Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÒNG CHỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.41 KB, 2 trang )

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÒNG CHỒNG
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút có tên Dengue (Đanh)
gây ra. Bệnh do loại muỗi vằn hút máu truyền vi rút từ người lành sang người bệnh. Loại
muỗi này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động
hút máu vào ban ngày đặc biệt lúc sáng sớm và chiều tối. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng
tập trung nhiều vào mùa mưa. Bệnh gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Thời gian ủ bệnh
trung bình từ 3 đến 6 ngày. Thời kỳ bệnh phát bắt đầu bằng triệu trứng sốt, thường đột
ngột và sốt cao liên tục 39-40oC trong 2-7 ngày; dấu hiệu xuất huyết biểu hiện dưới nhiều
hình thái: xuất huyết dưới da, niêm mạc, chảy máu chân răng; nặng có thể xuất huyết nội
tạng gây nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen; kèm theo người bệnh có biểu hiện đau cơ,
đau đầu và đau hố mắt.
Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu. Bệnh có thể phát triển thành dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho
công tác điều trị hết sức khó khăn, dễ gây tử vong nhất là với trẻ em và gây thiệt hại lớn
về kinh tế, xã hội. Vì vậy để chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại cộng
đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:
1. Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và loại bỏ ổ bọ
gậy (loăng quăng):
+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày; dùng kem xua muỗi,
đốt hương muỗi.
+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành
y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.
+ Loại bỏ ổ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào
dụng cụ chứa nước lớn như cá cờ, cá rô phi, cá vàng cảnh,....thau rửa thường xuyên dụng
cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; các hốc
chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...cần được loại bỏ, lấp kín, chọc
thủng; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
2. Đối với người bị sốt xuất huyết, nên nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây
lan bệnh cho người khác.
3. Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng nghi sốt xuất huyết Dengue để được
khám và tư vấn; không nên tự ý điều trị tại nhà.


4. Thông báo ngay cho Trạm y tế xã hoặc Trung tâm Y tế huyện khi phát hiện có
người nghi mắc bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi có dịch sốt xuất huyết xảy ra tại cộng đồng, mọi người, mọi nhà cần phối hợp
với chính quyền địa phương và cơ sở y tế để phòng chống dịch. Hãy chung tay xây dựng
một môi trường “ Không có loăng quăng, bọ gậy thì không có sốt xuât huyết”./.




×