Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số phương pháp giúp học sinh đam mê và tiếp cận hiệu quả phần tính quy luật của hiện tượng di truyền trong sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.28 KB, 20 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐAM MÊ VÀ
TIẾP CẬN HIỆU QUẢ PHẦN TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN
TƯỢNG DI TRUYỀN TRONG SINH HỌC 12

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐAM MÊ VÀ
TIẾP CẬN HIỆU QUẢ PHẦN TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN
TƯỢNG DI TRUYỀN TRONG SINH HỌC 12

Họ và tên:
Hoàng Thị Hoài Hương
Chức vụ :
TTCM
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019


1. Phần mở đầu.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Trong tình hình xã hội hiện nay cùng với sự bùng nổ của thông tin, khoa học


phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước yêu cầu đổi mới của thời đại, trong giáo dục cũng đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu
- nội dung và phương pháp dạy học. Trong quá trình giảng dạy mong muốn cao nhất
của người trực tiếp đứng lớp là học sinh đam mê học, yêu thích bộ môn và hơn hết sau
mỗi bài dạy học sinh nắm được bài và trả bài hiệu quả.
Bản thân Tôi gần 15 năm trong nghề dạy học luôn khát khao đem đến cho học
sinh những kiến thức sinh học bổ ích không chỉ đáp ứng mục đích thi cử mà chuẩn bị
hành trang kiến thức cho các em khi vận dụng vào đời sống thực tiển, tuy nhiên thời
gian gần đây tôi nhận thấy xu hướng học sinh 12 – nơi tôi đang công tác không lựa
chọn học bộ môn của mình nhiều, nhiều em có thái độ chảnh mảng, không yêu thích,
đam mê môn sinh học, nếu mình không bận tâm, không xem lại thì liệu thời gian tới
học sinh liệu còn theo học bộ môn sinh nữa hay không? Vấn đề là do đâu? Tôi tìm hiểu
thông tin từ học sinh mới vỡ lẽ nhiều vấn đề, nội dung kiến thức theo bài thì không khó
nhưng để từ kiến thức lí thuyết trong bài đến vận dụng để trả lời những câu hỏi trắc
nghiệm lí thuyết và giải bài tập, cách thức để tiếp cận các dạng bài theo hướng cải cách
của Bộ là cả một vấn đề đối với các em, nếu giáo viên chỉ giao nhiệm vụ cho học sinh
và thực hiện tiến trình bài dạy theo sách giáo khoa thì sẽ rất khó khăn cho các em trong
tiếp thu kiến thức cũng như tạo sự nhàm chán. Thêm một đặc thù bộ môn sinh trong
sách giáo khoa không thể hiện rõ những dạng bài tập cũng như trong phân phối
chương trình sinh học cơ bản rất ít có tiết luyện tập bài tập. Vậy chúng ta cần làm gì để
tháo gỡ cho học sinh? Làm gì để cho các em yêu thích bộ môn và đáp ứng được yêu
cầu đổi mới của Bộ Gíao Dục đồng thời cung cấp cho các em kiến thức vận dụng vào
đời sống thực tiển, nhất là phần trọng tâm tìm hiểu về các quy luật di truyền, tôi đã rất
phân vân, và nhìn lại phương pháp dạy học của mình, cần phải xem lại, phải đổi mới
phải lồng ghép như thế nào để thực hiện mục tiêu, xuất phát từ những trăn trở đó tôi
mạnh dạn đưa ra đề tài:
Một số phương pháp giúp học sinh đam mê và tiếp cận hiệu quả phần tính
quy luật của hiện tượng di truyền trong sinh học 12.
1.2. Điểm mới của đề tài.
Trong kết quả nghiên cứu này điểm nổi bật so phương pháp cũ là bài dạy sinh

động, tạo tình huống có vấn đề ngay từ đầu cho các em để các em tích cực, chủ động
trong hoạt động học tập. Bài dạy sẽ rõ ý, học sinh vận dụng được bài tập và nắm vững
lí thuyết và đặc biệt các em có niềm đam mê, yêu thích học bộ môn.
Những điểm mới cơ bản trong đề tài là:
- Linh hoạt trong tiến trình bài dạy đưa phần ứng dụng vào thực tiển lên đầu tạo tình
huống.
- Với những bài dạy có liên quan đến bài tập đưa bài toán và ví dụ thay cho việc tìm
hiểu các thí nghiệm lên đầu bài dạy để tạo tình huống có vấn đề đồng thời định hướng
được cho học sinh phương pháp giải quyết.
- Sau khi làm rõ quy luật di truyền chốt lại những dấu hiệu cơ bản để nhận dạng các
quy luật di truyền.


- Với những bài liên quan đến đời sống thực tiển lồng ghép và liên hệ trực tiếp đến bản
thân, địa phương, thành tựu trong nước và thế giới.
- Với những bài có sự xâu chuổi với nhau đưa ra một vấn đề giải quyết song song các
kiến thức liên quan để đối chứng, phân biệt làm rõ kiến thức.
- Cung cấp công thức tính nhanh để rèn luyện kỉ năng làm bài trắc nghiệm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi của đề tài được thực hiện trong phần tính quy luật của hiện tượng di
truyền trong sinh học 12 trên đối tượng là học sinh 12 của trường THPT Lê Hồng
Phong, xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn. Thời gian thực hiện đề tài bản thân tôi đã vận
dụng trong các lớp dạy của mình từ các năm trước, tuy nhiên nhận thấy thực trạng
học sinh học tập đam mê bộ môn ngày càng giảm nên tôi đã tìm tòi, hoàn thiện và
nhân rộng lên đề tài ngoài các lớp tôi trực tiếp dạy còn kết hợp thêm 3 lớp giáo viên
khác trong tổ ở học kì I năm học 2018- 2019. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu
đề tài ngoài kinh nghiệm bản thân, tôi còn học hỏi trao đổi các kinh nghiệm từ các
đồng nghiệp từ các trường khác. Nhằm nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và
nâng cao chất lượng học sinh giúp học sinh đam mê yêu thích môn học hơn. Mặt
khác thông qua đề tài có thể giúp các đồng nghiệp thêm vài kinh nghiệm trong giảng

