Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Sơ lược về kinh tế học tiến hoá, hành vi và phức hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.78 KB, 37 trang )

Sơ lược về Kinh tế học Tiến hoá, Kinh tế học Hành vi, và Kinh tế học Phức
hợp: Những luồng gió phi chính thống mới.
Lê Anh Khánh Minh

Giữa lúc Kinh tế học chính thống vẫn còn đang thống trị, kể từ thế kỷ XIX,
Karl Marx và Thorstein Veblen đã là những người tiên phong trong việc thách
thức những tư tưởng của Kinh tế học chính thống. Xuyên suốt hơn 150 năm,
trải qua bao sự kiện lịch sử, kinh tế và khoa học, Kinh tế học chính thống vẫn
tiếp tục thống trị, nhưng đã ít nhiều xuất hiện những lời phê bình về tính đơn
giản hoá thực tế của nó. Trong khi đó, những trường phái mới hơn, phi chính
thống, cố gắng đưa ra những quan sát, phân tích xác thực hơn với thực tế,
đang dần tìm được vị thế của mình. Thông qua bài viết này, tác giả muốn giới
thiệu sơ lược tới bạn đọc về ba nhánh Kinh tế học tiến hoá, Kinh tế học hành vi
và Kinh tế học phức hợp để cung cấp một cái nhìn tổng quan về cách các
trường phái phi chính thống tiếp cận với phân tích kinh tế.



1


Table of Contents
I. Giới thiệu

2

II. Nguồn gốc

5

III. Ý tưởng chính



8

IV. Một số lý thuyết tiêu biểu
15
1. Khung vi mô-trung dung-vĩ mô (Micro-meso-macro framework MMM)
15
2. Cấp độ tầm trung và phân loại quy luật (meso level and rule taxonomy)
16
3. Quỹ đạo tầm trung (meso trajectory)
18
4. Nền kinh tế là hệ thống phức hợp (the economy as complex system) 22
5. Phân tích mạng lưới xã hội (Social network analysis – SNA)
23
6. Truyện ngụ ngôn về hai người thợ đồng hồ (The parable of two
watchmakers)
23
7. Quá trình đồng tiến hoá (co-evolutionary process)
24
8. Sự phụ thuộc quá trình (path dependency) và hiện tượng an bài trong hệ
thống (system lock-in)
25
9. Sự phá huỷ sáng tạo (creative destruction), đổi mới căn nguyên và đổi
mới tăng dần (radical versus incremental innovation)
26
10. Sự phổ biến của thói quen và quy luật (ubiquity of habits and rules) 27
11. Sự duy lý trong giới hạn (bounded rationality)
27
12. Lý thuyết cú hích (nudge theory)
28

V. Một số nhà khoa học tiêu biểu

28

VI. Tổng kết

32

Nguồn tham khảo

35



2


I. Giới thiệu
Trong ấn phẩm “Thế giới mới phức hợp – Diễn dịch tư tưởng kinh tế học mới
vào chính sách công”1 của Viện Nghiên cứu Chính sách công IPPR2 ở Anh,
nhà kinh tế học John Kay, trong lời mở đầu của ấn phẩm, đã khẳng định rằng,
Kinh tế học phức hợp (complexity economics), Kinh tế học tiến hoá
(evolutionary economics) và Kinh tế học hành vi (behavioural economics) là
những lĩnh vực mới nổi, đồng thời cũng là tương lai của môn Khoa học Kinh
tế. Khi thế giới trở nên hỗn mang (chaotic), bất trắc (uncertain), và biến động
(turbulent), được đặc trưng bởi các rủi ro (risk) và khủng hoảng (crisis) tiềm ẩn
đâu đó trong nền kinh tế, các lý thuyết kinh tế truyền thống (mainstream,
orthodox) có vẻ thất thế trong việc giải thích và dự đoán hành vi con người và
chuyển động của nền kinh tế. Thật khó để công nhận trong thực tế rằng con
người luôn hành động hoàn toàn vị kỷ và lý tính, có đủ mọi thông tin và có khả

năng tính toán chi phí – lợi ích một cách chính xác để đưa ra các quyết định
nhằm tối đa hoá lợi ích của mình. Trái lại, chúng ta là những sinh vật cảm tính
và vị tha ở một mức độ nào đó và tuỳ theo ngữ cảnh; không phải lúc nào ta
cũng có đầy đủ thông tin – đôi khi cái giá người ta phải bỏ ra để sở hữu thông
tin là rất đắt, như giá dịch vụ nghiên cứu thị trường hay thời gian bỏ ra để học
đại học; đồng thời, ta cũng không xuất sắc trong việc tính toán lợi ích – chi phí
của mỗi hành vi ta làm, nhất là khi các lợi ích và chi phí này tiềm ẩn hoặc chỉ
được hiện thực hoá sau một thời gian nhất định, như khi ta quyết định có nên
dành thời gian ăn kiêng - tập thể dục, bỏ thuốc lá, hay khấu trừ một phần thu
nhập để tiết kiệm cho mai sau.
Chính bởi tính phức tạp và khó dự đoán của hành vi con người mà các luồng tư
tưởng truyền thống trong kinh tế học ngày nay thu hút nhiều sự quan tâm và
tranh luận về tính ứng dụng của nó trong việc giải thích hành vi con người. Từ
đây, nhiều trường phái mới phát sinh và tạo thành bộ phận tư tưởng mới được
gọi dưới những cái tên như “phi truyền thống” (heterodox) hay “tư tưởng kinh
tế mới” (new economic thinking). Trong ấn phẩm “Thế giới mới phức hợp”,
kinh tế học phi truyền thống bao gồm nhiều nhánh khác nhau, có thể kể đến
như Kinh tế học phức hợp (complexity economics), Kinh tế học tiến hoá
(evolutionary economics), Kinh tế học thể chế (institutional economics), Kinh
tế học nhiệt năng (thermoeconomics), Kinh tế học sinh thái (ecological
economics), cùng nhiều nhánh khác. Tựu chung lại, chúng đều có hai kết luận


1Têngốc:“ComplexNewWorld–Translatingneweconomicthinkingintopublicpolicy”(2012):


2Têngốc:InstituteforPublicPolicyResearch,làmộtthink-tankcánhtảcấptiếnởAnh,chuyên
nghiêncứuvàthammưuchínhsáchdựatrênýtưởngvềmộtthếgiớibìnhđẳng,dânchủvàbền
vững:.




3


chung nhất: một, các chuyển động tầm vĩ mô không đơn giản là sự cộng gộp tất
cả các chuyển động ở tầm vi mô; khi phân tích một nền kinh tế, phải xem xét
chủ thể đơn lẻ và cả những tương tác giữa chúng trong mạng lưới; hai, kinh tế
học phi truyền thống không giả định một trạng thái cân bằng tĩnh; thay vào đó,
nền kinh tế luôn luôn biến đổi do có các tương tác và cải tiến không dự đoán
trước, nên sẽ có những thời kỳ biến động và bình ổn trong nền kinh tế (IPPR,
2012).
Bài viết này sẽ giới thiệu về ba nhánh tư tưởng được IPPR dự đoán là tương lai
của Khoa học Kinh tế: Kinh tế học phức hợp, Kinh tế học tiến hoá, và Kinh tế
học hành vi. Trong đó, nhánh Kinh tế học tiến hoá sẽ được tập trung hơn vì đây
là nhánh đưa những luận giải quan trọng cho cả nền kinh tế nói chung. Bố cục
của bài viết được trình bày như sau: Đầu tiên, bài viết sẽ đi vào giới thiệu sơ
lược nguồn gốc và quá trình phát triển của các nhánh đã đề cập. Tiếp đến, bài
viết tóm tắt các ý tưởng chính của các nhánh này, đồng thời so sánh với các giả
định truyền thống và với thuyết tiến hoá trong sinh học. Sau đó, bài viết xin
được nêu ra một số lý thuyết tiêu biểu và những nhà tư tưởng đã có đóng góp
quan trọng cho các nhánh này trong quá khứ và hiện tại. Cuối cùng, bài viết sẽ
điểm qua ý nghĩa của Kinh tế học phức hợp, - tiến hoá, và - hành vi trong đời
sống và hoạch định chính sách.



