CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ
THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI MỚI
Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮ
THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI MỚI
Họ và tên: Trần Thị Minh Nguyệt
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong – Quảng Bình
Quảng Bình, tháng 1 năm 2019
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI
Nâng cao chất lượng điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12 là việc
làm quan trọng và cấp thiết. Đặc biệt, trong cấu trúc đề thi từ năm 2017 đến nay, Bộ GD-ĐT
đã có những điểm mới . Trong phần Đọc - hiểu từ chỗ đề thi dùng hai ngữ liệu thì bây giờ chỉ
cịn 1 ngữ liệu và trong phần làm văn câu 1 từ yêu cầu viết bài nghị luận xã hội khoảng 600 chữ
thì bây giờ chỉ còn viết đoạn 200 chữ. Bản thân tôi trong hai năm học 2016-2017, 2017-2018
được tổ phân công dạy lớp 12 và trong thực tế giảng dạy, ôn thi tôi thấy nếu học sinh nào làm
tốt phần nghị luận xã hội thì sẽ đạt điểm cao trong kì thi THPT Quốc gia
Thực tế, dạng viết đoạn văn nghị luận khơng cịn lạ lẫm nhưng vẫn mới mẻ với học sinh
khi có sự chuyển giao giữa cách viết bài và đoạn. Dạng này cũng khơng có nhiều tài liệu, bài
viết chuyên sâu để tham khảo. Hơn nữa kiến thức về đoạn nằm trong chương trình mơn Ngữ
Văn 8 ở cấp THCS cũng đã khá lâu. Chính vì thế mà khơng ít giáo viên và học sinh khi ơn thi
THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít
nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh.
Câu 1phần làm văn này tuy không chiếm phần lớn số điểm ( 2 điểm ) nhưng lại có vị trí
rất quan trọng, bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Như vậy, phần viết đoạn
văn góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Ngữ văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em
xét tuyển Đại học. Có thể nói ơn tập và làm tốt phần viết đoạn văn chính là giúp các em nâng
điểm cho bài thi của mình. Vì vậy , ơn tập bài bản để các em học sinh lớp 12 làm tốt bài thi của
mình càng trở nên cấp thiết. Vì thế, tôi đã chọn đề tài này – “Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn
nghị luận xã hội 200 chữ theo cấu trúc đề thi mới”
1.2 Điểm mới của đề tài
Với đề tài này, người viết nhấn mạnh vào vấn đề cốt lỏi là cách rèn luyện kỹ năng viết
đoạn văn nghị luận với dung lượng 200 chữ. Đặc biệt qua thực tế giảng dạy, ôn thi người viết
đưa ra những đoạn văn mẫu của một số học sinh có năng lực viết văn nghị luận xã hội tốt nhằm
giúc học sinh có thể tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Sáng kiến kinh nghiệm
1
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ …
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Thực trạng của vấn đề
Đã từ lâu, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh đã là vấn đề hết sức quan trọng
và cần thiết. Ngay từ lớp 2 ở cấp tiểu học giáo viên đã hình thành kỹ năng xây dựng đoạn cho
học sinh. Việc hình thành kỹ năng tạo lập văn bản – nhất là kỹ năng xây dựng đoạn văn là rất
quan trọng đối với người học. Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải
hướng dẫn cho các em cách thức xây dựng đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu
trong đoạn văn, bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng các phương tiện liên kết
trong đoạn văn. Tuỳ theo từng phương thức diễn đạt khác nhau các em viết theo lối qui nạp,
diễn dịch, song hành hay móc xích. Ở cấp THCS chúng ta chỉ dừng lại ở việc xây dựng đoạn
văn như: biểu cảm, tự sự, miêu tả… Ở kỳ thi Quốc gia năm 2017, đề yêu cầu viết đoạn về nghị
luận xã hội. Đây là vấn đề khơng hề đơn giản vì văn nghị luận xã hội đòi hỏi tư duy cao, lập
luận tốt, lý lẽ phải có sức thuyết phục.
Năm học 2016 - 2017, có sự thay đổi về cấu trúc đề thi. Cụ thể như sau:
Điểm kế thừa
Điểm mới
- Vẫn đánh giá đầy đủ cả hai kỹ năng: đọc - Thời gian làm bài giảm: từ 180 phút xuống
hiểu và viết (làm văn)
còn 120 phút
- Câu hỏi đọc hiểu vẫn đủ ba mức độ: nhận - Số câu đọc hiểu giảm (từ 8 câu xuống cịn 4
biết, thơng hiểu và vận dụng;
câu); mức độ và tỉ lệ câu hỏi đọc hiểu phù
- Phần làm văn vẫn có cả câu nghị luận xã hội hợp.
và nghị luận văn học
- Câu nghị luận xã hội (giảm số chữ; giảm từ
- Phạm vi ngữ liệu có cả văn bản trong và bài văn thành đoạn văn) lấy ý từ bài đọc hiểu
ngoài sách giáo khoa (vừa lạ, vừa quen)
(tích hợp viết với đọc hiểu)
- Vẫn sử dụng dạng câu hỏi / đề mở
- Mức độ và dung lượng cần trình bày của câu
nghị luận văn học giảm
2.2 NỘI DUNG
2.21 . NHẬN DIỆN CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN
. LÝ THUYẾT VỀ CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN
2.2.1.1
Các dạng nghị luận
Căn cứ vào đối tượng nghị luận, đề tài, chủ đề… có thể chia văn nghị luận thành ba loại
chính:
Nghị luận chính trị: văn chính luận bàn về các vấn đề chính trị.
