Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Ergonomic - Tiểu luận tư thế làm việc của thợ may tại gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 14 trang )

TƯ THẾ LÀM VIỆC CỦA THỢ MAY TẠI GIA

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU---------------------------------------------------------------------------3
1. Đặt vấn đề--------------------------------------------------------------------------------3
2. Mục tiêu nghiên cứu-------------------------------------------------------------------3
3. Nội dung nghiên cứu-------------------------------------------------------------------4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu---------------------------------------------------4
II. NỘI DUNG--------------------------------------------------------------------------------5
1. Khảo sát thực trạng--------------------------------------------------------------------5
1.1. Các tư thế của thợ may-----------------------------------------------------------5
1.2. Tác hại của việc ngồi sai tư thế của người thợ may------------------------6
2. Nguyên nhân-----------------------------------------------------------------------------8
3. Đề xuất cải thiện------------------------------------------------------------------------9
4. Đánh giá---------------------------------------------------------------------------------11
4.1. Mức độ khả thi--------------------------------------------------------------------12
III. LIÊN HỆ--------------------------------------------------------------------------------12
1. Ưu điểm---------------------------------------------------------------------------------13
2. Nhược điểm-----------------------------------------------------------------------------13
3. Đề xuất-----------------------------------------------------------------------------------14
IV. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN--------------------------------------------------------14


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong mọi hoạt động sản xuất và đời sống, Ergonomics luôn hướng tới mục tiêu
hiệu quả hoạt động của mối quan hệ Người- Máy- Môi trường. Tạo ra hiệu quả
trong công việc cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe khi tham gia vào hoạt
động lao động học tập trong mối quan hệ giữa con người, máy và môi trường.
Trong các mục tiêu của Ergonomics thì vấn đề sức khỏe được đề cập đến đầu tiên.
Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ


không chỉ là không có bệnh. Bảo đảm sức khỏe tốt cho người lao động chính là
bảo vệ sức khỏe sản xuất, còn trong quá trình học tập thì sức khỏe là thứ quan
trọng nhất, nó tác động đến khả năng tiếp thu kiến thức từ bài học. Nếu so sánh
năng suất làm việc của một người không có sức khỏe tốt và một người có sức khỏe
thì ta thấy sự chênh lệch này rất lớn trên các phương diện: năng suất làm việc, tinh
thần làm việc, trạng thái tâm lí trong quá trình làm việc. Điều này rất quan trọng
không chỉ bởi những yếu tố ngoại cảnh như ảnh hưởng bởi thời tiết, gia đình mà
trạng thái tâm lí cũng như năng suất làm việc của người lao động còn bị tác động
rất nhiều bởi các yếu tố được liệt kê trong môn học Ergonomics.
Với mục đích góp phần cải thiện được tư thế làm việc và phù hợp với người sử
dụng. Nơi mà nhóm chúng em lựa chọn đánh giá tư thế làm việc là khu vực sử
dụng máy may tại gia đình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đánh giá Ergonomic tư thế lao động
2


Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tư thế lao động của công nhân may tại nhà và tầm
quan trọng của tư thế làm việc. Từ đó nêu ra các biện pháp cải thiện, giảm thiểu.
3. Nội dung nghiên cứu
Thực trạng các tư thế của thợ may.
Nguyên nhân
Các đề xuất, kiến nghị.
Liên hệ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tư thế lao động công nhân may tại nhà
- Bàn ghế để sử máy may.
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực may tại nhà
 Sơ lược về máy may
Cấu tạo máy may: gồm 4 phần chính

- Đầu máy: là bộ phận vô cùng quan trọng và có chức năng đảm bảo yêu cầu
công nghệ cụ thể
- Chân máy: có thể điều chỉnh độ cao phù hợp với nhân trắc của anh thợ may
- Bàn máy: là phần đỡ đầu máy và là chỗ làm việc của anh thợ may
- Mô tơ: dùng để truyền chuyển động quay đều cho đầu máy
Nhận xét: Phần bàn máy, chân máy, vị trí đầu máy và phần bàn đạp là
những yếu tố ảnh hưởng đến tư thế lao động của anh thợ may

