

TPP

Quỹ tiền tệ quốc tế
Lao động

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở
hữu
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Trans

20

Tổng sản phẩm quốc nội


Pacific

Strategic

Economic Partnership
Agreement

8

Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương


STT

Tên viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

21

TSCĐ

Tài sản cố định

22


VCSH

Vốn chủ sở hữu

23

WB

24

WTO

World Bank

Ngân hàng Thế giới

World Trade Organization

9

Tổ

chức

Thế giới

Thương

mại



DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung

STT
1

Bảng 3.1

Kết quả kinh doanh nhựa đường của công ty giai đoạn
2015 –2017

Trang
41

Lượng Nhựa đường nhập khẩu theo thị trường của
2

Bảng 3.2

Công ty Cổ phần Cascade Việt Nam giai đoạn 2015

43

– 2017
Tình hình nhập khẩu nhựa đường tại công ty cổ phần

3


Bảng 3.3

4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

Phân tích ROA bằng phương pháp Dupont

52

7

Bảng 3.7

Tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu tài sản

64

8

Bảng 3.8


Hệ số nợ của công ty giai đoạn 2015 – 2017

65

Cascade Việt Nam giai đoạn 2015- 2017
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty Cascade
Phân tích hiệu quả kinh doanh qua chỉ tiêu khả năng
sinh lời của công ty Cascade

10

46
47
51


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
1

Hình

Nội dung

Hình

Quy trình nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của Công

2.1

2

Hình
3.1

3

Hình
3.2

4

5

6

ty cổ phần CASCADE Việt Nam
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Cascade

Hình
3.5

28
39

Tỷ trọng các sản phẩm nhựa đường tiêu thụ trong
giai đoạn 2015 – 2017 của công ty CP CasCade Việt

42


Nam

Hình 3.3 Quy trình nhập khẩu nhựa đường

Hình 3.4

Trang

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn
2011– 2017
Biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2010 – 2017

11

44

56

59


12


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại
không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể
phồn vinh được. Trong bối cảnh đó thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động
đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế

giới, phát huy hết những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn,
công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát
triển văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hóa của văn hóa nhân loại.
Hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước có
điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả
thấp. Và đối với toàn bộ nền kinh tế, nhập khẩu làm tăng hiệu quả sử dụng các
nguồn lực sản xuất, tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế, tăng
năng suất lao động thông qua nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và khoa học sản xuất
hiện đại. Với xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế, Nhà nước đã cho phép các loại
hình doanh nghiệp kể cả quốc doanh, liên doanh, hợp doanh và tư nhân tham gia
kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập
khẩu nói chung và kinh doanh hàng hóa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cũng như trong
kinh doanh vật liệu xây dựng - đặc biệt những loại vật liệu đặc trưng cho quá trình
xây lắp, hoàn thiện hệ thống đường sá, cầu cống… đang đóng một vai trò vô cùng
quan trọng đối với sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia nói riêng và sự phát
triển kinh tế Việt Nam nói chung.

13


Nhựa đường là sản phẩm dùng trong việc việc tưới lớp dính bám, tưới láng
nhựa và tưới thấm!nhập nền mặt đường, là nguyên!vật liệu chính cho quá trình!
hoàn thiện, xây dựng!cơ sở hạ tầng giao thông. Trong tương lai, đây sẽ là một trong
những!mặt hàng chiến lược phục vụ cho!quá!trình phát triển kinh tế của nước!ta.
Và kinh doanh Nhựa!đường sẽ trở thành!lĩnh vực thu hút được sự!quan tâm của
nhiều nhà đầu tư, không!chỉ trong nước mà còn cả nhà!đầu tư nước ngoài. Tuy
nhiên ngành!công nghiệp sản xuất Nhựa đường của Việt Nam chưa phát triển và
được quan tâm đúng mức.
Công ty Cổ phần Cascade Việt Nam là một trong những doanh nghiệp mới

