Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh huyện kon rẫy kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.78 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THÀNH LUÂN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH HUYỆN KON RẪY – KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. NGUYỄN NGỌC ANH

Phản biện 1: TS. ĐẶNG HỮU MẪN
Phản biện 2: PGS.TS. LÊ HUY TRỌNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để duy trì hoạt động kinh doanh, Ngân hàng cần có một lượng
vốn rất lớn, nguồn vốn có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau
như vốn chủ sở hữu, nguồn vốn nhận tiền gửi từ khách hàng, nguồn
vốn từ phát hành công cụ nợ, hoặc vay các TCTD trên thị
trường…Tuy nhiên, nguồn vốn có vai trò quan trọng đặc biệt trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nguồn vốn từ hoạt động nhận
tiền gửi.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng đạt được kết quả tốt sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển và ngược lại sự hoạt
động yếu kém của ngân hàng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
cả nền kinh tế. Trong hệ thống NHTM của Việt Nam, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là một trong những
ngân hàng lớn có chất lượng phục vụ và uy tín tốt. Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trải qua hơn 30 năm hoạt
động đã khẳng định sự kiên định và là điểm tựa vững chắc, người
bạn đồng hành chung thủy, sắt son và luôn mang lại phồn thịnh cho
khách hàng.
Công tác nhận tiền gửi ngày càng có vai trò hết sức quan trọng
trong hoạt động của các NHTM cũng như đối với nền kinh tế. Huyện
Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum có nguồn thu nhập chủ yếu là từ nông
nghiệp (cà phê, cao su, chăn nuôi nhỏ), nguồn vốn rất khan hiếm.
Với chức năng và nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng là luôn luôn
cố gắng huy động mọi nguồn vốn của xã hội, trong những năm qua
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi
nhánh huyện Kon Rẫy (sau đây gọi là Agribank Kon Rẫy) đang tiếp



2
tục khẳng định là một trong những Ngân hàng có vị trí trong nhóm
dẫn đầu hoạt động nhận tiền gửi trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Để giải quyết được vấn đề này và nhận thức được vai trò đặc
biệt quan trọng của hoạt động nhận tiền gửi đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng và thực trạng tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Kon Rẫy nên tôi
đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
huyện Kon Rẫy – Kon Tum” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động
nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại;
- Phân tích thực trạng hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện
Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhận
tiền gửi để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Kon
Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Hoạt động nhận tiền gửi bao gồm những nội dung là gì? Tiêu
chí nào được dùng để đánh giá kết quả hoạt động nhận tiền gửi của
NHTM? Nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động nhận tiền gửi của
NHTM?
- Hoạt động nhận tiền gửi của Agribank Việt Nam - Chi nhánh
huyện Kon Rẫy trong thời gian qua đã có những thành công và hạn
chế nào? Nguyên nhân là gì?

- Cần đưa ra những khuyến nghị gì để hoàn thiện hoạt động


3
nhận tiền gửi của Agribank Việt Nam - Chi nhánh huyện Kon Rẫy
trong thời gian tới?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ những vấn đề lý luận về
hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại và thực trạng
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh
huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động
nhận tiền gửi của các cá nhân và tổ chức dưới các hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, thanh toán và tiền gửi
khác.
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại
Agribank Việt Nam Chi nhánh huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
+ Về thời gian : Giai đoạn 2016 - 2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập
từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của
Agribank huyện Kon Rẫy.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế quá trình hoạt
động của bộ máy kế toán, các quy trình nghiệp vụ để nắm bắt, hiểu
rõ được hoạt động nhận tiền gửi tại Agribank huyện Kon Rẫy, tỉnh
Kon Tum
- Phương pháp phân tích: phân tích sự biến đổi theo thời gian;
phân tích các cơ cấu; mức độ hoàn thành kế hoạch,..để phân tích đánh giá
thực trạng hoạt động nhận tiền gửi tại Agribank huyện Kon Rẫy, tỉnh

Kon Tum trong giai đoạn 2016-2018.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Thực hiện khảo sát ý kiến các


