Tải bản đầy đủ (.pdf) (454 trang)

Nhập môn lý thuyết nhân học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.34 MB, 454 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. H ồ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VẤN

BỘ MÔN NHÂN HỌC

L게
, /

か办か Ш

^



lib i ら

іЛ しỉ ^



p MÔN

LÝ THUYẾT NHÂN HỌC
ROBERT LAYTON
Đ ại h ọ c D urham

Người dịch: ThS. P h a n Ngọc C hiến
H iệu dinh: GS.TS Lương V ăn Hy


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Q u ố c GIA
TP. HỒ CHÍ MINH - 2007


TỦ SÁCH NHÂN HỌC

NHẬP MÔN
LÝ THUYET NHÂN HỌC

Q u ỹ F o r d t ạ i V iệ t N am t à i trơ
S u p p o r te d b y F o r d F o u n d a tio n


AN INTRODUCTION
TO THE THEORY IN
ANTHROPOLOGY

C opyright ® R o b ert L ayton 1997
F irst p u b lish ed 1997
R e p rin te d 1998 (twice), 2000

P u b lish e d by th e p re ss sy n d icate
Of th e u n iv e rsity of C am bridge



MỤC LỤC

Trang
Lời giới thiệu

Ghi chú về nội dung quyển sách
C h ư ơ n g I : Q u a n n iệ m v ề m ộ t hệ th ố n g xã

h ộ i .................................1

Chưc/ng 2: Lý thuyết Chức năng............................................. 50
Chương 3: Lý thuyết cấu trúc................................................117
Chương 4: Các lý thuyết Tương tác....................................... 182
Chương 5: Nhân học Mác x ít................................................ 236
Chương 6: Sinh thái học xã h ộ i............................................. 290
Chương 7: Học thuyết Hậu hiện đại và ngành
Nhân học ............................................................ 342

Tài liệu tham khảo................................................................ 404



LỜI GIỚI THIỆU
Quyển sách của tác giả Robert Layton là một giáo
trình nhập môn về lý thuyết nhân học. Tác giả đặt trọng
tâm vào những lý thuyết nhân học từ thập kỷ 1930 cho
đến nay. Tuy nhiên, tác giả cũng có trình bày về những lý
thuyết cổ điển của Hobbes, Rousseau, và nhất là của Karl
Marx và Emile Durkheim vốn ảnh hưởng nhiều đến lý
thuyết nhân học. Tác giả cũng đã đưa ra nhiều thí dụ cụ
thể để giúp sinh viên và người đọc hiểu rõ hơn những lý
thuyết vốn trừu tượng.
Tuy tôi không phải là người lựa chọn quyển sách này
để dịch sang tiếng V iệt, tôi nhận xét quyển sách này cũng
có một ưu thế so với một số quyển sách về lý thuyết nhân

học khác là đã đề cập đến một vài lý thuyết hiện đại như
lý thuyết trò chơi (game theory) và sinh học xã hội
(sociobiology) vốn đã được một số các nhà nhân học áp
dụng trong nghiên cứu của mình. Sinh học xã hội là một
lý thuyết trong sinh học tiến hoá (evolutionary biology),
được phát triển từ thập kỷ 1970 trở lại đây ở M ỹ, để giải
thích hành vi xã hội của sinh vật (kể cả loài người). Lý
thuyết trò chơi được phát triển từ thập kỷ 1940 để giải
thích hành vi con người. Lý thuyết trò chơi đã có ảnh
hưởng không những trong kinh tế học và nghiên cứu quan
hệ quốc tế (kể cả chiến tranh) mà còn trong nhân học như


Layton trình bày trong quyển sách. Theo đánh giá của tôi,
thì tác giả Layton đã thành công trong việc cho thấy sự đa
dạng của lý thuyết nhân học trong ba phần tư thế kỷ qua.
Vì tác giả là một nhà nhân học người Anh, nghiên
cứu sâu về nhân học nghệ thuật và tổ chức xã hội của thổ
dân Úc, nên quyển sách này cũng không tránh khỏi một
số giới hạn nhất định, về quy mô của quyển sách, ngoại
trừ phần về nhân học tri thức, tác giả Layton đã không
trình bày gì nhiều về nhân học văn hoá vốn phát triển
mạnh ở M ỹ cũng như ảnh hưởng của Max Weber đến sư
phát triển của nhân học văn hoá ở M ỹ. M ột phân ngành
của nhân học văn hoá là nhân học tâm lý cũng cơ bản đã
bị bỏ quên, vì nhân học tâm lý phát triển mạnh ở M ỹ mà
không phát triển gì trong nhân học ở Anh. Trong việc
dùng thí dụ để minh hoạ lý thuyết, tác giả Layton đã đưa
nhiều thí dụ liên quan đến tổ chức xã hội của các xã hội
tương đối đơn giản, đặc biệt là ở những cựu thuộc địa của

