Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Vai trò của thông tấn xã việt nam trong việc chỉnh hướng, phản bác thông tin sai lệch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 105 trang )

0.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––––––––

ĐINH MẠNH TÚ

VAI TRÒ CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TRONG VIỆC CHỈNH HƯỚNG, PHẢN BÁC THÔNG TIN SAI LỆCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
–––––––––––––––––––

ĐINH MẠNH TÚ

VAI TRÒ CỦA THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
TRONG VIỆC CHỈNH HƢỚNG,
PHẢN BÁC THÔNG TIN SAI LỆCH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32. 01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Mai Đức Lộc


Hà Nội - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của cá nhân. Những kết
quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá trong luận văn này là hoàn toàn độc lập,
chƣa đƣợc công bố trên tài liệu nào có liên quan đến đề tài.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2017
Ngƣời viết
Đinh Mạnh Tú


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thày giáo, cô giáo
Khoa Báo chí và Truyền thông - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt kiến
thức cho chúng em, các học viên lớp Cao học Báo chí khóa 2015 - 2017.
Trân trọng cám ơn Tiến sỹ Mai Đức Lộc đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, năm 2017
Học viên

Đinh Mạnh Tú


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN ........................................ 5

3.1. Mục đích ............................................................................................. 5
3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................. 5
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................. 6
4.1. Đối tƣợng ............................................................................................ 6
4.2. Phạm vi, đề xuất nghiên cứu ............................................................... 6
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 6
5.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 6
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 7
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 8
6.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................... 8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 8
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ............................................................................. 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN CHỈNH HƢỚNG, PHẢN
BÁC THÔNG TIN SAI LỆCH ....................................................................... 10
1.1. Định nghĩa về thông tin chỉnh hƣớng, phản bác, thông tin sai lệch ........ 10
1.2. Các học thuyết truyền thông với thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông
tin sai lệch........................................................................................................ 14
1.3. Sự cần thiết của thông tin chỉnh hƣớng, phản bác những thông tin sai
lệch .......................................................................................................... 19
1.4. Vài nét về Thông tấn xã Việt Nam .................................................... 20
Chƣơng 2: TTXVN TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG
TIN CHỈNH HƢỚNG, PHẢN BÁC THÔNG TIN SAI LỆCH ..................... 39


2.1 Thực trạng thông tin chỉnh hƣớng, phản bác của TTXVN .................. 39
2.2. Thuận lợi trong thực hiện chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch ở
TTXVN .................................................................................................... 62
2.3. Khó khăn trong thực hiện chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch ở
TTXVN .................................................................................................... 63
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ

THÔNG TIN CHỈNH HƢỚNG, PHẢN BÁC THÔNG TIN SAI LỆCH CỦA
TTXVN ........................................................................................................... 67
3.1. Tình hình sử dụng tin, bài của TTXVN trên các cơ quan báo chí hiện
nay ........................................................................................................... 67
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tuyến thông tin chỉnh hƣớng, phản bác
thông tin sai lệch ...................................................................................... 69
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

VNTTX

Việt Nam Thông tấn xã

PTTH

Phát thanh truyền hình

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

TTXGP

Thông tấn xã Giải phóng


BCH

Ban chấp hành


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông của Harold Laswell .................................... 11
Sơ đồ 1.2: Tác động của báo chí và truyền thông đại chúng ………………..13
Sơ đồ 1.3: Lý thuyết nhận thức phụ thuộc ...................................................... 16
Sơ đồ 1.4: Mô hình hoạt động của TTXVN ................................................... 27
Sơ đồ 2.5: Cơ cấu thông tin trong nƣớc của TTXVN ..................................... 59


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thông tin báo chí có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và mở rộng quan hệ quốc tế. Thông tin báo
chí nƣớc ta hiện nay đã và đang thực hiện tốt chức năng tuyên truyền đƣờng
lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và là diễn đàn
của nhân dân.
Trong hệ thống thông tin báo chí, thông tin của Thông tấn xã Việt Nam
(TTXVN) có vai trò hết sức quan trọng. TTXVN là cơ quan thuộc Chính phủ
và là cơ quan thông tin chính thức của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Là hãng thông tấn duy nhất của cả nƣớc, TTXVN thực hiện chức
năng thông tấn Nhà nƣớc trong việc phát thông tin, văn kiện chính thức của
Đảng và Nhà nƣớc; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và
quản lý của Nhà nƣớc; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình truyền
thông, phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tƣợng
có nhu cầu ở trong và ngoài nƣớc. Do giữ vững tôn chỉ, không chạy theo xu