4



II. Nguồn gốc
Mặc dù những nhánh kinh tế học phi truyền thống có vẻ chỉ mới nổi lên trong
những thập niên gần đây, các ý tưởng của chúng đã manh nha và rải rác xuyên
suốt dòng chảy tư tưởng kinh tế. Trong những buổi đầu của Khoa học Kinh tế,
Adam Smith đã có những công trình khắc hoạ khía cạnh tâm lý, đạo đức và tư
duy của con người, đồng thời trình bày và phân tích về các khái niệm công lý,
lề thói và xu hướng xã hội, tiêu biểu như trong “Lý thuyết về Cảm xúc Đạo
đức” (The theory of moral sentiments, 1759) và “Các bài giảng về Công lý,
Cảnh sát, Doanh thu, và Quân đội” (Lectures on justice, police, revenue, and
arms, 1763). Như vậy, từ giai đoạn khởi thủy của đã có một sự công nhận nhất
định rằng con người không đơn giản là sinh vật chỉ biết tính toán duy lý cho
bản thân theo nhu cầu cá nhân, mà ở một mức độ nào đó, chịu ảnh hưởng bởi
những yếu tố tâm lý như cảm xúc, lòng tốt, tính vị tha, và bởi tác động từ xã
hội dưới dạng các phong tục, lề thói, xu hướng.
Trong suốt một thập kỷ sau đó, các trường phái truyền thống lần lượt ra đời và
thống trị cách tư duy trong Kinh tế học, chủ yếu là bởi trường phái Cổ điển và
Tân cổ điển. Mãi đến giữa thế kỷ 19, mới xuất hiện một số luồng tư tưởng
thoát ra khỏi các giả định cho rằng con người ích kỷ và duy lý – tiêu biểu là
Karl Marx và Thorstein Veblen. Karl Marx, trong ba quyển “Chủ nghĩa Tư bản
(Capitalism, 1867, 1885, 1894), đã phát biểu rằng sự vận động và phát triển
của xã hội là từ quá trình mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp để giành quyền sở
hữu vật liệu và tư liệu sản xuất. Sau khi các công trình của Marx ra đời được
độ hai thập kỷ, Thorstein Veblen, người được xem là tiên phong của trường
phái Thể chế, đã viết nên các tác phẩm khắc hoạ và phê phán tầng lớp hưởng
thụ trong xã hội tư bản, và chỉ ra rằng các hành vi của tầng lớp này bị chi phối
nặng nề bởi những lề thói xã hội; các cá nhân trong xã hội thường chi tiêu để
phô trương (conspicuous consumption) cho những thú vui phô trương
(conspicuous leisure) không chỉ nhằm mục đích mang lợi ích vật chất cho bản
thân mà còn là để chứng tỏ sự giàu có và địa vị xã hội của họ. Nhìn kỹ vào bối
cảnh lịch sử của hai nhà tư tưởng lớn này, ta có thể dễ dàng hiểu được vì đâu

họ có thể phát triển nên những tư tưởng đó. Ở thời của Marx, chủ nghĩa tư bản
đã có hơn 300 năm tồn tại ở châu Âu, Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
cũng đã diễn ra được nhiều thập kỷ, xã hội đã bắt đầu có sự phân tầng thành
nhiều nhóm người với thu nhập và của cải khác nhau. Diễn biến kinh tế - xã
hội đương thời, cộng với gốc gác và nền giáo dục Đức chịu ảnh hưởng của chủ
nghĩa xã hội học Pháp, đã có tác động sâu sắc đến tư tưởng của Marx về giai
cấp.



5


Ở bờ bên kia Đại Tây Dương, những thập kỷ sau của thế kỷ 19 chứng kiến nền
kinh tế công nghiệp Hoa Kỳ phát triển sôi động trong sự manh nha của Cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, xã hội từ đó cũng có của cải dư thừa, sự
giàu có, và sự phân hoá giai cấp. Từ đây, Veblen đã quan sát được một tầng lớp
sung túc, không lao động, và thích tiêu khiển, được ông gọi là “tầng lớp nhàn
rỗi” (leisure class) trong cuốn “Lý thuyết về Tầng lớp Nhàn rỗi” (The theory of
the leisure class, 1899). Tầng lớp này được xem là không tạo ra giá trị thông
qua lao động, nhưng việc tiêu dùng của họ tạo ra nhu cầu đối với hàng hoá xa
xỉ và nhu cầu về lao động là những người phục vụ trong gia đình. Hành động tổ
chức những buổi tiệc và thú vui xa hoa, và mời nhiều bạn bè đến tham gia được
Veblen xem là bị ảnh hưởng bởi mong muốn được công nhận về sự giàu có và
địa vị xã hội của họ, chứ không nhằm thoả mãn lợi ích cá nhân như trường phái
Tân cổ điển dự đoán. Như vậy, kể từ Marx và Veblen, Kinh tế học mới có sự
nhìn nhận nghiêm túc hơn đối với các yếu tố ngoài phạm vi cá nhân của chủ
thể kinh tế. Nói cách khác, giai cấp, lề thói, quan niệm, xu hướng, văn hoá, lịch
sử và nhiều yếu tố xã hội khác, đều có ảnh hưởng đến quyết định và hành vi
kinh tế của con người.

Có thể nói, Marx và Veblen là những tiếng nói mạnh mẽ phê phán giả định cho
rằng con người ích kỷ và duy lý của trường phái truyền thống, mở đường cho
tư tưởng con người bị chi phối bởi cảm xúc, giới hạn nhận thức, ngoại cảnh và
tình trạng thiếu thông tin trong những trường phái sau này. Kế thừa sự tách rời
khỏi tư tưởng truyền thống như Marx và Veblen, Kinh tế học hành vi, Kinh tế
học tiến hoá và Kinh tế học phức hợp đều có cùng những giả định và kết luận
về chủ thể kinh tế và nền kinh tế. Trong những năm 1870, lý thuyết về nguồn
gốc các loài, đặc biệt là ý tưởng chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin nhận
được nhiều sự chú ý và chấp nhận của cộng đồng khoa học. Đây cũng là bước
ngoặt tạo tiền đề cho Veblen viết nên “Vì sao Kinh tế học không là một môn
Khoa học tiến hoá?” (Why is Economics not an Evolutionary Science?) vào
năm 1898, là tác phẩm lần đầu tiên giới thiệu ý tưởng tiến hoá và chọn lọc vào
Khoa học Kinh tế. Trong thế kỷ nối tiếp, nhiều cái tên và tư tưởng ra đời, mang
đến những quan sát và kết luận không thống nhất với những nhánh truyền
thống hơn, có thể kể đến một số trường phái tiêu biểu là trường phái
Schumpeter (Schumpetarianism), Keynes3 (Keynesianism), và Hành vi lần lượt
ra đời. Nếu như Schumpetarianism xuất hiện vào năm 1919 giữa quá trình
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, dẫn tới khái niệm “sự phá huỷ sáng tạo”
(creative destruction) bởi tiến bộ khoa học, thì Keynesianism sinh ra từ cuộc

3MặcdùtưtưởngcủaKeynesvẫnthườngđượcnhắcđếnnhưmộtbộphậntrongKinhtếhọc

chínhthống,JohnFosterchorằngKeynesmanghơihướmphichínhthốngnhiềuhơn,hoặcítra
là“tíchhợptâncổđiển”.Đọcthêmbàinghiêncứu“VìsaoKinhtếhọckhônglàmộtmônKhoahọc
hệthốngphứchợp?”(Whyiseconomicsnotacomplexsystemscience?,2006)củaông.