dạy.
2. Nội dung.
2.1: Thực trạng của vấn đề mà đề tài cần giải quyết.
Bản thân tôi dạy phần tính quy luật của hiện tượng di truyền khi chưa áp dụng
phương pháp đưa vấn đề - bài toán lên đầu, chưa đưa ra phương pháp giải quyết vấn
đề, chưa đưa ra cách nhận định quy luật di truyền cũng như chưa đặt học sinh vào tình
huống tìm tòi vận dụng thực tiển mà theo phương pháp truyền thống dạy học theo sách
giáo khoa, chưa phân loại và vận dụng công thức tính nhanh thì học sinh rất khó để
lỉnh hội kiến thức, các em mông lung, khó hiếu rồi dẫn đến thái độ học tập không yêu
thích, không đam mê và dễ nhầm lẫn giữa các dạng, làm bài toán trắc nghiệm theo
phương pháp mò mẫm, thử sai dẫn đến hiệu quả không cao. Qua bài kiểm tra 15 phút ở
lớp 12A3- khi chưa áp dụng đề tài ( lớp chọn tự nhiên) chỉ có 9% học sinh làm được
bài điểm khá, giỏi, 18% điểm trung bình, còn lại dưới trung bình. Với một số lớp khác
khi tôi đi dự giờ của đồng nghiệp cũng nhận ra một điểm chung là học sinh chưa tích
cực học bộ môn, đang còn lúng túng khi nhận dạng bài tập, không tìm được phương
pháp giải bài tập nhanh phù hợp với toán trắc nghiệm, phần đa đang còn thử sai đáp án,
và nguyên nhân dẫn đến điều đó là do học sinh chưa nắm kiến thức phân loại nhận
dạng, chưa biết vận dụng công thức vào giải quyết bài tập, nhất là với dạng toán tích
hợp các quy luật di truyền, phần đa các em bảo khó hiểu, trừu tượng. Phần kiến thức
liên hệ đời sống thực tiển, giải thích các hiện tượng thực tế và liên hệ ngay chính bản
thân của các em về kiến thức liên quan còn rất mơ hồ. Chính vì vậy tôi đã bổ sung vào
cho các em một số kỉ năng phương pháp tiếp cận nhanh hiệu quả để có thêm động lực
đam mê môn sinh học khi học tính quy luật của hiện tượng di truyền.


2.2: Nội dung đề tài.
Đầu tiên tôi thực hiện theo quy trình phân chia kiến thức theo chủ đề, trong mỗi
chủ đề phân nhỏ kiến thức theo từng lĩnh vực. Cụ thể: Linh động trong tiến trình dạy
học, tiếp cận các quy luật di truyền, tích hợp các quy luật di truyền, định hướng
phương pháp giải quyết, phân loại nhận dạng qua các dấu hiệu và tỉ lệ đặc trưng, vận

dụng công thức tính nhanh để giải quyết bài tập trắc nghiệm. Đặc biệt lưu tâm và dành
thời gian cho học sinh vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế và liên hệ
bản thân.
2.2.1: Cơ sở lí thuyết.
2.2.1a: Quy luật Men Đen.
Đó là trên cơ sở phương pháp nghiên cứu di truyền học của Men Đen, các thí
nghiệm về lai một cặp tính trạng, lai hai tính trạng.
- Nội dung quy luật phân li : Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn
gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ,
không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân
li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa
alen kia.
- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li :
+ Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa
các cặp alen tương ứng.
+ Khi GP tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các
giao tử → sự phân li của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn
đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen tương ứng.
- Ý nghĩa quy luật phân li :
Giải thích tại sao tương quan trội lặn là phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng trội cho
thấy mục tiêu của chọn giống là tập trung nhiều tính trội có giá trị cao.
Không dùng con lai F1 làm giống vì thế hệ sau sẽ phân li do F1 có kiểu gen dị hợp.
- Nội dung quy luật phân li độc lập : Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau
nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ hợp tự do (ngẫu
nhiên) trong quá trình hình thành giao tử.
- Cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập :
+ Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
+ Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm
phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các
cặp alen tương ứng.

- Ý nghĩa quy luật phân li độc lập : Quy luật phân li độc lập là cơ sở góp phần giải
thích tính đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên, làm cho sinh vật ngày càng
thích nghi với môi trường sống. Quy luật phân li độc lập còn là cơ sở khoa học của
phương pháp lai tạo để hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống
mới có năng suất và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi
trường.
Nếu biết được các gen nào đó là phân li độc lập có thể dự đoán được kết quả phân
li kiểu hình ở đời sau.


2.2.1b: Quy luật tương tác gen và tác động đa hiệu của gen.
* Khái niệm tương tác gen:
Hai (hay nhiều) gen không alen khác nhau tương tác với nhau cùng quy định một tính
trạng.
- Ý nghĩa của tương tác gen : Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, xuất hiện tính trạng
mới chưa có ở bố mẹ. Mở ra khả năng tìm kiếm những tính trạng mới trong công tác
lai tạo giống.
* Khái niệm tương tác bổ sung: Tương tác bổ sung là sự tác động bổ sung cho nhau
của sản phẩm các gen thuộc các locut khác nhau lên sự biểu hiện của một tính trạng.
Ví dụ : Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau thu
được ở F2 có tỉ lệ : 9/16 hoa đỏ thẫm : 7/16 hoa trắng.

Tiền chất P
(không màu)

Gen A

Gen B

Enzim A


Enzim B
Sản phẩm P1 (Nâu)

Sản phẩm P2 (Đen)

Trong đó alen A tổng hợp enzim A có hoạt tính, alen a tổng hợp enzim a không có hoạt
tính ; alen B tổng hợp enzim B có hoạt tính, alen b tổng hợp enzim b không có hoạt
tính.
* Khái niệm tương tác cộng gộp: Khi các alen trội thuộc hai hay nhiều locut gen tương
tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể locut nào) đều làm gia tăng sự biểu hiện của
KH lên một chút ít.
Ví dụ : Khi đem lai 2 thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm và hạt trắng thì ở F 2 thu được
15 hạt đỏ : 1 hạt trắng.
- Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định, thì sự sai khác về KH giữa các KG
càng nhỏ, và càng khó nhận biết được các KH đặc thù cho từng KG.
- Những tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của
môi trường như: Sản lượng sữa, khối lượng gia súc gia cầm, số lượng trứng gà.
* Tương tác át chế: tác động của gen này làm cho đặc điểm của gen đã có không được
biểu hiện ( Gen át chế có thể trội hoặc lặn).
* Gen đa hiệu: Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác
nhau.
Ví dụ: Gen HbA ở người quy định sự tổng hợp chuỗi β-hemôglôbin bình thường gồm
146 axit amin.Gen đột biến HbS cũng quy định sự tổng hợp chuỗi β-hemôglôbin bình
thường gồm 146 axit amin, nhưng chỉ khác một axit amin ở vị trí số 6 (axit amin
glutamic thay bằng valin). Gây hậu quả làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình
lưỡi liềm  Xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.
2.2.1c: Quy luật liên kết gen và hoán vị gen.
- Đặc điểm của liên kết hoàn toàn:
+ Các gen trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.