hƣớng thƣơng mại hóa, TTXVN đã làm tốt chức năng của mình trong thông
tin tuyên truyền. Đồng thời, TTXVN cũng đƣợc giao nhiệm vụ là bằng thông
tin của mình, định hƣớng thông tin cho xã hội, chỉnh hƣớng, phản bác các
thông tin sai lệch. Những nhiệm vụ, quyền hạn của TTXVN đã đƣợc qui định
tại Nghị định số 88/2013/NĐ-CP, trong đó, TTXVN có những nhiệm vụ và
quyền hạn: “Công bố những quan điểm chính thống của Nhà nƣớc về các vấn
đề thời sự; chỉnh hƣớng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia;
cải chính những thông tin sai lệch; khi cần thiết, ra tuyên bố bác bỏ những
thông tin có dụng ý xuyên tạc”.
Và để tăng cƣờng vai trò, nhiệm vụ quan trọng của Thông tấn xã Việt
1


Nam, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nƣớc
trong tình hình mới, Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam đã có
Chỉ thị 1441/CT-TTg ngày 14 tháng 09 năm 2009, trong đó, nêu rõ “Thông
tấn xã Việt Nam đƣợc phép ra tuyên bố bác bỏ những thông tin có dụng ý
xuyên tạc về các vấn đề thời sự, những thông tin không phù hợp với lợi ích
quốc gia, cải chính những thông tin sai lệch với những quan điểm chính thống
của Đảng và Nhà nƣớc. Các Bộ, ngành, địa phƣơng cần chủ động phối hợp
với Thông tấn xã Việt Nam để triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này”.
Đồng thời, các cơ quan báo chí và truyền thông trong nƣớc có trách nhiệm sử
dụng nguồn tin chính thống của Thông tấn xã Việt Nam theo đúng quy định
hiện hành. Đối với những tin, bài, tài liệu, văn kiện chính thức, các cơ quan
báo chí và truyền thông phải sử dụng nguyên bản; các trƣờng hợp khác cần
biên soạn ngắn gọn nhƣng phải đảm bảo tính toàn diện, trung thực, trong
trƣờng hợp trích dẫn không đƣợc làm sai lệch nội dung thông tin….”
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ và
mạng internet dẫn tới sự bùng nổ thông tin toàn cầu cùng với những khó
khăn, thách thức do tác động của các mâu thuẫn cũng nhƣ những mặt trái của

nền kinh tế thị thƣờng dẫn tới nhiều thông tin sai lệch, bôi nhọ, xuyên tạc làm
xói mòn lòng tin vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trên bình diện cơ quan báo chí trong nƣớc, thời gian qua, số lƣợng tin
bài, phóng sự chỉnh hƣớng, phản bác các quan điểm sai trái, những thông tin
sai lệch chƣa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng nhất là mạng
xã hội. Chƣa có nhiều những cơ quan báo chí duy trì đều đặn chuyên mục đấu
tranh thông tin, chỉnh hƣớng, phản bác những thông tin sai lệch dẫn đến
khoảng trống trong mặt trận quan trọng này. Nhiều phóng viên không giữ
đƣợc phẩm chất đạo đức của ngƣời làm báo, vẫn đƣa thông tin phiến diện,
2


