Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP GIÚP học SINH HỨNG THÚ TRƯỚC và SAU KHI đọc TRONG TIẾNG ANH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.88 KB, 22 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến
Ngày nay, thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đang trên con tàu
tiến đến cuộc cách mạng lần thứ tư mang tên 4.0 - một cuộc cách mạng sẽ đem đến cho
chúng những cơ hội và thách thức hoàn toàn mới. Trung tâm của cuộc cách mạng này là
công nghệ thông tin và Internet kết nối vạn vật, con người không chỉ giao tiếp với con
người mà còn giao tiếp với người máy, đồ vật,... Các chuyên gia nói rằng những quốc gia
nào, cá nhân nào lỡ chuyến tàu này sẽ tụt hậu. Do đó các quốc gia muốn tiến tới cuộc cách
mạng lần thứ tư phải đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều phương diện, đặc biệt là về
nhân lực. Nguồn nhân lực đó cần có chất lượng cao, có khả năng ứng dụng những tiến bộ
khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được
yêu cầu phát triển đặt ra. Khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận
với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao
lưu, học hỏi văn hóa của các miền đất trên thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại. Giữa xu
thế “đa quốc gia hóa” của các công ty, biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp bạn nổi bật, dễ
dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các
thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp dẫn. Thế nên việc dạy và học ngoại ngữ
ở các trường phổ thông trang bị cho các em học sinh những kiến thức nghe nói đọc viết
ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên khi dạy và học ngoại ngữ hay
tiếng Anh thì nhiều học sinh và giáo viên thường hay nghĩ đến dạy ngữ pháp mà quên
rằng các kỹ năng mới là cái đích cần tiến tới . Đọc là một trong bốn kỹ năng quan trọng và
cần thiết nhưng đa số học sinh chưa chú trọng, nhất là các hoạt động trước và sau khi đọc
thường bị giáo viên bỏ qua và học sinh không chú ý tới. Nếu giáo viên chỉ cho học sinh
đọc và làm bài tập thì chẳng khác nào nhìn thấy một phần ba tảng trôi trên mặt nước. Đọc
mà không suy ngẫm, không hành động, không thay đổi điều gì về nhận thức chẳng khác
nào chúng ta ăn một món ăn chỉ để cho thỏa mãn cơn đói và duy trì sự sống. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, tuy nhiên phải nói rằng tình trạng học sinh còn thờ ơ
không hứng thú với kỹ năng đọc hiểu và phương pháp dạy của giáo viên chưa phù hợp là
những nguyên nhân chính. Nhằm giúp học sinh say mê, yêu thích hơn với môn học, thấy



rằng việc đọc tiếng Anh của mình có ý nghĩa hơn,... Từ đó góp phần nâng cao chất lượng
dạy học. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG
THÚ TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐỌC TRONG TIẾNG ANH THPT”
1.2. Điểm mới của sáng kiến.
Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, đọc là phương tiện hữu hiệu và cần thiết
cho học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng
như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học. Các bài đọc đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
Thực tế cho thấy, về kỹ năng đọc và làm các bài tập sau khi đọc, học sinh thường mắc
một số lỗi phổ biến như: phát âm sai, thường phát âm gió một cách bừa bãi, vốn từ của
học sinh quá ít ỏi hoặc quên nhiều, chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, không nhớ
được thông tin trong bài đọc, không nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, đa số học sinh
không biết cách đặt câu hỏi cho đoạn văn và trả lời. Để khắc phục được tình trạng này,
trước hết người giáo viên phải làm sao cho học sinh có nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của việc học ngoại ngữ nói chung và cụ thể là học tiếng Anh nói riêng, nhất là
làm cho học sinh yêu thích, quan tâm đến việc học một bài đọc một cách hiệu quả hơn.
Các bài giảng của thầy ở trên lớp phải phù hợp với mọi đối tượng học sinh, phải có
phương pháp thích hợp, gây hứng thú học tập cho học sinh. Trong đó phần khởi động
đóng vai trò là chất xúc tác cho các hoạt động tiếp theo. Trong những năm vừa qua
cùng với phong trào đổi mới dạy học, nhiều kỹ thuật đọc hiểu nhiều dạng bài tập đã
được áp dụng . Tuy nhiên phải nói rằng nếu giáo viên còn bám quá nhiều vào SGK hiện
tại, việc đọc trở nên nặng nề và nhàm chán bởi nhiều học sinh chỉ trả lời theo sách
hướng dẫn mà không cần suy nghĩ nhiều. Hơn nữa, các bài đọc hiện tại đã được thiết kế
từ lâu nên các thông tin đã lỗi thời. Nếu người giáo viên không cải tiến các hoạt động
thì làm sao đào tạo được những nguồn nhân cho cuộc cách mạng mới. Nhằm giúp học
sinh hứng thú và yêu thích môn đọc hiểu, tôi mạnh dạn áp dụng các biện pháp và đã
mang lại nhiều dấu hiệu tích cực. Học sinh vui vẻ, thoải mái khi đọc, học sinh làm tốt
phần đọc hiểu trong các bài kiểm tra,... Hơn thế nữa các em đã thay đổi cách nhìn nhận