6



Đại khủng hoảng 1929 – 1932 và thất bại của niềm tin truyền thống về một thị
trường có tự thể điều chỉnh, còn Kinh tế học hành vi ra đời giữa những năm
1960 khi tâm lý học nhận thức bắt đầu khởi sắc và nhận được nhiều sự chú ý.
Vào cuối thế kỷ 20 và những thập niên đầu thế kỷ 21 đến nay, thế giới chứng
kiến nhiều phát minh và cải tiến công nghệ lớn, có khả năng thay đổi diện mạo
nền sản xuất và cách tổ chức trong nền kinh tế, đồng thời trải qua Khủng hoảng
toàn cầu 2008 và nhiều cuộc khủng hoảng ở quy mô khu vực hoặc có hệ quả
yếu hơn (Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, Bong bóng Y2K năm 2000,
Khủng hoảng nợ công châu Âu 2010-2014). Công nghệ có thể khiến những
ngành công nghiệp từng rất đồ sộ như bưu tín bị thu nhỏ lại, các đại lý du lịch
mất khách hàng, hay vô số taxi truyền thống phải điêu đứng. Công nghệ có thể
đẩy nhanh và tối ưu hoá chi phí của quá trình sản xuất, đồng thời hỗ trợ quản lý
thông tin hàng hoá, con người trong công ty, và cung cấp công cụ để tiếp thị ít
chi phí. Bên cạnh hệ quả lạc quan của việc tăng năng suất và thu nhập, giảm
chi phí sản xuất và vận hành, phát triển công nghệ và kinh tế còn mang đến
nhiều thách thức mới đối với con người như các vấn đề môi trường, công bằng
xã hội, an ninh mạng và bảo mật, và sự tiềm ẩn, khó đoán của những cuộc
khủng hoảng ở mọi cấp độ. Trong bối cảnh một thế giới có quá nhiều biến thay
đổi và ít hằng số cố định như hiện nay, thế giới mang đặc tính phức tạp, hỗn
mang và khó dự đoán, nhiều nhánh kinh tế học mới cũng ra đời để phục vụ
mục đích đưa ra lời giải thoả đáng cho hành vi con người, tìm hướng giải quyết
cho các vấn đề tồn đọng, và dự đoán hành vi con người và nền kinh tế nhằm
đưa ra những động thái chính sách phù hợp. Các nhánh kinh tế nhận được
nhiều sự chú ý trong những năm gần đây (mặc dù đã được ra đời trước đó) có
thể điểm qua là Kinh tế học xanh (Green economics), Kinh tế học cải tiến
(Innovation economics), Kinh tế học chia sẻ (Sharing economics), Kinh tế học
sinh thái (Ecological economics), Kinh tế học thông tin (Information
economics) và Kinh tế học nhiệt năng (Thermoeconomics). Tất cả những nhánh
mới này đều phản ánh con người và xã hội thực tế bây giờ, cùng với những vấn

đề đương đại, một cách chính xác và thực hơn.



7


III. Ý tưởng chính
Trong ấn phẩm “Thế giới mới phức hợp – Diễn dịch tư tưởng kinh tế học mới
vào chính sách công”, Geoffrey Hodgson đã khẳng định rằng mặc dù các
nhánh phi truyền thống như Kinh tế học tiến hoá thiếu một định nghĩa lý thuyết
nhất quán, chúng đã và đang là một luồng suy nghĩ mạnh mẽ trong Khoa học
Kinh tế, thu hút vô số các nhà nghiên cứu khắp thế giới và tạo nên một thách
thức lớn đối với những trường phái truyền thống.
Những nhánh phi truyền thống có sự khác biệt cơ bản so với các nhánh chính
thống trên nhiều bình diện. Đầu tiên, hai trường phái truyền thống và phi
truyền thống có cách nhìn đối lập nhau về bản chất con người chủ thể kinh tế.
Trường phái truyền thống khắc hoạ con người kinh tế (homo economicus) sở
hữu sự duy lý và khả năng tính toán hoàn hảo (perfect rationality and
computational ability) – đó là những sinh vật vị kỷ (self-interested) và luôn tìm
kiếm sự tối ưu hoá lợi ích cá nhân (utility-maximising). Hành vi của họ là tìm
cách tối ưu hoá phúc lợi cá nhân, dưới sự giới hạn nguồn lực nhất định. Ngược
lại, trường phái phi truyền thống cho rằng, con người còn là sản phẩm của sự
cảm tính, của quá trình, và của ngữ cảnh. Ý tưởng này tương thích với góc nhìn
của Veblen rằng con người là sinh vật của thói quen, tuân theo những quy luật
và lề thói tiềm ẩn trong xã hội (socially embedded rules and habits) một cách
vô thức. Trong Veblen và Kinh tế học tiến hoá, chúng ta không đơn giản tiến
hành một quá trình quy củ và có hệ thống, bắt đầu bằng việc tìm kiếm thu thập
thông tin từ môi trường, tính toán và so sánh lợi ích – chi phí của từng lựa chọn
hay viễn cảnh, rồi đưa ra quyết định. Những hành động của chúng ta thường

được rút ra từ một tập hợp các thói quen và trải nghiệm sẵn có. Khi một thói
quen hay trải nghiệm trong quá khứ được sử dụng để hỗ trợ cho việc ra quyết
định ở hiện tại, thì thói quen/trải nghiệm đó càng có xác suất cao hơn được sử
dụng lại cho tương lai. Việc bây giờ sử dụng một kiến thức đã học được trong
quá khứ sẽ củng cố khả năng chúng ta dùng lại nó trong tương lai. Như vậy,
Veblen cho rằng, con người không đưa ra một danh sách các lựa chọn được sắp
xếp theo ưu tiên (ranked preference), mà hành động dựa trên một tập hợp các
thói quen/trải nghiệm gặt hái trong cuộc sống, với xác suất khác nhau (Veblen,
1898).
Thứ hai, các nhánh kinh tế học phi truyền thống còn có quan điểm khác về
thông tin trong nền kinh tế. Trong phân tích kinh tế truyền thống, môi trường
được giả định là đạt trạng thái thông tin hoàn hảo, nghĩa là tất cả mọi chủ thể
kinh tế đều nắm rõ tất cả các thông tin về mọi thứ trong thị trường để đưa ra
quyết định sao cho tốt nhất cho lợi ích của họ. Như vậy, trong nền kinh tế, tất
cả thông tin, dữ liệu như giá cả, số lượng cầu, số lượng cung, số người bán, số



8


người mua, mức giá nào sẽ giúp nhà sản xuất thu hồi vốn, mức giá nào sẽ làm
cho người tiêu dùng mua nhiều nhất, đều có sẵn trong thị trường, mặc định là
tất cả mọi cá nhân tham gia thị trường đều biết rõ. Tuy nhiên, trạng thái này
không tiệm cận với trạng thái thực tế khi thông tin trong thị trường không phải
lúc nào cũng có sẵn. Hầu như trong tất cả các quyết định, khâu tìm kiếm thông
tin đều có chi phí của nó, dù là ở dạng nguồn lực tài chính hay thời gian, công
sức. Trong tình trạng thiếu thông tin, Herbert Simon (1972) đã chỉ ra rằng, con
người chỉ sở hữu một sự duy lý giới hạn (bounded rationality) và một tập hợp
thông tin có sẵn nhất định. Vì lẽ đó, thế giới thực sẽ tồn tại chi phí trao đổi

(transaction cost), chi phí tìm kiếm (search cost), chi phí thay đổi lựa chọn
(switching cost), chi phí điều chỉnh quan điểm và hành vi (cost of changing
mindset and behaviour), chi phí tiếp thị để đưa sản phẩm đến khách hàng tiềm
năng (marketing cost), và rào cản gia nhập và rời khỏi thị trường (barriers to
entry and exit). Tất cả những chi phí trên dược Kinh tế học tiến hoá gọi là vấn
đề về kiến thức (problems of knowledge).
Thứ ba, các nhánh kinh tế học phi truyền thống không kết luận rằng nền kinh tế
có xu hướng tiệm cận về một trạng thái cân bằng. Kinh tế học chính thống sẽ
phát biểu rằng, sau một thay đổi trong nền kinh tế, như là thay đổi về giá, nền
kinh tế sẽ dần tự sắp xếp, điều chỉnh để trở về trạng thái ban đầu trước khi biến
động đó xảy ra. Quan điểm này phản ánh cách nhìn về thời gian là lô-gic và có
thể tái lặp (Robinson, 1980). Theo nghĩa này, bất kỳ một sự kiện tương lai nào
cũng có thể được dự đoán dựa trên một xác suất có sẵn. Tuy nhiên, các nhánh
phi chính thống gần đây phủ nhận cách nhìn này, và xem dòng chảy thời gian
là không thể quay lại được. Như thế, bất kỳ biến động nào trong hệ thống kinh
tế không thể dẫn ngược về trạng thái trước đó, mà đến một trạng thái mới với
các thói quen mới và xác suất mới. Như Bausor (1982, 1984) và Shackle
(2010) đã nhấn mạnh, một lựa chọn cụ thể có thể tạo ra những thông tin mới,
kết quả này sau đó sẽ thay đổi nhận định và cái nhìn của người đưa ra quyết
định, khiến họ thay đổi lựa chọn trong những giai đoạn sau đó, tạo ra một vòng
lặp không hồi kết. Kinh tế học tiến hoá cũng đề cao vai trò của lịch sử và thể
chế trong tiến trình phát triển kinh tế, gọi là sự phụ thuộc quá trình (path
dependency). Những cú sốc nhỏ trên nền kinh tế có thể dẫn đến sự thay đổi lớn
trong dài hạn, tạo ra những sự “an bài” trong hệ thống (system lock-in) khiến
cho việc quay trở lại và thay đổi quyết định trở nên bất khả thi. Vì vậy, Kinh tế
học tiến hoá không phân tích nền kinh tế bằng cách tiếp cận trạng thái cân
bằng. Thay vào đó, các trường phái này khắc hoạ hệ thống kinh tế là những
tương tác và quá trình lựa chọn các quy luật, lề thói trong những quyết định và
hành vi, là một quá trình đồng tiến hoá của những quy luật (co-evolutionary




