Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN cứu hòa ĐỒNG bộ CHO NGHỊCH lưu nối lưới TRONG hệ THỐNG điện mặt TRỜI TRÊN cơ sở VÒNG KHÓA PHA số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.17 KB, 8 trang )

Nghiên cứu khoa học công nghệ

NGHIÊN CỨU HÒA ĐỒNG BỘ CHO NGHỊCH LƯU NỐI LƯỚI TRONG
HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN CƠ SỞ VÒNG KHÓA PHA SỐ
Phùng Quang Khải1*, Nguyễn Văn Thuấn1, Trần Hồng Sơn2
Tóm tắt: Bài báo phân tích động học và đưa ra phương pháp điều khiển số cho
mạch vòng khóa pha với kỹ thuật bắt điểm không ứng dụng cho điều khiển nối lưới
hệ thống điện mặt trời. Trên cơ sở nghiên cứu đó, bài báo đưa ra một mô hình thực
nghiệm được nhóm tác giả thiết kế. Mô hình được kiểm chứng qua các kết quả đo và
cho thấy hệ thống đã đạt được các yêu cầu điều khiển đặt ra.
Từ khóa: Nghịch lưu điện mặt trời, Điều khiển hòa lưới, Điều khiển pha.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống điện mặt trời nói chung thực hiện hai chức năng chính, thứ nhất đảm bảo khối
nghịch lưu hoạt động tại điểm điện năng cực đại, thứ hai để tăng điện áp hình sin hòa vào
lưới. Nói cách khác nghịch lưu điện mặt trời phải được điều khiển để tận dụng một cách
tốt nhất công suất lắp đặt của pin quang điện và lưới điện phải được cung cấp nhiều nhất
công suất tác dụng của nghịch lưu phát ra. Hai nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng bộ điều
khiển với hai nhiệm vụ điều khiển chính là điều khiển bám điểm làm việc có công suất cực
đại (MPPT) và điều khiển nối lưới cho nguồn nghịch lưu. Bài báo này sẽ đi sâu nghiên
cứu vấn đề thứ hai đó là điều khiển nối lưới cho nguồn nghịch lưu.

Hình 1. Sơ đồ cơ bản của hệ thống nghịch lưu mặt trời nối lưới.
Để nối lưới cho nguồn nghịch lưu, nguồn đó phải có dạng nguồn dòng và tần số nguồn
được nối lưới bằng tần số lưới, hai nguồn đồng pha với nhau. Trong khi đó hệ thống điện
mặt trời làm việc trong điều kiện môi trường thay đổi, dẫn đến làm thay đổi điện áp, dòng
điện của mạch. Mặt khác lưới điện ở đây là lưới điện dân dụng, công nghiệp...nên cũng có
những dao động về điện áp, dòng điện, tần số khi làm việc, tất cả những điều này ảnh
hưởng lớn đến quá trình điều khiển nghịch lưu để nối lưới.
Từ những đặc điểm đó, tác giả đã nghiên cứu tổng hợp hệ thống điều khiển điện mặt
trời với một mô hình cấu trúc cụ thể như hình 1. Sau đó thiết kế một hệ thống thử nghiệm


để kiểm chứng các nghiên cứu đưa ra. Bộ điều khiển (bao bởi đường nét đứt) sẽ thực hiện
đo, kiểm tra các tham số của mạch như điện áp, dòng điện của pin quang điện, điện áp,
dòng ra của nghịch lưu, điện áp lưới rồi đưa vào các vòng điều khiển để thực hiện chức
năng điều khiển làm việc ở điểm công suất cực đại (MPPT) và điều khiển nối lưới. Hệ

