Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Những lỗi thường gặp trong quá trình thực hành và tính điểm WISC IV phiên bản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.06 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN ĐĂNG HƢNG

NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH VÀ TÍNH ĐIỂM
WISC-IV PHIÊN BẢN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2017

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH VÀ TÍNH ĐIỂM
WISC-IV PHIÊN BẢN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: THÍ ĐIỂM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thành Nam

HÀ NỘI – 2017



ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn
thạc sĩ Tâm lý học, tôi đã nhận đƣợc vô vàn sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cá
nhân và tập thể.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS. Trần Thành
Nam - ngƣời thầy đầy trí tuệ và nhiệt huyết đã luôn theo sát chỉ dẫn từng
bƣớc và không ngừng khuyến khích, động viên tôi hoàn thành nghiên cứu
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa đào tạo sau
đại học đã luôn nhiệt tình giảng dạy, hƣớng dẫn và truyền lại những kiến
thức giá trị tới các học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những học viên tham gia khóa ”Tập
huấn sử dụng trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt Nam” đã tham gia rất
nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè - những
ngƣời đã luôn hỗ trợ và ủng hộ tôi trong suốt 2 năm hoàn thành chƣơng
trình thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Đăng Hƣng

iii



MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. - 1 1.

Lý do chọn đề tài...................................................................................................... - 1 -

2.

Mục đích nghiên cứu................................................................................................ - 4 -

3.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. - 4 -

4.

Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. - 5 -

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... - 5 -

6.

Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................. - 6 -

7.


Khách thể nghiên cứu .............................................................................................. - 6 -

8.

Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... - 6 -

9.

Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... - 6 -

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................... - 7 1.1
Các nghiên cứu đi trƣớc về lỗi tiến hành, tính điểm năng lực nhận thức bằng các
trắc nghiệm đánh giá trí tuệ của Wechsler....................................................................... - 7 1.1.1

Các nghiên cứu ở nước ngoài....................................................................... - 7 -

1.1.2

Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ - 12 -

1.2

Về trắc nghiệm Wechsler ................................................................................... - 14 -

1.2.1

Các bộ trắc nghiệm Wechsler ..................................................................... - 14 -

1.2.2


Bộ trắc nghiệm WISC-IV và WISC-IV phiên bản Việt................................ - 15 -

1.3

Quy định về cách tiến hành, tính điểm và diễn giải trắc nghiệm WISC-IV-VN - 23 -

1.3.1

Những nguyên tắc tiến hành WISC-IV-VN: ................................................ - 23 -

1.3.2

Những nguyên tắc tính điểm WISC-IV-VN ................................................. - 32 -

1.4

Khái niệm lỗi tiến hành và tính điểm trắc nghiệm ............................................. - 34 -

1.5

Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc mắc lỗi khi tiến hành và tính điểm WISC-IV-VN
............................................................................................................................ - 35 -

CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... - 37 2.1

Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ - 37 -

2.1.1


Giai đoạn 1: Nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung .................................. - 38 -

2.1.2

Giai đoạn 2: Nghiên cứu quan sát tham dự ............................................... - 40 -

2.1.3

Giai đoạn 3: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động ........................................... - 42 -

2.2

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... - 43 -

iv


2.2.1

Nghiên cứu tài liệu ..................................................................................... - 43 -

2.2.2

Thảo luận nhóm tập trung .......................................................................... - 44 -

2.2.3

Nghiên cứu quan sát tham dự ..................................................................... - 44 -

2.2.4


Nghiên cứu sản phẩm hoạt động ................................................................ - 45 -

2.2.5

Thống kê xã hội học .................................................................................... - 45 -

2.2.6

Nghiên cứu trường hợp............................................................................... - 45 -

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... - 46 3.1

Kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung ................................................... - 46 -

3.1.1

Thực trạng kết quả thảo luận nhóm tập trung ............................................ - 46 -

3.1.2

Kết luận cho phần nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung .......................... - 51 -

3.2

Kết quả nghiên cứu quan sát tham dự ................................................................ - 52 -

3.2.1
Thực trạng lỗi mắc phải trong quá trình chuẩn bị bối cảnh trước khi tiến hành
trắc nghiệm WISC-IV-VN .......................................................................................... - 52 3.2.2

Thực trạng các lỗi mắc phải trong quá trình tiến hành 10 tiểu trắc nghiệm cơ
bản của WISC-IV-VN ................................................................................................. - 53 3.2.3
VN

Thực trạng các lỗi mắc phải trong quá trình tính điểm trắc nghiệm WISC-IV.................................................................................................................... - 55 -

3.2.4

Bàn luận về kết quả nghiên cứu sản phẩm quan sát tham dự .................... - 56 -

3.2.5

Kết luận cho phần nghiên cứu sản phẩm quan sát tham dự ....................... - 57 -

3.3

Kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động ........................................................... - 58 -

3.3.1
Thực trạng các lỗi mắc phải trong quá trình tiến hành và ghi chép kết quả trắc
nghiệm WISC-IV-VN .................................................................................................. - 59 3.3.2
Thực trạng các lỗi mắc phải trong quá trình tính điểm kết quả trắc nghiệm
WISC-IV-VN............................................................................................................... - 60 3.3.3

Bàn luận về kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động ................................ - 61 -

3.3.4

Kết luận phần nghiên cứu sản phẩm hoạt động ......................................... - 61 -


3.4

Kết quả nghiên cứu trƣờng hợp.......................................................................... - 62 -

3.4.1.