9


process). Theo lẽ đó, tiến trình phát triển kinh tế về bản chất là sự tiến hoá về
tri thức, tồn tại ngầm trong nền kinh tế và xã hội.
Bảng 1. So sánh Kinh tế học chính thống và Kinh tế học phi chính thống
Kinh tế
thống
Về bản chất con người

Về thông tin

Về thời gian

Về nền kinh tế



học

chính Kinh tế học tiến hoá và
các nhánh phi chính
thống khác
Con người là những sinh Con người là sản phẩm
vật vị kỷ và tối ưu hoá của ngữ cảnh, thói quen
dụng ích cá nhân, sở hữu và sự duy lý có giới hạn;
sự duy lý tuyệt đối và hành vi con người được
khả năng tính toán hoàn rút ra từ một tập hợp các

hảo
thói quen, dựa trên xác
suất các thói quen đó đã
được chọn trong quá khứ
Thông tin hoàn hảo, cân Chỉ có một số thông tin
xứng giữa mọi đối tượng là có sẵn; tồn tại các vấn
trong nền kinh tế, không đề của thông tin như chi
tốn chi phí thu thập phí giao dịch, tìm kiếm,
thông tin hay thay đổi thay đổi lối sống, tiếp
quyết định
thị, và rào cản gia nhập,
rời khỏi
Thời gian có thể quay Thời gian lịch sử, không
ngược lại được; các sự thể đảo ngược; một số
kiện tương lai diễn ra cú sốc nhỏ trong nền
dựa trên xác suất đã định kinh tế có thể dẫn đến
sẵn; lịch sử và quá trình thay đổi lớn hay những
không liên quan
an bài trong hệ thống;
lịch sử và thể chế có liên
quan; các thông tin mới
có thể dẫn đến quyết
định khác
Nền kinh tế có xu hướng Không có trạng thái cân
tiệm cận về lại trạng thái bằng; nền kinh tế không
cân bằng sau các cú sốc thể trở lại chính xác
trạng thái ban đầu trước
cú sốc; quá trình đồng
tiến hoá của thông tin,
quy luật và lề thói là yếu

10


tố khiến nền kinh tế thay
đổi
Nói về Kinh tế học tiến hoá, về bản chất, ý tưởng của nhánh này được lấy cảm
hứng từ Học thuyết Darwin trong sinh học, lấy đó làm nền tảng cho các tư
tưởng sau này. Có sự tương quan trong các hiện tượng và quá trình giữa Sinh
học tiến hoá và Kinh tế học tiến hoá. Nếu như đơn vị phân tích cơ bản của sinh
học là gen và vật liệu di truyền, thì đổi tượng phân tích của Kinh tế học tiến
hoá là các quy luật và thói quen (Boulding, 1983). Theo định nghĩa của Dopfer
và Potts (2015), quy luật là một ý tưởng chi phối và sắp xếp các hành vi và
nguồn lực trong nền kinh tế, nghĩa là các hành vi và nguồn lực kinh tế là sản
phẩm của các quy luật. Không nên hiểu quy luật là những điều mang tính bắt
buộc, quy định hành vi con người. Ở đây, quy luật (rules) cần được hiểu như
một cách thức vận hành và một cách sắp xếp các chủ thể, vật thể trong hệ thống
với nhau. Quy luật có thể ở dạng quy luật về nhận thức, hành vi, tập thể hay kỹ
thuật, được giải thích rõ hơn ở phần sau.
Ví dụ, ở mức độ cá nhân, quy luật và thói quen là những kiến thức, thông tin
trong ngữ cảnh kinh tế-xã hội mà có khả năng định hình nhận thức, hành vi, tục
lệ tập quán, và lề thói. Ở mức độ doanh nghiệp, quy luật và thói quen là những
thứ quyết định cấu trúc doanh nghiệp, văn hoá tổ chức, trình độ công nghệ và
cả các tính năng của hàng hoá, dịch vụ mà công ty cung cấp cho thị trường. Ở
mức độ cộng đồng, quy luật là các quan điểm, văn hoá, thuần phong mỹ tục
trong xã hội, quy định những điều nào nên làm hay không, hoặc trình độ công
nghệ, hiểu biết của cả xã hội. Những quy luật, thói quen này ban đầu là những
hiện tượng nổi lên (emergent phenomena) và được sinh ra từ xã hội (socially
sourced), mặc dù trước đó chúng có thể bắt nguồn từ những thử nghiệm ở cấp
độ cá nhân (individual experimentation) (Earl, 2017). Song song với quá trình
truyền gen tới các thế hệ sau, Kinh tế học tiến hoá cũng có sự truyền đi các quy

luật và lề thói trong nền kinh tế theo thời gian. Các đột biến được nhìn tương tự
như các đổi mới cải tiến, là sự ra đời của các quy luật và lề thói mới trong hệ
thống kinh tế phức hợp. Cải tiến làm thay đổi cục diện thích ứng và cạnh tranh
của những quy luật mâu thuẫn nhau. Điều này khiến cho bất kỳ quy luật hay lề
thói nào có thể thích ứng và cạnh tranh tốt nhất sẽ được giữ lại trong hệ thống
và được nhân lên bởi những cá thể mang quy luật (rule carrier), giúp việc
khuếch tán các quy luật này ra rộng hơn. Quá trình thay đổi các quy luật này
cũng chính là quá trình phát triển tri thức, và là động cơ cho phát triển kinh tế.
Bảng 2. So sánh Thuyết tiến hoá và Kinh tế học tiến hoá
Học thuyết tiến hoá Kinh tế học tiến hoá


11


sinh học Darwin
Đơn vị phân tích là...
Gen và vật chất di truyền Quy luật như là những
hiện tượng ngầm trong
xã hội
Quá trình, vận động Sự chọn lọc và di truyền Sự cạnh tranh, chọn lọc,
là...
các gen có thể thích nghi và khuếch tán các quy
tốt nhất với các thay đổi luật tương thích tốt nhất
ngoại cảnh
với hệ thống
Thay đổi và phát triển Đột biến
Cải tiến, sự phát triển tri
đến từ...
thức, sự ra đời của các

quy luật mới.
Veblen đã chỉ ra rằng, Kinh tế học tiến hoá chú trọng vào các đặc tính như sự
phụ thuộc quá trình (path dependency), quá trình đồng tiến hoá (coevolutionary process) và các thể chế (institution) khi phân tích kinh tế. Nói
cách khác, Kinh tế học không đơn thuần là phân tích chi phí – lợi ích máy móc,
mà còn là sự du nhập các hiểu biết từ những môn khoa học khác, cũng nghiên
cứu về bản chất và hành vi con người, như xã hội học, lịch sử, triết học, và
khoa học đạo đức. Mọi chuyển động trong không gian kinh tế, bao gồm các
hành vi, quyết định, suy nghĩ và sự phát triển, đều là sản phẩm của các tương
tác giữa các quy luật và lề thói trong hệ thống kinh tế phức hợp, qua thời gian
và ngữ cảnh.
Tương tự như Kinh tế học tiến hoá, Kinh tế học hành vi cũng phủ nhận giả
định về tính duy lý và vị kỷ của con người. Cốt lõi của Kinh tế học hành vi là
sự kết hợp giữa kinh tế học và tâm lý học. Nhiều cách tiệp cận con người đã
được đưa ra bởi nhiều nhà kinh tế học khác nhau, nhưng tựu trung lại, con
người trong Kinh tế học hành vi là con người có mang yếu tố tâm lý và xã hội.
Jolls và đồng sự đã mô tả khả năng ra quyết định của con người bị ràng buộc
bởi tính duy lý giới hạn (bounded rationality), sự vị kỷ giới hạn (bounded selfinterest) và ý chí giới hạn (bounded willpower).
Trong cuốn “Cẩm nang Kinh tế học cho người dùng” (Economics: The user’s
guide, 2014), Ha-Joon Chang đã tóm tắt rằng, con người trong thực tế, thay vì
sở hữu những khả năng siêu phàm như trong những lý thuyết truyền thống, thật
ra là những thực thể kém hoàn hảo với 5 đặc tính sau:
• Con người là đa chiều (divided): Chúng ta có nhiều bản thể khác nhau
trong cùng một con người. Mỗi bản thể sẽ hành xử khác nhau trong các
tình huống khác nhau, như hôm nay chúng ta quyết tâm sẽ giữ chế độ ăn



