Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN tại sao cần áp dụng dạy tiếng anh qua các bài hát nhạc pop dành cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.96 KB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

TẠI SAO CẦN ÁP DỤNG DẠY TIẾNG ANH
QUA CÁC BÀI HÁT NHẠC POP DÀNH CHO HỌC SINH THPT

Quảng Bình, tháng 12 năm 2018
0


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
Âm nhạc thúc đẩy tâm trí và sự sáng tạo của chúng ta. Nó cũng chính là một
phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần và văn hoá của con người. Trong đời
sống của con người nói chung, cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi chức năng
sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, giảm cảm giác đau, sản
xuất kích thích tố… Thực tế đời sống xã hội cho thấy những hành vi bạo lực ít xuất
hiện ở những con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm và sống cùng với âm nhạc.
Thật tuyệt vời nếu nền giáo dục dục âm nhạc được phổ cập một cách hệ thống bài bản
và chọn lọc tới tất cả mọi người để thế giới tràn ngập sự yêu thương và luôn có nhiều
trái tim nhân hậu.
Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Lucvichvan Beethoven đã nói rằng âm nhạc
làm trái tim của người nam sôi sục và khóe mắt của người nữ đẫm lệ. Âm nhạc đã là
ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những
điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người. Mặt khác
âm nhạc còn giúp giải tỏa căng thẳng - nguyên nhân khiến con người tăng nguy cơ
mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến tim mạch. Ngày nay âm nhạc được sử dụng như


một liệu pháp giúp người bệnh thư giãn lấy lại trạng thái tinh thần sau những tổn
thương và những cú sốc về tình cảm.
Trong rất nhiều thể loại âm nhạc người nghiên cứu chọn các bài hát nhạc pop
làm đối tượng nghiên cứu vì trong các bài hát thể loại này sử dụng rất nhiều phép lặp.
Đặc biệt là các bài hát giai đoạn những năm 80-90 đến 2000 là những bài hát đã trở
nên bất hủ trong lòng mọi thế hệ trẻ. Về mặt lịch sử, đoạn điệp khúc Hy Lạp là một
nhóm các nghệ sĩ sẽ chấm dứt biểu diễn bằng cách họ hát cùng với khán giả những
phần điệp khúc. Những phần được lặp lại thường xuyên này rất dễ nhớ đối khán giả
để họ cùng tham gia những đoạn mà được gọi là "đoạn điệp khúc". Thực tế, nhà dân
tộc học Bruno Nettl đếm và tính được rằng phép lặp có tính phổ quát trong âm nhạc
1


với bất kì dân tộc nào (Margulis, 2014). Điều này hiện nay ít có thay đổi trong âm
nhạc thời hiện đại. Phép lặp trong một bài hát thường được sử dụng như một "móc"
để bắt tai của người nghe và được lặp lại thường xuyên trong suốt một bài hát. Một lợi
ích của lặp đi lặp lại là dễ tạo ra trôi chảy. Chính hiệu quả này đã được ghi nhận rộng
rãi cho một số ngôn ngữ. Một lợi ích đáng chú ý khác ngoài tạo sự trôi chảy đối với
các sản phẩm âm nhạc là tính thẩm mỹ, chính nó là tạo ra một trạng thái thư giãn dễ
chịu (Reber, Schwarz, và Winkielman, 2004).
Phép lặp là điểm chung của các nền âm nhạc trên thế giới. Các nhà tâm lý học đã
lý giải đó là "Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên”. Phép lặp có sự thu hút rất lớn trong
âm nhạc. Và có thể nói đây là điểm nhấn nhất cho tất cả các bài hát.
Từ những lý do trên, đề tài “ Tại sao cần áp dụng dạy tiếng Anh qua các bài hát
nhạc pop dành cho học sinh THPT ” được lựa chọn để thực hiện. Mong rằng nghiên
cứu này góp phần giúp những học sinh THPT đang theo học tiếng Anh và những ai
yêu thích nhạc pop có cái nhìn rõ ràng sâu sắc về phép lặp ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
và ngữ nghĩa giữa BHTA và BHTV. Trên cơ sở đó để đề xuất một số gợi ý cho việc
giảng dạy và học tiếng Anh với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
tiếng Anh như một ngoại ngữ.

II. Điểm đổi mới của đề tài.
Thực hiện nghiên cứu phép lặp ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa trong các
ca khúc nhạc pop bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó rút ra một số nét giống nhau và
khác nhau về việc sử dụng phép lặp trong các ca khúc nhạc pop. Khi nhận ra được ý
nghĩa của phép lặp trong các ca khúc nhạc pop sẽ tiếp tục khai thác và áp dụng vào
việc dạy và học ngoại ngữ.