3


II. NỘI DUNG
1. Khảo sát thực trạng
1.1. Các tư thế của thợ may
Trong quá trình khảo sát chúng em thấy được tư thế làm việc của anh thợ may:
- Luôn có xu hướng cúi khom lưng và cổ, ngồi sát bàn may;
- Ngồi trong thời gian dài trên ghế nhựa cứng;
- Nhìn sát; Ghế không đỡ hết 2/3 đùi, phẳng;
- Chân phải cố định,; Thường đau hong;
- Tì cổ tay vào vải, di chuyển (đẩy) vải;
- Cổ tay cao hơn khuỷu tay khi làm việc; Chân tạo gọc nhỏ hơn 90 độ;

4


Hình 1.1.1

Hình 1.1.2

1.2. Tác hại của việc ngồi sai tư thế của người thợ may

Sau khi khảo sát chúng em nhận thấy các tác hại của tư thế của anh thợ may này
như sau:
Đau lưng, mỏi cổ do khom lưng và cúi cổ cũng như ngồi lâu trong thời gian dài rất
dễ gây đau thắt lưng, với thời gian lao động có thể bị căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn
cơ xương, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh;
Với việc ngồi sát, tì cổ tay vào vải sẽ bị giới hạn tầm hoạt động, khi ngồi sát bắt
buộc tay cũng phải co lại tạo ra góc nhọn về phía người điều đó gián tiếp ảnh
hưởng đến tầm di chuyển của tay khi đẩy vải, điều đó làm cho người công nhân
may này có tâm lý bị vướng víu;
Việc co cẳng tay khiến khuỷu tay thấp hơn cổ tay, khiến quá trình lưu thông gặp
bất lợi và càng bất lợi hơn khi tì tay vào vải và cạnh bàn may nhọn gây hiện tượng
đau cổ tay, mỏi tay, căng cơ, tê tay;

5


Hình 1.2.1
Chân phải cố định, hai chân gá không đều, tạo gọc nhọn nhỏ hơn 90 độ điều này vô
tình tạo áp lực cho mông, cơ gấp quanh hông bị siết lại còn cơ mông thì giãn ra để
tạo sự cân bằng theo lâu dần gây đau hong, ê mông, đau phần thắt lưng, mông chảy
xệ (phái đẹp),..;
Với ghế cứng, không nâng hết 2/3 đùi và bề mặt quá phẳng điều này gây chèn ép
đùi, tê chân , khó khăn lưu thông máu, đau mông hông, áp lực cao lên sống lưng,
bệnh trĩ,…;
Nhìn sát kim may dễ dàng thấy điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự điều tiết của
mắt gây mỏi mắt, căng thẳng thị lực, tầm nhìn sẽ bị suy giảm nếu duy trì tư thế này
trong một thời gian dài cũng như bị mờ mắt, các bệnh mắt, choáng, đau đầu…;

Hình 1.2.2
6



2. Nguyên nhân
Trong quá trình làm việc của người thợ may chúng em có tìm hiểu và có một số
thông tin như sau:
Thợ may này tuy biết ngồi còng lưng sẽ rất nguy hại nhưng chỉ sau khoảng 20 phút
làm việc thì công nhân may này có xu hướng cong lưng xuống và cúi cổ;
Trong quá trình làm việc ánh sáng chủ yếu là trên trần nhà chiếu xuống nhưng bị
che khuất bởi máy may nên trong quá trình may thợ may không thấy rõ kim may
và vị trí may nên phải cúi cổ, nhìn sát để thấy rõ hơn;
Cùng với đó, sự không nhìn rõ đã khiến công nhân may này có xu hướng kéo ghế
vào sát bàn may điều đó dẫn tới hai tay anh ta phải thu về thân mình, khuỷu tay hạ
xuống thấp còn cổ tay thì tì đè vào để đẩy vải vô tình cổ tay tì vào mép bàn góc
vuông gây đau tay, mỏi tay,… và mép cạnh bàn vuông cho thấy đó cũng là một
trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không thoải mái cho người lao động;
Khi nhận nhiều đơn đặt hàng thì thợ may nam này có xu hướng làm cố gắng, dẫn
đến việc ngồi sai tư thế một cách lâu dài điều này gây nhiều hệ lụy nguy hiểm sau
này;
Hai chân gá không đều vì trong khi làm việc với máy may một trong hai chân hoặc
cả hai phải cố định để điều chỉnh bản điều khiển, cần điều khiển, nhưng với thiết
kế của bàn may chân phải là chân thuận tiện nhất để điều chỉnh bản điều khiển và
cần điều khiển nên để chân cố định trên bàn điều khiến, nhưng vì công nhân may là
nam có bàn chân khá to ngồi để hai chân trên bàn điều khiển khá nhỏ bắt buộc phải
khép chân lại gây không thoải mái, người thợ may đã phải gá chân vào thanh chân
bàn may để gá nhưng với chiều cao bàn điều khiển thấp hơn thanh chân bàn nên
khiến cho cơ thể ngồi không cân đối giãn một bên cơ mông, trọng tâm không phân
bố đều cả mông và hai đùi, vẹo người;
Hai chân ngồi tạo góc nhọn do sự kéo sát ghế đến bàn may nên vô tình tạo góc
nhọn ở cẳng chân và đùi;
Triệu chứng đau hong diễn ra do nguyên nhân là anh ta chọn ghế không phù hợp