4
giao dịch viên nhằm tìm hiểu về những vấn đề nảy sinh trong hoạt động
nhận tiền gửi tại Agribank huyện Kon Rẫy, Kon Tum.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhận tiền gửi của ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động nhận tiền gửi tại Agribank
Việt Nam Chi nhánh huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhận tiền
gửi tại Agribank Việt Nam Chi nhánh huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon
Tum.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng
1.1.2. Nguồn vốn huy động
1.2. HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàng thƣơng
mại
“Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân
dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình

thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc,
lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.” (Theo khoản 13 Điều 4 Luật


5
TCTD 2010).
1.2.2. Các hình thức nhận tiền gửi
a. Tiền gửi không kỳ hạn
Đây là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người
gửi tiền có thể rút ra bất kỳ lúc nào tuỳ theo nhu cầu của mình do đó
lãi suất của loại tiền gửi này thường thấp hơn so với các loại tiền gửi
có kỳ hạn xác định.
b. Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi có sự thõa thuận giữa người gửi tiền và
Ngân hàng về số lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi dó. Do
có sự xác định rõ ràng về kỳ hạn nên Ngân hàng có thể sử dụng để
cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiền
gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
c. Tiền gửi tiết kiệm
Phần lớn là các khoản ký gửi của cá nhân với mục đích là
tìm kiếm một khoản thu nhập với số tiền nhàn rỗi của mình.
d. Phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của NHTM phát hành để huy
động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một
thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác
giữa NHTM và người mua. Bao gồm: Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi
và tín phiếu ngân hàng.
e. Các hình thức nhận tiền gửi khác
1.2.3. Vai trò của hoạt động nhận tiền gửi
Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có

được sự cân đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội
đầu tư luôn có điều kiện để thực hiện. Quá trình tái sản xuất mở rộng
sẽ được thực hiện dễ dàng hơn với việc huy động vốn của các ngân


6
hàng thương mại. Tuy việc huy động vốn có thể thực hiện bằng
nhiều kênh: thị trường chứng khoán, ngân sách nhà nước...nhưng
trong điều kiện nước ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân hàng
thương mại vẫn là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất.
Đối với ngân hàng vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi
hoạt động kinh doanh. Để bước vào hoạt động kinh doanh thì đầu
tiên ngân hàng phải cần có vốn.
1.2.4. Nội dung hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàng thƣơng
mại
Hoạt động nhận tiền gửi là một quá trình bao gồm nhiều nội
dung có quan hệ chặt chẽ với nhau:
- Đạt được mục tiêu về quy mô huy động tiền gửi, đáp ứng
một cách hợp lý. Hợp lý hóa cơ cấu vốn huy động và chi phí huy
động vốn bình quân đápứng mục tiêu kinh doanh của NH và phù hợp
với chiến lược kinh doanh tổng thể của NH trong từng thời kỳ.
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động nhận tiền gửi của
Ngân hàng thƣơng mại
a. Tiêu chí đánh giá về quy mô: Đây là chỉ tiêu phản ánh chất
lượng hoạt động của NHTM và được đánh giá qua hai chỉ tiêu: Tăng
trưởng số dư nhận tiền gửi và tăng trưởng số lượng khách hàng tiền
gửi.
b. Tiêu chí đánh giá thị phần:
- Tỷ trọng số dư nhận tiền gửi của Ngân hàng so với tổng số
dư nhận tiền gửi của các NHTM trên cùng địa bàn.

- Tốc độ tăng trưởng thị phần của Ngân hàng so với tốc độ
tăng trưởng của các Ngân hàng khác và của toàn địa bàn.
c. Cơ cấu tiền gửi hợp lý:


7
- Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền
- Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn
- Cơ cấu tiền gửi cá nhân theo hình thức gửi
d. Chi phí huy động tiền gửi: Ngân hàng là doanh nghiệp kinh
doanh tiền tệ, nguồn vốn tự có của các ngân hàng thường không thể
đáp ứng được nhu cầu sử dụng, do vậy ngân hàng phải nhận tiền gửi
để sử dụng với một chi phí nhất định. Chi phí nhận tiền gửi là toàn
bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn tiền gửi.
Chi phí nhận tiền gửi gồm: chi phí trả lãi (trả lãi suất huy động) + chi
phí phi lãi.
e. Kiểm soát rủi ro:
Gồm các tiêu chí: Số lỗi rủi ro tác nghiệp, bình quân lỗi trên
một cán bộ, tốc độ tăng/giảm lỗi trên một cán bộ so kỳ trước và tỷ lệ
khắc phục lỗi phát sinh.
f. Chất lượng dịch vụ tiền gửi: Đánh giá từ bên trong và đánh
giá từ bên ngoài.
1.2.6. Rủi ro trong hoạt động nhận tiền gửi
a. Rủi ro lãi suất
- Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong
nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền
kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài
chính tiền tệ của Chính phủ.
b. Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro thanh khoản xảy ra khi mà NHTM không có đủ vốn

khả dụng – cung thanh khoản để đáp ứng cho nhu cầu của người gửi
tiền và người đi vay và rủi ro này cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng
của tài sản không ổn định.
c. Rủi ro tỷ giá


8
- Là khả năng khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng
phải chịu
khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá so với dự tính.
d. Rủi ro hoạt động
- Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do các nguyên
nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các
quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài. Rủi ro hoạt
động bao gồm cả rủi ro con người, rủi ro hệ thống, rủi ro tác động
bên ngoài và rủi ro pháp lý.
1.2.7. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhận tiền
gửi của Ngân hàng thƣơng mại
a. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý
- Môi trường công nghệ
- Tâm lý, thói quen gửi tiền của Khách hàng
b. Các nhân tố bên trong ngân hàng
- Chiến lược nhận tiền gửi của ngân hàng
- Uy tín và vị thế của ngân hàng
- Chính sách lãi suất và sản phẩm
- Cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động và đội ngũ cán bộ,
nhân viên
- Hoạt động marketing ngân hàng



9
Kết luận chƣơng I
Trong chương 1, tác giả đã làm rõ được cơ sở lý luận trong
hoạt động nhận tiền gửi của NHTM với những nội dung cơ bản sau:
Tổng quan chung về tiền gửi và hoạt động nhận tiền gửi của
NHTM.
Nêu rõ được các hình thức phân loại tiền gửi và đặc điểm của
từng loại tiền gửi.
Đặc điểm của hoạt động nhận tiền gửi của NHTM, vai trò của
hoạt động nhận tiền gửi.
Nêu được các biện pháp NHTM thực hiện nhằm đạt được mục
tiêu trong hoạt động nhận tiền gửi, các tiêu chí đánh giá hoạt động
nhận tiền gửi và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhận tiền gửi.
Những nội dung trình bày trong chương 1 đã làm rõ câu hỏi
được nêu ra ở mục câu hỏi nghiên cứu của luận văn là hoạt động
nhận tiền gửi bao gồm những nội dung là gì? Tiêu chí nào được dùng
để đánh giá kết quả hoạt động nhận tiền gửi của NHTM ? Nhân tố
nào ảnh hưởng đến hoạt động nhận tiền gửi của NHTM ?
CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN KON RẪY –
KON TUM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN KON
RẪY, TỈNH KON TUM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –

Chi nhánh huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum được thành lập năm 1998


10
theo Quyết định số 340/QĐ-NHN-02, ngày 19/6/1998 của Tổng
Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
* Chức năng:
* Nhiệm vụ:
* Cơ cấu bộ máy tổ chức
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank huyện
Kon Rẫy giai đoạn 2016-2018
a. Tình hình huy động vốn:
Tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi năm 2018 đạt: 782 tỷ
đồng, so với đầu năm + 58 tỷ, tỷ lệ tăng trưởng là 8%; so kế hoạch
2018 đạt : 114%.
- Nguồn vốn huy động dài hạn tăng trưởng vượt bậc, năm
2018 tăng 200% so với năm 2017 đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu
vốn cho vay hoạt động SXKD, tuy nhiên nguồn vốn huy động kỳ hạn
dưới 12 tháng giảm khá mạnh với mức giảm là: 87 tỷ, tương ứng 13% so với 2017.
b. Hoạt động cho vay
Hoạt động tín dụng là vai trò quan trọng có ý nghĩa sống còn,
nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.
c. Kết quả tài chính chi nhánh
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh khá hiệu quả và ổn định
qua các năm. Năm 2016, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 14,7 tỷ đồng.
Sang đến năm 2017, lợi nhuận mà ngân hàng thu về là 16,2 tỷ đồng,
tăng 11% so với năm 2016 và đến hết năm 2018 là 17,1 tỷ đồng tăng
5% so với năm 2017.