về cuộc sống qua các hoạt động sau đọc, một số bài học đạo đức quý giá được học sinh
rút ra và từ đó nhân cách của các em được hình thành.
Sáng kiến là những kinh nghiệm có được trong quá trình giảng dạy của bản thân.
Cho đến thời điểm này chưa có tác giả nào nghiên cứu về chủ đề “ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐỌC TRONG
TIẾNG ANH THPT” nên ý tưởng của đề tài không trùng hợp với các bài nghiên cứu
khác.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng hứng thú của học sinh đối với kỹ năng đọc hiểu.
Hứng thú nhận thức là một hiện tượng tâm lý diễn ra trong quá trình con người
tiến hành hoạt động nhận thức. Hứng thú nhận thức là khuynh hướng lựa chọn của cá
nhân nhằm vào việc nhận thức được hoặc một số lĩnh vực khoa học nhằm vào mặt nội
dung và quá trình hoạt động của nó. Trong quá trình này cá nhân không chỉ dừng lại ở
những đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng mà còn xu thế đi sâu vào cái bản chất
bên trong của sự vật hiện tượng muốn nhận thức.
Hứng thú học tập quan hệ mật thiết với tính tò mò, ham hiểu biết của cá nhân. Hứng thú
là nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực cá nhân. Khi có hứng thú học sinh sẽ tích cực
học tập hơn và học tập có hiệu quả hơn. Thái độ học tập tích cực được thể hiện ở việc
tiến hành nhiều hình thức học tập khác nhau và học tập một cách không mệt mỏi .
Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là điều cực kỳ quan trọng, làm cho các
em say sưa với công việc của mình, đặc biệt là học tập. Trong những giờ học trên lớp, tư
duy tích cực được kích thích sẽ xuất hiện thái độ tích cực đối với môn học sẽ hình thành
hứng thú học tập. Hứng thú gây cho học sinh một sự hưng phấn, xúc cảm làm tăng hiệu
quả của quá trình nhận thức nảy sinh sáng tạo để thoả mãn hứng thú. Như vậy, hứng thú
một cách tích cực là một nét đẹp nhân cách, là ánh sáng soi đường cho mọi hành động
và mang lại sự thành công. Chính vì vậy, hình thành và phát triển hứng thú học tập cho
học là mục tiêu quan trọng mà mỗi giáo viên hướng tới để nâng cao chất lượng dạy học
trong nhà trường.