Anh ở Úc và Phi châu, vì ông chuyên về thổ dân ú c. Cụ
thể hơn, trong chương về cấu trúc luận (structuralism), tác
giả đã không chú trọng nhiều đến những ứng dụng cấu
trúc luận vào việc phân tích biểu tượng và hành vi con
người trong những xã hội phức tạp và hiện đại (như trong
việc phân tích tổ chức xã hội ở các xã hội nông nghiệp
phức tạp ở châu Á hay xã bội công nghiệp hiện nay, hoặc
trong việc phân tích hành vi tiêu thụ, lãnh vực quảng cáo
trong nền kinh tế thị trường trong giai đoạn toàn cầu hoá).
Vì thế, sinh viên và người đọc V iệ t Nam, không biết


nhiều về thổ dân úc hay các bộ tộc châu Phi, có thể gặp
khó khăn trong việc thấy rõ tầm quan trọng của lý thuyết
nhân học trong việc phân tích văn hoá xã hội kinh tế hay
hành vi con người trong một xã hội nông nghiệp hay đang
công nghiệp hoá như ở V iệt Nam. Những giới hạn này của
quyển sách đòi hỏi người giảng dạy lý thuyết nhân học
phải bổ xung thêm mảng lý thuyết nhân học văn hoá chịu
ảnh hưởng của Weber và phải đưa ra thêm nhiều thí dụ về
những xã hội nông nghiệp hay công nghiệp ở châu Á,
châu Âu, và châu Mỹ, để giúp sinh viên thấy rõ về tầm
quan trọng của lý thuyết nhân học trong việc soi sáng
những vấn đề văn hoá, xã hội, kinh tế, những vấn đề phát
triển, và hành vi con người ngay trong cả giai đoạn toàn
cầu hoá hiện nay.
Lương Văn Hy (Hy V. Luong)
Giáo sư Tiến sĩ
Trưởng khoa nhân học
Đại học Toronto, Canada.




GHI CHÚ VỀ NỘI DUNG QUYEN

sá c h

Cuốn sách này không nhằm mục đích cung cấp một
lịch sử toàn diện về các luồng tư tưởng trong nhân học.
Cuốn sách được viết với sự quan tâm đến những tranh
luận đang diễn ra và tập trung vào việc phân tích các lý
thuyết đã ảnh hưởng đến ngành nhân học như thế nào hơn
là truy tầm lịch sử của các lý thuyết một cách đầy đủ. Sự
ứng dụng của từng lý thuyết được minh họa bằng cách cho
thấy chúng đã giúp giải thích những quá trình xã hội và
văn hóa trong các dân tộc nhất định như thế nào. Lúc nào
có thể được, tôi đã tìm cách đưa vào những giải thích bổ
sung hay cạnh tranh nhau của các lý thuyết khác nhau về
cùng những trường hợp dân tộc học giong nhau. Tôi cho
rằng hiện nay các lý thuyết quan trọng nhất là Sinh thái
học xã hội và học thuyết Hậu hiện đại và khi chọn những
lý thuyết trước đây để đem ra thảo luận, tôi đã chú ý đến
những đóng góp của chúng vào việc hình thành nên các
tranh luận lý thuyết hiện nay. Lý thuyết Khuếch tán
(Diffusionism) không được cuốn sách này đề cập đến, và
quan điểm cho tiến hóa là tiến bộ chắc hẳn đã không
được bàn đến một cách đúng mức. Ngay cả trong những
lãnh vực lý thuyết được đem ra xem xét, nhiều tác giả và
tác phẩm quan trọng đã không được đề cập đến. Khi đọc
lại những nguồn tài liệu được đem ra thảo luận, tôi luôn

luôn nhận thấy rằng chúng chứa đựng những ý tưởng


phong phú hơn nhiều và không có nguồn tài liệu thứ cấp
nào có thể lột tả hết được. Cuốn sách này nhắm mục đích
định hướng cho người đọc tìm đến những tác phẩm gốc,
chứ không nhắm đến việc thay thế những tác phẩm đó.
Những người phản biện khuyết danh của nhà xuất bản đã
cung cấp nhiều lời nhận xét và gợi ý có ích, nhờ đó nội
dung cuối cùng của cuốn sách này đã được tốt hơn.