một chiều gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nƣớc.
Đối với TTXVN, tin bài chỉnh hƣớng, phản bác chƣa đƣợc xây dựng
thành tuyến thông tin một cách hoàn chỉnh, thƣờng kỳ, còn mang tính thời
điểm, vụ việc. Do vậy, chƣa tận dụng, phát huy đƣợc tiềm năng cũng nhƣ lợi
thế sẵn có của toàn ngành. Số lƣợng, chất lƣợng tin bài, phóng sự về chủ đề
này chủ yếu đƣợc phát trên Bản tin Thông tấn trong nƣớc sau đó đƣợc đăng
tải lại trên các ẩn phẩm báo chí của cơ quan. Đối với những sự kiện nóng, khi
cần khẩn trƣơng đấu tranh, mới thành lập những đội phóng viên cơ động, có
kinh nghiệm để tổ chức tuyến tin, bài chỉnh hƣớng, phản bác mà chƣa có sự
phối hợp đồng bộ, khai thác đầy đủ thế mạnh của các đơn vị thông tin trong
ngành. Nhất là thế mạnh của TTXVN với hệ thống các cơ quan thƣờng trú
trong nƣớc ở khắp các tỉnh, thành với đội ngũ phóng viên dày dặn kinh
nghiệm cũng nhƣ có điều kiện để tiếp xúc với các nguồn tin có độ tin cậy cao,
chính thống.
TTXVN tiếp tục mục tiêu xây dựng thành một trung tâm thông tin
chiến lƣợc tin cậy của Đảng và Nhà nƣớc, một tổ hợp truyền thông quốc gia
mạnh, bắt kịp yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới, giữ vững vị thế là dòng
thông tin chủ lƣu trong hệ thống thông tin, báo chí của đất nƣớc, là nguồn

thông tin chính thức của Việt Nam đối với dƣ luận trong nƣớc và quốc tế.
Theo đó, TTXVN tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các chƣơng trình công tác
lớn, trong đó đặc biệt chú ý đến việc thực hiện Chỉ thị số: 1441/CT-TTg ngày
14/9/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng vai trò của TTXVN
trong tình hình mới. Vì vậy, luận văn “Vai trò của Thông tấn xã Việt Nam trong
việc chỉnh hướng, phản bác thông tin sai lệch” nhằm cụ thể hóa định hƣớng phát
triển của ngành, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của TTXVN - công cụ sắc bén
trên mặt trận đấu tranh thông tin, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng,
3


phát triển và bảo vệ đất nƣớc.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Về lịch sử nghiên cứu, tác giả nhận thấy, trong thời gian qua đã có
nhiều bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến thông tin đối ngoại hay
các bài viết, luận văn về thông tin phản biện, đấu tranh phản bác chống các
thế lực thù địch…. Tuy nhiên, tại TTXVN cũng chƣa có công trình khoa học
nào nghiên cứu riêng về về vai trò của TTXVN trong việc chỉnh hƣớng, phản
bác thông tin sai lệch mà chủ đề này mới dừng lại ở các tham luận của các cá
nhân, tập thể tại các hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học do TTXVN tổ
chức hoặc các đơn vị ngoài TTXVN tổ chức.
Cụ thể: luận văn thạc sỹ “Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ
Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ” của tác giả Huỳnh Thị Xuân Hạnh. Luận văn
thạc sỹ “Báo chí với vấn đề kiểm soát quyền lực và phản biện xã hội” của tác
giả Mai Thị Thúy Hƣờng; luận văn cử nhân báo chí “Tính phản biện xã hội
của các tác phẩm báo chí qua loạt bài “Đêm trƣớc đổi mới” trên báo Tuổi trẻ
năm 2005… đã phân tích làm rõ lợi ích từ sự phản biện của báo chí, hay đề tài
khoa học “Các giải pháp nâng cao số lƣợng, chất lƣợng, tuyến tin phản hồi,
chỉnh hƣớng, bác bỏ thông tin sai lệch trên các sản phẩm báo chí của
TTXVN” do ông Nguyễn Thiện Thuật, Phó Trƣởng ban tin Trong nƣớc thuộc

TTXVN làm chủ nhiệm. Đề tài khoa học trên tập trung vào mảng thông tin
đối ngoại và đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch,
âm mƣu diễn biến hòa bình. Tuy nhiên, đề tài chƣa tập trung phân tích nhiều
đến mảng thông tin trong nƣớc, đặc biệt là hệ thống thông tin chỉnh hƣớng,
phản bác từ các Cơ quan thƣờng trú trong nƣớc của TTXVN về các vấn đề
kinh tế, xã hội nhất là mảng thông tin chỉnh hƣớng, phản bác lại thông tin sai
lệch trên các cơ quan báo chí trong nƣớc.
4


