BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM
------------------------------------
CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ THỰC PHẨM
GVHD: Đặng Thị Yến
Tp.HCM 25/8/2014
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................... 3
I) Chức năng chứa đựng sản phẩm...........................................................4
II) Chức năng bảo vệ......................................................................................... 5
III) Chức năng thông tin về sản phẩm.....................................................7
IV) Tính năng quảng cáo nhãn hiệu, sản phẩm, thu thút người
tiêu dùng.................................................................................................................... .
.8
V) Chức năng thuận lợi trong phân phối, lưu kho, quản lí và tiêu
dùng........................................................................................................................ 11
2
LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ thời kì đồ đá, con người đã biết sử dụng những khúc gỗ r ỗng,
những quả bầu bí đã khô, vỏ sò, vỏ ốc… để chứa đựng thức ăn, th ức u ống. Sau
này, con người đã biết dùng da, xương, sừng… hoặc dệt lông thú hay cỏ lác thành
tấm và tạo thành túi chứa đựng. Đó chính là những “bao bì” đầu tiên c ủa con
người.
Ngày nay, bao bì được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nh ư ch ất d ẻo,
thủy tinh, giấy…với nhiều tính năng hơn. Tìm hiểu về chức năng của bao bì sẽ
giúp chúng ta hiểu hơn về bao bì cũng như tầm quan trọng của nó trong cuộc
sống và trong sản xuất.
3
CHỨC NĂNG CỦA BAO BÌ THỰC PHẨM
I) Chức năng chứa đựng sản phẩm
Bao bì dùng để chứa đựng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm bên trong không b ị
rò rỉ thất thoát, không biến dạng. Để đáp ứng chức năng này, bao bì ph ải có kích
thước phù hợp với kích thước của sản phẩm chưa bên trong, phải có khả năng
đóng kín, phương pháp đóng kín; cùng ki ểu dáng phải phù h ợp v ới tính ch ất của
sản phẩm. Bao bì có dạng trực tiếp chứa đựng sản phẩm, có dạng khác s ản
phẩm đã được đóng gói. Tùy thuộc vào mức độ trực tiếp hay gián ti ếp chứa
đựng sản phẩm mà bao bì chia thành 3 cấp.
Bao bì cấp 1: là những bao bì chứa đựng trực ti ếp s ản phẩm. Ví d ụ: chai,
lọ, thủy tinh, túi gói nhựa…Ở hình 1, chai nhựa, bên trong có ch ứa nước là bao bì
cấp 1.
Hình 1: Bao bì cấp 1.
Bao bì cấp 2: là những bao bì chứa đựng bao bì cấp 1. Ví d ụ: h ộp gi ấy,
thùng carton…Ở hình 2, chai thủy tinh chứa rượu là bao bì cấp 1, còn h ộp gi ấy
chứa chai rượu là bao bì cấp 2.
Hình 2: Bao bì cấp 2
Bao bì cấp 3: là những container và những kiện l ớn chứa bao bì c ấp 2. Ví
dụ: các thùng carton dợn song, các kiện gỗ, các container thép…như hình 3.
Hình 3: Bao bì cấp 3
II) Chức năng bảo vệ
Ngoài tính năng chứa đựng, bao bì còn có một tính năng c ơ bản khác là tính
năng bảo vệ sản phẩm từ khi đóng gói, trong suốt quá trình vận chuyển cho đến
lúc sử dụng sản phẩm.
Hình 4
Ví dụ ở hình 4, mì ăn liền sau khi đóng vào bao bì plastic, hàn ghép mí thì
được cho vào hộp giấy bìa cứng, vừa đảm bảo an toàn cho những gói mì bên
trong lại tạo thuận lợi trong vận chuyển và phân phối.
Bao bì đảm bảo thực phẩm được chứa đựng bên trong không thay đổi về
khối lượng hay thể tích.