Chương 1

QUAN NIỆM VỀ MỘT HỆ THốNG XÃ HỘI

Nhân học nghiên cứu về con người; nhân học xã hội
nghiên cứu về xã hội con người. Có thể miêu tả nhân học
xã hội là “ xã hội học đối chiếu” ; đó là sự nghiên cứu về
rất nhiều xã hội con người khác nhau để phát triển những
lý thuyết tổng quát về sự vận hành của xã hội. Cụ thể
hơn, nhân học xã hội thường được xem là nghiên cứu về
những xã hội “ có quy mô nhỏ,

, mà sự đơn giản tương đối
của chúng làm cho việc nghiên cứu dễ được toàn diện
hơn. Cũng có thể xem nhân học xã hội là sự “ chuyển dịch
văn hóa,

; khoác ý nghĩa cho những tập tục có vẻ kỳ lạ

của các dân tộc xa lạ.
Vào khoảng nãm 450 trước công nguyên, nhà sử học
Hy Lạp Herodotus viết một bài tường thuật về những biến
cố rốt cuộc đã dẫn đến việc người Hy Lạp đánh bại người
Ba Tư một thế hệ trước đó. Ý tưởng của Herodotus là sự
thất bại của người Ba Tư không phải chỉ đơn thuần do việc
làm của những nhân vật v ĩ đại tạo nên, cũng không phải
từ ý muốn của các thần linh. Herodotus giải thích sự thất
bại của người Ba Tư là hậu quả của sự xung đột giữa các
nền văn hóa xa lạ. Điều này biện minh cho việc ông ghi
1


chép về những nền văn hóa chung quanh người Hy Lạp cổ
và, để củng cố cho lập luận của mình, ông cung cấp
những tường thuật chi tiết về các xã hội đương thời rất
khác với xã hội của chính ông, truy nguyên lịch sử sự tiếp
xúc của chúng với đế quốc Ba Tư. Vì vậy, ông được xem
như cha đẻ của ngành nhân học (Gould 1989: 1).
Herodotus miêu tả một thế giới cổ đại rất mực đa dạng
văn hóa, trong đó những giá trị quen thuộc thường được
xem xét lại bởi vì người ta gặp những điều bất ngờ hay lạ
lùng. Người Scythia, sống ở phía bắc Hắc Hải, là một dân
tộc không thể bị đánh bại do nếp sống du cư của họ. Một
dân tộc không có những đô thị với thành quách bảo vệ và
sống trong những chiếc xe ngựa mà họ mang theo bất cứ
nơi nào họ đến, đánh nhau trên lưng ngựa và sống nhờ
vào gia súc lớn thay vì đồng ruộng, là một dân tộc không
bao giờ có thể bị đánh bại. Không có cây cối trên lãnh thổ
của người Scythia và khi giết một con bò, họ đốt xương

của nó để nướng thịt. Ngay khi bị người Cyrus xâm chiếm
lãnh thổ, người Scythia tiếp tục di chuyển. Vào một lần
duy nhất khi quân đội Ba Tư và Scythia chạm trán nhau,
người Scythia bị một con thỏ rừng nhảy ra từ đám cỏ giữa
hai đội quân làm phân tâm. Người Scythia biểu lộ thái độ
coi thường đối với người Ba tư bằng cách cho ngựa phi
nước đại đuổi theo con thỏ (Herodotus 1954: 286 ff.). Một
ví dụ hay khác minh họa kỹ thuật của Herodotus là tình
tiết liên quan đến việc Cambyses gửi phái viên đến nhóm
người mà Herodotus cho biết là người Ethiopia. Vua Ba