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 38, 08 - 2015

59


Kỹ thuật điều khiển & Điện tử

thống đưa ra dạng dòng điện, điện áp hình bán sin ở cửa ra phần biến đổi một chiều - một
chiều và dạng hình sin ở cửa ra nghịch lưu cầu của hệ thống. Để nối lên lưới điện quốc gia
thì hệ thống chỉ cần yêu cầu phát ra một nguồn dòng xoay chiều không đòi hỏi cao về chất
lượng sin. Nhưng ở đây với mục đích tạo ra một nguồn đơn vị có thể không những nối với
lưới điện quốc gia mà nối với các loại lưới cung cấp điện khác có những yêu cầu chất
lượng khác nhau nên đầu ra hệ thống sẽ tạo ra điện áp hình sin để có thể đáp ứng được
những yêu cầu đó.
2. VẤN ĐỀ NỐI LƯỚI CỦA NGUỒN ĐIỆN MẶT TRỜI
Nghịch lưu điện mặt trời được thực hiện trên cơ sở các chuyển mạch bằng bán dẫn
(Mosfet. IGBT, thyristor) nên tín hiệu đầu ra của nó có chứa thành phần méo hài, mà lưới
điện chỉ chấp nhận nối vào nó nguồn điện có lượng méo hài nhất định, hoặc ngược lại để
chống lại những nhiễu do lưới điện bơm vào lưới, do đó, hoặc chủ động đưa thêm vào
hoặc có sẵn là các mạch lọc dạng LC hoặc LCL [1], [2], [3] của nghịch lưu điện mặt trời
sẽ là phần tử chuyển tiếp trung gian giữa nghịch lưu và lưới điện. Vì vậy, ta có sơ đồ
tương đương nối nguồn nghịch lưu điện mặt trời vào lưới được thể hiện ở hình 2a và biểu
đồ véc tơ dòng áp như hình 2b.

Hình 2. Sơ đồ, biểu đồ véc tơ nối lưới.

a. Sơ đồ tương đương nối lưới; b. Biểu đồ véc tơ điện áp, dòng điện khi nối lưới nói
chung; c. Biểu đồ véc tơ điện áp, dòng điện mong muốn.
Từ hình 2b, công suất tác dụng và công suất phản kháng bơm vào lưới là:
P = Vnl*Inl*cos()
(1)
Q = Vnl*Inl*sin()
(2)
Như trên đã nêu, nghịch lưu điện mặt trời phải được điều khiển để đẩy lên lưới lượng
công suất tác dụng lớn nhất. Từ hai công thức (1), (2) ta có:
Pmax = Vnl*Inl với  = 0, suy ra Q = 0.
Trong thực tế việc đẩy sang lưới bao giờ cũng có thành phần công suất phản kháng Q,
tuy nhiên đưa Q  0 là mục tiêu điều khiển đặt ra, thực tế Q càng nhỏ càng tốt để có được
công suất tác dụng lớn được đưa lên lưới. Vậy nghịch lưu phải được điều khiển để cho tần
số điện áp lưới và tần số điện áp nghịch lưu bằng nhau và dòng nghịch lưu (Inl) trùng pha
với điện áp lưới, đồ thị véc tơ mong muốn có dạng cho trên hình 2c, từ hình 2C ta cũng
thấy được hệ quả của biện pháp điều khiển này là điện áp nghịch lưu thay đổi theo điện áp
lưới, lớn hơn điện áp lưới một lượng nhỏ. Và vì lưới điện là một nguồn áp nên để nối lưới
thuận lợi hơn thì nghịch lưu phải có dạng nguồn dòng. Mặt khác với phương pháp điều
khiển dòng ta có thể thực hiện cho hệ thống làm việc tại điểm làm việc có công suất cực
đại (MPPT) của pin mặt trời. Do đó hệ thống điều khiển điện mặt trời sẽ được xây dựng
dựa trên mạch vòng dòng điện kết hợp với kỹ thuật điều chế độ rộng xung (PWM) như
hình 1.Với mục đích giảm những sai lệch trong điều khiển pha của dòng điện và kiểm soát
dòng ra chặt chẽ, dòng điện nghịch lưu sẽ được đo tại cửa ra của nó để so sánh với đại

60

P. Q. Khải, N. V. Thuấn, T. H. Sơn, “Nghiên cứu hòa đồng bộ... vòng khóa pha số.”


Nghiên cứu khoa học công nghệ


lượng đặt. Như vậy, với vòng điều khiển dòng, dòng điện tại cửa ra của hệ thống sẽ có tần
số bằng với tần số điện áp lưới, đồng pha với điện áp lưới và có biên độ tương ứng với
điểm làm việc có công suất cực đại của pin mặt trời. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống,
ngoài vòng điều khiển dòng chính như trên, hệ thống còn có các biện pháp bảo vệ để tránh
khỏi các sự cố như quá áp, quá dòng (các mạch hạn dòng, hạn áp).
Để pha và tần số của dòng đặt bám theo điện áp lưới, người ta có thể dùng vòng lặp
khóa pha (PLL-phase lock loop) để điều khiển (hình 1). Sơ đồ cấu trúc cơ bản của PLL
như hình 3.