Một số bài viết đáng chú ý nhƣ: Vai trò giám sát xã hội và phản biện xã
hội của báo chí Việt Nam của TS Đặng Thị Thu Hƣơng, Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đăng trên Tạp chí Cộng sản và đƣợc
dẫn lại ( Xử lý
thông tin phản hồi trong phóng sự thời sự truyền hình của Nhà báo Dƣ Hồng
Quảng, Phó Giám đốc Đài PTTH Phú Thọ….
Kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, luận văn này
nghiên cứu về vai trò của TTXVN trong việc phản bác, chỉnh hƣớng thông tin
sai lệch trong hệ thống tin trong nƣớc của TTXVN, đi sâu nghiên cứu thực
tiễn hoạt động trong việc đƣa thông tin phản bác, chỉnh hƣớng của Ban biên
tập tin trong nƣớc, Ban biên tập tin kinh tế, Trung tâm truyền hình thông tấn,
các tờ báo in, điện tử và hệ thống các Cơ quan thƣờng trú trong nƣớc của
TTXVN. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá những điểm mạnh, yếu để từ đó đề
xuất giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lƣợng tuyến thông tin chỉnh
hƣớng, phản bác đối với khối thông tin trong nƣớc của TTXVN.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
3.1. Mục đích
Làm rõ khái niệm về thông tin, thông tin sai lệch, thông tin chỉnh
hƣớng, phản bác; vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chỉnh hƣớng, phản
bác thông tin sai lệch. Nghiên cứu, phân tích thành tựu, hạn chế của TTXVN

trong tuyến tin đấu tranh chỉnh hƣớng, phản bác các thông tin sai lệch
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của
tuyến thông tin chỉnh hƣớng, phản bác của TTXVN trong bối cảnh bùng nổ
thông tin hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ nội dung khái niệm thông tin, thông tin chỉnh hƣớng, phản bác
5


của TTXVN: vị trí, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, lực lƣợng,
đối tƣợng, địa bàn; đƣờng lối, quan điểm, phƣơng pháp tiến hành chỉnh
hƣớng, phản bác thông tin sai lệch.
Khảo sát thực trạng của tuyến thông tin chỉnh hƣớng, phản bác của
TTXVN trong giai đoạn 2010-2016 rút ra ƣu điểm, nhƣợc điểm trong việc
xây dựng và xử lý tuyến thông tin này.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả xử lý thông tin
chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch trong bối cảnh phát triển nhanh
chóng của báo chí, truyền thông và nhất là mạng xã hội hiện nay.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng
Các dạng/hình thức thông tin sai lệch trên các phƣơng tiện báo chí
truyền thông.
Quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc trong việc đấu tranh, xử lý các hành vi thông tin sai lệch.
Thực trạng triển khai tuyến thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông tin
sai lệch của TTXVN
4.2. Phạm vi, đề xuất nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch là rất
rộng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả giới hạn phạm vi khảo
sát ở 2 đơn vị thông tin nguồn, quan trọng nhất của TTXVN là Ban biên tập

tin trong nƣớc, Ban biên tập tin kinh tế và một số đơn vị thông tin xuất bản là
các báo in, báo điện tử, kênh truyền hình thuộc TTXVN trong thời gian từ
năm 2010 đến cuối năm 2016.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở lý luận
6


Cơ sở phƣơng pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa Mác –Lê
nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc về thông tin báo chí nói chung và thông tin phản hồi trong nƣớc nói
riêng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
Phƣơng pháp nghiên cứu: Tập hợp dữ liệu liên quan đến tuyến thông
tin chỉnh hƣớng, phản bác trên báo chí. Những tài liệu có tính nền tảng về chủ
trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về nội dung liên quan đến đề tài.
Các tài liệu của TTXVN về thông tin này. Những tài liệu về các học thuyết
truyền thông liên quan đến nội dung này và từ đó xây dựng nên hệ thống lý
luận cho luận văn.
Phƣơng pháp khảo sát, thống kê: Khảo sát về tuyến thông tin chỉnh
hƣớng, phản bác trong thời gian nghiên cứu để phân tích, rút ra kết quả hoạt
động của Ban tin trong nƣớc, Ban tin kinh tế, một số tờ báo in, báo điện tử,
kênh truyền hình thông tấn và Khối các cơ quan thƣờng trú trong nƣớc của
TTXVN.
Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh: để rút ra những ƣu, nhƣợc điểm của
thông tin chỉnh hƣớng, phản bác đối với thông tin sai lệch trong giai đoạn
mới. Từ đó xác định vai trò của thông tin chỉnh hƣớng, phản bác trong hệ
thống thông tin của TTXVN.