2


Tư gửi đại diện của ông đến dò xét tình hình để chuẩn bị
cho việc chinh phục, nhưng chỉ thị cho họ phải làm ra vẻ
thân thiện. Với hy vọng làm cho người Ethiopia kính nể sự
tinh tế của mình, các sứ giả dâng cho vua Ethiopia nhiều
món quà khác nhau, gồm cả vải nhuộm và rượu vang. Họ
ngạc nhiên khi ông vua chê nhuộm là lừa gạt, cố ý làm
cho sự vật trông khác với bản chất thật của chúng. Mặc dù
thích mùi vị của rượu vang, ông vua chế giễu ví đồ ăn của
Ba Tư là “ phân” ,nói rằng họ phải cần đến rượu vang để
sống đến tuổi già với một chế độ ăn uống như vậy. Ông
nói người Ethiopia sống đến 120 tuổi bằng cách uống sữa
và ăn thịt luộc. Cambyses nổi giận khi nghe câu trả lời
của ông vua nhưng, không có gì ngạc nhiên, cuộc xâm
lăng sau đó của người Ba Tư là một thất bại (Herodotus
1954: 211-12).
Nhà sử học La Mã Tacitus đã dùng những kỹ thuật

tương tự trong tường thuật của ông về các bộ lạc Đức sống
ở rìa đế quốc La Mã vào khoảng năm 100 sau công
nguyên. Tacitus, ít ái quốc hơn Herodotus, có ý làm tương
phản cuộc sống thành thật, đơn sơ của người Đức với cuộc
sống buông thả suy đồi ở Rome. Ông cũng muốn đánh giá
đe dọa quân sự của người Đức đối với đế quốc La Mã
bằng cách điều tra hình thức xã hội Đức. Người Đức có
sẩn những dải đất canh tác rộng và mỗi cộng đồng hàng
năm phân phối đất canh tác mới cho từng hộ gia đình. Nền
dân chủ địa phương của Đức được thực hiện theo cách rất
khác với Nghị Viện La Mã: “ Khi đám đông hội họp nghĩ
3


là đúng, họ ngồi xuống với vũ khí của họ. Nếu không vừa
lòng với một đề nghị, họ la ó phản đối; nếu đồng ý, họ lấy
giáo mác chạm vào nhau.” Người ta có thể bắt gặp trong
nhà của họ những chiếc lọ bằng bạc đem dâng cho các thủ
lĩnh và các sứ giả khi họ ra nước ngoài, mà họ sử dụng
hàng ngày giông như các đồ bằng đất nung (Tacitus 1985:
104,110, 123).
Dân tộc chí, hay “ tác phẩm về các dân tộc ,
,là truyền
thống miêu tả trong nhân học. M iêu tả đầy đủ là điều
không thể có được. Dù có ý thức hay không, những ý
tưởng và giả định của chúng ta làm cho chúng ta chú ý
đến một số khía cạnh trong đời sống xã hội của các dân
tộc, nhưng lại bỏ qua các khía cạnh khác. Cả Tacitus và
Herodotus đều không vô tư đối với đối tượng của họ. Cả
hai đều làm công việc ghi nhận những nền văn hóa xa lạ

để hỗ trợ cho một lập luận, nhưng chứng cứ khảo cổ học
đã xác nhận một số điều họ viết, như tập tục chôn cất
phức tạp của người Scythia và hệ thống nông nghiệp và tổ
chức làng của các dân tộc Géc-manh (Herodotus 1954:
294n.; Hedeager 1992: 205, 230,
250). Lý thuyết hướng sự
chú ý của chúng ta đến những đặc điểm nhất định của
hành vi xã hội, và gợi ý về mối liên hệ giữa những điều
chúng ta quan sát và nghe thấy. Những lý thuyết tiến hóa
theo quan điểm xã hội tiến bộ qua thời gian, đã thống trị
các khoa học về xã hội trong thế kỷ 19, khuyến khích một
cái nhìn bao quát đến những sự đa dạng văn hóa, trong khi
những lý thuyết tương tác khuyến khích tập trung vào
4


những chi tiết của hành động cá nhân. M ột số lý thuyết từ
những lý thuyết không còn phù hợp nữa. Chẳng hạn, Sinh
thái học xã hội thay thế học thuyết Chức năng trong việc
giải thích những mối liên hệ giữa các tập tục. Trong
những trường hợp khác, các lý thuyết tương phản nhau:
Học thuyết Marx giải thích đời sống xã hội bằng những
điều kiện vật chất của nó; học thuyết cấu trúc giải thích
đời sống xã hội như là hệ quả của ý tưởng và giá trị. Liệu
có những quy luật tổng quát giải thích đời sống xã hội hay
không, hay liệu mọi xã hội phải được hiểu theo những
điều kiện riêng của chính nó, vẫn còn là một vấn đề sôi
nổi trong nhân học. Lý thuyết không phải là những suy
đoán vẩn vơ. Bất cứ nơi nào lý thuyết hướng dẫn hành
động cụ thể, chủng có những hệ quả về chính trị. Nhiều lý

thuyết được phác họa trong sách này bắt nguồn từ nỗ lực
tìm hiểu chính điều kiện xã hội của tác giả, và đặt nó
trong bối cảnh những lối sống khác có vẻ xa lạ.