gia nhập thị trường nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường tiêu thụ trên thị trường Việt
Nam. Do tuổi đời còn non trẻ, trong quá trình hoạt động gặp phải nhiều rào cản gia
nhập ngành, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước, hay sự biến động giá
Nhựa đường thế giới nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn…, tuy nhiên trong những
năm gần đây, Công ty đã không ngừng phát triển, củng cố uy tín trên thị trường
trong nước và là bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài.
Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là kinh doanh Xuất nhập khẩu nguyên vật
liệu chính phục vụ cho xây dựng giao thông!là nhựa đường, trong những năm qua,
Công ty Cổ phần Cascade Việt Nam luôn!luôn nỗ lực, đưa ra các giải pháp, các ý
tưởng để phát triển, nâng cao hiệu quả nhập!khẩu nguồn hàng của mình. Trong thời
gian!thực tập tại Công ty, em đã cố gắng học hỏi, tìm hiểu về cách thức hoạt động
của công ty và thực hiện nghiên cứu vấn đề: “Đánh giá hiệu quả kinh doanh của
Công ty Cổ phần Cascade Việt Nam”.
Để tài được thực hiện để tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh nhựa
đường của công ty Cổ phần Cascade Việt Nam từ đó có những giải pháp thích hợp
để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Cascade Việt Nam giai đoạn
2015 – 2017/

- Những hạn chế nào làm kìm hãm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty?
14


- Biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả kỉnh doanh của công ty?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần
Cascade Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp
 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Cascade Việt Nam giai

đoạn 2015 – 2017.
 Đề xuất giải pháp giúp công ty Cổ phần Cascade Việt Nam nâng cao hiệu

quả kinh doanh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tổng quát những vấn đề liên quan
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Cascade Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: công ty Cổ phần Cascade Việt Nam
Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính, các tài
liệu liên quan đến hoạt động nhập khẩu giai đoạn 2015 – 2017..
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về
HQKD.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
CASCADE Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần
CASCADE Việt Nam.

15



16


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Phân tích hiệu quả kinh doanh không phải là vấn đề quá mới mẻ trong
nghiên cứu khoa học. vấn đề này đã được đề cập và nghiên cứu từ lâu. Cho đến nay,
đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hiệu
quả kinh doanh.
1.1.1 Các nghiên cứu trong nước về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) nghiên cứu về Các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Thành phố Cần Thơ. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) ở Tp. Cần Thơ. Cỡ mẫu được chọn là 389 DNNVV. Nhóm tác giả sử
dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến. Nghiên
cứu này sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu. Phương pháp thống
kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung bình, tỷ lệ, tần suất, độ lệch chuẩn được sử
dụng để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ,
trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã
hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ.

17



Nguyễn Văn Duy & Phạm Văn Hùng (2017) trong nghiên cứu Phân tích tác
động của các nhân tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và
vừa tỉnh Hải Dương sử dụng 2 nguồn dữ liệu phục vụ cho phân tích: Số liệu sơ
caaos được thu thập từ các báo cáo tài chính, tài liệu, thông tin của Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Hải Dương, các báo cáo khoa học về tình hình sản xuất kinh doanh và
cạnh tranh của các DNNVV; Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn 103
DNNNV tại huyện Kinh môn và thành phố Hải Dương. Số liệu thu thập được làm
sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS. Các phương pháp cơ bản như thống kê mô tả,
phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu. Các yếu tố được thu thập sử
dụng thang đo Likert với 5 mức từ khó khăn đến thuận lợi. Kết quả hoạt động kinh
doanh của DN được đo bằng mức độ hài lòng của chủ doanh nghiệp về kết quả kinh
doanh của họ. Các nhân tố đưa vào bảng hỏi được kiểm định bằng phương pháp
Cronbach’s Alpha, sử dụng phương pháp kiểm định KMO để đánh giá chất lượng
và xếp hạng dữ liệu. Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để xác định các
yếu tố thành phần. Kết quả cho thấy có 3 nhóm nhân tố: chính sách, năng lực nội
tại và vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự hài lòng của chủ doanh nghiệp đối
với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, trong đó nhóm “năng lực nội tại
của doanh nghiệp” có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của chủ doanh nghiệp.

