Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN dạy học bài “tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng” của lí bạch theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.41 KB, 22 trang )

1.Phần mở đầu
1.1 Lí‎ do chọn đề tài
Trong những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề
nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đổi mới cách dạy, cách học đã trở thành một
trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của đổi mới giáo dục. Văn kiện Đại
hội XII của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh:
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây
dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo
đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân...”; “Tiếp tục
đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”.
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng đã đề cập: “Tiếp tục đổi
mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học; phát huy tí‎nh tí‎ch cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương
pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư
duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử
dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông;
giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”; "Tạo chuyển
biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp
dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục
nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm
chất và năng lực, hài hịa trí‎, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của
mỗi học sinh".
Như vậy, có thể thấy, việc dạy học hướng tới phát triển năng lực cho học
sinh rất được Đảng và Nhà nước chú trọng. Đó vừa là định hướng vừa là yêu
cầu đặt ra cho giáo dục. Có thể nói, giáo dục phổ thơng nước ta đang thực hiện
một bước chuyển mình từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp
cận năng lực của người học. Điều này có nghĩa là từ chỗ chúng ta quan tâm đến
việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì
qua việc học. Và theo đó, chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang


dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực
và phẩm chất. Đồng thời cũng chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng
về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải
quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh
giá trong q trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất
lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yêu cầu cấp thiết của
ngành giáo dục. Yêu cầu này không đặt ra với riêng một bộ môn nào. Tất cả
1


mọi mơn học đều hướng tới hình thành những năng lực nhất định cho học sinh
phù hợp với đặc trưng bộ môn. Môn Ngữ văn cũng không ngoại lệ. Với mục
tiêu dạy học là dạy cách học, tạo môi trường và điều kiện để các em học sinh
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân, bộ môn Ngữ văn cũng
là một trong những môn học cần đổi mới phương pháp dạy học. Xuất phát từ
thực tế ấy, bộ môn Ngữ văn trong những năm gần đây đã có những chuyển biến
trong đổi mới phương pháp dạy học và thu được những kết quả đáng kể: thúc
đẩy hoạt động của học sinh trong giờ học, lấy học sinh là chủ thể, là trung tâm,
khơi gơi được sự hứng thú, khám phá… Tuy vậy, không phải ở tác phẩm nào,
bài học nào cũng đạt được thành cơng. Có rất nhiều bài, khó để tìm ra được
một cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập thật hiệu quả. Ví dụ như thơ trung
đại, đặc biệt phần văn học nước ngoài. Chẳng hạn như bài Tại lầu Hoàng Hạc
tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một ví dụ. Để giúp học sinh hiểu được
nội dung, nghệ thuật, rung động cùng tác giả và tác phẩm là điều không hề dễ.
Tiết học thường trầm lắng, thiếu sôi nổi, học sinh thụ động do kiến thức khó, xa
lạ, khơng có sự say sưa khám phá, tiếp nhận từ phía học sinh không cao, hiệu
quả dạy và học không như mong muốn…
Tháng 10 năm 2017, sau khi tham gia lớp tập huấn với nội dung dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh (do Sở GD và ĐT tổ chức), bản

thân tơi đã vỡ vạc được nhiều điều. Đó cũng là một cách để tơi có thể giúp HS
tiếp cận những bài khó. Với những lí do trên, tơi đã chọn đề tài "Dạy học bài
“Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch
theo định hướng phát triển năng lực". Hi vọng đề tài có thể giúp cho việc dạy
và học mơn Ngữ văn nói chung, dạy học bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh
Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch nói riêng đạt hiệu quả hơn. Rất mong
đón nhận được nhiều ý kiến góp từ các đồng nghiệp.
1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng trong việc dạy học môn Ngữ văn lớp
10, tại trường THPT Quang Trung (thuộc Sở GD và ĐT Quảng Bình) qua các
năm học 2017 – 2018, 2018-2019. Đề tài cũng có thể áp dụng rộng rãi ở các
trường THPT khác.

2. Phần nội dung
2


2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Trong quá trình dạy học bài Tại lầu Hồng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi
Quảng Lăng của Lí Bạch, chương trình Ngữ văn 10 (Chương trình chuẩn), bản
thân tơi cảm thấy có những khó khăn như sau:
Thứ nhất, do khoảng cách của thời đại, văn hóa và ngơn ngữ, với học
sinh, tác phẩm có phần xa lạ, khó nắm bắt, lí giải. Vì vậy, các em có rất ít hứng
thú khi bắt đầu tìm hiểu tác phẩm.
Thứ hai, đây là một tác phẩm khó, khơng dễ tiếp nhận. Thể loại thơ thất
ngơn tứ tuyệt ngắn gọn, ngôn ngữ quá hàm súc, cô đọng, nội dung ẩn sâu trong
hệ thống câu chữ. Tôi đã từng bắt gặp cảm giác “hoang mang” của học sinh khi
đến với bài thơ này.
Thứ ba, nội dung của phần Tiểu dẫn ở SGK quá ngắn gọn, nếu như chỉ
bám vào đó mà khơng mở rộng thêm một số tư liệu thì học sinh sẽ khơng đủ cơ