Chất lượng của sản phẩm thực phẩm, gồm cả mặt dinh dưỡng, an toàn vệ
sinh, cảm quan, phải luôn được đảm bảo trong suốt thời hạn sử dụng của sản
phẩm. Do đó, mà công nghệ chế biến, phương pháp đóng bao bì và v ật li ệu bao
bì phải phù hợp để có thể duy trì và ổn định chất lượng s ản ph ẩm. Th ực ph ẩm
sau khi được xử lí chế biến phải được đóng bao bì kín nhằm tránh hay ngăn c ản
hoàn toàn tác động của môi trường bên ngoài đến thực phẩm trong suốt thời
hạn sử dụng. Tác nhân từ môi trường ngoài có th ể xâm nhập vào bên trong bao
bì gây hư hỏng thực phẩm gồm: nước, hơi nước, không khí, vi sinh v ật, đ ất, cát
bụi, côn trùng và tác động của lực cơ học, ánh sáng bao g ồm ánh sáng th ấy đ ược
và tia cực tím, sự chiếu xạ, nhiệt độ.
Vi sinh vật có thể xâm nhập vào thực phẩm thông qua s ự xâm nh ập c ủa
nước, hơi nước, không khí. Ánh sáng là tác nhân xúc tác cho m ột s ố ph ản ứng
oxy hóa khử, các phản ứng sinh hóa tạo ra gốc tự do có th ể gây đ ộc cho c ơ th ể,
các gốc tự do tạo phản ứng dây chuyền và phân cắt các mạch polyme gây bi ến
đổi thành phần dinh dưỡng và các chất dinh dưỡng và các chất màu, mùi.
Nhiệt độ được áp dụng để bảo quản sản phẩm, tùy theo quy trình công
nghệ xử lý chế biến và thành phần của sản phẩm mà áp dụng nhiệt đ ộ b ảo
quản khác nhau. Cần quan tâm đến bao bì của những s ản ph ẩm l ạnh đông nh ư
hải sản, kem ăn. Thủy sản cấp đông phải được bảo quản ở -18 0C, vật liệu bao bì
cho sản phẩm này phải không thay đổi đặc tính ở môi trường lạnh đông -35 ÷
-400C và môi trường bảo quản -18 0C. Ngoài điều kiện nhiệt độ đặc biệt như
trên, các nhiệt độ bảo quản thực phẩm khác đều gây tác hại, bi ến đ ổi đ ặc tính
của các loại vật liệu bao bì.
Chỉ nói riêng các loại côn trùng như ki ến, gián xâm nhập vào th ực ph ẩm
cũng là nguồn đem ô nhiễm của các tác nhân vi sinh vật. Đ ất cát, b ụi khi ến th ực
phẩm bị giảm giá trị cảm quan.
Tác động của lực cơ học, chính là do va chạm trong quá trình v ận chuy ển,
bốc đỡ hoặc bị rơi, thường khiến cho thực phẩm khô bị v ỡ v ụn, mất giá tr ị th ực
phẩm cũng như cảm quan nhưng cũng chính tác động cơ học có th ể gây hư h ỏng
bao bì, làm cho bao bì không còn đảm bảo độ kín hoặc b ị tr ầy x ước b ề m ặt gây
mất cảm quan và giá trị thương phẩm. Như vậy bao bì kín ch ứa đựng th ực
phẩm, thực hiện nhiệm vụ phòng chống tất cả các tác động từ môi tr ường
ngoài. Sự phòng chống này phụ thuộc vào vật liệu làm bao bì, phương pháp đóng
gói bao bì và mối hàn ghép mí hoặc mối ghép gi ữa các b ộ ph ận than và n ắp, b ền
vững của bao bì ngoài.
Đối với trường hợp thực phẩm được đóng bao bì hay chứa đựng trong nhi ều
lớp bao bì có thể chỉ cần một lớp bao bì trong cùng kín, l ớp ngoài làm nhi ệm v ụ
chống tác động va chạm gây trầy xước mặt ngoài của lớp bao bì kín.
Sản phẩm sau khi đóng vào bao bì plastic, hàn ghép mí thì đ ược cho vào h ộp
giấy bìa cứng để tránh va chạm có thể làm nhàu hoặc th ủng bao bì plastic.
Phương pháp bao gói hai lớp như vậy tạo nên thuận l ợi trong s ắp x ếp, có th ể
xếp khối dễ dàng trong khi chuyên chở, phân phối, lưu kho và còn đ ảm b ảo an
toàn cho bao bì kín đựng sản phẩm.