Nghị luận văn học: bàn về các vấn đề văn chương nghệ thuật như một tác phẩm hoặc
đoạn trích tác phẩm văn học; một vấn đề lý luận văn học; một nhận định văn học sử.
Sáng kiến kinh nghiệm
2
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ …
Nghị luận xã hội: bàn về các vấn đề xã hội như một tư tưởng đạo lí; một lối sống; một hiện
tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống; một vấn đề thiên nhiên môi trường.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi tập trung vào kiểu bài Nghị luận xã hội.
Kiểu bài này thường có 3 dạng bài nghị luận xã hội mà học sinh Trung học phổ thơng phải
học và thi trong chương trình. Bao gồm:
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Mục đích của văn nghị luận xã hội là nhằm phát biểu trực tiếp tư tưởng, tình cảm, thái
độ quan điểm của người viết đối với các vấn đề xã hội. Qua đó tác động đến nhận thức và tình
cảm của người đọc, người nghe, từ đó thuyết phục người đọc người nghe tin và hành động theo
quan điểm mà người viết đã thể hiện. Sức hấp dẫn của văn nghị luận xã hội là: lập luận thống
nhất chặt chẽ; lý lẽ sắc sảo; dẫn chứng chính xác chân thực giàu sức thuyết phục; sự kết hợp
giữa lí lẽ và tình cảm.
2.2.1.2. Dàn ý chung cho các kiểu bài
* Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Kiểu bài này là bàn luận về một ý kiến, một quan niệm về tư tưởng đạo lí, tư tưởng đạo
lý ấy có thể có ý nghĩa tích cực như: lòng nhân ái, vị tha, bao dung, lối sống đẹp, tình u
thương, vai trị của lí tưởng trong cuộc sống; cũng có thể là những quan niệm sai lầm cần phê
phán và từ đó xác lập quan niệm đúng đắn để sống tích cực hơn.
Dàn ý chung cho kiểu bài này có thể cụ thể hố như sau:
I. Mở: giới thiệu vấn đề
II. Thân
- Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận
- Bàn luận:
+ Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề. Bàn bạc,
đánh giá đúng, sai, phải, trái.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lý.
III Kết: đánh giá lại vấn đề.
Văn nghị luận nói chung là sản phẩm của tư duy. Vì thế ý tứ phải rõ ràng, lập luận chặt
chẽ, văn phong phải sáng sủa, bảo đảm độ chính xác giàu sức thuyết phục. Tuy nhiên nói như
thế khơng có nghĩa là văn nghị luận chỉ trình bày vấn đề một cách khơ khan trừu tượng, từ chối
mọi cảm xúc và hình ảnh. Như vậy, điều cần thiết khi viết văn nghị luận là phải có tình cảm,
Sáng kiến kinh nghiệm
3
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ …
cảm xúc cao độ, ngôn ngữ phải hấp dẫn lôi cuốn và các từ ngữ phải giàu hình ảnh và có sức
biểu cảm cao
* Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đề tài nghị luận là các hiện tượng đời sống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày - nhất là
các hiện tượng liên quan trực tiếp đến giới trẻ. Các hiện tượng này có thể có ý nghĩa tích cực
như: hiến máu nhân đạo, từ thiện, tiếp sức mùa thi… nhưng cũng có thể là những hiện tượng
tiêu cực cần phê phán như: sự lười biếng, những thói quen xấu về học đường, tai nạn giao
thông…
Dàn ý chung cho kiểu bài này có thể cụ thể hố như sau:
I. Mở: giới thiệu vấn đề
II Thân
- Giải thích hiện tượng
- Bàn luận:
+ Phân tích những mặt đúng – sai, lợi – hại, ý nghĩa – tác hại
+ Chỉ ra nguyên nhân
+ Biện pháp, cách thức giải quyết
+ Bài học: bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
III Kết: đánh giá lại vấn đề.
*. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học (hoặc trong một
đoạn trích văn bản báo chí, nghị luận…)
Dạng đề này thường lấy một đoạn trích, một câu chuyện nhỏ, một văn bản báo chí…
nhưng chủ yếu là từ đó rút ra những bài học, những vấn đề có tính xã hội hoặc tư tưởng đạo lý.
Dàn ý chung cho dạng đề này là:
I Mở : giới thiệu vấn đề
II. Thân
- Tóm tắt văn bản
- Giải thích hiện tượng (nếu cần thiết)
- Bàn luận:
+ Phân tích những mặt đúng – sai, lợi – hại, ý nghĩa – tác hại; những vấn đề liên quan đến văn
bản và đời sống.
+ Bài học: bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về vấn đề được đặt ra trong văn bản đó.
III Kết: đánh giá lại vấn đề.
*Nhận định chung về các kiểu bài
Sáng kiến kinh nghiệm
4
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ …
Kiểu bài nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, có
tầm nhìn, có sự khái qt rộng lớn, bao qt chứ khơng phải chỉ là một nhận định cá nhân.
Lý luận chặt chẽ, sắc sảo, thuyết phục nhưng khơng có nghĩa là khơ khan kiểu lý luận
mà phải có sự kết hợp với cảm xúc trong sáng làm cho câu văn mượt mà, truyền cảm có sức
rung động lịng người.