11
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM
2.2.1. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động
tăng trưởng hoạt động nhận tiền gửi của chi nhánh trong thời
gian qua
a. Môi trường bên ngoài: gồm môi trường vĩ mô và môi
trường cạnh tranh
b. Môi trường bên trong
2.2.2. Thực trạng triển khai các biện pháp trong hoạt động
nhận tiền gửi
a. Về lãi suất
Bảng 2.4: Lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng trên địa bàn
Kon Rẫy
Lãi suất: %

Ngân Hàng

Agribank
NH Chính sách
XH

1

2

3


6

9

12

24

tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng
3,6

3,6

4,0

4,6

4,8

5,5

6,7

3,2

3,3

3,6


4,2

4,5

5,0

6,0

(Nguồn: Bảng biểu lãi suất huy động của các ngân hàng năm 2018)
b. Về sản phẩm dịch vụ
c. Về phân phối mạng lưới
d. Mở rộng các hình thức nhận tiền gửi
e. Hoạt động tuyên truyền quảng bá


12
2.2.3 Kết quả hoạt động nhận tiền gửi tại Agribank Kon Rẫy
a. Về quy mô tiền gửi
Năm 2017 số dư tiền gửi cá nhân đạt 89 tỷ đồng với mức tăng
trưởng tuyệt đối là 1 tỷ đồng so với năm 2016; năm 2018 đạt 112 tỷ
đồng, đạt 101% kế hoạch được giao, tăng 25,11% so với năm 2017,
tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp và tổ chức trung bình khoảng 86% so
tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi. Năm 2018 số dư đạt ở mức 670
tỷ đồng chiếm tỷ trọng 85,73%, tăng 5,61% so với năm 2017, đạt
106% kế hoạch năm được giao.
b. Về thị phần tiền gửi
Thị phần hoạt động nhận tiền gửi của Agribank Kon Rẫy qua
các năm 2016 - 2018 lần lượt là 74,88% - 74,76% - 78,64% luôn
đứng đầu tại địa phương.
c. Về cơ cấu tiền gửi

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, cơ cấu huy động tiền gửi
được phân tích theo kỳ hạn, theo loại tiền và theo danh mục các sản
phẩm huy động tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân đã được triển
khai tại Agribank Chi nhánh Kon Rẫy.
c. Về chi phí tiền gửi
Chi phí hoạt động nhận tiền gửi của chi nhánh gồm chi phí trả
lãi và các chi phí ngoài lãi, trong đó chi phí trả lãi tiền gửi chiếm tỷ
trọng lớn nhất.