+ Số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội(n) của loài đó.


+ Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết
- Thí nghiệm:
Pt/c :Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt
F1 : 100% xám, dài
Lai phân tích ruồi ♂ F1 xám – dài
Pa: ♂ xám – dài x ♀ đen – cụt
Fa : 1 xám – dài : 1 đen – cụt
- Ý nghĩa liên kết gen: Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự
duy trì bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST. Trong
chọn giống nhờ liên kết gen mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được những
nhóm tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau.
- Thí nghiệm của Moocgan về liên kết không hoàn toàn:
Pt/c: ♀ xám, dài x ♂ đen, cụt
F1: 100% xám, dài
Lai phân tích F1
Pa :♀ (F1) xám – dài x ♂ đen – cụt
Fa: 965 xám – dài
944 đen – cụt
206 xám – cụt
185 đen – dài
- Cơ sở tế bào học: Sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp NST
tương đồng dẫn đến sự trao đổi (hoán vị) giữa các gen trên cùng một cặp NST tương
đồng. Các gen nằm càng xa nhau thì lực liên kết càng yếu, càng dễ xảy ra hoán vị gen.
- Nội dung của quy luật hoán vị gen: Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng
có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện tổ
hợp gen mới.
- Ý nghĩa của hoán vị gen: Hoán vị gen làm tăng tần số biến dị tái tổ hợp, tạo điều

kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau → cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc
nhân tạo và chọn lọc tự nhiên, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
Dựa vào kết quả phép lai phân tích có thể tính được tần số hoán vị gen, tính được
khoảng cách tương đối giữa các gen rồi dựa vào quy luật phân bố gen theo đường
thẳng mà thiết lập bản đồ di truyền.
- Tần số hoán vị gen = Tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị.
- Trong phép lai phân tích tần số hoán vị gen được tính theo công thức :
Sè c¸ thÓcã ho¸n vÞgen × 100
f(%) =
Tæng sè c¸ thÓtrong ®êi lai ph©
n tÝch
2.2.1d: Quy luật di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.
- Gen trên NST X
* Thí nghiệm:


Phép lai thuận
Phép lai nghịch
W
w w
P: X X
x
X Y
P: X X
x
XWY
( mắt đỏ )
( mắt trắng )
(mắt trắng)
(mắt đỏ)

W
W
w
Gp: X
X , Y
Gp: X
XW , Y
F1:
100 % mắt đỏ
F1 : XWXw
x
XwY
F1 x F1: XWXw x
XWY
(mắt đỏ)
(mắt trắng)
W
w
W
W
w
GF1 : X , X
X ,Y
GF1 :
X ,X
Xw , Y
F2 : XWXW , XWY , XWXw , XwY
F2 : XWXw , XWY , XwXw , XwY
KH: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng ( toàn KH F2 : 25%♀mắt đỏ : 25%♀mắt trắng :
ruồi đực )

25% ♂mắt đỏ : 25% ♂mắt trắng
W

W

* Nhận xét : Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan là khác nhau và
khác kết quả của phép lai thuận nghịch của Menđen
* Giải thích : Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên
Y
 Vì vậy cá thể đực ( XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra KH.
* Đặc điểm di truyền của gen trên NST X: Di truyền chéo
- Gen trên NST Y
VD: Người bố có túm lông tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con
gái thì ko bị tật này
* Giải thích : Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y, không có alen tương ứng
trên X
 Di truyền cho tất cả cá thể mang kiểu gen XY trong dòng họ.
* Đặc điểm di truyền của gen trên NST Y: Di truyền thẳng
- Khái niệm: Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà
các gen xác định chúng nằm trên NST giới tính
- Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính
+ Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt
+ Nhận dạng được đực cái từ nhỏ đẻ phân loại tiện cho việc chăn nuôi
+ Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặo NST giới tính
- Di truyền ngoài nhân:
* Hiện tượng :
- Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn
( Mirabilis jalapa).
- F1 luôn có KH giống mẹ.
* Giải thích: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền TBC cho

trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất ( trong ti thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ
truyền cho qua tế bào chất của trứng.
* Đặc điểm của di truyền ngoài NST( di truyền ở ti thể và lục lạp) :
- Lai thuận lai nghịch kết quả khác nhau biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.
- Di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái.
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các quy luật của thuyết di
truyền NST vì tế bào chất không được phân đều cho các tế bào con như đối với NST.


- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất được truyền theo dòng mẹ, nhưng không
phải tất cả các tính trạng di truyền theo dòng mẹ đều liên quan với các gen trong tế bào
chất.
- Tính trạng do gen gen trong tế bào chất quy định sẽ vẫn tồn tại khi thay nhân tế bào
bằng nhân có cấu trúc di truyền khác.
2.2.2. Một số phương pháp giúp học sinh đam mê, chủ động và tích cực học tập
2.2.2a: Phương pháp tiếp cận quy luật di truyền.
Để giúp học sinh tiếp cận quy luật di truyền đầu tiên tôi yêu cầu học sinh tái
hiện lại một số thuật ngữ thông dụng phục vụ cho tìm hiểu các quy luật di truyền( tính
trạng, gen, alen, locus, tương phản, đồng hợp, dị hợp..) và bổ sung thêm một số thuật
ngữ mới. Sau đó tôi đưa các em vào tính huống có vấn đề bằng cách đưa ra bài toán
thay cho thí nghiệm ở sách giáo khoa và yêu cầu học sinh giải quyết từng vấn đề một.
Ví dụ: để tiếp cận quy luật phân li đọc lập của Men Đen tôi theo quy trình sau:
Bài toán: Cho lai 2 cây Đậu Hà Lan thuần chủng
PTC vàng, trơn x xanh, nhăn
F1
100% vàng, trơn
F1 tự thụ phấn
F2 : 315 vàng, trơn
101 vàng, nhăn
108 xanh, trơn