Đặt những vấn đề hiện đại
Những vấn đề làm bận tâm nhân học xã hội trong
thời gian gần đây hơi khác với những vấn đề mà
Herodotus và Tacitus quan tâm. Chúng được nêu lên lần
đầu tiên trong thời đại Anh sáng. Các lý thuyết tìm cách
giải quyết những vấn đề này được đề ra cùng thời gian đó.
Cho đến thế kỷ 17 và 18, người ta tin rằng vua chúa ở
châu Au cai tri bằng quyền hành Thượng đế ban cho, và
xã hội loài người được cho là tái hiện ở một cấp độ thấp
hơn xã hội linh thiêng của Chúa. Những giả định này đã
5


bị đặt thành vấn đề trong thời đại Anh sậng (xem Watson
1991). M ột khi người ta nghĩ mình có tự do quyết định cho
mình thế nào là hành vi xã hội thích hợp hay không thích
hợp theo quy luật tự nhiên thay vì quy luật linh thiêng, thì
có thể đặt ra những câu hỏi là xã hội thực tế có thể được
cải thiện như thế nào, và những xã hội hiện tại đã phân rẽ
thế nào từ tình trạng nhân sinh tự nhiên hay ban đầu. cả
những xã hội loài người ở châu Au trong quá khứ và
những xã hội xa lạ hơn nhưng vẫn còn tồn tại được xem là
nguồn thông tin có thể giúp trả lời những câu hỏi này. Sức
mạnh của chứng cứ và những kỹ thuật thẩm định nó thì
kém xa những điều tìm thấy trong công trình của
Herodotus và Tacitus (so sánh với Trigger 1989: 55-60).

Trong những năm dẫn đến cuộc Nội chiến ở Anh
Quốc,
* những người ủng hộ Quốc hội chống đối tuyên bố
của nhà vua về sự cai trị bằng Quyền linh thiêng đã dựa
trên bài tường thuật của Tacitus về nền dân chủ Đức thời
cổ đại. Họ lập luận rằng những tập tục này đã được người
Anglo-Saxon mang đến nước Anh và truyền qua lịch sử
đến thời đại của họ qua luật thông tục. Những người bảo
hoàng lập luận ngược lại rằng luật thông tục hiện hành đã
được Nhà chinh phục W illiam mang đến nước Anh, dập
tắt mọi sự tự do có thể đã tồn tại trước đó. Trong khi phần
lớn những người tham gia vào cuộc tranh luận giả định
rằng xã hội Đức về mặt lịch sử là một xã hội độc đáo,
* Đây là cuộc nội chiến 1642-1649 ở Anh, bắt nguồn từ mầu thuẫn giữa
Quốc hội và nhà vua Stuart (người hiệu đính).

6


những người cấp tiến chủ trương bình đẳng xã hội
(Levellers) đã đưa cuộc tranh luận đi xa hơn một bước
bằng cách khẳng định rằng xã hội Đức thời cổ thuộc “ tình
trạng nhân sinh nguyên khởi’,
,ở đó con người có những
quyền tự nhiên trước khi tầng lớp trên chiếm đoạt đất đai
và như thế, theo một nghĩa nào đó, những người cấp tiến
chủ trương bình đẳng xã hội đã mở đầu một lý thuyết khái
quát về xã hội loài người (xem Burrow 1981 ; H ill 1958;
MacDougall 1982).
Hobbes (1588-1679),người đã có thời là gia sư của