Thực trạng lỗi và một số phương pháp khắc phục ..................................... - 62 -

3.4.2.

Kết luận phần nghiên cứu tường hợp ......................................................... - 63 -

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... - 64 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................... - 65 HẠN CHẾ ......................................................................................................................... - 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. - 70 -

v


DANH MỤC VIẾT TẮT

CHC

Cattell-Horn-Carroll

CPI

Chỉ số Nhận thức thành thạo

Cs

Cộng sự


ĐTB

Điểm trung bình

FSIQ

Chỉ số Trí tuệ tổng hợp

GAI

Chỉ số Nhận thức chung

IQ

Chỉ số Thông minh (Intelligence Quotient)

PRI

Chỉ số Tƣ duy tri giác

PSI

Chỉ số Tốc độ xử lý

SKTT

Sức khỏe tâm thần

VCI


Chỉ số Hiểu lời nói

WMI

Chỉ số Trí nhớ công việc

WISC-IV

Thang đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em - ấn bản lần
thứ 4

WISC-IV-VN

Thang đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em - ấn bản lần
thứ 4 - phiên bản Việt

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1

Tên bảng

Trang

Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trƣớc về các lỗi


9

trong tiến hành, tính điểm và diễn giải các trắc
nghiệm trí tuệ của Wechsler
Bảng 1.2

Tên viết tắt và Mô tả những tiểu trắc nghiệm chính

19

và phụ
Bảng 1.3

Tên viết tắt của điểm thành phần

21

Bảng 1.4

Các vật dụng trong thang đo WISC-IV-VN

23

Bảng 1.5

Quy định về điểm bắt đầu, nguyên tắc quay lại,

26

dừng lại cho 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản của WISCIV-VN

Bảng 3.1

Các lỗi tiến hành 10 tiểu trắc nghiệm WISC-IV-VN

46

theo kết quả thảo luận nhóm tập trung
Bảng 3.2

Tần suất lỗi mắc phải trong quá trình chuẩn bị bối

52

cảnh trƣớc khi tiến hành trắc nghiệm WISC-IV-VN
Bảng 3.3

Tỉ lệ trung bình lỗi mắc phải trong quá trình tiến

53

hành 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản của WISC-IV-VN
so sánh với tỉ lệ trung bình trong nghiên cứu của
Mrazik và cộng sự
Bảng 3.4

Tần suất lỗi mắc phải trong quá trình tính điểm trắc

55

nghiệm WISC-IV-VN

Bảng 3.5

Tỉ lệ số lỗi mắc phải trong quá trình tiến hành và
quá trình tính điểm trắc nghiệm WISC-IV-VN

vii

57


Bảng 3.6

Số liệu thống kê lỗi mắc phải trong quá trình tiến

58

hành và ghi chép kết quả trắc nghiệm WISC-IV-VN
Bảng 3.7

Số liệu thống kê lỗi mắc phải trong quá trình
tính điểm kết quả trắc nghiệm WISC-IV-VN

viii

59


DANH MỤC HÌNH
Tên hình
Hình 1.1 Thành phần cấu trúc trắc nghiệm WISC-IV

Hình 1.2 Ví dụ về cách tính tuổi thực khi tiến hành trắc nghiệm

ix

Trang
22


MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài

Trắc nghiệm tâm lý đƣợc định nghĩa là một tập hợp các thủ tục/quy
trình đƣợc tiêu chuẩn hóa để đo một hoặc một số cấu trúc tâm lý đƣợc quan
tâm. Tiêu chuẩn hóa ở đƣợc hiểu là những thủ tục chi tiết cho việc thiết lập
bối cảnh làm việc, quy trình thu thập dữ liệu, quy trình tính điểm, quy trình
diễn giải phải theo những quy định chuẩn bắt buộc theo từng bộ trắc
nghiệm. Nói theo cách khác, tất cả các thủ tục đo lƣờng của trắc nghiệm
phải đƣợc tiến hành chính xác theo một quy trình thống nhất để kết quả có
thể so sánh với chuẩn điểm đã đƣợc tính toán trên mẫu (Stinnett và cộng sự,
1994).
Do đặc thù ngành Tâm lý ở Việt Nam vẫn còn là một ngành mới,
chƣa có sự quản lý nghiêm ngặt cũng nhƣ một hệ quy chiếu về tính chính
xác và độ hiệu quả trong việc sử dụng các trắc nghiệm để đánh giá, dẫn đến
việc sử dụng các trắc nghiệm sao cho phù hợp, chính xác bao gồm từ việc
lựa chọn trắc nghiệm, các thao tác tiến hành trắc nghiệm, tổng kết và tính
điểm theo đúng hệ thống quy trình lại là một vấn đề khó kiểm soát. Nguyên
nhân xuất phát từ việc những bộ trắc nghiệm này không đƣợc xây dựng hoặc

chuẩn hóa theo một quy trình đúng tiêu chuẩn khoa học. Bởi vậy, kết quả
diễn giải cho một trắc nghiệm chỉ có thể đƣợc sử dụng nhƣ một số liệu tham
khảo chứ không thể sử dụng nhƣ một cơ sở cho việc đánh giá.
Hiện nay đã có nhiều đơn vị khác nhau tổ chức thực hiện việc chuẩn
hóa các bộ trắc nghiệm do nƣớc ngoài thiết kế để có thể sử dụng hợp chuẩn
ở Việt Nam. Việc chuẩn hóa các bộ trắc nghiệm giúp cho các nhà tâm lý ở
Việt Nam có thêm những công cụ đánh giá lƣợng giá khoa học, từ đó có thể
diễn giải những kết quả đánh giá một cách chính xác và khoa học. Những bộ
-1-