32 xanh, nhăn
a. xác định sự di truyền của tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan?
b. biện luận và viết sơ đồ lai từ P→F2?
Để thực hiện yêu cầu trên học sinh phải biết tách riêng từng tính trạng, tìm quy
luật di truyền của từng tính trạng, quy ước và viết tóm tắt sơ đồ lai của từng tính trạng,
sau đó kết hợp đồng thời 2 tính trạng bằng cách nhân tỉ lệ kiểu hình riêng rẽ của tính
trạng này với tỉ lệ kiểu hình riêng của tính trạng kia. Dựa vào kết quả thu được để tìm
ra quy luật di truyền chi phối.
- Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2
+ Màu sắc: vàng : xanh = 3 : 1→ theo quy luật phân li: 3 trội : 1 lặn →quy ước A
→vàng, a → xanh → sơ đồ lai; Aa x Aa.
+ Hình dạng: trơn : nhăn = 3 : 1→ theo quy luật phân li: 3 trội : 1 lặn→quy ước B
→Trơn, a → nhăn → sơ đồ lai → Bb x Bb.
- Tỉ lệ phân li KH chung ở F2:
9 : 3 : 3 : 1 ≈ (3 : 1)(3 : 1)
→ Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong
quá trình giảm phân hình thành giao tử.
Với quy luật tương tác gen cách tiếp cận dựa trên sự biến dạng của phân li độc
lập, tuy nhiên ở quy luật này ta đi ngược lại so với quy luật phân li độc lập nghĩa, cụ
thể:
Bài toán :
PTC cao x thấp
F1
100% cao
F1 tự thụ phấn
F2 : 9 cao: 7 thấp.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P →F2?
Với dạng bài lai 1 tính mà F 2 có 16 tổ hợp thì phải đi từ F 2 : 16 kiểu tổ hợp = 4 x
GP
4 ↔ F1 

→ 4 loại giao tử → F1 chứa 2 cặp gen dị hợp quy định 1 tính trạng → có


hiện tượng tương tác gen. Sau khi xác định tính di truyền mới xác định kiểu gen→viết
tóm tắt sơ đồ lai, căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình rút gọn để quy ước, xác định chính xác kiểu
tương tác và hoàn thiện yêu cầu cần giải quyết.
Cách tiếp cận quy luật liên kết gen và hoán vị gen cũng như quy luật di truyền
liên kết với giới tính để tinh tế, gọn nhẹ và dễ hiểu tôi cho học sinh tiếp cận đồng thời
bằng cách đưa ra bài toán cụ thể.
Ví dụ 3:
Tại sao có sự khác nhau khi sử dụng ruồi đực và ruồi cái F 1 lai phân tích? Biện luận và
viết sơ đồ lai từ P →Fa?
Pt/c :Thân xám, cánh dài x thân đen,
Pt/c: ♀ xám, dài x ♂ đen, cụt
cánh cụt
F1: 100% xám, dài
F1 : 100% xám, dài
Lai phân tích F1
Lai phân tích ruồi ♂ F1 xám – dài
Pa :♀ (F1) xám – dài x ♂ đen – cụt
Pa: ♂ xám – dài x ♀ đen – cụt
Fa: 965 xám – dài
Fa : 1 xám – dài : 1 đen – cụt
944 đen – cụt
206 xám – cụt
185 đen – dài
Trên cơ sở lí giải sự khác biệt, tuân thủ theo các bước tương tự như cách thức
tiếp cận quy luật di truyền phân li độc lập: Để thực hiện yêu cầu trên học sinh phải biết
tách riêng từng tính trạng, tìm quy luật di truyền của từng tính trạng, quy ước và viết
tóm tắt sơ đồ lai của từng tính trạng, sau đó kết hợp đồng thời 2 tính trạng bằng cách

nhân tỉ lệ kiểu hình riêng rẽ của tính trạng này với tỉ lệ kiểu hình riêng của tính trạng
kia. Kết hợp sự khác biệt trong giới tính chi phối kết quả hình thành của tính trạng.
Dựa vào kết quả thu được để tìm ra quy luật di truyền chi phối.
Với trường hợp đầu
- Pt/c, phép lai 2 cặp tính trạng, Fa: 1 : 1 khác kết quả của định luật PLĐL (MenDen) là
1 : 1 : 1: 1.
- Các gen không alen/1 NST luôn đi cùng nhau trong quá trình giảm phân hình thành
giao tử → hạn chế sự PLĐL và tổ hợp tự do của các gen → Fa: số kiểu tổ hợp giảm, số
kiểu hình giảm.
Trường hợp thứ 2
Ở 1 số tế bào, 1 vài cơ thể khi giảm phân xảy ra sự TĐC giữa các NST tương đồng khi
chúng tiếp hợp → đổi vị trí của các gen alen → tổ hợp gen mới → Hoán vị gen ở đây
HVG chỉ xảy ra ở ruồi cái.
Tấn số hoán vị gen( f ) : Là tỉ lệ %các loại giao tử hoán vị tính trên tổng số giao tử
được sinh ra. Và f ≤ 50%
f
2
1- f
- Tỉ lệ giao tử liên kết =(
)
2

- Tỉ lệ giao tử hoán vị =

Trên cơ sở đó xác định tỉ lệ kiểu gen và kiều hình từ P đến F2.
Hay như để tiếp cận quy luật di truyền liên kết với giới tính tôi đưa bài toán về
phép lai thuận nghịch và yêu cầu học sinh nhận xét vì sao lại có kết quả khác nhau?
Mấu chốt vấn đề là ở đâu?



Phép lai thuận
Phép lai nghịch
W
w w
P: X X
x
X Y
P: X X
x
XWY
( mắt đỏ )
( mắt trắng )
(mắt trắng)
(mắt đỏ)
W
W
w
Gp: X
X , Y
Gp: X
XW , Y
F1:
100 % mắt đỏ
F1 : XWXw
x
XwY
F1 x F1: XWXw x
XWY
(mắt đỏ)
(mắt trắng)

W
w
W
W
w
GF1 : X , X
X ,Y
GF1 :
X ,X
Xw , Y
F2 : XWXW , XWY , XWXw , XwY
F2 : XWXw , XWY , XwXw , XwY
KH: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng ( toàn KH F2 : 25%♀mắt đỏ : 25%♀mắt trắng :
ruồi đực )
25% ♂mắt đỏ : 25% ♂mắt trắng
W