Hình 3. Sơ đồ cấu trúc vòng điều khiển PLL.
3. ĐỘNG HỌC VÒNG KHÓA PHA
Vòng điều khiển bám pha sẽ bám theo tần số và pha của điện áp lưới rồi đưa ra tại đầu
ra của vòng điều khiển hai tham số là tần số và pha làm đại lượng đặt dạng sin (sin đặt)
cho vòng điều khiển dòng của nghịch lưu điện mặt trời (hình 1). Trong sơ đồ cấu trúc trên,
khối so pha (PD - phase detectors) có thể sử dụng phương pháp bắt điểm qua không (ZCD
- zero cross detection), phương pháp tích véc tơ (VP - vecto product), hoặc phương pháp
nhân tín hiệu dạng sin (SM - sinusoidal multipliers), việc áp dụng nó phụ thuộc vào thời
gian đáp ứng, độ chính xác và trường hợp ứng dụng [4], [5], [6].
Phương pháp ZCD làm việc dựa trên việc bắt điểm qua không của điện áp xoay chiều
và so sánh giữu hai thời điểm bắt được để tính toán thời gian (tần số) giữa các thời điểm
đó. Khi sử dụng ZCD đòi hỏi phải có kỹ thuật lọc, đo, kiểm chính xác để chống lại việc đo
không chính xác và các sai lệch do thành phần hài không mong muốn, dao động, nhiễu đo.
Khi khối so pha sử dụng phương pháp tích véc tơ (VP) thì nó đòi hỏi phải có nhiều
biến đầu vào, phương pháp này thường được sử dụng trong hệ thống ba pha, sử dụng bộ
biến đổi Park. Để sử dụng kỹ thuật này với hệ thống một pha là rất phức tạp vì nó chỉ có
một biến điện áp độc lập có sẵn, cần phải thực hiện nhiều biện pháp biến đổi phức tạp.
Bộ so pha là khối nhân tín hiệu sin (SM) được sử dụng phổ biến trong hệ thống một
pha. Bộ so pha kiểu này sẽ phát ra một tín hiệu sai lệch dựa trên mối quan hệ lượng giác
giữa tín hiệu đo được từ hệ thống và đầu ra của bộ VCO, tín hiệu sai lệch này được điều

chỉnh bằng khối lọc. Với phương pháp này có thể làm xuất hiện sai lệch tĩnh, do đó gây ra
các hài dao động xung quanh tần số làm việc cơ bản.
Khối lọc (LF - loop filter) có rất nhiều kiểu khác nhau nhằm đạt được tần số dự kiến,
kiểu của nó phụ thuộc lớn vào bộ so pha (PD). Bộ dao động điện áp (VCO - voltage
controlled oscillator) phát tại đầu ra của nó dao động xoay chiều tương ứng với tần số và
pha của tín hiệu đầu vào. Kiểu dạng của bộ so pha (PD) có ảnh hưởng rất lớn đến nguyên
lý làm việc của vòng khóa pha (PLL).

Hình 4. Sơ đồ cấu trúc cơ bản của PLL.

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 38, 08 - 2015

61


Kỹ thuật điều khiển & Điện tử

Bài báo sẽ tập trung nghiên cứu phương pháp điều khiển PLL dựa trên ZCD, và hiện
thực nó bằng điều khiển số. Thông qua ZCD, bộ điều khiển sẽ tính toán ra in để đưa vào
hệ thống, và bộ lọc (LF) có dạng bộ điêu chỉnh PI [7]. Động học của PLL được đánh giá,
nghiên cứu với mô hình toán được xét từ in  out, có sơ đồ cấu trúc cơ bản như hình 4.
Ta có: HPI = K p 

