Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Nghiên cứu áp dụng phương pháp thăm dò điện đa cực phân cực tìm kiếm quặng vàng gốc khu vực Minh Lương Văn Bàn Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 41 trang )

Mục lục:
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT
CÔNG TRÌNH, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN, KHOÁNG SẢN KHU VỰC MINH
LƯƠNG- VĂN BÀN- LÀO CAI....................................................................................5
1.1.

Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực khảo sát, tìm kiếm........................................5

1.2.

Đặc điểm địa chất khu vực khảo sát, tìm kiếm...................................................9

1.2.1. Địa tầng.........................................................................................................11
1.2.2. Các thành tạo magma....................................................................................12
1.2.3. Cấu trúc địa chất...........................................................................................15
1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn địa chất công trình...................................................18
1.3.1. Đặc điểm địa chất thủy văn khu Minh Lương...............................................18
1.3.2. Đặc điểm địa chất công trình........................................................................21
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ ĐỂ TÌM KIẾM ĐỐI TƯỢNG
....................................................................................................................................... 23
2.1. Mục đích và nhiệm vụ thi công địa vật lý...........................................................23
2.1.1. Mục đích tìm kiếm đối tượng........................................................................23
2.1.2. Nhiệm vụ giao cho công tác địa vật lý..........................................................23
2.2. Phương pháp kỹ thuật thi công............................................................................23
2.2.1. Mạng lưới khảo sát.......................................................................................24
2.3.2. Máy móc, thiết bị đo, tham số đo ghi............................................................24
2.2.3. Khối lượng thi công, chất lượng tài liệu........................................................25
2.2.4. Phương pháp xử lý tài liệu............................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐA CỰC PHÂN CỰC KHU
VỰC MINH LƯƠNG- VĂN BÀN- LÀO CAI.............................................................32


3.1. Kết quả khảo sát theo tuyến................................................................................32
3.1.1. Kết quả khảo sát theo tuyến T1.....................................................................32
3.1.2. Kết quả khảo sát theo tuyến T2.....................................................................34
3.1.3. Kết quả khảo sát theo tuyến T3.....................................................................36
3.2. Kết quả xử lý theo diện tích................................................................................37
1


3.3. Kết quả khoan kiểm tra dị thường.......................................................................40
KẾT LUẬN......................................................................................................................41

2


Danh mục hình vẽ:
Hình I-1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu...................................................................................6
Hình I-2: Sơ đồ địa chất khu vực Minh Lương- Văn Bàn- Lào Cai..................................10
Hình II-1: Sơ đồ bố trí tuyến đo địa vật lý........................................................................27
Hình II-2: Mô hình môi trường 2D (M.H.Loke, 2002).....................................................28
Hình III-1: Kết quả phân tích định lượng tài liệu đo sâu phân cựcTuyến 1, Khu vực Minh
Lương- Văn Bàn- Lào Cai................................................................................................33
Hình III-2: Kết quả phân tích định lượng tài liệu đo sâu phân cực Tuyến 2, Khu vực Minh
Lương- Văn Bàn- Lào Cai................................................................................................35
Hình III-3: Kết quả phân tích định lượng tài liệu đo sâu phân cực Tuyến 3, Khu vực Minh
Lương- Văn Bàn- Lào Cai................................................................................................37
Hình III-4: Sơ đồ đới dị thường phân cực trên diện tích đo..............................................39

3



MỞ ĐẦU
Ở nước ta khoáng sản kim loại rất phong phú và đa dạng, điển hình như mỏ sắt
Thạc Khê, cromit Cổ Định, vàng Bồng Miêu… Nhiều mỏ có điều kiện khai thác dễ dàng
trữ lượng lớn. Bên cạnh đó có các mỏ trữ lượng nhỏ hơn khai thác khó khăn. Nhiều mỏ
khoáng được tìm thấy bằng phương pháp địa chất và địa vật lý. Trong các phương pháp
địa vật lý tìm kiếm quặng, thăm dò điện là một trong những phương pháp được áp dụng
rộng rãi.
Sau khi học xong chương trình thăm dò điện 1, thăm dò điện 2 cùng với phương
pháp thăm dò điện để tìm kiếm khoáng sản và đánh giá môi trường, em đã được tiếp cận
và tìm hiểu về đề tài : “Nghiên cứu áp dụng phương pháp thăm dò điện đa cực phân
cực tìm kiếm quặng vàng gốc khu vực Minh Lương- Văn Bàn- Lào Cai”.
Đồ án trình bày kết quả áp dụng phương pháp địa vật lý để đánh giá tiềm năng
vàng khu vực Minh Lương- Lào Cai, xác định lỗ khoan thăm dò khoanh định vùng khai
thác.
Nội dung đồ án gồm 3 chương:
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, đặc điểm địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy
văn, khoáng sản khu vực Văn Bàn- Lào Cai.
Chương II: Áp dụng phương pháp địa vật lý để tìm kiếm đối tượng.
Chương III: Kết quả áp dụng phương pháp đa cực phân cực khu vực Minh Lương- Văn
Bàn- Lào Cai.
Trong quá trình làm đồ án, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo
PHẠM NGỌC KIÊN.
Em xin chân thành cảm ơn

4


CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT CÔNG
TRÌNH, ĐỊA CHẤT THỦY VĂN, KHOÁNG SẢN KHU VỰC MINH LƯƠNGVĂN BÀN- LÀO CAI

1.1.

Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực khảo sát, tìm kiếm

1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực thăm dò vàng gốc thuộc địa phận xã Minh Lương huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai, có tọa độ diện tích như sau:
Khu

Điể

Minh

m
1

34.96

00.64

Thuộc tờ bản đồ

0
01.10

5853 III hệ UTM

2

0

35.30

3

0
33.70

0
02.45

4

0
33.00

0
01.75

33.87

0
01.56

0

0

Lương

5


Tọa độ
X(m) Y(m)

Ghi chú

Diện tích khu vực thăm dò: 1,27 km2. Sơ đồ nghiên cứu xem hình I.1

5


Hình I-1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
1.1.2. Đặc điềm địa hình
Khu Minh Lương Sa Phìn nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn một dãy núi cao và hiểm
trở bậc nhất ở Tây Bắc Việt Nam trên địa hình núi cao từ 500m đến trên 2000m. Riêng
khu Minh Lương địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi sót đọ cao từ 500 ÷ 1200m.
Đặc điểm địa hình:
Địa hình hình đồi núi thấp, đồi sót: Phân bố chủ yếu trên nền đá gốc các trầm tích lục
nguyên carbonat, lục nguyên vụn núi lửa của hệ tầng Nậm Qua. Thấp nhất là thung lũng
Ming Lương có độ cao 450 ÷ 500m, địa hình khá bằng phẳng, tạo nên cánh đồng rộng
phía Đông Bắc diện tích thăm dò. Xung quang thung lũng là sườn núi thấp và những dải

6


đồi sót. Đặc điểm địa hình ở đây: phía Đông Bắc là sườn thoải, đỉnh tròn, đôi khi tạo nên
những bãi bằng trên đỉnh, phía Tây – Tây Nam sườn dốc đỉnh nhọn.
Nhìn tổng quá khu vực Minh Lương có dạng kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam.
Đi từ Đông Nam về Tây Bắc địa hình cao dần từ 500 ÷ 1200 m . Theo các mặt cắt theo
phương Đông Bắc- Tây Nam địa hình có dạng chữ V với độ dốc của sườn từ 30 0 ÷ 400,

chênh cao địa hình từ 500 ÷ 700m. Với địa hình dốc, phân cắt mạnh nên mức độ lộ đá gốc
khá tôt, rất thuận tiện cho việc quan sát địa chất phát hiện khoáng sản và thiết kế các công
tình thăm dò.
1.1.3. Mạng sông, suối
Khu vực Minh Lương có mạng sông suối khá phát triển. Các suối lớn : Suối Nậm
Qua, Suối Nậm Say Luông.
- Suối Nậm Qua bắt nguồn từ triền núi cao phía Tây Bắc (khu vực Than Uyên)
chảy qua địa hình huyện Văn Bàn và đổ ra sông Hồng. Đoạn chảy qua khu Minh Lương
có chiều dài khoảng 1200m, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, ôm lấy rìa Đông Bắc khu
Minh Lương.
- Suối Nậm Say Luông: Suối bắt nguồn từ đỉnh Lang Cung phía Đông Nam vùng,
chảy về hướng Tây Bắc qua suốt chiều dài vùng nghiên cứu và dổ vào Nậm Qua ở phía
Đông Minh Lương.
- Các suối nhánh: Nậm Mu, Nậm Điệp bắt nguồn từ dãy núi cao phía Tây Nam
chảy về Đông Bắc gặp suối Nậm Say Luông ở thung lũng Minh Lương. Ngoài ra còn có
nhiều khe nhỏ ở hai sườn núi, chảy xuống suối Nậm Say Luông và Nậm Qua. Nhìn
chung các suối nhanh thường hẹp, dốc, nhiều thác cao.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khu Minh Lương thuộc vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam nên có khí hậu nhiệt đới
gió mùa, khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm. Nhiệt độ trung bình là 25 0 C, ban
đêm nhiệt độ từ 180 ÷ 200 C. Lượng mưa trong mùa trung bình là 124mm, nhiều nhất vào
tháng 9 lượng mưa trung bình trong tháng là 220mm. Trên các khe, suối nước dâng cao
đôi khi có lũ , rất nguy hiểm cho người qua lại.
7


- Mùa khô từ tháng 11 kéo sang tháng 4 năm sau. Nhiệt độ xuống thấp, trung bình
là 180 trên các đỉnh núi cao nhiệt độ xuống tới 0 0 C. Lượng mưa trung bình trong mùa
41,26mm. Các trận mưa không nặng hạt, kéo dài làm cho không khí ẩm và lạnh, trong

mùa này thường có sương mù dày đặc từ chiều hôm trước đến 9h sáng hôm sau gây khó
khăn cho việc đi lại, làm việc trong rừng.
1.1.5. Đặc điểm giao thông
Có thể đi từ Hà Nội theo quốc lộ 3 đến Nghĩa Lộ, theo đường 134 Nghĩa Lộ đi
Than Uyên, gặp đương 279 đi về Minh Lương. Hệ thống đường giao thong nội vụ kém
phát triển chỉ có thể đi ô tô theo quốc lộ 279 từ Văn Bàn qua trung tâm xã Minh Lương và
từ trung tâm xã đi đến xã Nậm Sây. Do địa hình núi non hiểm trở, nê phương tiện vận
chuyển chính vẫn là ngựa thồ và đi bộ .
1.1.6. Đặc điểm dân cư, tình hình kinh tế xã hội
a) Đặc điểm dân cư
Khu Minh Lương có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, với số dân không đông
nhưng phân bố không đồng đều trên địa bàn. Do đặc tính riêng của từng dân tộc, tiếng
nói, phong tục, tập quán và quan hệ họ hang, các dân tộc ít người thường sống quy tụ
thành làng bản riêng biệt, đôàn kết giysp đỡ nhau trong cuộc sống.
b) Tình hình kinh tế xã hội
Kinh tế khu Minh Lương trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Song tốc độ phát triển kinh tế chậm, đời sống nhân dân đã được cải thiện, nhưng vẫn
còn nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình thuộc diện nghèo. Kinh tế nông nghiệp là chính.
Hiện tại kinh tế hộ gia đình cơ bản đã được xóa đói và đang phấn đầu giảm nghèo. Ở
Minh Lương lương thực sản xuất ra không những thỏa mãn nhu cầu tại chỗ, mà còn có dư
để bán ra hững vùng lân cận.
Trong vùng có một cơ sở cơ khí có thể sửa chữa, gia công máy móc nhỏ phục vụ
bà con ở địa phương và các máy cho chủ lò vàng.
Việc thông thương hàng hóa giữa miền xuôi và miền ngược ngày càng phát triển,
các loại nhu yếu phẩm đền có thể mua được tại Minh Lương.

