Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp 5 6 tuổi tại trường mầm non”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.46 KB, 37 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỶ THUẬT
Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm ở lớp 5 – 6 tuổi tại trường mầm non”

Quảng Bình, tháng 9 năm 2018
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỶ THUẬT
Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm ở lớp 5 – 6 tuổi tại trường mầm non”

Họ và tên: Hoàng Thu Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường MN Cam Thủy

Quảng Bình, tháng 9 năm 2018

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc,


giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học
tiếp theo.
Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ
về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con
người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục
tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng
cho các cháu trở thành người công dân có ích.
Thấy rõ tầm quan trọng của bậc học mầm non, những năm gần đây Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với bậc học mầm non. Đối
mới chương trình giáo dục mầm non là đổi mới về nội dung, hình thức, nâng cao phương
pháp giảng dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt
động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ
chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
Là một giáo viên mầm non tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ được tốt. Bởi chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát
triển nhân cách con người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào
phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non.
Từ khi xuất hiện tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều học sinh cùng lứa
tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học
sinh, giảng dạy cặn kẽ cho từng em. Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành
trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố
gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô giảng. Cũng từ đó hình thành kiểu
3


học thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ. Để khắc phục tình trạng đó, người ta
thấy cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, quan tâm đến nhu cầu khả
năng của mỗi cá nhân trẻ trong tập thể lớp. Các phương pháp “dạy học tích cực”, “lấy

người học làm trung tâm” đã ra đời trong bối cảnh đó. Nhìn theo quan điểm lịch sử, thì
đây là sự trả lại vị trí vốn có từ thủa ban đầu cho người học. Trong quá trình giáo dục dạy học, người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể. Thông qua quá trình dạy học dưới sự
chỉ đạo của Giáo viên, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình, không ai
làm thay cho mình được.
Ở lứa tuổi Mầm non: Hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi”
thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống
xung quanh trẻ.
Tùy thuộc vào từng lứa tuổi, kinh nghiệm sống của từng đứa trẻ và điều kiện thực tế ở
lớp mà giáo viên lựa chọn chủ đề, đề tài cho phù hợp, phát huy tính tích cực ở từng đứa
trẻ qua các hoạt động nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi
đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa
nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện
chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển
toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện
điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà
trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo
yêu cầu phát triển của ngành học mầm non, của Bộ Giáo và Đào tạo qui định và cũng
theo xu hướng phát triển chung của trẻ mầm non trên toàn thế giới.
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã
tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải
quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như
vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển
4


ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi
ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ
chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm ở lớp 5-6 tuổi tại trường mầm non” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Điểm mới đề tài, sáng kiến, giải pháp
- Trẻ được tự trải nghiệm, tự khám phá bằng các giác quan, tạo cho trẻ có cơ hội học
bằng nhiều cách khác nhau qua đó phát huy được tính tích cực của trẻ. Mọi hoạt động
đều hướng tới từng trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ
trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực.
- Bản thân hiểu sâu hơn về đổi mới phương pháp và thực sự mang lại hiệu quả cao cho
mỗi giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ, giúp mỗi giáo
viên chủ động, mạnh dạn, tích cực, sáng tạo hơn trong qua trình tổ chức hoạt động chung.
- Giáo viên khai thác hết các nguyên vật liệu cần có ở địa phương nhằm tạo điều kiện
cho trẻ hoạt động kích thích tư duy cho trẻ đạt hiệu quả cao.
3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp
Đề tài của tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp hay, tổ chức thực hiện có hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp 5-6 tuổi tại trường mầm
non.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng
a. Thuận lợi:
- Bậc học mầm non đang phát động hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Và đặc biệt là năm học này xây dựng hội
thi cả môi trường bên ngoài và cả môi trường bên trong lớp.
- Bên cạnh đó được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở vật
chất trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm và
chỉ đạo đến toàn bộ cán bộ, giáo viên và các nhóm lớp.
5


- Năm học vừa qua tôi được nhà trường phân công dạy lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi với
tổng số là 31 cháu, 100% trẻ đều được học qua lớp 4- 5 tuổi. 100% trẻ phát triển cân đối

nhanh nhẹn, khoẻ mạnh và rất hào hứng, sôi nổi với các hoạt động do cô tổ chức, lĩnh hội
nhanh các kiến thức cô giáo truyền đạt.
- Đa số các cháu luôn năng động, khoẻ mạnh và hứng thú học , thích vui chơi thích
tìm hiểu khám phá những gì mới lạ xung quanh trẻ. Có môi trường lớp học sạch sẽ, gọn
gàng, lớp học được xây dựng theo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ
hoạt động một cách tích cực và sáng tạo hơn.
- Phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà
trường, của nhóm lớp, tổ chức.
- Bản thân có trình độ chuyên môn đại học, có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề,
được tham gia lớp tập huấn về nội dung lấy trẻ làm trung tâm. Và tham gia các buổi bồi
dưỡng chuyên môn tại trường, tại cụm và tại Phòng. Ngoài ra tôi còn được dự những tiết
thực hành rất sinh động áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm mà tôi nghĩ
đó chính là động lực để tôi thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về vai trò của bản thân trong
hoạt động dạy học.
- Thường xuyên tích cực nghiên cứu tham khảo một số tài liệu và cũng tìm hiểu về
phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
- Giáo viên luôn luôn dựa trên nhu cầu hứng thú của từng trẻ để giúp mọi trẻ thành
công và tiến bộ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng chơi chơi mà học bằng nhiều cách
khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi.
- Bản thân luôn tìm tòi học hỏi để xây dựng môi trường lớp học từ bên trong đến bên
ngoài, chính môi trường lớp học là bầu không khí giao tiếp giữ cô và trẻ nó được tạo ra
qua quá trình tương tác.
- Được ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tham gia góp ý để tôi có cơ hội
nâng cao về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy, kĩ năng sư phạm của
bản thân .