Đối với môn tiếng Anh, có hứng thú các em mới có tính thần học bài, chuẩn bị bài, tìm
hiểu khám phá cái hay cái đẹp của một ngôn ngữ mới một nền văn hóa mới, không cảm
giác sợ tiếng Anh,... Từ đó tạo ra niềm say mê học tập và nhận thức đúng vai trò và tầm
quan trọng của môn học cho tương lai của mình. Và chắc chắn rằng: có hứng thú học
tập thì kết quả học mới tiến bộ được. Hứng thú học tập môn tiếng Anh học tác động đến
học sinh cả trong và ngoài giờ lên lớp, kích thích họ tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo
để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, đồng thời suy nghĩ tìm ra nhiều hình thức học tập hiệu
quả hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng không phải khi nào học sinh cũng yêu thích
đọc và cũng không tự nhiên mà có. Để tìm hiểu thực trạng hứng thú với môn tiếng Anh
nói chung và đọc hiểu nói riêng tôi đã tiến hành cuộc điều tra trên 160 học sinh bốn lớp
(khi chưa áp dụng đề tài). Với câu hỏi “ em có thích đọc hiểu tiếng Anh hay không ?
Em có hài lòng về các bài tập hay không ? Em có thích các hoạt động giáo viên đưa ra
hay không?...”. Qua cuộc điều tra này và thực tế dự giờ, giảng dạy nhiều tiết đọc hiểu
tôi nhận thấy thực trạng như sau :
Về phía học sinh : Với kết quả điều tra cho thấy rằng đa số học sinh hứng thú với đọc
hiểu mức độ vừa, hài lòng với bài tập, với giáo viên mức độ vừa. Phần lớn các em thấy
rằng đọc hiểu là khó là nhàm chán đơn điệu, bài đọc dài, từ mới nhiều, các em không có
đủ kiến thức chung để hiểu hết vấn đề, nhiều bài đọc phản ánh những vấn đề lỗi thời,
nhiều SGK cũ đã có đáp án từ trước, ứng dụng kiến thức bài đọc vào thực tế còn ít.
Những nguyên nhân đó đã giảm đi lòng say mê đọc.
Về phía người dạy: Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đa số giáo viên đã cải
tiến bài dạy của mình, không còn phải viết nhiều, làm việc nhiều như trước. Việc chuẩn bị
kiến thức trước khi đọc và các hoạt động sau đọc đã được chú trọng song thói quen phụ
thuộc vào SGK và tâm lý sợ dạy khác so với SGK đã làm cho giáo viên ít thiết kế các hoạt
động sao cho hấp dẫn lôi cuốn. Một số giáo viên ít chú trọng đến phần đầu và phần cuối
cho hấp dẫn và có ý nghĩa nên tiết đọc hiểu trở thành tiết dạy từ mới hay làm cho xong bài
tập. Học sinh có khuynh hướng thụ động hay làm việc riêng không còn hứng thú tới bài
dạy. Người ta thường nói “ Teacher like actor”, có nghĩa là giáo viên như một nghệ sĩ trên
sân khấu, phải luôn tự làm mới mình có như vậy mới thu hút khán giả . Với những trăn trở



của mình tôi chọn và áp dụng đề tài “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG
THÚ TRƯỚC VÀ SAU KHI ĐỌC TRONG TIẾNG ANH THPT”
2.2. Các giải pháp.
Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, hứng thú có lịch sử nghiên cứu tương đối dài.
Một số nhà tâm lý học, giáo dục học phương Tây quan niệm rằng hứng thú là thuộc tính
bẩm sinh vốn có của con người (I.Ph.Shecbac); hứng thú không những chỉ toàn bộ những
hành động khác nhau mà nó còn thể hiện cấu trúc bao gồm các nhu cầu, là dấu hiệu của
nhu cầu bản năng cần được thỏa mãn (Charlette Buhler, Sbinle). Theo E.K.Strong và
W.James, hứng thú là một trường hợp riêng của thiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt
động của con người muốn học một số đối tượng nhất định, yêu thích một vài loại hoạt
động và định hướng tính cách nhất định vào những hoạt động đó. Tâm lý học Macxit
xem xét hứng thú không phải là cái trừu tượng vốn có trong mỗi cá nhân mà là kết quả
của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cách khách quan thái
độ đang tồn tại của cá nhân. Johann Friedrich Herbart (1776-1841) được xem là người
đầu tiên phát triển lý thuyết đại cương về giáo dục trong đó ông nhận thấy hứng thú đóng
vai trò trung tâm. Ông cũng nhấn mạnh rằng hứng thú không chỉ được xem như một động
lực trong học tập mà còn là một mục tiêu quan trọng hoặc kết quả của giáo dục (Krapp &
Prenzel, 2011) .
Một số quan niệm về hứng thú của các nhà Tâm lý học Việt Nam: Nhóm của tác giả:
Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái
gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống
của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn
hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
Đồng quan điểm với các nhà khoa học nghiên cứu về hứng thú và tầm quan trọng của
hứng thú trong quá trình dạy và học rằng hứng thú không những là động lực mà là mục
tiêu, kết quả của quá trình dạy và học. Là một giáo viên tôi luôn tâm niệm rằng mình có
thể kích thích và thúc đẩy sự hứng thú cá nhân tạm thời của học sinh thành hứng thú lâu
dài cho quá trình hình thành nhân cách. Cùng với phong trào đổi mới căn bản và toàn



