Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Thuế đối với giao dịch thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 132 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGC ANH

THUế ĐốI VớI GIAO DịCH THƯƠNG MạI ĐIệN
Tử
THEO PHáP LUậT VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC


HÀ NỘI - 2018


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGC ANH

THUế ĐốI VớI GIAO DịCH THƯƠNG MạI ĐIệN
Tử
THEO PHáP LUậT VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 8380101.05

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TH LAN HNG



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Ngọc Anh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục bảng, hình và hộp
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ ĐIỀU
CHỈNH ĐỐI VỚI GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.............9

1.1.
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ..............................................................................................9
1.1.1. KHÁI NIỆM THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..............................................9
1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ...............11
1.1.3. QUY TRÌNH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ......................13
1.2.
NGUYÊN TẮC PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ...................................................................................15
1.2.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT
THUẾ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.................15
1.2.2. NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT THUẾ ĐIỀU CHỈNH GIAO DỊCH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ....................................................................18
1.2.3. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ............................................22
1.3.
KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA VỀ THUẾ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ...................................................................................26
1.3.1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC..............................................26
1.3.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN..............................29
1.3.3. KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN...................................................31
1.3.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM............................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................34


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI GIAO
DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM.......................35
2.1.
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA CÁC LUẬT THUẾ VỀ

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM.............35
2.1.1. CHỦ THỂ CÓ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ.............................................36
2.1.2. XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ NỘP THUẾ.................................................43
2.2.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM............59
2.2.1. ĐĂNG KÝ, TÍNH THUẾ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ............................62
2.2.2. QUẢN LÝ THÔNG TIN CHỦ THỂ NỘP THUẾ..............................63
2.2.3. ẤN ĐỊNH THUẾ, TRUY THU THUẾ...............................................68
2.2.4. THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ......................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................70
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ VỀ PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..................................................................71
3.1.
ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM..................71
3.1.1. THÚC ĐẨY GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHÁT
TRIỂN.................................................................................................71
3.1.2. BẢO ĐẢM SỰ PHÙ HỢP VỚI CAM KẾT QUỐC TẾ.....................73
3.1.3. KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP PHÁT SINH TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..................................................................73
3.2.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ
ĐỐI VỚI GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI
VỚI GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
.............................................................................................................74
3.2.1. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI

GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ............................................74


3.2.2. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT THUẾ ĐỐI VỚI GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM..................................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................91
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEC

Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATM

Máy rút tiền tự động

B2B

Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp

B2C


Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

B2G

Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản
lý nhà nước

Baht

Đơn vị tiền tệ của Thái Lan

BEPS

(Chống) xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận

BTU

Công suất làm lạnh của điều hòa (lượng năng lượng cần
thiết để 1 pound (454gram) nước tăng lên 1 độ F)

C2C

Giao dịch TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng

C2G

Giao dịch TMĐT người tiêu dùng (công dân) với các cơ
quan quản lý nhà nước


CNĐKDN

Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

EC

Ủy ban Châu Âu

EEC

Liên minh kinh tế Á – Âu

EFTA

Khối thương mại tự do Châu Âu

EU

Liên minh Châu Âu

FTA

Hiệp định thương mại tự do

G20

Diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh
tế lớn nhất (tính theo GDP - PPP) và Liên minh châu Âu (EU)

G2G


Giao dịch TMĐT giữa các cơ quan quản lý nhà nước

GTGT

Giá trị gia tăng

Hiệp định tránh Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn
đánh thuế hai lần lậu đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa
Việt Nam và các nước/vùng lãnh thổ
NTNN

Nhà thầu nước ngoài


OECD

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

TMĐT

Thương mại điện tử

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


TPP - CPTPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

UN

Liên hợp quốc

UNCITRAL

Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế

USD

Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ

VECOM

Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam

WB

Ngân hàng thế giới

WTO


Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ HỘP
BẢNG 2.1: TÓM TẮT VỀ CÁC CHỦ THỂ NỘP THUẾ TRONG GIAO
DỊCH TMĐT...............................................................................41
HÌNH 2.1. QUY TRÌNH QUẢNG CÁO TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG
(IOS, ANDROID)........................................................................54
HỘP 2.1.

