Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

MÔ PHỎNG hệ THỐNG MIVEC(Mitsubishi innovative valve timing and lifting electronic control)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.72 MB, 69 trang )

1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ ÔTÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MÔ PHỎNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ
MIVEC

Giảng viên hướng dẫn : Thầy PHẠM QUANG KHẢI
Sinh viên thực hiện:

VŨ HỒNG PHÚC
NGUYỄN VĂN TÙNG

Lớp

: DHOT3

Khoá

:

3

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc


Nguyễn Văn Tùng


2
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011

LỜI MỞ ĐẦU.

Ngày nay, nền công nghiệp ôtô đã có sự thay đổi lớn lao. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công
nghệ, trên ôtô hiện nay đã ứng dụng nhiều công nghệ mới để cho ra đời nhiều hệ thống mới nhằm đáp ứng các
yêu cầu: tăng công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm lượng khí thải độc hại, tăng tính an toàn của
ôtô.Các hệ thống mới đó có thể kể tên như: hệ thống phanh chống hãm cứng (ABS), hệ thống chống trượt (ASR),
điều khiển ga chạy tự động, hệ thống túi khí (AIR, BAG), … và đặc biệt là hệ thống điều khiển xupáp bằng điện
tử như:Hệ thống Mivec,VVT-i…Chính vì lẽ đó, là những sinh viên của ngành cơ khí động lực đang đứng trước
sự phát triển vượt bậc của công nghệ trên ôtô, để chọn đề tài cho đồ án tôt nghiệp chúng em đã chọn một hệ
thống điều khiển xupáp bằng điện tử, hệ thống phân phối khí MIVEC của hảng Mitsubishi là một hệ thống có thể
thay đổi thời gian và hành trình của xupap bằng cách thay đổi biên dạng cam. Với đồ án tốt nghiệp này giúp cho
chúng em nhận thức và hiểu biết những công nghệ phát triển của ngành công nghệ ôtô. Qua đó chúng em hy
vọng đóng góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển của ngành ôtô Việt Nam.
Vì thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện đồ án sẽ không tránh được những
thiếu sót. Chúng em kính mong sự góp ý của quí thầy cô và bạn bè để chúng em có thể hoàn thiện vốn kiến thức
và thực hiện tốt công việc trong tương lai.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Phạm Quang Khải đã giúp chúng em hoàn
thành tốt đồ án này.

LỜI CẢM ƠN.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc

Nguyễn Văn Tùng


3

Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại khoa Công Nghệ ÔTÔ trường Đại Học Công Nghiệp TP Hồ Chí
Minh, được sự giúp đỡ quý báo của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp, chúng em đã hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ MIVEC”.
Hoàn thành khóa luận này, cho phép chúng em bày tỏ lờ cảm ơn tới thầy giáo Phạm Quang Khải, người
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chùng em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này, đồng thời cảm
ơn các thầy, cô giáo trong khoa Công Nghệ ÔTÔ đã giúp đỡ chúng em trong quá trình hoàn thành đề tài
này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng học tập nghiên cứu trong suốt mấy năm qua, song do thới gian có hạn, chưa
hiểu biết nhiều về lĩnh vực ôtô nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô giáovà những ai quan tâm đến đề tài này để khóa luận được hoàn thiện và
nâng cao hơn nữa.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


4
NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc

Nguyễn Văn Tùng


5

NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


6
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
PHÂN PHỐI KHÍ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG.

1.1 Nhiệm vụ - yêu cầu – phân loại hệ thống phân phối khí. ................................................................1
1.1.1

Nhiệm vụ. ....................................................................................................................................... 1

1.1.2

Yêu cầu. ........................................................................................................................................ 1

1.1.3


Phân loại. ........................................................................................................................................ 2

1.2 Khái quát hệ thống phân phối khí ở động cơ đốt trong. .................................................................3
1.2.1 Cơ cấu phân phối khí loại xupap treo. ...............................................................................................3
1.2.2 Cơ cấu phân phối khí loại xupap đặt..................................................................................................4
1.2.3 Cơ cấu phân phối khí loại dùng pitton đóng mở cửa nạp và cửa thải.................................................5
1.2.4 Cơ cấu phân phối khí loại điều khiển điện tử.....................................................................................6
1.3 Những ảnh hưởng của việc điều chỉnh hệ thống phân phối khí đến các thông số công tác...........8

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG MIVEC TRÊN XE
MITSUBUSHI GRANDIS.