Đây là dạng bài khó vì đỏi hỏi tư duy nhạy bén, ngơn ngữ kết hợp nhiều phong cách.
Vừa địi hỏi có tầm nhìn, tầm hiểu biết rộng, tư duy sâu, đánh giá khách quan sự việc, sự vật,
hiện tượng. Cảm xúc cá nhân có sự hồ trộn của khách quan đời sống thì mới chắc chắn mang
lại một bài văn hay có sức truyền lửa.
2.2.1.3. KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
*Yêu cầu của đề thi Quốc gia môn Ngữ văn 2017
Từ năm 2017, Bộ Giáo Dục có sự thay đổi lớn về cấu trúc đề thi, thay vì viết bài văn
600 từ (2016) nay chỉ còn viết đoạn văn 200 chữ. Yêu cầu này có vẻ dễ dàng hơn với các thí
sinh về cả mặt thời gian lẫn tư duy nhưng chưa chắc đã đạt kết quả khả quan. Việc viết đoạn
văn bao giờ cũng khó hơn viết một bài văn vì viết đoạn văn học sinh khơng thể lan man, dài
dịng mà phải có khả năng vận dụng cao, lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc sảo, thuyết phục.
Cụ thể qua những đề thi mẫu vừa qua, cấu trúc đề thi yêu cầu như sau: (Xem câu 1 phần
Làm văn)
Đề thi mẫu 01
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu
khơng kh ívà ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có
thể nhnì ngắm thế giới chứ khơng phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng
cảm giác đắm chmì trong Paris chứ khơng phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa
điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc
lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi
cíh cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú
vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lịng vị tha mới chính là điều tốt đẹp
nhất mà các em có thể làm cho bản thân mnìh. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại
đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế.
(Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng
David McCullough – Theo , ngày 5/6/2012)
Sáng kiến kinh nghiệm
5
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ …
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Leo lên đỉnh núi khơng phải để cắm cờ mà là để
vượt qua thách thức, tận hưởng bầu khơng khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung
quanh.”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến
vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?
Câu 4. Thơng điệp nào của đoạn trcíh trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được
nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhnì ngắm thế
giới chứ khơng phải để thế giới nhận ra các em.”
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang
Dũng.
Đề thi mẫu 02
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cơ Tấm cũng về làm hồng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin u ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh
Sáng kiến kinh nghiệm
6
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ …
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích.
Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh
niềm tin trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
"Sơng Hương của Hồng Phủ Ngọc Tường khơng chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà cịn ánh lên vẻ
đẹp của con người" (Lê Uyển Văn - Báo điện tử Thể thao và Văn hóa ngày 27-8-2008).
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng? của Hồng Phủ Ngọc
Tường (Ngữ văn 12, tập 1) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Yêu cầu của đề thi là viết đoạn văn 200 chữ về một ý kiến hoặc một vấn đề đặt ra trong
văn bản. Điều này địi hỏi thí sinh phải có tư duy đọc hiểu tốt để hiểu ý cần diễn đạt, vừa viết
đoạn liên quan đến đời sống, vừa phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của văn bản đưa ra ở phần
đọc hiểu chứ không phải tách riêng ra khỏi phần đọc hiểu. Như vậy, từ yêu cầu của cấu trúc đề
thi năm nay thì người dạy phải thay đổi cách ôn tập cho học sinh, rèn cho học sinh kỹ năng xây
dựng đoạn về cả nội dung lẫn hình thức.
*Lý thuyết về đoạn văn
Thế nào là một đoạn văn?
Hình thức: Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu
dòng đến chỗ chấm xuống dịng. Hay nói cách khác đoạn văn là phần của văn bản nằm giữa hai
chỗ chấm xuống dòng.
Nội dung: Đoạn văn diễn đạt một nội dung hoặc một ý trọn vẹn của một vấn đề.
Một cách lý luận hơn là: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ
viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xưống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối
hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và
câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại
nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng
Sáng kiến kinh nghiệm
7
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ …
ở đầu hoặc cuối đoạn văn (hay còn gọi là câu chốt). Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển
khai và làm rõ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành…
Để rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ yêu cầu diễn
đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với ý của
đoạn để hiệu quả biểu đạt cao hơn, đoạn văn có sức cuốn hút hơn với người đọc. Kĩ năng dựng
đoạn văn gắn với kĩ năng luyện nói trên lớp. Có triển khai ý thành đoạn cũng mới tiến hành
được. Đây là những thao tác, những kĩ năng có khi thực hiện và rèn luyện đồng thời cùng một
lúc.
2.2.1.4 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
Viết đoạn văn hay bài văn thì cũng đều có những quy tắc cần tn thủ. Nếu khơng có
những chuẩn chung thì việc xây dựng đoạn sẽ rất lan man, khó hiểu gây ức chế cho người
chấm. Sau đây là những quy tắc chung mà người viết cần nắm vững.
Bước 1Xác định yêu cầu của đề
Để viết được một đoạn văn hay, trước tiên chúng ta cần xác định rõ yêu cầu của đề:
Đề ra liên quan chặt chẽ với phần đọc hiểu, vì vậy phải đặt nó trong chỉnh thể đọc hiểu.
Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? (nội dung của đoạn văn)
Dung lượng đoạn văn yêu cầu (cụ thể là 200 chữ). Vậy với dung lượng như thế thì khoảng bao
nhiêu dòng ?