trắc nghiệm đã và đang đƣợc chuẩn hóa tại Việt Nam có thể kể đến nhƣ: bộ
trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em Wechsler phiên bản 4 (WISC-IV), bộ
trắc nghiệm Bayley đánh giá sự phát triển của trẻ phiên bản 3 (Bayley-III),
bộ trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em Wechsler phiên bản 5 (WISC-V)...
Trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em Wechsler phiên bản lần thứ 4
(xuất bản năm 2003) là một bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực trí tuệ đƣợc sử
dụng rất phổ biến trên thế giới. Bộ trắc nghiệm này đã đƣợc giới nghiên cứu
và các nhà lâm sàng đánh giá cao vì tính chuẩn hóa, quy trình thực hiện chặt
chẽ và đƣa ra thông tin chẩn đoán, dự báo hữu ích. Mục đích sử dụng của
trắc nghiệm này cũng khá rộng từ giúp hiểu đƣợc năng lực trí tuệ của trẻ nói
chung đến hỗ trợ nhà lâm sàng xác định các vấn đề rối loạn học tập, các
dạng thiểu năng học tập, nhận diện tài năng để lên kế hoạch học tập mang
tính thích ứng cho cá nhân học sinh (Weiss và cộng sự, 2006). WISC-IV
đƣợc chuẩn hóa vào năm 2009, là bộ trắc nghiệm đƣợc chuẩn hóa theo quy
trình chuẩn quốc tế ở Việt Nam. Do đó WISC-IV phiên bản Việt Nam cũng
là bộ trắc nghiệm có chƣơng trình tập huấn sử dụng theo một quy trình hệ
thống và khoa học tại Việt Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại, bộ trắc nghiệm này đã đƣợc thích nghi để
sử dụng cho trên 70 nƣớc trên thế giới (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Hoàng

Minh và cộng sự 2011). Tại Việt Nam, trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em
Wechsler phiên bản lần thứ IV đã đƣợc Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học
Quốc gia Hà Nội thích nghi từ năm 2010 với tên gọi là Bộ trắc nghiệm đánh
giá trí tuệ trẻ em Wechsler phiên bản Việt (viết tắt là WISC-IV-VN). Trắc
nghiệm này đã đƣợc thích nghi theo quy trình chuẩn quốc tế khi thích nghi
một trắc nghiệm nƣớc ngoài vào Việt Nam do Van Widenfelt và cộng sự
(2005) đề xuất. Nghiên cứu thích nghi cũng đã đƣa ra bằng chứng khẳng
định độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm WISC-IV-VN khá cao có thể

-2-


phản ánh chính xác khả năng nhận thức của trẻ em Việt Nam từ 6-16 tuổi.
Cụ thể là hệ số Cronbach alpha phản ánh sự thống nhất bên trong của thang
Điểm tổng trí tuệ (FSIQ) lớn hơn 0,9; hệ số Cronbach alpha của các hệ số
điểm trí tuệ thành phần gồm Tƣ duy ngôn ngữ - VCI, Tƣ duy tri giác - PRI,
Trí nhớ công việc-WMI và Tốc độ xử lý -PSI cũng dao động từ 0,88 đến
0,94; độ ổn định bên trong của 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản trong WISC-IVVN ở trong giới hạn từ 0,81 đến 0,95. (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Hoàng
Minh và cộng sự 2011).
Sau khi đƣợc thích nghi văn hóa và định chuẩn trên mẫu trẻ em Việt
Nam, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã công bố kết
quả và triển khai tập huấn cách tiến hành, tính điểm, diễn giải và báo cáo
WISC-IV-VN cho hơn 200 chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực tâm lý
học lâm sàng trên cả nƣớc (bắt đầu từ năm 2011 cho đến nay). Cũng nhƣ các
trắc nghiệm quy chuẩn khác, để kết quả có hiệu lực diễn giải, việc thực hiện
và tính điểm WISC-IV-VN phải tuân thủ những quy trình rất chuẩn xác. Tuy
vậy, trong quá trình giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho học viên sau tập huấn,
chúng tôi phát hiện ra một số lỗi trong tiến hành và tính điểm mà nhiều học
viên hay gặp. Những lỗi tiến hành này chƣa đƣợc bất kỳ một nghiên cứu nào
phản ánh. Việc tìm ra những lỗi thƣờng gặp trong quá trình sử dụng không

chỉ góp phần đƣa ra những khuyến nghị cho cả đơn vị tổ chức tập huấn lẫn
những học viên tham gia tập huấn trắc nghiệm WISC-IV mà còn có thể giúp
những đơn vị tổ chức những khóa tập huấn trắc nghiệm khác sử dụng nhƣ
một cơ sở tham khảo nhằm xây dựng nên những khóa tập huấn chất lƣợng
hơn, hiệu quả hơn.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Những lỗi
thƣờng gặp trong quá trình thực hành và tính điểm trắc nghiệm WISC-IV
phiên bản Việt Nam”. Nghiên cứu đƣợc kỳ vọng sẽ đƣa ra đƣợc kết quả

-3-


lƣợng giá về (1) Những lỗi thƣờng gặp trong quá trình thực hành trắc
nghiệm và (2) Tỉ lệ lỗi mắc phải cũng nhƣ tỉ lệ số lƣợng những nghiệm viên
mắc lỗi trong quá trình thực hành trắc nghiệm. Từ đó những ngƣời thực
hành trắc nghiệm có thể chú ý hơn, hạn chế tối đa các lỗi phát sinh trong quá
trình thực hành trắc nghiệm.

