Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

De kiem tra tieng viet 8 ki II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.01 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 19/4/2015
Ngày kiểm tra: 24/4/2015
Tiết: 130
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản
qua phân môn tiếng việt đã học ở học kì II lớp 8: kiểu câu, hành động nói, hội
thoại. Đánh giá kĩ năng nhận biết và vận dụng kiến thức và kĩ năng phân tích cấu
tạo và thành phần câu; kĩ năng xác định lượt thoại, cách lựa chọn trật tự từ trong
câu; kĩ năng viết đoạn văn.
B. HÌNH THỨC: Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
MA TRẬN
C/độ
Tên c/đề
Hành động
nói

Nhận biết
TN
Biết được
hành động
nói trong
câu văn
(C1- 1,0)

TL

Thông hiểu
TN

TL



Hội thoại

T/số câu
T/số điểm
Tỉ lệ

Tổng

Hiểu được
tác dụng
của sắp
xếp trật tự
từ (C4,
ý1,2-3,0)

Lựa chọn
trật tự từ
trong câu

Câu cầu
khiến

Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL

HS giải
thích được
mục đích
nói của câu
văn (C31,0)
Viết được
đoạn hội
thoại sử
dụng câu
phân loại
theo mục
đích nói và
xác định
được vai xã
hội (C5-4)

Biết tác
dụng của
câu cầu
khiến (C2ý1-0,25)
Số câu: 2
Số điểm: 2,0
20%

Số câu: 1
Số điểm: 3,0

Số câu: 1
Số điểm: 1,0


Số câu: 1
Số điểm: 4,0

Số câu: 5
Số điểm: 10

30%

10%

40%

100%


D. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1 (1®): §äc đoạn trích sau vµ tr¶ lêi c©u hái:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong
tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo
ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ
chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực
hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 7, Tập 2)
1.1. Câu văn “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý” diễn tả hành
động nói nào ?
A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển
D. Bộc lộ cảm xúc

1.2. Trong các câu sau câu nào thể hiện hành động điều khiển?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Tinh thần yêu nước có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê
rõ ràng, dễ thấy.
C. Tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý được cất giấu kín đáo trong
rương, trong hòm.
D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa
ra trưng bày.
1.3. Đoạn văn trên có mấy câu diễn tả hành động điều khiển?
A. Một câu
B. Hai câu
C. Ba câu
D. Bốn câu
1.4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Câu 2 (1 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái với đáp án mà em cho là đúng nhất.
1. Câu cầu khiến dưới đây dùng để làm gì?
“Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc này cũng còn là sớm!”
A. Khuyên bảo
C. Yêu cầu
B. Ra lệnh
D. Đề nghị
2. Hành động nói là gì?
A. Là vừa hoạt động vừa nói
B. Là lời nói dẫn đến hành động
C. Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
D. Là hành động để đạt mục đích nói.

3. Có những kiểu hành động nói nào thường gặp?
A. Hỏi, trình bày, đe dọa, dự đoán
B. Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc
C. Báo tin, kể, nêu ý kiến, dự đoán
D. Tả, cầu khiến, thách thức, bộc lộ cảm xúc.
4. Người ta dựa vào yếu tố nào để dặt tên cho hành động nói?
A. Mục đích của hành động nói
B. Quan hệ giữa người nói và người nghe
C. Ý nghĩa của hành động nói
D. Nội dung của hành động nói
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 3 (1,0 điểm)


Dựa vào đoạn trích ở phần trắc nghiệm I.1, em hãy cho biết vị trí của hai
câu cuối đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó?
Câu 4: (3,0 điểm)
a. Sắp xếp trật tự từ có tác dụng như thế nào?
b. Hãy sắp xếp cụm từ in đậm trong câu: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái
nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) bằng hai cách khác
nhau. Cách sắp xếp nào hợp lí? Vì sao?
Câu 5: (4,0 điểm)
Viết một đoạn hội thoại (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng một số kiểu câu
phân loại theo mục đích nói và cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội
thoại đó. (Chỉ rõ các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã dùng)
E. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
- Gồm 2 câu, làm đúng mỗi câu được 1,0 điểm
+ Câu 1: gồm 4 ý mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1.1. B

1.2. D
1.3. B
1.4. D
+ Câu 2: gồm 4 ý mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu
Đáp án Đ

1
A

2
C

3
B

4
A

II. Tự luận (8,0 điểm)
* Yêu cầu về nội dung: HS nêu được như sau:
Câu 3 (1,0 điểm)
Học sinh dựa vào đoạn trích ở phần trắc nghiệm I.1 trả lời được: Hai
câu 5,6 (mục đích cầu khiến) Bác đặt cuối đoạn văn, sau câu 1,2,3 (có mục đích
trình bày) vì như thế sẽ làm tăng thêm sức thuyết phục với nhân dân, người dân đã
hiểu rõ và được khích lệ thêm lòng yêu nước vốn có và sẽ tự nguyện thực hiện
theo lời dạy của Bác.
Câu 4 (3 điểm)
a. Tác dụng (1 điểm) (4ý- mỗi ý đúng cho 0,25đ)
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hành động, đặc điểm.

- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm vủa sự vật, hiện tượng;
- Liên kết câu với câu khác.
- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
b. Sắp xếp cụm từ in đậm trong câu, giải thích (2,0 điểm)
- Có thể sắp xếp câu như sau (1,0 điểm)
+ Tre giữ nước, giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
+ Tre giữ làng, giữ nước, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh.
- Chỉ ra cách sắp xếp hợp lí ? Vì sao ? (1,0 điểm)
+ Cách sắp xếp trật tự từ trong văn bản đã cho của Thép Mới mang lại hiệu
quả diễn đạt cao.


+ Vì diễn đạt theo trình tự từ nhỏ bé đến rộng lớn, từ gần đến xa, tạo sự hài
hòa về ngữ âm, tạo nhịp điệu cho câu văn.
Câu 4 (4,0 điểm)
- Viết được đoạn hội thoại theo yêu cầu (2,0 điểm)
- Chỉ ra các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và vai xã hội (2,0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: HS trả lời đúng, trình bày sạch đẹp; không mắc
lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả. Phần giải thích tại sao sắp xếp trật tự từ là hợp lí
rõ ràng, chính xác. Đoạn văn hội thoại phù hợp, có sử dụng một số kiểu câu phân
loại theo mục đích nói
hợp lí, diễn đạt mạch lạc, liên kết câu đảm bảo lô gic.
* Lưu ý: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách; khi chấm, giáo viên cần căn cứ
vào bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. Khuyến khích những bài viết sáng
tạo.
4. Củng cố.
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học bài.
- Ôn tập toàn bộ phần TV từ đầu năm.
- Chuẩn bị tiết: Ôn tập Tập làm văn (trả lời các câu hỏi và làm bài tập SGK)




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×