6


- Phụ huynh phối hợp với nhà trường để có những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt

hơn.
b. Khó khăn
- Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến việc tổ
các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Địa bàn sống phần lớn trẻ là con em của nông dân, điều kiện khó khăn về mọi mặt.
Các em ít được va chạm, giao tiếp nên các em trở nên nhút nhát và tự ti khi trao đổi hay
trò chuyện với người lạ.
- Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụ huynh là
nông thôn, một số phụ huynh đi làm ăn xa, cháu ở với ông bà, thời gian phụ huynh quan
tâm đến trẻ còn ít, không dành nhiều thời gian cho trẻ. Nên việc quan tâm chăm sóc con
em của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng
cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập.
Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục
trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp
đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo.
- Khi áp dụng lấy trẻ làm trung tâm một số cháu chưa thích ứng với sự thay đổi của
chương trình, các cháu vẫn còn có cách học cũ.
- Đối với giáo viên: Kinh nghiệm còn hạn chế và chưa đồng đều, nhiều giáo viên trẻ
học lí thuyết thì nhanh nhưng khi đi qua thực hành thì còn lúng túng và chưa tự tin. Có
một số giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng lại khi áp dụng phương pháp “Lấy trẻ
làm trung tâm” vẫn còn hạn chế. Có một số giáo viên còn mơ hồ chưa biết đổi mới
phương pháp dạy học hiện đại để khai thác phát triển năng lực trên trẻ, khả năng xây
dựng kế hoạch áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm còn vụng về.
- Các hoạt động mẫu cho tất cả các giáo viên tham gia học hỏi còn ít.
- Một số phụ huynh thiếu hiểu biết nên quá trình phối hợp với giáo viên và nhà trường
gặp nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới kĩ năng của các cháu.
7



- Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư, tuy nhiên đồ dùng phục vụ tổ chức các trò
chơi và môi trường chơi cho các cháu vẫn còn hạn chế.
- Cha mẹ chưa có thói quen cho trẻ tự phục vụ, và chưa hình thành ở trẻ các kỹ năng
sống nên trẻ đang còn thụ động, ít có kỹ năng tự phục vụ, các kỹ năng sống còn mơ hồ.
2. Điều tra thực tiễn
Từ những khó khăn trên tôi tiến hành khảo sát một số khả năng trên trẻ xem trẻ đã đạt
được đến mức độ nào và kết quả như sau:

KN/

Tăng cường phát

SL
31

triển cảm xúc
Đạt
Chưa đạt

cháu

(%)
19/31=

(%)
12/31=

Giao tiếp tích cực

Tăng cường vận động


Đạt

Chưa đạt

Đạt

Chưa đạt

(%)
20/31=

(%)
11/31 =

(%)
21/31=

(%)
10/31=

61,3%
38,7%
64,5%
35,5%
67,7%
32,3%
Qua kết quả cho thấy các kĩ năng trẻ hoạt động còn hạn chế rất nhiều đối với nhu
cầu hiện nay. Từ thực tế khảo sát tôi thấy cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về
phương pháp dạy học “ lấy trẻ làm trung tâm”. Làm thế nào để trẻ lớp tôi luôn mạnh dạn

tự tin nói lên những điều mình nghĩ, mình biết và giúp trẻ tích cực hơn khi tham gia các
hoạt động. Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng phương pháp “
dạy học lấy trẻ làm trung tâm” vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non
và tại lớp 5-6 tuổi tôi đang giảng dạy.
3. Các biện pháp thực hiện
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế giảng dạy tại trường tôi đã thực
hiện các biện pháp chung để giải quyết vấn đề như sau:
Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp về “ giáo
dục dạy học lấy trẻ làm trung tâm”.
Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên do đó yếu tố
con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều nêu rõ
trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy cần giỏi về
8


chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình,
thực sự là những “kỹ sư tâm hồn”.
Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là
một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trang bị cho giáo
viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong
quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi luôn tham
gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD&ĐT tổ chức, các buổi sinh
hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn
trao đổi với giảng viên, CBQL các trường những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những
vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mới phương pháp giảng dạy.
Xác định tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể thiếu được
trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếm những tài liệu, sách vở
về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo

viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra được những vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Từ những năm học trước đến nay tôi luôn coi trọng đề cao công tác bồi dưỡng, tự
bồi dưỡng và nhất là vào năm học 2016 – 2017, toàn ngành giáo dục đã thực hiện chương
trình bồi dưỡng thường xuyên, bản thân tôi đã đăng ký tự bồi dưỡng 4 mô đun trong đó
có mô đun 20 “ Phương pháp dạy học tích cực” để nghiên cứu và tự học bổ sung những
phần kiến thức còn thiếu hụt cho bản thân.
Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dự đều rút ra được
những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Để giúp bản thân hiểu sâu sắc vấn đề đổi
mới phương pháp và đối chiếu giữa kiến thức sách vở với thực tiễn tôi đã mạnh dạn xây
dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thao giảng để CBQL nhà trường và đồng nghiệp
dự giờ, thông qua các tiết mẫu, tôi được nghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh
nghiệm, được nghe các đồng chí CBQL phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: tiết dạy đã đổi
9