18


Tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
các công ty niêm yếu, Huỳnh Thị Tuyết Phượng (2016) tiến hành ước lượng các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, sử
dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 180
DN niêm yết trên HoSE từ năm 2011 đến 2015 (nhưng loại trừ các DN thuộc ngành
Tài chính bao gồm: Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ/công
ty đầu tư, những DN thuộc diện kiểm soát đặc biệt và những DN có số liệu bất
thường). Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng mô

hình hồi quy tuyến tính bảng, sử dụng phần mềm Stata 14 hỗ trợ chạy số liệu, phân
tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
các công ty niêm yết trên HoSE. Đồng thời, dựa vào lý thuyết về hiệu quả hoạt
động, các chỉ số trong các báo cáo tài chính, các nghiên cứu thực nghiệm trước đó
và quan điểm cá nhân để đề xuất các biến độc lập, mô hình nghiên cứu xác định
biến phụ thuộc ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, ROE là tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu của DN; Các biến độc lập (DE) là cơ cấu vốn, (TC) là quản trị nợ
phải thu khách hàng, (TANG) đầu tư tài sản cố định, (RISK) là rủi ro kinh doanh,
(SIZE) là quy mô, (GROWTH) là tốc độ tăng trưởng, (AGE) là thời gian hoạt động
của DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tất cả 7 biến được đưa vào mô hình thì
có 6 biến giải thích được mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DN
thông qua biến phụ thuộc ROA với mức ý nghĩa cao nhất là 1%, cụ thể như sau: Tác
động của biến số DE – Cơ cấu vốn: Nghiên cứu kỳ vọng cơ cấu vốn tác động âm tới
ROA nhưng lại tác động dương tới ROE. Kết quả hệ số hồi quy của DE đều tác
động tiêu cực đến cả ROA và ROE. Nói cách khác, DN không sử dụng hiệu quả sử
dụng nợ đứng ở góc độ tổng tài sản và ở góc độ vốn chủ sở hữu. Khi đó, nếu tỷ lệ
nợ tăng 1% thì ROA giảm 0,18% và ROE giảm 0,16%. Tác động của biến số TC –
Quản trị nợ phải thu: Kết quả hồi quy đã chấp nhận hai giả thuyết này khi hệ số beta
của hai mô hình đều âm và có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, theo kết quả ước lượng
thì mức tác động này khá nhỏ, nếu nợ phải thu tăng 1% sẽ làm cho ROA giảm
0.0072% và ROE giảm 0,0151%. Tác động của biến số TANG – Đầu tư tài sản cố

19


định: Nghiên cứu kỳ vọng biến số TANG có tác động âm đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của DN. Kết quả hồi quy đã ủng hộ hai giả thuyết này khi hệ số hồi quy
của biến số này ở hai mô hình lần lượt là -0.028 và -0.039 và có ý nghĩa thống kê.
Khi đó, nếu tỷ lệ đầu tư tài sản cố định tăng 1% thì ROA giảm 0,028% và ROE
giảm 0,039%. Tác động của biến số RISK – Rủi ro kinh doanh: Kết quả hồi quy đã

chấp nhận tác động dương của biến số RISK đến ROA mặc dù mức độ tăng không
đáng kể, qua đó, nếu RISK tăng 1% thì ROA chỉ tăng 0,000005% và hệ số này
không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ROE, nghĩa là rủi ro kinh doanh không có
tác động đến ROE. Tác động của biến số SIZE – Quy mô của DN: Nghiên cứu kỳ
vọng tác động dương của biến số SIZE tới ROA và ROE. Tuy nhiên, biến này chỉ có
ý nghĩa đối với chỉ tiêu ROE với hệ số hồi quy là 1,21586, nghĩa là khi tổng tài sản
tăng 1% thì ROE sẽ tăng 1,22%. Tác động của biến số GROWTH – Tốc độ tăng
trưởng: Nghiên cứu kỳ vọng rằng tốc độ tăng trưởng sẽ tác động tích cực tới ROA
và ROE. Kết quả hồi quy đã chứng minh hai giả thuyết trên là đúng khi mức tác
động biên của tốc độ tăng trưởng tới ROA là 0,00801 và ROE là 0,02831, nghĩa là
khi doanh thu tăng 1% thì ROA sẽ tăng khoảng 0,008% và ROE sẽ tăng khoảng
0,028%. Tác động của biến số AGE – Thời gian hoạt động của DN: Kết quả hệ số
hồi quy ở cả hai mô hình đều mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy
của AGE tới ROA là -0,1848 và ROE là -0,4046. Nói cách khác là khi thời gian
hoạt động của DN tăng thêm 1 năm thì ROA giảm 0,18% và ROE giảm 0,4%.