sở để cảm thụ thế giới nghệ thuật do bài thơ gợi ra.
Thứ tư, các em mới lớp 10, so với học sinh 11 và 12, mức độ bồi đắp
năng lực cảm thụ văn chương chưa nhiều, sự trải nghiệm tiếp nhận hạn chế hơn,
lại gặp tác phẩm khó nên càng dễ chán, mang tâm trạng “học cho xong”.
Thứ năm, do sự “lên ngôi” của các phương tiện truyền thông mà đặc biệt
là sự bùng nổ của internet và các trang mạng xã hội, sự quan tâm, hứng thú của
học sinh dành cho việc học tập giảm sút. Đặc biệt, đối mặt với thực tế ngành
nghề, mơn Văn ít được học sinh lựa chọn, chú trọng hơn trước.
Trước những điểm khó như vậy, với mong muốn học sinh có được hứng
thú học tập, tiếp nhận tác phẩm chủ động, hình thành được những năng lực quan
trọng như năng lực thẩm mỹ, năng lực ngơn ngữ, tơi đã chọn tìm hiểu đề tài
này. Nội dung trọng tâm của đề tài sẽ được trình bày ở phần dưới đây.
2.2.Các giải pháp
Để khắc phục tình trạng khó khăn nêu trên, tơi đã chọn giải pháp dạy học
bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch theo
định hướng phát triển năng lực. Giải pháp này được cụ thể hóa thành các bước
như sau:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI “TẠI LẦU HOÀNG HẠC
TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG” CỦA LÍ BẠCH

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
- Tìm hiểu về tác giả Lí Bạch và hồn cảnh sáng tác bài thơ
- Tìm hiểu nội dung của bài thơ: vẻ đẹp của thiên nhiên và tình bạn, tâm
hồn con người

3


- Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của bài thơ: thể loại, hình ảnh, ngơn ngữ, các
biện pháp, thủ pháp nghệ thuật

.Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học: bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn
Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học, HS sẽ đạt được:
Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước Trung Quốc.
- Hiểu và cảm nhận được tình cảm chân thành, sâu nặng của Lí Bạch đối
với Mạnh Hạo Nhiên. Qua đó, thấy được tình bạn thắm thiết giữa hai người.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ từ thể loại,
hình ảnh thơ tuyệt mỹ, ngôn ngữ hàm súc, ý tại ngôn ngoại.
Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại;
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ Đường
- Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng trình bày trước
đám đơng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận dụng CNTT trong việc học.
Thái độ:
- Trân trọng những xúc cảm đẹp của nhà thơ về tình bạn
- Có nhận thức về tình bạn, định hướng về một tình bạn đẹp
Tích hợp :
- Tích hợp nội mơn :
+ Tích hợp ngang : kiến thức của phân môn Tiếng Việt (sử dụng ngôn ngữ),
Làm văn (kĩ năng tạo lập văn bản).
+ Tích hợp dọc : liên hệ với các tác phẩm khác cùng đề tài
- Tích hợp liên ngành: Ngữ văn, Địa lý, Tin học…
Hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp (trình bày và trao đổi vấn đề cùng nhau).
- Năng lực đọc - hiểu (một văn bản văn học).
- Các năng lực chung :
+ giải quyết vấn đề: trả lời câu hỏi
+ năng lực sáng tạo; hợp tác; tự học;

+ năng lực thẩm mỹ: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, thắng cảnh,
vẻ đẹp của tình bạn cao q
+ sử dụng cơng nghệ thơng tin…
Phát triển phẩm chất:
- Tự lập, tự tin
- Chân thành, trong sáng, trung thực

4


Thiết bị dạy học, học liệu :
- Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học: máy chiếu,
tranh ảnh, video clip, một số bài viết liên quan đến bài học...
- Tư liệu trực quan: Hình ảnh giới thiệu Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, con
sơng Trường Giang, clip giới thiệu về lầu Hoàng Hạc…
- Bài thu hoạch của học sinh (Bài viết)
- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của dự án: tải clip, sưu tầm
tranh ảnh….
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập
cốt lõi có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực phẩm chất của học sinh
trong dạy học
Mức độ nhận
Mức độ thông
Mức độ vận dụng và
Nội dung
biết
hiểu
vận dụng cao
Nắm được vài Phân tích được
nét về cuộc đời tác động của

và sự nghiệp thơ hồn cảnh ra đời
văn của
Lí đến việc thể hiện
Bạch.
nội dung bài thơ
Tìm hiểu chung
Biết qua hoàn
cảnh sáng tác
của bài thơ
Nhận biết thể
loại
Chỉ ra được Cắt nghĩa được Cảm nhận được bối
những từ ngữ , các từ ngữ, hình cảnh khơng gian, thấy
hình ảnh tái hiện ảnh…trong các được ý nghĩa làm nền
cảnh chia tay câu thơ
khơng gian để tơ đậm
Tìm hiểu hai câu ( địa điểm,
tình bạn
thơ đầu
khơng gian, thời
gian)
Đánh giá được tác
dụng của nghệ thhua
với việc xây dựng bối
cảnh khơng gian
Tìm hiểu hai câu Chỉ ra những từ Cảm nhận được Nêu được những hiểu
thơ cuối
ngữ hình ảnh tình bạn miên biết thêm về con
cho thấy tình viễn thâm sâu người tác giả qua việc
bạn giữa Mạnh giữa Lí Bạch và đọc- hiểu tác phẩm

Hạo Nhiên và Lí Mạnh Hạo Nhiên
5


Bạch, tình cảm
của Lí Bạch
dành cho bạn
Đánh giá được tác
dụng của thể loại, cách
xây dựng bố cục, sử
dụng ngôn ngữ đối với
việc thể hiện nội dung
tư tưởng của bài thơ
Nhận biết được
những nét khái
quát về nội dung
và nghệ thuật
của văn bản