với chỉ nâng được 1/3 đùi điều này khiến toàn bộ áp lực sẽ chuyển đến mông (1/3
phần đùi đó sẽ chịu) và trong mặt phẳng ghế cứng nó khiến cơ mông giản ra nhiều
và cơ hong siết lại nhiều hơn;
7


3. Đề xuất cải thiện
Trong tình trạng hiện nay, việc công nhân may ngồi sai tư thế nhất là ở môi trường
tại gia thì không có những chính sách chế tài cũng như sự kiểm soát, giám sát từ
những người ủy quyền vì thế những hoạt động, tư thế sai cứ lặp đi lặp lại, lâu dần
gây ra những chấn thương tích lũy, những bệnh nghề nghiệp,…
Các biện pháp đề xuất cải thiện:
 Qua quá trình quan sát tư thế làm việc cũng như hiểu được một số hệ quả của
nó gây ra cho người lao động, nhóm chúng em có những đề xuất như sau:
o Phần cạnh vuông bàn ban đầu thêm phụ kiện có bo xiêng giúp tay không
bị cấn khi tì đẩy vải giúp dễ lưu thông máu, giảm tê tay, mỏi tay, có sự
linh hoat,.. (tối ưu nhất là bo tròn cạnh bàn);

Hình 3.1

Hình 3.2

o Đa phần yếu tố ánh sáng ảnh hưởng tầm nhìn và gián tiếp gây ra việc
ngồi sai tư thế, vì thế cần phải bổ sung công cụ hỗ trợ là đèn trợ sáng ở
đầu máy, đảm bảo rằng chiếu sáng rõ kim may và vị trí may (tối thiểu
300 lux đèn neon), không bị chói lóa, phản chiếu vào mắt. Tối ưu nhất là
đèn chiếu theo hướng từ hai bên qua;

8



o Vì ghế là ghế nhựa cứng nên khi ngồi gây căng thẳng các nhóm cơ ở
hong và mông nên cần phải chuẩn bị sẵn đệm lót ghế ngồi và miếng kê
mông thoáng khí;
o Với việc ghế chỉ có thể đỡ được 1/3 đùi thì việc chịu áp lực lớn vẫn dồn
nhiều nhất ở phần mông vì thế phương pháp tối ưu nhất là thay đổi chiếc
ghế ngồi bằng cách lựa chọn các loại ghế có thể đỡ được ít nhất 2/3 đùi,
đồng thời có phần lõm và phần cạnh xiêng xuống để giảm stress cơ mông
cũng như tránh bị chèn ép đùi, tê chân, lưu thông máu,…;
o Nên chọn ghế có tựa lưng để tránh mệt mỏi, căng thẳng cột sống,..;
o Đánh dấu khu vực đặt ghế sao cho đảm bảo người ngồi cách bàn may 20
– 30 cm

