Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tdtt3524 DA 11 olympic QN lan i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.58 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm có 06 trang)

KỲ THI OLYMPIC 24 – 3
LẦN THỨ NHẤT
Môn thi: SINH HỌC 11
Ngày thi : 12/03/2016

Câu 1. (3,0 điểm)
1. Giải thích vì sao cây trên cạn nếu bị ngập úng lâu sẽ chết?
2. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl hoặc NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi
đặc tính nào của đất? Giải thích?
3. Dịch mạch rây gồm những thành phần nào? Dịch mạch rây di chuyển như thế nào trong cơ
thể thực vật? Động lực nào đẩy dòng mạch rây vận chuyển trong cơ thể?
Hướng dẫn chấm
ÝNội dung
điểm
1
- Khi bị ngập úng rễ cây thiếu oxi nên phá hoại quá trình hô hấp bình thường của rễ,
(1,0) (0,25 điểm) tích lũy các chất độc hại đối với tế bào làm cho lông hút chết và không
hình thành lông hút mới. (0,25 điểm)
- Không có lông hút, cây không hấp thụ được nước (0,25 điểm)  cân bằng nước
trong cây bị phá vỡ => Cây chết (0,25 điểm)
2
Khi ta bón các loại phân đạm NH 4Cl, NaNO3 sẽ làm thay đổi độ pH của đất (0,5
(1,0) điểm)
Vì:+ Bón phân NH4Cl, cây hấp thụ NH4+ còn lại môi trường đất Cl -  Cl- sẽ kết hợp
với H+ tạo HCl  môi trường axit. (0,25 điểm)
+ Bón NaNO3 cây hấp thụ NO3- còn lại môi trường đất Na+  Na+ kết hợp với OHtạo NaOH  môi trường bazơ. (0,25 điểm)


3
- Dịch mạch rây gồm saccarozơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật...(0,25
(1,0) điểm)
-Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này
sang ống rây khác đến cơ quan dự trữ (0,5 điểm)
- Động lực mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi có
áp suất thẩm thấu cao) và cơ quan chứa (nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn) (0,25
điểm)

1


Câu 2. (3,0 điểm)
1. Dung dịch phenol có màu đỏ khi môi trường không có CO2 và có màu vàng khi môi trường
có CO2.
a. Hãy bố trí thí nghiệm để chứng minh điều trên khi có:
- Một cốc miệng rộng chứa dung dịch phenol.
- Một chậu cây nhỏ.
- Một chuông thủy tinh kín.
b. Để thí nghiệm đạt kết quả tốt nên sử dụng cây nào trong các cây thuộc nhóm thực vật C 3, C4.
Giải thích.
2. Dưới đây là sơ đồ mô tả chu trình cố định CO 2 ở một nhóm thực vật. Hãy chú thích các số kí
hiệu 1, 2, 3, 4, 5 trong sơ đồ.

Lục lạp của tế bào mô giậu
2

Lục lạp của tế bào bao bó mạch
2


Chu trình CanvinBenson

1
CO2

3
5

4

ATP

3. Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi thiếu Mg thì lá cây bị vàng.
b. Đất chua nghèo dinh dưỡng.
Hướng dẫn chấm
Ýđiểm
1
(1,0)

2
(1,0)
3
(1,0)

Nội dung
a. Bình thường trong không khí luôn có CO2, cốc thủy tinh có miệng rộng → luôn có
sự tiếp xúc giữa CO2 và phenol → có màu vàng. (0,25 điểm)
- Bố trí thí nghiệm: Cho cốc và cây vào trong chuông đặt dưới ánh sáng. Cây quang
hợp dùng hết CO2 → phenol có màu đỏ. (0,25 điểm)