Ki
và đặt LF = KI/KP
s

K 1
 G(s) = K PD ( K P  I )  K PD K I
s s


1 s
s

LF

2

K PD K I (1  s
LF )
G( s)
Hàm truyền hệ kín là: H(s) =
 2
1  G( s) s  ( K PD K P ) s  K PD K I
(1  s
(n2  2n s)
LF )
2
Hoặc có dạng: H(s) = n 2

s  2n s  n2 s 2  2n s  n2
với n 

K PD K I ,  

KP
2

K PD
1 n

 
KI
2 LF

(3)

(4)
(5)

Dạng hàm truyền như (4) có dạng chuẩn bậc 2, tần số dao động tự nhiên với các tham
số LF = 26rad/s để đảm bảo các nhiễu hài của hệ thống được giảm thiểu,  = 0.707 đủ để
giảm thời gian quá độ, độ quá chỉnh, độ chính xác được cân bằng tương đối [7]. Mô phỏng
bằng matlab bài báo đưa ra các đồ thị ở hình 5.

Hình 5. Đồ thị mô phỏng đặc tính quá độ, quỹ đạo nghiệm và đồ thị bode.
Từ hàm truyền hệ hở của hệ thống ta thấy hệ hở luôn ổn định, mà theo đồ thị bode độ
dự trữ pha Pm = 65,5 deg nên hệ kín của hệ thống ổn định, điều đó cũng được chứng minh
qua quỹ đạo nghiệm của hệ thống (toàn bộ quỹ đạo nghiệm của hệ thống nằm bên trái trục
ảo). Từ đồ thị đặc tính đáp ứng quá độ của hệ thống ta có thể tìm được các tiêu chuẩn chất
lượng của hệ thống, thời gian quá độ tqđ  0.1s, độ quá chỉnh P = 21%, độ chính xác tương
đối lớn, đáp ứng được các yêu cầu điều khiển của một hệ thống tự động điều chỉnh.

62

P. Q. Khải, N. V. Thuấn, T. H. Sơn, “Nghiên cứu hòa đồng bộ... vòng khóa pha số.”


Nghiên cứu khoa học công nghệ

4. ĐIỀU KHIỂN SỐ VÒNG KHÓA PHA

PLL của nghịch lưu điện mặt trời nối lưới được thực hiện kết hợp với mạch vòng điều
khiển dòng của nghịch lưu, tạo ra tần số và pha cho tín hiệu đặt của vòng điều khiển này.
Trong phần mềm, điện áp lưới được lấy mẫu tại mọi kích hoạt của bộ biến đổi tương tự số (ADC), cực của điện áp lưới được lưu trong thanh ghi và đều được kiểm tra. Nếu có sự
thay đổi về cực điện áp lưới thì phần mềm sẽ đặt cờ bắt điểm không (hình 6a). Một thanh
ghi chu kỳ lưu trữ tổng số ngắt xuất hiện giữa hai sự kiện bắt điểm không. Giá trị đếm chu
kỳ của thanh ghi sẽ bằng một nửa chu kỳ của điện áp lưới (hình 6b).

Hình 6. Phương pháp phase lock loop bằng kỹ thuật số.
a. Sơ đồ thuật toán của zero cross detecting; b. Sơ đồ phương pháp PLL số.

Hình 7. Sơ đồ thực hiện PLL số trong hệ thống điện mặt trời.
Tại các thời điểm bắt được điểm không (t0, t1, t2), hệ thống đếm lại chu kỳ lưới và điều
chỉnh sin đặt. Nhưng thời điểm khởi tạo bắt đầu chu kỳ dương của sin đặt chỉ khi bắt đầu
chu kỳ dương của điện áp lưới, như vậy sau mỗi bán chu kỳ, sin đặt được điều chỉnh một
lần làm cho tần số và do đó dẫn đến pha được điều chỉnh để bám điện áp lưới. Sin đặt là
bảng các giá trị sin (quy định tần số của sin xoay chiều đầu ra của hệ thống điện mặt trời)
được cho dưới dạng biến mảng trong chương trình làm dòng đặt cho mạch vòng điều
khiển dòng của hệ thống. Chương trình đếm được giá trị đếm của điện áp lưới (tần số)
trong một bán kỳ (NsinL), rồi đem so sánh với Nsin_đặt là giá trị khởi tạo cho trước của bảng
sin. Góc lệch của hai tín hiệu là:  = Nsin_dat/NsinL, đây là biến mới cho bảng sin đặt của
chương trình (hình 7). Kết quả của quá trình trên là tần số của sin đặt được điều chỉnh
trùng tần số điện áp lưới, cùng với đó là pha của mỗi bán kỳ sin đặt cũng được điều chỉnh
trùng với pha của mỗi bán kỳ điện áp lưới. Đại lượng sin đặt này được đưa vào vòng điều
khiển dòng của hệ thống (hình 1) thì đầu ra của vòng dòng sẽ là dòng điện mong muốn.
Toàn bộ nguyên lý trên được thực hiện để điều khiển bộ biến đổi một chiều - một chiều
của hệ thống, tại cửa ra của nó là dòng điện dạng bán sin dương có tần số trùng với tần số