MINH HỌA VỀ THUẾ ĐÁNH VÀO THU NHẬP TỪ
DỊCH VỤ GẮN VỚI ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ
CỦA NGUYỄN HÀ ĐÔNG.......................................................52

HỘP 2.2.

MINH HỌA VIỆC “NÉ” THUẾ GTGT, TNCN CỦA CAO
THỊ THÙY DUNG KHI KINH DOANH QUA MẠNG XÃ
HỘI FACEBOOK........................................................................65

Hộp 2.3.

Minh họa việc “né” thuế NTNN đánh trên doanh thu từ dịch
vụ Booking.com, Agoda.com......................................................67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia có dân số trẻ và có khả năng thích ứng nhanh với

công nghệ thông tin và thiết bị điện tử thông minh trong hoạt động thương
mại, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển rất lớn về TMĐT.
Theo kết quả nghiên cứu mới được Tổng cục thuế công bố, hoạt động
TMĐT ở Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt
bậc với nhiều phương thức đa dạng, sáng tạo và linh hoạt, phù hợp với xu
thế phát triển chung của thế giới trong tiến trình thực hiện cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
Cũng như hoạt động kinh doanh khác, các chủ thể tiến hành hoạt động
TMĐT nói chung và giao dịch TMĐT nói riêng có nghĩa vụ kê khai và nộp
thuế vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nguồn thu vào ngân sách từ hoạt
động này hiện nay vẫn chưa tương xứng với quy mô hoạt động và thu nhập
của các chủ thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó bao
gồm TMĐT có tính chất đặc thù và hình thức hoạt động đa dạng, phức tạp, sử
dụng công nghệ cao trong khi Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một chính sách
thuế và quy trình quản lý thuế riêng nên việc xác định thuế suất, doanh thu,
chi phí và thu nhập khi tính thuế nhiều lúc còn tùy tiện, các chủ thể cố tình
khai giảm hoặc trốn doanh thu thông qua việc không xuất hóa đơn hoặc xuất
hóa đơn với giá trị danh nghĩa thấp hơn nhiều so với giá trị thanh toán thực tế
để né thuế, trốn thuế khiến cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm
soát và quản lý các chủ thể cũng như nguồn thu vào ngân sách nhà nước. Xuất
phát từ thực tế đó, cần thiết phải nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độ
pháp luật để nhận diện một cách toàn diện về chính sách và quản lý thuế đối
với hoạt động TMĐT và những bất cập, hạn chế cần khắc phục, qua đó đề
xuất các giải pháp khả thi nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật thuế đối với

1


hoạt động TMĐT để hạn chế đến mức tối đa gian lận thuế, gây thất thu cho
ngân sách nhà nước. Với lý do đó, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn thạc

sỹ “Thuế đối với giao dịch thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về pháp luật thuế điều
chỉnh giao dịch TMĐT và tham khảo kinh nghiệm xây dựng pháp luật thuế
đối với giao dịch TMĐT theo pháp luật của một số nước có điều kiện tương
đồng với Việt Nam, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng
để điều chỉnh pháp luật thuế Việt Nam.
Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
thuế đối với giao dịch TMĐT tại Việt Nam nói chung và cụ thể trong một số
hình thức giao dịch TMĐT phổ biến để tìm ra những tồn tại, hạn chế trong
các quy định pháp luật Việt Nam dẫn đến thất thu thuế trong thời gian qua.
Thứ ba, trên cơ sở những tồn tại, hạn chế của pháp luật và bài học
kinh nghiệm đã đúc kết, luận văn đề xuất một số định hướng, quan điểm
xây dựng chính sách, pháp luật và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện
pháp luật thuế đối với giao dịch TMĐT, một mặt khuyến khích sự phát
triển của TMĐT, mặt khác tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đặc biệt
trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục đích nghiên cứu tổng quát trên, nhiệm vụ nghiên cứu
đặt ra là:
Đối với mục tiêu thứ nhất, cần thiết tìm hiểu những vấn đề chung về
khái niệm, đặc điểm, nội dung điều chỉnh của TMĐT và pháp luật thuế đối
với giao dịch TMĐT… đồng thời nghiên cứu hoạt động điều chỉnh pháp luật
thuế đối với giao dịch TMĐT của một số nước trong khu vực, sau đó chỉ ra