2.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài đƣợc tiến hành nhằm phát hiện những lỗi thƣờng gặp trong quá
trình thực hành và tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt trên
khách thể là những chuyên gia đã trải qua quá trình tập huấn tiến hành tính
điểm và diễn giải trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt. Từ đó nâng cao độ
tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm WISC-IV cũng nhƣ nâng cao năng
lực thực hành đánh giá trí tuệ bằng trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt
cho những nhà thực hành đang sử dụng trắc nghiệm này để cung cấp dịch vụ
cho cộng đồng.


3.

Câu hỏi nghiên cứu

Ngƣời tiến hành trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt thƣờng gặp lỗi
trong giai đoạn nào của quá trình tiến hành, tính điểm trắc nghiệm WISC-IV
phiên bản Việt trên khách thể.
Những lỗi thƣờng gặp diễn ra trong từng giai đoạn nào của quá trình
tiến hành, tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt là gì.
Những lỗi thƣờng mắc phải tập trung ở các tiểu trắc nghiệm nào.
Ngƣời tiến hành trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt có mắc lỗi khi
tính điểm kết quả không.

-4-


4.

Giả thuyết nghiên cứu

Ngƣời tiến hành trắc nghiệm thƣờng gặp lỗi trong cả ba giai đoạn (i)
trƣớc khi tiến hành trắc nghiệm; (ii) trong khi tiến hành trắc nghiệm và (iii)
sau khi tiến hành trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt.
Ngƣời tiến hành thƣờng gặp nhiều lỗi hơn trong các tiểu trắc nghiệm
đánh giá năng lực Tƣ duy ngôn ngữ.
Ngƣời tiến hành cũng thƣờng mắc các lỗi quy trình tiến hành nhƣ vi
phạm các nguyên tắc về điểm bắt đầu; điềm dừng lại, quay lại, ghi nguyên
văn câu trả lời.
Về phần tính điểm, ngƣời tiến hành thƣờng gặp lỗi trong việc tính

tổng điểm thô sai hoặc quy đổi từ điểm thô ra điểm chuẩn; từ điểm chuẩn ra
điểm thành phần thiếu chính xác do tính toán sai tuổi thực của trẻ.

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nhƣ trên ngƣời nghiên cứu
phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu lý luận để phát hiện các lỗi tiến hành và tính điểm
trong các bằng chứng nghiên cứu đi trƣớc.
- Tổ chức nghiên cứu khám phá để Khảo sát, phát hiện các lỗi tiến
hành, tính điểm trắc nghiệm WISC-IV-VN thể của các chuyên gia, nhà thực
hành trong quá trình thực hiện trắc nghiệm.
- Tổ chức nghiên cứu sản phẩm hoạt động của những nhà thực hành
để có thêm bằng chứng về những lối tiến hành và tính điểm.
- Trên cơ sở các lỗi tiến hành, tính điểm thu đƣợc, nghiên cứu phát
triển một bộ công cụ hƣớng dẫn các bƣớc chi tiết cho quá trình tiến hành,
tính điểm trắc nghiệm WISC-IV-VN để hỗ trợ các chuyên gia, nhà thực
hành trong quá trình thực hiện trắc nghiệm.

-5-


6.

Đối tƣợng nghiên cứu

Các lỗi thƣờng gặp trong quá trình tiến hành, tính điểm trắc nghiệm
WISC-IV phiên bản Việt.

7.

Khách thể nghiên cứu

- 70 khách thể cho nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung.
- 45 khách thể cho nghiên cứu quan sát tham dự.
- 33 khách thể trong nghiên cứu sản phẩm hoạt động.

8.

Phƣơng pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu.
- Thảo luận nhóm tập trung.
- Nghiên cứu quan sát tham dự.
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Thống kê xã hội học.
- Nghiên cứu trƣờng hợp.

9.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Hạn chế, Phụ lục, luận
văn có cấu trúc gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lý luận.
- Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu.