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 38, 08 - 2015

63



Kỹ thuật điều khiển & Điện tử

bán kỳ điện áp lưới, có pha lần lượt trùng với bán kỳ dương và ngược pha với bán kỳ âm
của điện áp lưới.
Để tạo được dạng sin đầu ra của hệ thống thì cần phải có nghịch lưu cầu chỉ làm việc
như một mạch lật (hình 1). Các khóa T1  T4 có thể là các thyristor hoặc tranzistor làm
việc dựa trên việc phân biệt chu kỳ âm, chu kỳ dương của điện áp lưới (hình 8). Như vậy
dòng điện tại cửa ra của nghịch lưu có dạng hình sin, có tần số, pha trùng điện áp lưới.

Hình 8. Nguyên lý làm việc của mạch nghịch lưu cầu.
a. Điện áp lưới và xung khiển mạch cầu; b. Dòng điện cửa ra của bộ biến đổi MC-MC;
c. Dòng điện cửa ra của nghịch lưu
5. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐO ĐƯỢC TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỢC THIẾT KẾ
Hệ thống điện mặt trời mà bài báo nghiên cứu ở đây được thiết kế với vòng điều khiển
dòng điện để điều khiển dòng điện tại đầu ra của nghịch có hình sin, có biên độ bám với
điểm làm việc công suất cực đại của hệ thống MPPT, có tần số, pha, trùng với tần số, pha
điện áp lưới. Mạch điều khiển dòng này có thể được nghiên cứu, xây dựng theo nhiều
phương pháp, điều khiển mờ, trượt, nơ ron, hay kết hợp bộ điều khiển PID và PWM (điều
chế độ rộng xung) như trong [8]. Phương pháp như [8] trình bày cũng là phương pháp áp
dụng cho thiết kế hệ thống được nghiên cứu ở đây. Các vòng điều khiển MPPT, PLL, PI,
PWM được xây dựng dưới dạng số, là các chương trình được nạp vào trong một vi điều
khiển. Các cảm biến và mạch đo dòng, áp được xây dựng dưới dạng phần cứng với phần
tử cơ bản là bộ khuếch đại thuật toán. Dựa trên cơ sở lý thuyết như trên, nhóm tác giả đã
xây dựng, thiết kế được một hệ thống điện mặt trời nối với lưới điện dân dụng (220V,
50Hz), từ đó, thực hiện các thí nghiệm đo, kiểm tra, đánh giá và bước đầu cho thấy đã đạt
được các yêu cầu điều khiển đặt ra (Hình 9).
Hình 9a thể hiện kết quả của vòng PLL, dòng điện cửa ra của nghịch lưu được điều
khiển để trùng pha, tần số với điện áp lưới. Hình 9.b là dạng tín hiệu đo được khi lưới

được nối với nghịch lưu, nhưng nghịch lưu chưa được cho làm việc, que đo được đặt tại
cửa ra của nghịch lưu và đầu vào nối với điện áp lưới (hai phía bộ lọc - hình 1), vì lưới đã
được nối với nghịch lưu, nên hai tín hiệu thể hiện trên hình chính là điện áp lưới. Vẫn vị trí
que đo như vậy, nghịch lưu được khởi động và làm việc, hai tín hiệu Vnl và Vlưới có sự dịch
pha và có dạng như hình 9c. Sau đó, khi hòa lưới ổn định thì hai tín hiệu đo được có dạng
như hình 9d. Hệ thống cung cấp cho lưới một nguồn dòng ổn định, điện áp ra được đẩy lên
lớn hơn điện áp lưới một lượng nhỏ.