2



một số kinh nghiệm có thể áp dụng được đối với Việt Nam.
Đối với mục tiêu thứ hai, cần phân tích, đánh giá về thực trạng pháp
luật và thực tiễn thực hiện pháp luật thuế đối với giao dịch TMĐT tại Việt
Nam hiện nay, bao gồm pháp luật thuế nội dung và pháp luật thủ tục hành
chính thuế đối với giao dịch TMĐT nói chung (bao gồm giao dịch TMĐT
xuyên biên giới) như cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông thường trên website,
cung cấp các sản phẩm nội dung số, dịch vụ nội dung số và các phần mềm
ứng dụng trên các kho ứng dụng, bán hàng trên các trang mạng xã hội để có
nhận định cơ bản về sự đầy đủ cũng như tính đồng bộ của các quy định pháp
luật thuế hiện hành điểu chỉnh đối với giao dịch TMĐT.
Đối với mục tiêu thứ ba, đề xuất một số kiến nghị về định hướng pháp
luật thuế đối với giao dịch TMĐT, quan điểm xây dựng pháp luật thuế đối với
hoạt động TMĐT và một số kiến nghị cụ thể trong từng lĩnh vực thuế (bao
gồm thuế nội dung và thủ tục hành chính thuế).
3. Tính mới và đóng góp của đề tài
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học các vấn đề lý luận của pháp luật
thuế điều chỉnh giao dịch TMĐT, đúc rút các bài học kinh nghiệm xây dựng
pháp luật thuế của một số nước trên thế giới, luận văn đã làm rõ nhu cầu sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp luật thuế điều chỉnh đối với giao dịch TMĐT,
một lĩnh vực mới và đặc thù đang phát triển nhanh và mạnh tại Việt Nam.
Luận văn đã đánh giá tổng thể về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật thuế đối với giao dịch TMĐT tại Việt Nam, chỉ ra những ưu và
nhược điểm, đặc biệt là những tồn tại và hạn chế, làm rõ các yêu cầu cấp thiết
của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về
TMĐT với những đặc thù về nội dung cũng như phương thức thực hiện ở Việt
Nam hiện nay.
Từ các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra các số định
hướng, quan điểm xây dựng chính sách, pháp luật và kiến nghị một số giải

3



pháp mang tính khả thi hoàn thiện pháp luật thuế đối với giao dịch TMĐT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về pháp luật thuế nội dung và pháp luật thủ tục
hành chính thuế áp dụng đối với giao dịch TMĐT tại Việt Nam. Do mỗi mô
hình giao dịch TMĐT có tính chất và đặc điểm khác nhau nên các sắc thuế áp
dụng cũng khác nhau, mức thuế suất cũng như cách xác định số thuế phải nộp
cũng không đồng nhất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Theo thống kê của OECD, hiện nay có 28 hình thức giao dịch TMĐT,
được chia thành 8 nhóm chính sau đây:
Nhóm 1: Cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông thường trên website bán
hàng trực tuyến, sàn giao dịch TMĐT, sàn đấu giá trực tuyến.
Nhóm 2: Cung cấp tên miền, không gian lưu trữ website (webhosting),
cho thuê máy chủ, cung cấp dịch vụ lưu trữ, giải pháp phần mềm trên nền
tảng công nghệ điện toán đám mây
Nhóm 3: Cung cấp trò chơi điện tử trên mạng internet (bán vật phẩm ảo
trong trò chơi điện tử, mã quà tặng (gift code), đặt quảng cáo trực tuyến…)
Nhóm 4: Cung cấp các sản phẩm số (nhạc, phim, ebook) và các ứng
dụng phần mềm (trò chơi điện tử, báo điện tử, nhạc, phim, truyền hình) trên
các kho ứng dụng
Nhóm 5: Khai thác, kinh doanh tiền điện tử, tiền ảo
Nhóm 6: Cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến
Nhóm 7: Cung cấp dịch vụ kết nối trực tuyến trong mô hình kinh tế
chia sẻ (uber, airbnb…)
Nhóm 8: Bán hàng trên các trang mạng xã hội
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung phân tích