13
Bảng 2.9. Chi phí trả lãi tiền gửi giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2017/2016
CHỈ

Năm

Năm

Năm

TIÊU

2016

2017

2018


659

724

35.59

5.40%

Tổng tiền
gửi
Chi Phí trả
lãi

2018/2017

Tuyệt

Tƣơng

Tuyệt

Tƣơng

đối

đối

đối

đối


782

65

10%

58

8%

27.51

30.50

-8.07

-23%

2.99

11%

3.80%

3.90%

-1.60%

-29.63%


0.10%

2.63%

Chi Phí trả
lãi Bình
quân

(Nguồn: Agribank Kon Rẫy)
Từ năm (2016 – 2018), có tỷ suất chi phí trả lãi bình quân là
3,90%. Tỷ suất này cho thấy, để huy động được một đồng tiền gửi,
chi nhánh phải chi bình quân 0,039 đồng chi phí lãi.
d. Về chất lượng dịch vụ tiền gửi
Để đánh giá được dịch vụ tiền gửi của chi nhánh đã tổ chức
điều tra thăm dò 100 mẫu khảo sát theo phương pháp thống kê qua
các Phiếu khảo sát về các thông tin đánh giá trả lời của khách hàng
cá nhân đang gửi tiền tại chi nhánh.
Bảng 2.10: Sự hài lòng của khách hàng
Thủ tục gửi tiền
Thời gian xử lý giao dịch
Giải quyết các khiếu nại, nhanh chóng, kịp thời
có chỗ đậu xe rộng rãi, an toàn
Thái độ của nhân viên giao dịch
Dịch vụ chăm sóc khách hàng VIP
Đánh giá tổng quan về quầy dịch vụ - ngân quỹ

Số trung bình
2.51
3.62

3.53
3.9
4.02
3
3.73


14
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM
2.3.1 Những kết quả đạt được
Qua việc phân tích tình hình huy động tiền gửi cá nhân ở trên
có thể nhận thấy những thành tựu mà chi nhánh đã đạt được trong
giai đoạn này:
Một là, quy mô nguồn vốn huy động được từ lượng vốn lớn
trong huyện nhờ đó nguồn vốn huy động nhận tiền gửi các năm
không ngừng tăng lên, gắn với công tác chuyển vốn điều hòa trong
toàn hệ thống và góp phần đầu tư vốn tín dụng phát triển kinh tế xã
hội địa phương.
Hai là, chi nhánh đã xây dựng được hình ảnh của mình trong
tâm trí khách hàng.
Ba là, thị phần của chi nhánh luôn ổn định trong các năm qua.
Thị phần là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực
cạnh tranh, để giữ vững thị phần không phải là điều dễ dàng, chi
nhánh cũng cần tiếp tục chú trọng và quan tâm trong thời gian tới.
Bốn là, Agribank Kon Rẫy đã cung cấp cho khách hàng sử
dụng được nhiều cách thức khác nhau để gửi tiền như mở rộng địa
điểm giao dịch trực tiếp thông qua việc nâng cấp phòng giao dịch
Kon Plong, gửi tiền trực tuyến trên internet rất tiện lợi, duy trì tiền tại

tài khoản được chi trả lương…
Năm là, trong giai đoạn này có rất nhiều chương trình chăm
sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi được triển khai dành
cho các sản phẩm huy động tiền gửi cá nhân và doanh nghiệp nên thu
hút được nhiều người tham gia sử dụng sản phẩm.


15
Sáu là, hoạt động nhận tiền gửi đóng góp rất nhiều vào thu
nhập từ lãi của chi nhánh, đặc biệt biểu hiện rõ ràng nhất thông qua
cơ chế chuyển giá vốn nội bộ FTP.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
a. Hạn chế
Một là, mặc dù số dư huy động nhận tiền gửi cá nhân tại chi
nhánh tăng dần qua các năm tuy nhiên chiếm thị phần còn nhỏ. Hạn
chế thể hiện rõ là mức tăng trưởng của chi nhánh thấp hơn mức tăng
trưởng của toàn địa bàn huyện Kon Rẫy
Hai là, cơ cấu huy động nhận tiền gửi vẫn chưa hợp lý. Huy
động bằng ngoại tệ trong tiền gửi còn quá thấp, công tác huy động
ngoại tệ chưa linh hoạt.
Ba là, sản phẩm huy động dành cho khách hàng đã bước đầu
cố gắng đa dạng hóa song chưa nhiều, mức độ triển khai những sản
phẩm dịch vụ tiện ích còn hạn chế thể hiện số dư ở một số sản phẩm
mới còn thấp (tiền gửi rút gốc từng phần, tiền gửi trực tuyến), nhìn
chung vẫn còn nặng về các dịch vụ truyền thống.
Bốn là, việc triển khai và đánh giá công tác huy động nhận tiền
gửi cá nhân chỉ dừng lại ở việc giao chỉ tiêu, báo cáo số liệu tăng
trưởng định kỳ của các phòng/tổ, chưa có đề án nghiên cứu, phát
triển cụ thể sản phẩm huy động tiền gửi riêng dành cho khách hàng
cá nhân. Hoạt động maketing chưa rõ nét, chưa có sự thống nhất và