diện giáo dục trong những năm qua, bản thân tôi và các giáo viên ngoại ngữ trong
trường đã không ngừng sáng tạo và đổi mới đã áp dụng rất nhiều các phương pháp để
giúp học sinh hào hứng, yêu thích và từ đó nâng cao chất lượng dạy học. Do đặc thù
trong vai trò của việc dạy học nên việc chuẩn bị của giáo viên sẽ nhiều hơn của học
sinh. Một tiết học chỉ có thể thành công khi giáo viên có sự chuẩn bị kỹ càng, nhuần
nhuyễn và học sinh học tập chủ động tích cực. Trên thực tế một tiết học reading thường
hơi nặng nề, nhiều từ mới, nhiều bài tập nên điều cần thiết là giáo viên phải hướng dẫn
học sinh đọc bài ở nhà. Thông thường có 3 bước dạy đọc hiểu đó là: trước khi đọc (Prereading), trong khi đọc (While - reading) và sau khi đọc (Post- reading). Trong phạm vi
sáng kiến này tôi tập trung vào các giải pháp gây hứng thú cho học sinh phần khởi động
trước khi đọc và sau khi đọc.
2.2.1.Các hoạt động gây hứng thú cho phần khởi động
Trước khi đọc (Pre-reading activities): Khoảng 12 đến 15 phút. Phần này bao gồm
những hoạt động và thủ thuật nhằm đạt được mục đích sau: Gây hứng thú; thiết lập ngữ
cảnh; tạo nhu cầu, lý do; dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho đọc hiểu; giới thiệu
tóm tắt nội dung bài đọc; gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc; cho
học sinh đoán trước nội dung bài đọc và nêu những điều muốn biết về bài đọc. Phần
gây hứng thú, thiết lập ngữ cảnh chính là phần Warm up. Các hoạt động này nên ngắn
gọn, tập trung. Thời gian dành cho các hoạt động này từ 3 – 5 phút là đủ. Với phần này,
có thể sử dụng các hoạt động sau để thực hiện:
*Brainstorming:
Yêu cầu học sinh nêu những từ có liên quan đến bài học đọc, bức tranh trong bài đọc
hay tiêu đề, chủ đề của bài đọc. Đồng thời giáo viên hoặc học sinh có thể viết những từ
- cụm từ đó lên bảng hoặc là posters. Sau đây là các ví dụ cụ thể:


Trong Tiếng Anh 10 unit 2: School Talk
Teachers

topics you talk about school


+ Tiếng Anh 10 unit 4: Special Education

Watching TV

Your daily routine
routine activities

+ Tiếng Anh 10 unit 11: National Parks:

Listening to music


Cuc Phuong

National parks in Vietnam and in the
world

+ Tiếng Anh 12 unit 6: Future Jobs

List some factors that help you succeed in a job
interview


+ Tiếng Anh 12 unit 8: Life in the future

Với những hoạt động trên, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm
để đa số học sinh có thể chia sẻ ý kiến của mình tránh được việc giáo viên hỏi chỉ một
vài học sinh trả lời và cũng đồng thời kích thích sự say mê hứng thú của học sinh.
*Matching

Tùy vào việc sử dụng thiết bị dạy học mà giáo viên có thể dùng tranh in, dùng
powerpoint hay bảng Actinspire, theo tôi để kích thích học sinh tự khám phá thì nên
dùng powerpoint hoặc bảng Actinspire vì rất thuận lợi cho giáo viên thiết kế, lựa chọn
hình ảnh và kiểm tra đáp án. Ví dụ trong phần khởi động bài reading tiếng Anh 10 unit
5 Technology and You