4


các luật thuế nội dung và Luật quản lý thuế áp dụng đối với một số mô hình
giao dịch TMĐT phổ biến tại Việt Nam bao gồm: hoạt động cung cấp hàng
hóa, dịch vụ thông thường trên website (gồm website bán hàng trực tuyến, sàn
giao dịch TMĐT, sàn đấu giá trực tuyến); cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
nội dung thông tin số, các phần mềm ứng dụng trên các kho ứng dụng; và bán
hàng trên các trang mạng xã hội. Liên quan đến giới hạn chủ thể tham gia,
luận văn nghiên cứu các nhóm giao dịch chính là giao dịch TMĐT giữa doanh
nghiệp và doanh nghiệp (B2B), giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và người
tiêu dùng (B2C), giao dịch TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng
(C2C) do đây là những nhóm có nhiều giao dịch kinh doanh nhất, hiện tồn tại
nhiều bất cập liên quan đến việc áp dụng pháp luật thuế và quản lý thuế. Đồng
thời, đây là một trong những vấn đề đang được cơ quan thuế của nhiều nước
trên thế giới quan tâm do dẫn đến “xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi
nhuận”. Xét về phạm vi lãnh thổ, luận văn nghiên cứu các giao dịch được
thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam và giao dịch xuyên biên giới.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của TMĐT, trên thế giới và Việt Nam đã có
nhiều công trình nghiên cứu về TMĐT dưới góc độ kinh tế cũng như pháp lý.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận
văn có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ, những công trình này là cơ sở cho việc
nghiên cứu đề tài, mặt khác còn gợi mở những vấn đề tiếp theo cần phải giải
quyết, đồng thời, đây cũng là những tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong quá
trình triển khai nghiên cứu đề tài.
5.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế
Có thể nói, cùng với sự phát triển nhanh của các giao dịch TMĐT và
trước những nguy cơ thất thu thuế do pháp luật không theo kịp với sự phát triển
đó, do vậy, các nước hiện dành rất nhiều sự quan tâm đến việc điều chỉnh pháp

luật thuế đối với TMĐT. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu được công bố