b. Dùng cây thuộc nhóm thực vật C4 do điểm bù CO2 của thực vật C4 rất thấp (0 –
10ppm) → dùng hết CO2, còn thực vật C3 có điểm bù CO2 cao (30 – 70ppm). (0,5
điểm)
Chú thích:
1: AOA (C4), 2: AM (C4), 3: CO2 , 4: Axit piruvic, 5: PEP (C3)
(Đúng 1 kí hiệu 0,25 điểm; đúng 2 kí hiệu 0,5 điểm; đúng 3-4 kí hiệu 0,75, đúng 5
kí hiệu 1,0 điểm)
a. Mg là thành phần cấu trúc của diệp lục (công thức diệp lục a là C55H72O5N4Mg).
Vì vậy khi thiếu Mg thì không có nguyên liệu tổng hợp diệp lục → Hàm lượng diệp
lục trong lá giảm → lá bị vàng. (0,5 điểm)
b. Đất chua có nồng độ H+ cao, các ion này chiếm chỗ các nguyên tố khoáng trên bề
mặt keo đất, đẩy các nguyên tố khoáng vào dung dịch đất. Khi gặp mưa các nguyên
tố khoáng ở dạng tự do dễ bị rửa trôi. (0,5 điểm)

2


Câu 3. (3,0 điểm)
1. Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm
thiểu cường độ hô hấp.
2. Hô hấp sáng thường xảy ra ở nhóm thực vật nào? Trong điều kiện nào thì hô hấp sáng có thể
xảy ra? Giải thích. Tại sao hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm quang hợp nhưng là một cơ chế
giúp thực vật thích nghi với môi trường?

Hướng dẫn chấm
Ýđiểm
1
(1,5)

Nội dung

*Các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm một mục đích
giảm tối thiểu cường độ hô hấp vì:
+ Hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản nông sản, do đó làm giảm số
lượng và chất lượng quá trình bảo quản. (0,25 điểm)
+ Hô hấp làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô
hấp của đối tượng bảo quản (0,25 điểm)
+ Hô hấp làm tăng độ ẩm đối tượng bảo quản, do đó làm tăng cường độ hô hấp của đối
tượng bảo quản (0,5 điểm)
+ Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản: khi hô hấp tăng, O 2
sẽ giảm, CO2 sẽ tăng và khi O2 giảm quá mức, CO2 tăng quá mức thì hô hấp ở đối tượng
bảo quản sẽ dễ xảy ra phân giải kị khí và đối tượng bảo quản nhanh bị phân hủy. (0,5
điểm)

2
(1,5)

- TV C3 (0,25 điểm)
- Trong điều kiện khô nóng vào ban ngày  khí khổng khép hờ hoặc hoàn toàn 
nồng độ CO2 trong các xoang khí của lá thấp và nồng độ O2 cao. (0,25 điểm)
- Giải thích: Khi nồng độ CO2 trong các xoang khí của lá thấp và nồng độ O2 cao 
enzim Rubisco xúc tác RiDP liên kết với O 2 thay vì liên kết với CO 2 tạo axit glicolic
đi ra khỏi lục lạp đến peoxixom và bị phân giải thành CO 2 tại ti thể  Hiện tượng
này được gọi là hô hấp sáng (0,5 điểm)
- Hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm quang hợp nhưng là một cơ chế giúp thực vật
thích nghi với môi trường.
Vì: Hô hấp sáng tạo CO 2 trong điều kiện nghèo CO2 giúp duy trì hoạt động của bộ
máy quang hợp (0,5 điểm)