2.1

Giới thiệu tổng quát xe Mitsubishi Grandis .............................................................................10

2.1.1

Các thông số kỹ thuật của xe ........................................................................................................10

2.1.2

Hình dáng của xe (hình chiếu + các thông số) ..............................................................................11

2.1.3

Các tính năng tiện nghi, an toàn và các kỹ thuật mới trên xe .......................................................14

2.2


Khái quát chung về hệ thống Mivec trên xe Mitsubishi Grandis ...........................................15

2.2.1

Sơ đồ khối tổng quát. ...................................................................................................................15
Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


7
2.2.2 Chức năng của hệ thống Mivec .....................................................................................................16
2.2.3

Các chi tiết của hệ thống Mivec trên xe Mitsubishi Grandis ........................................................17

CHƯƠNG 3: CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG.

3.1 Các chế độ làm việc của hệ thống ..................................................................................................21
3.1.1 Ở tốc độ thấp .................................................................................................................................. 21
3.1.2 Ở tốc độ cao ................................................................................................................................... 23
3.2 So sánh hệ thống Mivec với các hệ thống phân phối khí tương tự khác ....................................26
3.2.1 So sánh hệ thống Mivec và VVT – i .............................................................................................26
3.2.1 So sánh hệ thống Mivec và VTEC ...............................................................................................29
3.3 Kết luận chung về hệ thống Mivec .................................................................................................33

CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MIVEC.


4.1 Giới thiệu chung về phần mềm sử dụng mô phỏng ......................................................................34
4.1.1 Giới thiệu chung phần mềm Flash ..................................................................................................34
4.1.2 Giới thiệu chung phần mềm Solidửoks ..........................................................................................37
4.2 Quá trình sử dụng phần mềm Flash để mô phỏng .......................................................................40
4.2.1 Vẽ chi tiết ...................................................................................................................................... 40
4.2.2 Quá trình mô phỏng

................................................................................................................... 43

4.3 Quá trình sử dụng phần mềm Solidửoks để mô phỏng ................................................................49
4.3.1 Khái quát chung ............................................................................................................................ 49
4.3.2 Quá trình mô phỏng:

.................................................................................................................53

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


8

5.1

Mục đích của mô phỏng hệ thống Mivec .....................................................................................59

5.2


Hướng phát triển của đề tài........................................................................................................... 60

TÊN ĐỀ TÀI: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG MIVEC
(Mitsubishi Innovative Valve timing and lifting Electronic Control).
CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÂN
PHỐI KHÍ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG.

1.1 Nhiệm vụ - yêu cầu – phân loại hệ thống phân phối khí
1.1.1 Nhiệm vụ.
Cơ cấu phân phối khí dùng để thực hiện quá trình thay đổi khí: xả khí thải ra khỏi
xilanh và nạp đầy hỗn hợp hoặc không khí mới vào xilanh trong quá trình làm việc của
động cơ, đảm bảo đóng kín các cửa nạp, cửa xả trong quá trình nén, cháy và giãn nở, và
phân phối kịp thời, đều đặn hòa khí hoặc không khí cho các xilanh theo đúng thứ tự làm
việc của động cơ. Ở máy Diesel, động cơ phung xăng, khí nạp là không khí. Còn ở máy
xăng bộ chế hòa khí, khí nạp là hỗn hợp không khí và hơi xăng. Khí xả là sản phẩm cháy,
chủ yếu là khí Cacbonic và hơi nước.
1.1.2

Yêu cầu .

a. Yêu cầu chung đối với cơ cấu phối khí:
- Đảm bảo việc nạp đầy, nghĩa là hệ số nạp phải cao. Việc xả sạch, nghĩa là hệ số khí
sót phải thấp. Điều đó có nghĩa là chất lượng của quá trình nạp xả phải đảm bảo được
yêu cầu đặt ra. Yêu cầu này đến đâu tùy thuộc vào từng loại máy 4 kỳ hay 2 kỳ, phương
pháp trao đổi khí, cấu tạo các bộ phận của cơ cấu.
- Phải đảm bảo đóng kín các cửa nạp, cửa xả trong quá trình nén, cháy và giãn nở.
- Phải đảm bảo việc phân phối kịp thời, đều đặn và đủ lượng hoà khí hoặc không khí
cho các xylanh theo đúng thứ tự làm việc của động cơ. Độ mở lớn để dòng khí dễ lưu
thông.
- Năng lượng cung cấp cho hệ thống nạp xả khi làm việc tốn ít nhất.


Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


9
-Xupap hút mở để dẫn không khí hoặc hỗn hợp không khí nhiên liệu vào xi lanh ở kỳ
hút. Xupap xả mở thải khí cháy ra ngoài trời vào kỳ xả.
- Kỳ nén và nổ các xupap phải đóng kín để không bị lọt khí ra khỏi xi lanh.
-Việc đóng mở các xupap yêu cầu phải đúng thời điểm, đảm bảo nạp đầy và thải sạch.
- Các xupap phải được bố trí để sự phun nhiên liệu đạt tới vùng cháy toàn phần,
nhưng phải đủ cách xa khu vực chất làm nguội tuần hoàn tự do.
Vị trí của các đường dẫn xupap và các cửa mở, đảm bảo sự thông khí cho động cơ.
- Cơ cấu điều khiển van đòi hỏi sự chuyển động đều đặn của cần điều khiển, bộ dẫn
cam và cam, các van điều chỉnh và sự thời chuẩn van.
-Ít mòn ,tiếng kêu bé. Dễ điều chỉnh và sửa chữa, giá thành chế tạo rẻ.
b. Yêu cầu đối với hệ thống nạp:
- Các đường dẫn khí vào xi lanh phải được thiết kế đặc biệt để điều khiển lưu lượng,
tốc độ và chiều dẫn không khí. Không được phép có sự giao cắt, vì điều này có thể làm
giảm hiệu suất thể tích.
- Cung cấp không khí sạch và nguội cho từng xi lanh theo yêu cầu cháy hoàn hảo.
- Cung cấp không khí để quét.
- Giảm tiếng ồn dòng khí lưu động.
- Sấy nóng hỗn hợp khí-nhiên liệu đi vào các xi lanh.
c. Yêu cầu đối với hệ thống xả:
- Dẫn khí xả của động cơ ra ngoài không khí và giảm hẳn tiếng ồn quá mức bằng cách
khử các sóng áp lực trong khí xả.Trong vài trường hợp, hệ thống xả còn phải có khả
năng khử tia lửa.

1.1.3. Phân loại.
Người ta phân cơ cấu phân phối khí thành các loại sau đây:
a. Cơ cấu phân phối khí dùng cam –xupap được dùng phổ biến trong các loại động cơ
đốt trong do kết cấu đơn giản, điều chỉnh dễ dàng.
b. Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt có ưu điểm là tiết diện thông qua lớn nhưng khó
chế tạo nên ít được dùng trong các động cơ thông thường mà chỉ dùng trong động cơ đặc
chủng như động cơ xe đua.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


10
c. Cơ cấu phân phối khí dùng piston đóng mở cửa nạp và thải của động cơ hai kỳ có kết
cấu đơn giản, không phải điều chỉnh sửa chữa, nhưng chất lượng quá trình trao đổi khí
cao.
d. Cơ cấu phân phối khí dùng bộ phận điều khiển điện tử (ECM) tín hiệu đến cuộn
solenoid, loại này thay vì dùng một trục cam trung gian, các cuộn solenid điện mở các
xupap.

1.2 Khái quát hệ thống phân phối khí ở động cơ đốt trong
1.2.1

Cơ cấu phân phối khí loại xupap treo.

Các sơ đồ bố trí

Hình 1-1: cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo

1 – Trục cam; 2 – Con đội; 3 – Đũa đẩy; 4 – Vít điều chỉnh; 5 – Trục đòn bẫy; 6 – Đòn
bẫy; 7 – Đế chặn lò xo; 8 - Lò xo xupáp; 9 - Ống dẫn hướng; 10 – Xupáp; 11 – Dây đai;
12 – Bánh răng trục khuỷu.
Đặt điểm:
- Do thể tích buồng đốt nhỏ nên tỷ số nén cao.
- Được sử dụng cho động cơ Diezen và động cơ xăng có công suất lớn.
- Dẫn động phức tạp, sửa chữa khó khăn do cơ cấu có nhiều chi tiết.
Nguyên lý làm việc.
Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay, dẫn động trục cam quay, các cam nạp và cam
xả quay, cam quay tới tỳ lên con đội, đẩy con đội đi lên qua đũa đẩy( thanh đẩy) tỳ vào
Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


11
vít điều chỉnh,đẩy đuôi đòn gánh đi lên, đầu đòn gánh đi xuống tỳ vào đuôi xupap, đẩy
xupap đi xuồng mở cửa hút hay xả. Nếu xupap hút mở, cửa hút sẽ cho hổn hợp nhiên
liệu (hay không khí) nạp vào buồn công tác của động cơ.nếu xupap xả mở, cửa xả sẽ cho
khí cháy trong buồn cháy thoát ra khỏi ống xả.
Khi cam quay qua vị trí tỳ vào con đội, lò xo đẩy xupap đi lên đóng cửa hút hoặc
xả, qua đòn gánh thanh đẩy luôn đảm bảo con đội luôn tiếp xúc với cam.