Quan trọng hơn cả là – vấn đề đặt ra trong đề thi thuộc dạng nghị luận nào? Nó là tư tưởng đạo
lý hay hiện tượng đời sống, hay vấn đề xã hội, tư tưởng trong một tác phẩm văn học. Xét trên
phương diện này thì ở đề thi mẫu số 01 sẽ là tư tưởng đạo lý, đề thi số 02 là vấn đề tư tưởng
đạo lý đặt ra trong một tác phẩm văn học.
Bước 2 Tiến hành tìm ý cho đoạn văn
Tức là chúng ta xác định sẽ viết những gì? Tuỳ thuộc yêu cầu của đề, chúng ta có thể
ghi ra giấy nháp những ý chính của đoạn văn. Việc tìm ý cho đoạn văn sẽ giúp học sinh hình
dung được những ý chính cần viết, tránh tình trạng viết lan man dài dịng, không trọng tâm.
Đặt ra các câu hỏi: Tại sao ? Vì sao? Và gạch các ý trả lời.
Lưu ý: việc tìm ý cho đoạn văn sắp viết phải dựa trên văn bản đọc hiểu, bám văn bản
đọc hiểu để xác lập ý thì bài viết mới sâu sắc.
Bước 3Xây dựng đoạn văn
Đoạn văn phải bảo đảm hình thức
Hình thức một đoạn văn phải đảm bảo được các yếu tố.
Nếu là đoạn tổng phân hợp:
Mở đoạn: dẫn ý muốn bàn luận (Tổng)
Sáng kiến kinh nghiệm
8
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ …
Thân đoạn: trình bày vấn đề (Phân)
Kết đoạn: đánh giá chung (Hợp)
Nếu là đoạn diễn dịch:
Mở đoạn: Khái quát ý muốn diễn dịch.
Thân đoạn: trình bày vấn đề: phân tích, chứng minh, bàn luận, bài học.
Nếu là đoạn quy nạp:
Mở đoạn, thân đoạn: dẫn dắt vấn đề ở dạng phân tích, chứng minh, bàn luận…
Kết đoạn: chốt lại vấn đề
Nếu là đoạn song hành, đoạn móc xích: các câu bình đẳng, có mối quan hệ mật thiết, diễn tả
và hướng về một một chủ đề.
Xây dựng đoạn văn dựa trên nội dung
Sau khi tìm được những ý chính cho đoạn văn, chúng ta tiến hành viết đoạn văn. Trong
phần kỹ năng xây dựng đoạn văn ở đây, người viết chỉ đề cập đến kỹ năng xây dựng đoạn
theo phương thức lập luận Tổng – Phân – Hợp
Viết câu mở đoạn
Lượng câu: từ 1 đến 2 câu
Câu mở đoạn có nhiệm vụ dẫn dắt vấn đề. Mở đoạn còn gọi là nhập đề, dẫn đề. Đây là phần mở
đầu của một đoạn văn có vai trị định hướng cho tồn văn bản. Phần mở đoạn chứa đựng vấn đề
cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết hoặc giới
hạn của vấn đề. Phần mở đoạn có vai trị gây dựng tình cảm thân thiện cho người đọc, người
nghe. Vì thế khi viết mở đoạn, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc vấn
đề gì?
Phần mở đoạn (dẫn dắt vấn đề): Viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan gần gũi với vấn
đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một
câu thơ, một câu danh ngôn, một nhận định…
Điều kiện cần và đủ để có một mở đoạn hay:
Ngắn gọn: Dẫn dắt thường 1-2 câu, nêu vấn đề và giới hạn vấn đề.
Đầy đủ: Đọc xong mở đoạn, người đọc biết được đoạn văn bàn về vấn đề gì?
Độc đáo: Mở đoạn phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế,
phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ, độc đáo ấy, cần suy nghĩ dẫn dắt: giữa
câu dẫn dắt và câu nêu vấn đề phải tạo được sự bất ngờ.
Tự nhiên: viết văn nói chung cần giản dị tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối giọng
văn của tồn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một
cách khiên cưỡng.
Sáng kiến kinh nghiệm
9
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ …
Có hai cách mở đoạn:
* Mở trực tiếp: Giới thiệu vào thẳng vấn đề do đề bài nêu ra. Cách này thường ngắn gọn, dễ
làm hơn nhưng đôi khi kém phần thu hút người đọc, chủ yếu dành cho đối tượng học sinh trung
bình.
Ví dụ:
Đề số 1: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến được nêu trong đoạn trcíh ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn
ngắm thế giới chứ khơng phải để thế giới nhận ra các em.”
Đề số 2: Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức
mạnh niềm tin trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Với đề 01, có thể mở trực tiếp kiểu:
Có ai đó đã từng nói: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ
khơng phải để thế giới nhận ra các em”. Quả đúng như vậy!
Với đề 02, có thể trực tiếp như sau:
Cuộc sống đầy khó khăn thử thách nhưng chỉ cần có niềm tin chúng ta sẽ có đủ sức mạnh vượt
qua tất cả.
* Mở gián tiếp (giới thiệu ý dẫn nhập vào đề).
Cách này địi hỏi phải có chất văn – nhất là khả năng tổng quát tốt. Thường thì chúng ta
dẫn dắt vào đoạn bằng những câu nói hay, những triết lý.