Ngoại trừ thực phẩm tươi sống như rau quả thì các loại thực phẩm đã qua
xử lý, chế biến phải được đóng bao bì kín. Bao bì kín có loại có th ể tái đóng, tái
mở, nhưng trước khi đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm không được m ở bao
bì, đó là trách nhiệm của nhà sản xuất, họ phải tạo nên nh ững cách niêm phong
từ sau khi đóng bao bì. Đồng thời người mua hang hay người tiêu dùng ph ải
nhận thức được điều này và không mở bao bì sản phẩm trước khi mua hang. Do
đó, mà người mua hàng không thể sờ, nếm, ngửi, thực phẩm trong bao bì bày
bán mà chỉ nhận thức chất lượng và sự tin cậy của sản phẩm qua bao bì th ể
hiện bởi cấu tạo và thông tin của bao bì.
III) Chức năng thông tin về sản phẩm
Bao bì chưa đựng thức phẩm cũng thực hiện nhiệm vụ truy ền tải thông tin
của nhà sản xuất đến người tiêu dùng, nói lên giá trị của sản phẩm được sử
dụng bên trong như: đặc tính của sản phẩm về dinh dưỡng, trạng thái, cấu trúc,
mùi vị, nguồn nguyên liệu, nhà sản xuất, địa chỉ quốc gia ch ế biên ra s ản ph ẩm.
Đồng thời bao bì cũng là lời mời của nhà sản xuất đối với khách hàng.
Sản phẩm thực phẩm tự thông tin, giới thiệu thu hút khách hàng qua nhãn
hiệu, hình thức bao bì và kết cấu bao bì. Nhãn hàng hóa bao bì được qui đ ịnh
chặt chẽ theo các qui định của nhà nước phải th ể hiện đ ược đ ặc tính th ực
phẩm, nhà sản xuất, quốc gia sản xuất, sự đảm bảo chất lượng sản ph ẩm ch ứa
đựng bên trong.
Để đảm bảo khả năng thể hiện thông tin trên bao bì cần chú ý các yếu tố:
Khả năng in ấn trên bề mặt sản phẩm: khả năng nhận mực của bề mặt
vật liệu, tính chất quang học của vật liệu, diện tích của bề mặt bao bì…
Thông tin của người sản xuất.
Thành phần, tính chất của sản phẩm.
Chỉ dẫn sử dụng và bảo quản.
Khả năng nhìn thấy sản phẩm bên trong bao bì.
Hình 5 là một ví dụ về chức năng thông tin về sản ph ẩm của bao bì. D ựa vào
bao bì, người tiêu dùng có thể biết thành phần các chất dinh dưỡng có trong s ản
phẩm.
Hình 5
IV) Tính năng quảng cáo nhãn hiệu, sản phẩm, thu thút người tiêu dùng
Ngoài việc cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì còn là một công c ụ
quảng cáo hữu hiệu cho sản phẩm. Việc thay đổi kiểu dáng cũng nh ư các thi ết
kế đồ họa cho bao bì ảnh hưởng trực tiếp đến tính hấp dẫn của bao bì lên
người tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Cách trình bày hình ảnh, màu sắc, thương hiệu, tên sản phẩm, chính là sự thu
hút của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Bao bì luôn luôn được trang trí, trình bày
với hình thức đẹp, nổi bật, nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng, thăm dò, tìm hiểu
và dùng thử; do chính chất lượng của thực phẩm chứa đựng bên trong sẽ tạo lòng tin
đối với khách hàng. Sản phẩm hàng hóa có vẻ đẹp nổi bật thì dễ thu hút người tiêu
dùng hơn những hàng hóa không được trang trí hài hòa, thích hợp thị hiếu người tiêu
dùng.
Người ta không dùng màu sắc mang tính ảm đạm, buồn bã để trang trí bao bì,
tính chất màu sắc có thể phụ thuộc từng địa phương dân tộc. Thường bao bì được
trang trí màu sắc sao cho thể hiện được sự trong sang, vui tươi, may mắn hoặc thắng
lợi. Với hàng hóa xuất khẩu, việc trình bày, ghi nhãn, trang trí, mày sắc cần được quan
tâm sao cho phù hợp với người tiêu dùng nơi sản phẩm được xuất đến.
Ý nghĩa màu sắc của một số quốc gia:
Tại Pháp, các màu đỏ, màu đen, vàng chỉ sản phẩm mang chất lượng cao, màu
xanh da trời có ý sự tươi mát, màu xanh lá cây biểu hiện cảm giác nghỉ ngơi.
Màu trắng đối với Trung Quốc thể hiện sự buồn bã tang thương nhưng đối với
Pháp thì có ý nghĩa tinh khiết, sạch sẽ.