8


Về văn hóa xã hội: Nhờ chính sách của Đảng và chính phủ, song song với phát

triển kinh tế, đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao.
Trường học, trạm xá của các xã đều được xây dựng kiên cố, khang trang. Các lớp học xóa
mù chữ đưa về từng bản vùng cao, hầu hết trẻ em được đi học. Ở Minh Lương có một
trung tâm y tế của huyện Văn Bàn tại đây có đủ điều kirện khám chữa bệnh thông thường
và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào trong vùng. Khu vực Minh Lương đã có điện
lưới quốc gia.
1.2.

Đặc điểm địa chất khu vực khảo sát, tìm kiếm
Đặc điểm địa chất khu vực được thể hiện trên sơ đồ địa chất khu Minh Lương

(Hình I-2)

9


Hình I-2: Sơ đồ địa chất khu vực Minh Lương- Văn Bàn- Lào Cai

10


1.2.1. Địa tầng
Các đá trầm tích phun trào chiếm 1 số khối lượng nhỏ so với cá đá khác ở khu
Minh Lương. Chúng là các trầm tích lục nguyên xen carbonat tuổi Jura muộn- Creta sớm
thuộc hệ tầng Nậm Qua và các thành tạo vụn bờ rời hệ thống Đệ tứ.
a. Hệ Jura thống trên, hệ Creta thống dưới- Hệ tầng Nậm Qua (J3-K1 nq)
Hệ tầng Nậm Qua do Nguyễn Vĩnh xác lập năm 1972 để mô tả các đá trầm tích lục
nguyên ,trầm tích vụn núi lửa và núi lửa phân bố rộng rãi trên dải phía bắc đới Tú Lệ .các
mặt cắt điển đình của hệ tầng :Nậm Qua –Lùng Củng,Minh Lương-Tong Chung Hồ được
mô tả gồm 2 tập.

Tập 1: sỏi sạn kết hạt thô,lẫn cuội cát bột kết,đá phiến sét đen.
Tập 2: đá phiến set đen ,bột kết chứa vật liệu núi lửa hạt nhỏ đến vừa chuyển tiếp
lên là một tập orthophyr, orthophyr thạch anh xen kẽ nhịp nhàng.
b. Hệ Đệ tứ
Trong khu Minh Lương các trầm tích hệ Đệ tứ chiếm diện tích không đáng kể, ở
phía Đông Nam, chúng tập trung chủ yếu ở 2 thung lũng Minh Lương và Nậm Say, ngoài
ra còn phân bố trên những dải hẹp dọc theo các suối trong vùng. Chúng là các trầm tích
bở rời, chủ yếu có nguồn gốc bồi tích, lũ tích và ít sườn tích theo thứ tự thành tạo, có thể
chia các trầm tích trên làm 2 phần:
+ Thống Pleistocen
Các trầm tích thuộc thống Pleistocen phân bố trên những diện tích hẹp thuộc tích
bậc thềm của suối Nậm Qua. Có thể phân các tích tụ Pleistocen là 2 phần, từ dưới lên như
sau:

11


Phần dưới gồm: Cuội, tảng, cát sạn đa thành phần,chúng được kết yếu bởi cát, sét.
Kích thước cuội tảng không đồng đều:từ 1cm đến 40cm50cm, độ mài mòn kém. Trong
phần này đôi nơi có chứa vàng sa khoáng chiều dày dưới 1m3m.
Phần trên gồm:Cát, bột, sét màu nâu đỏ có chỗ bị laterit hóa yếu chiều dày phần
này từ 2m4m.
Tổng chiều dày của tích tụ Pleisttocen khoảng 3m6m.
+ Thống Holocen
Các trầm tích Holocen gồm chủ yếu tướng tích tụ lòng muối, bãi bồi, chúng phân
bố trên diện rộng ở Minh Lương,tạo ra ở đây cách đồng bằng phẳng. Ngoài ra còn thấy
trong các thung lũng Nậm Say, Phình Hồ và dọc theo suối lớn.
Các tích tụ aluvi phân bố chủ yếu ở thung lũng Minh Lương, từ dưới lên có thể
quan sát được 2 phần:
Phần dưới là các tích tụ hạt nhỏ thô tướng lòng song gòm cát, sạn sỏi và một số

cuội tảng đa thành phần. Kích thước cuội tảng không đồng đều, độ mài tròn khá tốt.
Phần trên là các tích tụ hạt nhỏ tướng bãi bồi gồm cát, sét tạo thành lớp đất trồng
màu mỡ.
Các tích tụ proluvi gặp trong các thung lũng nhỏ ở Ngoài Thâu, Phình Hồ, Phù Lai
Ngài, chúng là tập hợp tảng, dăm, cuội lẫn bùn sét với bề dày và quy mô nhỏ, dày khoảng
25m.
Ngoài vàng sa khoáng trong phần dưới của các tích tụ Holocen bản thân của các
tích tụ này: cuội, sỏi, cát sét đã được nhân dân địa phương khai thác làm vật liệu xây
dựng.
1.2.2. Các thành tạo magma

12


Hai phần ba diện tích khu tìm kiếm lộ các đá núi lửa của phức hệ Nậm Say, bao gồm
chủ yếu là các đá vụn núi lửa tướng phun nổ, các đá phun trào thực thụ và á phun trào
chiếm khoảng 1/3 diện tích ở phía Tây Nam khu. Các đá xâm nhập chỉ lộ trên diện nhỏ ở
khe xâm thực sâu và gặp trong lỗ khoan, chúng gồm chủ yếu là granit kiềm của phúc hệ
Phu Sa Phìn. Các thành tạo magma trong diện tích tìm kiếm được khoanh vẽ và xếp vào
các phức hệ sau:
- Phức hệ đá núi lửa Nậm Say (Rt/J3- K1ns): Ryotrachyt, ryolit, trachyt và tuf của
chúng.
- Phức hệ Phu Sa Phìn (qSysG/K2pp) gồm: Syenit, granosyenir, granit-granophyr.
*Phức hệ đấ núi lửa Nậm Say (Rt/J3- K1ns)
Trong khu Minh Lương đá của phức hệ chiếm diện tích chủ yếu, phân bố thành hai
thành dải kéo dài phương Tây Bắc-Đông Nam, liên tục dọc theo đứt gãy Nậm Say Luông
và kẹp giữa chúng là đá trầm tích lục nguyên- cacbonat của hệ tầng Nậm Qua. Tham gia
vào phức hệ có đá thuộc các tướng:Trầm tích vụn núi lửa, phun trào thực sự, á núi lửa.
Các đá trầm tích vụn núi lửa nằm chuyển tiếp trên các đá trầm tích nguyên-cacbonat
của hệ tầng Nậm Qua.ngoài ra còn những thấu kính nhỏ nằm xen kẹp với đá phun trào.