5


quốc tế bao gồm: các điều kiện khung về đánh thuế đối với TMĐT (Electronic
Commerce: Taxation Framework Conditions) và Kế hoạch hành động thứ nhất
của Dự án chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận với tên gọi
Giải quyết các thách thức về thuế trong nền kinh tế số (Addressing the tax
challenges of the digital economy) do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) phát hành năm 2015, Tax challenges in the digital economy do Nghị
viện Châu Âu phát hành năm 2016 hay các bài nghiên cứu Taxation issue in a
world of electronic commerce của tác giả Dale Pinto trên tạp chí Journal of
Australia Taxation năm 1999, bài nghiên cứu E-commerce Taxation in China
của tác giả Rifat Azam trên tạp chí Journal of Chinese Tax & Policy năm 2012,
bài nghiên cứu Taxation in the digital economy – How much will things
change? của tác giả Seun Adu năm 2016.
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu về hệ thống thuế điều chỉnh giao dịch TMĐT tại Việt
Nam dưới góc độ kinh tế được thực hiện khá nhiều. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu nội dung này dưới góc độ pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. Hiện
tại chưa có công trình nghiên cứu cụ thể và chi tiết về pháp luật thuế điều
chỉnh giao dịch TMĐT tại Việt Nam nào được công bố. Trong khi đó, như đã
trình bày ở trên, hoạt động này ngày một đa dạng, phức tạp và việc quy định
chính sách cũng như quản lý của cơ quan thuế còn nhiều khó khăn và bất cập
đòi hỏi sự quan tâm đúng mức không chỉ từ phía các cơ quan thuế. Vì vậy, sản
phẩm nghiên cứu này phần lớn tham khảo những công trình nghiên cứu được
viết dưới góc độ kinh tế như:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2016 về Giải pháp hoàn
thiện chính sách và quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT do Th.S Nguyễn

Quang Tiến, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính làm chủ nhiệm;
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện năm 2014 về Giải pháp
tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT ở Việt Nam do
ThS. Phạm Nữ Mai Anh, Học viện Tài chính làm chủ nhiệm đề tài;

6


- Luận văn thạc sỹ Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT - Kinh
nghiệm của một số nước và đề xuất giải pháp áp dụng tại Việt Nam năm 2017
của học viên Nguyễn Thị Huệ;
- Chuyên đề Quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT của Tạp chí tài
chính, Kỳ 1 – Tháng 7/2015 (612) với các bài nghiên cứu của các tác giả
Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Văn Phụng, Nguyễn Quang Tiến, TS. Lý Phương
Duyên, ThS. Đỗ Thị Mai Hoàng Hà.
- Cùng các báo cáo, bài báo, tạp chí có liên quan.
Qua đó, nhận định và đánh giá tác động của chính sách thuế và việc
quản lý thuế dưới góc độ pháp luật.
6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, lý luận về pháp luật thuế điều chỉnh giao dịch TMĐT và kinh
nghiệm xây dựng pháp luật thuế đối với giao dịch TMĐT theo pháp luật của
một số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam.
Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
thuế đối với giao dịch TMĐT tại Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất một số định hướng, quan điểm xây dựng chính sách,
pháp luật và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế đối với giao
dịch TMĐT.
6.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu, luận văn đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chung của khoa
học xã hội và các phương pháp đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các
phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại…
Phương pháp phân tích: Được sử dụng chủ yếu để làm sáng tỏ những
quy định của pháp luật thuế điều chỉnh giao dịch TMĐT.

7


Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung nghiên
cứu một cách hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên hợp lý, dễ hiểu.
Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh quy định của pháp luật thuế
của Việt Nam với pháp luật của một số nước trong điều chỉnh giao dịch TMĐT.
Phương pháp phân loại: Phương pháp này được dùng để phân loại các
giao dịch TMĐT để làm cơ sở xác định thuế áp dụng trong trường hợp cụ thể.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng trong
thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu để phân tích, so sánh, tổng hợp. Cách thức
tiếp cận nguồn dữ liệu là thông qua quan sát, thu thập thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau (báo cáo, thông tin). Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài
bao gồm: các bài báo, bài nghiên cứu, báo cáo thường niên,… được đăng tải
trên các báo, tạp chí, thông tin từ các website, thông cáo báo chí của Bộ Tài
chính, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục thuế và các
tổ chức có uy tín khác.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được chia thành ba
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giao dịch thương mại điện tử và
pháp luật thuế điều chỉnh đối với giao dịch thương mại điện tử.