đồng bộ giữa các phòng ban.
b. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Trên địa bàn sẽ
xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng và các tổ chức khác có chức


16
năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy
cơ thu nhỏ lại.
Thứ hai, lượng tiền thực sự nhàn rỗi trong dân cư không cố
định, do nhu cầu về đời sống tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh theo
mùa vụ lại thường có nhu cầu rút trước hạn nên khách hàng cá nhân
ưu chuộng các kỳ hạn ngắn. Đó là nguyên nhân làm cho cơ cấu tiền
gửi huy động của ngân hàng có sự chênh lệch lớn, thường tập trung
chủ yếu vào các kỳ hạn dưới 12 tháng.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, các sản phẩm ngân hàng thường giống nhau, các
tiện ích khách hàng về việc được thanh toán trước hạn, rút một phần
gốc, lĩnh lãi định kỳ đều áp dụng mức lãi suất đã được quy đổi theo
kỳ hạn, thực chất khách hàng không được hưởng lãi suất nhiều hơn.
Thứ hai, thiếu tính hợp tác hỗ trợ từ các phòng ban. Các phòng
ban còn hoạt động độc lập riêng lẽ trong việc công tác huy động,
chưa có sự phối hợp giữa khách hàng của các phòng để liên kết bán
chéo sản phẩm.
Thứ ba, chi nhánh Kon Rẫy chưa có nguồn nhân sự chuyên
trách kỹ năng nghiên cứu phân tích thị trường, kỹ thuật marketing,
hoạt động chăm sóc khách hàng. Chi nhánh chưa có tiêu chí phân
loại khách hàng VIP, khách hàng lớn, truyền thống để có chính sách
chăm sóc cụ thể.

Thứ tư, chương trình quản lý thông tin quan hệ khách hàng
chưa được triển khai chi tiết, chỉ dừng lại ở một số thông tin cơ bản
về cá nhân, chưa có chương trình tổng hợp các sản phẩm dịch vụ mà
một khách hàng hiện đang sử dụng tại ngân hàng.


17
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 đã trình bày khái quát về hoạt động của ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Kon
Rẫy cũng như lịch sử hình thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh.
Đề tài cũng đi sâu phân tích thực trạng huy động tiền gửi tại
chi nhánh cụ thể là đánh giá thực trạng triển khai các biện pháp trong
hoạt động nhận tiền gửi mà ngân hàng áp dụng trong thời gian vừa
qua, qua đó đánh giá kết quả hoạt động nhận tiền gửi bằng các chỉ
tiêu như quy mô nhận tiền gửi, cơ cấu nhận tiền gửi, chi phí nhận
tiền gửi, đánh giá chất lượng nhận tiền gửi bằng phiếu khảo sát
khách hàng...
Với kết quả phân tích trên, đề tài đã nêu ra được những thành
tựu đạt được cũng như các hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác hoạt
động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân tại chi nhánh để từ đó đề xuất
các biện pháp khả thi nhằm thực hiện công tác huy động tiền gửi cá
nhân đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.


18
CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN
TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN
KON RẪY – KON TUM
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1 Định hướng phát triển chung
+ Xác định các mục tiêu tổng quát về tổng dư nợ, cơ cấu
khách hàng, mặt hàng/lĩnh vực đầu tư, thời hạn, loại tiền cho vay; tỷ
lệ khống chế nợ quá hạn;
+ Xác định các biện pháp và nguồn lực, những giải pháp trong
chiến lược tín dụng thường có phạm vi lớn, dài hạn và có ảnh hưởng
đáng kể đến hướng phát triển của ngân hàng nói chung;
+ Chiến lược phát triển kinh doanh là một trong những nội
dung quan trọng của chiến lược phát triển chung của toàn bộ
Agibank Kon Rẫy, và phải được Hội đồng Quản trị thông qua;
+ Đa dạng hoá: hoạt động trên nguyên tắc phát huy lợi thế
kinh doanh trên lĩnh vực bán buôn, đa dạng hóa mặt hàng và lĩnh vực
đầu tư theo hướng không tập trung quá lớn vào lĩnh vực thương mại
và một số ngành như điện, đá vôi, xây dựng;
+ Phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay mới như cho vay du
học, trả góp, thấu chi...;
Chi nhánh định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 20192025 của Chi nhánh như sau:
Công tác huy động vốn:
- Triển khai mạnh các biện pháp huy động vốn đã chỉ đạo tại
hội nghị triển khai hoạt động kinh doanh năm 2018.
- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn như đã thực