2


B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở pháp lý.
1. 1. Một vài nét về ngữ pháp văn bản (NPVB)
a. Khái niệm về văn bản
Quan niệm thứ nhất, theo Trần Ngọc Thêm (1999) “Văn bản là sản phẩm của
hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó là một thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội
dung, hoàn chỉnh về hình thức” (tr.19).
Quan niệm thứ hai, theo Lê A, Đình Cao (1989) “Văn bản là một hệ thống gồm
một chuỗi câu được sắp xếp theo hình tuyến tính và có tổ chức chặt chẽ, trong đó mỗi
câu là một đơn vị liên kết của văn bản. Mỗi đơn vị của văn bản tổ hợp gắn bó với nhau
tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh, nhằm thực hiện một ý đồ giao tiếp chung”
b. Khái niệm liên kết văn bản và một số khái niệm liên quan đến liên kết
văn bản
- Khái niệm liên kết văn bản
Liên kết văn bản là một mạng lưới các mối liên hệ và quan hệ giữa các câu, các
đoạn, các phần...trong mỗi văn bản.
- Khái niệm chủ ngôn và kết ngôn.
Trong hai câu liên kết với nhau, có một câu chứa đựng chỉ ra sự liên kết của nó
với câu còn lại. Câu đó được gọi là kết ngôn. Câu còn lại độc lập hơn được gọi là chủ

ngôn.
Như vậy chủ ngôn là phát ngôn tiền đề, phát ngôn đứng làm chủ. Còn kết ngôn là
phát ngôn liên kết với các phát ngôn khác. Đó là nói theo quan hệ giữa hai câu đang xét.
Trên thực tế, một kết ngôn này lại có thể là chủ ngôn của phát ngôn khác.
(1.1)
(1) Đánh mắng lắm, nó mụ người đi đấy.
3


(2) Mà mình bắt nó làm vừa vừa chứ.
[Nam Cao]
Trong ví dụ trên, câu (1) liên kết với câu (2) – câu (1) là chủ ngôn (phát ngôn
đứng làm chủ), còn câu (2) chứa những dấu hiệu liên kết với câu (1) (từ nối mà và từ
nó) đó là kết ngôn (phát ngôn liên kết).
- Khái niệm yếu tố liên kết, kết tố, chủ tố.
Những yếu tố trực tiếp tham gia thể hiện sự liên kết ở chủ ngôn và kết ngôn được
gọi là các yếu tố liên kết. Yếu tố liên kết ở kết ngôn được gọi là kết tố, yếu tố liên kết
ở chủ ngôn gọi là chủ tố.
(1.2)
“Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản chỉ vì có lẽ tôi tin vào ông cụ”.
[Nam Cao]
Ở ví dụ này yếu tố liên kết là từ “nản” và cụm từ “chưa nản”. Từ “nản” là chủ tố
còn từ “chưa nản” là kết tố.
Khái niệm câu tự nghĩa và câu hợp nghĩa
Trong hai câu liên kết với nhau nếu câu nào hoàn chỉnh về nội dung, ta có thể
hiểu được nó mà không cần có sự hổ trợ của câu còn lại hoặc ngữ cảnh, câu đó là câu
tự nghĩa. Câu hợp nghĩa là câu không độc lập về nghĩa, muốn hiểu được nó ta phải
dựa vào nghĩa của câu khác hoặc ngữ cảnh.
(1.3)
(1) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

(2) Đó là một truyền thống quý báu của ta”
[Hồ Chí Minh]
Xét ví dụ trên câu (1) là câu tự nghĩa, câu (2) là câu hợp nghĩa.
1. 2. Khái niệm phép lặp

4


Theo Galerin (1971), phép lặp là một phương thức cú pháp, là sự xuất hiện lại
của cùng một từ, cụm từ hai hay nhiều hơn hai lần.
Theo Pearce (1985), phép lặp là việc nói hay viết một điều gì đó hơn một lần.
Phép lặp là sự lặp lại cùng một từ, cụm từ, câu … nhằm mục đích chỉ ra sự quan
trọng hoặc làm cho chúng dễ nhớ hơn. Phép lặp dạng này được tìm thấy nhiều trong
các văn hóa nhạc pop, đặc biệt thường xuất hiện trên sóng truyền hình.
Theo nhà phong cách học Vandrey (1976), phép lặp là một trong những biện
pháp tu từ có nguồn gốc từ việc thúc đẩy ngôn ngữ. Phép lặp là khi ứng dụng vào một
ngôn ngữ một cách logic để trở thành một công cụ hữu ích cho ngôn ngữ. Bản chất
của phép lặp là tạo nên sự hào hứng nhằm mang lại cảm giác mạnh mẽ nhất khi nghe
một bản nhạc.
Ở Việt Nam một số nhà ngôn ngữ học cũng có những định nghĩa khác nhau về
phép lặp. Theo Trần Ngọc Thêm (1999), phương thức lặp là một phương thức liên kết
thể hiện ở việc lặp lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn. Ngoài Trần
Ngọc Thêm, nhà ngôn ngữ Đinh Trọng Lạc phát biểu: Điệp ngữ (còn gọi là lặp) là lặp
lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng
mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người nghe. Luận văn này sử dụng định
nghĩa của Galperin, Trần Ngọc Thêm, Đinh Trọng Lạc để làm cơ sở cho những nghiên
cứu trong luận văn.
1.3. Định nghĩa nhạc Pop
Theo cuốn tạp chí Thế Giới Âm Nhạc (Music world, 1998), nhạc pop (viết tắt của chữ
“popular” (đại chúng) ra đời do thị hiếu âm nhạc của mọi người. Về nguyên tắc, chủ đích