Chương 2: Thực trạng pháp luật thuế đối với giao dịch thương mại điện
tử tại Việt Nam.
Chương 3: Định hướng hoàn thiện và một số kiến nghị về pháp luật
thuế đối với giao dịch thương mại điện tử.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ ĐIỀU CHỈNH ĐỐI VỚI GIAO DỊCH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

8


1.1. Khái niệm, đặc điểm giao dịch thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT), còn gọi là electronic commerce, ecommerce, e-comm hay EC, được hiểu là việc tiến hành các hoạt động thương
mại trên nền tảng công nghệ thông tin, thông qua các phương tiện điện tử.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác và đầy đủ về TMĐT
bởi hoạt động này gắn bó mật thiết với sự phát triển của khoa học công nghệ,
một lĩnh vực đang thay đổi từng ngày và có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt
trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Mặt khác, mặc dù có nhiều định nghĩa về TMĐT được công bố nhưng mỗi
định nghĩa được tiếp cận dưới một góc độ khác nhau. Do đó, khái niệm TMĐT
được đề cập trong luận văn về mặt lý thuyết chỉ có ý nghĩa tương đối và được
sử dụng linh hoạt tùy từng thời điểm và hoàn cảnh nhất định.
Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc các doanh nghiệp sử dụng phương tiện
điện tử, bao gồm mạng internet và các mạng viễn thông khác, để mua bán
hàng hóa và dịch vụ. Còn theo nghĩa rộng, TMĐT là việc sử dụng bất kỳ
phương tiện điện tử nào trong quan hệ thương mại. Một số khái niệm tiêu
biểu như sau:
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra khái niệm TMĐT theo

nghĩa hẹp: bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, mua bán hoặc giao nhận
hàng hóa và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử [68].
Đồng quan điểm với WTO, Ủy ban Châu Âu (EC) định nghĩa thông
qua việc diễn giải chi tiết hơn, TMĐT là sự mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ
giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân thông qua các
giao dịch điện tử qua mạng internet hay các mạng máy tính trung gian (thông
tin liên lạc trực tuyến). TMĐT bao gồm việc đặt hàng hóa hoặc dịch vụ qua
mạng máy tính, nhưng việc thanh toán hoặc giao hàng được thực hiện trực

9


tuyến hay ngoại tuyến [58].
Ngược lại, Luật mẫu về TMĐT năm 1996 của Ủy ban Liên hợp quốc
về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) [67] đưa ra cách hiểu rộng hơn,
theo đó, thuật ngữ “thương mại” bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi mối
quan hệ có tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các mối
quan hệ có tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các giao
dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, đại
diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, thỏa thuận phân phối, cho
thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn, liên doanh…;
các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở
hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc
đường bộ. Như vậy, theo cách hiểu này, TMĐT bao quát hầu hết các lĩnh vực
hoạt động kinh tế. Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong các
lĩnh vực áp dụng TMĐT.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động TMĐT được hiểu là:
“Việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại
bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di
động hoặc các mạng mở khác” [15, Điều 3, Khoản 1]. Trong đó, hoạt động

thương mại là “hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lời khác” [28, Điều 3, Khoản 1] và phương tiện điện tử là
“phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính,
truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự” [27, Điều
4, Khoản 10]. Theo quy định này, thuật ngữ TMĐT được hiểu theo nghĩa rộng,
đòi hỏi phạm vi điều chỉnh pháp luật TMĐT phải toàn diện và cụ thể.
Tóm lại, TMĐT là hoạt động thương mại có sử dụng các phương tiện
điện tử được kết nối mạng để trao đổi thông tin nhằm tạo ra giá trị gia tăng