W

Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan là khác nhau và khác kết quả của
phép lai thuận nghịch của Menđen
* Giải thích : Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên Y
 Vì vậy cá thể đực ( XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra KH.
Sau khi tiếp cận được quy luật di truyền cần chốt lại phương pháp giải phù hợp
đặc thù của từng quy luật, nếu mối gen quy định 1 tính trạng thì ta tuân thủ theo
phương pháp là tách riêng từng tính trạng, tìm quy luật di truyền của từng tính trạng,
quy ước và viết tóm tắt sơ đồ lai của từng tính trạng, sau đó kết hợp đồng thời 2 tính
trạng bằng cách nhân tỉ lệ kiểu hình riêng rẽ của tính trạng này với tỉ lệ kiểu hình riêng
của tính trạng kia. Dựa vào kết quả thu được để tìm ra quy luật di truyền chi phối, nếu
tỉ lệ gộp tương đương tỉ lệ bài ra →quy luật phân li độc lập, nếu tỉ lệ gộp lớn hơn tỉ lệ

bài ra→liên kết gen, nếu tỉ lệ gộp biến dạng của phân li độc lập→ quy luật hoán vị
gen. Nếu nhiều gen cùng quy định 1 tính trạng thì ta phải đi từ kết quả bài ra suy ra số
tổ hợp, số giao tử để quy ra kiểu gen, sau đó dựa và sơ đồ lai tóm tắt để quy ước và xác
định chính xác dạng tương tác. Còn nếu kết quả lai thuận nghịch khác nhau thì gen quy
định tính trạng được xét nằm trên NST giới tính hoặc sự di truyền chéo hoặc tính trạng
biểu hiện không đồng đều trên giới đực và cái.
2.2.2b: Cách nhận biết phân biệt các quy luật di truyền.
Sau khi học sinh được tiếp cận đầy dủ các quy luật di truyền tôi định hướng và
yêu cầu học sinh đưa ra những dấu hiệu nhận định quy luật di truyền cụ thể như sau.
TH1: Nếu mỗi gen quy định 1 tính trạng ta có 2 cách:
Thứ nhất căn cứ vaò phép lai không phải lai phân tích tìm tỉ lệ phân li về KH ở
thế hệ con đối với mỗi loại tính trạng, sau đó nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng
này với tỉ lệ KH riêng của tính trạng kia.
→Nếu kết quả tính được phù hợp với kết quả bài ra các tính trạng đó di truyền độc lập.
Ví dụ: cho lai 2 thứ cà chua: quả đỏ, thân cao x quả đỏ, thân thấp thu được 37,5% quả
đỏ, thân cao, 37,5% quả đỏ, thân thấp, 12,5% quả vàng, thân cao, 12,5% quả vàng,
thân thấp. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen quy định.
Ta xét riêng từng loại tính trạng ở thế hệ con có.
Xét riêng từng loại tính trạng ta có 3 đỏ: 1 vàng và 1 cao: 1 thấp


Nhân 2 tỉ lệ này ( 3 đỏ: 1 vàng) ( 1cao: 1 thấp)= 3 cao, đỏ: 3 thấp, đỏ:1 cao, vàng: 1
thấp, vàng, phù hợp với tỉ lệ bài ra →2 tính trạng di truyền độc lập.
→nếu kết quả không phù hợp với bài: các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng
1cặp NST và nếu tỉ lệ bài thấp hơn thì các tính trạng di truyền liên kết, nếu tỉ lệ bài
biến dạng của phân li độc lập các tính trạng di truyền có hoán vị gen.
Ví dụ 2:khi cho lai 2 cá thể đều có KG dị hợp tử kép với nhau được thế hệ lai gồm có
70% thân xám, cánh dài: 5% thân xám, cánh ngắn: 5% thân xám, cánh dài: 20% thân
đen, cánh ngắn.
F1 có tỉ lệ phân tính về màu thân là 3 xám: 1 đen, tỉ lệ phân tính về dạng cánh là 3 dài:

1 ngắn→2 tỉ lệ KH riêng đó nhân với nhau được kết quả không phù hợp với đề bài→2
cặp gen nằm trên cùng 1cặp NST.
Cách thứ 2: căn cứ vào phép lai phân tích. Không xét riêng từng tính trạng mà
dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỉ lệ và loại giao tử sinh ra của cơ thể cần tìm
nếu kết quả lai chứng tỏ cá thể dị hợp kép cho ra 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau →2 cặp
gen đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, còn nếu kết quả lai chứng tỏ cá thể dị hợp kép
chỉ cho 2 loại giao tử hoặc 4 loại có tỉ lệ không bằng nhau→2 cặp gen nằm trên cùng 1
cặp NST.
TH2: Nếu trường hợp 2 hay nhiều cặp gen cùng quy định 1 tính trạng thì ta phải dự
đoán kiểu tương tác. Sau khi xác định số cặp gen tương tác đồng thời xác định được
KG của bố mẹ→viết sơ đồ lai có thể có của phép lai đó để thấy tỉ lệ KG theo dạng nào,
đối chiếu với tỉ lệ KH ở đề bài→dự đoán kiểu tương tác.
Ví dụ 3:
F1 tự thụ phấn
F2 : 9 cao: 7 thấp.
Với dạng bài lai 1 tính mà F2 có 16 tổ hợp thì phải đi từ F2 : 16 kiểu tổ hợp = 4 x 4 ↔
GP
F1 
→ 4 loại giao tử → F1 chứa 2 cặp gen dị hợp quy định 1 tính trạng → có hiện
tượng tương tác gen. Quy ước KG F1 AaBb→tỉ lệ KG ở F2 thuộc dạng 9A –B-: 3A- bb:
3aaB-: 1aabb trong khi đề bài cho biết tỉ lệ KH tương ứng 9 cao: 7 thấp→kiểu tương
tác thuộc loại bổ trợ ( A- B-: cao, A- bb= aaB-= aabb: thấp)
TH3: Với quy luật di truyền liên kết với giới tính ta có 2 cách nhận định quy luật di
truyền
Cách thứ nhất dựa vào kết quả của 2 phép lai thuận nghịch: nếu kết quả lai thuận
nghịch khác nhau thì gen quy định tính trạng được xét nằm trên NST giới tính. Nếu
tính trạng đã cho thấy xuất hiện chỉ ở giới đực qua các thế hệ( di truyền thẳng)→gen
nằm trên Y, ngược lại gen nằm trên X.
Cách thứ 2 dựa vào sự di truyền chéo( tính trạng con đực giống mẹ, con cái
giống bố→ di truyền chéo→ gen nằm trên NST giới tính X) hoặc tính trạng biểu hiện

không đồng đều trên giới đực và cái ( cùng 1 thế hệ mà tính trạng nào đó chỉ xuất hiện
ở giới đực còn giới cái thì không hoặc ngược lại→gen nằm trên NST giới tính).
2.2.2c: Một số công thức tính nhanh.
Trường hợp 1: các gen quy định các tính trạng phân li độc lập.
Khi lai 2 cơ thể có kiểu gen giống nhau, với n cặp alen phân li độc lập với nhau (mỗi
cặp alen quy định một tính trạng) thì ở thế hệ lai thu được :
- Số lượng các loại giao tử : 2n
- Số tổ hợp giao tử : 4n
- Số lượng các loại kiểu gen : 3n
- Tỉ lệ phân li kiểu gen : (1 : 2 : 1)n
- Số lượng các loại kiểu hình : 2n
- Tỉ lệ phân li kiểu hình : (3 : 1)n