của nhạc pop là làm sao cho mọi người nhớ và thuộc ngay các ca khúc trong lần nghe đầu
tiên. Đa số nhạc pop được phát triển dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giai điệu lặp đi
lặp lại và các lời điệp khúc trình bày nhiều nội dung quan trọng khác nhau. Nhạc pop như
một kính vạn hoa, lấp lánh nhiều màu sắc hơn nhạc rock, một mặt vừa tồn tại song song với
nhiều phong cách thể hiện, lại vừa phải duy trì ưu điểm về mặt cấu trúc riêng của thể loại
nhạc này. Tổng quát ‘quê nhà yêu dấu’ của nhạc pop là Top 40 và các đài phát thanh có tính
5


trung dung của những người thành niên. Mặc dù chỉ mang khuynh hướng giải trí khá thú vị,
ở mức hoàn chỉnh nhạc pop có thể có sức truyền cảm mạnh mẽ và có những giai điệu ngẫu
hứng mới lạ. Tóm lại đó là những nét nhạc du dương, dễ nhớ được kết hợp tuyệt vời với
những bài hát có cấu trúc chặt chẽ nên nhạc pop luôn tường tồn.

2. Cơ sở thực tiễn
Vào năm 2016, được nhà trường tạo điều kiện tham gia học cao học tại Đại học
Ngoại ngữ Huế chuyên nghành Ngôn ngữ học So sánh Đối chiếu tôi đã chọn các ca
khúc nhạc pop làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn của mình. Sau hơn một năm
nghiên cứu làm đề tài luận văn tôi càng cảm nhận sâu sắc những lợi ích của âm nhạc
và đặc biệt là nhạc pop với việc dạy và học ngoại ngữ.
Đối tượng học sinh của trường THPT Đồng Hới nói chung và các em học sinh
tôi trực tiếp giảng dạy là học sinh khối 12 là những học sinh rất tích cực và năng động
trong học tập. Khi đưa các bài hát vào giảng dạy chính là giúp tôi gần với các em hơn
và giúp các em gần với việc học ngoại ngữ một cách tích cực hơn.
Trong một cuộc khảo sát đầu năm học thì 70% các em học sinh 12 có nghe nhạc và
nghe thường xuyên. 20% còn lại không nghe hoặc không biết chọn loại nào để
nghe.10% còn lại chủ yếu chọn nhạc K-pop.
Sau một thời gian tiếp xúc với các bài hát tiếng Anh thì 90% học sinh nghe thường
xuyên nhạc pop.
Khi nhận thấy học sinh rất thú vị với việc học tiếng Anh qua bài hát, tối đi sâu

vào nghiên cứu để một lần nữa khẳng định “Tại sao cần áp dụng dạy tiếng Anh qua
các bài hát nhạc pop dành cho học sinh THPT”
II.Mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu
1.Mục đích
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra các đặc điểm của phép lặp về ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa trong các ca khúc nhạc pop bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Từ đó rút ra những điểm giống nhau và khác nhau về việc sử dụng phép lặp
trong các ca khúc nhạc pop. Mặt khác nghiên cứu này cũng mong muốn có một phần
6


đóng góp trong việc thúc đẩy kỉ năng nghe, nói trôi chảy, và khả năng dịch của học
sinh. Mục đích cuối cùng là đề xuất một số gợi ý cho việc dạy và học tiếng Anh.Và
đặc biệt để khẳng định lý do tại sao nên đưa các bài hát nhạc pop vào dạy và học
ngoại ngữ.
2. Nội dung nghiên cứu
1. Các đặc điểm của phép lặp ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa trong các ca
khúc bằng tiếng Anh và tiếng Việt là gì?
2. Những điểm tương đồng và dị biệt của phép lặp ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng,
ngữ nghĩa trong hai ngôn ngữ kể trên là gì?
III. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi ứng dụng, phương pháp nghiên cứu
1.Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát các đặc điểm ngôn ngữ của phép lặp được sử dụng trong các ca khúc
nhạc pop từ những năm 1980- 1990 đến năm 2000. Các đặc điểm ngôn ngữ của phép
lặp bao gồm phép lặp ngữ âm, phép lặp từ vựng, phép lặp ngữ pháp và phép lặp ngữ
nghĩa.
2. Phạm vi ứng dụng.
Học sinh trong trường THPT Đồng Hới
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp chung

Trong luận văn này người nghiên cứu sử dụng quan điểm tập hợp và phân tích số
liệu kết hợp định tính và định lượng. Theo các mục tiêu được đề ra của luận văn thì
việc kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng sẽ phát huy được những ưu
điểm của hai phương pháp nghiên cứu này. Theo Ary, Jacobs, Sorensen và Razavich
(2010) mục tiêu của việc kết hợp giữa phương pháp định lượng, định tính là để sử dụng
thế mạnh của các phương pháp trong một nghiên cứu. Bằng cách này thì có thể làm
giảm thiểu tối đa những mặt yếu của mỗi phương pháp. Việc phối hợp của hai phương
pháp này làm cho kết quả nghiên cứu rõ ràng hơn, thuyết phục hơn. Bên cạnh đó thì sự
7