12










lành mạnh, nhưng hôm sau lại bị cám dỗ bởi những món đồ ngọt hấp
dẫn.
Con người bị ảnh hưởng bởi xã hội (embedded): Chúng ta bị ảnh hưởng
bởi những cá thể xung quanh, như gia đình, láng giềng, bạn bè, tầng lớp.
Con người dễ bị ấn tượng (impressionable): Chúng ta dễ bị điều khiển
trong cách suy nghĩ và hành động bởi người khác. Một số thứ đang điều
khiển chúng ta, ở một mức độ nào đó, bao gồm các tuyên truyền chính
trị, truyền thông đại chúng, quảng cáo, và giáo dục.
Con người mang tính phức tạp (complicated): Chúng ta không chỉ vị kỷ;
trong nhiều trường hợp, con người có thể hành động đi ngược với lợi ích
bản thân. Một số hiện tượng tâm lý như vậy là lòng yêu nước, đoàn kết,
lòng trắc ẩn, công lý, tinh thần trách nhiệm, tình bạn, tình yêu, đam mê
cái đẹp, và nhiều hiện tượng khác.
Con người dễ bị lúng túng (bumbling): Con người cũng không duy lý
cho lắm. Đôi khi quyết định của chúng ta bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ, tâm
lý bầy đàn, hay cách vấn đề dẫn dắt. Vì vậy nên chúng ta thường hành
động dựa trên bản năng hay phỏng đoán nhiều hơn là suy nghĩ lô-gic.

Chính bởi những thiếu sót trong khả năng nhận thức và tính toán, Thaler và
Sunstein cho rằng, con người thường bị phụ thuộc một số phương pháp, quy
tắc khi ra quyết định, chứ không thông qua cách tính toán – lựa chọn như
truyền thống đã giả định. Những phương pháp và quy tắc đó bao gồm phỏng
đoán (heuristics), dẫn dắt (framing) và ác cảm mất mát (loss aversion). Trong

những trường hợp đặc biệt như khi tồn tại trạng thái bất định hay không có khả
năng thu thập thông tin đầu đủ, con người thường sử dụng bản năng, các trải
nghiệm trong quá khứ hay các quy tắc phổ biến để phỏng đoán và hành động.
Con người cũng sẽ phản hồi khác nhau khi cùng một vấn đề được dẫn dắt theo
các cách khác nhau. Cuối cùng, con người thường tránh đưa ra những quyết
định có khả năng gây ra mất mát.
Bàn về quá trình phát triển và cấu trúc nền kinh tế, Kinh tế học phức hợp chia
sẻ với Kinh tế học tiến hoá ở quan điểm về một nền kinh tế ở dạng hệ thống
phức hợp. Các tác giả Brian Arthur, Steven Durlauf và David Lane (1997) đã
mô tả sự phức hợp có nghĩa bao gồm những tương tác rải rác giữa nhiều thành
phần trong nền kinh tế mà không cần có một sự quản lý, chi phối từ một chủ
thể đơn nhất nào. Nền kinh tế được xem như một hệ thống mạng lưới chằng
chịt các mối quan hệ cắt ngang qua nhiều tầng trong hệ thống chứ không gói
gọn trong tầng đang xem xét của chủ thể. Hệ thống này được khắc hoạ là tự
thích ứng theo các chuyển động của những chủ thể bên trong nó, và các chuyển



13


động này diễn ra không ngừng. Như vậy, kinh tế không thể đạt trạng thái cân
bằng được, mà luôn luôn biến đổi.
Tương tác giữa các chủ thể trong hệ thống cũng là một mối quan tâm lớn của
Kinh tế học phức hợp. Trường phái không chỉ xem xét con người trên bình
diện những tố chất nội tâm như khả năng nhận thức hay tâm lý, mà còn nghiên
cứu cách môi trường xã hội ảnh hưởng đến con người. Như vậy, phân tích vĩ
mô không được tiến hành chỉ bằng việc cộng gộp các cá thể vi mô lại với nhau,
mà còn phải phân tích cách các cá thể này tác động lẫn nhau trong hành vi và
quyết định. Các ý tưởng này sẽ được triển khai rõ hơn trong phần sau của bài

viết.



14


IV. Một số lý thuyết tiêu biểu
1. Khung lý thuyết vi mô-trung dung-vĩ mô (Micro-meso-macro framework
- MMM)
Một ý tưởng phổ biến trong Kinh tế học tiến hoá là khung lý thuyết vi môtrung dung-vĩ mô. Khung MMM đã được ba nhà Kinh tế học tiến hoá Kurt
Dopfer, John Foster và Jason Potts đưa ra vào năm 2004 trong bài báo “Micromeso-macro” trên Tạp chí Kinh tế học tiến hoá (Journal of Evolutionary
Eocnomics). Theo đó, MMM, dựa trên ý niệm chính của Kinh tế học tiến hoá
rằng bản chất của nền kinh tế là “một dân số tuân theo các quy luật, một cấu
trúc các quy luật, và một quá trình các quy luật (“a population of rules, a
structure of rules, and a process of rules”), các tác giả cho rằng cách phân chia
nền kinh tế thành hai tầng vi mô và vĩ mô là quá đơn giản trong phân tích kinh
tế. Từ góc nhìn tiến hoá, người ta không thể trực tiếp gộp tất cả vi mô để trở
thành vĩ mô. Nền kinh tế không chỉ được định nghĩa bởi những quyết định và
hành vi của cá nhân và doanh nghiệp, mà còn phải được xem xét đến lịch sử,
quá trình, thể chế, các quy luật, tiêu chuẩn, lề thói trong xã hội. Không thể đi
trực tiếp từ tầng vi mô đến vĩ mô bằng cách gộp các đơn vị vi mô đơn lẻ với
nhau để tạo thành một hình thể chung ở vĩ mô. Thay vào đó, phân tích kinh tế
cần có một cấp độ ở giữa để miêu tả những yếu tố quy luật ngầm chi phối cách
suy nghĩ và hành động của các cá thể trong xã hội. Đó chính là tầng trung dung
(meso) nằm giữa trục vi mô-vĩ mô.
Bảng 3. Đơn vị phân tích của cấp độ vi mô, trung dung và vĩ mô
Cấp độ phân Vi mô
Trung dung
tích

Đơn vị phân Chủ thể cá nhân, Quy luật phổ quát
tích
đơn lẻ (Individual (Generic rule)
agent)

Vĩ mô
Chuyển động chung
(Aggregate
movement)

Dopfer, Foster và Potts đã mô tả nền kinh tế là một hệ thống phức hợp các quy
luật tương quan lẫn nhau và thay đổi theo thời gian. Sự tương tác và tiến hoá
các quy luật sẽ dẫn đến sự hình thành các quy luật mới, đồng thời củng cố
những quy luật hiện tại, dẫn đến sự tiến hoá của nền kinh tế. Những động lực
này xảy ra ở cấp độ tầm trung của nền kinh tế, là quá trình khởi tạo, thích ứng
và duy trì các quy luật phù hợp.
Một đơn vị trung dung (meso unit) bao gồm một quy luật phổ quát (generic
rule) và dân số của quy luật đó (rule population), túc là các chủ thể cá nhân
hay doanh nghiệp tuân thủ và mang theo quy luật đó. Nếu nhìn từ tầm vi mô,