1.2.2

Cơ cấu phân phối khí loại xupap đặt.

 Sơ đồ bố trí.


Hình 1-2: Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt
1 – Trục cam; 2 – Thân máy; 3 – Con đội; 4 – Đế lò xo xupáp; 5 – Lò xo xupáp; 6 – Ống
dẫn hướng; 7 – Xupáp; 8 – Bánh răng dẫn động bánh răng cam;
Xupáp được lắp ở một bên thân máy ngay trên trục cam và được trục cam dẫn động
xupáp thông qua con đội. Xupáp nạp và xupáp thải của các xilanh có thể bố trí theo
nhiều kiểu khác nhau: Bố trí xen kẽ hoặc bố trí theo từng cặp một. Khi bố trí từng cặp
xupáp cùng tên, các xupáp nạp có thể dùng chung đường nạp nên làm cho đường nạp trở
thành đơn giản hơn.
Đặt điểm:
- Với phương án này làm chiều cao động cơ giảm xuống, kết cấu của nắp xilanh đơn
giản, dẫn động xupáp cũng dễ dàng.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


12
- Tuy vậy có khuyết điểm là buồng cháy không gọn, có dung tích lớn nên chỉ sử dụng
ở những động cơ có cồng suất nhỏ và trung bình.
- Đường nạp, thải phải bố trí trên thân máy phức tạp cho việc đúc và gia công thân
máy, đường thải, nạp khó thanh thoát, tổn thất nạp thải lớn.
Nguyên lý hoạt động.
Khi động cơ làm viêc, trục khuỹu quay, dẫn động trục cam quay, các cam nạp, (xả)
quay tới vị trí tỳ lên con đội, đẩy con đội lên tỳ vào đôi xupap , xupap đi lên lò xo bị nén
lại và cửa hút (hoặc xả ) mở ra. hổn hợp nhiên liệu ( động cơ xăng), không khí sạch
( động cơ diezel) qua cửa hút nạp vào buồng công tác của động cơ ( hoặc khí cháy theo
cửa xả thải ra ngoài.


1.2.3

Cơ cấu phân phối khí loại dùng pitton đóng mở cửa nạp và cửa thải.

Là loại cơ cấu phối khí của động cơ 2 kỳ quét vòng hoặc quét thẳng, quét thẳng có thể
qua xupap xả hoặc cửa xả dùng piton đối đỉnh. Cơ cấu phối khí loại này có kết cấu đơn
giản, không phải điều chỉnh, sữa chữa nhưng quá trình trao đổi khí không cao. Trong cơ
cấu loại này piton động cơ có vai trò như một van trước, đóng mở cửa nạp và cửa thải.
loại động cơ này không có cơ cấu dẫn động van trước riêng mà chúng dùng cơ cấu trục
khuỷu thanh truyền để dẫn động piton.
Nguyên lý hoạt động:

Hình 1-3: hệ thống phân phối khí dùng pitton đóng mở cửa hút và cửa xả.
Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


13

Thì 1: Tạo công và nén trước
Pitton bắt đầu sắp vượt qua điểm chết trên. Bộ phận đánh lửa đốt hỗn hợp trong buồng
đốt phía trên pitton, nhiệt độ tăng dần đến áp suất trong buồng đốt tăng, pitton đi xuống
và qua đó tạo ra công cơ học.
Trong phần không gian ở phía dưới pitton, khí mới vừa được hút vào sẽ bị nén lại bởi
chuyển động đi xuống của pitton.
Trong giai đoạn cuối khi pitton đi xuống, lỗ thải khí và ống dẫn khí được mở ra. Hỗn
hợp khí mới đang bị nén dưới áp suất chuyển động từ buồng nén dưới pitton qua ống dẫn
khí đi vào xy lanh đẩy khí thải qua lỗ thải khí ra ngoài.