Thành phần chính là từ hạt mịn đến trung bình, trong tập từ hạt vừa có những lớp, thấu
kính cuội kết núi lửa.
Tướng phun trào thực sự gồm các đá: ryolit, trachyt dạng phân dải,dòng chảy với
lượng ban tinh ít và nhỏ. Các đá này thường xem kẽ nhau và không có ranh giới rõ rang.
Tướng á núi lửa gồm các đá ryotrachyte dạng khối,với ban tinh felspat lớn,đén dạng á
núi lửa. Xen trong quá trình phun trào có những đợt bùng nổ mà sản phẩm của chúng là
nhữn g thấu kính hoặc lớp mỏng từ nằm xen kẹp với ryotrachyt.
Bề dày của phức hệ khoảng 300m500m
Về tuổi địa chất :Thống nhất với các tài liệu đã công bố trước đây là Jura muộnCreta sớm (J3- K1).
Khoáng sản liên quan: cho đến nay đã tìm được nhiều mạch quặng Sulphyr-vàng,
wolfram, chì kẽm trong diện phân bố các đá núi lửa của phức hệ Nậm Say, song chưa có

13


bằng chứng về tiềm năng sinh khoáng của phức hệ, có lẽ quặng hóa trong vùng liên quan
nguồn gốc với hoạt động nhiệt dịch hậu phun trào.
Trong khu Minh Lương đá của phức hệ chiếm diện tích không đáng kể, phân bố
chủ yếu bao gồm ba khối ở phía tây bắc và một khối ở rìa Đông Nam, diện lộ hẹp từ vài
ngàn đến vài chục ngàn m2 xuyên cắt các đá núi lửa phức hệ Nậm Sây (Rt/J3- K1ns)
Dựa vào thành phần thạch học và quan hệ giữa các đá trong phức hệ có thể thấy
phức hệ được thành tạo trong hai pha xâm nhập.
Pha 1(qSy/K2pp1): Bao gồm hai khối nhỏ cỡ vài ngàn m 2, một khối phân bố ở rìa
Tây Bắc và một khối ở rìa Đông Nam. Gồm các đá syenitporphyr, granosyenit dạng
porphyr.
Pha 2 (qSy/ K2pp1): Đá của pha 2 lộ thành 2 khối nhỏ ở phía Tây Bắc, có dạng kéo
dài phương á vĩ tuyến và á kinh tuyến với diện tích khoáng vài chục ngàn m2.
Thành phần gồm: Granit granophyr, granit felspat kali, granit aplit sang màu. Các
đá trên xuên cắt các đá pha 1và các đá núi lửa của phức hệ Nậm Say, làm cho đá này bị
biến đổi: Sừng hóa, thạch anh hóa, mica hóa (nhiều chỗ gặp đá phiến thạch anh hai mica

có granat) mạnh mẽ.
Về tiềm năng sinh khoáng đối với kim loại kiềm Ta, Nb, Ba, Pb, Zn, Mo.
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà địa chất khoáng hóa vàng có khả năng,có
lien quan với hoạt động nhiệt dịch hậu magma của phức hệ xâm nhập á núi lửa này.
Về tuổi của phức hệ theo bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 Tờ Yên Bái (Nguyễn
Vĩnh và nnk,1972) xếp vào Creta muộn (K2).
*Các mạch nhiệt dịch
Các mạch thạch anh nhiệt dịch khá phổ biến trong khu thăm dò .căn cứ vào đặc
điểm phân bố và thứ tự thành tạo,có thể phân ra 2 hệ thống mạch :
- Hệ thống mạch thạch anh có phương Tây Bắc- Đông Nam. Các mạch thạch anh
trong hệ thống này khá phát triển, nhiều nhất là ở góc Tây Bắc diện tích các mạch có
chiều dày 0,5cm đến trên 1m có khi đến 6m kéo dài vài chục mét đến hang trăm mét theo
phương Tây Bắc- Đông Nam gần với phương kinh tuyến (trùng với phương cấu trúc của
vùng). Góc cắm của chúng rất lớn (700÷ 900) hơi nghiêng về phía Đông.
Thạch anh màu trắng đục, trắng trong, đôi chỗ hơi vàng ám khói, có nhiều mạch
bị đập vỡ nứt nẻ mạnh. Một số mạch có xâm tán các khoáng vật quặng pyrit, hematit,
14


magnetit, pyrit ở đây khá tự hình, thường gặp trong mạch những tinh thể pyrit hoàn
chỉnh, kích thước, từ 0,5cm1cm.
Kết quả phân tích mẫu hấp thụ nguyên tử và nung luyện cho biết trong các mạch
này hàm lượng vàng rất thấp (0,1g/t0,4g/t).
- Hệ thống mạch thạch anh có phương á vĩ tuyến. Các mạch thạch anh có phương
kéo dài á vĩ tuyến, hơi lệch Đông Bắc- Tây Nam gồm các mạch không lớn, đôi khi là hệ
mạch vỏ. Chúng xuyên cắt các mạch thạch anh phương Đông Bắc- Tây Nam và cắt tất
cả các đối tượng chúng gặp phải, chứng tỏ hệ mạch này được thành tạo sau cùng. Thạch
anh ở đây màu trắng xám, vàng xám, ám khói. Trong chúng có nhiều lỗ hổng, có chỗ xốp
dạng tổ ong. Đây chính là các mạch thạch anh chứa khoáng hóa sulphyr-vàng và là đối
tượng nghiên cứu chính của đề án. Chúng sẽ được mô tả ở phần đặc điểm các than quặng