Phƣơng pháp phỏng vấn: Tác giả sẽ phỏng vấn sâu một số nhà báo kỳ
cựu và một số chuyên gia, lãnh đạo một số tòa soạn báo thuộc TTXVN tham
gia trực tiếp viết bài trong lĩnh vực này và so sánh đối chiếu với hiện trạng
thông tin chỉnh hƣớng, phản bác để tìm ra những hƣớng đi, giải pháp nâng
7


cao chất lƣợng tuyến thông tin này của TTXVN trong thời gian tới.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nâng cao tính chiến đấu và sức thuyết phục của thông tin, đảm bảo thông
tin của TTXVN giữ đƣợc vị thế và bản lĩnh dòng thông tin chủ lƣu, chính thống
trƣớc những sự việc, sự kiện diễn biến phức tạp. Tăng cƣờng vai trò của
TTXVN là Trung tâm thông tin chiến lƣợc, tin cậy của Đảng, Nhà nƣớc.
Nâng cao vai trò, vị thế TTXVN trên mặt trận đấu tranh thông tin,
chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch.
Cụ thể hóa Chỉ thị 1441/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc
tăng cƣờng vai trò của Thông tấn xã Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của công
cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nƣớc trong tình hình mới: Là công cụ
sắc bén trên mặt trận đấu tranh thông tin, phản hồi những thông tin sai lệch
góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nƣớc.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp những kết quả nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hoàn
thiện bộ máy, tổ chức, nhân lực, đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch của TTXVN.
Luận văn là tài liệu cần thiết để cán bộ, biên tập viên, phóng viên của
TTXVN có thể tham khảo, vận dụng nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
công tác thông tin, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với TTXVN trong giai đoạn
hiện nay.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông
8


tin sai lệch.
Chƣơng 2: TTXVN trong quá trình xử lý và cung cấp thông tin chỉnh
hƣớng, phản bác thông tin sai lệch.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả thông tin
chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch của TTXVN

9


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN CHỈNH
HƢỚNG, PHẢN BÁC THÔNG TIN SAI LỆCH
1.1. Định nghĩa về thông tin chỉnh hướng, phản bác, thông tin sai lệch
1.1.1 Định nghĩa thông tin
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên, khái niệm thông tin là
“sự truyền đạt, phản ánh tri thức dƣới các hình thức khác nhau, cho biết về thế
giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó”.
Thông tin còn có nghĩa là thông báo tin tức. Tin tức chính là tất cả
những gì mang lại hiểu biết cho con ngƣời. Thông tin giúp làm tăng hiểu biết
của con ngƣời, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết định.
Có thể nói thông tin là tất cả những gì hình thành trong quá trình giao
tiếp, đó là những tri thức mà con ngƣời nghiên cứu đƣợc hoặc thu thập đƣợc từ
ngƣời khác. Nói cách khác, thông tin là tập hợp các số liệu các dữ kiện tồn tại
và vận động trong không gian và theo thời gian. Thông tin mang lại sự hiểu
biết, nhận thức tốt hơn về môi trƣờng xung quanh cho con ngƣời, giúp con

ngƣời thực hiện tốt nhất công việc của mình.
1.1.2. Thông tin chỉnh hƣớng
“Chỉnh hƣớng” là tác động để làm thay đổi hƣớng đi của sự kiện, sự
việc. Thông tin chỉnh hƣớng là thông tin điều chỉnh lại phạm vi, tính chất, nội
dung của những thông tin trƣớc đó đã bị chệch, không chính xác so với cái
đƣợc coi là chuẩn, là bản chất của sự kiện, sự vật, hiện tƣợng.
Vai trò đầu tiên và quan trọng của báo chí tạo lập, định hƣớng và thông
qua thông tin để hƣớng dẫn dƣ luận. Ở Việt Nam, báo chí là cơ quan ngôn
luận của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân
dân. Vai trò của báo chí xuất hiện ở mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế,
xã hội. Báo chí đã trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng, văn hóa,
10


mặt khác nó cũng tạo những điều kiện cần thiết để cho mọi ngƣời dân đều có
thể tham gia vào mọi sự kiện, đời sống của đất nƣớc.
Thông qua các sản phẩm báo chí để truyền đạt, hƣớng dẫn công chúng
nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đã ban hành. Báo chí
góp phần tham gia chống lại các luận điệu sai trái, âm mƣu diễn biến hòa bình
của các thế lực thù địch. Đây là lĩnh vực rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi
ngƣời làm báo luôn phải có bản lĩnh vững vàng cả nghiệp vụ lẫn bản lĩnh
chính trị, coi trọng và luôn nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến
đấu của thông tin. Thông tin chỉnh hƣớng là một trong những yêu cầu quan
trọng và cần thiết của báo chí nhất là của TTXVN trong thời điểm hiện nay.
1.1.3. Thông tin phản bác
Theo từ điển Tiếng Việt, “Phản bác” là bác bỏ, phủ nhận ý kiến, quan
điểm của ngƣời khác bằng những lý lẽ xác đáng.
Nhiễu