Nếu gọi r là số alen/ 1gen  Số kiểu gen đồng hợp? Số
kiểu gen dị hợp? Tổng số kiểu gen? Lập bảng như sau:
GE SỐ ALEN/GEN SỐ KIỂU GEN SỐ KG ĐỒNG HỢP SỐ KG DỊ HỢP
N
I
3
6
3
3
II
4
10
4
6
III
5

15
5
10
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
r ( r + 1)
r ( r − 1)
N
r
r
2

2

Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có k cặp gen dị
hợp và m = n – k cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó tính theo cơng
thức:
A= Cnn-k x 2n-k = Cnm x 2m
Trong đó: A là số kiểu gen có thể có của cơ thể đó
n là số cặp gen; k là số cặp gen dị hợp ; m là số cặp gen đồng hợp
Trường hợp 2: Quy luật tương tác gen.
- Tương tác bổ sung( tương tác bổ trợ), gồm các tỉ lệ: 9:3:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:7

- Tương tác át chế:
+ Tương tác át chế do gen trội: 12:3:1 hoặc 13:3
+ Tương tác át chế do gen lặn: 9:3:4
- Tương tác cộng gộp( kiểu khơng tích lũy các gen trội): 15: 1( tỉ lệ: 1: 4: 6: 4: 1).
* Lưu ý:
- Tương tác bổ trợ kèm theo xuất hiện tính trạng mới
- Tương tác át chế ngăn cản tác dụng của các gen khơng alen.
- Tương tác cộng gộp mỗi gen góp phần như nhau vào sự phát triển.
Trường hợp 3: Di truyền liên kết và hốn vị gen.
Vận dụng cơng thức tính nhanh, cụ thể ;
Tỉ lệ kiểu hình aabb = tỉ lệ giao tử ab x tỉ lệ giao tử ab.
Tỉ lệ kiểu hình A – bb = aaB - = 0,25- aabb.
Tỉ lệ kiểu hình A- B- = 0,5 + aabb.
* Bài tập( THPT): Ở một lồi thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy
định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn
thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục thuần chủng (P), thu được F 1
gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại
kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng trong q trình
phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hốn vị gen với tần số như nhau. Trong
các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 9 loại kiểu gen.
(2) F2 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 50%.
(4) F1 xảy ra hốn vị gen với tần số 20%.
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4



Hướng dẫn:
- Theo đề bài: A hoa đỏ, a hoa vàng; B quả tròn, b bầu dục.
- KG F1 là Aa,Bb. Do A-bb = 0,09 ≠ 0,625. Các tính trạng di truyền theo quy luật di
truyền liên kết gen.
- Ta có: A-bb = 0,25 – aabb = 0,09 => aabb = 0,16 = 0,4ab x 0,4ab (a liên kết hoàn
toàn với
- Phép lai F1:

AB AB
x
, f = 20%.
ab
ab

- Nhận xét về phép lai trên (kết quả F2): thì chỉ có 2 và 4 thỏa mãn.
 Đáp án A
Một số bài tập cho học sinh vận dụng.
Bài tập 1: Xác định giao tử của cơ thể có KG AaBbDd
Bài tập 2: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm trên
NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định:
a. Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:
A. 60 và 90
B. 120 và 180
C. 60 và 180
D. 30 và 60
b. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là:
A. 240 và 270
B. 180 và 270
C. 290 và 370
D. 270 và 390

c. Số kiểu gen dị hợp:
A. 840
B. 690
`
C. 750
D. 660
Bài tập 3: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3
cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp. còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối
có thể xáy ra?
A. 64
B.16
C.256
D.32
Bài tập 4: Cho cây dị hợp cao đỏ về hai cặp gen tự thụ phấn, đời con F1 có 4 loại kiểu hình
với tỷ lệ: 51% cây cao, hoa đỏ : 24% cây cao, hoa trắng : 24% cây thấp, hoa đỏ : 1% cây
thấp, hoa trắng. (cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, hoạt động NST hai
bên như nhau). Tần số hoán vị gen là:
A. 20%.
B. 1%.
C. 10%.
D. 40%.
Bài tập 5: Ở ruồi giấm, gen qui định tính trạng màu sắc thân và gen
qui định tính trạng độ dài cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
thường (mỗi gen qui định một tính trạng). Lai dòng ruồi giấm thuần
chủng thân xám, cánh dài với dòng ruồi giấm thân đen, cánh cụt
được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1, trong
trường hợp xảy ra hoán vị gen với tần số 18%. Tỉ lệ ruồi thân đen,
cánh cụt xuất hiện ở FB tính theo lí thuyết là:
A. 41%.
B. 18%.

C. 9%.
D. 82%.
Bài tập 6: Một loài cây có gen A( thân cao) – B( quả tròn) đều trội hòan tòan. a ( thân
thấp) – b (quả dài ), các gen này liên kết nhau. P: thân cao- quả tròn x thân thấp- quả
dài. F1 thu được: 81 cao –tròn + 79 thấp- dài + 21 cao –dài + 19 thấp – tròn. Kết luận
là:
A. P: Ab/ aB x ab/ab với tần số HVG là 40%.
B. P: Ab/ aB x ab/ab với tần số HVG là 20%.
C. P: AB/ ab x ab/ab với tần số HVG là 20%.