Hay bài Volunteer work tiếng Anh 11 reading

Sau đó có thể đưa ra lời giới thiệu ngắn như: "The text we are going to read today about
..." (Nội dung mà chúng ta sẽ đọc hôm nay nói về…).
*Watching video and answering the questions
Với lớp học hiện đại đa số được trang bị tivi màn hình rộng hay màn hình chiếu có hệ
thống âm thanh nên việc đưa ra câu hỏi rồi trình chiếu các video liên quan bài học làm


cho phần mở đầu bài reading trở nên sống động hơn. Có như vậy học sinh mới cảm
thấy hứng thú đi tìm kiến thức mới.
Ví dụ trong phần reading tiếng Anh 12 unit 4 school education systems, trong bài này
học sinh sẽ đọc một bài text về hệ thống giáo dục của nước Anh , trước khi đọc giáo
viên nên mở một đoạn video (windows on Britain school) và yêu cầu học sinh thảo luận
câu hỏi
+ where ?
+what do you think about education here ?
Qua xem video học sinh có thể tận mắt nhận thấy học sinh ở nước Anh đến trường khi
nào, học những môn gì, hoạt động như thế nào thì các em mới khởi động bài mới một
cách dễ dàng như chúng ta thường nói: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Nếu ta cứ
bám sách giáo khoa với bài tập như thế này thì học sinh khó mà đi vào bài học về giáo
dục nước Anh:

Read the facts below and decide whether the statements about schools in Vietnam are
true (T) or false (F). Then compare your results with your partners’ .
Facts about schools
1. Children start Grade 1 when they are 6 years old.
2. Schooling is compulsory from the age of 6 to 16.
3. The school year generally begins in September
and ends in late May.
4. The students do not have any examinations
when they finish secondary school.
5. A school year consists of two terms.
Trong unit 12 tiếng Anh 12 phần pre reading trong sách giáo khoa đưa hình ảnh sau:


Look at the picture and answer the questions:

1.Where is it played?
2. How do people play it?
Đây là hình ảnh của môn water polo, một môn thể thao hoàn toàn xa lạ với người Việt
Nam. Vì thế để học sinh hiểu được văn bản về cách chơi như thế nào qua hình ảnh này
là rất khó cho các em. Để vừa mang lại sự hứng thú cho học sinh trước khi đọc bài về
water polo tôi sẽ mở một video sau :
/>Khi học sinh xem xong các em có kiến thức về môn thể thao qua video sóng động thì
chắc chắn bài học sẽ hấp dẫn và suôn sẻ hơn.
Ý tưởng dùng video để giới thiệu bài học có thể áp dụng cho nhiều bài như trong unit
12 tiếng (Asian games, unit 13
(Hobby, ) tiếng Anh 11

2.2.2: Các hoạt động gây hứng thú cho phần sau khi đọc



Hoạt động sau đọc thường là những bài tập ứng dụng mở rộng dựa trên bài vừa
mở rộng học thường kết hợp các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Các hình thức bài tập
có thể là: Summarize the text; arrange the events in order; give the title of the reading
text; give comments, opinions on the characters in the text; rewrite the stories from
jumbled sentences/ words/ visual cues; role-play basing on the text; develop another
story basing on the text; tell a similar event on… Personalized tasks (write/talk about
your own school…). Qua nhiều năm giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn, tôi thấy rằng
đa số bài tập phần sau khi đọc trong sách giáo mang nhiều tính lý thuyết, ít có phần liên
hệ bản thân, nhất là thiếu phần tạo cơ hội cho học sinh có những ý tưởng sáng tạo. Sau
đây là một số kinh nghiệm làm cho phần after you read trở nên sinh động gần gũi và
hấp dẫn hơn.
Talk about their own …
Ví dụ trong tiếng Anh 10 unit1 reading, phần after you read được thiết kế là:

Như vậy bài học chỉ xoay quanh nhân vật trong bài đọc mà trong phần trả lời câu hỏi
cũng đã đề cập đến daily routine rồi nên không khỏi gây sự nhàm chán cho học sinh.
Thay vào đó tôi sẽ thay lại yêu cầu học sinh nói về chính bố mẹ của mình những người
mà đa số là nông dân thì chắc chắn rằng học sinh sẽ hứng thú hơn khi nói về bố mẹ.