Chủ thể

Thông
điệp

Pt Truyền
thông

Độc giả

Thái độ

Phản bác, chỉnh
hướng

Sơ đồ 1.1: Mô hình truyền thông của Harold Laswell
Harold Lasswell (1927) là nhà lý luận nổi tiếng về mô hình này.
Lasswell cho rằng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh vô
cùng lớn. Thuyết “Mũi kim tiêm” (hypodermic needle model) hay thuyết
“Viên đạn ma thuật” (magic bullet) cho rằng ngƣời xem thì thụ động và bị
ảnh hƣởng trực tiếp bởi các phƣơng tiện truyền thông. Họ mặc nhiên chấp
11


nhận những thông điệp mà họ nhận đƣợc từ các phƣơng tiện truyền thông mà
không cần phải xem xét lại. Nhƣ vậy, thông điệp đã đƣợc bắn thẳng vào
ngƣời xem và thâm nhập vào tâm trí của họ giống nhƣ một viên đạn ma thuật,
tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi ngƣời. Chúng gây ảnh hƣởng và thống
trị dƣ luận xã hội.
Theo mô hình trên, trong quá trình truyền tải thông tin từ chủ thể tới

ngƣời nhận có thông tin nhiễu, không chính xác hoặc thông tin từ ngƣời
truyền tải nhằm mục đích riêng nên đƣa thông tin theo hƣớng chủ quan, điều
khiển thông tin theo ý muốn nhằm khiến ngƣời tiếp nhận hiểu sai đi bản chất
của sự việc. Theo đó, thông tin phản bác đƣợc hiểu là sự tác động ngƣợc lại
của thông tin từ phía ngƣời tiếp nhận đối với ngƣời truyền tin. Thông tin phản
bác là cần thiết trong quá trình truyền thông, làm cho quá trình truyền thông
đƣợc liên tục từ đối tƣợng truyền đến ngƣời tiếp nhận và ngƣợc lại. Nếu
không có thông tin phản bác thì thông tin chỉ mang tính một chiều và mang
tính áp đặt thông tin.
Phản bác có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, giúp cho
thông tin đƣợc chính xác, giúp ngƣời tiếp nhận thông tin có đƣợc cái nhìn đa
chiều và đánh giá đúng nhất và những thông tin đƣợc tiếp nhận.
Đặc biệt trong báo chí, thông tin phản bác đóng vai trò hết sức quan trọng.
Bởi báo chí làm nhiệm vụ thu thập thông tin và truyền tải đến đông đảo mọi
ngƣời qua các phƣơng tiện nhƣ: phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử…
Theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững: “đối tƣợng chịu tác động của báo
chí và truyền thông đại chúng là công chúng xã hội. Công chúng xã hội đƣợc
hiểu là quần thể dân cƣ rộng lớn chịu sự tác động và chi phối của các kênh
truyền thông đại chúng, ở đó không phân biệt thành phần, giai cấp, lứa tuổi,
trình độ. Hoặc có thể nói báo chí tác động vào ý thức của công chúng xã hội,
12


tác động vào ý thức quần chúng”. Tác động to lớn của báo chí đến đến mọi
mặt của đời sống xã hội, mỗi thông tin không chính xác sẽ gây những hậu quả
nghiêm trọng và vai trò của phản bác thông tin là vô cùng cần thiết nhất là
trong thời kỳ bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay. Sự tác động đó đƣợc thể hiện
qua bảng sau:
Báo chí
Dƣ luận xã hội


(sự kiện, vấn đề)