15


các chủ thể kinh tế là những “sinh vật sử dụng và tạo tác quy luật” (“a rule
using and rule-making animal”). Điều này có nghĩa là con người là sản phẩm
của thể chế, của kỳ vọng, của môi trường; chúng ta tạo ra và tuân theo các quy
luật một cách đồng thời và vô thức. Những quy luật như thế định hình nhận
thức, tư duy và hành vi của chủ thể kinh tế, như là cách nhìn về việc làm, văn

hoá công ty hay cách phân công công việc trong tổ chức. Còn nhìn từ tầm vĩ
mô, nhiều đơn vị trung dung (bao gồm quy luật và dân số của quy luật) hợp
thành một hệ thống, cấu trúc hoàn chỉnh. Các quy luật này đến từ nhiều lĩnh
vực khác nhau, bao gồm kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, chính trị, môi
trường, đức tin, và nhiều lĩnh vực khác, tất cả cùng tương quan sinh động với
nhau tạo nên một bức tranh tổng thể trong ngành hoặc trong cả nền kinh tế.
Thật khó để đưa ra một phân tích đầy đủ và hoàn chỉnh về những đơn vị vĩ mô
như một ngành công nghiệp, một nền kinh tế hay một xã hội, nếu chúng ta lược
bỏ một số quy luật phổ quát như cách tổ chức ngành, cấu trúc thị trường, thể
chế chính trị, khung pháp lý, văn hoá và quan niệm đạo đức, hiếu biết và trình
độ công nghệ, nguồn tài nguyên và tình hình sinh thái ... của đơn vị vĩ mô đó.
Cũng như hai cá thể có thể có cùng hiểu biết công nghệ nhưng khác nhau về
quan niệm đạo đức hay quan điểm chính trị, các đơn vị vi mô không thể được
cộng gộp lại để tạo nên bức tranh vĩ mô được, mà phải thông qua một tầng
trung dung hàm chứa các quy luật phổ quát và dân số của các quy luật đó, định
hình các đặc tính của một hệ thống vĩ mô.
Bất kỳ một thay đổi nào trong các quy luật phổ quát ở tầm trung đều kích hoạt
thay đổi ở những cấp độ khác. Trong miền vi mô, đó là những thay đổi trong
nhận thức và hành vi của những cá thể mang quy luật và trong cách họ tương
tác với nhau. Ở miền vĩ mô, đó là những thay đổi trong sự phối hợp, điều hoà
giữa các đơn vị trung dung với nhau trong hệ thống.
2. Cấp độ tầm trung và phân loại quy luật (meso level and taxonomy of
rules)
Như đã đề cập ở trên, đối tượng phân tích của miền trung dung là đơn vị trung
dung (meso unit), bao gồm một quy luật phổ quát và dân số những cá thể mang
quy luật đó.
Một cách để phân loại các quy luật phổ quát là sử dụng cách phân loại của
Dopfer và Potts (2015) (taxonomy of rules). Theo đó, các quy luật được chia ra
thành quy luật chủ thể (subject rules) và quy luật vật thể (object rules). Quy
luật chủ thể là những quy luật về chủ thể, định hình suy nghĩ bên trong và cách

tương tác với các những chủ thể khác, được phân loại thành quy luật nhận thức
(cognitive rules) và quy luật hành vi (behavioural rules). Quy luật vật thể xoay


16


quanh cách sắp xếp nhiều chủ thể hay vật thể trong hệ thống, bao gồm quy luật
tập thể (social rules) và quy luật kỹ thuật (technical rules).
• Quy luật nhận thức (cognitive rules): một dạng quy luật chủ thể, diễn ra
trong nội tâm của chủ thể, định hình cách suy nghĩ và nhìn nhận thế
giới.
• Quy luật hành vi (behavioural rules): một dạng quy luật chủ thể, diễn ra
trong nội tâm của chủ thể, chi phối cách chủ thể tương tác với môi
trường.
• Quy luật tập thể (social rules): một dạng quy luật vật thể, quy định cách
nhiều chủ thể con người được sắp xếp với nhau vào những tập thể.
• Quy luật kỹ thuật (technical rules): một dạng quy luật vật thể, quy định
cách sắp xếp của vật chất, tri thức và công nghệ.
Bảng bên dưới thể hiện sự phân chia các quy luật phổ quát, đồng thời vận dụng
vào phân tích các quy luật ảnh hưởng đến lao động và nghề nghiệp thời hiện
đại.
Bảng 4. Phân loại quy luật và minh hoạ bức tranh lao động, nghề nghiệp
thời hiện đại
Phân loại
quy luật

Quy luật phổ quát
Quy luật chủ thể
Quy luật vật thể

Quy luật
Quy luật
Quy luật
Quy luật
nhận thức
hành vi
tập thể
kỹ thuật
Định
Định hình
Chi phối cách Quy định cách Ảnh hưởng
nghĩa
cách suy nghĩ chủ thể tương nhiều chủ thể đến cách sắp
và nhìn nhận
tác với môi
con người
xếp của vật
bản thân và
trường bên
được tổ chức
chất, tri thức
thế giới
ngoài
vào hệ thống
và công nghệ
Áp dụng • Mong muốn • Tâm thế hợp • Ít rạch ròi
• Công nghệ
vào bức
tự khởi
tác, hỗ trợ,

hơn giữa các
mới như
tranh về
nghiệp, làm
hơn là cạnh
chức năng
mạng không
lao động,
việc tự do
tranh, đối
trong công
dây, định vị,
nghề
(freelance)
đầu trực tiếp
ty, giảm sự
chia sẻ trực
nghiệp • Chấp nhận
• Có sự phối
phân tầng
tuyến
trong thời
thời gian làm
hợp lẫn nhau
các cấp quản • Thiết bị mới:
hiện đại
việc linh
giữa các

laptop, điện

hoạt, có thể
chức năng,
• Cấu trúc
thoại thông
làm việc từ
phòng ban,
công ty linh
minh hỗ trợ



17




xa, ngoài
văn phòng
Coi nhảy
việc là bình
thường, bớt
chú trọng
đến việc
trung thành
với một chỗ
làm duy nhất



nhất là trong

các doanh
nghiệp nhỏ
“Bản năng
sư phạm”
(natural
pedagogy)
giúp các chủ
thể chia sẻ
thông tin với
nhau





hoạt, giảm
sự quan liêu,
tầng lớp
Xuất hiện
các mạng
lưới doanh
nghiệp hỗ
trợ lẫn nhau
Lòng tin là
nền tảng cho
hợp tác và
trao đổi








làm việc từ
xa, trao đổi
công việc
Ứng dụng
mới: các nền
tảng trực
tuyến cho
làm việc
nhóm và
quản lý dự
án, quản lý
con người,
hàng hoá,
giúp điều
phối nguồn
nhân lực và
tài nguyên
tốt hơn
Cách thức
kinh doanh
mới: học
trực tuyến,
kinh doanh
trực tuyến,
tiếp thị trực
tuyến...

Văn phòng
trở nên mở
hơn, phát
sinh nhiều
không gian
làm việc
chung cho
nhiều công
ty

3. Quỹ đạo tầm trung (meso trajectory)
Như đã nhắc trong khung lý thuyết MMM ở trên, không có một mối liên hệ
trực tiếp từ miền vi mô đến vĩ mô, mà phải thông qua một tầng trung dung ở


18


giữa. Cấp độ trung dung bao gồm các quy luật và dân số mang quy luật đó. Bất
kỳ thay đổi nào ở cấp độ này cũng kích thích thay đổi trong hai cấp độ còn lại.
Quỹ đạo thay đổi trong miền trung dung bao gồm ba giai đoạn: Đầu tiên, một
quy luật mới nổi lên từ quá trình học tập hay thử nghiệm của một hoặc một
nhóm cá thể trong xã hội; giai đoạn này được gọi là “khởi tạo” (origination).
Kế đến là giai đoạn “chấp nhận” hoặc “thích ứng” (adoption/adaptation), khi
các cá thể khác bắt đầu trải nghiệm, học tập và làm theo quy luật mới, nếu quy
luật mới phù hợp hơn quy luật cũ. Cuối cùng, ở giai đoạn “duy trì” (retention),
các quy luật phù hợp được giữ lại và nhân rộng, các cá thể dần dần trở nên
quen thuộc với nó, và quy luật trở nên bình thường, không còn xa lạ bởi xã hội.
Bảng dưới đây tổng hợp lại ý chính của quỹ đạo tầm trung và các ảnh hưởng
của nó lên cấp độ vi mô và vĩ mô. Để minh hoạ rõ hơn, người viết sử dụng lý

thuyết này để phân tích lộ trình xâm nhập và phát triển của thương mại điện tử
(TMĐT).
Bảng 5. Quỹ đạo trung dung và minh hoạ cho ngành thương mại điện tử
Giai
đoạn
Khởi
tạo

Thay đổi
và ứng
dụng
Thay đổi

Meso
Xuất hiện quy
luật,
công
nghệ, tri thức
mới

Thương
Ra đời các nền
mại điện tử tảng TMĐT và
sàn giao dịch,
công
nghệ
thanh toán trực




Quỹ đạo
Micro
Bước đầu tiếp
xúc với quy
luật mới, người
tiêu dùng tự
tạo ra kiến
thức, khả năng
và thói quen
mua sắm mới,
nhà sản xuất
bắt đầu thay
đổi sản phẩm

phương
thức hoạt động
Người
tiêu
dùng làm quen
với
TMĐT,
ban đầu có sự
trải nghiệm và