kết hợp này chính là giúp người nghiên cứu trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu được đề
ra trong luận văn của mình. Đặc biệt Câu hỏi nghiên cứu số 1 là về đặc điểm của phép
lặp ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa trong các ca khúc nhạc pop bằng tiếng Anh
và tiếng Việt. Với Câu hỏi nghiên cứu số hai thì sự kết hợp này giúp người nghiên cứu
nắm được sự khác nhau và giống nhau về số lượng và tính chất sử dụng phép lặp giữa
tiếng Anh và tiếng Việt trong các ca khúc nhạc pop. Cụ thể như sau:
- Sử dụng phương pháp định tính thông qua quá trình miêu tả, đối chiếu.
- Sử dụng phương pháp định lượng thông qua việc thống kê tần xuất xuất hiện
của 200 BHTA và 200 BHTV.
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp.
3.2. Phương pháp thu thập ngữ liệu
Trong nghiên cứu này, các mẫu (sample) của phép lặp được thu thập bao gồm từ
một câu, một dòng của bài hát có chứa phép lặp từ hơn 400 bài hát tiếng Anh và tiếng
Việt bằng lấy từ sách, ấn phẩm tạp chí, một phần từ các bài hát trên Internet. Dựa trên
nền tảng lý thuyết, người nghiên cứu sẽ đọc tất cả các tài liệu để chọn ra các ví dụ về
phép lặp.
Nguồn dữ liệu này được sử dụng để mô tả và phân tích so sánh phép lặp về ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Các kết quả phân tích dữ liệu được trình bày bằng
cách sử dụng bảng, biểu đồ hình cột. Các phát hiện về sự tương đồng và sự dị biệt của

phép lặp được đưa ra từ phân tích mô tả và so sánh đối chiếu.
3.3. Phương pháp phân tích ngữ liệu
Phương pháp miêu tả đặc điểm và thống kê định lượng được sử dụng để phân
tích các mẫu mang phép lặp ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa trong các BHTA
và BHTV.
Phương pháp đối chiếu song song: tiếng Anh và tiếng Việt đều là ngôn ngữ đích,
mục đích để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ trên cơ sở
những đặc điểm đó. Đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ của phép lặp nhằm tìm ra
8


những điểm tương đồng và dị biệt trên cơ sở những đặc điểm đó. Từ đó, đưa ra những
đề xuất hữu ích trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh nhằm cải thiện việc dạy và
học tiếng Anh hiện tại.
IV. Các biện pháp tiến hành.
4.1. So sánh phép lặp ngữ âm trong các bài hát nhạc pop của tiếng Anh và tiếng
Việt
Với hơn 400 bài hát tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi xin đi đến một số kết luận
sau đây:

Biểu đồ 4.1. Tần số xuất hiện của phép lặp ngữ âm trong BHTA và BHTV
Xét Biểu đồ 4.1. ta có thể thấy phép lặp ngữ âm đều xuất hiện trong cả BHTA và
BHTV. Tuy nhiên thì điểm khác biệt dễ thấy đó là tần số sử dụng phép lặp ngữ âm
trong BHTA nhiều hơn so với BHTV (34.5% so với 25%).

Bảng 4.1. Thống kê phép lặp ngữ âm trong BHTA và BHTV

Phép lặp ngữ âm

BHTA

Số liệu
Tỷ lệ
9

BHTV
Số liệu
Tỷ lệ


1
2

Phép lặp phụ âm
Phép lặp vần

6
63

3%
31,5%

31
16

17%
8%

So sánh với Bảng 4.1. Lặp phụ âm và lặp vần thì sự khác biệt càng thấy rõ cụ
thể, tần suất phụ âm trong BHTV cao hơn so với BHTA (17% so với 3%) và tần suất
của lặp vần trong các BHTA cao hơn so với BHTV (31,5% so với 8%).

4.2. So sánh phép lặp từ vựng trong các bài hát nhạc pop của tiếng Anh và
tiếng Việt
Phép lặp từ vựng thông qua Biểu đồ 4.2. và Bảng 4.2.

-Bảng 4.2. Thống kê phép lặp từ vựng trong BHTA và BHTV
Phép lặp từ vựng
1 Phép lặp từ
2 Phép lặp cụm từ
3 Phép lặp câu/ cấu trúc

BHTA
Số liệu
Tỷ lệ
60
30%
39
19,5%
22
11%

BHTV
Số liệu
Tỷ lệ
51
25,5%
49
24,5%
27
13,5%


Bảng 4.3. So sánh sự xuất hiện và không xuất hiện của các loại phép lặp thuộc phép lặp từ vựng

Phép lặp từ - cụm từ
Lặp nối tiếp

BHTA
+
10

BHTV
+


Lặp cách quảng
Lặp vòng tròn
Lặp MĐ lên đầu
Lặp từ cuối
Lặp từ đầu tiên
Lặp tên riêng
Lặp giữa
Lặp phân tách