Đánh giá được
giá trị của nội
dung và nghệ
Tổng kết
thuật đối với sức
sống của tác
phẩm
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô
tả.(Ở đây chỉ đưa ra những câu hỏi để minh họa các mức độ nhận biết. Hệ
thống câu hỏi sẽ được cụ thể hóa trong phần thiết kế giáo án.)
Mức độ

nhận biết
1.Hoạt động 2: Cơ đã u cầu các
Phần hình thành em về nhà tìm
kiến thức
hiểu phần Tiểu
Mục :Tìm hiểu dẫn, hướng dẫn
chung
các em cách tra
cứu tài liệu mạng.
Cộng với phần
thuyết trình của
bạn, em hãy khái
quát những nét
đáng lưu ý về
cuộc đời và sự
nghiệp của Lí
Bạch?
Nội dung

Mức độ thơng hiểu

Mức độ vận dụng
Và vận dụng cao

Hoàn cảnh sáng tác
của bài thơ có gì đặc
biệt? Từ đó em dự
đốn nội dung của
bài thơ hướng về chủ
đề gì?


2.Hoạt động 2: Tác giả đã dùng từ Em hiểu như thế nào
Phần hình thành ngữ nào để chỉ
về từ “cố nhân”? Nó
kiến thức
Mạnh Hạo Nhiên? gợi cho em những
6


Nội dung

Mức độ
nhận biết

Mục: Đọc –hiểu
văn bản
Nội dung: Tìm Cuộc chia tay này
hiểu hai câu thơ diễn ra ở đâu?Đó
đầu
là một nơi như thế
nào?

Mức độ thơng hiểu
cảm nhận gì?
Địa điểm đó góp
phần tạo nên một
khơng khí như thế
nào cho cuộc chia
tay?


-Cuộc chia tay này Vào thời điểm đó,
diễn ra vào thời
cảnh sắc thiên nhiên
gian nào?
có gì đặc biệt?

3.Hoạt động 2:
Phần hình thành
kiến thức
Mục: Đọc –hiểu
văn bản
Nội dung: Tìm
hiểu hai câu thơ
cuối

- Nếu như ở câu
thứ nhất, hình ảnh
của MHN xuất
hiện qua từ “cố
nhân”, thì đến câu
thứ ba, hình ảnh
MHN được “kí
thác” qua hình ảnh
nào? Hình ảnh ấy
được miêu tả ra
sao?
- LB đã nhìn theo
cánh buồm chở
MHN đi xa dần
bằng một cái nhìn

như thế nào?

Mức độ vận dụng
Và vận dụng cao

Em hiểu như thế nào
về hình ảnh “cơ
phàm”, từ “viễn
ảnh”, “bích không
tận”?

Em thử cắt nghĩa hai
chữ “duy kiến” trong
bài thơ?

Cảm nhận của em về
bối cảnh chia tay
được tái hiện trong
bài thơ? Xây dựng
bối cảnh như vậy có
ý nghĩa gì?
Nhận xét về hình ảnh
thơ và ngơn ngữ thơ.
-Sơng Trường Giang,
thời bấy giờ là huyết
mạch giao thông của
Trung Quốc. Vào độ
cuối xuân, thuyền bè
trên sông ắt hẳn tấp
nập. Vậy nhưng nhà

thơ vẫn chỉ nhận thấy
một cánh “cơ phàm”.
Em thử lí giải vì sao?
Qua
hành
động
“trơng theo” đó, em
hiểu tình cảm của Lí
Bạch dành cho Mạnh
Hạo Nhiên như thế
nào? Từ đó, em có
cảm nhận gì về tâm
hồn và nhân cách của
tác giả?
Nhận xét về hình ảnh
7


Nội dung

4. Hoạt động 3:
Luyện tập

5. Hoạt động 4:
Vận dụng và mở
rộng

Mức độ
nhận biết


Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng
Và vận dụng cao
thơ và ngôn ngữ
thơ,biện pháp nghệ
thuật
Viết đoạn văn ngắn
khoảng 7-10 câu nói
lên những cảmnghĩ
của em sau khi học
xong bài thơ này.
Về nhà: Hãy viết một
đoạn văn khoảng 200
chữ bày tỏ suy nghĩ
của em về một tình
bạn đẹp

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Thiết kế tiến trình dạy học bằng một giáo án minh họa
Tiết PPCT:44
Đọc – hiểu:
TẠI LẦU HỒNG HẠC
TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
(Lí Bạch)
A.MỤC TIÊU.
I. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước Trung Quốc.
- Hiểu và cảm nhận được tình cảm chân thành, sâu nặng của Lí Bạch đối
với Mạnh Hạo Nhiên. Qua đó, thấy được tình bạn thắm thiết giữa hai người.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ từ thể loại,
hình ảnh thơ tuyệt mỹ, ngôn ngữ hàm súc, ý tại ngôn ngoại.
II. Về kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại;
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ Đường
- Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng trình bày trước
đám đông, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận dụng CNTT trong việc học.
III. Về thái độ:
- Trân trọng những xúc cảm đẹp của nhà thơ về tình bạn
- Có nhận thức về tình bạn, định hướng về một tình bạn đẹp
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp (trình bày và trao đổi vấn đề cùng nhau).
- Năng lực đọc - hiểu (một văn bản văn học).
8