mới chưa? đổi mới ở chỗ nào? đã lấy trẻ làm trung tâm chưa, có gì khác so với cách dạy
khác và tiết dạy đó thực sự mang lại hiệu quả chưa?... Từ đó rút ra được những kinh
nghiệm cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và việc vận dụng lấy trẻ
làm trung tâm vào quá trình giảng dạy.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Với phương châm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phát huy trí tưởng tượng, óc
sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không cảm thấy bị áp đặt một cách gò
bó. Để đạt được mục đích đặt ra, hoạt động việc một cách khoa học, hiệu quả đòi hỏi
chúng ta phải xây dựng kế hoạch, bám vào kế hoạch để thực hiện đúng tiến độ, đúng nội
dung và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp tình hình thực tế trên trẻ nhằm mục mang lại
hiệu quả cao trong hoạt động. Xây dựng kế hoạch là một biện pháp quan trọng trong quá
trình thực hiện những việc cần làm của người giáo viên. Việc lập kế hoạch giáo dục giúp
cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục đầy đủ, có hệ thống, giúp giáo viên dự kiến

trước nội dung, thời gian để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả.
Kế hoạch là cơ sở để thống nhất mọi hoạt động. Giáo viên phải hình dung được rõ
ràng công việc sắp phải làm và hoàn toàn chủ động công việc trong nhóm, lớp, đồng thời
đưa các hoạt động vào nề nếp.
Giáo viên cần lập kế hoạch thực hiện lấy trẻ làm trung tâm để xác định các nội dung
phù hợp nhất đối với trẻ trong nhóm lớp mình. Qua đó, tôi có điều kiện quan tâm đến trẻ
hơn, biết những mặt mạnh, tiến bộ của trẻ để có những tác động phù hợp.
Để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước hết cần hiểu rõ:
* Kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là:
- Kế hoạch giáo dục căn cứ vào trẻ nghĩa là căn cứ khả năng, nhu cầu học tập, kinh
nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, cụ thể nội dung.
- Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là
tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:
+ Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi
+ Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người.
+ Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết
các tình huống.
10


+ Trao đổi: diễn đạt, chia sẻ suy nghĩ và mong muốn. Giáo viên chỉ là người tạo cơ
hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức.
Tôi cũng tự đặt ra câu hỏi vì sao phải giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? Bởi vì:
- Trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động
- Trẻ em vừa là chủ thể của hoạt động
- Khi trẻ được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ => hoạt động giáo dục có hiệu
quả nhất
- Con người thích khám phá những điều mới lạ => nên dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ
thích. Vì vậy xây dựng kế hoạch phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một quan điểm dạy học chi phối cả

mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cả quan điểm dạy học. Do vậy, để
xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, tôi đã quan
tâm và thực hiện các việc làm sau:
* Xác định mục tiêu:
- Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xác định mục
tiêu và cách viết mục tiêu. Vì vậy khi xác định mục tiêu trong kế hoạch bản thân tôi đã
căn cứ vào những yếu tố sau:
+ Khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của từng trẻ trong
lớp tôi phụ trách, để có được những kết quả trên tôi đã lựa chọn từ việc theo dõi, quan
sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng…
+ Nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm non) Ngoài
ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ,; điều kiện nhóm lớp; nhu cầu, mong muốn
của cha mẹ trẻ muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng nào để phù hợp với điều kiện sống
của trẻ trong cộng đồng để xác định mục tiêu phù hợp khả năng, kinh nghiệm sống của
trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, phù hợp vói vùng miền, với trường lớp của
tôi.
- Việc lựa chọn mục tiêu tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làm được gì? sẽ như
thế nào? sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế hoạch tháng) và sau một tuần,
ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày). Do đó mục tiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một
bài (một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụ thể, đo được, đạt được, thực tế và có giới hạn
về thời gian để có thể dễ dàng xác định trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã
đạt được chưa. Để làm được điều đó, người giáo viên phải biết suy nghỉ, tìm tòi và nhận
11


rõ tính cách của từng trẻ trong lớp để đưa ra những mục tiêu từng lĩnh vực giảng dạy phải
phù hợp với đặc điểm của trẻ và phù hợp với lớp mình phụ trách.
* Lựa chọn nội dung giáo dục:
- Khi mục tiêu giáo dục đã được xác định tôi dựa vào mục tiêu để cụ thể hóa nội
dung của từng lĩnh vực cho từng độ tuổi quy định trong chương trình vì nội dung giáo

dục trong chương trình là những vấn đề cốt lõi, cơ bản. Ví dụ nội dung trong lĩnh vực
phát triển nhận thức - phần khám phá khoa học: đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ
dùng, đồ chơi; so sánh sự khác nhau, giống nhau của 2,3 đồ dùng, đồ chơi; đặc điểm
công dụng một số phương tiện giao thông ... dựa vào mục tiêu giáo viên cụ thể nội dung:
đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng hay đồ chơi nào? So sánh sự khác nhau và
giống nhau thì phải xác định so sánh đồ dùng/đồ chơi nào với nhau? Đặc điểm, công
dụng của phương tiện giao thông nào? xe máy hay ô tô.
- Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể, trẻ muốn biết,
gẫn gũi với trẻ, phù hợp với vùng, miền.
- Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nội dung.
Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung.
* Lựa chọn hoạt động giáo dục.
- Theo Chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục gồm: Hoạt động chơi,
hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì :
+ Người giáo viên là người hướng dẫn, khuyến kích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội
nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của mình. Đồng
thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua
những câu hỏi thắc mắc của trẻ.
+ Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo cặp, theo
nhóm.
+ Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để
kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. Chú trọng cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp và
trình báy ý kiến.
Giáo viên nên chú trọng, quan tâm đến hệ thống câu hỏi dành cho trẻ trong mọi hoạt
động.
12


Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở:

+ Loại câu hỏi đóng: câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả lời đúng
duy nhất. Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở mức độ ghi nhớ
thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít. Loại câu hỏi này thường dùng trong phần kết luận hoặc
giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và hướng dẫn cần làm trong phần
phát triển bài
+ Câu hỏi mở là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời. Câu hỏi này đòi hỏi tư duy
nhiều thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài
Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho
trẻ.
Để có được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm như sau: Chú ý đến mục đích của câu
hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, hỏi cái
gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lời được và cố gắng để
trả lời. Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối
tượng trẻ: trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực.
- Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan.
- Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời.
- Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt
hơn từ trẻ.
- Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi.
- Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ.
Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ:
* Con nghĩ thể nào?
* Làm sao con biết?
* Tại sao con lại nghĩ như vậy?
* Nếu.. thì sao? Nếu không… thì sao?
* Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?

13



Nói tóm lại khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm là việc tôi đặt ra các câu hỏi
và tìm lời giải đáp để có một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ.
1. Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào? Khảo sát, tìm hiểu trẻ.
2. Trẻ cần học gì tiếp theo? Chọn mục tiêu.
3. Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này? Dự kiến các công việc / hoạt
động cụ thể của trẻ cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra.
4. Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này ? Chọn học liệu, chuẩn
bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô.
- Trước khi xây dựng kế hoạch tôi tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan
đến chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm. Kế hoạch phải thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi
và mức độ, áp dụng nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục phù hợp với trẻ.
- Để xây dựng được kế hoạch chuyên đề tôi phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ và tình hình thực tế ở lớp, ở trường. Khi xây dựng kế hoạch không nhấn mạnh vào
việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng
việc hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng sống cho trẻ.
Khi xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo các nguyên
tắc:
+ Mỗi trẻ đều được hỗ trợ để phát triển tất cả các lĩnh vực: Thể chất, vận động, tình
cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhân thức, thẫm mỹ;
+ Học thông qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau;
+ Hoạt động tích cực bằng nhiều hoạt động khác nhau như bắt chước, tìm tòi, khám
phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý tưởng, giải quyết vấn đề,…;
- Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là
tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:
+ Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi
+ Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người

14



+ Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết
các tình huống.
+ Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và mong muốn
- Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh
kiến, khi xây dựng kế hoạch giáo viên cần:
+ Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ. Xây dựng kế
hoạch giáo dục phù hợp với trẻ của lớp mình
+ Tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ;
+ Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi, vì
vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo, đóng vai,
tưởng tượng và tương tác với bạn bè;
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm; kế
hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ;
+ Giáo viên nên có một loạt các kế hoạch hoạt động trong từng góc hoạt động như:
Góc xây dựng, góc sách truyện, góc đóng vai, góc tạo hình, góc chơi đồ chơi và xếp
hình…Chọn đồ dùng và trang thiết bị phù hợp nhất cho góc hoạt động và các hoạt động
mà giáo viên muốn thực hiện ở trong mỗi góc.
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Là một giáo viên tôi luôn coi trọng vấn đề “phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung
tâm ”. Đối với tôi để xây dựng được kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm trước hết phải chú
trọng xây dựng môi trường học tập của trẻ, và lập kế hoạch giáo dục trẻ . Về Môi trường
giáo dục thì có môi trường xã hội, môi trường trong lớp và môi trường ngoài lớp.
a. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội chính là bầu không khí giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và
giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa
mang tính chất gia đình.
Những điều giáo viên nên làm để tạo bầu không khí, mối quan hệ tình cảm thân thiết,
môi trường giao tiếp hòa đồng, cởi mở với trẻ:
15



+ Nói năng nhẹ nhàng.
+ Tạo sự tin cậy, mong muốn chia sẻ: lắng nghe trẻ, gọi tên trẻ, khi nói chuyện thì ngồi
ngang tầm với trẻ và nhìn vào mắt trẻ
+ Đáp ứng những nhu cầu và câu hỏi của trẻ, biết an ủi trẻ và giúp trẻ giải quyết vấn đề 1
cách xây dựng. Tôn trọng tình cảm và ý kiến của trẻ: Không gò bó, áp đặt, định kiến với
trẻ
+ Chấp nhận sự khác biệt của trẻ. Đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân
+ Kiên nhẫn với trẻ. Chờ đợi trẻ. Tránh thúc ép trẻ. Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý
nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời nói.
+ Tìm hiểu những gì xảy ra chứ không chỉ ngăn cấm. Chỉ cấm đoán những việc có thể
gây nguy hại đến trẻ.
+ Đưa ra những lời khuyến khích, những gợi ý để giúp trẻ có thể tự tìm ra cách giải quyết
được vấn đề của bản thân
+ Tổ chức các hoạt động tập thể. Khuyến khích tinh thần cộng tác, trẻ cùng nhau hoạt
động và giúp đỡ lẫn nhau. Cho trẻ cơ hội tự phục vụ và giúp đỡ người khác tùy theo khả
năng. Gợi ý để trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại
+ Động viên sự lạc quan, tự tin vào bản thân ” Chẳng có gì khó”, ” nhất định làm được”,
” Lần sau sẽ tốt hơn”...
+ Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi
theo
+ Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác,
chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan
hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ
+ Gọi trẻ bằng con. Chỉ có cấp học mầm non mới có tiếng gọi thân thiết như mẹ con
trong gia đình. Dù giáo viên có “già” hay “trẻ” cũng đều gọi các cháu bằng con
+ Có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ.