10


cho chủ thể áp dụng. Về cơ bản, TMĐT vẫn giữ bản chất là hoạt động
thương mại truyền thống. Tuy nhiên, do được áp dụng các công nghệ thông
tin, thời gian thực hiện giao dịch được rút ngắn, giảm thiểu chi phí đầu vào,
tăng hiệu quả và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nhờ đó tăng lợi
nhuận cho chủ thể áp dụng.
Ngoài khái niệm TMĐT còn có các khái niệm khác như kinh doanh
điện tử (e-business) hay thương mại di động (Mobile commerce hay Mcommerce). Kinh doanh điện tử được hiểu theo góc độ quản trị kinh doanh,
đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin và internet vào các quy trình, hoạt
động của doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động và tăng lợi ích của
khách hàng, dù có hay không có lợi nhuận. Còn thương mại di động được
hiểu là việc thực hiện các giao dịch thương mại thông qua các thiết bị điện tử
di động. Thuật ngữ này được sử dụng thường xuyên hơn trong những năm
gần đây do sự phát triển vượt bậc của ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, về bản
chất, các hoạt động này đều có thể được gọi chung là hoạt động TMĐT.
1.1.2. Đặc điểm của giao dịch thương mại điện tử
Giao dịch TMĐT có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về phạm vi giao dịch. Giao dịch TMĐT không bị giới hạn

trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (giao dịch xuyên quốc gia). Chỉ cần có
phương tiện điện tử được kết nối mạng, bất kỳ chủ thể nào ở bất cứ nơi đâu
đều có thể tham gia giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai, về chủ thể giao dịch. Khi thực hiện giao dịch TMĐT, cần tối
thiểu ba chủ thể tham gia bao gồm người mua, người bán và bên thứ ba có
chức năng hỗ trợ kỹ thuật cho các bên và/hoặc chứng thực trong quá trình
giao dịch. Bên thứ ba có thể (1) cung cấp các điều kiện hạ tầng kỹ thuật cho
giao dịch như hệ thống mạng, máy chủ, đường truyền để truyền tải và sao lưu

11


thông tin giao dịch, cung cấp tiền điện tử hoặc các hình thức thanh toán khác
qua mạng internet, mạng viễn thông và (2) xác nhận mức độ tin cậy của các
thông tin như xác nhận chữ ký điện tử…) [26].
Thứ ba, về đối tượng giao dịch. Đối tượng giao dịch trong lĩnh vực
TMĐT rất đa dạng, bao gồm những hàng hóa, dịch vụ thông thường và những
hàng hóa, dịch vụ đặc thù chỉ có thể trao đổi trong môi trường giao dịch điện
tử và/hoặc thông qua các phương tiện điện tử như sản phẩm nội dung số, dịch
vụ nội dung số, phần mềm ứng dụng…
Thứ tư, về phương thức giao dịch. Giao dịch TMĐT được thực hiện
ngay cả khi các chủ thể không quen biết nhau từ trước và không tiếp xúc
trực tiếp với nhau. Trong quá trình giao dịch, các bên tiến hành giao kết
hợp đồng, thỏa thuận điều chỉnh và thanh lý hợp đồng thông qua các thông
điệp, dữ liệu điện tử thay cho văn bản giấy truyền thống. Việc giao nhận
hàng hóa linh hoạt, đặc biệt là khi khách hàng mua các sản phẩm nội dung
số như âm nhạc, phim ảnh, sách báo, ứng dụng phần mềm. Việc thanh toán
tiền trong giao dịch TMĐT cũng thuận lợi khi người mua có thể thanh toán
bằng tiền mặt, hoặc chuyển tiền qua ngân hàng, hay sử dụng các phương
tiện thanh toán điện tử, qua máy tính hoặc điện thoại thông minh. Với

phương thức giao dịch này, TMĐT góp phần làm thay đổi thói quen mua
bán, tiêu dùng, tạo điều kiện cho tất cả mọi chủ thể có cơ hội ngang nhau
tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu.
Thứ năm, về thông tin giao dịch. Các thông tin về chủ thể và đối tượng
giao dịch được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Do vậy, các bên tham gia có thể chủ động tìm hiểu về đối tác và hàng hóa,
dịch vụ trước khi đàm phán, ký kết hợp đồng. Cụ thể, bằng việc truy cập vào
các website tìm kiếm như Google hoặc các cổng TMĐT, người mua có thể