-6-



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1

Các nghiên cứu đi trƣớc về lỗi tiến hành, tính điểm năng

lực nhận thức bằng các trắc nghiệm đánh giá trí tuệ của Wechsler
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu đi trƣớc về phân tích lỗi tiến hành, tính điểm và diễn
giải trắc nghiệm rất đƣợc chú trọng vì vai trò quan trọng của nó trong việc
giúp đƣa ra những kết luận chính xác về định hƣớng giáo dục cũng nhƣ can
thiệp cho ngƣời đƣợc đánh giá. Tuy nhiên, với các trắc nghiệm đánh giá trí
tuệ nhận thức của Wechsler, không có nhiều bằng nghiên cứu. Sử dụng cơ
sở dữ liệu của Psychinfo để tìm kiếm với các từ khóa “administration &
scoring errors”; “cognitive assessment” và “Wechsler”, tác giả đã tìm thấy
một số bằng chứng nghiên cứu đi trƣớc nhƣ sau.
Theo nghiên cứu Thực hành và chấm điểm lỗi của học viên tham gia
tập huấn WISC-IV: Các vấn đề và tranh cãi (Martin Mrazik và cộng sự,
2012), thực hiện trên 19 học viên tham gia tập huấn sử dụng trắc nghiệm
WISC-IV phiên bản Canada. Có tổng cộng 511 lỗi trên 107 trong số 114 bản
ghi điểm, trung bình 4,48 cho mỗi bản ghi điểm. Theo dự đoán, nghiệm viên
có số lỗi lớn nhất trong các tiểu trắc nghiệm Từ vựng, Tìm điểm tƣơng đồng
và Hiểu biết, chiếm 80,2% tất cả các lỗi. Đối với nghiên cứu này, bất kỳ
phản hồi nào mà truy vấn đã bị bỏ lỡ, một truy vấn đƣợc sử dụng không
đúng, hoặc đƣợc sử dụng khi nó không đƣợc xác định là lỗi. Dựa vào quy
trình này, ngƣời ta phát hiện ra rằng các vấn đề với câu hỏi truy vấn là lỗi
phổ biến nhất trong ba tiểu trắc nghiệm này (37,3% của tất cả các lỗi).
Theo nghiên cứu về lỗi khi tiến hành, ghi chép và tính điểm WISC-III

(Michael S. Belk và cộng sự, 2002) các lỗi của ngƣời thực hành có thể gây ra
-7-


sự thay đổi về chỉ số IQ trên 11% số lƣợng kết quả đánh giá. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong quá trình tiến hành. Thứ nhất, các
nghiệm viên muốn tránh những sai sót có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực đến
cuộc sống của trẻ. Thứ hai, kết quả của tiểu trắc nghiệm này có thể ảnh
hƣởng đến việc đánh giá kết quả của một tiểu trắc nghiệm khác. Thứ ba,
việc sai sót có thể dẫn đến sự mất niềm tin từ phía cộng đồng đối với những
ngƣời cung cấp dịch vụ tâm lý.
Công trình nghiên cứu Những lỗi trong thực hành và tính điểm WISCIV của Scott A. Loe và cộng sự (Tạp chí Đánh giá Tâm lý Giáo dục, 2007),
điều tra trên 51 bản đánh giá trắc nghiệm đƣợc thực hiện bởi các học viên đã
tham gia tập huấn, để thu đƣợc dữ liệu mô tả tần suất lỗi của nghiệm viên và
ảnh hƣởng của những lỗi đó đến kết quả đánh giá. Số lỗi trung bình trên một
bản kết quả là 25,8. Các lỗi phổ biến nhất là không đặt truy vấn câu trả lời
phù hợp, chấm điểm quá cao cho một câu trả lời và không ghi lại phản ứng
của nghiệm thể trong lúc tiến hành trắc nghiệm.
Hƣớng nghiên cứu về phân tích lỗi tiến hành, tính điểm và diễn giải
trắc nghiệm trên thế giới rất đƣợc chú trọng vì vai trò quan trọng của nó
trong việc giúp đƣa ra những kết luận chính xác về định hƣớng giáo dục
cũng nhƣ can thiệp cho ngƣời đƣợc đánh giá. Sử dụng cơ sở dữ liệu của
Psychinfo và Proquest để tìm kiếm với các từ khóa “administration &
scoring errors”; “cognitive assessment” và “Wechsler”, tác giả đã tìm thấy
một số bằng chứng nghiên cứu khẳng định (i) lỗi tiến hành và tính điểm khi
thực hiện các bộ công cụ đo năng lực trí tuệ, nhận thức là một điều phổ biến
(Alfonso et al., 1998; Loe, Kadlubek, & Marks, 2007; Sherrets, Gard, &
Langner, 1979; Slate & Chick, 1989; Slate, Jones, Coulter, & Covert, 1992);
(ii) lỗi sai có thể rất nhỏ và đơn giản nhƣ cộng sai các hệ số điểm thô lại có
hệ lụy to lớn làm thay đổi kết quả và kết luận về các năng lực trí tuệ của


-8-


nghiệm thể. (Alfonso et al., 1998).
Bằng chứng nghiên cứu đi trƣớc cũng khẳng định các lỗi sai thƣờng
thấy nhất trong các nghiên cứu khảo sát về lỗi tiến hành và tính điểm bằng
các trắc nghiệm đo năng lực nhận thức và trí tuệ của Wechsler là tính sai
tổng điểm trí tuệ; tính sai tuổi thực; tiến hành các tiểu trắc nghiệm sai khi
chƣa thiết lập đƣợc điểm sàn hoặc dừng tiến hành trắc nghiệm khi chƣa thiết
lập đƣợc điểm trần (Ramos, E., Alfonso, V. C., & Schermerhorn, S. M.,
2009). Bảng 1.1 dƣới đây trình bày tóm tắt một số bằng chứng nghiên cứu
về lỗi trong tiến hành, tính điểm và diễn giải các trắc nghiệm trí tuệ các trắc
nghiệm của Wechsler đã tìm đƣợc trên các cơ sở dữ liệu khảo sát.
Bảng 1.1. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trƣớc
về các lỗi trong tiến hành, tính điểm và diễn giải
các trắc nghiệm trí tuệ của Wechsler
Tên nghiên cứu/

Mẫu nghiên

Trắc

tác giả

cứu

nghiệm

Sherrets,

&
(1979)

Gard, 39 khách thể

WISC

Kết quả nghiên cứu

89% nghiệm viên mắc ít

Langner là nhà tâm lý

nhất 1 lỗi trong quá trình

thực hành, học

tiến hành. Lỗi phổ biến

viên trong quá

nhất là lỗi tính điểm (gồm

trình thực tập;

cả cộng điểm và chuyển

nhà tâm lý học

điểm).