Ví dụ:
Với đề 01, có thể mở gián tiếp kiểu:
Ngọn núi của thành công không phải là nơi chúng ta bước lên để tự hào, mà bước lên
ngọn núi ấy để chúng ta tiếp tục cuộc hành trình. Với ý nghĩa đó, có ý kiến cho rằng: “Leo lên
đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”.
Thật vậy, …..
Hoặc: Thành công luôn là khao khát của mỗi con người trên hành trình chinh phục những
ước mơ và khát vọng – nhưng khi lên đến đỉnh của thành cơng, điều quan trọng nhất vẫn là để
“ngắm nhìn thế giới” chứ khơng phải là để cho ai đó nhận ra mình.
Với đề 02, có thể gián tiếp như sau:
Bàn về sức mạnh của niềm tin, Louisa May Alcott từng nói: “Người có lịng tin thì mạnh
mẽ; người lắm nghi ngờ thì yếu ớt. Niềm tin mãnh liệt vượt lên trên những hành động to tát.”.
Thật vậy, ….
Sáng kiến kinh nghiệm
…
10
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
Như vậy, dù mở trực tiếp hay gián tiếp thì điều cơ bản vẫn là hướng đến nội dung của đề ra
và bảo đảm được đúng, trúng vào nội dung của vấn đề.
* Những điều cần tránh khi viết mở đoạn:
- Tránh dẫn dắt vòng vo, dài dòng.
- Tránh ý dẫn dắt khơng liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu
Xây dựng phần thân đoạn
Bước 1. Giải thích được vấn đề.
- Giải thích các từ khố, giải thích cả câu. Ở đây, chúng ta sử dụng thao tác giải thích để
làm sáng tỏ vấn đề.
Ví dụ: Đề thi mẫu 01
Giải thích: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ khơng phải
để thế giới nhận ra các em”.
- “Leo lên đỉnh cao”: chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao.
- “Các em nhìn ngắm thế giới”: quan sát, ngắm nhìn, phát hiện sự lớn lao cũng như tận hưởng
những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh.
- “Thế giới nhận ra các em”: được mọi người ghi nhận.
=> Câu nói xác lập thái độ của con người khi vươn tới tầm cao, khi đạt được mục đích: khơng
phải để ghi danh tên tuổi mà là để cảm nhận, ngắm nhìn thế giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, khái
quát hơn. Từ đó, có những thu hoạch thấm thía, ý nghĩa hơn.
Bước 2. Bàn luận
Ở phần này chúng ta xác lập các luận điểm bằng cách đặt ra các câu hỏi: vì sao ? Tại
sao? Vấn đề đó tại sao đúng, tại sao sai? Biểu hiện của vấn đề trong đời sống thực tế như thế
nào ? Và lý giải, bàn luận, trả lời các câu hỏi ấy. Ở phần này chúng ta sử dụng nhiều thao tác
lập luận: bình luận, bác bỏ, so sánh, chứng minh, phân tích.
Ở phần bàn luận thứ nhất chúng ta bàn luận về vấn đề đúng hoặc sai hoặc vừa đúng vừa
sai. Nếu đúng thì phải nêu rõ ý nghĩa, tác dụng; nếu sai phải nêu được tác hại.
Phần này phải đưa dẫn chứng phù hợp để chứng minh. Dẫn chứng có thể lấy trong văn
học và đời sống và nhất là phải bám lấy phần đọc hiểu đã cho ở trước đó. Dùng lý luận và sự
hiểu biết của mình để phân tích chứng minh đánh giá nội dung để làm sáng tỏ vấn đề.
Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:
Phân tích, chia tách vấn đề thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
Sáng kiến kinh nghiệm
…
11
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Vấn đề đặt ra ấy đã đầy đủ, tồn diện chưa? Có
thể bổ sung thêm điều gì?
Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ
sung cho hợp lí, chính xác.
Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra
chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.
Ví dụ: tiếp theo đề 01
Vì sao khi vươn lên đỉnh cao, các em có thể nhìn ngắm thế giới và nên coi đó là mục
đích của việc chinh phục những đỉnh cao?
- Những đỉnh cao trong cuộc sống (đỉnh cao địa lí, đỉnh cao tri thức, tâm hồn, trí tuệ…) khơng
có đỉnh cao nào là dễ dàng chinh phục; để vượt qua nó, chúng ta phải được trang bị rất nhiều tri
thức, kĩ năng và có ý chí mạnh mẽ, kiên cường, lòng quyết tâm cao độ. Khi lên tới đỉnh cao, ta
sẽ nhìn lại được khả năng của chính mình, có thêm nhiều kinh nghiệm mới.
- Mỗi hành trình đều chứa đựng nhiều bí ẩn thú vị mà đi đến tận cùng ta sẽ nhận ra nó, giúp ta
mở mang thêm kiến thức. Ở tầm cao, nhìn ngắm thế giới sẽ rộng hơn, khái quát và chính xác
cao hơn. - Nhìn ngắm thế giới là cơng việc phải làm hàng ngày nếu muốn tiến bộ, muốn phát
triển bởi cuộc sống khơng ngừng vận động. Vì vậy, cần coi đó là cái đích của việc chinh phục
những đỉnh cao trong cuộc đời.
Leo lên đỉnh cao không phải để “thế giới nhận ra các em” vì:
- Nếu coi việc được ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lịng, thỏa mãn với những
gì mình có mà khơng còn ý thức vươn lên nữa.