vàng gốc.
1.2.3. Cấu trúc địa chất
Diện tích vùng Minh Lương-Sa Phìn có chiều rộng 4,5km kéo dài 22km dọc theo
đứt gãy Nậm Say Luông. Theo Nguyễn Đình Hợp(1998) diện tích này nằm ở rìa Đông
Bắc đới cấu trúc Tú Lệ tiếp giáp với đới Phan Xi Pan, trên đó tồn tại các phức hệ vật
chất.kiến trúc có tuổi jura muộn-creta sớm đến paleogen. Hoạt động kến tạo trong vùng
khá mạnh mẽ. Các hoạt động phá hủy cộng với hoạt động magma xâm nhập đã làm bình
đồ cấu trúc của vùng trở lên phức tạp.
1.2.3.1. Cấu trúc uốn nếp
Trong khu Minh Lương không quan sát được nếp uốn hoàn chỉnh do hoạt động
mạnh mẽ của các đứt gãy nên các phức hệ vật chất kiến trúc bị chia cắt thành nhiều khối
nhỏ.trong mỗi khối này,các đá thường bị vò nhàu, dập vỡ, ép phiến và đôi khi có những
nếp uốn nhỏ. Các nếp uốn kiểu này phát triển trong các tập phiến sét,bội kết của hệ tầng
Nậm Qua.chúng đều có trục kéo dài từ phương Tây Bắc- Đông Nam, hai cánh không dốc
lắm và khá cân xứng (khoảng 400÷ 550)
1.2.3.2. Các đứt gãy phá hủy
Khu Minh Lương nằm trên hệ thống đứt gãy Nậm Say Luông, trong đó đứt gãy
chính chạy dọc theo suối Nậm Say Luông, các đứt gãy phân nhánh hai bên cánh tạo nên
15


hệ thống đứt gãy kiểu xướng cá. Tại đây còn quan sát được một đoạn của đứt gãy Làng
Mu-Bản Hộc, đây cũng chính là một đứt gãy lớn,khống chế cấu trúc của khu.
Để mô tả các đứt gãy, gọi các đứt gãy lớn mang tính phân đới là đứt gãy cấp I (F 1)
các đứt gãy kéo theo có cùng phương với đứt gãy cấp I là đứt gãy gây cấp II (F 2), các đứt
gãy phân nhánh là đứt gãy cấp III (F3).
a. Đứt gãy cấp I:
Trong vùng có 2 đứt gãy cấp I: đứt gãy Nậm Say Luông và đứt gãy Nậm Mu.
- Đứt gãy Nậm Say Luông (F11)
Đứt gãy F11 phân bố dọc theo suối Nậm Say Luông kéo dài theo phương Tây Bắc Đông Nam qua suốt chiều dài diện tích. Đây là một đứt gãy phân chia hai đới Phan Xi

Pan và Tú Lệ.
Tại cầu treo Nậm Say, đoạn đường qua bản Phù Sa La Ngài đi Sa Phìn và nhiều
nơi khác đứt gãy đã tạo nên 1 đới dăm kết rộng (5m đến 20m). Ở Phình Hồ, trên một đoạn
suối đã quan sát được vết tích của mặt trượt,cắm dốc đứng (85 0÷ 900) hơi nghiêng về Tây
Nam. Cánh Đông Bắc của đứt gãy nâng lên, ở phân cao lộ chủ yếu là các đá xâm nhập
của phức hệ Phu Sa Phìn và đá phun trào phức hệ Nậm Say.
Ở phần tiếp thấp sát với đứt gãy, lộ các trầm tích của hệ tầng Nậm Qua. Cánh Tây
Nam hạ xuống và được lấp đầy bởi đá núi lửa của phức hệ Nậm Say.
Từ cầu treo Nậm Say (giao nhau với đứt gãy Nậm Say Nọi) trở về phía Tây Bắc
đến đứt gãy Nậm Mu, đứt gãy F1 1 cắm về Đông Bắc với góc dốc 70 0÷ 750 ở đoạn này có
lẽ do tác động thêm bởi đứt gãy Nậm Mu, đã tạo nên một đới dập vỡ rộng hang ngàn
mét.trong đới này phát triển nhiều đứt gãy nhánh (F2) xuất phát từ thung lũng Nậm Say
rồi xòe ra chạy gần song song với đứt gãy chính về phía Tây Bắc, và bị chặn lại bởi đứt
gãy Nậm Mu.
- Đứt gãy Nậm Mu (F12)
Đứt gãy F12 chạy dọc theo suối Nậm Mu, Ngòi Diên, kéo dài theo phương á vĩ tuyến.
Đứt gãy cắt qua các trầm tích của hệ tầng Nậm Qua và các đá núi lửa của phức hệ Nậm
Say.
b. Các đứt gãy cấp II:
16