Thì 2: Nén và hút
Trong khi pitton đi lên, lỗ thải khí và ngay sau đó là ống dẫn khí được đóng lại.
Trong lúc pitton tiếp tục chuyển động đi lên, hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xy
lanh tiếp tục bị nén lại và ngay trước khi pitton đạt đến điểm chết trên thì được đốt cháy.
Trong buồng nén khí trước ở phía dưới pitton khí mới được hút vào qua ống dẫn.
1.2.4

Cơ cấu phân phối khí loại điều khiển điện tử:

a. Sơ đồ nguyên lý tổng quát:
Hệ thống điều khiển đông cơ theo chương trình bao gồm các cảm biến kiểm soát
liên tục tình trạng hoạt động của động cơ, một bộ ECU tiếp nhận tín hiệu từ cảm biến, xử
lý tín hiệu và đưa ra tín hiệu điều khiển đến cơ cấu chấp hành. Cơ cấu chấp hành luôn
đảm bảo thừa lệnh ECU và đáp ứng các tín hiệu phản hồi từ các cảm biến. Hoạt động của
hệ thống điều khiển động cơ đem lại sự chính xác và thích ứng cần thiết để giảm tối đa
chất độc hại trong khí thải cũng như lượng tiêu hao nhiên liệu. ECU cũng đảm bảo công
suất tối ưu ở các chế độ hoạt động của động cơ, giúp chẩn đoán khi có sự cố xảy ra.
Điều khiển động cơ bao gồm điều khiển phun nhiên liệu, điều khiển đánh lửa, điều
khiển góc phối cam, điều khiển ra tự động.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


14

b. Sơ đồ cấu tạo:


Hình 1.6:Sơ đồ cấu tạo hệ thống điều khiển kiểu Valvetronic.
1:Mô tơ bước; 2:Bộ truyền trục vít bánh vít; 3:Cần dẫn hướng; 4:Trục nắp
cần dẫn hướng; 5: Đòn gánh; 6:Lò xo xupap; 7: Xupap.
Hê thống cung cấp nhiên liệu kiểm soát số lượng không khí đi qua cổ họng bướm ga
và quyết định số lượng nhiên liệu tương ứng mà động cơ yêu cầu. Bướm ga mở càng
rộng thì lượng không khí đi vào buồng đốt càng nhiều.
Tại vùng họng bướm ga, bướm ga đóng một phần thậm chí gần như đóng, nhưng
những pitton vẫn còn hoạt động, không khí được lấy vào từ một phần của ống thông của
đường ống phân phối đầu vào, ống thông nằm giữa vị trí bướm ga và buồng đốt có độ
Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


15
chân không thấp ngăn cản tác động của sự hút vào và bơm vào của những pitton, làm
lãng phí năng lượng.Các kỹ sư ô tô nói đến hiện tượng này như sự bỏ phí năng lượng khi
có sự bơm. Động cơ hoạt động càng chậm thì các bướm ga đóng càng nhiều, và sự lãng
phí năng lượng càng lớn. Valvetronic giảm tối thiểu mất mát khi bơm bằng sự giảm bớt
sự tăng lên của trục van và số lượng không khí đi vào buồng cháy.
So với những động cơ cam đôi kiểu cũ với sự xuất hiện của bánh con lăn có bộ phận
định hướng, valvetronic sử dụng thêm một trục lệch tâm, một mô tơ điện và một số cần
đẩy (đòn gánh) trung gian, mà lần lượt dẫn động sự đóng và mở của các xupáp.
Nếu đòn gánh đẩy xuống sâu, những van nạp sẽ bị đẩy xuống ở vị trí mở xupáp lớn
nhất và làm cho tiết diện lưu thông qua các van là lớn nhất.
Như vậy, valvetronic có khả năng nạp nhiều, thời gian nạp dài (hành trình van lớn) và
quá trình nạp được đầy hoàn toàn, tiết diện lưu thông nhỏ (hành trình van ngắn) tuỳ
thuộc vào vị trí định trước trên động cơ.
1.3. Những ảnh hưởng của việc điều chỉnh hệ thống phân phối khí đến các

thông số công tác.
Trong quá trình sử dụng động cơ các pha phân phối khí bị thay đổi do nhiều nguyên
nhân:
- Sự thay đổi khe hở trong cơ cấu truyền động cho xupáp do các chi tiết bị hao mòn
nhiều hoặc do tính chất điều chỉnh của cặp lắp ghép bị thay đổi.
- Sự thay đổi của profin của cam do bị hao mòn.
- Các bánh răng truyền động ăn khớp với nhau không đúng vị trí (khi lắp ráp động cơ,
khi tháo rời hoặc thay thế chúng).
- Cam rời bị xoay so với trục hoặc lắp không chính xác trên trục.
- Trục cam bị xoắn(nhất là khi động cơ ở tốc độ cao)
- Các họng xupáp và cửa quét, thải bị bám muội.
Trong các yếu tố trên sự hao mòn profin cam và thay đổi khe hở nhiệt ảnh hưởng đến
pha phân phối khí nhiều hơn cả.
Khi pha phân phối khí bị thay đổi trị số thời gian tiết diện của xupáp giảm đi, do đó
tốc độ lưu thông của dòng khí tăng lên và tăng tổn thất khí động, hậu quả là nạp không
đầy và thải không sạch, dẫn đến làm giảm công suất và tính kinh tế của động cơ.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