- Các năng lực chung :
+ giải quyết vấn đề: trả lời câu hỏi
+ năng lực sáng tạo; hợp tác; tự học;
+ năng lực thẩm mỹ: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, thắng cảnh,
vẻ đẹp của tình bạn cao quý
+ sử dụng công nghệ thông tin…
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
I.Chuẩn bị của giáo viên
- Chuẩn bị của giáo viên: Video, hình ảnh, các phụ lục câu hỏi, bài tập,
phiếu học tập, máy chiếu, máy tí‎nh,...
- Phương pháp tổ chức học sinh hoạt động dạy học : nêu vấn đề ; thiết kế bài
giảng đọc hiểu có ứng dụng CNTT ; hỏi – đáp; nghiên cứu tình huống; giao việc
cho từng nhóm học sinh chuẩn bị những nội dung của bài học, có kế hoạch
hướng dẫn, kiểm tra đánh giá…

II. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh chủ động tìm hiểu bài qua các phiếu học tập và nhiệm vụ học tập
giáo viên giao.(Xem Phụ lục 1- Phiếu học tập của học sinh)
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 – Khởi động
-HS xem một đoạn video clip giới thiệu một số
hình ảnh về đất nước Trung Quốc
-Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng
đến đất nước nào?
- Nêu những cảm nhận của em về đất nước
Trung Quốc sau khi xem xong đoạn video
trên?
Gv dẫn dắt: Trung Quốc đất nước nổi tiếng với
những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt vời và là
cái nôi của một nền văn hóa, văn minh lớn.
Trong đó, thơ Đường là một thành tựu xuất sắc
của văn hóa, văn học Trung Quốc nói riêng,
của văn hóa, văn học thế giới nói chung. Lí
Bạch là một trong những tác giả đã góp phần
đưa thơ Đường phát triển lên đến đỉnh cao
nhất của nó. Ở chương trình THCS các em đã
được tìm hiểu một bài thơ của Lí Bạch, đó là
bài Tĩnh dạ tư .Ngày hơm nay, cơ trị chúng ta
sẽ một lần nữa đến với nhà thơ Lí Bạch qua
bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo
9



Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nhiên đi Quảng Lăng”.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức bài
học:
1. Hoạt động: Tìm hiểu chung
- HS thuyết trình về tác giả - đại diện nhóm 1
(kèm phiếu học tập số 1 và hình ảnh trên slide)
- GV: Cơ đã u cầu các em về nhà tìm hiểu
phần Tiểu dẫn, hướng dẫn các em cách tra cứu
tài liệu mạng. Cộng với phần thuyết trình của
bạn, em hãy khái quát những nét đáng lưu ý về
cuộc đời và sự nghiệp của Lí Bạch?
- HS trả lời. GV nhận xét và chốt lại những ý
quan trọng.

-GV dẫn dắt: Tác phẩm có vị trí quan trọng
trong sự nghiệp sáng tác của Lí Bạch

Nội dung cần đạt

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (701-762)
-Q: Lũng Tây
- Vị trí: Là nhà thơ lãng mạn kiệt
xuất, một trong ba tác giả xuất sắc
nhất của thi ca thời Đường
- Con người: lãng mạn, tài hoa,
giàu lí tưởng, tính cách phóng
khống

- Đặc điểm thơ:
+ Đề tài sáng tác: Rộng, trong đó
đề tài tình bạn là nguồn cảm hứng
khá quan trọng
+ Phong cách thơ: bay bổng , tự
nhiên, tinh tế, giản gị, có sự kết hợp
giữa cái đẹp và cái cao cả.
2.Tác phẩm
- Vị trí: Bài thơ tiêu biểu cho
phong cách và hồn thơ của Lí
Bạch(LB)
b. Hồn cảnh sáng tác:
- Mạnh Hạo Nhiên (MHN): bạn
vong niên của Lí Bạch, tình bạn
giữa hai người miên viễn, thâm
sâu

- Hãy nhắc lại vài nét về nhân vật MHN?
(GV giới thiệu: MHN hơn LB 12 tuổi,tình bạn
của họ là tri âm tri kỉ bất chấp tuổi tác. Giữa
họ có những điểm tương đồng: có tài năng, lí
tưởng, hồi bão song bất mãn với thời cuộc,
khơng thể khẳng định giá trị bản thân trong
bối cảnh xã hội đương thời. Trên cơ sở đó,
giữa họ đã nảy sinh một tình bạn hiếm có.)
- Một HS thuyết trình về địa danh lầu Hoàng
Hạc (LHH)và hoàn cảnh sáng tác bài thơ - đại
diện nhóm 2 (kèm Phiếu học tập số 2 và các
hình ảnh được trình chiếu trên slie)
- Qua phần thuyết trình em có nhận xét gì về - Lầu Hoàng Hạc (LHH): thắng

10


Hoạt động của giáo viên và học sinh
địa danh LHH?
- Hồn cảnh sáng tác của bài thơ có gì đặc
biệt? Từ đó em dự đốn nội dung của bài thơ
hướng về chủ đề gì? (HS trả lời-GV nhận xét)

Nội dung cần đạt
cảnh nổi tiếng
- Tháng 3, năm 730, được biết
MHN muốn đi Quảng Lăng, LB
đã hẹn gặp ở Giang Hạ. Họ gặp
nhau tại LHH rồi MHN xi
thuyền xuống phía đơng. LB đứng
trên bờ sơng nhìn theo cánh buồm
tiễn bạn dần mất hút, xúc động
mãnh liệt và viết nên bài thơ này
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ
cuộc chia tay giữa LB và MHN
2. Hoạt động: Đọc-hiểu văn bản
II. Đọc – hiểu văn bản
*Nêu những cảm nhận chung đầu tiên
* Cảm nhận chung:
- Bài thơ được viết theo thể loại gì?
- Thể thơ: thất ngơn tứ tuyệt
- Nhận xét chung về ngôn ngữ thơ
- Ngôn ngữ: hàm súc, cô đọng
-GV nhắc lại chủ đề và giúp HS đánh giá tác - Chủ đề: tình bạn, chia ly