Bước 3. Bàn bạc, mở rộng
Bước này như phần phản đề - đồng tình hay khơng đồng tình. Người viết bàn luận về
những vấn đề mới mẻ mà trong yêu cầu của đề chưa đề cập.
Ví dụ: (tiếp theo đề 01)
Bàn luận, mở rộng: (Làm thế nào để “leo tới đỉnh cao”?)
- Trang bị cả về sức khỏe, kiến thức, kĩ năng.
- Tôi rèn ý chí, nghị lực, lịng kiên trì, quyết tâm cao độ.
- Khiêm tốn, khơng ngừng hồn thiện bản thân.
Bước 4. Rút ra bài học (nhận thức và hành động)
Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:
Bài học phải được rút ra từ chính vấn đề mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và
thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
Sáng kiến kinh nghiệm
…
12
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.
Ví dụ: (tiếp theo đề 01)
Bài học và liên hệ bản thân:
- Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ đúng đắn trong cuộc sống để sống và tận
hưởng, khám phá trọn vẹn.
- Liên hệ bản thân.
Xây dựng phần kết đoạn
Câu kết của đoạn có nhiệm vụ kết thúc vấn đề. Dù đoạn văn dài hay ngắn thì câu kết
cũng giữ vai trò quan trọng, để lại ấn tượng cho người đọc. Câu kết có thể nêu cảm xúc cá
nhân, mở rộng vấn đề, hoặc tóm lược vấn đề vừa trình bày.
Có thể lồng kết đoạn trong phần bài học ở bước 4.
Một ví dụ hồn chỉnh về đoạn văn viết theo phương thức lập luận Tổng – Phân – Hợp
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “đừng trông chờ vào người khác”
Bill Gates đã từng nói: “Thói quen ỷ lại là một hịn đá cản bước bạn đến với thành
công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng khỏi con đường của mình”. Trơng chờ và
người khác là thói quen ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Họ khơng muốn bỏ cơng sức của mình để làm việc và tìm kiếm những việc mình muốn. Khơng
ai trong chúng ta có thể sống mà khơng cần sự qtam giúp đỡ của người khác nhưng đó sẽ là sự
giúp đỡ trong khả năng của họ và lúc đó bạn thật sự không thể xoay xở. Đừng mong chờ sự
giúp đỡ của người thân bạn bè khi bạn vẫn có thể tự mình làm được. Ngày nay có khá nhiều
bạn trẻ thích sống dựa dẫm ỷ lại. Trong học tập, khi có bình thường về nhà khơng chịu làm mà
đợi bạn làm rồi sao chép lại hay khi sinh viên đã có bằng tốt nghiệp nhưng khơng tự đi kiếm
việc làm mà chờ đợi vào một người thân nào đó kiếm công việc cho... Trông chờ vào người
khác không phải là một giải pháp tối ưu để chúng ta xây dựng cuộc đời mình. Đây là mộ thói
quen xấu để lại rất nhiều hậu quả khôn lường mà ta cần phê phán và loại bỏ. Nó sẽ biến chúng
ta trở thành những kẻ bù nhìn vơ thức và sẽ gặp thất bại trong cuộc sống. Hãy tự đi trên đôi bàn
chân của mình và mở ra cánh cửa mà bạn muốn mở. Đừng phó mặc cuộc đời mình cho ng khác
cho dù đó là cha mẹ hay người thân của bạn. Bên cạnh đó phải biết rèn luyện cho bản thân tính
tự lập, trau dồi kiến thức, hồn thiện bản thân mình. Đừng nép bên cuộc đời ai đó mà hãy sống
cuộc đời của chính mình, có như vậy ta mới có thể thành cơng, giúp ích cho bản thân, gia đình
và xã hội.
Sáng kiến kinh nghiệm
…
13
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
Lưu ý: Nếu bài viết yêu cầu nêu quan điểm, cảm nhận của cá nhân. Các em có thể trình
bày quan điểm cá nhân nhưng phải thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo
(viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…)
Một số đoạn văn theo phương thức lập luận khác
Đoạn văn diễn dịch: Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái
quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho
câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân
tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.
Đoạn văn qui nạp: Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các
ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này,
câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. Ở vị trí này, câu chủ đề khơng làm nhiệm vụ định hướng nội
dung triển khai cho toàn đoạn mà lại làm nhiệm vụ khép lại nội dung cho đoạn ấy. Các câu trên
được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh giá
chung.
Đoạn văn song hành (Khơng có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung
song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu
một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đọan văn.
. Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen
nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn
móc xích có thể có hoặc khơng có câu chủ đề.
2.3THỰC HÀNH MỘT SỐ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Trước khi chưa được ren luyện kỹ năng viết đoạn văn xã hội 200 chữ phần lớn học sinh còn
lúng túng trong khi viết đoạn văn thậm chí nhiều em cịn viết thành bài văn nghị luận.Nhưng
sau khi được rèn luyện đa số các em nắm chắc kỹ năng và có một số em đã viết được một số
đoạn văn nghị luận rất tốt như sau.