Ý thức lịch sử, văn hóa
Nhân sinh quan
Thế giới quan

Sơ đồ 1.2: Tác động của báo chí và truyền thông đại chúng
1.1.4. Thông tin sai lệch
“Thông tin sai lệch” là những thông tin không phản ánh đúng bản chất
của sự vật, hiện tƣợng, vấn đề, làm cho đối tƣợng tiếp nhận thông tin nhận
thức không đúng, hiểu sai, có cái nhìn phiến diện về bản chất sự việc; từ đó dễ
dẫn đến hành động sai trái, thậm chí có thể gây phƣơng hại tới quyền lợi của
cá nhân, tập thể, lợi ích quốc gia.
Bác bỏ, chỉnh hƣớng thông tin sai lệch là việc cung cấp những thông tin
đúng, bác bỏ những thông tin sai để định hƣớng lại dƣ luận trong việc tiếp cận
với thông tin đúng, chính xác. Đây đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của báo chí trong việc cung cấp những thông tin đúng bản chất,
13


khách quan của sự việc, hiện tƣợng. Nếu không kịp thời bác bỏ, chỉnh hƣớng
thông tin sai lệch thì sẽ dễ dẫn đến hậu quả, hệ lụy xã hội khó lƣờng.
Khách quan và chân thật là bản chất của báo chí nói chung và đặc biệt
là của báo chí cách mạng. “Sự thật là sức mạnh của báo chí chúng ta" (V.I Lê
nin, Toàn tập, tập 37, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986, Tr106). Trong thực tế, uy
tín của mỗi tờ báo, cơ quan báo chí và hiệu quả thông tin phụ thuộc vào tính
chất khách quan, chân thật của chính những thông tin đƣa ra cho công chúng.
Một tờ báo nếu đƣa thông tin sai, sau đó dù đã làm đính chính nhƣng cũng sẽ
bị công chúng đánh giá thấp đi. Nhà báo viết sai sự thật, chẳng những vi

phạm đạo đức nghề báo, uy tín, danh dự của chính bản thân nhà báo đó mà
còn gây ra những ảnh hƣởng to lớn cho xã hội.
Ngƣợc lại, nếu cơ quan báo chí, nhà báo mà có những thông tin đúng,
bác bỏ, chỉnh hƣớng những thông tin sai, những luận điểm chƣa đúng thì cơ
quan báo chí đó, nhà báo đó sẽ tạo đƣợc niềm tin với công chúng. Nâng cao
đƣợc vị trí và uy tín trong lòng công chúng, bạn đọc.
Ở Việt Nam, nhất là trong thời kỳ bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, với
tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta luôn đòi hỏi
báo chí phải phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội một cách chân thực
khách quan, đúng bản chất.
Báo chí góp phần phát hiện và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh
chống tiêu cực. Đồng thời báo chí cũng tích cực tuyên truyền cổ động cho các
nhân tố mới, các mô hình và các điển hình tiên tiến.
1.2. Các học thuyết truyền thông với thông tin chỉnh hƣớng, phản
bác thông tin sai lệch
Báo chí nƣớc ta đang phát triển mạnh và đa dạng. Sự phát triển của
khoa học, kỹ thuật đã tạo cho công chúng nhiều cơ hội để tham gia vào quá
14


trình sản xuất ra các nội dung thông tin. Bên cạnh những mặt tích cực, điều đó
còn bộc lộ những khuynh hƣớng không lành mạnh, ảnh hƣởng tiêu cực đến sự
phát triển của xã hội.
Hiện có rất nhiều các lý thuyết và mô hình truyền thông nhƣ: lý thuyết
và mô hình truyền thông của Claude Shannon (mở rộng cùng Harold
Laswell); Thiết lập chƣơng trình nghị sự (McCombs, Shaw và Weaver); Lý
thuyết đóng khung (Reese, Gandy & Grant), Sự im lặng vòng xoáy trôn ốc
(Noelle Neumann); Sử dụng và Hài lòng (Blumler và Brown, Katz); Không
gian công cộng (J. Habermas); Truyền thông theo chu kỳ (Jakobson); Truyền
thông 2 giai đoạn/Dòng chảy hai bƣớc (Lazasfelds, Berlson và Gaudet); Lý

thuyết phản ứng với vai trò của Ngƣời gác cổng (Gate keeper) của Westley và
MacLean,….
Trong luận văn này, sẽ tập trung làm rõ thông tin chỉnh hƣớng, phản
bác thông tin sai lệch dƣới góc nhìn của hai học thuyết truyền thông là: Lý
thuyết nhận thức phụ thuộc – MSD Conceptual (Ball-Rokeach và DeFleur
1976); và Lý thuyết thiết lập chƣơng trình nghị sự.