9


o Tạo thanh gác chân cho chân trái sao cho giữ được sự đồng đều giữa hai
chân trái và phải để trọng tâm áp lực phân bố đều hơn cả mông và hai
đùi;
o Chân phải cố định vì vậy thường xuyên mỏi mệt, nặng nề nên đặt tấm lót
massage chân để giúp bàn chân thư giãn và dễ chịu hơn;
o Tạo hai dây nâng tay để giúp cẳng tay tránh bị mỏi;

o Giảm thời gian lao động, đan xen các hành động (khoảng 1 giờ đồng hồ)
nên đứng lên, tập thể dục, thư giãn mắt và lưng. (Đặt vải chưa gia công ở
một khu vực khác, và sử dụng chú thích là số lượng lấy tối đa để gia công
là bao nhiêu để linh hoạt trong khi may xong đứng lên và đi tới lấy vải,,..)
o Thiết kế tùy chỉnh chiều cao bàn may và chiều cao ghế có thể nâng lên hạ
xuống;
o Giữ khoảng cách với bàn may từ khoảng 20 – 30 cm dẫn đến tầm nhìn

rộng, khuỷu tay cao hơn cổ tay đồng thời tạo ra cho chân góc tù dễ dàng
lưu thông máu, giảm mỏi tay - chân, đau cổ tay, tê tay - chân,..

4. Đánh giá
Với các đề xuất trên nhóm chúng em cho rằng đó là các biện pháp để giảm thiểu
các tác hại do làm việc sai tư thế dẫn đến nhiều bệnh nghê nghiệp. Tuy nhiên trên
thực tế trong những đề xuất kể trên không phải đề xuất nào cũng có thể thực hiện
cải tiến một cách dễ dàng vì nhiều yếu tố mà chủ yếu là liên quan đến điều kiện
kinh tế.
Với điều kiện kinh tế cao thì các đề xuất trên có thể được thực hiện một cách dễ
dàng, tuy nhiên trong thực tế chưa chắc có điều kiện kinh tế cao lại thực hiện
ergonomic tốt vì sự chú trọng tới năng suất, chất lượng mà còn lại rẻ nhiều hơn là
10


sức khỏe người công nhân vì thế chúng em xét tính khả thi của các đề xuất trên mà
nhóm em đưa ra.
4.1. Mức độ khả thi
Sau khảo sát thì nhóm em thấy rằng điều kiện của anh công nhân là có thể đáp ứng
được một số đề xuất mà nhóm em nêu ra, tuy nhiên vẫn có một số đề xuất mà anh
công nhân không thể thực hiện như:
- Dùng hai dây gá nâng hai tay để tránh mỏi: với công đoạn này người thợ may
cảm thấy vướng víu khi thực hiện tì đẩy vải may, hoặc khi xoay qua lấy vải để tiếp
tục may (không khả thi)
- Sử dụng bàn may và ghế ngồi có thiết kế nâng lên hạ xuống: Người công nhân
đang phân vân vì nếu thay đổi cả bàn máy may và ghế có thiết kế nâng lên hạ
xuống điều đó rất tốn kém về kinh tế, trong khi công việc may dệt tại nhà không
thực sự làm việc đến tần suất cao như tại xưởng may nên vì thế chúng em liệt kê là
không thực sự khả thi 100%, trong trường hợp khác nếu máy may tại nhà mà nhiều
người trong gia đình sử dụng và chưa mua máy may thì đề xuất này là điều hoàn

toàn khả thi vì nó có thể mất chi phí cao hơn một chút thay vì bỏ đi và mua mới lại;
- Thỉnh thoảng người công nhân này làm cố, lấy vải từ khu vực để vải nhiều hơn đề
xuất ban đầu để may vì mục đích đỡ tốn công di chuyển và không bố trí thời gian
nghỉ ngơi giữa giờ (khả thi thấp)
III. LIÊN HỆ
 Xưởng may công nghiệp
Với những đánh giá trên chúng em thấy đó là đánh giá những yếu tố xung quanh
và tư thế làm việc sao cho phù hợp với một người lao động tại nhà để giảm thiểu
những chấn thương tích lũy mà anh công nhân đó phải chịu trong quá trình làm
việc may của mình, Tuy nhiên với chuyên ngành bảo hộ lao động, trong thực tế
người kỹ sư bảo hộ lao động không chỉ đánh giá sao cho phù hợp cho một người
lao động bất kỳ nào đó mà còn phải làm việc và đánh giá cho cả xưởng may với
hàng ngàn công nhân
Tuy không có cơ hội đi đến xưởng may học tập và thực hiện đánh giá tư thế làm
việc nhưng sau tìm hiểu qua các nguồn thông tin khác nhau trên internet, thì chúng
11