ông vua tương lai Charles I I ,đã kinh qua kinh nghiệm về
sự hỗn loạn do cuộc nội chiến ở Anh Quốc tạo ra và đặt
câu hỏi điều gì cấu kết xã hội lại với nhau. Trái với quan
điểm về công xã nguyên thủy do những người cấp tiến
chủ trương bình đẳng xã hội đề xướng, Hobbes cho là nếu
đời sống xã hội không được kiểm soát và điều phối thì sẽ
có một tình trạng hỗn loạn, trong đó con người tìm sự an
toàn cho chính mình bằng cách tìm cách kiểm soát người
khác. Một tình trạng như thê hẳn là một cuộc chiến tranh
trong đó moi người chống lại mọi người khác; và cuộc
sống hẳn là “ cô độc, nghèo nàn, kinh tởm, thô bạo và
ngắn ngủi,
,(Hobbes 1970 [1651]: 65). Hobbes cho rằng
khi sống trong một tình trạng như thế người ta bắt buộc
phải chọn một lãnh đạo, hay một người có quyền lực tối
cao, và từ bỏ một số tự do cá nhân của mình để người thủ
lĩnh có được quyền hành cần thiết nhằm bảo đảm việc
tuân thủ một khế ước xã hội. Người ta chỉ sẩn lòng làm
7


việc cho lợi ích chung nếu họ tin rằng bất cứ ai gian lận
đều sẽ bị luật pháp trừng trị. Hobbes không đưa ra được
mấy bằng chứng rằng cuộc chiến tranh mà ông nói đên
trong đó mỗi người chống lại tất cả những người ichac là
điều đã từng tồn tại, mặc dù ông có nhận xét rằng “ Ngoại
trừ trong việc quản lý những gia đình nhỏ, mà trong đó sự
hoà thuận tùy vào lòng tham muốn tính dục tự nhiên,
người man dã tại nhiều nơi ở châu Mỹ không hề có chính
phủ gì cả; và hiện sống theo cách dã man như vậy”

(Hobbes 1970 [1651]: 65). Mục đích chính của Hobbes là
dựng nên một sự đối lập lôgic giữa trật tự và hỗn loạn,
hơn là nhận diện một tình trạng thực tế qua đó có thể
đánh giá xã hội đương thời ở châu Au (H ill 1958: 271).
Rousseau (1712-72), một nhà ngoại giao và công dân
của Geneva trong những năm cuối cùng của chế độ
phong kiến cũ, lại theo một quan điểm khác về xã hội ban
đầu của con người. Uiong như những người cấp tiến chủ
trương bình đẳng xã hội, Rousseau xem những chế độ
châu Au thời của ông là những chế độ áp bức. Trong bài
tiểu luận của ông về K h ế ước xã hội (The Social Contract)
ông viết, “ Con người sinh ra được tự do; và ở mọi nơi họ
bị xiềng xích” (Rousseau 1963 [1762]: 3). Thừa nhận
không biết con người lúc đầu đã sống như thế nào, ông
đưa ra giả thuyết trong Thuyết trình về nguồn gốc sự bất
bình đẳng (Discourse on the Origin of Inequality) rằng ban
đầu chắc hẳn họ đã tồn tại như những cá nhân cô lập
trong một tình trạng tự nhiên, thỏa mãn những nhu cầu ít
8


ỏi của mình một cách trực tiếp nhưng hiếm khi, nếu có,
giao tiếp với nhau. Nhưng con người không giống như thú
vật. Thú vật không hơn gì những cái máy bị thiên nhiên
chi phối, trong khi đó “ Con người” hành động theo ý mình.
Rousseau suy đoán rằng con người liên minh lại với nhau
khi các nguồn thức ăn trong thiên nhiên bắt đầu cạn kiệt
và người ta quay sang nông nghiệp, tụ tập cùng nhau để
bảo vệ đất đai canh tác chống lại những người khác muốn
sáp nhập. “ Tất cả đều đâm đầu vào xiềng xích của họ, với

hy vọng tìm được tự do,
,(Rousseau 1963 [1755]: 205).
Rousseau dựa vào những tường thuật về những người
đương thời sống một cuộc sống lạ lùng ở vùng Caribe để
giúp ông dựng lại tình trạng nhân sinh ban đầu. Cũng
giống như ông tưởng tượng con người trong thời sơ khai có
ít nhu cầu, “ thỏa mãn cái đói của mình khi gặp cây sồi
đầu tiên, và làm dịu cơn khát khi gặp con suối đầu tiên’’
(Rousseau 1963 [1755]: 163),người ta nói người Caribe ở
thế kỷ 18 sẽ bán cho bạn cái giường của họ vào buổi sáng
mà không thấy trước rằng họ sẽ cần lại, và đòi lấy lại vào
buổi chiều tối (về nguồn tài liệu của Rousseau, xem du
Tertre 1992 [1667]: 133). Tương tự như vậy, “ người
Caribe, cho đến lúc đó ít bị xa rời tình trạng tự nhiên” là
những người hiền lành nhất trong quan hệ tình yêu của họ
và khác xa những cá nhân ích kỷ mà Hobbes đã tưởng
tượng (Rousseau 1963 [1755]: 187). “ Trước mắt của người
Caribe, những công việc phức tạp và bị ghen tị của một bộ
trưởng châu  u!,
,(Rousseau 1963 [1755]: 220). khi người
9