đƣờng.
Slate & Chick 14 nghiên cứu WISC-R 100% khách thể đều mắc
(1989)

một vài lỗi; 66% mắc lỗi

sinh.

đến mức làm thay đổi hệ số
tổng điểm trí tuệ (FSIQ).

-9-


Slate & Jones 26 nghiên cứu WISC-R Số lƣợng lỗi trung bình
(1990)

trên mỗi nghiệm thể là 11,3

sinh.

lỗi; thƣờng gặp nhất là lỗi
không ghi đƣợc nguyên
văn chính xác phần trả lời
của nghiên thể; cho điểm
sai; đặt câu hỏi sai.
Alfonso,

15 nghiên cứu


Johnson

sinh.

WISC-

Số lƣợng lỗi trung bình

III

trên mỗi nghiệm thể là 7,8

Patinella,

lỗi. Lỗi thƣờng gặp nhất là

& Rader (1998)

không ghi đƣợc nguyên
văn chính xác phần trả lời
của nghiên thể; không đƣa
ra câu hỏi truy vấn khi cần,
báo cáo sai điểm hệ số Tƣ
duy ngôn ngữ và hệ tố
Tổng điểm trí tuệ; tính
cộng sai điểm thô các tiểu
trắc nghiệm.

LoBello, S. G., 25 nghiên cứu WIPPSI- 100% khách thể đều mắc

&

Holley,

G. sinh.

R

một vài lỗi; số lỗi trung
bình trên 1 trƣờng hợp là

(1999)

12,97 nhƣng hầu hết đều
không ảnh hƣởng đến mức
Tổng điểm trí tuệ.
Belk,

M.

S., 21 nghiên cứu

WISC-

- 10 -

100% khách thể đều mắc


LoBello, S. G., sinh.


III

một vài lỗi; số lỗi trung

Ray, G. E., &

bình trên 1 trƣờng hợp là

Zachar,

10,9, Có 2/3 mắc lỗi đến

P.

mức làm thay đổi hệ số

(2002)

tổng điểm trí tuệ (FSIQ).
Các lỗi thƣờng gặp nhất là
cho điểm quá thấp và
không đặt câu hỏi truy vấn
phù hợp đối với các tiểu
trắc nghiệm Tƣ duy ngôn
ngữ.
Loe, Kadlubek, 17 nghiên cứu
& Marks (2007)

sinh.


WISC-

Số lỗi trung bình 25,8 trên

IV

một hồ sơ. Các lỗi thƣờng
gặp là cho điểm quá cao và
không đặt câu hỏi truy vấn
phù hợp; tính điểm, chuyển
điểm không chính xác làm
ảnh hƣởng đến điểm số
Tổng điểm trí tuệ (FSIQ)
và Tƣ duy ngôn ngữ (VCI).

Mrazik,

M., 19 nghiên cứu

Janzen, T. M., sinh.

WISC-

94% các hồ sơ đều có lỗi.

IV

Số lỗi tính trung bình trên 1


Dombrowski, S.

hồ sơ là 6,28. Các tiểu trắc

C., Barford, S.

nghiệm Tƣ duy ngôn ngữ

W.,

&

gồm Từ vựng, Hiểu biết

Krawchuk, L. L.

chung và Tìm sự tƣơng

(2012)

đồng mắc 80% trong tổng

- 11 -


số các lỗi đƣợc phát hiện.
Alper, J. (2013)

52 nghiên cứu
sinh.


WISC-

98% các hồ sơ đều có lỗi.

IV

Số lỗi tính trung bình trên 1
hồ sơ là 13,3. Có 5 loại lỗi
thƣờng gặp nhất là tính
điểm thô không chuẩn; cho
điểm từng item sai; không
đặt câu hỏi truy vấn khi
cần; không đƣa gợi ý phù
hợp và không ghi đƣợc
nguyên văn câu trả lời của
nghiệm thể.

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chƣa có bất cứ một nghiên cứu lƣợng hóa các lỗi tiến
hành và tính điểm đối với trắc nghiệm WISC-IV-VN. Nghiên cứu của tác
giả là nghiên cứu đầu tiên về đề tài này. Cho đến hiện tại, số liệu nghiên cứu
đã đƣợc công bố trong 2 công trình nghiên cứu: “Lỗi tiến hành và tính điểm
trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt: Kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm
tập trung” (Trần Thành Nam, Trần Đăng Hƣng, 2016) và “Lỗi tiến hành và
tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt: Kết quả nghiên cứu quan
sát tham dự” (Trần Thành Nam, Trần Đăng Hƣng, 2017) cũng chính là số
liệu nghiên cứu của chính đề tài này. Chƣa có bất kỳ một nghiên cứu hệ
thống nào tại Việt Nam bàn về những lỗi tiến hành và tính điểm trắc nghiệm
WISC-IV phiên bản Việt ngoài nghiên cứu của tác giả (xem Phụ lục).