phẩm
- Thi phẩm tồn bích; tái hiện một
cuộc tiễn đưa khơng có một chữ
nào nói về tình nhưng cả bài thơ là
*So sánh giữa bản dịch và ngun tác (Theo một dịng tình
tơi, đối với các bài thơ như thế này, việc so
sánh giữa nguyên tác và bản dịch đã là một
quá trình tiếp cận bước đầu nội dung và nghệ
thuật )
-Một HS trình bày – đại diện nhóm 3 (kèm
phiếu học tập số 3)
- HS khác nhận xét, bổ sung
GV lưu ý: HS cần thấy được do rào cản ngôn
ngữ, bản dịch không thể chuyển tải hết được
tinh thần của nguyên tác. Đặc biệt ở những từ
ngữ hình ảnh như : “cố nhân” – khác với
“bạn”; “từ”- khác “lên đường”, “cô phàm”khác với “bóng buồm”. Vì vây, khi phân tích
cần bám vào ngun tác.
*Phân tích hai câu thơ đầu
1. Hai câu thơ đầu
- Tác giả đã dùng từ ngữ nào để chỉ Mạnh Hạo - Cố nhân:
Nhiên?
+ bạn cũ
-Em hiểu như thế nào về từ “cố nhân”? Nó gợi + tình bạn tri kỉ, sâu sắc
11


Hoạt động của giáo viên và học sinh
cho em những cảm nhận gì?
- Từ “cố nhân” ở đây giúp em hiểu gì về tình

bạn giữa LB và MHN?
( GV bình thêm: Từ “cố nhân” vẫn hay xuất
hiện trong thi ca trung đại. Hai chữ cố nhân tự
nó đã nói được rất nhiều điều. MHN có câu:
Thuận dịng đủng đỉnh thuyền bơi
Cố nhân gần đó sang chơi thăm nhà
Trong bài thơ, từ cố nhân đã thông tin về mối
quan hệ giữa LB và MHN:miên viễn, thậm
sâu)
- Từ ngữ nào trong câu thơ đầu nói về sự chia
tay, từ biệt? Nó gợi cảm giác gì?

Nội dung cần đạt
+ tạo cảm xúc xao xuyến, xúc
động
tình bạn giữa LB và MHN là
tình bạn đã có từ lâu, sâu sắc, tri kỉ

-từ :
+ giã từ, từ biệt
+ Gợi cảm giác chia ly, ngậm ngùi
-Cuộc chia tay này diễn ra ở đâu?Đó là một
-Bối cảnh chia tay
nơi như thế nào?
+ Không gian: LHH, là thắng cảnh
(GV bình thêm kết hợp với chiếu hình ảnh: nổi tiếng, lãng mạn, có độ cao, có
HHL là cao điểm cuối cùng thi nhân có thể dõi thể bao qt khơng gian
xuống nhìn ra dịng sơng nơi cố nhân ra đi. Và
cũng là điểm nhìn rõ nhất để người trên thuyền
ngối trơng lại.Khơng khí hết sức thiêng liêng

và đẹp đẽ.)
-Cuộc chia tay này diễn ra vào thời gian nào? +Thời gian: tháng 3-mùa hoa khói
Vào thời điểm đó, cảnh sắc thiên nhiên có gì
khói sương trên sơng như những
đặc biệt?
cụm hoacảnh sắc hư ảo, thần
tiên, diễm lệ
-Nơi MHN sẽ đến là nơi nào? Em có nhận xét -LHH-Dương Châu
gì về cách tác giả đặt hai địa danh ở cuối hai
 Gợi khoảng cách ngàn dặm về
câu thơ?
địa lí và khoảng trống vắng vơ bờ
(GV bình thêm kết hợp hình ảnh minh họa :
của tình bạn
HHL và DC được nối bởi dịng sông Trường
Giang hùng vĩ, cuồn cuộn. Sông dài rộng, trời
cao rộng. Không gian được mở ra ba chiều
mênh mông. Khoảng cách giữa LHH và DC là
khoảng cách ngàn dặm về địa lý và cũng là
khoảng trống vắng vô bờ trong lịng đơi bạn
tri kỉ.
-Vậy, tồn bộ bối cảnh khơng gian và thời
 Cảnh đẹp kì vĩ, hư ảo, thần
12


Hoạt động của giáo viên và học sinh
gian đó góp phần tạo nên một khơng khí như
thế nào cho cuộc chia tay?
-Em có nhận xét gì về ngơn ngữ và hình ảnh

thơ được sử dụng trong hai câu thơ đầu?

-Hãy đánh giá khái quát về nội dung và nghệ
thuật của hai câu đầu.

*Phân tích hai câu thơ cuối
- Nếu như ở câu thứ nhất, hình ảnh của MHN
xuất hiện qua từ “cố nhân”, thì đến câu thứ ba,
hình ảnh MHN được “kí thác” qua hình ảnh
nào? Hình ảnh ấy được miêu tả ra sao?
- Em hiểu như thế nào về hình ảnh “cơ phàm”,
từ “viễn ảnh”, “bích khơng tận”?
(Hình ảnh minh họa)
-Sông Trường Giang, thời bấy giờ là huyết
mạch giao thông của Trung Quốc. Vào độ cuối
xuân, thuyền bè trên sông ắt hẳn tấp nập. Vậy
nhưng nhà thơ vẫn chỉ nhận thấy một cánh “cơ
phàm”. Em thử lí giải vì sao?
(hình ảnh minh họa)
- LB đã nhìn theo cánh buồm chở MHN đi xa
dần bằng một cái nhìn như thế nào?
- Em thử cắt nghĩa hai chữ “duy kiến” trong
bài thơ?
-Qua cái nhìn “duy kiến”, em có cảm nhận gì
về tình cảm LB dành cho MHN?
- Khi cánh buồm mất hút, hình ảnh nào cịn
lưu lại trong đơi mắt của thi nhân?