16
Qua các công trình nghiên cứu thực nghiệm có thể kết luận rằng đối vói các động cơ
Diesel 4 kỳ tốc độ chậm và trung bình thì sự hao mòn của cam trong quá trình sử dụng ít
ảnh hưởng tới các thông số như ηn, Ne, ge hơn so với các động cơ tốc độ nhanh.
Thực tế sử dụng động cơ cho thấy rằng trong phạm vi giới hạn hao mòn cho phép của
cam các phân phối khí chỉ bị thay đổi không đáng kể và không gây ảnh hưởng rõ rệt tới
chất lượng nạp đầy và làm sạch xylanh.

Trong quá trình sử dụng, ta cần định kỳ kiểm tra các pha phân phối khí.
Đặc biệt, nếu như trong sửa chữa có thay thế một vài chi tiết cơ cấu phân phối khí thì
sau khi sửa chữa nhất thiết phải điều chỉnh lại pha phân phối khí theo giá trị cho trong
bảng hưỡng dẫn sử dụng động cơ.
Một điều quan trọng là điều chỉnh đúng khe hở nhiệt xupap và nên chọn giá trị nhỏ
nhất trong giới hạn mà nhà máy chế tạo đã quy định.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


17

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG MIVEC TRÊN XE
MITSUBUSHI GRANDIS.

2.1
2.1.1

Giới thiệu tổng quát xe Mitsubishi Grandis
Các thông số kỹ thuật của xe.
Thông số kỹ thuật Grandis
Dài/Rộng/Cao
(mm)
Khoảng

sáng


gầm xe (mm)
Trọng

lượng

không tải (kg)
Động cơ

165
1.630
2,4 lít MIVEC

Công suất (mã
lực/vòng/phút)
Mô-men

4.765x1.795x1.700

xoắn

(Nm/vòng/phút)

178/6.000
23.5 / 4,000

Hộp số

Tự động 4 cấp

Lốp


215/60R16

Giá (USD)

44.000

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


18

Hình 2-1: màu sắc của xe Mitsubishi
- Tổng tải trọng

: 2.250 kg

- Tự trọng

: 1.630 kg

- Số chỗ ngồi

: 7 người

- Tốc độ cực đại


: 190

km/h

- Thời gian tăng tốc

: 11,8

sec (0 – 100 km/h)

- Bán kính quay vòng min

: 5,5

m

- Tiêu chuẩn khí thải

: EURO-4

- Dung tích thùng nhiên liệu : 65 lít
- Phun nhiên liệu MPI
2.1.2

: ECI-MULTI

Hình dáng của xe (hình chiếu + các thông số).

+ Kích thước cơ bản


Hình 2-2: kích thước xe Mitsubishi
Kí hiệu

Tên gọi

Gvhd: Phạm Quang Khải

Đơn vị.

Thông số

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


19
1

Khoảng cách hai bánh xe trước

mm

1550

2

Chiều ngang toàn thể

mm


1795

4

Khoảng cách hai cầu xe

mm

2830

6

Chiều dài toàn thể

mm

4765

7

Khoảng sáng gầm xe

mm

165

9

Chiều cao toàn thể


mm

1700

10

Khoảng cách bánh xe sau

mm

1555

+ Thông số động cơ.

Hình 2-3: Động cơ Mivec
-Vị trí động cơ

: Đặt trước xe

- Loại động cơ

: 4G69-MIVEC, 16 valve

- Dung tích xy lang

: 2.380 cc

- Công suất cực đại

: 178/6.000


hp/rpm

- Momen xoắn cực đại

: 23,5/4.000 kg.m/rpm

- Dung tích dầu bôi trơn động cơ

: 4,3 lít .

+ Hệ thống truyền động.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


20

Hình 2-4: Hệ thống tuyền động


Hộp số tự động 4 số với chế độ thể thao (INVECS II 4 speed A/T with Sport mode).



Công thức bành xe:


: 4x2 (2WD)

+ Hệ thống khung gầm.

Hình 2-5: Hệ thống khung treo.
• Treo trước

: Treo độc lập Mac Pherson, lò xo cuộn với thanh ổn định

• Treo sau:

: Độc lập, liên kết đa điểm .