19
hiện giai đoạn 2019 -2025 là 4.5% mỗi năm.
- Trong tăng trưởng nguồn vốn cần chú ý đẩy mạnh tăng
trưởng nguồn vốn có các kỳ hạn: 3 tháng, 7 tháng, 9 tháng và loại kỳ

24 tháng để tạo ra nguồn vốn ổn định, cân đối với nguồn vốn để cho
vay trung dài hạn.
Công tác tín dụng:
Về tăng trưởng tín dụng
Về kiểm soát nợ xấu phát sinh
Về xử lý nợ xấu, nợ bán VAMC
Công tác phát triển dịch vụ
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động nhận tiền gửi tại
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi
nhánh huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
- Về quan điểm quản trị điều hành: Lấy tiền gửi hiệu quả quyết
định tín dụng hiệu quả - tăng trưởng tiền gửi phù hợp với tốc độ tăng
trưởng tín dụng đảm bảo cân đối an toàn, hiệu quả.
- Về quy mô: đảm bảo tăng trưởng tiền gửi ổn định, trong đó
tiền gửi cuối kỳ tăng trưởng bình quân 25%/năm, đến năm 2021 đạt
3.900 tỷ đồng.
- Về cơ cấu: xác định định hướng dịch chuyển cơ cấu tiền gửi
về kỳ hạn, đối tượng khách hàng, nguồn tiền gửi USD trên cơ sở
- Về kiểm soát chi phí: điều hành lãi suất linh hoạt theo thị
trường đảm bảo tăng trưởng quy mô tiền gửi với chi phí hợp lý, tuy
nhiên vẫn đảm bảo tính ổn định trong chính sách lãi suất theo thời
gian và tuân thủ các quy định của NHNN, Agibank trong từng thời
kỳ.
- Về kiểm soát rủi ro: không để xảy ra các trường hợp mất mát
tiền gửi của khách hàng do lỗi tác nghiệp của chi nhánh.


20
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
NHẬN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
HUYỆN KON RẪY, TỈNH KON TUM
3.2.1 Khuyến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon
Tum
a. Các chính sách liên quan tới khách hàng
b. Chính sách liên quan đến sản phẩm
c. Chính sách truyền thông, quảng bá thương hiệu Agribank
d. Hoàn thiện quy trình giao dịch
e. Hoàn thiện cơ chế tạo động lực trong hoạt động nhận tiền
gửi
f. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí nhận tiền gửi
g. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động
nhận tiền gửi
3.2.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam
3.2.3 Khuyến nghị với các cấp chính quyền địa phương
Để thu hút thêm nhiều cá nhân, doanh nghiệp tại địa phương
gửi tiền tại Ngân hàng, thì Agribank Chi nhánh Kon Rẫy rất cần sự
giúp đỡ, hỗ trợ của Chính quyền địa phương huyện Kon Rẫy và tỉnh
Kon Tum.
Hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ có Phòng giao dịch Ngân
hàng Chính sách xã hội thuộc Chi nhánh tỉnh Kon Tum và Agribank
CN Kon Rẫy trong đó đối tượng khách hàng của Ngân hàng của
NHCSXH là những hộ gia đình nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo và các đối tượng chính sách khác có thu nhập thấp để triển