15


1.2.1. Lý thuyết “nhận thức phụ thuộc”
Nguồn tin xã hội

Phương tiện truyền
thông

Công chúng (Phụ
thuộc vào phương
tiện truyền thông)

Hiệu quả (cung cấp nhận thức, làm thay đổi và tạo ra
hành vi mới phù hợp cho công chúng)

Sơ đồ 1.3: Lý thuyết “nhận thức phụ thuộc”
Về cơ bản, lý thuyết này chỉ ra sự phụ thuộc của con ngƣời vào các
nguồn tin xã hội (society) mà họ tiếp nhận đƣợc và đặc biệt là thông tin từ các
phƣơng tiện truyền thông (media). Đó là những thông tin chủ yếu để cung cấp
nhận thức (cognitive) cho công chúng, làm thay đổi họ (affective) và khiến họ
có hành vi (behavioral) mới phù hợp
Báo chí truyền thông ngày càng đƣợc công chúng quan tâm, tiếp nhận.

Điều đó khiến ảnh hƣởng của các phƣơng tiện truyền thông đến công chúng
ngày càng mạnh mẽ và có sức lan tỏa rộng lớn. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là
trách nhiệm của các phƣơng tiện truyền thông ngày càng cao. Các cơ quan
truyền thông phải nhận thấy rõ trách nhiệm của mình đối với công chúng và
xã hội. Do vậy thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông tin sai lệch không phải
là thông tin mang yếu tố ép buộc mà thông tin chỉnh hƣớng, phản bác thông
tin sai lệch thể hiện trách nhiệm của cơ quan truyền thông và đạo đức của nhà
16


báo. Cần đƣa những thông tin chính xác, đa chiều đến với công chúng.
Trong hoạt động báo chí và đặc trƣng của nền văn hóa Việt Nam, lý
thuyết này thể hiện vị trí của mình khi báo chí ở nƣớc ta vẫn giữ vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành, định hƣớng và hƣớng dẫn dƣ luận.
1.2.2. Lý thuyết “thiết lập chƣơng trình nghị sự”
Năm 1968, khi các phƣơng tiện truyền thông ở Mỹ đƣa tin rầm rộ về
cuộc bầu cử tổng thống của nƣớc này, Maxwell Mccombs và D.Shaw – hai
chuyên gia nghiên cứu truyền thông nổi tiếng đã tiến hành các cuộc điều tra
cử tri theo cách tiếp cận của lý thuyết truyền thông.
Khi tiến hành điều tra ngẫu nhiên đối với các cử tri, Maxwell Mccombs
và D.Shaw đã cố gắng tìm hiểu nhận thức và phán đoán của cử tri đối với các
vấn đề trọng yếu của xã hội Mỹ thời kỳ đó. Điều đặc biệt, khi tiến hành phân
tích nội dung của các bản tin chính trị đăng tải trên 8 hãng truyền thông của
Mỹ trong cùng một thời gian, các tác giả đã phát hiện ra rằng, giữa sự phán
đoán của cử tri về những vấn đề quan trọng trƣớc mắt và những vấn đề đƣợc
các hãng truyền thông đƣa tin nhiều đều có mối quan hệ tƣơng quan sâu sắc.
Điều đáng lƣu ý là những vấn đề đƣợc các hãng truyền thông coi là “chuyện
đại sự” để đƣa tin cũng đƣợc coi là “chuyện đại sự” đƣợc phản ánh trong ý
thức của công chúng.
Khác với các nghiên cứu về hiệu quả truyền thông trƣớc đó, ngay từ

đầu, lý thuyết “thiết lập chƣơng trình nghị sự” không khảo sát sự ảnh hƣởng
của cơ quan truyền thông đối với công chúng mà quan tâm công chúng suy
nghĩ gì (What to think about) chứ không phải “nghĩ nhƣ thế nào” (How to
think). Tuy nhiên, sau đó một số chuyên gia đã thay đổi quan điểm và đƣa ra
nhận định: “Thiết lập chƣơng trình nghị sự là một quá trình, nó vừa có thể ảnh
hƣởng đến việc ngƣời ta đang suy nghĩ gì, đồng thời vừa ảnh hƣởng đến việc
17


×