16


b. Môi trường giáo dục trong lớp và ngoài lớp học: Cơ sở vật chất là một yếu tố quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm . Muốn thực
hiện được phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trước hết cần xây dựng được môi
trường môi trường giáo dục trong lớp học và môi trường giáo dục ngoài lớp học.
+Về môi trường giáo dục trong lớp học: Giáo viên phải tạo môi trường học tập rộng
rãi, thoáng mát cho trẻ. Sắp xếp bàn ghế, tủ giá đồ dùng đồ chơi và các phương tiện cho
trẻ vui chơi, học tập, sinh hoạt, không làm hạn chế hoạt động của trẻ, không làm cho trẻ
có cảm giác gò bó, chật chội trong mọi hoạt động. việc săp xếp đồ dùng đồ chơi cần
phải đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh trường hợp lớp học chật chội sắp xếp không khoa học
sẽ làm cho trẻ dễ vấp ngã. Ngoài việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ giáo viên cần chú
ý trang trí lớp học phù hợp hấp dẫn trẻ , kích thích trẻ hăng hái tìm hiểu khám phá hơn.
Việc trang trí cần phải thay đổi theo tuần, theo chủ đề để thu hút sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: chủ đề thực vật giáo viên có thể trang trí hình ảnh một số loại hoa, một số loại
cây…Hoặc chủ đề động vật cô có thể trang trí hình ảnh các con vật nuôi, động vật sống
trong rừng, trang trí theo chủ đề nhánh. Việc trang trí như vậy khi nhìn vào trẻ sẽ biết
được chủ đề mình đang học, và cũng có thể kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
Ở trong lớp, thường tạo các khu vực, các góc hoạt động như góc xây dựng, góc phân
vai, tạo hình, sách, khám phá, âm nhạc và vận động, Bé tập làm nội trợ, máy vi tính...
Góc hoạt động là nơi trẻ có thể tự chơi theo ý thích cá nhân, phù hợp chủ đề, theo từng
đôi hoặc nhóm nhỏ, nhóm lớn cùng sở thích. Ở đó, trẻ học cách tự quyết định, chia sẻ và
cộng tác với nhau. Trẻ được thực hành, tích lũy kinh nghiệm phong phú, mở rộng trí
tưởng tượng và có cơ hội để bộc lộ khả năng. Vị trí và đồ dùng cần trang bị cho các góc
chơi được gợi ý như sau:
+ Khu vực đóng vai
* Vị trí: Ở 1 góc phòng, không gian đủ để có thể chia thành 1 số khoảng nhỏ
* Trang bị đồ dùng đồ chơi: Tùy theo chủ đề cho trẻ sử dụng để tái hiện đặc trưng, thuộc
tính của một đối tượng nào đó trong cuộc sống.


17


+ Gia đình: đồ dùng ăn uống ( chén, đũa, muỗng, ly...), bộ đồ trang điểm ( gương, lược,
dây cột tóc...), bếp và đồ làm bếp ( nồi niêu xoong, chảo..) giường, gối, búp bê, thú nhồi
bông, điện thoại kiềm, búa, quần áo, giày dép, mũ, nón, thau, khăn, chai, lọ, hộp...
+ Bệnh viện: Quần áo bác sĩ, ống nghe, dụng cụ y tế, tủ thuốc, giấy bút, bàn ghế, giường
bệnh nhân
+ Cửa hàng bách hóa: Bàn bán hàng, giá trưng bày, đồ để đựng, đóng gói hàng hóa, các
loại thực phẩm và đồ chơi bằng nhựa, sách báo tạp chí, mũ bảo hiểm, giỏ, cân, thước đo,
bảng giá, tiền giấy...
+ Khu vực góc xây dựng, lắp ghép
* Vị trí: Ở nơi không cản trở lối đi lại, không gian đủ rộng cho trẻ xếp các hình khối
* Trang bị đồ dùng, đồ chơi: Giá, kệ mở, nhiều khối kích thước, hình, chất liệu khác
nhau, các đồ chơi hình người, con vật, thảm có, cây hoa, xe có bánh để đẩy, toa xe chở
hàng, xe cút kít, ô tô, xe đạp, bộ đồ chơi giao thông, tranh xây dựng, bìa cát tông kích cỡ
khác nhau, dải băng các loại, các bộ xếp hình, lắp ghép đa dạng về hình dáng, kích thước
và hướng dẫn lắp ráp, vật liệu để xâu xỏ ( khuy áo, hột hạt, ống chỉ, lõi cuộn giấy, cành
que), gắn nối, cột dây, đan, bện, thắt, xếp lồng vào nhau, xếp chồng lên nhau sỏi, đá cuội,
hộp đựng, hồ dán, bút màu.....
+ Khu vực góc tạo hình
* Vị trí: Ở vị trí cố định trong phòng, nơi có đủ ánh sáng chiếu vào
* Trang bị đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu:Bàn ghế, giá đựng, giá treo, giá
vẽ, rổ, khay, bảng, tranh ảnh nghệ thuật, họa báo, lịch, áp phích, quảng cáo, đồ mỹ nghệ,
dân gian, mẫu mô hình, giấy các loại, bìa, hộp cát tông, bút vẽ, sáp màu, đất nặn, kéo, vải
vụn, hộp đựng, phấn, thước, màu vẽ, hồ, đất nặn, áo choàng, nguyên vật liệu thiên
nhiên( que, hột hạt, sỏi đá, lá khô, rơm rạ, vỏ sò, ốc, nắp chai...), phế liệu ( miếng xốp,
giấy gói hàng, giấy báo, giấy bìa, chai, lọ, hộp nhựa, hộp bánh, lon coca...)
+ Khu vực góc sách truyện, thư viện