3



Câu 4. ( 4,0 điểm)
1. Hãy nêu sự khác nhau cơ bản về độ dài ruột giữa động vật ăn thịt và động vật ăn thực
vật. Giải thích ý nghĩa của sự khác nhau đó .
2. Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?
3. Khí CO2 được vận chuyển trong cơ thể dưới những dạng nào? Dạng nào là chủ yếu?
4. Tại sao nói chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên cạn?
Hướng dẫn chấm
ÝNội dung
điểm
1
* Khác nhau cơ bản về độ dài ruột giữa động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật:
(1,0)
Động vật ăn thịt có ruột ngắn hơn so với động vật thực vật (0,25 điểm)
* Vì:
- Thức ăn ĐV ăn thịt thường mềm, dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng nên chỉ cần
ruột ngắn cũng đủ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn (0,25 điểm). Hơn
nữa ruột ngắn còn làm giảm khối lượng cơ thể giúp dễ di chuyển khi săn mồi.
(0,25 điểm)
- Thức ăn ĐV ăn thực vật cứng, khó tiêu, và nghèo chất dinh dưỡng nên ruột dài
sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu được triệt để. (0,25 điểm)
2
* Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:
(1,0) - Trong ống tiêu hóa, thức ăn đi theo 1 chiều không bị trộn lẫn với chất thải. Còn
trong túi tiêu hóa thức ăn bị trộn lẫn bởi chất thải. (0,25 điểm)
- Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa dịch
tiêu hóa bị hòa lẫn với nước. (0,25 điểm)
- Ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa thực hiện các chức năng khác
nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn... nên quá trình tiêu hóa và hấp thụ
thức ăn có hiệu quả cao hơn, trong khi đó ở túi tiêu hóa không có sự chuyên hóa như

trong ống tiêu hóa. (0,5 điểm)
3
* Khí CO2 được vận chuyển trong cơ thể dưới những dạng:
(1,0) - Dạng NaHCO3 trong huyết tương
- Dạng kết hợp với hêmôglôbin.
- Dạng hòa tan trong huyết tương.
(Đúng mỗi ý 0,25 điểm => 3 x 0,25 = 0,75 điểm)
* Dạng vận chuyển chủ yếu là NaHCO3 trong huyết tương (0,25 điểm)
4
Nói chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất trên cạn là vì:
(1,0) - Có đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. (0,25 điểm)
- Ngoài ra còn có các đặc điểm
+ Không khí giàu oxi liên tục qua hệ thống ống khí trong phổi cả khi hít vào và khi
thở ra (hô hấp kép) (0,25 điểm)
+ Không khí qua hệ thống ống khí lúc hít vào và thở ra theo 1 chiều, không có khí
cặn đọng lại trong phổi (0,25 điểm)
+ Dòng máu chảy trong mao mạch trên thành ống khí luôn song song và ngược
chiều với dòng khí lưu thông trong các ống khí. (0,25 điểm)

4


Câu 5. ( 4,0 điểm)
1. Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2.
b. Huyết áp giảm dần trong quá trình vận chuyển của máu từ động mạch chủ tới mao mạch và
tĩnh mạch.
c. Người trưởng thành có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em.
d. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể là máu không pha.
2. Nêu đường đi của máu trong hệ tuần hoàn của chim, thú?

3. Bạn Nam làm thí nghiệm: cắt rời tim ếch, kích thích tim ếch bằng dòng điện cảm ứng với
cường độ dưới ngưỡng và cường độ trên ngưỡng ở hai thời điểm khác nhau.
Em hãy dự đoán cơ tim sẽ phản ứng như thế nào? Kết quả thí nghiệm đã chứng minh
cho tính chất sinh lí gì của cơ tim?
4. Vì sao sản phẩm bài tiết của chim bay có nồng độ urê, uric rất cao? Đặc điểm này có lợi gì
cho hoạt động sống của chúng?
Hướng dẫn chấm
ÝNội dung
điểm
1
a. Sai. Máu trong động mạch là máu đỏ tươi và giàu O2, trừ động mạch phổi.
(1,0) b. Đúng.
c. Sai. Ở trẻ em có chu kỳ tim ngắn hơn ở người trưởng thành.
d. Sai. Tim bò sát là 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu vận chuyển trong cơ thể
trong cơ thể là máu pha.
(Đúng mỗi ý 0,25 điểm => 4 x 0,25 = 1,0 điểm)
2
- Vòng lớn: Máu từ tâm thất trái  động mạch chủ  mao mạch cơ quan  tĩnh
(1,0) mạch chủ  tâm nhĩ phải  tâm thất phải
- Vòng nhỏ: Máu từ tâm thất phải  động mạch phổi  mao mạch phổi  tĩnh
mạch phổi  tâm nhĩ trái  tâm thất trái.
(Đúng mỗi ý 0,5 điểm => 4 x 0,25 = 1,0 điểm)
3
Kích thích với cường dưới ngưỡng: cơ tim không co (0,25 điểm)
(1,0) Kích thích với cường độ trên ngưỡng: cơ tim sẽ co. (0,25 điểm)
Thí nghiệm trên đã chứng minh cho tính hưng phấn của tim, là khả năng đáp ứng
của cơ tim đối với kích thích ( 0,5 điểm)
4
- Sản phẩm bài tiết của chim bay có nồng độ urê, uríc rất cao vì khả năng hấp thu lại
(1,0) nước của cơ quan bài tiết của chim rất tốt nên sản phẩm bài tiết của chim có rất ít