+
+
+
+
+

+
+

+
+
+

Xét Biểu đồ 4.2 có thể rút ra một số nhận xét sau
Nếu so sánh với phép lặp ngữ âm đã nói ở phần trên thì rõ ràng phép lặp từ vựng
được dùng dụng với tần suất cao hơn nhiều. Đặt trong phép so sánh giữa BHTV với
BHTA thì phép lặp từ vựng trong BHTV cao hơn (63.5% so với 60.5%). Tuy nhiên
khi so sánh từng loại nhỏ thuộc phép lặp từ vựng thì không có sự tương ứng trên. Cụ
thể như sau, tần suất lặp lại các cụm từ và mệnh đề trong BHTV là tương đương với
tần suất cụm từ và mệnh đề trong BHTA. Nhưng tần suất lặp lại từ của tiếng Anh cao
hơn nhiều so với tiếng Việt. Lặp MĐ lên đầu lại xếp thứ nhất trong BHTA, và cũng
xếp thứ nhất với con số vượt trội trong BHTV. Lặp từ đầu tiên trong BHTV chiếm
29.2% và 18.2% trong BHTA. Trong khi đó, tần số lặp lại câu và cấu trúc câu trong
BHTV cao hơn so với BHTA (13.5% so với 11.%).
Trong quá trình nghiên cứu phép lặp từ vựng có một điểm khác nữa giữa hai
ngôn ngữ là: Lặp nối tiếp ít được sử dụng nhất trong BHTV nhưng khá phổ biến trong
BHTA (4% so với 6%).
Xét Bảng 4.3.
Có 9 loại phép lặp thuộc về từ vựng các nhà soạn nhạc sử dụng hầu hết trong 9
loại này, lặp nối tiếp và lặp cụm từ đặt lên đầu được sử dụng thường xuyên nhất. Lặp
giữa, lặp vòng tròn, lặp cách quãng đối với BHTA và lặp tên riêng, lặp vòng tròn , lặp
cách quãng trong BHTV các nhà soạn nhạc của cả hai ngôn ngữ đã không sử dụng.
11


4.3. So sánh phép lặp ngữ pháp trong các bài hát nhạc pop của tiếng Anh và
tiếng Việt
Bảng 4. 4. Bảng tóm tắt so sánh sự khác nhau và giống nhau về ngữ pháp trong BHTA và BHTV
Cấu trúc ngữ pháp


BHTA

BHTV

Chủ ngữ + động từ

+

+

Chủ ngữ + động từ + tân ngữ

+

+

Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ

+

+

Chủ ngữ + động từ + trạng ngữ

+

+

Chủ ngữ + tính từ


_

+

Cấu trúc chỉ sự tồn tại

_

+

Cấu trúc sử dụng từ để hỏi

+

_

Cấu trúc có giới từ đứng đầu

+

_

Cấu trúc mệnh lệnh cách

+

+

Bảng 4.4 cho thấy

Phép lặp ngữ pháp trong BHTA và BHTV có nhiều nét tương đồng hơn các loại
lặp kể trên. Cấu trúc ngữ pháp giống nhau là chủ ngữ + động từ, chủ ngữ + tân ngữ,
chủ ngữ + bổ ngữ, chủ ngữ + trạng ngữ, cấu trúc mệnh lệnh cách. Dù là ngôn ngữ nào
thì phép lặp cấu trúc ngữ pháp đều gắn liền với phép lặp từ vựng và đôi khi cả phép
lặp ngữ âm. Tuy nhiên dấu trừ đã xuất hiện ở cấu trúc chủ ngữ + tính từ và cấu trúc
chỉ sự tồn tại trong BHTA. Điều đó có nghĩa là hai cấu trúc này được nhà soạn nhạc
người Việt sử dụng và nhà soạn nhạc nước ngoài không sử dụng. Một điểm khác nữa
12


là BHTV không hề sử dụng câu hỏi và cấu trúc dùng giới từ đứng đầu câu nhưng
trong BHTA lại xuất hiện khá thường xuyên.
Dựa vào các ví dụ về phép lặp được phân tích trong BHTAvà BHTV (200 bài hát
trong tiếng Anh và 200 bài hát trong tiếng Việt), người nghiên cứu nhận thấy rằng
phép lặp cũng như các biện pháp tu từ khác đã được sử dụng triệt để nhằm giúp bài
hát thú vị và có ý nghĩa hơn. Những bài hát được sử dụng trong nghiên cứu có thể
cách xa nhau về năm sáng tác nhưng cách sử dụng biện pháp tu từ trong lời bài hát
không hề thay đổi. Ðiều này có thể nói là bởi các biện pháp tu từ nói chung hay phép
lặp nói riêng mang lại hiệu quả không nhỏ trong các sáng tác. Một trong những hiệu
quả có giá trị chính là phép lặp giúp người nghe dễ nhớ lời bài hát.
Ngoài ra, âm nhạc sẽ cho các em cái nhìn sâu sắc về nền văn hóa Anh và cách
những người nói tiếng Anh suy nghĩ và cảm nhận. Việc làm quen với các bài hát và
nghệ sĩ nổi tiếng sẽ cung cấp cho các em một lượng kiến thức, hiểu biết cơ bản để nói
chuyện với những người bạn đang nói tiếng Anh trong giao tiếp. Với những lí do
được nêu trên cho thấy rằng phương pháp học tiếng Anh qua bài hát không chỉ hiệu
quả mà còn rất thú vị.
Từ kết quả đối chiếu trên sẽ giúp cho người dạy và người học hiểu rõ thêm về
đặc điểm ngôn ngữ của phép lặp trong hai ngôn ngữ Anh và Việt, từ đó có thể khắc
phục những khó khăn khi tìm hiểu và việc sử dụng phép lặp trong các bài viết của
chính mình trôi chảy hơn. Việc giảng dạy, học tập, dịch thuật cũng đạt kết quả tốt hơn