Macro
Giải toả, phá
vỡ nhiều mối
liên hệ cũ, thay
đổi cách tổ
chức

ngành
bán lẻ và phân
phối,
ngành
mới xuất hiện

Bắt đầu xuất
hiện vòng lặp
phản hồi, đánh
giá, báo cáo lỗi
Cách tổ chức

19


tuyến, bảo mật
thông tin, tính
năng bình luận
và đánh giá
cộng đồng

Thích
ứng



Thay đổi

Quy luật mới
trở nên quen

thuộc hơn, các
cá thể trở nên
thành thạo hơn.
Bắt đầu xuất
hiện
cạnh
tranh.
Có thể xuất
hiện các quy
luật khác để bổ
sung, hỗ trợ,
quản lý quy
luật mới này.
Thương
Ban đầu, trào
mại điện tử lưu
TMĐT
chưa
được
chấp nhận rộng

cẩn trọng với
phương thức
mua sắm mới,
đồng thời tự
tạo cho mình
khả năng sử
dụng Internet
và cách thức
mua hàng qua

mạng,
cách
phản hồi thông
tin
Nhà sản xuất
thay
đổi
phương thức
tiếp thị, đầu tư
vào hình ảnh,
miêu tả tính
năng và đảm
bảo các bình
luận tốt về sản
phẩm đã bán.
Các cá thể trải
nghiệm,
học
tập và thích
ứng hơn với
quy luật mới,
đồng thời bắt
đầu gia nhập
bên cung, tăng
cạnh tranh

nhiều
ngành
thay
đổi:

không còn gói
gọn trong các
kênh phân phối
truyền thống
như bán sỉ-lẻ,
mà còn mở
rộng sang các
kênh
trực
tuyến.
Nhiều ngành
mới xuất hiện
để
hỗ
trợ
TMĐT: dịch
vụ
chuyển
phát,
elogistics, dịch
vụ
trả
lời
khách
hàng
trực tuyến.

Người
tiêu
dùng

thành
thạo các thao
tác mua hàng,

Thị
trường
không còn là
độc quyền bởi
một số doanh

Có sự sắp xếp,
tổ chức lại
trong ngành,
cấu trúc ngành
thay đổi sâu
Tạo ra nhiều
mối liên kết,
hợp tác mới,
nhiều tổ chức
mới

20


rãi và bị hoài
nghi bởi tính
an toàn, bảo
mật và đáng tin
cậy của nó.
Tuy nhiên, đây

cũng là giai
đoạn TMĐT
được
thử
nghiệm, nhận
phản hồi từ
người
tiêu
dùng, và dần
cải tiến, thích
nghi theo nhu
cầu.
Xuất hiện các
khung pháp lý:
Nghị
định
52/2013/NĐCP về Thương
mại điện tử,
Thông

47/2014/TTBCT Quy định
về quản lý
website thương
mại điện tử.



đồng thời có
khả năng so
sánh giá cả,

chất lượng tốt
hơn, tránh mua
phải hàng kém
chất lượng, có
thể bảo vệ bản
thân tốt hơn
trước
những
chiêu trò lừa
đảo qua mạng.
Cạnh
tranh
trong
ngành
tăng
nhanh.
Ngoài một số
nhà cung cấp
khởi đầu thị
trường
như
Lazada, Tiki
hay
Zalora,
nhiều
doanh
nghiệp
khác
cũng bắt đầu
gia nhập như

Adayroi,
Sendo

Shopee. Đồng
thời, các doanh
nghiệp trước
đó chỉ chủ yếu
bán hàng qua
các
kênh
truyền thống,
nay cũng lấn
sân
sang
TMĐT
như
Lotte,
Điện
máy xanh hay
Thế giới di

nghiệp
tiên
phong
trong
ngành TMĐT,
mà trở nên
cạnh tranh hơn.
Một số kênh
truyền thống

mất dần thị
phần, có thể
thấy rõ ở các
sản phẩm sách,
mỹ phẩm, quần
áo, và các dịch
vụ ăn uống, đặt
phòng, mua vé.
Xuất hiện các
hình thức hợp
tác giữa doanh
nghiệp TMĐT

doanh
nghiệp
giao
hàng: Foody và
Delivery Now
khi mới bước
chân
vào
ngành này đã
kết hợp với
Grab Delivery
và Giao Hàng
Nhanh, trước
khi phát triển
đội ngũ giao
hàng riêng của
họ.

Thành lập Cục
Thương
mại
điện tử và Kinh
tế
số
(VECITA),
Hiệp
hội

21


động.

Duy trì

Thay đổi

Các thói quen,
khả năng được
duy trì và nhân
rộng, trở nên
ngầm,
mặc
định và thành
trạng thái bình
thường mới
Thương
TMĐT trở nên

mại điện tử phổ biến, được
chấp nhận rộng
rãi

Các cá thể trở
nên quen thuộc
và thành thạo
với quy luật
mới,
không
còn lạ lẫm,
hoài nghi
Người
tiêu
dùng
chấp
nhận TMĐT
như một kênh
mua
sắm
thường xuyên.
Các nhà sản
xuất cũng xem
TMĐT là một
kênh
phân
phối, tiếp thị
hiệu quả bên
cạnh
kênh

phân
phối
truyền thống

Thương
mại
điện tử Việt
Nam
(VECOM)
Quy luật lúc
này được nhân
rộng ra, thị
trường dần trở
nên ổn định, ít
có đột phá lớn

TMĐT và các
ngành
liên
quan liên kết
với nhau chặt
chẽ, lập thành
bộ mặt mới của
ngành
phân
phối nói chung
và TMĐT nói
riêng

4. Nền kinh tế là hệ thống phức hợp (the economy as complex system)

Ý tưởng xem nền kinh tế là một hệ thống phức hợp tự thích ứng (complex
adaptive system) được thảo luận bởi John Foster trong công trình “Vì sao Kinh
tế học không là một môn Khoa học hệ thống phức hợp?” (Why is economics
not a complex system science?, 2004). Trong đó, John Foster giải thích rằng
“phức hợp” diễn tả một trạng thái “phức tạp một cách có trật tự” (ordered
complicatedness), còn “tự thích ứng” chỉ khả năng tự duy trì bản thân và vận
động bằng cách tiêu thụ năng lượng tự do và thay đổi theo kết quả của chọn lọc
điều thích hợp nhất. Cũng giống như khung lý thuyết MMM, góc nhìn hệ thống
phức hợp về nền kinh tế không xem nền kinh tế đơn thuần là một tập hợp các
đơn vị vi mô, mà bao hàm cả các tương tác giữa chúng, cũng như các quy luật
ngầm chi phối hành động của chúng. Yếu tố thời gian lịch sử (historical time)


22


và sự phụ thuộc quá trình (path dependency) cũng được đưa trở lại vào phân
tích mạng lưới, trong khi đó, cách tiếp cận tối ưu hoá dụng ích trong giới hạn
(constraint optimisation) được cho là không còn hiệu quả vì các giả định đơn
giản hoá về con người và nền kinh tế đã không còn hiệu lực nữa. Không có một
cân bằng nào cho nền kinh tế, mà bản thân nền kinh tế luôn chuyển động thông
qua quá trình học tập và trải nghiệm, phá huỷ và tái tạo các yếu tố cấu thành hệ
thống.
5. Phân tích mạng lưới xã hội (Social network analysis – SNA)
Phân tích mạng lưới xã hội có liên quan đến góc nhìn hệ thống phức hợp, bắt
nguồn từ ý tưởng của nhà xã hội học người Đức Georg Simmel trong những
năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. SNA dựa trên ý niệm rằng hành vi của
con người không chỉ dựa vào các đặc điểm bên trong chủ thể như đặc điểm
nhân khẩu học, tính cách, sở thích, quan điểm hay trình độ học vấn. Thay vào
đó, chủ thể và bản thân những đặc điểm trên sẽ chịu ảnh hưởng bởi mối quan