12


nắm được một số thông tin cần thiết của người bán cũng như so sánh các
thông tin quan trọng của hàng hóa, dịch vụ người bán cung cấp (như tính
năng, chất lượng, giá cả, chế độ bảo hành…) trước khi quyết định mua hàng.
Điều này giúp tăng tính linh hoạt, giảm thiểu chi phí, góp phần thúc đẩy việc
cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Thứ sáu, về thời điểm và địa điểm giao dịch. Các chủ thể tham gia giao
dịch TMĐT có thể tiến hành giao dịch vào bất cứ thời điểm nào tại bất cứ nơi
đâu có kết nối mạng internet, mạng viễn thông.
Thứ bảy, mối tương quan giữa giao dịch TMĐT và công nghệ thông
tin. Sự phát triển của TMĐT gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông
tin. Khi công nghệ thông tin phát triển, việc áp dụng công nghệ thông tin vào
các hoạt động của doanh nghiệp sẽ khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các
giao dịch TMĐT. Ngược lại, sự phát triển của TMĐT với các cách thức đa
dạng hơn sẽ tạo động lực cho các nhà nghiên cứu phát triển công nghệ thông
tin như lập trình các phần mềm chuyên dụng, đẩy mạnh sản xuất, cải tiến các
thiết bị điện tử mới…[24, tr.26].
Với các đặc điểm trên, có thể khẳng định rằng TMĐT có những ưu thế
vượt trội hơn thương mại truyền thống. Do vậy, cần có chính sách và pháp

luật phù hợp để tạo điều kiện tối đa cho TMĐT phát triển.
1.1.3. Quy trình giao dịch thương mại điện tử
TMĐT đã phát triển qua ba cấp độ chủ yếu:
Cấp độ thứ nhất: Thương mại thông tin (information commerce hay icommerce), sau khi website xuất hiện, thông tin về doanh nghiệp và các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp được đưa lên website. Tuy
nhiên, thông tin chỉ mang tính giới thiệu và tham khảo. Việc trao đổi thông
tin, đàm phán về các điều khoản hợp đồng, giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân chủ yếu được thực

13


hiện qua giao dịch trực tiếp, email, diễn đàn… Thông tin trong giai đoạn này
phần lớn chỉ mang tính một chiều, thông tin hai chiều giữa người bán và
người mua còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trong giai đoạn
này, người mua có thể mua hàng trực tuyến, tuy nhiên việc thanh toán vẫn
thực hiện theo phương thức truyền thống.
Cấp độ thứ hai: Thương mại giao dịch (transaction commerce hay tcommerce). Nhờ có sự ra đời của thanh toán điện tử mà việc mua bán trực
tuyến được thực hiện dễ dàng hơn. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp xây
dựng mạng nội bộ để chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh
nghiệp, cũng như ứng dụng các phần mềm quản lý nhân sự, kế toán, bán
hàng, sản xuất, logistics và ký kết hợp đồng điện tử. Cũng trong giai đoạn
này, nhiều hàng hóa, dịch vụ mới cũng xuất hiện như sách điện tử và các sản
phẩm nội dung số.
Cấp độ thứ ba: Thương mại cộng tác (collaboration business hay cbusiness). Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của TMĐT, đòi hỏi sự phối hợp,
cộng tác cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách
hàng, ngân hàng và các cơ quan quản lý nhà nước. Giai đoạn này đòi hỏi việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình
sản xuất đến đầu ra của sản phẩm (phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng
cuối cùng). Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải triển khai các hệ thống

phần mềm quản lý khách hàng (Customer Relationship Management - CRM),
quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) và quản trị nguồn
lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) [24, tr.23-24].
1.2. Nguyên tắc pháp luật thuế đối với thương mại điện tử
1.2.1. Quan điểm xây dựng chính sách và pháp luật thuế đối với giao
dịch thương mại điện tử
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), về bản chất, hoạt

14


×