13


C. KẾT LUẬN
Theo kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng phép lặp có những điểm
đặc biệt và những hiệu ứng khác nhau trong việc thể hiện cảm xúc của các nhạc sĩ và
làm cho bài hát trở nên dễ nhớ, thú vị và có ý nghĩa hơn. Mặc dù có một số khác biệt,
chức năng của phép lặp trong hai ngôn ngữ gần như giống nhau. Hơn nữa, theo số
liệu định lượng, tần số lặp lại được phân loại, bố trí và hiển thị thành các bảng khác
nhau, dựa trên các loại hình khác nhau của phép lặp. Kết quả như sau:
+ Phép lặp ngữ âm trong BHTA và BHTV đều xuất hiện. Tuy nhiên phép lặp vần
trong BHTA nhiều hơn BHTV và phép lặp phụ âm trong BHTV nhiều hơn BHTA.
+ Phép lặp từ vựng được sử dụng trong BHTA và BHTV được các nhạc sĩ lựa
chọn nhiều nhất. Nó dễ hiểu vì phép lặp từ vựng là cách tiện lợi và dễ dàng nhất để
diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả. Hơn nữa, đó là phương pháp tốt nhất để tạo ấn
tượng với người nghe. Lặp nối tiếp và lặp MĐ lên đầu được sử dụng với ca khúc nhạc
pop thường xuyên nhất nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc để lại ấn tượng, thu hút
người nghe. Lặp cách quãng, lặp phân tách, lặp vòng tròn không xảy ra trong BHTA
và BHTV.
+ Phép lặp ngữ pháp của hai ngôn ngữ cùng chia sẽ nhiều cấu trúc tương đương.
Chủ yếu sử dụng những cấu trúc phổ quát. Nhưng giữa hai ngôn ngữ vẫn tồn tại
những sự khác biệt. Đó là người Việt có thể sử dụng một số cấu trúc không có sự
14


tham gia của động từ. Cấu trúc đó chỉ là chủ ngữ + tính từ hoặc danh từ. Vì các loại
tính từ hay danh từ có thể làm chức năng vị ngữ. Hơn thế nữa thì phép lặp sử dụng
hình thức câu hỏi cũng không được sử dụng trong tiếng Việt. Nhưng với tiếng Anh thì
ngược lại.

+ Phép lặp ngữ nghĩa của hai ngôn ngữ sử dụng hầu hết các cung bậc cảm xúc.
Tuy nhiên người Việt không sử dụng phép lặp để bộc lộ quyết tâm hay lời hứa. Giáo
viên cần giúp học sinh nhận ra sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ để giúp học sinh viết
đúng văn phong hơn.
+ Nhiều biện pháp tu từ cùng xuất hiện trong cả BHTA và BHTV vì cả hai nhà
soạn nhạc tiếng Anh và tiếng Việt đều hiểu sức mạnh của nó dễ để truyền đạt ý tưởng
của người viết đến người nghe. Việc dùng kết hợp phép nhấn mạnh cao điểm và phép
cấu trúc song song trong các ca khúc nhạc pop của cả hai ngôn ngữ vừa là đóng vai
trò gắn kết vừa là để khẳng định sự đồng cảm và đỉnh cao của cảm giác, tạo sự phấn
khích, tính sắc bén trong lời bài hát.
+ So sánh về tần số xuất hiện, có một số sự khác biệt chủ yếu xảy ra trong tần số
xuất hiện của các loại phép lặp. Ví dụ, tần suất xuất hiện của phép lặp MĐ lên đầu và
lặp từ đầu tiên giữa BHTA với BHTV luôn xếp vị trí thứ nhất trong 9 loại. Tuy nhiên
thì tần số xuất hiện của phép lặp MĐ lên đầu và lặp từ đầu tiên trong BHTV cao hơn
so với BHTA.
Tóm lại, các dạng của phép lặp cũng như các biện pháp tu từ gần như đã được sử
dụng trong BHTA và BHTV. Phép lặp ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa được sử
dụng hài hòa trong các ca khúc nhạc pop đã tạo nên tính thẩm mỹ cao cho bài hát. Nhờ
biện pháp tu từ là phép lặp, người soạn nhạc có thể làm cho bài hát trở nên mềm mại
nhẹ nhàng và thú vị hơn, dễ nhớ.
Hàm ý trong việc giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ
+ Phép lặp ngữ âm không đứng riêng biệt mà có sự kết hợp với phép lặp từ vựng
và cấu trúc ngữ pháp. Việc người sử dụng hiểu được cách dùng phép lặp ngữ âm trong
15