Các đứt gãy cấp II có phương kéo dài Tây Bắc-Đông Nam cùng phương với gãy F 1
Nậm Say Luông,các đứt khác đều là phần nhánh của đứt gãy Nạm Say Luông.
Các đứt gãy F2 bao gồm các đứt gãy nhỏ xuất phát từ thung lũng Nậm Say (chỗ
giao nhau giữa đứt gãy Nậm Say Luông và đứt gãy Nậm Say Nọi) xòe ra về phía Tây Bắc
và bị chặn bởi đứt gãy Nậm Mu, tạo nên cấu trúc dạng đuôi ngựa.chúng tạo một đới dập
vỡ hình nêm, đỉnh nhọn ở thung lũng Nậm Say, mở rộng hàng ngàn mét ở phía đầu Tây
Bắc. Trong đới dập vỡ này phát triển nhiều đứt gãy cấp 3, phương Đông Bắc-Tây Nam và
á vĩ tuyến, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển những dải khoáng hóa sulphur-vàng, và

những than quặng vàng gốc, đây là những đứt gãy trượt bằng trái.
c. Các đút gãy cấp III
Các đứt gãy cấp III phát triển khá dày trong khu Minh Lương. Chúng là những đứt
gãy phân nhánh của đứt gãy Nậm Say Luông và đứt gãy cấp cấp II.
Trên cánh đống bắc của đứt gãy Nậm Say Luông, đứt gãy cấp III có phương á vĩ
tuyến, chúng hợp với đứt gãy F11 các góc khoảng 400. Trên cánh Tây Nam đứt gãy F11, đứt
gãy cấp III phát triển theo phương á kinh tuyến và hợp với đứt gãy chính các góc 50 0÷
700. Riêng trong đới dập vỡ từ Nậm Say đến Nậm Mu, các đứt gãy cấp III phát triển khá
dày đặc và có phương Đông Bắc-Tây Nam, một số á vĩ tuyến. Chúng tạo với các đứt gãy
cấp I và II các góc gần 900.
1.2.3.4. Vai trò của các đứt gãy trong quá trình tạo quặng
Các đứt gãy có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành đới quặng Minh LươngSa Phìn.Toàn bộ các dải khoáng hóa,các than quặng vàng gốc đều nằm diện tích chịu tác
động của đứt gãy Nậm Say Luông .
Trong hệ thống đứt gãy Nậm Say Luông,đứt gãy cấp 1(đứt gãy chính) và các đứt
gãy cấp 2 có vai trò khống chế cấu trúc của đới quặng và chúng được hình thành trước
quặng sulphur.chúng có phương kéo dài trùng với phương của cấu trúc chung là Tây
BẮC-Đông Nam hoặc á kinh tuyến.
17


Hầu hết các thân quặng vàng đạt chỉ tiêu công nghiệp có lien quan trực tiếp với các
đứt gãy cấp 3 phương á vĩ tuyến hoặc Đông Bắc-Tây Nam.các đứt gãy này vừa là kênh
dẫn,đôi khi còn là nơi tích đọng dung dịch tạo quặng.các than quặng được hình thành
trong pha biến dạng thứ 3,đồng sinh với các đứt gãy cấp 3 phương á vĩ tuyến.
1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn địa chất công trình
1.3.1. Đặc điểm địa chất thủy văn khu Minh Lương
a. Đặc điểm nước trên mặt
Đặc điểm hai suối lớn Nậm Qua và Nậm Say Luông: lòng suối rộng trung bình
8m15m, mặt cắt ngang có dạng chữ U độ dốc 5 0÷ 200, lưu lượng muối >1900l/s. Đá lộ hai
bên bờ chủ yếu là các đá núi lửa của phức hệ Nậm Say, đoạn từ cầu treo Nậm Say về hạ

nguồn, suối chảy trên các trầm tích lục nguyên xen carbonat của hệ tầng Nậm Qua.
Đặc điểm các suối nhánh Nậm Mu, Nậm Điệp: Lòng suối nhỏ hẹp mặt cắt nagng
có dạng chữ U, có độ dốc 5 0÷ 100 ở thượng nguồn thường có độ dốc lớn hơn 20 0 có lưu
lượng nhỏ.
Về mùa mưa nước các ối đều tăng nhanh, tăng đột ngột sau những trận mưa lớn,
mưa kéo dài và thường gây ra lũ. Do địa hình có dạng dốc nên tiêu thoát nhanh không gây
trở ngại đến việc khảo sát, thăm dò địa chất cũng như khai thác sau này.
b. Đặc điểm nước dưới đất
Dựa vào đặc điểm thạch học và khả năng thấm chứa nước của đất đá, sơ bộ chia
nước dưới đất trong khi Minh Lương ra các đơn vị địa chất thủy văn sau:
*Phức hệ chứa nước trong lỗ hổng trong trầm tích đệ tứ
Các thành tạo Đệ tứ bao gồm: Tàn tích, sườn tích, lũ tích, và bồi tich
Tàn tích là sườn tích phân bố trên 80% dienejt ích vùng thành phần gồm: Sét snj,
sỏi, mảnh vụn đá gốc tảng lăn tạo thành lớp vỏ phong hóa dày. Cấu tạo tơi, xốp, nhiều lỗ
18


hổng nên có khả năng chứa và thấm nước tốt. Chiều dày lớp vỏ phong hóa từ 5m÷15m, có
khi 20m.
Do phân bố trên sườn núi dốc đỉnh cao do đó lượng nước lưu giữ trong lớp vỏ
phong hóa không lớn.
Lũ tích và bồi tích phân bố trên những diện hẹp ở thung lũng ven suối. Lớn nhất là
thung lũng Minh Lương và thung lũng Nậm Say.
Thành phần gồm: sét, cát, cuôi, sỏi, tảng lăn. Chúng có cấu tạo bở rời, nhiều lỗ
hổng có khả năng thám chứa nước tốt. Nước tồn tại và lưu thông trong lỗ hổng của trầm
tích, xuất lộ dưới dạng thấm dỉ hoặc là dòng nhỉ, lưu lượng biến đổi từ 0.321 l/s ÷ 0.369
l/s, lưu lượng trung bình là 0.370 /s
*Đới chứa nước khe nứt trong trầm tích hệ tầng Nậm Qua
Các trầm tích thuộc hệ tầng Nậm Qua lộ ra thành hai dải kéo dài từ cầu treo Nậm Say về
phái Tây Bắc của khu, chỗ hẹp nhất là đầu Tây Bắc, mở rộng ở giữa và thu nhỏ dần về