D. P: AB/ ab x ab/ab với tần số HVG là 40%.
Bài tập 7: Lai hai cá thể đều dị hơp về 2 cặp gen (Aa và Bb). Trong tổng số các cá thể
thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen trên chiếm tỉ lệ
4%. Biết 2 cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và không có đột
biến xảy ra. Kết luận này sau đây về kết quả của phép lai trên là không đúng?
A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%.
B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 40%.
C. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%.
D. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ với tần số 16%.
Bài tập 8: Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a
quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng.
Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F 1
gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng
không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F 1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng
chiếm tỉ lệ
A. 5%.
B. 20%.
C. 50%.
D. 10%.

Bài tập 9: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen
D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai
P:

AB
ab

X DX d ×

AB
ab

X DY , thu được F1. Trong tổng số ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài,

mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F 1, ruồi đực thân xám,
cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ
A. 1,25%
B. 3,75%
C. 5%
D. 2,5%
Bài tập 10: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a
quy định quả dài; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả
chua. Hai cây dị hợp về cả hai cặp gen trên giao phấn với nhau, thu được đời con gồm
4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình quả tròn, chua chiếm tỉ lệ 24%. Theo lí thuyết,
trong tổng số cây thu được ở đời con, số cây có kiểu hình quả tròn, ngọt chiếm tỉ lệ
A. 51%
B. 54%
C. 24%
D. 56%

2.2.2d: Phương pháp tiếp cận kiến thức thực tiển, ứng dụng vào đời sống sản xuất
và liên hệ bản thân.
Để tạo động lực, đam mê trong học tập bộ môn một yếu tố không thể thiếu để
giáo viên có thể truyền lửa cho học sinh đó là định hướng cho các em vận dụng những
kiến thức lí thuyết được lĩnh hội vào đời sống thực tiển để giải thích các hiện tượng tự
nhiên, giải thích sự di truyền của các tính trạng, hình thành thế giới quan, có ý thức xây
dựng và bảo về tài nguyên. Vấn đề này đã được xác định trong mục tiêu dạy học của
giáo viên, tuy nhiên cách dẫn dắt, tổ chức và định hướng của giáo viên như thế nào khi
đưa các vấn đề đó vào bài dạy để thu hút, tạo đam mê tìm hiểu và vận dụng của học
sinh là cả một vấn đề? Tôi thiết nghỉ để làm được điều này trước hết giáo viên phải là
một kho tư liệu sống phong phú, bằng nhiều cách để làm được điều này trong khả năng
của mình trên cơ sở mình nắm bản chất, cơ sở tế bào học của quy luật di truyển để liên
hệ qua phần ý nghĩa và ứng dụng. Thường xuyên thu thập thông tin, cập nhật tin tức


mới, thành tựu khoa học di truyền, các mô hình, quy trình sản xuất, những sự kiện tiêu
biểu về ứng dụng di truyền học.
Tạo được đam mê, yêu thích học bộ môn cho học sinh đòi hỏi người giáo viên
phải có nghệ thuật trong các bước của tiến trình bài dạy, phải biết nhấn vào những lĩnh
vực mà các em quan tâm như khi tiếp cận quy luật phân li độc lập mình đưa ra vấn đề
nếu đã biết kiểu gen của bố mẹ mình như nhóm máu thì mình có thể dự đoán được
nhóm máu của em mình hay khi đến với quy luật tương tác gen kết hợp di truyền liên
kết hoàn toàn liên quan đến sản lượng thóc thì trong công tác giống phải chú ý điều gì?
ứng dụng từ cơ sở di truyền gì? Rồi sản lượng sữa, khối lượng vật nuôi, hay như bản
đồ gen của sinh vật trong đó có bản đồ gen người có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu y
học và có thể sử dụng vào bước dạy học nêu vấn đề thành tựu, ý nghĩa ứng dụng lên
đầu để tạo tình huống thu hút học sinh tìm hiểu và nhân rộng ứng dụng, vào nhu cầu
các em cần, nhu cầu gia đình, địa phương, phải lựa chọn những bằng chứng tiêu biểu
thiết thực nhất để các em thấy sự hữu ích. Cùng với điều đó là cách thức tổ chức và
giao nhiệm vụ cho học sinh của giáo viên. Cách tôi thực hiện là trước khi các em chưa

tiếp cận vấn đề tôi giao nhiệm vụ về nhà tìm hiểu trước quy luật di truyền, nắm được ý
nghĩa lí luận và thực tiển của các quy luật, tìm hiểu những ứng dụng đó vào đời sống,
khi lên lớp tôi lồng ghép cho các em báo cáo kết quả thu thập của mình và mở rộng bổ
sung thêm cho các em, tiếp theo sau khi các em đã giải quyết được vấn đề nắm bản
chất, cơ sở tế bào học của quy luật di truyền tôi chuyển giao lại nhiệm vụ hoàn thiện
bài báo cáo ở quy mô rộng hơn không những thành tựu ứng dụng trong nước mà còn
trên thế giới, giới thiệu một số quy trình ứng dụng để có dịp các em trực tiếp tham
quan học tập, với nhóm học sinh có năng lực tốt tôi giao nhiệm vụ thí nghiệm thực
hành, thống kê sự di truyền của một số tính trạng của vật nuôi, cây trồng và kể cả con
người, xử lí số liệu bước đầu làm quen tập nghiên cứu khoa học để kiểm định và nảy
sinh vấn đề, tạo niềm say mê khoa học, đơn giản như cho các em phân biệt gà trống
mái khi mới nở hay tằm đực, tằm cái từ giai đoạn trứng được thụ tinh để đáp ứng mục
tiêu sản xuất.
2.2.3. Một số kết quả bước đầu.
Đề tài áp dụng cho học sinh khối 12 trường THPT Lê Hồng Phong với kết quả
bước đầu khá khả thi, cải thiện được thái độ học tập đối với bộ môn, nhiều em thích
học môn sinh hơn nhất là các lớp tôi trực tiếp đứng lớp tôi nhận thấy các em chú tâm
hơn, đam mê hơn, các nhiệm vụ giáo viên chuyển giao các em hoàn thành khá tốt,
nhiều em gặp giáo viên trao đổi ngoài giờ học, trả lại các thông tin cho giáo viên cụ
thể, rõ ràng, kết quả học tập cũng tiến bộ dần lên cụ thể qua bài kiểm tra phần quy luật
di truyền có kết quả như sau: Lớp 12A1, 12A5 là lớp chọn tự nhiên, lớp 12A10 lớp
trung bình thấp.
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá


Yếu

Kém

23

Trung
bình
10

12A 1

45

12

0

0

12 A5

45

6

11

25


3

0

12A10

39

1

7

22

7

2


Lớp 12 A4 lớp chọn tự nhiên, 12A11 lớp trung bình thấp không áp dụng đề tài
từ đầu để so sánh kiểm định thì nhận được kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Yếu


Kém

9

Trung
bình
27

12A4

45

1

7

1

12A11

38

0

2

12

19


5

So sánh 2 kết quả cho thấy việc áp dụng đề tài vào dạy học giải quyết vấn đề,
nhận dạng phân biệt các quy luật di truyền, áp dụng công thức tính nhanh để làm bài
tập trắc nghiệm và lồng ghép kiến thức ứng dụng để tạo động lực, đam mê bước đầu đã
có hiệu quả, số lượng học sinh đăng kí ôn THPT môn sinh có tăng và các em chuyên
cần hơn, cải thiện phần nào chất lượng học tập và nhất là thái độ học tập của học sinh
với bộ môn, do vậy cần mở rộng phạm vi ứng dụng và thảo luận xây dựng hoàn thiện
để có kết quả tốt hơn.