Tóm lại, qua điểm luận kết quả nghiên cứu đi trƣớc, có thể kết luận
rằng việc mắc lỗi trong quá trình tiến hành và tính điểm các trắc nghiệm trí

- 12 -


tuệ là phổ biến. Đối với trắc nghiệm WISC-IV, bằng chứng nghiên cứu đi
trƣớc cho thấy số lƣợng lỗi mắc phải trong một hồ sơ trung bình từ 4,48 đến
25,8 lỗi tùy theo đối tƣợng và phƣơng pháp khảo sát. Các nghiên cứu đều
kết luận số lỗi tập trung nhiều vào các tiểu trắc nghiệm của Tƣ duy ngôn
ngữ (VCI) và làm sai lệch hệ số Tổng điểm trí tuệ nói chung. Qua việc tổng
kết các nghiên cứu đi trƣớc, phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong các
nghiên cứu này thƣờng là quan sát tham dự đồng đẳng, quan sát tham dự của
ngƣời giám sát và nghiên cứu sản phẩm hoạt động phiếu ghi điểm. Hạn chế
của các nghiên cứu đi trƣớc là ở chỗ hầu hết các nghiên cứu đƣợc tiến hành
trên những nghiên cứu sinh đang trong quá trình thực hành đánh giá trắc
nghiệm. Điều này có thể không phản ánh đúng thực trạng các lỗi tiến hành
và tính điểm của các chuyên gia/ nhà tâm lý thực hành có kinh nghiệm lâu
năm.
Tiểu kết: Nhƣ vậy, bằng chứng từ các các nghiên cứu đi trƣớc ở nƣớc
ngoài cho thấy lỗi tiến hành và tính điểm trắc nghiệm trong các nghiên cứu
trên thế giới là phổ biến. Thực tế công tác đánh giá ở Việt nam dù chƣa có
nghiên cứu định lƣợng nhƣng các dữ liệu định tính cũng khẳng định nghiệm
viên mắc nhiều lỗi cả trƣớc, trong và sau quá trình đánh giá. Nguyên nhân
gây lỗi có thể do khách quan từ phía bối cảnh tiến hành trắc nghiệm (phòng
không đủ không gian, ánh sáng, yên tĩnh), có thể do chủ quan từ phía
nghiệm viên (quên không cộng điểm/cộng điểm sai/quên không cộng điểm
thƣởng/cộng điểm sau khi điểm trần đã đƣợc thiết lập/cộng điểm thô
sai/chấm điểm sai dẫn đến tổng điểm bị sai lệch; tính sai tuổi thực/tra nhầm
bảng độ tuổi/tính nhầm điểm đa hợp VCI, PRI, WMI và PSI/không tính

điểm GAI và CPI khi tổng điểm FSIQ không đủ độ tin cậy...).

- 13 -


1.2

Về trắc nghiệm Wechsler

1.2.1 Các bộ trắc nghiệm Wechsler
Wechsler David là một giáo sƣ lâm sàng làm việc tại Bệnh viện Tâm
thần Bellevue. Ông là tác giả của rất nhiều bộ trắc nghiệm đánh giá trí tuệ.
Các trắc nghiệm đánh giá trí tuệ của Wechsler bao gồm:
 WAIS (Wechsler Adult Intelligence Scale): ra đời lần đầu năm
1939, sau đó gọi là Wechsler-Bellevue Intelligence Test, dùng để đánh giá
trí tuệ ngƣời lớn trên 16 tuổi.
 WISC (Wechsler Intelligence Scale for Children): ra đời lần
đầu năm 1949, dùng để đánh giá cho trẻ từ 5 – 15 tuổi, các phiên bản sau từ
6-16 tuổi.
 WPPSI

(Wechsler

Preschool

and

Primary

Scale


of

Intelligence): ra đời lần đầu năm 1967, dùng để đánh giá cho trẻ em trƣớc
tuổi đi học từ 4-7 tuổi.
Thang đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em (Wechsler Intelligence
Scale for Children – tên viết tắt là WISC) là một bộ thang đánh giá các lĩnh
vực phát triển của trẻ em. Phiên bản WISC đầu tiên ra đời năm 1939 dùng
cho trẻ từ 5 đến 15 tuổi. Các phiên bản sau này đƣợc dung cho trẻ từ 6 đến
16 tuổi. Trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, trắc nghiệm WISC đã đƣợc
phát hành thêm 4 phiên bản chính thức là WISC-R (năm 1974), WISC-III
(năm 1991), WISC-IV (năm 2003) và WISC-V (năm 2014).
Trắc nghiệm WISC-IV là bộ trắc nghiệm đánh giá sự phát triển của
trẻ em ở các lĩnh vực bao gồm Tƣ duy ngôn ngữ, Tƣ duy tri giác, Trí nhớ
công việc và Tốc độ xử lý dành cho trẻ từ 6 tuổi đến 16 tuổi 11 tháng. Từ đó
quy ra một hệ điểm số chung nhằm xác định và xếp loại tƣ duy.
WISC-IV là bộ công cụ đánh giá đầu tiên đƣợc chuẩn hóa theo một