Bài tập
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Sống cho ý nghĩa”
Cuộc sống là một món quà mà Thượng Đế trao tặng cho mỗi chúng ta. Đó có thể là món
q vơ giá nếu chúng ta biết cách sử dụng, hoặc khơng, đó cũng có thể là điều tồi tệ nhất mà
con người ln muốn ném đi. Món q ấy gọi là sự tồn tại. Và cách để sự tồn tại ấy trở nên vơ
giá, chính là cách sống có ý nghĩa, cách làm người. Ý nghĩa cuộc sống hình thành trên vô vàn
phương diện khác nhau. Khi ta trải qua những xúc cảm hỉ, nộ, ái, ố, biết yêu thương đồng loại,
Sáng kiến kinh nghiệm
…
14
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
biết phẫn nộ trước những thói đời tầm thường, rẻ rúng là khi ta tự hồn thiện phần Người của
mình- phần khiến con người trở thành động vật bậc cao. Khi ta vượt lên mọi thử thách, chiến
thắng cả bản thân, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm không ngừng để đạt đến vinh quang, là khi
ta có ý thức, trách nhiệm hơn với cuộc đời mình. Khi chúng ta biết dấn thân, biết cống hiến hết
mình là khi tim ta đang đập những nhịp điệu tích cực nhất - sống ý nghĩa nhất. Và khi chúng ta
gặp điều gì đó vơ vị, chán chường hay tẻ nhạt, hãy cầm những chiếc bút màu lên và vẽ lên đó
những đường nét thật thú vị bằng đôi tay của bạn - đó cũng là sống có ý nghĩa. Sự thật là mọi
thứ tồn tại trên đời này đều có nguyên do của nó. Bơng hoa tồn tại để góp hương sắc, làm đẹp
cho đời. Con ong tồn tại để dâng cho đời những chén mật ngọt ngon. Còn con người, tồn tại để
làm cuộc sống của chính mình và mọi người xung quanh trở nên ý nghĩa. Kết lại, chúng ta
“phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng sống hồi sống phí, cho khỏi hổ
thẹn vì những dĩ vãng đớn hèn của mình”
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Bài tập 2
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Từ xa xưa, lịng biết ơn ln
được cha ơng ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu. Cùng với quan niệm trên, tục
ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả
nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một
bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người
đã thêu dệt nên. Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên
hồn thiện hơn. Bởi, lịng biết ơn khơng chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà cịn là khởi nguồn của
mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lịng biết ơn sẽ ln được yêu quý, trân
trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết
ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và
người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Dù biết được ý nghĩa của câu tục ngữ,
nhưng chúng ta có vẻ như đang dần trở nên quá hời hợt, “có mới nới cũ” thật nhanh, khiến giá
trị của mọi vật trở nên nhạt nhẽo, dễ đi vào quên lãng. Chính vào lúc này đây, truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Khơng có những
bài học q khứ làm sao có được thành cơng trong tương lai? Nhưng khơng vì vậy mà q
chăm chăm vào quá khứ để rồi ngủ quên trong thực tại. Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt
đẹp từ quá khứ bằng lịng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và
chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.
Sáng kiến kinh nghiệm
…
15
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
Trương Thị Lan Nhi
Bài tập 3
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về Bản Lĩnh của con người.
“Bản lĩnh” – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một q
trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo giáp được tôi luyện
từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta khơng cịn cần phải lo sợ trước những
cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi
chuyện một cách bình tĩnh, thơng minh và tỉnh táo. Quan trọng nhất, bản lĩnh cần có thời gian
và mơi trường để luyện tập. Có những người vừa mới thấy nhấp nhơ gợn sóng đã vội vã bng
tay chèo, chạy trối chết. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy vĩnh viễn khơng thể tự khẳng
định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể sống dưới cái bóng của kẻ khác. Lại có
những người, sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách, ở họ, ta ln tìm thấy cái kiên định
nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy!
Khoan nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến q trình rèn luyện thơi
cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bơng bồ cơng anh mạnh mẽ
nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay cả lồi hoa mong manh nhỏ bé
cịn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy cịn bạn? Bạn có chấp nhận kiếp sống cịn thua kém
cả một lồi hoa?
Đoàn Thế Hoài
Bài tập 4
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “Cho đi là cịn mãi”
Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi
là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người
trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi
làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hồn thiện hơn, cảm
nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Khơng chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc
bằng phẳng khác nhau, bởi vậy ln cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà
không nghĩ đến việc nhận lại. Cc sống này cịn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm
một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động
viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về
chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những
người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những
người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày
Sáng kiến kinh nghiệm
…
16
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ
tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh
mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Có gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu
nhau”.
Nguyễn Thị Thùy Trang
Bài tập 5
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200) chữ bàn về “Vị Tha”
“Chúng ta đầy khiếm khuyết và sai lầm; hãy để chúng ta cùng tha thứ cho sự nực cười
của nhau - đó là luật đầu tiên của tự nhiên” (Voltaire). Cuộc sống sẽ bớt đi những điều nực cười
nếu bạn và tơi biết ni dưỡng cho mình lịng vị tha. Chỉ là một cái gật đầu chấp nhận lời xin
lỗi, một nụ cười là một lời tha thứ sau lỗi lầm của người khác hay hi sinh vì lợi ích chung
nhưng cũng đủ để xóa tan những sắc màu ma mị đang làm sầu não tâm hồn con người. Vị tha
khơng đơn thuần là một đức tính tốt mà cịn là liều thuốc chữa lành vết thương, là chìa khóa mở
cánh cửa cơ hội hồn thiện bản thân mà ta nên trao cho người đang cần.Trong lớp có học sinh
học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn mình học tốt. Trong tập thể có
thành viên mắc lỗi, làm điều sai trái, bạn không lên án gay gắt mà ngược lại, giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện để giúp họ sửa sai. Chắc chắn cuộc sống chúng ta sẽ tươi đẹp hơn, tập thể vững mạnh
hơn, đó cũng chính là cách bạn đang gieo trồng một hạt giống tốt lành cho tâm hồn nhân loại,
cho quá trình trưởng thành của nhân cách một con người. Song vẫn cịn khơng ít cá nhân nhỏ
nhen, khép mình vào khn khổ của sự khắt nghiệt, như mảnh đất cằn cỏi chẳng bao giờ chịu
nuôi dưỡng hạt giống nào. Giữa thế giới lung linh vạn ánh sáng nhân ái và khu vườn tăm tối
với hơi thở của sự lạnh lùng, đâu sẽ là nơi hạnh phúc được lớn dần? Học cách tha thứ là học
cách sống đẹp cho người và cho bản thân. Đó cũng là cách bạn tận hưởng và tận hiến giữa cuộc
đời!