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


21

Hình 2-6: Hệ thống phanh.
• Phanh trước : Phanh đĩa đường kính 16 inch
• Phanh sau

: Đĩa/ Trống, đường kính 16 inch

• Phanh chống bó cứng (ABS) kết hợp với hệ thống phân phối lực phanh điện tử
(EBD)


2.1.3

Các tính năng tiện nghi, an toàn và các kỹ thuật mới trên xe.

Thiết kế bên ngoài Grandis không có gì khác với khi nó ra mắt năm ngoái, từ lưới tản
nhiệt với logo hình 3 viên kim cương đặc trưng (giống hệt chiếc sedan Lancer Gala), hai
"con mắt" đèn pha hình tam giác sắc nét chạy vát về sau cho tới những đường nét khí
động học trải cho đến cửa sau.
Nhà sản xuất khẳng định, mặc dù có 7 chỗ, nhưng điểm có thể phân biệt Grandis với
các đối thủ khác của dòng xe đa dụng là ở không gian nội thất sang trọng. Các ghế da có
thể ngả về sau hoàn toàn trong một không gian nội thất rộng rãi cho cảm giác thoải mái
như đang ngồi trong phòng khách. Các ghế hàng thứ 2 và thứ 3 có thể trải phẳng ra để
nằm nghỉ, hoặc cũng có thể gấp cả hai hàng ghế này lên để lấy không gian chứa hành lý
rộng rãi, đa dạng. Một điểm thú vị nho nhỏ dành cho người lái là khi xoay khoá công tắc,
bảng đồng hồ sẽ toả sáng theo 3 giai đoạn với những màu xanh, đỏ rực rỡ.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


22

Hình 2-7: Cách sắp xếp ghế.
Xe có hai túi khí dành cho hàng ghế trước cùng các trang bị an toàn như hệ thống
chống bó cứng phanh ABS ,với hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD. Thiết bị chống
trộm chỉ cho phép động cơ khởi động khi sử dụng chìa khoá đã đăng ký với hệ thống.

2.2

2.2.1

Khái quát chung về hệ thống Mivec trên xe Mitsubishi Grandis
Sơ đồ khối tổng quát.

Hình 2-8: Sơ đồ điều khiển van nạp dầu.
Khi động cơ làm việc, ECU của động cơ sẻ nhận tính hiệu từ các cảm biến (Cảm biến
tốc độ động cơ, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến vị trí cam
nạp .v.v..) và sử lý tính hiệu để điều khiển hoạt động của van điều khiển áp suất dầu
OCV.

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


23

Hình 2-9: sơ đồ khối chức năng của hệ thống Mivec
2.2.2

Chức năng của hệ thống Mivec

Chức năng.
Do tính chất của hòa khí và sau khi cháy mà 3 thông số thời điểm, độ nâng và thời
gian mở của các xupáp ở tốc độ thấp và tốc độ cao rất khác nhau. Đối với động cơ cổ
điển thì công suất và mô-men xoắn cực đại ở tốc độ nào của xe thì phụ thuộc vào điều
kiện sử dụng của xe đó. Nếu đặt điều kiện hoạt động tối ưu của các xupáp ở tốc độ thấp
thì quá trình đốt nhiên liệu lại không hiệu quả khi động cơ ở trạng thái tốc độ cao, khiến

công suất chung của động cơ bị giới hạn. Ngược lại, nếu đặt điều kiện tối ưu ở số tốc độ
cao thì động cơ lại hoạt động không tốt ở tốc độ thấp. Từ những hạn chế đó, thì cơ cấu
phối khí hiện đại ra đời với ý tưởng là tìm cách tác động để thời điểm mở van, độ mở và
khoảng thời gian mở biến thiên theo từng vòng tua khác nhau sao cho chúng mở đúng
lúc, khoảng mở và thời gian mở đủ để lấy đầy hòa khí vào buồng đốt.
Mivec là một trong những công nghệ đầu tiên trong các giải pháp nhằm nâng cao
công suất và bảo vệ môi trường bằng cách tác động vào hệ thống nạp nhiên liệu, và công
nghệ này hiện nay vẫn được ứng dụng. Trên thị trường ô tô Việt Nam hiện nay, hãng
Mitsubishi ứng dụng công nghệ MIVEC trên xe GRANDIS.
Ưu và nhược điểm của hệ thống