ta còn là những cá nhân lang thang thì không ai vâng lời
hoặc phục tùng ai, nhưng bây giờ thì ngay cả những người
giàu cũng lệ thuộc vào dịch vụ của người khác. Nhiều ham
muốn của người man dã theo quan điểm của Hobbes, như
tham lam, ham muốn và hào hiệp, sự thật là những sản
phẩm của xã hội: “ Người đầu tiên, sau khi rào một miếng
đất, nghĩ ra và nói “ cái này là của tô i,


,và nhận thấy người
ta cũng đơn giản tin theo mình, là người thực sự sáng lập ra
xã hội dân sự” (Rousseau 1963 [1755]: 192).
Những hệ thống xã hội
Những người sáng lập nhân học xã hội đã ngạc nhiên
khi thấy trong đời sống xã hội, con người bị ảnh hưởng bởi
tư tưởng và hành động của những người chung quanh
mình, từ đó xuất hiện khái niệm xã hội như một hệ thống
những bộ phận có liên quan với nhau. Mặc dù một lý
thuyết khái quát về hệ thông cho đến giữa thế kỷ 20 mới
phát triển (von Bertalanffy 1951),hai tính chất của các hệ
thống đã trở nên rõ rệt đối với các lý thuyết gia thế kỷ 18
và 19. M ột hệ thống bao gồm một loạt những thành tố có
liên quan với nhau trong một tổng thể mà tính chất của
tổng thể thì khác với tính chất của những thành tố khi
đứng riêng rẽ. Cái tổng thể có một mức độ cố kết nội tại
và một biên giới có thể nhận thấy được nên nó có khuynh
hướng tồn tại như một hệ thống thay vì bị phân hóa và hòa
nhập với môi trường của nó (cf. Buckley 1967).
Đối với Hobbes, người ta bị giới hạn bởi hành động
của những người khác vì chính họ hay tổ tiên họ đã tham
10


gia vào một khế ước xã hội. Khế ước này ngăn không cho
họ hành động hoàn toàn theo ý muốn riêng của mình nhưng
lại có lợi cho mọi người. Tương tự như vậy, Rousseau xem
xã hội không phải là một cái gì tự nhiên mà là một “ tổng số
những lực lượng chỉ có thể xuất hiện khi nhiều người tập

hợp với nhau’,
. Nếu quyền cá nhân được tiếp tục lưu giữ thì
điều này sẽ kéo dài tình trạng tự nhiên. M ỗi người phải từ
bỏ mình, không phải cho một cá nhân có quyền tối thượng,
mà là cho tập thể hay đoàn thể bằng cách nghe theo
“ hướng đi tối thượng của ý muốn chung” (Rousseau 1963
[1762]: 12-13). Đối với Rousseau, sự nghịch lý của điều cái
toàn thể lớn hơn tổng số những thành tố được thấy rõ trong
vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ bắt nguồn
từ sự sử dụng những ký hiệu (sign) võ đoán hay theo quy
ước, làm thế nào người ta đồng ý với nhau về chúng mà
không có một xã hội tồn tại trước? Những ký hiệu như thế
chỉ có thể được đồng ý bằng một sự nhất trí chung
(Rousseau 1963 [1755]: 176-7). Nhưng làm thế nào xã hội
phát sinh mà không có sự tồn tại trước của những khái
niệm như tài sản, hay quyền lợi hỗ tươngl Rousseau phỏng
đoán là những ý tưởng đó có thể đã được báo hiệu bởi
những tiếng kêu của các con cuạ hay khỉ và sau đó ngôn
ngữ và xã hội phát triển cùng với nhau.
Hai cách tiếp cận khái quát giải thích các hệ thống
xã hội phát sinh như thế nào đã xuất hiện trong thế kỷ 18
và 19. Có thể gọi những cách tiếp cận này là cách tiếp
cận tương tác và là cách tiếp cận hữu cơ. Adam Smith đề
11


×