em ghi nhận một xưởng may tại Đà Nẵng có nhiều ưu điểm hơn tại nhà cùng với
đó là những bất cập còn tồn động như sau:
1. Ưu điểm
- Có chính sách chế tài và giám sát công việc;
- Khi tuyển dụng có tiêu chí về chiều cao tối thiểu để có thể thực hiện công việc
thuận tiện;
- Đủ ánh độ sáng để làm việc;
- Bàn may có thể nâng hạ phù hợp với chiều cao ngồi của người lao động;
- Ghế đỡ được 2/3 đùi và toàn bộ bề rộng mông (chiều dài bằng chiều dài bàn
may);

2. Nhược điểm

- Ghế không nâng hạ được, gỗ cứng không có đệm kê ghế, không có tựa lưng;
- Cạnh bàn vuông, không có độ xiêng để kê tay;
12


- Ngồi nhiều trong thời gian dài, tầng suất làm việc cao;
- Ghế không cố định, công nhân có xu hướng kéo sát về phía bàn may dẫn đến
khom người;
3. Đề xuất
- Công ty nên trang bị loại ghế ngồi mềm, có điều chỉnh được chiều cao và có tựa
lưng cho công nhân may công nghiệp để hạn chế đau thắt lưng cho công nhân;
- Để giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi và phòng chống rối loạn cơ xương cho
người lao động, các công ty nên xem xét áp dụng chế độ nghỉ ngắn khoảng 5 - 7
phút (4 – 5 lần/ca lao động), kết hợp với các bài tập thể dục/vận động ngay tại vị trí
lao động. (Ví dụ: tại siêu thị lotte mart sau mỗi ca làm việc các nhân viên đều được
tập thể dục theo nhạc);
- Thực hiện dây gá tay chống mỏi cho công nhân
- Đánh dấu khu vực đặt ghế sao cho cách người 20 – 30 cm
4. Tính khả thi
- Không thể thay thế hàng loạt ghế (cứng thành ghế mềm, tựa, thiết kế thiết bị điều
chỉnh chiều cao ghế) vì rất tốn kém, khó thực hiện cho cả xưởng, nên chỉ cung cấp
thêm miếng lót đệm - thoáng khí, chuẩn bị sẵn vật kê, tựa lưng không thể vì thế
làm việc phải có sự nghỉ ngơi khi mỏi
- Vướng víu nếu sử dụng gá tay vì thế tính khả thi cực thấp vì ở đó tay thực hiện
rất linh hoạt
IV. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Qua việc khảo sát tư thế làm việc nhóm chúng em thấy rằng công tác về
ergonomics tại nhà cũng như tại các xưởng may công nghiệp vẫn không được chú
trọng nhiều, mà chủ yếu chú trọng vào năng suất, lợi ích kinh tế là chính, dẫn đến
các hệ lụy, các chấn thương tích lũy, bệnh nghề nghiệp,… cho công nhân lao động.

Mặc dù có vẫn nhiều các biên pháp cải thiên được đưa ra tuy nhiên để thực các
biện pháp tối ưu là hoàn toàn không thể cũng như chịu sự tác động của nhiều yếu
tố (kinh tế, con người, tổ chức,..). Từ đó nhóm em nhận ra rằng việc thực hiện
Ergonomics một cách tối ưu thực sự không hề dễ dàng.
13


Qua môn học Ergonomics nhóm em thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng
ergonomics vào thực tiễn, với kiến thức giới hạn của mình chắc chắn bài thu hoạch
của nhóm chúng em có nhiều sai sót, chúng em rất mong có được lời nhận xét của
thầy.

14



×