- 14 -


quy trình chuyên nghiệp và hệ thống để có thể sử dụng đánh giá trí tuệ cho
trẻ em ở Việt Nam một cách khoa học.
1.2.2 Bộ trắc nghiệm WISC-IV và WISC-IV phiên bản Việt
Bộ trắc nghiệm WISC-IV: Trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em
Wechsler phiên bản lần thứ 4 (WISC-IV; Wechsler, 2003) là một bộ trắc
nghiệm đánh giá năng lực trí tuệ đƣợc sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Bộ
trắc nghiệm này đƣợc gắn mác C có nghĩa là để tiến hành, tính điểm và diễn
giải nó một cách chính xác thì ngƣời tiến hành phải có tối thiểu bằng đại học
và phải đƣợc tập huấn một cách chuyên sâu, kỹ càng. Nói đến chuyên sâu kỹ

càng, Fantuzzo và cộng sự (1983) đã mô tả điều kiện tối thiểu cần (i) 3-5 giờ
làm quen với bộ công cụ trắc nghiệm, các biểu mẫu và cẩm nang hƣớng dẫn;
(ii) 60 – 90 giờ đƣợc huấn luyện về quy trình tiến hành, tính điểm và diễn
giải trên phƣơng diện lý thuyết để phát hiện và giảm thiểu những điểm mắc
lỗi; (iii) quan sát ít nhất 3 ca đánh giá đƣợc thực hiện bởi những nhà lâm
sàng có kinh nghiệm nhất và (iv) tự thực hành ít nhất 3 ca đánh giá dƣới sự
giám sát của những nhà tâm lý lâm sàng có kinh nghiệm (Fantuzzo và cộng
sự, 1983). Còn theo Gilmore và Campbell (2009) thì tổng số thời gian trung
bình để huấn luyện ngƣời tiến hành trắc nghiệm của Wechsler lên tới 107
giờ. (Gilmore và Campbell, 2009).
Mặc dù vậy, ngay cả với những ngƣời đƣợc huấn luyện chuyên sâu
với quy trình chuẩn nhƣ trên thì bằng chứng nghiên cứu vẫn chỉ ra việc mắc
lỗi là phổ biến nếu nhà tâm lý bỏ bẵng không thực hành liên tục trong một
khoảng thời gian (Loe và cộng sự, 2007). Số lỗi mắc phải cũng thƣờng khác
nhau tùy theo các phiên bản trắc nghiệm nhƣng thƣờng phân thành các
nhóm nhƣ (a) lỗi tiến hành (ví dụ nhƣ không tuân thủ nguyên tắc quay trở
lại khi không thiết lập đƣợc điểm sàn; không đọc hƣớng dẫn nhƣ quy định);
(b) lỗi tính điểm (ví dụ nhƣ chuyển điểm thô sang điểm chuẩn sai); (c) lỗi

- 15 -


tính toán (ví dụ nhƣ tính tuổi sai; cộng điểm thô sai…). (Kuentzel và cộng
sự, 2011).
Bộ trắc nghiệm WICS-IV phiên bản Việt: là phiên bản thích nghi của
bộ trắc nghiệm WISC-IV (Wechsler, 2003) cho đối tƣợng trẻ Việt Nam
đƣợc Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành thích
nghi từ năm 2010. Trắc nghiệm WISC-IV đƣợc thiết kế dựa trên lý thuyết
nhận thức của Cattel – Horn – Carroll (CHC).
Lý thuyết CHC đƣa ra một mô hình thứ bậc về trí thông minh dựa

trên quan điểm của Cattell-Horn về năng lực trí tuệ lỏng (fluid intelligence),
năng lực trí tuệ kết tinh (crystallized intelligence) và ý tƣởng về mô hình trí
tuệ ba tầng của Carrol (Flanagan, Kaufman, 2009). Theo mô hình trí tuệ ba
tầng CHC, ở tầng thứ nhất có khoảng 70 tiểu lĩnh vực, những tiểu lĩnh vực
này trực thuộc một trong 8 năng lực cơ bản trong tầng thứ hai. Tầng thứ 3 ở
trên cùng chính là yếu tố g (trí thông minh nói chung – đại diện cho nhiều
năng lực trí tuệ). Mô hình CHC ra đời là kết quả của hàng chục năm nghiên
cứu về đo nghiệm tâm lý và bằng chứng từ việc phân tích nhân tố các số liệu
điều tra thu đƣợc của nhiều thế hệ học giả nghiên cứu về trí tuệ. Mô hình lý
thuyết này đã và đang đƣợc áp dụng để thiết kế nhiều bộ trắc nghiệm đo
năng lực nhận thức toàn diện hiện đang đƣợc sử dụng nhƣ thang Differential
Abilities Scales - phiên bản 2 (DAS-II); trắc nghiệm trí tuệ Stanford - Binet
Intelligence Scale - phiên bản 5 (SB-5); bộ công cụ đánh giá Kaufman
Assessment Battery for Children - phiên bản 2 (KABC-II); bộ trắc nghiệm
Woodcock-Johnson Battery - phiên bản 3 (WJ-III). Mô hình CHC cũng
đƣợc áp dụng trong việc chỉnh sửa các phiên bản trắc nghiệm trí tuệ mới
nhất của Wechsler cho đến hiện nay nhƣ WPPSI-IV; WISC-IV; WAIS-IV
(Flanagan, Kaufman, 2009). Có thể nói rằng đóng góp đáng lƣu ý nhất của
mô hình lý thuyết CHC là 8 năng lực cơ bản cấu thành trí tuệ ở tầng thứ hai.

- 16 -


×