hệ với các chủ thể khác.
SNA được dùng để nghiên cứu các mạng lưới phức hợp bao gồm các điểm
(node) và các liên kết (tie, link); trong lĩnh vực Kinh tế học, các điểm có thể là
cá nhân, người ra quyết định, công ty, hay ngành công nghiệp, còn các liên kết
là các mối liên hệ, tương tác giữa các điểm. SNA là cách tiếp cận phổ biến
trong Xã hội học, đồng thời cũng được sử dụng vào nhiều môn khoa học khác
như Kinh tế học, Khoa học tổ chức, Chính trị học, Công nghệ thông tin, Khoa
học máy tính.
6. Ngụ ngôn về hai người thợ đồng hồ (The parable of two watchmakers)
Herbert Simon đã lần đầu tiên nêu ra ý tưởng về cấu trúc và cách tổ chức của
hệ thống trong công trình “Kiến trúc của sự Phức hợp” (The Architecture of
Complexity, 1962). Simon đã đề xuất rằng sự phức hợp trong hệ thống không
phải ở dạng hỗn mang, ngẫu nhiên, mà sắp xếp có trật tự theo tầng lớp, cấp bậc
(hierarchy). Ý tưởng này được ông kể qua câu chuyện về hai người thợ làm
đồng hồ như sau:
Ở một thị trấn kia, có hai người thợ đồng hồ tên là Hora và Tempus. Họ đều là
những người thợ lành nghề và có khả năng tạo ra những sản phẩm tinh xảo,
chất lượng cao. Mỗi chiếc đồng hồ của Hora hay Tempus đều được tạo từ 1000
chi tiết. Ban đầu, cả hai cùng được nhiều khách hàng tìm tới và sản phẩm của
họ được đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên, sau một thời gian, Hora vẫn thành
công và tiếp tục công việc kinh doanh của mình, còn Tempus ngày càng mất
khách và cuối cùng phải đóng cửa.



23


Lý do nằm ở cách Hora và Tempus cấu trúc sản phẩm của họ. Nhớ lại rằng mỗi
sản phẩm đều được lắp ráp từ 1000 chi tiết. Tempus đã làm nó theo cách ráp cả

1000 chi tiết lại với nhau. Như vậy thì mỗi khi đang làm dở, nếu có một sự kiện
nào đó cắt ngang – ví dụ như có cuộc gọi đặt hàng từ khách hàng, Tempus phải
đặt các phần đã lắp xuống và phần đó sẽ rời ra thành những mảnh nhỏ ban đầu.
Để tiếp tục, Tempus phải bắt đầu lại từ đầu. Nếu Tempus càng đắt hàng và
càng nhận được nhiều cuộc gọi, ông sẽ phải mất thời gian hơn và khó khăn hơn
trong việc chế tạo một cái đồng hồ hoàn chỉnh.
Hora không làm vậy. Ông chia các chi tiết thành những tổ hợp nhỏ, với mỗi tổ
hợp bao gồm 10 chi tiết. Từ tầng thấp nhất là 1000 chi tiết, ông đã lắp ráp từng
tổ hợp 10 chi tiết với nhau để cho ra 100 tổ hợp, và từ 100 tổ hợp này thành 10
tổ hợp lớn hơn, và từ 10 tổ hợp lớn hơn ấy thành một chiếc đồng hồ hoàn
chỉnh. Khi làm theo cách này, nếu có bất kỳ một sự gián đoạn nào trong quá
trình làm việc, ông chỉ phải tiếp tục từ ngay chính tổ hợp ông đang làm dở, chứ
không phải bắt đầu lại, bởi những tổ hợp ông lắp ráp trước đó vẫn còn nguyên
và kết nối với nhau.
Câu chuyện trên có thể được liên hệ đến cách xây dựng hệ thống kinh tế trong
hiện thực để đối phó tốt hơn với các cú sốc. Nếu nền kinh tế được cấu trúc theo
tầng lớp và tổ hợp như sản phẩm của Hora, khi có một sự gián đoạn hay cú sốc
nào xảy ra ở một phần của nền kinh tế, những phần còn lại không bị ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mức bị phá huỷ như trong sản phẩm của Tempus. Dư chấn
của cú sốc đó cũng ít có khả năng lan rộng ra đến các phần còn lại. Cách tổ
chức đó khiến cho khả năng nền kinh tế gượng dậy tốt hơn và nhanh hơn. Peter
Earl (2017) đã nhấn mạnh rằng, khả năng hồi phục sau cú sốc (resilience after
shocks) cũng quan trọng không kém khả năng kháng cự cú sốc (resistance to
shocks), nhất là với những cú sốc bất khả kháng như thiên tai hay suy thoái
theo chu kỳ.
7. Quá trình đồng tiến hoá (co-evolutionary process)
Ở cấp độ trung dung, các quy luật trong hệ thống tương tác lẫn nhau và thay
đổi lẫn nhau, dẫn đến hành vi ở tầm vi mô và trạng thái ở tầm vĩ mô. Trong
minh họa phân loại quy luật bằng phân tích tình trạng lao động và nghề nghiệp
hiện nay, có thể thấy các quy luật có sự tác động mạnh mẽ với nhau. Sự phát

triển trong công nghệ thông tin và thiết bị di động (quy luật kỹ thuật) là nền
tảng hỗ trợ cho khả năng làm việc từ xa, làm việc ngoài văn phòng và làm việc
tự do (quy luật nhận thức). Chính xu hướng này cũng thúc đẩy tinh thần hợp
tác, chia sẻ nguồn tài nguyên và thông tin (quy luât hành vi), hình thành các


24


mạng lưới ngành hoặc doanh nhân khởi nghiệp (quy luật tập thể). Trong cấu
trúc những doanh nghiệp mới, các đầu việc thường không có sự phân công rõ
ràng giữa các lao động, và một người có thể đa nhiệm trên nhiều đầu việc khác
nhau từ các chức năng, phòng ban khác nhau (quy luật tập thể) – điều này lại
một lần nữa cần có sự hợp tác giữa các cá nhân (quy luật hành vi), và sự hỗ trợ
của công nghệ (quy luật kỹ thuật). Tâm thế hợp tác (quy luật hành vi), xu
hướng làm việc tự do (quy luật nhận thức) và sự phân chia công việc mơ hồ
giữa các lao động (quy luật tập thể) cũng góp phần đưa đến sự ra đời của
những không gian làm việc chung (co-working space, quy luật kỹ thuật), nơi
các cá nhân hay công ty khác nhau có thể đến làm việc, chia sẻ thông tin và
giao lưu trong mạng lưới. Quá trình các quy luật tương tác lẫn nhau như thế
được gọi là quá trình đồng tiến hoá (co-evolutionary process).
8. Sự phụ thuộc quá trình (path dependency) và hiện tượng an bài trong hệ
thống (system lock-in)
Sự an bài trong hệ thống (system lock-in) là một hệ quả của thời gian lịch sử,
không thể quay lại để thay đổi được. Khi một sự kiện nào đó diễn ra trên dòng
thời gian, hệ thống sẽ đi theo hướng của sự kiện đó, khiến cho các sự kiện sau
này đều xảy ra dưới tác động của sự kiện bước ngoặt. Nói cách khác, không thể
quay trở lại trạng thái ban đầu như trước khi sự kiện đó xảy ra, như các nhánh
Kinh tế học truyền thống giả định. Hiện tượng các sự kiện, quyết định diễn ra
thời gian sau phải phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi các sự kiện, quyết định diễn

ra trước đó được gọi là sự phụ thuộc quá trình (path dependency).
Các an bài trong hệ thống (system lock-in) là những chiều hướng do một sự
kiện bước ngoặt nào đó xảy ra, khiến cho hệ thống rơi vào trạng thái an bài và
bị “khoá” theo hướng đó mà không thể trở lại được. Một ví dụ điển hình của
hiện tượng an bài trong hệ thống là kiểu bàn phím QWERTY sử dụng rộng rãi
hiện nay. Ban đầu, khi con người vẫn còn đang sử dựng máy đánh chữ và bàn
phím chưa ra đời, kiểu dàn chữ QWERTY được phát minh để tránh tình trạng
khi gõ các chữ gần nhau trên bảng chữ cái thì các phím bị dính với nhau, khiến
người gõ phải gỡ các phím ra và để dấu lại trên trang giấy. Kiểu dàn chữ
QWERTY sau đó được nhân rộng ra trên các máy đánh chữ của các nhà sản
xuất khác, vì kiểu này đã được những người thợ đánh máy sử dụng quen; nếu
sản xuất máy đánh chữ có cách dàn chữ khác, người sử dụng sẽ khó có thể mua
và sử dụng, vì họ phải mất thời gian và công sức học cách đánh chữ lại từ đầu.
Tuy nhiên, khi bàn phím máy tính xuất hiện, QWERTY lại cho thấy sự thiếu
hiệu quả trong việc đánh chữ. Một kiểu dàn chữ khác ra đời tên là Dvorak, dựa
theo tên người phát minh ra nó. Dvorak sắp xếp các chữ cái sao cho những chữ


25


×