Màu đen tránh không nên dùng ở Đài Loan nhưng lại là một màu nghiêm trang
ở Nhật Bản, người Nhật có tập quán mặc y phục màu đen để tham dự các buổi lễ quan
trọng, lễ cưới.
Màu tím (tím ngã đỏ) đối với Nhật là màu tượng trưng cho chức sắc trong tôn
giáo, cũng là màu của Hoàng tộc thường dùng.
Màu đỏ là màu được ưa chuộng, màu biểu tượng cho sự thành công, đối với xã
hội như: Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan.
Màu vàng đất thường nên tránh dùng ở một số quốc gia như Nhật, Mã Lai,
Singapore vì đó là màu trong y phục Hoàng tộc, tôn giáo.
Ở Việt Nam thường không dùng hai hoặc ba màu: tím, trắng, đen đi cùng nhau.
Việt Nam không ưa chuộng màu đen.
Bên cạnh đó một số quốc gia dùng các biểu tượng:
Hoa cúc là một trong những biểu tượng cao quí ở Nhật.
Hoa phong lan được ưa chuộng ở Thái Lan.
Voi là biểu tượng quốc gia cho Thái và tượng trưng cho sức mạnh ở Đài Loan.
Rồng tượng trưng cho vua, chúa, hoàng tộc, sức mạnh đối với Trung Quốc.
Bò là một trong những biểu tượng cao quý trong tín ngưỡng ở Ấn Độ, Mã Lai,
Singapore, do đó tránh dùng các hình ảnh này.
Chúng ta không nên lạm dụng những màu sắc hoặc những biểu tượng của các quốc
gia khác, cũng như không dùng hình ảnh màu sắc có ấn tượng xấu gây ảnh hưởng tâm
lý người tiêu dùng nơi hàng hóa phân phối, xuất khẩu.
Kết cấu của bao bì cho biết trạng thái, cấu trúc, màu sắc của sản phẩm như trường
hợp bao bì có có một phần hoặc hoàn toàn trong suốt cho phép nhìn thấy thực phẩm
bên trong, đều nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng, giúp họ có sự lựa chọn dễ dàng như
trường hợp thịt tươi sống được bao gói trong suốt để nhìn thấy thớ thịt, thành phần mỡ
nạc, màu sắc của thịt. Đối với trường hợp thực phẩm cần tránh ánh sáng thì bao bì
được cấu tạo che chắn một phần hay toàn bộ ánh sáng: bao bì có thể ở dạng trong suốt
nhưng có màu tối để ngăn cản bớt cường độ ánh sáng.
Ví dụ: sản phẩm sữa bột chứa hàm lượng chất béo và vitamin cao, được chứa đựng
trong bao bì tránh ánh sáng hoàn toàn sẽ tốt hơn là dùng bao bì trong suốt cho ánh
sáng xuyên qua. Trường hợp dầu ăn dạng lỏng trong suốt có màu vàng nhạt, cần
chống oxy hóa do tác nhân ánh sáng gây ra, theo lý thuyết như thế thì bao bì dầu ăn
phải có thành đục không thể nhìn xuyên thấu sẽ tốt hơn là dùng chai lọ trong suốt.
Thực tế, dầu ăn được sản xuất công nghiệp đã được tinh luyện loại bỏ hoàn toàn tác
nhân gây thủy phân, oxy hóa trong dầu và có sử dụng một số phụ gia chống oxy hóa;
do đó dầu tinh luyện được đựng trong chai lọ trong suốt vẫn có khả năng chống oxy
hóa khá tốt. Điều này rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng vị họ nhìn thấy được
trạng thái của dầu lỏng bên trong: độ trong suốt, cặn (nếu có), màu vàng nhạt hay
đậm, sự tách lớp có khuynh hướng đông rắn của chất béo…Từ đó người tiêu dùng
quyết định lựa chọn sản phẩm.
Như vậy, tự bao bì đã giới thiệu được chất lượng cảm quan của dầu, thể hiện được
chất lượng chung của dầu ăn.