Hay ở unit 15 tiếng Anh 12 từ hoạt động sau trong SGK:


Rõ ràng rằng đây là một hoạt động khó mà làm cho học sinh yêu thích. Như vậy thì các
em sẽ không có ý nói, cũng không dạy cho các em bài học gì trong cuộc sống, không
thay đổi gì về mặt nhân thức . Tôi đã thiết kế hoạt động như sau:

Project
Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nó giúp phát
triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở,
khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình



thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án
được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng, lồng ghép các chuẩn nội
dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế ,tạo cho học sinh tìm hiểu những
vấn đề mà mình hứng thú từ đó khơi dậy lòng ham mê học tập của trẻ. Trong sách giáo
khoa mới phần project được thiết kế thành một kỹ năng riêng tuy nhiên đối với sách cũ
chúng ta có thể lòng ghép dạy project vào các kĩ năng như đọc, nói. Qua một số bài học
ứng dụng project tôi thấy học sinh hào hứng và tích cực hơn nhiều so với các hoạt động
được gợi ý trong sách giáo khoa.
Đây là phần sau đọc của unit 4 reading tiếng Anh 10
Fill each the blanks of the summary below with a suitable word from the box.

Hoạt động trên nhằm ôn lại các kiến thức trong bài đọc nhưng kém hấp dẫn và không
mang tính giáo dục. Vì vậy, tôi thiết kế theo hướng project như sau:


Qua việc hợp tác làm nhóm và cùng nhau tạo ra sản phẩm các em hào hứng hơn và có
những bức tranh rất có ý nghĩa. Kiến thức kĩ năng được hình thành từ đó.


Bên cạnh phương pháp dạy truyền thống, dạy học theo dự án (project) là phương pháp
dạy nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực học tập của
học sinh. Hiểu được nguyên lý, giáo viên sẽ có thêm cơ hội phát huy tính tích cực của
HS, từ đó làm cho hoạt động dạy học vừa phong phú vừa gắn bó với thực tiễn. Ở những
dự án lớn hơn, học sinh có thể thâm nhập tìm hiểu thực tế. Đây còn là cơ hội đưa ra
sáng kiến và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau dựa trên các thông tin có thể tiếp cận
được, đòi hỏi thực hiện trong một thời gian nhất định nhằm phát huy sự hợp tác. Một ví
dụ trong unit 6 tiếng Anh 10 phần reading, học sinh học về các danh lam thắng cảnh ở
Việt Nam sau đó đọc về một chuyến đi ở chùa Hương nhưng trong phần sau đọc chỉ

dừng lại ở việc tóm tắt bài đọc. Vì thế, sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta không
hướng học sinh tìm hiểu về Quảng Bình nơi có nhiều thắng cảnh đẹp, nổi bật là quần
thể hang động Phong Nha Kẻ Bàng. Để cho phần này hiệu quả hơn thì giáo viên phải
cho học sinh chuẩn bị tài liệu từ trước theo nhóm, sau đó các nhóm sẽ lên trình bày dựa
trên các slide hình ảnh. Như vậy không những rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày
vận dụng các kiến thức đã có mà con giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước
con người Việt Nam. Sau đây là một số hình ảnh mà các em đã lựa chọn trình bày:

Thien Duong Cave


It is a tourist attraction

Son Doong cave is the biggest cave in the world

Ngoài những ví dụ trên, tôi nhận thấy rằng dạy học theo dự án có thể áp dụng một cách
có hiệu quả cho các hoạt động sau đọc đối với các chủ đề liên quan đến môi trường, ý
thức cộng đồng như unit 10 tiếng Anh 12, Endanged species, unit 10 tiếng Anh 11
Nature in danger, unit 4 tiếng Anh 11 volunteer hay tiếng Anh 10 unit 10 Conservation
unit 13 tiếng Anh 11 hobbies.