21
khai các chương trình ưu đãi của Nhà nước. Do vậy mà Agribank

Kon Rẫy rất có lợi thế trong tiếp cận các hộ gia đình, cá nhân có thu
nhập khá trở lên, nhưng để có thông tin và tiếp cận những khách
hàng này thì Chi nhánh cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.
Thứ nhất, Cấp chính quyền địa phương huyện Kon Rẫy có thể
tạo điều kiện để Agribank Chi nhánh Kon Rẫy tổ chức các buổi gặp
gỡ cá nhân, hộ gia đình có thu nhập khá trở lên tại địa phương để
quảng bá về Agribank, giới thiệu về các dịch vụ mà Agribank đang
cung cấp trong thanh toán, giới thiệu các sản phẩm đa dạng về kỳ
hạn để khách hàng biết đến những lợi ích trong việc gửi tiền tại Ngân
hàng thay vì cất giữ tiền mặt tại nhà hoặc mua vàng dự trữ vì những
phương thức cất giữ này chứa nhiều rủi ro hơn, và không sinh lời
hoặc bị mất giá trị của tiền và vàng nếu như kinh tế thị trường biến
động.
Thứ hai, Chính quyền địa phương giúp Agribank CN Kon Rẫy
khai thác thông tin về các doanh nghiệp đang hoạt động tại huyện.
Thứ ba, chính quyền giúp Chi nhánh huy động tiền gửi ngoại
tệ từ kiều hối bằng cách cung cấp thông tin về những người đang
sinh sống và làm việc tại nước ngoài trong địa bàn huyện để chi
nhánh tư vấn.
Thứ tư, UBND các cấp xã, thị trấn hỗ trợ tối đa Chi nhánh
trong việc mở rộng thêm Phòng Giao dịch ở một số điểm khác ngoài
trụ sở chính hiện nay và một số điểm giao dịch lưu động tại xã, thị
trấn.
Các giải pháp được khuyến nghị:
- Để có thể thu hút được nguồn tiền gửi từ các hộ dân thì chi
nhánh Kon Rẫy và Phòng Giao dịch Kon Plong (đặc biệt chú trọng
hơn cho Phòng giao dịch Kon Plong về thu hút tiền gửi của các Tổ


22

chức kinh tế cũng như cá nhân kinh doanh Du lịch sinh thái và khách
Du lịch trên địa bàn) cùng phối hợp thực hiện với chính quyền các
xã từ khâu tiếp cận khách hàng, tìm kiếm địa điểm, phát tờ rơi giới
thiệu về chi nhánh và chuẩn bị mọi phương tiện cũng như đội ngũ
giao dịch viên chuyên nghiệp. Sau mỗi đợt tổ chức huy động vốn tại
từng xã, hình ảnh của chi nhánh Kon Rẫy cũng như thương hiệu
Agribank sẽ được quảng bá rộng rãi tới đông đảo khách hàng, góp
phần nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của Agribank trên địa
bàn.
- Huyện Kon Rẫy và các xã trong huyện có thể giúp đỡ
Agribank trong việc triển khai thành công mô hình điểm giao dịch
lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng: Điểm giao dịch lưu động cung
cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ như: nhận gửi tiền, rút tiền gửi
không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của cá nhân và
các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Agribank áp
dụng cho điểm giao dịch lưu động; tư vấn tín dụng, tiếp nhận và
hướng dẫn hồ sơ vay vốn của khách hàng trên địa bàn.…


23
KẾT LUẬN
Hoạt động nhận tiền gửi có vai trò vô cùng quan trọng trong
nền kinh tế, là động lự thúc đẩy phát triển kinh tế của đát nước.
Luận văn đã giới thiệu bối cảnh kinh doanh của ngân hàng
cũng như khái quát toàn bộ các lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Kon Rẫy trong giai
đoạn 2016-2018.
Qua kết quả phân tích trên, đề tài đã nêu ra được những kết
quả đạt được cũng như các hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác hoạt
động nhận tiền gửi khách hàng tại Agribank chi nhánh Kon Rẫy để

từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm thực hiện công tác huy động
tiền gửi đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
Qua đó, luận văn nêu lên được định hướng phát triển về huy
đồng tiền gửi cá nhân của Agribank giai đoạn 2019 - 2025 căn cứ
vào chiến lược phát triển huy động vốn chung của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.


×