đầu Đông Nam, chia thành hai dải các đá núi lửa của phức hệ Nậm Say.
Thành phần thạch học chủ yếu là: Cát kết, sạn sỏi kết xen vài thấu kính đá vôi sét,
đá phiến sericit với bề dày > 300m. Đá trong đới biến vị mạnh, nứt nẻ nhiều, bề rộng khe
nứt từ 1mm đến 10mm, vật chất lấp nhét khe nứt là sét, cát lần mùn thực vật.
Nước tồn tại và lưu thông theo khe nứt. Nước trong đới xuất lộ ở dạng thấm rỉ
chảy thành dòng nhỏ lưu lượng nguồn lộ được biến đổi từ 0,06011l/s ÷ 0.993l/s, trung
bình 0.362 l/s.
*Đới chứa nước khe nứt trong các thành tạo núi lửa thuộc phức hệ Nậm Say
Các thành tạo núi lửa trong phức hệ Nậm Say chiếm 2/3 diện tích khu Minh
Lương. Dựa vào cấu tạo địa chất, Thành phần thạch học, tướng đá có thể chia đặc điểm
địa chất thủy văn trong phức hệ Nậm Say theo tướng đá như sau:

19


-Đặc tính chưa nước trong tướng phun nổ: Đá thuộc tướng phun nổ phân bố rộng
rãi và có quan hệ mật thiết với các thân quặng vàng.
Thành phần thạch học gồm: tuf, hạt thô, hạt vừa, cuội kết núi lửa. Khe nứt phát
triển nhiêu, độ mở khe nứt từ 1mm đến 8mm, vật chất lếp nhét là: sét, cát mùn thực vật.
Nước xuất lộ ở dạng thấm dỉ hoặc dòng nhỏ, lưu lượng của nguồn lộ quan sát được từ
0.022 l/s ÷ 1.34 l/s, trung bình 0.24 l/s.
-Đặc tính chứa nước trong tướng phun trào thực thụ: Đá thuộc tướng này lộ diện
nhỉ ở trong khu.
Thành phần thạch học chủ yếu gồm: Ryotrachyt, ít hơn là Ryolit. Các khe nứt tách
khá phát triển, đặc biệt các hệ thống khe nứt phương á vĩ tuyến, á kinh tuyến Tây BắcĐông Nam, các khe nứt này có hướng cắm vuông góc hoắc chéo góc với hướng cắm với
mặt éo của đá và duy trì thao chiều sâu đến hàng trăm mét. Khe nứt phát triển nhiều và độ
mở > 8mm vật chất lấp nhét là cát mùn thực vật. ở đây chứa nước khá tốt qua kết quả
nghiên cứu cho thấy lưu lượng biến đổi từ 0.1 l/s ÷ 0.0506 l/s, trung bình 0.3 l/s
*Đới chứa nước khe nứt trong các thánh tạo xâm nhập phức hệ Phu Sa Phìn
Trong diện tích khu Minh Lương thành tạo xâm nhập chiếm diện tích không đáng

kể, chúng là những khối nhỏ xuyên lên trên lên dọc theo các đứt gãy. Thành phần thạch
học chủ yếu của các khối xâm nhập là granosyenit granit kiềm. Đá có kiến trúc dạng
porphyr, cấu tạo khối, ít nứt nẻ. Nước tồn tại và lưu thông trong các khe nứt của đá, lwuu
lượng biến đổi từ 0.018 l/s ÷ 0.039 l/s trung bình 0.03 l/s.
Nước lưu thông và tồn tại theo các khe nứt, thường theo ranh giới tiếp xúc với đá vây
quanh, xuất lộ ít, thuộc đới nghèo nước. Nguồn cung cấp cho nó chủ yếu là nước mưa,
miền thoát là mạng xâm thực địa phương. Mặt khác chúng nằm xa các thân quặng thăm
dò nên không gây ảnh hưởng đến việc thiết kế khai thác sau này.
1.3.2. Đặc điểm địa chất công trình

20


1.3.2.1. Các hiện tượng địa chất công trình
Các hiện tượng địa chất động lực xảy ra chủ yếu ở khu Minh Lương đó là trượt, sạt
lở và xói mòn.
Trượt thường xảy ra trong lớp đất phủ và ở phần phong hóa của các đá vụn núi lửa
thuộc hệ tầng Nậm Say. Trượt xảy ra nhiều váo mùa mưa và thường tại những nơi sườn
dốc, ta luy đường có độ dốc > 600. Vào các đợt mưa lớn, kéo dài, đất đá trên sườn dốc
ngấm no nước nên tải trọng tăng giảm ma sát di chuyển xuống dưới.
Xói mòn sạt lở thường xảy ra trên diện tích phân bố các đá bị phong hóa mạnh và
đất phủ ở sườn cao và dốc. Đặc biệt trên sườn núi không hoặc ít cây cối. Đá phong hóa bọ
rửa trôi, sạt lở, thành từng chỏm, từng mảng di chuyển xuống dưới.
Các hiện tượng trượt lở, xói mòn, sạt lở xảy ra ở khu thăm dò, có quy mô không
lớn, ít gây trở ngại cho công tác thă, dò địa chất và khai thác.
1.3.2.2. Đặc tính cơ lý của đất đá và khoáng sản
Dựa vào độ bền cơ học chia đất đá trong khu Minh Lương ra 2 loại:
- Đất đá mềm yếu, kém ổn định gồm: Lớp đất phủ và phần đá gố bị phong hóa.
Chiều dày lớp dao động từ 0,5 đến 24m. Khi khoan, đào qua chúng, thành và vách công
trình dễ bị sập lở

- Đá rắn chắc ổn định là phần đá gốc còn tươi, chưa bị phong hóa. Phần đá gốc còn
tươi bao gồm: Đá tuf hạt mịn đến hạt thô và các mạch thạch anh sulphyr- vàng.
1.3.2.3. Khoáng sản
Theo kết quả đánh giá quặng vàng gốc ở vùng Minh Lương- Sa Phìn do liên đoàn
địa chất Tây Bắc thực hiện, cho thấy khu Minh Lương rất có triển vọng về quặng vàng.
Quặng vàng khu Minh Lương thuộc loại thách anh sulphyr- vàng. Các kết quả phân tích

21


mẫu trong các thân quặng cho không có biểu hiện của wolfram, molibden, chì, kẽm. Bên
cạnh đó còn vật liệu xây dựng .