3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1 Ý nghĩa của đề tài:
Trong bối cảnh giao thời giữa SGK mới và cũ thì việc đổi mới phương pháp dạy, cải
biến SGK hiện tại là vấn đề tất yếu. Phương pháp học hiện đại không cho phép chúng ta
bắt ép học sinh học cái mà chúng không hứng thú và những người giáo viên chúng ta
không cho phép mình ca mãi những bài ca đã lỗi thời. Có như vậy thì các em mới thấy
một ngày đến trường là được học thêm những điều hay lý thú, và chắc chắn rằng kết
quả học tập của các em sẽ được nâng lên. Sau một năm áp dụng các biện pháp giúp học

sinh hứng thú với các hoạt động trước và sau đọc, tôi nhận thấy những thay đổi tích cực
cả về mặt ý thức thái độ và kết quả học tập.
Về mặt ý thức và thái độ: không những đa số học sinh nhận ra tầm quan trọng của môn
tiếng Anh và cảm thấy vui vẻ, hào hứng mong chờ đến tiết học mà các em còn có
những hành động thiết thực trong cuộc sống như ý thức về môi trường, về ý thức cộng
đồng, về sự hợp tác làm việc. Tôi có một niềm tin rằng: mai đây, khi các em trưởng
thành sẽ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của thị trường lao động mới .
Về kết quả học tập : Trong năm học 2017- 2018 kết quả học tập những lớp tôi áp dụng
đề tài có kết quả học tập như sau:
LỚP
12 A1
12 A2
12 A3
12A4

BỘ MÔN CUỐI NĂM
G

Kh

TB

Y,K

57.5%

42.5%

0%


0%

47.5%

52.5%

0%

0%

30%

55%

15%

0%

23.68%

47.37%

28.95%


So với chất lượng khảo sát đầu năm thì cao hơn và vượt chỉ tiêu do trường đề ra .
Không những thế trong năm học vừa qua (2017-2018) rất nhiều học sinh những lớp tôi
áp dụng sáng kiến đổ đại học khối D1, A1 với điểm số tương đối cao (có em đạt được
điểm 9.2) và đạt nhiều giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh (3 giải ba, một giải KK).
Môn đọc hiểu đạt điểm số rất cao (có em đạt điểm tối đa). Tôi thấy rằng những kết quả

nói trên phản ánh phần nào hiệu quả của sáng kiến mà tôi ứng dụng.
3.2 Kiến nghị đề xuất:
Qua quá trình ứng dụng đề tài và xét về tính hiệu của sáng kiến tôi mạnh dạn đề xuất
những kiến nghị như sau:
Về phía học sinh: Để đọc hiểu có hiệu quả thì các em phải có vốn từ mới có kiến thức
và hứng thú với vấn đề đọc. Ngoài việc rèn luyện đọc hằng ngày học sinh nên mạnh
dạn có những trải nghiệm thực tế và biết vận dụng các kiến thức đã học để làm giàu kỹ
năng sống cho mình. Như vậy, khi đọc những văn bản khó thì các em mới hiểu hết bản
chất của vấn đề, tức là 70% của tảng băng còn chìm dưới nước.
Về phía giáo viên: Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, luôn luôn làm mới bài dạy
của mình; tham gia các khóa học của đề án ngoại ngữ quốc dân; tìm tòi, tham khảo các
nguồn học liệu qua Internet, sách báo để làm giàu kinh nghiệm của mình; có thái độ vui
vẻ, hòa nhã, cư xử đúng mực với học sinh; nâng cao trình độ công nghệ thông tin .
Về cấp quản lý: Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình
độ nghiệp vụ. Trong công tác đánh giá dự giờ mong muốn có sự khách quan công bằng
và luân phiên giữa các giáo viên. Có chế độ khen thưởng hợp lý cho những cái nhân
tích cực trong phong trào đổi mới chất lượng dạy và học.
Trên đây là những kinh nghiệm và ý kiến của bản thân tôi, chắc chắn rằng vẫn chưa
hoàn thiện. Vì vậy, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các đồng nghiệp, các
cấp quản lý và các em học sinh để đề tài sáng kiến này được hoàn thiện hơn.


Tài liệu tham khảo
1. A.G.Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân Tập 1 (Nguyễn Văn Thàng, Phạm Hoàng
Gia, Nguyễn Quang Uẩn dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Exploring the Psychology of Interest, Paul J. Silvia
3. Tài liệu tập huấn hè do khoa ngoại ngữ ĐHSP Vinh
4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ HỨNG THÚ CỦA CÁC NHÀ TÂM LÍ HỌC PHƯƠNG
TÂY Nguyễn Đức Nhân, Trường Cao đẳng Bách Việt TP Hồ Chí Minh
5. The Science of Interest,Paul A. O'Keefe, Judith M. Harackiewicz




×