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


24
Trong hầu hết các điều kiện làm việc, để đảm bảo hiệu suất nhiên liệu cao nhất, thời
gian đóng xupap trùng nhau tăng lên để giảm tổn thất bơm. Thời điểm xupáp xả mở
được làm chậm lại để tăng tỷ số nén, tăng tính kinh tế của nhiên liệu.
Khi cần công suất cực đại (tốc độ và tải trọng cao), thời điểm đóng xupáp nạp được
làm chậm lại để đồng nhất hóa không khí nạp với thể tích nạp là lớn nhất.
Ở dải tốc độ thấp và tải nặng, MIVEC đảm bảo tối ưu mômen xoắn do thời điểm
xupáp nạp đóng được làm sớm hơn để đảm bảo đủ lượng khí nạp. Cùng lúc đó, thời điểm
xupáp xả mở được làm chậm lại để tăng tỷ số nén và cải thiện hiệu suất động cơ.
Ở chế độ không tải, thời điểm xupáp xả và nạp trùng nhau được loại bỏ để ổn định quá
trình cháy.
So với các hệ thống phân phối khí tương tự cùng công suất, thì hệ thống phân phối khí
Mivec có mức tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn

2.2.3

Các chi tiết của hệ thống Mivec trên xe Mitsubishi Grandis

Cấu tạo tổng quát.

Hình 2-10: cấu tạo hệ thống Mivec
Xupap nạp: các xupap dùng để đóng mở cửa hút theo thứ tự các kỳ làm việc của động
cơ. Đóng kín buồng cháy của động cơ vào các kỳ nén và nổ.
Trục cam nạp: Trục cam với 3 biên dạng cam có kích thước khác nhau, biên dạng cam
Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


25
lớn ( cam tốc độ cao) đặt ở giữa, biên dạng cam nhỏ và trung bình (cam tốc độ thấp) đặt
ở 2 bên dùng để điều khiển việc đóng mở các xupap theo đúng thứ tự làm việc của các
xylanh, chế độ MIVEC được kích hoạt để chuyển sang vấu cam tốc độ cao khi tốc độ
động cơ tăng và chuyển sang vấu cam tốc độ thấp khi tốc độ động cơ giảm
Con đội: con đội là một chi tiết máy truyền lực trung gian giữa các vấu cam và cò
mổ..
Cần chữ T và piston: cần chữ T chỉ có tác dụng ở chế độ tốc độ cao. Ở dải tốc độ cao,
áp suất thủy lực đẩy piston thủy lực lên, bởi vậy tay đòn chữ T lại trượt vào các khe cò
mổ tác dụng lên piston thủy lực để chuyển sang vận hành với các cam tốc độ cao.
Cò mổ: cò mổ là chi tiết truyền lực trung gian một đầu tiếp xúc với con đội một đầu
tiếp xúc với đuôi xupap. Khi trục cam nâng con đội lên đẩy một đầu của đòn bẩy đi lên,
đầu kia của đòn bẩy nén lò xo xupap xuống và mở xupap, do co cò mổ xupap mở đóng
theo đúng pha phân phối khí.

Nguyên lý làm việc.
Trong công nghệ MIVEC sử dụng các biên dạng cam khác nhau để mở xupap nạp
theo hai chế độ động cơ: tốc độ thấp và tốc độ cao, nó sẽ nâng cao hơn công suất lớn
nhất và và tăng mô men xoắn trong các chế độ làm việc của động cơ.
Khi động cơ ở số vòng quay thấp MIVEC sẽ chọn biên dạng cam nhỏ và cung cấp hỗn
hợp cháy ổn định, ít khí xả. Khi bướm ga được mở rộng, tốc độ động cơ tăng lên,
MIVEC sẽ cho phép tăng thời gian và hành trình mở của xupap nạp, vì vậy nó sẽ cung
cấp cho động cơ công suất và mômen lớn hơn hẳn so với các động cơ không cử dụng
công nghệ này.
Điểm đặc biệt của công nghệ MIVEC là việc bố trí trên trục cam với 3 biên dạng cam
có kích thước khác nhau. Biên dạng cam lớn nhất đặt ở giữa và hai biên dạng cam nhỏ và
trung bình đặt ở hai bên (như hình 4- 2), mặc dù có 3 biên dạng cam như vậy nhưng chỉ
tạo ra 2 chế độ động cơ: Chế độ tốc độ thấp, sử dụng biên dạng cam nhỏ, trung bình và
chế độ tốc độ cao sử dụng biên dạng cam to. Ở chế độ tốc độ thấp, các xupap nạp được
dẫn động bởi hai biên dạng cam nhỏ và trung bình và sẽ được điều khiển độc lập bởi hai
cò mổ riêng biệt, còn biên dạng cam to này được dẫn động trực tiếp cần chữ T, cần này

Gvhd: Phạm Quang Khải

Svth:Vũ Hồng Phúc
Nguyễn Văn Tùng


×