20


Mai Diễm Lan Hương (2017) tìm hiểu hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài ở tỉnh Khánh Hòa. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này
được thu thập trực tiếp từ báo cáo tài chính của 20 doanh nghiệp trong khoảng thời
gian từ năm 2013 đến năm 2016. Để đánh giá hiệu quả tài chính của các doanh
nghiệp, nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả trên cơ sở số liệu thu
thập được. Các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm: Khả năng thanh toán hiện hành,
vòng quay tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy ROE trung bình của các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài được chọn để nghiên cứu đạt ở mức thấp nhất vào năm 2013 và
cao nhất vào năm 2016. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài có sự biến động khá lớn theo thời gian. Do hoạt động kinh doanh chủ
yếu của các doanh nghiệp được khảo sát là sản xuất phụ kiện thép tàu biển, chế biến
và nuôi trồng thủy sản, sản xuất và chế biến sản phẩm từ thủy sản, du lịch resort;
mà vốn đầu tư vào các doanh nghiệp này phần lớn là vốn đầu tư nước ngoài nên
nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở
tỉnh Khánh Hòa cũng giống như các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó
khăn do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới và khu vực. Ngoài ra, chi phí đầu vào
tăng như giá điện đã tăng 3 lần, lương và bảo hiểm xã hội tăng trong năm 2015 sẽ
cộng thêm vào khó khăn đối với một số doanh nghiệp FDI. Đối với các dự án trong
lĩnh vực du lịch, ngoài một số khó khăn về đền bù giải tỏa, sự sẵn sàng của hạ tầng
kỹ thuật, thì lớn nhất vẫn là tiến độ triển khai dự án của nhà đầu tư còn chậm trong
bối cảnh khủng hoảng của thị trường bất động sản nói chung và bất động sản du lịch
nghỉ dưỡng nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở tỉnh Khánh Hòa còn thấp, chưa tương xứng với
lợi thế mà các doanh nghiệp này có được. Trên cơ sở kết quả phân tích, nghiên cứu,
đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài ở tỉnh Khánh Hòa.

21


Đặng Ngọc Hùng & Phạm Văn Tuân (2016) Phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh theo giá trị kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh
Thái Bình trong giai đoạn 2012 – 2014. Nhóm tác giả đã xây dựng và kiểm định các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNNV được đo lường
theo giá trị kế toán bao gồm: doanh thu, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ giá bốn, tỷ lệ chi
phí tài chính, tỷ lệ chi phí quản lý và cơ cấu tài sản đến tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trước thues trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Nghiên cứu sử dụng mô hình quy bình thương nhỏ nhất, dữ liệu nghiên cứu của
1.009 DNNNV trên địa bàn tỉnh Thái Bính, được thu thập thông qua Cục Thống

thuế Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thất, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ giá vốn, tỷ lệ
chi phí tài chính, tỷ lệ chi phí quản lý và cơ cấu tài sản có quan hệ ngược chiều đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh; ngược lại, doanh thu có quan hệ cùng chiều với
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.
1.1.2. Nghiên cứu nước ngoài
Sheela & Karthikeyan (2012) trong nghiên cứu của mình đã sử dụng mô hình
Dupont để phân tích hiệu quả tài chính của 03 doanh nghiệp trong ngành Dược
phẩm ở Ấn Độ, đó là Cipla, Dr. Reddy Laboratories, Ranbaxy trong giai đoạn 2003
– 2012. Nghiên cứu này đã áp dụng mô hình Dupont để đo tỷ lệ ROI, ROE và đưa
ra kết luận rằng công ty Cipla là công ty có hiệu quả hoạt động tốt nhất trong
khoảng thời thời gian nghiên cứu, tiếp theo là Reddy và Ranbaxy. Nghiên cứu này
cũng chỉ ra rằng công ty Cipla có hiệu suất cao vì sử dụng đòn bẩy hợp lý, quản lý
tốt tài sản và chi phí của mình.
Doorasamy (2016) đo lường hiệu quả tài chính của 3 công ty hàng đầu trong
ngành công nghiệp thực phẩm ở Nam Phi giai đoạn 2013 – 2014. Với mục tiêu đó, tác
giả sử dụng phân tích Dupont để đánh giá ROE và ROA. Nghiên cứu này đánh giá
riêng lẻ từng ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA và ROE của từng công ty và đưa ra
kết luận rằng đầu tư vào Tiger Brands sẽ có lợi cho cổ đông hơn Pioneer hay RCI.