Trần Thị Mỹ Duyên
Bài tập 6
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về “lời xin lỗi”.
Trước kia chúng ta thường bàn “lời chào cao hơn mâm cỗ”, nay trong cuộc sống hiện đại
có lẽ chúng ta còn phải thêm “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Quả thật như
vậy, lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành: cháu xin lỗi, em xin lỗi,
bác xin lỗi, thầy xin lỗi…Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi
khi mình làm sai khơng chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là
phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng
Sáng kiến kinh nghiệm
…
17
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp
hơn. Cịn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lịng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình
trước hành động sai trái. Cho nên biết nói lời xin lỗi là một hành động lịch sự làm cuộc sống xã
hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, thiếu dũng cảm, làm
sai nhưng bảo thủ không nhận trách nhiệm. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình:
cần phải nghiêm túc nhận lỗi khi làm sai, biết nói lời xin lỗi chân thành cũng như dũng cảm, tự
trọng trước những sai lầm của bản thân.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
3. Kết luận
3.1 Kết quả đạt được
Trong hoạt động dạy học, tôi luôn bám sát chuyên đề để giảng dạy, kiểm tra, đánh giá
chất lượng học sinh. Sau khi tôi tiến hành ôn luyện cho học sinh lớp lớp 11, 12 phần viết đoạn
văn theo phương pháp trình bày trong sáng kiến. Kết quả nhiều học sinh các lớp tôi trực tiếp
giảng dạy nắm chắc tại lớp lý thuyết và vận dụng làm được bài tập. Sau khi kiểm phiếu thăm
dò cho thấy, khoảng 70% học sinh nắm chắc lý thuyết, làm tốt các bài tập thực hành.
3.2 Đề xuất
Phần viết đoạn văn nghị luận chiếm 2,0/10,0 điểm vì thế nó khơng chỉ là phần gỡ
điểm mà nó cịn là phần quyết định nâng điểm số của toàn bài. Nếu làm tốt phần này sẽ
hỗ trợ phần Đọc hiểu và câu nghị luận văn học để học sinh sẽ có thể đạt 7, 8 điểm. Vì vậy giáo
viên hướng dẫn học sinh làm tốt phần viết đoạn văn là rất cần thiết và quan trọng.
Sáng kiến kinh nghiệm trên là bản thân đã nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi, sưu tầm và tự rút
kinh nghiệm và đạt được một số kết quả nhất định. Hi vọng nó sẽ cung cấp phương pháp ôn
luyện với một hệ thống kiến thức lý thuyết bài tập minh họa chi tiết, thiết thực sẽ giúp các em
học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 tự tin khi làm bài thi. Với việc thi cử như hiện nay,
thiết nghĩ giáo viên cần tăng cường rèn kỹ năng xây dựng đoạn cho học sinh – nhất là học sinh
yếu để học sinh có được điểm số an toàn trong kỳ thi và mở ra cơ hội lớn về điểm số để học
sinh xét tuyển có nhiều cơ hội vào trường Đại học hơn.
Viết đoạn văn là một phần quan trọng trong dạy học và đánh giá môn Ngữ văn, đặc biệt là
kỳ thi THPT Quốc Gia. Với nhiều năm công tác, giảng dạy và ôn thi THPT cho học sinh, bản
thân tơi đã tích luỹ được ít nhiều kiến thức cho phần xây dựng đoạn. Với các bước thực hiện
như hướng dẫn ở trên, tôi thấy rất bổ ích cho việc luyện tập cho học sinh. Tôi mong Tổ ngữ văn
và Sở Giáo dục sẽ có những buổi trao đổi chuyên đề để giáo viên có cơ hội để tập huấn và học
tập kinh nghiệm nâng cao công tác giảng dạy.
Sáng kiến kinh nghiệm
…
18
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
Đề tài sẽ còn được phát triển trong tương lai, hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến
của q thầy cơ để đề tài ngày càng thêm hồn thiện.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Website
2. Bí quyết viết đoạn Nghị luận xã hội theo định hướng đề thi mới – NXB ĐHSP Tp Hồ Chí
Minh.
3. BÍ QUYẾT CHINH PHỤC KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN – Phan Danh Hiếu (Biên
soạn theo cấu trúc mới từ năm 2017) - NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng kiến kinh nghiệm
…
19
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ
Sáng kiến kinh nghiệm
…
20
Kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