Trong trường hợp bao bì chứa đựng thực phẩm đảm bảo số lượng và chất lượng
sản phẩm và cấu tạo thuận tiện trong phân phối, tiêu thụ, có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ
thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất, nhưng nếu có cách trang trí, màu sắc không hài
hòa, không đáp ứng tâm lý sở thích người tiêu dùng thì cũng không thể được chấp
nhận trên thị trường. Có thể thấy ở Việt Nam hay các quốc gia khác, vào dịp lễ tết
những sản phẩm thực phẩm được bày bán trong những bao bì có trang trí kèm theo
những câu chúc tụng, biểu tượng cho sự may mắn thành công thì được người dân ưa
chuộng, vì như thế đáp ứng được đúng tâm lý của người mua quà để sử dụng và người
mua quà để biếu tặng. do vậy, thông tin giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng
là chức năng quan trọng không thể thiếu của bao bì thực phẩm.
Ví dụ như trong những dịp tết trung thu, những hộp bánh trung thu đắt tiền ngoài lí
do chất lượng bánh tốt, còn do chất lượng, mẫu mã bao bì mới lạ, độc đáo hoặc đẹp,
sang trọng, đáp ứng nhu cầu làm quà biếu, tặng của người tiêu dùng. Ví dụ như những
hộp bánh ở hình 6.
Hình 6
V) Chức năng thuận lợi trong phân phối, lưu kho, quản lí và tiêu dùng
Ngoài bốn tính năng cơ bản trên, bao bì ngày càng được cải tiến để thuận tiện hơn
cho người sử dụng và hiệu quả hơn (sản xuất nhanh và giá thành hạ, dễ dàng lưu kho,
vận chuyển và phân phối, vật liệu sử dụng không gây các hậu quả xấu cho con người
và môi trường).
Bao bì phải được thiết kế thuận tiện, tiết kiệm cho sự bào quản s ản ph ẩm,
phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng. Do đó, bao bì ngoài vi ệc ch ứa đựng tr ực
tiếp sản phẩm, thì cần phải chọn vật liệu, cấu trúc, th ể tích theo khẩu ph ần,
theo tính năng của thực phẩm được chứa đựng; bên cạnh đó cần ch ọn l ớp bao bì
ngoài kín hoặc hở để thực hiện được chức năng thứ ba của bao bì thực phẩm.
bao bì ngoài được chọn và thiết kế theo các nguyên tắc:
Bền vững, chắc chắn.
Dạng khối chữ nhật chứa một số lượng lớn và nhất định đối với một
hoặc
nhiều chủng loại thực phẩm.
Có thể chứa đựng được nhiều chủng loại thực phẩm.
Để dễ dàng phân phối, vận chuyển thì bao bì được cấu trúc hình chữ nhật
để dễ xếp khối, đóng thành kiện, có kích thước như nhau, để ti ện x ếp vào kho,
chất chồng lê cao tránh được sự tốn mặt bằng kho và cũng tạo đ ược s ự d ễ dàng,
nhanh chóng trong khi bốc dỡ, vận chuyển bằng băng tải, b ằng xe và ki ểm soát
số lượng. Do đó, những loại bao bì trực tiếp bao bọc thực phẩm, có dạng hình
trụ đáy tròn hoặc đáy tam giác, có dạng túi hay một dạng b ất kỳ luôn luôn c ần
có lớp bao bì phụ, dạng bao bì hở hoặc kín bao bọc bên ngoài đ ể b ảo v ệ cho l ớp
bao bì này, để tạo thành những khối chữ nhật nhỏ, từ những khối ch ữ nhật này
lại được xếp vào một bao bì dạng khối chữ nhật lớn hơn. Đây là m ột nguyên tắc
cơ bản trong thiết kế bao bì sản phẩm.
Hình 7: Bao bì cấu trúc hình chữ nhật dễ xếp thành khối
Bên cạnh sự thuận lợi trong vận chuyển, cách bao bì nhiều l ớp tạo hình
khối cũng giúp sản phẩm tránh hoặc giảm những ảnh hưởng của va ch ạm c ơ
học, có thể gây ra hư hỏng cấu trúc, trạng thái sản phẩm thực phẩm.
Sự tạo khổi, thành kiện chứa đựng một số lượng sản phẩm nhất định nh ư
trên cũng tạo điều kiện quản lý hàng hóa một cách dễ dàng hiệu qu ả h ơn.
Độ bền cao của bao bì ngoài bảo vệ sản phẩm được chồng chất cao trong
kho, trong trường hợp rau quả thì sự sắp xếp này vẫn bảo quản được rau quả
trong môi trường lạnh có độ ẩm cao và thích hợp cho vận chuyển đường xa.