khi viết sẽ làm cho câu trở nên có tính liên kết về nhịp, cho câu nói hay câu viết từ đó
mà trở nên trôi chảy hơn. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý học
sinh để có thể viết, nói được một câu tự nhiên và mượt mà hơn.
+ Việc lặp lại một từ, cụm từ, hay một câu nó thể hiện một ý tưởng nào đó của

người nói để thực hiện mục đích giao tiếp khác nhau nên giáo viên cần lựa chọn các
bài hát hợp lý để nâng cao nhận thức của người học về phép lặp và ý nghĩa sử dụng
của điều đó. Qua nghiên cứu thì phép lặp MĐ lên đầu và phép lặp từ đầu tiên được sử
dụng nhiều nhất trong cả hai ngôn ngữ. Hình thức sử dụng này cần được giáo viên
chú ý để giới thiệu với học sinh khi muốn nhấn mạnh nội dung truyền đạt các em hãy
lựa chọn hình thức này khi viết. Điều đó sẽ tăng tính hiệu quả cho bài viết.
+ Trong phép lặp ngữ pháp thì tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều cấu trúc tương
tương nên cần nâng cao ý thức của người học về vấn đề này để có thể vận dụng sự
tương đồng giữa hai ngôn ngữ để có những chuyển di tích cực trong việc vận dụng
hiểu biết của tiếng mẹ đẻ vào việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên cũng có một số cấu trúc
khác biệt cũng cần được đề cập đến để tránh việc chuyển di tiêu cực và sốc ngôn ngữ.
+ Phép lặp xét về mặt ngữ nghĩa là dùng để bộc lộ những cảm xúc được tác giả
gửi gắm vào bài viết. Hai ngôn ngữ đều sử dụng phép lặp bộc lộ tình yêu, nổi buồn,
tâm trạng tích cực, tâm trạng tiêu cực. Nhưng vẫn có sự khác biệt rõ ràng là phép lặp
trong BHTV không sử dụng ngữ nghĩa về bộc lộ quyết tâm hay lời hứa nhưng trong
tiếng anh thì có. Từ đó để học sinh có thể tự tin sử dụng.
+ Dù là phép lặp mang lại nhiều hiệu quả nhưng trong một bài viết cần sử dụng
hài hòa một số biện pháp tu từ khác để tăng tính mạch lạc và khả năng thuyết phục
hơn.

16


D. KẾT QUẢ
Theo những nghiên cứu trong đề tài này, tôi nhận ra rằng có nhiều sự khác biệt
trong việc sử dụng các ngôn ngữ nói chung và trong âm nhạc nói riêng. Đúng là sự
khác biệt về văn hoá giữa hai quốc gia là một thách thức lớn đối với người học tiếng
Anh. Nghiên cứu trong luận văn này cung cấp kiến thức cơ bản về đặc điểm của
phép lặp về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa dựa trên các lý thuyết của
Galperin, Đinh Trọng Lạc, Trần Ngọc Thêm và một số bài báo trên tạp chí ngôn

ngữ. Chúng tôi nghĩ rằng những phát hiện của nghiên cứu có thể bằng cách này hay
cách khác có lợi cho việc giảng dạy và học tiếng Anh mà còn cho tất cả người sử
dụng ngôn ngữ trong sáng tác các bài hát có chứa biện pháp tu từ là phép lặp.
Đối với việc giảng dạy ngôn ngữ, nghiên cứu này có thể sẽ hữu ích và giúp giáo
viên hướng dẫn học sinh sử dụng phép lặp một cách hiệu quả trong khi nói hay trong
khi viết luận. Học sinh sẽ biết cách sử dụng phép lặp để thể hiện cảm xúc, ý tưởng của
mình một cách hợp lý, trơn tru trong các bài viết vì các em được trang bị một nền tảng
đặc điểm của phép lặp và cách sử dụng biện pháp tu từ là phép lặp. Từ đó học sinh có
thể tự tin hơn và ý thức hơn về việc viết một văn bản mạch lạc và đầy tính thuyết
phục và tránh các bài luận vụng về trong trường THPT. Học sinh không chỉ có thể biết
vận dụng các biện pháp tu từ này trong việc rèn luyện kỉ năng viết, mà còn có thể để
hiểu phong cách viết hay nói của người bản ngữ.
KẾT QUẢ MONG MUỐN ĐẠT ĐƯỢC
Đầu tiên, việc học tiếng Anh qua các bài hát sẽ giúp bạn phát âm chính xác
hơn, nói chuyện trôi chảy hơn. Đây là sự thật, và hầu hết mọi người với lời nói hay,
chuẩn, giỏi, ngữ âm tốt khi giao tiếp tiếng Anh mà mình biết đều có sở thích là hát và
17