Nội dung cần đạt
tiên,làm nền cho cuộc tiễn

đưa, gợi khơng khí thiêng
liêng, đẹp đẽ
-Nghệ thuật: ngơn ngữ hàm súc,
ngắn gọn nhưng lại sâu sắc, giàu ý
nghĩa, hình ảnh thơ đẹp, tinh tế,
lãng mạn
*Tiểu kết: Với ngơn ngữ hàm súc,
hình ảnh thơ đẹp và tinh tế, Lí
Bạch đã tái hiện một bức tranh
thiên nhiên vừa kì vĩ vừa lãng
mạn, rung động trái tim người đọc.
Trên cái nền không gian ấy, khơng
khí của buổi chia tay trở nên trang
trọng, tình bạn càng trở nên thiêng
liêng, cao quý.
2. Hai câu thơ cuối
- Hình ảnh cánh buồm
+cơ phàm: cơ đơn và lẻ loi
+viễn ảnh: xa dần
+bích khơng tận: hịa tan vào
khoảng khơng xanh biếc

Tâm trạng: cơ đơn, lẻ loi, trĩu
nặng thương nhớtình cảm sâu
nặng

-duy kiến
+ trơng theo
+dõi theo chăm chú, khơng rời
 tình cảm nhớ thương, lưu

luyến,không nỡ chia xa
-Trường Giang thiên tế lưu
Dịng sơng hịa vào bầu trời
13


Hoạt động của giáo viên và học sinh
-Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh này?

Nội dung cần đạt
khơng gian trở nên mênh mông,
bao la, vô hạn
-Nghệ thuật: +đối lập
+tả cảnh ngụ tình
Cơ phàm >< bích khơng tận
TG thiên tế lưu
Sự đối lập giữa cái nhỏ bé và
cái rộng lớn, giữa cái hữu hạn và
cái vô hạn.
Cảnh làm nổi bật tâm trạng cô
đơn, mênh mang lưu luyến của tác
giả dành cho bạn

-Hai câu cuối có thủ pháp nghệ thuật nào nổi
bật? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ
thuật đó.
(GV bình thêm: Con sơng sẽ trở nên bao la khi
cái hữu hạn của nó đồng nhất với cái vơ hạn
của bầu trời. Khoảng không màu xanh biếc,
không rõ màu trời hay màu nước, chỉ biết là

nó bao la và mênh mông quá. Chiếc thuyền
buồm lẻ loi chở MHN đã tan biến trong
khoảng bao la đó mang theo tình cảm của Lí
Bạch. Dịng sơng càng rộng, chiếc buồm càng
nhỏ, lịng người càng mênh mông hơn.)
-Từ việc phát hiện những mảng tâm trạng của
 Tình bạn tri kỉ, thủy chung
tác giả trong cuộc tiễn đưa, em có nhận xét gì
sâu nặng
về tình bạn này?
- Hãy đánh giá khát quát về nội dung và nghệ *Tiểu kết: Với ngôn ngữ giàu chất
thuật của hai câu thơ cuối
tạo hình, nghệ thuật đối lập, bút
pháp tả cảnh ngụ tình, tác giả đã
bộc lộ một tâm trạng lưu luyến,
nhơ thương, ngậm ngùi. Qua đó, ta
có thể khẳng định tình bạn giữa
hai người là trong sáng, chân
thành, thủy chung, sâu nặng.
3.Hoạt động: Tổng kết
III. Tổng kết
- Bài thơ thể hiện những nội dung gì?
-Nội dung
+ Bức tranh thiên nhiên đẹp lãng
mạn, kì vĩ
+ Ca ngợi tình bạn sâu nặng, tri kỉ,
thủy chung
-Qua tình bạn, em cảm nhận như thế nào về vẻ + Tác giả thể hiện một tâm hồn
đẹp tâm hồn của tác giả?
tinh tế, trong sáng, cao quý, coi

trọng tình bạn
-Những điểm đáng lưu ý về nghệ thuật
-Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: hàm súc, cô đọng
+Hình ảnh thơ: diễm lệ, tinh tế
+Biện pháp đối lập
14


Hoạt động của giáo viên và học sinh
-Giá trị nội dung và nghệ thuật có ý nghĩa như
thế nào đối với tác phẩm?
Hoạt động 3 – Thực hành
* Cách thức tiến hành:
- GV cung cấp đề bài
Viết đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dịng nói lên
cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ
này.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong giấy và
giáo viên sửa ít nhất 01 bài để cả lớp rút kinh
nghiệm.
Hoạt động :vận dụng và mở rộng:
* Cách thức tiến hành:
- GV cung cấp đề bài
-Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy
nghĩ của em về một tình bạn đẹp
-Làm một video clip có nội dung định hướng
về một tình bạn đẹp (làm theo nhóm 5 HS)
-Yêu cầu: HS làm bài ở nhà. Nộp sản phẩm
sau một tuần. Khuyến khích làm video clip.