* Vị trí: Nơi yên tĩnh, tránh lối đi lại, có ánh sáng tốt
* Trang bị đồ dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu:
18


Bàn, ghế, giá sách, các loại tranh ảnh sách, truyện, họa báo, tạp chí, album, keo dán, tẩy,
bút, kéo, hồ, các con rối, các thẻ tên
+ Khu vực góc âm nhạc và vận động
* Vị trí: xa góc yên tĩnh, đủ rộng để trẻ vận động
* Trang bị: Các dụng cụ âm nhạc, đầu video, đầu đĩa, máy cassette, đĩa CD, VCD,
DVD, đàn organ, tập bài hát, các trò chơi, điệu múa, trang phục biểu diễn ( quần áo,
khăn, mũ, nón, vòng, quạt hoa...), những con rối
+ Khu vực góc nội trợ
* Vị trí: Có thể trong phạm vi khu vực góc đóng vai
* Trang bị: Bộ đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động : “Bé tập làm nội trợ”, đồ dùng pha
nước uống, thau, hộp, ly, chậu,rổ rá...
+ Khu vực góc máy vi tính
* Vị trí: Có thể trong phạm vi khu vực góc sách, truyện, thư viện
* Trang bị: Bộ máy vi tính, bàn ghế, Đĩa CD, DVD, VCD, các phần mềm giáo dục
mầm non
+ Góc khám phá thiên nhiên, khoa học
* Vị trí: Hành lang hoặc ngoài sân
* Trang bị: Giá, kệ, khay, lọ đựng có nắp, các loại hoa, cây cảnh không độc hại, cây trồng
ngắn ngày, hộp đựng cát và bộ đồ chơi với cát, hột hạt, thau chứa nước và các đồ chơi để
thả vào nước, áo choàng, khăn lau, chổi xẻng, khuôn, tranh ảnh, que, sỏi đá, gỗ, hộp,
lưới, hồ cá...
Học liệu và các phương tiện trong góc hoạt động hợp lý:
+ Sắp đặt thuận tiện cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ cất
+ Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng
+ Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu

+ Phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địa phương)
+ Đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó.
+ Mỗi góc chơi đều được xác định rõ ràng với giới hạn bởi lối đi giữa các góc.
19


Ngoài ra, các thiết bị phục vụ sinh hoạt khác trong phòng học cũng là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của trẻ, đó là hệ thống điện, nước
phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Về hệ thống điện cũng là yếu tố để nhiều trường quan tâm,
như điện thắp sáng cần sử dụng số lượng bóng điện và sử dụng chủng loại bóng điện để
mùa đông đủ ánh sáng và đảm bảo an toàn cho trẻ. Về mùa hè cần phải đảm bảo phồng
học thoáng nát cho trẻ. Hệ thống cấp thoát nước trong mỗi phòng học thuận tiện và an
toàn cũng là yếu quan trọng tạo cho cho trẻ có sức khoẻ tốt. Thiết kế, lắp đặt hệ thống
cấp thoát nước luôn phải đảm bảo để phòng học không bị thấm nước trên tường phòng
học hoặc tường phòng vệ sinh, không đọng nước dưới nền trũng, không tạo nên mùi hôi
khai, ẩm mốc, không tạo sự rò rỉ đường ống, không phải dùng hệ thống hứng nước dự trữ
không an toàn ở nhóm lớp và phải luôn đủ nước cho sinh hoạt của trẻ trong ngày...
c. Môi trường giáo dục ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nhiều trường mầm non đã tập trung xây
dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Hầu hết các nhà
trường đều quan tâm, mong muốn đạt được đó là diện tích đất trong nhà trường, diện tích
sân vườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho hoạt động ngoài trời của trẻ. Có diện tích
đất đủ rộng nhà trường có thể bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt,
học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp hơn. Những yêu cầu về môi trường
ngoài lớp học được cán bộ giáo viên nghiên cứu, tìm hiểu như bố trí diện tích sân tập thể
dục cho trẻ toàn trường và khu chơi thể thao (cột bóng rổ, thang leo...); khu vực chơi với
đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng...); khu vực chơi “giao
thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi...; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và
chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “ vườn

cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”, nơi đặt giá vẽ; khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây
cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; khu tạo cảnh đồng cỏ, đồi, núi, vòi
phun nước...; hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng
của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ... Đặc biệt, với yếu
20


tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, sân chơi của trẻ rất cần có cây xanh bóng mát, hệ
thống mái tôn mái lá góp phần tạo bóng mát cho sân chơi của trẻ nhưng không thể thay
thế cho hệ thống cây bóng mát được, việc trồng các cây bóng mát vẫn phải được chú
trọng.
Vấn đề sử dụng cơ sở vật chất trong lớp học và sử dụng cơ sở vật chất ngoài lớp học ở
trường mầm non một cách có hiệu quả để trẻ mầm non ở trường được an toàn, thuận lợi,
phù hợp, đáp ứng yêu cầu giáo dục phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ cho
trẻ là nội dung giáo viên mầm non luôn phải nghiên cứu hàng ngày trong quá trình chăm
sóc giáo dục trẻ . Người giáo viên nhóm lớp phải luôn luôn sáng tạo trong việc tận dụng
môi trường, trang trí nó, làm đẹp nó, làm mới nó mỗi ngày để có sự đổi mới trong nội
dung cho trẻ khám phá. Ví dụ: Cũng là vườn cây cảnh, hôm nay giáo viên hướng dẫn trẻ
tưới nước cho cây với những dụng cụ vừa sức với trẻ, ngày mai giáo viên lại hướng dẫn
trẻ nhìn ngắm quan sát, phát hiện cây có gì mới so với hôm qua, khuyến khich trẻ trang
trí cho vườn cây đẹp hơn, mới lạ hơn với những đồ dùng do cô chuẩn bị và trẻ lựa chọn...
Như vậy, việc sử dụng môi trường xung quanh vào chăm sóc giáo dục trẻ gắn liền với kế
hoạch giáo dục của từng giáo viên nhóm lớp. Mức độ sử dụng sáng tạo đến đâu lại đòi
hỏi người lập kế hoạch phải nghiên cứu kỹ, người duyệt kế hoạch phải gợi ý rộng để có
sự đa dạng trong các hoạt động sử dụng môi trường trong và ngoài lớp học.
Xây dựng môi trường trong lớp học và ngoài lớp học ở trường mầm non là một
việc làm khó có thể nói là hoàn toàn hoàn thiện dù ở bất kỳ chi tiết nào, bởi nó đòi hỏi sự
thay đổi, sự mới mẻ mỗi ngày của môi trường để có thể tác động đến trẻ, thu hút trẻ, kích
thích sự hứng thú khám phá hoạt động của trẻ, dẫn đến sự tích cực trong nhận thức và tư
duy linh hoạt của trẻ.

Trẻ là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường, vì vậy mọi sự
bổ sung xây dựng môi trường cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động đều phải đề cập tới sự vừa
sức, sự phù hợp với trẻ. Sân chơi của người lớn có thể có bậc, có gờ cạnh cao nhưng sân
chơi của trẻ phải nhẵn, không có gờ cạnh để khi chạy nhảy tránh cho trẻ không bị vấp
ngã; vv...
21


Chính vì thế, khi tạo dựng môi trường học tập cho trẻ, người giáo viên luôn phải
quan tâm tới các chi tiết tạo nên sự an toàn cho trẻ, gắn với các nội dung chăm sóc giáo
dục vừa sức với trẻ. Môi trường trong và ngoài lớp học được các nhà trường dần dần bổ
sung, tạo dựng để có sự sạch sẽ, đa dạng, phong phú, đẹp mắt, an toàn, để trẻ thấy thích
thú khi đến trường. Môi trường đó còn được giáo viên tôn tạo hàng ngày để mỗi ngày đều
có sự mới lạ hấp dẫn với trẻ. Để thực hiện tốt phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
giáo viên cần chú vấn đề xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học.
Sử dụng môi trường giáo dục một cách hợp lý. Nếu phòng học quá nhỏ có thể tổ chức
nhiều hoạt động ngoài trời thậm chí là cả trò chơi đóng vai với trẻ cùng khối, cùng
trường. Chia trẻ thành các nhóm và quan sát theo dõi chúng. Phân công nhiệm vụ và phối
hợp giữa các giáo viên phụ trách lớp. Sắp xếp gọn lại trong lớp để có khoảng không gian
rộng cho trẻ chơi.
Tự làm thí nghiệm xem vật nào chìm, vật nào nổi và tại sao lại như vậy rồi cho cô biết
kết quả nhé. (Trẻ được khuyến khích tích cực tham gia vào trò chơi, tìm tòi, khám phá,
trải nghiệm bằng các giác quan)
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Muốn tổ chức các hoạt động cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm có hiệu
quả thì trước hết chúng ta phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp
giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý những kinh nghiệm, thành tựu sử
dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến các phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên.
Đổỉ mới phương pháp nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy và học, khuyến khích giáo
viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi

khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của
mình và có niềm tin trong lao động, học tập.
Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã tự đặt ra
những yêu cầu khi tổ chức một giờ hoạt động như sau:
*Đối với giáo viên.
- Nghiên

cứu kỹ bài soạn và phân tích sư phạm bài dạy cụ thể là:
22


- Soạn kế hoạch giáo dục, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình
thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp. Dự
kiến những tình huống ở trẻ và cách khắc phục.
- Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện CSVC của lớp phù hợp với
đề tài dạy và lĩnh vực đã chọn.
- Để tổ chức một tiết dạy phải tuỳ nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác
định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất.
VD: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì coi trọng cách học cá nhân
của trẻ.
Tôi thực hiện việc đổi mới phương pháp lấy trẻ làm trung tâm không có nghĩa là tôi
loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suốt
tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa trên cơ sở phương pháp dạy đặc trưng các bộ môn.
Đổi mới phương pháp là cách học “ Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên sự hiểu biết, hứng
thú nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức sao cho phù hợp với trẻ.
Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú tuỳ vào sự sáng tạo của giáo viên để tiết
học trở lên nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt trẻ theo đúng tính chất: “ Học mà chơi, chơi mà
học” của trẻ mầm non.
* Đối với trẻ.