nước. (0,5 điểm)
- Ý nghĩa của đặc điểm trên: Hạn chế uống nước  giảm thể trọng khi bay (0,5
điểm)

5


Câu 6. (3,0 điểm)
1. Người ta trồng một cây non bằng cách đặt nằm ngang trong một hộp xốp chứa mùn ẩm. Em
hãy dự đoán sự sinh trưởng của thân và rễ cây trong trường hợp trên? Giải thích?
2. Ghép các ý ở cột 1 với cột 2 sao cho phù hợp:
Cột 1

Cột 2

A- Châu chấu
1- Hệ thần kinh dạng lưới
B- San hô
2- Hệ thần kinh dạng hạch
C- Trùng đế giày
3- Hệ thần kinh dạng ống
D- Giun đất
4- Không có tổ chức thần kinh
E- Thuỷ tức
F- Thằn lằn
G- Trùng biến hình
H- Ếch
3. Tại sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ lan truyền theo 1 hướng? Khi một nơron
có bao miêlin đang ở trạng thái nghỉ ngơi, nếu dùng một vi điện cực kích thích vào bao miêlin
của sợi trục hoặc vào điểm giữa sợi trục (nơi không có bao miêlin) thì xung thần kinh sẽ dẫn

truyền như thế nào? Vì sao?

Hướng dẫn chấm
Ýđiểm
1
(1,0)

2
(1,0)

3
(1,0)

Nội dung
- Ngọn cây mọc lên thẳng đứng (do hướng sáng dương), còn rễ cây mọc đâm xuống
đất ẩm (do rễ hướng đất dương). (0,5 điểm)
- Giải thích: Do tác động của auxin
+ Ở thân: Dưới tác động của ánh sáng, auxin di chuyển từ phía trên xuống phía dưới
 kích thích sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào ở phía dưới nhanh hơn phía trên 
cây uốn cong lên phía trên (0,25 điểm)
+Ở rễ: Mặt dưới có hàm lượng auxin cao  gây tác động ức chế sự sinh trưởng dãn
dài của tế bào mặt dưới, mặt trên sinh trưởng nhanh  rễ uốn cong xuống. (0,25
điểm)
1- B, E
2- A, D
3- F, H
4- C, G
(Đúng 2 loài ở cột 2-3 cho 0,25 điểm, đúng 4-5 loài 0,5 điểm, đúng 6-7 loài 0,75
điểm, đúng 8 loài 1,0 điểm )
- Trong 1 cung phản xạ, xung thần kinh chỉ lan truyền theo 1 hướng:

Vì: Phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và
ở màng trước không có thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hóa học (0,25 điểm)
- Khi một nơron có bao miêlin đang ở trạng thái nghỉ ngơi:
+ Kích thích vào bao miêlin của sợi trục: không xuất hiện xung thần kinh (0,25 điểm)
Vì bao miêlin có tính chất cách điện nên không có khả năng hưng phấn. (0,25
điểm)
+ Kích thích vào sợi trục có bao miêlin: xung thần kinh sẽ lan truyền theo hai hướng
trên sợi trục. (0,25 điểm)

6


----------------------------------------Hết ------------------------------------------

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×