Bao bì có tính năng ổn định từng kiện, từng khối khi xếp thành các ki ện cao
trong kho, hê thống bao bì ngoài này có th ể thu hồi để tái s ử d ụng và sau đó có
thể tái sinh.
Hình 7: Một loại bao bì tái sinh
Bao bì ngoài có thể tái sử dụng, tái sinh dễ dàng trong tr ường h ợp b ằng v ật
liệu giất bìa cứng. Các loại bao bì khối chữ nhật chứa đựng một s ố l ượng nh ất
định thường được cấu tạo bằng giấy bìa cứng có tráng phủ một lớp plastic để
tránh thấm nước, tránh gây hư hỏng bao bì giấy, đồng thời lớp plastic ph ủ còn
tạo độ trượt tương đối cho các thùng để có thể tháo rời chúng một cách d ễ dàng
từ khối hàng hóa đang chất chồng.
Bên cạnh đó, từng bao bì chứa đựng thực phẩm theo khẩu phần như lượng
sử dụng một lần cho một người được ghép thành một khối nhỏ, rồi từng khối
nhỏ lại xếp vào trong một thùng lớn. Bao bì chiết rót thực phẩm theo khẩu phần
như sữa tươi tiệt trùng, các bao bì chứa đựng thực phẩm v ừa cho m ột người s ử
dụng một lần hoặc những bao bì chứa đựng thực phẩm với số lượng l ớn đ ể
nhiều người cùng sử dụng, lượng thực phẩm đóng vào bao bì đáp ứng theo từng
trường hợp của người tiêu dùng đem lại tiện ích cho một xã hội công nghi ệp
hóa.
Nhiều chủng loại được sắp xếp chung trong một bao bì. Chúng đ ược s ắp
xếp theo từng loại, từng vị trí để tạo vẽ mỹ quan, thu hút người sử dụng.
Thuận tiện trong việc sử dụng: bao bì được chọn lựa từ vật liệu chế tạo
đến thiết kế kiểu dáng, kích thước, kiểu đóng mở của nắp…để đáp ứng được
yêu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Ví dụ: các sản phẩm ăn li ền,
bánh kẹo..được đóng gói trong các bao bì bằng vật liệu OPP để có th ể xé m ở
một cách dễ dàng.
Với những thực phẩm có tính chất hóa lý, tính chất cảm quan khác nhau, thì
chúng phải được bao gói riêng biệt để tránh ảnh hưởng không tốt cho nhau. Ví
dụ : bánh có độ ẩm cao phải bao gói riêng ừng cái đ ể đảm bảo độ ẩm ban đ ầu
và không làm tăng hàm ẩm của những loại bánh có đ ộ ẩm th ấp ho ặc bánh có
mùi mạnh cũng cần được bao gói riêng để chống thoát hương.
Trên bao bì kín hoặc hở, trực tiếp hay gián ti ếp đều có ghi mã s ố, mã v ạch,
để quản lý tốt về số lượng, chủng loại. Hiện nay công tác quản lý được đơn giản
và chính xác nhờ vào hệ thống mã số, mã vạch, thi ệt bị scanner và h ệ th ống máy
vi tính, dữ liệu được truy cập và truy xuất một cách nhanh chóng.
Hình 8: Mã vạch trên bao bì giúp công tác quản lý đươc đơn giản và chính
xác.
Ngoài ra bao bì còn được cải tiến để mang lai sự ti ện l ợi cho người tiêu
dùng. Ví dụ như ở hình 9, là bao bì sốt Mayonnaise. Nếu sử dụng không h ết thì
việc bảo quản khá khó khăn, do trước đó, muốn sử dụng ta đã phải cắt bao bì.
Hình 9: Bao bì sốt Mayonnaise cũ.
Hình 10: Bao bì sốt Mayonnaise mới.
Ở hình 10 là bao bì sốt Mayonnaise mới, được cải ti ến có n ắp v ặn gi ống
như kem đánh răng, mang lại sự thuận tiện khi sử dụng cũng nh ư trong b ảo
quản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM.
2) Giáo trình THIẾT KẾ VÀ SẢN XUẤT BAO BÌ – NGUYỄN THỊ LẠI GIANG,
TRẦN THANH HÀ.
3) KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM – ĐỐNG THỊ ANH ĐÀO.