CHƯƠNG 2:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ ĐỂ TÌM KIẾM ĐỐI TƯỢNG
2.1. Mục đích và nhiệm vụ thi công địa vật lý
2.1.1. Mục đích tìm kiếm đối tượng

22


Đánh giá tiềm năng vàng khu vực Minh Lương- Văn Bàn- Lào Cai, xác định các lỗ
khoan thăm dò khoanh vùng khai thác.
2.1.2. Nhiệm vụ giao cho công tác địa vật lý
Theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Nghiệp, Tổng công ty khoáng sản Việt Nam,
tháng -2003 công ty TNHH Nhà nước một thành viên Khoáng sản 3 đã tiến hành khảo sát
đợt 1 khu Minh Lương, báo cáo hiện trạng gửi Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Nghiệp, Tổng công ty Khoáng sản Việt
Nam tháng 6/ 2004, Công ty tổ chức đợt khảo sát thứ 2: khảo sát thực địa Minh LƯơng,
SA phìn để lập hồ sơ thăm dò khai thác. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá quặng

vàng gốc Minh Lương, Sa Phìn- Lào Cai do liên đoàn địa chất Tây Bắc thi công từ năm
1999 đến năm 2002.
Nhiệm vụ của công tác địa vật lý:
- Xác định vị trí đối tượng trên diện tích khảo sát địa vật lý
- Theo dõi đối tượng phát triển xuống sâu, đánh giá quy mô các đới chứa quặng, chiều
sâu, bề dày các đới.
Để theo dõi các đới chứa quặng phát triển xuống sâu trên diện tích khu vực Minh
Lương- Văn Bàn- Lào Cai, các nhà địa vật lý đã áp dụng phương pháp đo saai đa cực
phân cực đối xứng Wenner- Schlumberger.
2.2. Phương pháp kỹ thuật thi công
2.2.1. Mạng lưới khảo sát
Trên diện tích thăm do 1.27 km 2 bố trí 3 tuyến đo (T1, T2, T3), phương vị của
tuyến đo là 300, phương Tây Bắc- Đông Nam để theo dõi đới chứa quặng kéo dài theo
phương Đông Bắc- Tây Nam. Khoảng cách giữa các tuyến đo là 100m. Khoẳng cách
điểm đo trên tuyến là 10m
23


Tại các điểm đo tiến hành phát các tuyến đo vuông góc với phương cấu tạo của địa
chất. Công tác định tuyến được thực hiện bằng địa bàn thước dây, cứ 10m thì cắm một
cọc và đo độ cao địa hình tại tất cả các cọc trên tuyến, các cọc đều có ghi số thứ tự. Cọc
mốc trên tuyến đều xác định tọa độ bằng GPS. Các tuyến đo được phát them về hai cánh
để chạy cực đo sâu. Sơ đồ bố trí tuyến đo địa vật lý được thể hiện trên hình 3
2.3.2. Máy móc, thiết bị đo, tham số đo ghi.
2.3.2.1. Máy móc, thiết bị đo
+ Máy đo
Để đo đánh giá các đới chứa quặng phát triển xuống sâu sử dụng trạm phâ cực một
chiều của Canada với máy phá TSQ-3 và đầu thu IPR-12
+ Thời gian phát dòng
Để xác định thời gian phát dòng đã đo thí nghiệm với các thời gian phát là 2s, 4s,

8s. Qua kết quả đo thí nghiệm đã chọn được thời gian phát tối ưu chp toàn bộ diện tích
nghiên cứu là 4s.
+ Chế độ phát dòng
Khu vực nghiên cứu có tầng phủ phong hóa khá dày, đất khô và tơi xốp, nên việc
đo đạc gặp nhiều khó khan, khi đo đã phát hết công suất của máy và đống cực chùm vớ
chiều dài cực là 1,5m, các điểm đo có cường độ dòng nằm trong khoảng từ 200mA đến
1500m A, cá biệt có một số điểm dòng chỉ đạt khoảng 150mA.
+ Thiết bị đo
Theo đề án đề ra là đo mặt cắt với một kích thước thiết bị . Song theo yêu cầu của
đề án, để khoanh định được quy mô phân bố trong không gian của các thân quặng phục
vụ cho việc luận giải tài liệu địa hóa và xây dựng mô hình địa chất các mỏ vàng Minh

24


Lương. Công tác đo sâu phân cực bằng thiết bị được sử dụng là A na M a N na B với a=
10m, n=14; a=20m, n=25; a= 40m, n=36.
Kỹ thuật đo đạc ngoài thực địa được tuân thủ phạm của theo quy phạm của phương
pháp và lý lịch máy.
2.3.2.2. Tham số đo ghi
Ở đây sử dụng hệ thiết bị đối xứng Wenner- Schlumberger đồng thời đo hai tham số sau:
+Giá trị của điện trở suất biểu kiến được xác định theo công thức:
k  K

U
I

Với K là hệ số thiết bị, K= πan(n+1)
Để đo độ phân cực biểu kiến người ta dung hệ thiết bọ đo như hệ thiết bị đo của phương
pháp điện trở suất. Phát dòng điện I qua hai cực phát AB, sau 2-3 phút đo U ở hai điện

cực thu MN, sau đó ngắt dòng và đo

U pc

ở các điểm t=0.075s, 0.15s, 0.25s, 0.5s,…

+Độ phận cực biểu kiến được tính bằng tỷ số giữa hiệu điện thế phân cực kích
thích

U pc

và hiệu điện thế U của trường sơ cấp, tỷ số này tính ra %
k 

U pc
U

100%

2.2.3. Khối lượng thi công, chất lượng tài liệu
+ Công tác đo sâu phân cực được thực hiện trên 3 tuyến với tổng số 246 điểm, khối
lượng cụ thể trên mỗi tuyến đo như sau:
STT

Tên

Từ

Đến


Chiều

Số điểm

1

tuyến
T1

cọc
-32

cọc
3

dài
700m

đo
70

25


×