Tôi khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng cô, giúp trẻ tự tin trong
giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào giờ
hoạt động. Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho
tất cả các trẻ đều được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ
được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
Chơi chính là phương thức, con đường trẻ học tập, là cách đáp ứng nhu cầu khám
phá và sáng tạo tự nhiên của trẻ. Chơi tạo cho trẻ kĩ năng tư duy và kĩ năng xã hội như kĩ
năng giải quyết vấn đề, kiên nhẫn giao tiếp, hợp tác với người khác…

23


- Trong suốt quá trình chơi trẻ được trao đổi, chia sẽ, ý tưởng của mình với bạn.
Được tự do lựa chọn nhiều các hoạt động từ nhiều góc chơi khác nhau. Được phát huy
khả năng cá nhân của mình.
- Tinh thần chơi giúp đầu óc của trẻ sảng khoái, chủ động tích cực khám phá và phát
triển về ngôn ngữ, toán, khoa học, giúp trẻ hiểu biết về những gì con người có thể làm
được và nên làm cùng nhau. Chơi giúp trẻ hiểu được những điều trẻ trải nghiệm, thể hiện
được bản thân, xây dựng mối quan hệ với người khác. Giúp trẻ phát triển thể chất, tình
cảm, xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, thế giới tự nhiên và xã hội , khoa học nghệ thuật trong
cùng một thời điểm. Chơi giúp trẻ là những điều mà trẻ không thể làm được trong cuộc
sống thực.
“Học bằng chơi, chơi mà học” đó chính là cách trẻ lĩnh hội, trải nghiệm trong suốt
quá trình mà trẻ tham gia các trò chơi khi đến lớp và nó được thông qua các hoạt động
trong ngày ở trường mầm non.
* Phát triển giao tiếp tích cực: thông qua các giờ kể chuyện, trẻ tham gia kể chuyện
và đóng kịch.
* Tăng cường phát triển cảm xúc: thông qua các hoạt động giáo dục âm nhạc.
* Tăng cường vận động: thông qua các hoạt động phát triển thể chất, trò chơi vận
động.

Trường mầm non nơi tôi công tác là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là ngôi
trường luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt của huyện Lệ
Thủy và đã đạt nhiều thành tích xuất sắc chất lượng giáo dục không ngừng được nâng
cao. Trong các nội dung giáo dục thì giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của giáo dục mầm non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sự tích cực của trẻ
nên được các trường quan tâm, lưu ý. Tôi cũng tận dụng khu vận động ngoài trời với các
trò chơi liên hoàn như: đi trên đường gồ ghề, ném bóng vào rổ, di chuyển mình trên cao,
cử tạ, bò chui qua cổng, leo núi, nhảy dây… Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối
hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với sự phát triển thể lực và
giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển. Lớp tôi là một trong 10 lớp của trường thực hiện
24


mô hình vận dụng những đồ dùng thể chất và khu thể chất để phát triển vận động cho trẻ.
Chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các cháu một môi trường giáo dục tốt
nhất, giúp các cháu mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, biết quan tâm chia sẻ, có một sức
khỏe tốt và thể hiện hết khả năng cuả mình thông qua việc tổ chức lễ hội và các hoạt
động ngoại khóa. Đây cũng chính là một trong những phương pháp dạy học lấy trẻ làm
trung tâm đạt hiệu quả cao mà chính tôi đã áp dụng.
*Lồng ghép các hoạt động giải trí khác:
Thông qua các giờ hoạt động thể dục sáng, các giờ ngoại khóa…tôi thường cho trẻ
tiếp xúc với các làn điệu hò khoan Lệ Thủy để trẻ cảm thụ được cái hay, cái sâu lắng của
những làn điệu hò khoan. Trẻ biết hát, biết hò, biết xố…giúp cho trẻ có tình cảm với hò
khoan Lệ Thủy và trẻ sẽ là lớp người bảo tồn những làn điệu hò khoan Lệ Thủy. Trẻ được
phát huy tốt tính tích cực tự giác mỗi khi nghe hò khoan thì trẻ sẽ tự hò, tự xố…nhiều khi
trẻ tự nhận biết một số làn điệu hò khoan trong đó.
Bên cạnh cho trẻ tiếp xúc với hò khoan, tôi cũng đưa những điệu nhảy cha cha cha
năng động, vui nhộn vào sau các buổi thể dục sáng, tạo cho trẻ sự vui tươi hứng khởi, rèn
luyện sự dẻo dai cho trẻ. Chỉ cần mở nhạc là trẻ có thể kết hợp với bạn nhảy các điệu cha
cha cha thuần thục và linh hoạt. Qua đó, trẻ được vận động, được cảm thụ âm nhạc và

được rèn luyện sức khỏe giúp cho các giờ học sau đạt kết quả cao.
Biện pháp 5: Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi.
Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là nguồn vui của
trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm,
nắm dễ dàng…giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc
điểm, tính chất của nhiều đồ vật khác nhau , biết được công dụng của chúng trong sinh
hoạt và trong lao động của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối
quan hệ giữa người với người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan
hệ đó. Đồ chơi còn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý,
góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan
trọng.
25


×