22


Trong lĩnh vực ngân hàng, Ongore & Kusa (2013) đã nghiên cứu tác động
của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Kenya. Với nguồn dữ liệu
thứ cấp là các báo cáo tài chính được công bố của 37 NHTM từ năm 2001 đến
2010, tác giả đã sử dụng mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng để tìm ra các nhân
tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt
động của các NHTM ở Kenya. Các biến độc lập được đưa vào mô hình bao gồm:
mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, hiệu quả quản lý và tình trạng thanh khoản.
Biến phụ thuộc bao gồm ROA, ROE, NIM. Từ mô hình hồi quy, nghiên cứu này đã

chỉ ra mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Tiếp sau đó, Meero
(2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng vùng Vịnh Ba Tư. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 16 ngân hàng trong giai
đoạn 2005 – 2014. ROE và ROA được chọn là biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả
hoạt động của ngân hàng, biến phụ thuộc bao gồm: tổng số nợ trên tổng tài sản, vốn
chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Các kết quả cho
thấy sự tương đồng về cấu trúc vốn của các ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng khác
ở các nước vùng Vịnh. ROA có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với đòn bẩy tài chính
và có mối quan hệ tích cực với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Almazari
(2012) sử dụng mô hình Dupont để phân tích hiệu quả tài chính của các NHTM Ả
rập Jordan cho giai đoạn 2000 – 2009. Dựa vào mô hình Dupont, tác giả đã nghiên
cứu những tác động của tỷ suất lợi nhuận ròng biên (NPM), quay tổng tài sản
(TAT), và số nhân vốn chủ sở hữu đến ROE. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng từ năm
2001 đến 2008, các hoạt động của NHTM Ả Rập tương đối ổn định với tỷ suất lợi
nhuận biên cao và vòng quay tổng tài sản tương đối ổn định, sự giảm sút của EM là
nguyên nhân làm cho ROE của các NHTM giảm nhẹ. Tuy nhiên, giai đoạn nghiên
cứu là giai đoạn các NHTM chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, việc duy
trì ROE ở mức 11,47% như NHTM Ả Rập là một kết quả khả quan.

23


Các công trình trên đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến đề tài của tác giả. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, hoặc do yếu tố thời gian nghiên cứu của các công trình này, nên mặc dù
có giá trị tham khảo, kế thừa rất tốt, nhưng về cơ bản luận văn này thực hiện không
có sự trùng lặp.
Kế thừa và phát huy những giá trị mà các công trình trước đạt được, luận văn
sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống hóa lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh, áp
dụng vào trường họp Công ty Cổ phần CASCADE Việt Nam.

1.2. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1. Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Ngày nay trong hoạt động kinh doanh, tất cả doanh nghiệp đều xem mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận là quan trọng nhất. Nhằm đạt được mục tiêu này, các doanh
nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển phù hợp
với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần
phân bổ và quản trị có hiệu quả những nguồn lực và luôn kiểm tra việc sử dụng
chúng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Muốn kiểm tra được tính hiệu quả của hoạt
động kinh doanh thì phải đánh giá được hiệu quả ở phạm vi mỗi doanh nghiệp cũng
như từng bộ phận.

24


Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh. Theo
Samuelson và Nordhaus (1991): “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể
tăng sản lượng của một lượng hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại
hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất
của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các
nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực
kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng
sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết
thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn
năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Trong khi đó, Manfred Kuhn (1990) cho rằng hiệu quả kinh doanh được
xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Manfred Kuhn cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả
tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.
Quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất

hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả kinh
doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động kinh
doanh theo mục đích nhất định.
Trong những hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau thì bản chất
của phạm trù hiệu quả và những yếu tố hợp thành phạm trù hiệu quả vận động theo
những khuynh hướng khác nhau.
Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất
và do vậy quyền lợi về kinh tế, chính trị... đều dành cho nhà tư bản. Chính vì thế
việc phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại lợi nhuận nhiều hơn
nữa cho nhà tư bản nhằm nâng cao thu nhập cho họ, trong khi thu nhập của người
lao động có thể thấp hơn nữa. Do vậy, việc tăng chất lượng sản phẩm không phải là
để phục vụ trực tiếp người tiêu dùng mà để thu hút khách hàng nhằm bán được ngày
càng nhiều hơn và qua đó thu được lợi nhuận lớn hơn.

25


×