64

P. Q. Khải, N. V. Thuấn, T. H. Sơn, “Nghiên cứu hòa đồng bộ... vòng khóa pha số.”


Nghiên cứu khoa học công nghệ

Hình 9. Kết quả thí nghiệm với khóa T là các thyristor.
Khi cho nghịch lưu làm việc độc lập với tải điện trở, điện áp ra của nghịch lưu có dạng
như hình 10. Để đảm bảo an toàn làm việc cho hệ thống, các khâu bảo vệ khỏi các sự cố
áp, dòng, tần số lưới cũng được thiết kế với các phần tử đo bằng phần cứng, chương trình
bào vệ bằng phần mềm.

Hình 10. Mô hình thực nghiệm với khóa T là các thyristor.
6. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu nguyên lý làm việc của hệ thống điện mặt trời, xây dựng cơ sở lý
thuyết, nghiên cứu động học của hệ thống, tác giả đã đưa ra được phương pháp số thực
hiện bài toán hòa đồng bộ nguồn điện mặt trời vào lưới điện (dân dụng, công nghiệp...)
dựa trên mạch vòng khóa pha (PLL) sử dụng phương pháp bắt điểm không (ZCD). Từ đó,
một hệ thống thực được thiết kế và cho ra kết quả ban đầu tương đối tốt, dòng điện của
nghịch lưu được kiểm soát chặt chẽ có tần số và pha bám theo tần số, pha điện áp lưới.


Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 38, 08 - 2015

65


Kỹ thuật điều khiển & Điện tử

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. L. Hassaine, E. Olías, J. Quintero, and A. Barrado, "Digital Control based on the Shifting
Phase for Grid Connected Photovoltaic Inverter," IEEE, pp. 945-951, 2008.
[2]. L. Hassaine, E. Olias, J. Quintero, and M. Haddadi, "Digital power factor control and
reactive power regulation for grid-connected photovoltaic inverter," Renewable
Energy, pp. 315-321, 2009.
[3]. R. Zanasi and S. Cuoghi, "Power Control of Grid-Connected Photovoltaic Systems,"
ISIE, 2011.
[4]. G.-C. Hsich and J. C. Hung, "Phase lock Loop techniques-A survey," IEEE, vol. 43,
pp. 609-615, 1996.
[5]. L. R. Limongi, R. Bojoi, C. Pica, F. Profumo, and A. Tenconi, "Analysis and
Comparison of Phase Locked Loop Techniques for Grid Utility Applications," IEEE,
pp. 674-681, 2007.
[6]. R. M. S. Filho, P. F. Seixas, P. C. Cortizo, L. A. B. Torres, and A. F. Souza,
"Comparison of Three Single-Phase PLL Algorithms for UPS Applications," IEEE,
vol. 55, pp. 2923-2932, 2008.
[7]. W. F. EGAN., Phase-lock basics: Wiley-IEEE Press, 2007.
[8]. P. Q. Khải and N. V. Thuấn, "Nghiên cứu và cải thiện tính ổn định động học của bộ
biến đổi flyback trong hệ thống điện mặt trời," Tạp chí nghiên cứu KH&CN quân sự,
vol. 34, pp. 65-72, 2014.
ABSTRACT
RESEARCH SYNCHRONIZATION FOR GRID CONNECTED INVERTER IN SOLAR
POWER SYSTEM BASE ON DIGITAL PHASE LOCKED LOOP

The paper analyzes the dynamics and provides a method of digital control for
phase locked loop with zero cross detectinon applied for grid connected solar power
system control. Based on that methodology, This paper presents an experimented
model designed by authors. The model was tested through the measured results and
it reveals that the system has achieved the required controls.
Keywords: Grid connected solar system, Phase locked loop, Solar power inverter.

Nhận bài ngày 20 tháng 5 năm 2015
Hoàn thiện ngày 29 tháng 6 năm 2015
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 8 năm 2015

Địa chỉ:

1
2

66

Học viện Kỹ thuật quân sự;
Học viện PK – KQ; *Email:

P. Q. Khải, N. V. Thuấn, T. H. Sơn, “Nghiên cứu hòa đồng bộ... vòng khóa pha số.”



×