( HS sẽ được hình thành các năng lực: giao
tiếp (tạo lập văn bản- viết); hợp tác (làm việc
nhóm để hồn thành sản phẩm); tự học (tự tìm
tịi tư liệu,…);

Nội dung cần đạt
+Bút pháp tả cảnh ngụ tình
góp phần tạo nên sức sống
mãnh liệt và sức lan tỏa rộng lớn
của tác phẩm
IV. Thực hành
* Sản phẩm mong đợi: 1 đoạn văn
* Mức độ của sản phẩm (Tiêu chí‎
cần đạt):
+Xác định đúng nội dung yêu cầu;
+ Hình thức phải phù hợp với nội
dung
+Đoạn văn có câu chủ đề
+Làm rõ được cảm xúc cá nhân
V. Vận dụng và mở rộng
* Sản phẩm mong đợi:
+ Bài viết
+ Video clip
* Mức độ của sản phẩm (Tiêu chí‎
cần đạt):
- Xác định đúng nội dung u cầu;
- Hình thức phải phù hợp với nội
dung;
- Mỗi nhóm 1 sản phẩm
- Đúng yêu cầu cơ bản của một

đoạn văn( clip có nội dung phù
hợp, lành mạnh, hình ảnh sinh
động

3.Phần kết luận
3.1.Ý nghĩa của đề tài
Trải qua hai năm áp dụng sáng kiến "Dạy học bài “Tại lầu Hoàng
Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch theo định hướng
phát triển năng lực" vào việc dạy học trên lớp tơi thấy có một sự thay đổi rõ
rệt. Học sinh có sự chuẩn bị ở nhà tốt hơn vì vậy trên lớp các em tham gia chủ
động hơn. Hệ thống câu hỏi được xây dựng khoa học hơn, phát triển theo từng
mức độ tiếp nhận, giúp HS từng bước khai thác được kiến thức. Sự phối hợp
giữa thuyết trình và phát vấn, diễn giảng, trả lời, trao đổi khiến các em có hứng
thú học tập, năng động hơn trong giờ học.
15


Tuy nhiên khi dạy học tác phẩm này theo định hướng phát triển năng
lực tơi cịn gặp những khó khăn như: kiến thức hàn lâm, nhiều từ ngữ khó, học
sinh không hiểu hết được ý nghĩa; một số học sinh chưa biết cách tiếp cận thể
loại; chất lượng sản phẩm của học sinh sau bài học không cao, hoạt động sau
bài học có một số nhóm làm việc khơng hiệu quả, ít đầu tư, khơng có nhiều
sáng tạo…
Thế nhưng, bản thân tôi nghĩ rằng, mục tiêu của giáo dục phổ thơng là
giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân. Vì vậy việc dạy học bài “Tại lầu
Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch theo định
hướng phát triển năng lực sẽ hình thành và phát triển hai năng lực quan trọng
cho thế hệ trẻ: năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ. Trước những mặt đã đạt
được, tôi tin rằng việc áp dụng đề tài này sẽ ngày càng có hiệu quả trong giảng

dạy.
3.2.Kiến nghị, đề xuất
Trên đây là môt số việc làm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong quá trình dạy
học và bước đầu đạt được một số kết quả mong đợi.Tôi mong muốn có được
những lớp tập huấn các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh cho tất cả giáo viên. (Hiện nay chúng ta mới chỉ tập huấn trực tiếp cho
1-2 thành viên của tổ chuyên môn); có sự tham gia giao lưu giảng dạy giữa các
đơn vị để học hỏi kinh nghiệm.
Tôi mong nhận được sự đóng góp chân tình từ các thầy cơ, bạn bè đồng
nghiệp để đề tài này có thể được hồn thiện hơn, góp phần tạo hiệu quả cao
hơn trong thực tế giảng dạy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2013), Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau
2015, Hà Nội.
2. Phạm Minh Hạc, "Phương pháp tiếp cận hoạt động - nhân cách và lý luận
chung về PPDH" - T/c Nghiên cứu Giáo dục số 173, tháng 10/1986.
3. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức các hoạt động giáo dục trong
trường trung học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục
– Tài liệu tập huấn 2014
4. Bộ GD và ĐT, Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động
học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học, mơn Ngữ văn, tháng 7/2017
5. Bộ GD và ĐT, Chuẩn kiến thức ,kĩ năng môn Ngữ văn, lớp 10
6. Một số tài liệu khác

17



MỤC LỤC
Trang
- Chuẩn bị của giáo viên: Video, hình ảnh, các phụ lục câu hỏi, bài tập, phiếu học tập, máy
chiếu, máy tính,.....................................................................................................................9

PHỤ LỤC 1- PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH
Tên: …………………………..........
Lớp:…….
PHIẾU HỌC TẬP-số 1
Bài: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN
ĐI QUẢNG LĂNG – Lí Bạch
Hoạt động : Tìm hiểu phần Tiểu dẫn (Nhóm 1)
Mục tiêu cần đạt: Học sinh mở rộng kiến thức ngoài SGK, tạo tiền đề để tìm
hiểu tác phẩm
• Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Lí‎ Bạch
• Biết Mạnh Hạo Nhiên
I.Tìm hiểu chung
Nội dung cần

Kiến thức

Ghi chú
18


tìm hiểu
Cuộc
đời


…………………………………………………
…………………………………………………
……

Cuộc
đời và
…………………………………………………
sự
Sự
…………………………………………………
nghiệp nghiệp ……
của Lí
Bạch
Tác …………………………………………………
phẩm …………………………………………………
tiêu ……
biểu
Mạnh Hạo
…………………………………………………
Nhiên
…………………………………………………
……
Chứng minh
tình bạn giữa
LB và MHN