nghe nhạc bằng tiếng Anh. Bạn nhận thấy rằng ngôn ngữ thực sự chỉ là một sự bắt
chước và lặp đi lặp lại, nhìn vào cách một đứa trẻ học một ngoại ngữ, bạn sẽ hiểu khi
bạn muốn ghi nhớ một cái gì đó, nó chỉ là chỉ lặp đi lặp lại.
Học tiếng Anh qua bài hát giúp bạn làm quen với các vấn đề gây rắc rối cho
học tiếng Anh như âm thanh, kết nối âm thanh, … Và khi học tiếng Anh qua các bài
hát thì việc bạn bắt chước hát theo sẽ giúp bạn dần dần nắm được cách nối âm, phát
âm chuẩn hơn do phải cố gắng hát giống với ca sĩ. Điều đặc biệt là việc học tiếng Anh
qua bài hát giúp bạn luyện ngữ âm một cách vô cùng thoải mái và thú vị và do đó sẽ
giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.
Tiếp theo, mặc dù chúng ta nói rằng bài hát bạn rất khó để hiểu được ý nghĩa
của nó, tuy nhiên, nếu biết lựa chọn các bài hát nhẹ nhàng, dễ nghe, và có ca từ phù

hợp thì việc học tiếng Anh qua bài hát sẽ giúp bạn tăng thêm vốn từ vựng cho mình,
giúp bạn hiểu tiếng Anh tốt hơn.
Tóm lại, như đã đề cập ở trên về những lợi thế và bất lợi của việc học tiếng Anh
qua các bài hát, bạn có thể thấy rằng việc học tiếng Anh qua các bài hát sẽ giúp bạn
cải thiện đáng kể khả năng của bạn để phát âm, giúp bạn phát âm và nói chuẩn hơn,
thành thạo hơn và cung cấp nền tảng để phát triển các kỹ năng nghe tốt hơn. Tuy
nhiên, xem học tiếng Anh qua các bài hát như 1 công cụ chính, giải trí cung cấp hỗ trợ
thêm cho bạn chứ không phải là để xem nó như một công cụ chính.Việc duy trì thói
quen học từ nhiều phương tiện khác nhau và thường xuyên tự rèn luyện mới là điều
mà tôi mong muốn các em học sinh thực hiện.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
1.Alphonso, S.C. (1894), Repetition and Parallelism in English verse, a study in the
technique of poetry: New York University Pub.Co.
2.Ary, D., Jacobs, L. C., Sorensen, C. và Razavich, A. (2010), Introduction to research in
Education, Canada, Nelson Education, Ltd.
3. Crystal, D. (1992), Introducing Linguistics, London, Penguin.
4. Dik, S. (1980), Studies in Functional Grammar, London, Academic Press.
7. Galperin, I.R. (1997), Stylistic, Moscow Higher School Publishing House,
Longman.
Tiếng Việt
8. Diệp Quang Ban (2009), Văn bản và liên kết trong văn bản, Hà Nôi, NXB Giáo dục Hà
Nội.
9. Đinh Trọng Lạc (1995.), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Hà Nội Nxb Giáo dục.
10. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Hà Nội, Nxb Quốc gia Hà Nội..
11. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Hà Nội NXB Giáo dục Hà

Nội.
Website
12. Tuyển tập những ca khúc bất hủ, />13. Những ca khúc nhạc trẻ hay thế hệ 8x 9x không thể quên,
/>14. Những bản nhạc trẻ 8x huyền thoại,
/>Nguồn tư liệu nghiên cứu.
15. Nguyễn Văn Phước và Phạm Văn Bằng (1997), Most favourite English song book, tập
1,2, TP Hồ Chí Minh, The youth publishing house.
19


16. Nguyễn Văn Phước và Phạm Văn Bằng (1997), Most favourite English song book, tập
3,4, TP Hồ Chí Minh, The youth publishing house.
17. Hiệu sách thanh niên. (2000), Những nốt nhạc xanh, Nxb âm nhạc DIHAVINA.
18. Nhà sách văn nghệ. (1997), Tuyển tập nhạc trẻ giai điệu tình yêu, Nhà xuất bản trẻ, TP
Hồ Chí Minh.
19. Ngọc Thủy. (1998), ”Pop & Rock Các phong cách chính”, Tạp chí âm nhạc thế giới, tập
1, trang 56-59.
* Từ viết tắt:

MỤC LỤC
Trang

A. Đặt vấn đề

1-2

I. Lí do chọn đề tài
II. Điểm đổi mới của đề tài.
B. Giải quyết vấn đề:


3 – 15

I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở pháp lý.
1. 1. Một vài nét về ngữ pháp văn bản (NPVB)

20


a. Khái niệm về văn bảnb. Khái niệm liên kết văn bản và một số khái niệm liên quan
đến liên kết văn bản
1. 2. Khái niệm phép lặp
1.3. Định nghĩa nhạc Pop
2. Cơ sở thực tiễn
II.Mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu
1. Mục đích
2. Nội dung nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi ứng dụng, phương pháp nghiên cứu
1.Đối tượng nghiên cứu
2. Phạm vi ứng dụng.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp chung
3.2. Phương pháp thu thập ngữ liệu
3.3. Phương pháp phân tích ngữ liệu
IV. Các biện pháp tiến hành.
4.1. So sánh phép lặp ngữ âm trong các bài hát nhạc pop của tiếng Anh và tiếng Việt
4.2. So sánh phép lặp từ vựng trong các bài hát nhạc pop của tiếng Anh và tiếng
Việt
4.3. So sánh phép lặp ngữ pháp trong các bài hát nhạc pop của tiếng Anh và tiếng Việt
C. KẾT LUẬN


15 – 17

D. KẾT QUẢ

18 – 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20 - 21

21



×