3. Phần kết luận.
3.1: Ý nghĩa của đề tài.
Sau khi thực hiện xong sáng kiến kinh nghiệm, bản thân cá nhân tôi nhận thấy rằng:
Học sinh thực hiện khá đầy dủ các nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên điều đó chứng tỏ
các em đã có sự thay đổi thái độ học tập với bộ môn, có đam mê và yêu thích học hơn, các
bài thi trắc nghiệm bằng cách sử dụng sáng kiến kinh nghiệm trên đã rút ngắn được thời
gian làm bài ,có tính chính xác hơn và học sinh dễ dàng thực hiện được các dạng bài tập cơ
bản của phần quy luật di truyền kể cả một số bài tập khó, học sinh không còn nhàm chán,
không quá áp lực mà còn tìm tòi, vận dụng, khi làm bài thi có thể bỏ qua khâu mò. Đây là
điểm mạnh của phương pháp này và cũng là nhược điểm vì đối với học sinh yếu kém khả
năng tự học còn thấp, vì các em chưa tích cực và chủ động chiếm lĩnh kiến thức, các em
không sử dụng thường xuyên các công thức liên quan tính nhanh phần quy luật di truyền.
Đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở lên các em thực hiện điều này dễ dàng nhưng
đối với đối tượng học sinh yếu, kém lười thì hầu như các em không thực hiện được ngay ở
bước đầu tiên nên khi thực hiện các bước sau gần như các em không theo kịp vì sáng kiến
kinh nghiệm các khâu các bước đều có liên hệ mật thiết với nhau. Sáng kiến kinh nghiệm
có ý nghĩa trong việc giảng dạy bộ môn sinh học trong phần di truyền học. Giúp học sinh
không cảm thấy phần tính quy luật của hiện tượng di truyền là nhàm chán, quá khó và quá
nặng nhất là khi giải các bài toán tổng hợp trong các đề thi THPT Quốc Gia đồng thời kích

thích các em có năng lực tốt tìm tòi sáng tạo. Phương hướng triển khai trên các đối tượng
học sinh khi học phần tính quy luật của hiện tượng di truyền.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:


Đề tài của tôi chỉ là kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tích luỹ trong thời gian
và kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế nên còn một số nội dung chưa thực sự phổ biến,
một số phần chưa thật hiệu quả, rất mong các đồng chí góp ý để tôi hoàn thành đề tài
tốt hơn. Đối với đề tài của tôi xin kiến nghị và đề xuất một số vấn đề như sau:
- Đề tài này tuy đã cố gắng hoàn thiện nhưng do điều kiện khách quan và chủ
quan nên chỉ áp dụng trong phạm vi các lớp tôi trực tiếp giảng dạy và kết hợp thêm 1
giáo viên thử nghiệm thêm 2 lớp tại trường. Nên rất mong Ban Giám Hiệu tạo điều
kiện phổ biến rộng rãi trong toàn trường.
- Khi sử dụng cần có thêm các bài toán, ví dụ cụ thể sát với thực tế hơn để kích
thích hứng thú cho học sinh.
- Nhiều học sinh không được trực tiếp kiểm định, không có điều kiện thực tế
quan sát, một số học sinh hạn chế khi vận dụng bài tập nên lúng túng do vậy để nâng
cao hiệu quả đề tài cần có bổ trợ kiến thức tính toán, hổ trợ tư liệu học tập và vận dụng
thực tế cho các em.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu chuẩn kiến thức kỉ năng.
2. Các tư liệu cấu trúc đề thi của bộ giáo dục đào tạo.
3. Các tư liệu về đổi mới phương pháp dạy học của Bộ giáo dục trong các sách
bồi dưỡng giáo dục thường xuyên chu kì 3.
4. Sách giáo viên và sách giáo khoa Sinh học 12 cơ bản và nâng cao.
5. Sách đổi mới phương pháp dạy học sinh học.
6. Thư viện đề thi trên các trang web điện tử.

7. Sách phương pháp giải bài tập sinh học.
8. Sách tư liệu sinh học 12.
9. Sách ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học.
10.Sách rèn luyện kỉ năng sinh học 12.


PHỤ LỤC

Trang

1. Phần mở đầu.

1

1. 1: Lý do chọn đề tài.

1

1. 2: Điểm mới của đề tài.

1

1. 3: Phạm vi đề tài.

2

2: Phần nội dung.

2


2. 1:Thực trạng của vấn đề mà đề tài cần giải quyết
2
2. 2: Nội dung đề tài.
3
2. 2. 1: Cơ sở lí thuyết.
3
2. 2. 1a: Quy luật Men Đen.
3
2. 2. 1b: Quy luật tương tác gen và tác động đa hiệu của gen.
4
2. 2. 1c: Quy luật liên kết gen và hoán vị gen
5
2. 2. 1d: Quy luật di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân 6
2. 2. 2: Một số phương pháp giúp học sinh đam mê và tích cực học tập 7
2. 2. 2a: Phương pháp tiếp cận quy luật di truyền.
7
2. 2. 2b: Cách nhận biết phân biệt các quy luật di truyền
10
2. 2. 2c: Một số công thức tính nhanh.
11
2. 2. 2d: Phương pháp tiếp cận kiến thức thực tiển, ứng dụng…
14
2. 2. 3: Một số kết quả bước đầu.
15
3: Phần kết luận.
16
3. 1: Ý nghĩa của đề tài.
16
3. 2: Kiến nghị, đề xuất.
16

Tài liệu tham khảo.
17
Phụ lục.
18



×