…………………………………………………
…………………………………………………
……


…………………
…………………
…………………

…………………
…………………
…………………

…………………
…………………
…………………

…………………
…………………
…………………

…………………
…………………
…………………


19


PHỤ LỤC 1- PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH
Tên: …………………………..........
Lớp:…….
PHIẾU HỌC TẬP-số 2
Bài: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN

ĐI QUẢNG LĂNG – Lí Bạch
Hoạt động : Tìm hiểu phần Tiểu dẫn (Nhóm 2)
Mục tiêu cần đạt: Học sinh mở rộng kiến thức ngoài SGK, tạo tiền đề để tìm
hiểu tác phẩm
* Tìm hiểu về địa danh lầu Hồng Hạc
* Hồn cảnh sáng tác của bài thơ
I.Tìm hiểu chung
Nội dung cần
Kiến thức
Ghi chú
tìm hiểu
Vị trí
địa lý
Truyề
n
thuyết
Lầu
Hồng tên gọi
Hạc
Ý
nghĩa,
Giá trị
Kiến
thức
khác
Hoàn cảnh
sáng tác

…………………………………………………
…………………………………………………

……
…………………………………………………
…………………………………………………
……
…………………………………………………
…………………………………………………
……
…………………………………………………
………………………………………………….
…………………………………………………
…………………………………………………
……

Đánh giá sự tác …………………………………………………
động của
…………………………………………………
HCST đối với ……
nội dung tư
tưởng tác phẩm

…………………
…………………
…………………

…………………
…………………
…………………

…………………
…………………

…………………

…………………
………………….
…………………
…………………
…………………

…………………
…………………
…………………


20


PHỤ LỤC 1- PHIẾU HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH
Tên: …………………………..........
Lớp:…….
PHIẾU HỌC TẬP-số 3
Bài: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN
ĐI QUẢNG LĂNG – Lí Bạch
Hoạt động : Đọc-hiểu văn bản (Nhóm 3)
Mục tiêu cần đạt:
• So sánh giữa nguyên tác và bản dịch
• Thấy được những nội dung, ý nghĩa của nguyên tác mà bản dịch không
chuyển tải hết được do rào cản ngôn ngữ
I.Đọc-hiểu văn bản
Câu số
Nguyên tác

Bản dịch
……………………………………
……………………………………
………………………………
……………………………………
……………………………………
………………………………
……………………………………
……………………………………
………………………………
……………………………………
……………………………………
………………………………
……………………………………
……………………………………
………………………………

…………………………………
………………………
…………………………………
………………………
…………………………………
………………………
…………………………………
………………………
…………………………………
………………………

21



PHỤ LỤC 2- MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH
Bài số 1

:

CẢM NGHĨ TỪ MỘT BÀI THƠ

Em thực sự xúc động khi đi sâu tìm hiểu bài thơ “Tại lầu Hồng Hạc tiễn
Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lí Bạch. Ấn tượng của em về bài thơ
khơng cịn mơ hồ mà đã trở nên rõ nét. Tác phẩm đã mở ra trước mắt em một
đất nước Trung Quốc xinh đẹp, kì vĩ, diễm lệ. Đặc biệt, hình ảnh Lí Bạch đứng
trên lầu Hoàng Hạc dõi theo cánh buồm chở Mạnh Hạo Nhiên, giữa một khoảng
không gian bao la mênh mơng trời nước có một sức ám ảnh kì lạ. Trong dáng vẻ
đó, em vừa thấy cả nỗi cơ đơn, cả sự lưu luyến, cả sự lo âu. Phải chăng, tình bạn
chân thành trong sáng là sức hút, sức sống của tác phẩm này, cái khiến cho nó
ln tìm được tiếng nói đồng điệu mn đời.
( Bài của em Phạm Thị Trinh, học sinh lớp 10A4, năm học 2017-2018)
Bài số 2
BẠN ĐÃ BAO GIỜ NGHĨ:
“NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT TÌNH BẠN ĐẸP” CHƯA?
Sau khi học xong bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng
Lăng” của Lí Bạch, tôi cứ băn khoăn: Làm thế nào để trong cuộc đời mình,
mình cũng có được những tình bạn đẹp. Giao du, kết bạn, đó là nhu cầu tất yếu
của mỗi con người. Nếu khơng có tình bạn, con người ta sẽ rơi vào cơ đơn. Một
tình bạn đẹp ắt hẳn phải chân thành, không vụ lợi. Nếu giữa hai người tìm thấy
một sự hịa điệu về tâm hồn nữa thì thật tuyệt vời. Điều kiện để tình bạn kết nối
đó chính là sự đồng điệu. Nhưng cơ sở để tình bạn có thể tồn tại bền vững đó là
sự trong sáng , thủy chung. Nếu như đến với nhau mang tính mục đích, vụ lợi,
thì bản chất của sự kết nối này rất giả dối và nó có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào. Tôi

cũng cho rằng , sự tôn trọng lẫn nhau, quan tâm và chia sẻ cũng là cơ sở của
tình bạn. Do vậy, một người bạn tốt sẽ là người không bỏ rơi ta lúc khốn khó, sẽ
là người có thể bên ta khi ta buồn đau, vấp ngã. Vì vậy, hãy nâng niu giá trị của
tình bạn. Bởi một khi đã mất rồi, ta chỉ có thể hối tiếc mà thơi.
(Bài của em Nguyễn Ngọc Ánh- lớp 10A2, năm học 2018-2019)
PHỤ LỤC 3- Các video clip minh họa, tranh minh họa, video clip sản
phẩm của học sinh (gửi kèm giáo án Powerpoint ở bản mềm theo email)
22



×