Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM giáo dục tình yêu biển đâỏ cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.69 MB, 28 trang )

UBND THỊ XÃ SƠN TÂY
TRƯỜNG MẦM NON SƠN ĐÔNG
----------------

Mét sè
biÖn
ph¸p
n©ng

SÁNG KIẾN KINH cao
NGHIỆM
chÊt l
GIÁO DỤC TÌNH YÊU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG
îngTRƯỜNG MẦM NON
QUA CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TRONG

cho
Năm thực hiện: 2018 – 2019
trÎgiáo
3-4
Lĩnh vực:
Giáo dục mẫu
Tên tác giả:
Trần Thị Hường
Số điện thoại: 0988030210 tuæi

Trườn
g
Mầm
non
Đại


Đồng
lµm
quen
NĂM HỌC: 2018 –víi
2019
v¨n
1

häc


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................2
1. Lý do về mặt lý luận......................................................................................................2
2. Lý do về mặt thực tiễn...................................................................................................3
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..................................................................4
1.Mục đích..........................................................................................................................4
2.Nhiệm vụ..........................................................................................................................4
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................4
1.Đối tượng.........................................................................................................................4
2.Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................................................5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................................5
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN.........................................6
1. Thuận lợi.........................................................................................................................6
2. Khó khăn.........................................................................................................................7
3. Khảo sát trên trẻ.............................................................................................................7
III.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.......................................................................................7

1.Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo cho trẻ................................................................................................8
2. Biện pháp 2. Sưu tầm truyện, thơ ca, hò vè, các bài hát có nội dung giáo dục về tình
yêu, giữ gìn bảo vệ biển, hải đảo để dạy trẻ:.....................................................................12
3. Biện pháp 3. Lồng ghép nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo quê hương cho trẻ thông
qua các lĩnh vực phát triển................................................................................................12
4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục tình yêu biển đảo cho
trẻ......................................................................................................................................18
IV.KẾT QUẢ MONG ĐỢI SAU KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP......................................19
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................................20
I. KẾT LUẬN......................................................................................................................20
1. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................................20
2. Bài học kinh nghiệm....................................................................................................21
II. KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................................21

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do về mặt lý luận
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời
của Tổ quốc. Trách nhiệm của mỗi người dân là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần
lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “Các Vua Hùng đã có công dựng
2


nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Biển đảo chính là một món quà vô
giá mà tạo hóa đã ban cho nước ta. Chúng ta có thể tự hào rằng nước ta có hàng
nghìn hòn đảo, quần đảo khác nhau và có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước. Vùng
biển và hải đảo Việt Nam rất giàu tài nguyên, khoáng sản và hải sản. Hiện nay,
vấn đề về biển đảo đang là một vấn đề rất cấp thiết mà toàn xã hội đang rất quan
tâm để dành chủ quyền biển, đảo quê hương. Đặc biệt đối với Việt Nam: Quốc

hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho
cán bộ, nhân dân và đặc biệt là lớp trẻ về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt
Nam. Một trong những nội dung của Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp
hành trung ương Đảng khóa XII đó là: “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế
biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo? Phải nói rằng
thời gian qua cả nước dấy lên các cao trào hướng về biển đảo, nhân dân hỗ trợ
cả vật chất tinh thần cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân ở hải đảo xa, khuyến
khích hỗ trợ người dân ra khơi đánh cá, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Về quốc phòng chúng ta mua sắm vũ khí và các phương tiện kỹ thuật hiện đại
trang bị cho quân đội, để bảo vệ có hiệu quả lãnh thổ biển đảo Việt Nam.
Đối với ngành giáo dục cũng đã đưa nội dung giáo dục về tài nguyên và
môi trường biển, hải đảo vào trong chương trình giáo dục trẻ ở các cấp học. Đặc
biệt, đối với lứa tuổi mầm non, nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo đã được đưa vào dạy trẻ lồng ghép thông qua các hoạt động. Tuy
nhiên, nhận thức của trẻ về tài nguyên và biển đảo còn rất mơ hồ, trẻ chưa từng
được tiếp xúc, chưa hiểu rõ hết về tên gọi cũng như vị trí địa lý, đặc điểm nổi bật
của các biển đảo, tài nguyên của biển đảo đối với con người. Nên chúng ta
không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền lại cho thế hệ mai sau tình
yêu sâu sắc đối với biển đảo, đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc
3han yêu.
2. Lý do về mặt thực tiễn
Thực tế ở trường mầm non tôi công tác nói chung, lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi
tôi giảng dạy nói riêng, việc cung cấp kiến thức về tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo những năm gần đây chưa được chú trọng. Nhiều giáo viên nghĩ
rằng việc cung cấp kiến thức về tài nguyên và hải đảo là rất khó thực hiện. Vì trẻ
mầm non, đặc điểm tâm sinh lý trẻ dễ nhớ mau quên. Các cháu lại sinh sống ở
vùng phía tây của Hà Nội cách biển rất xa. Các cháu ít có cơ hội để tiếp xúc với
biển. Khái niệm về biển đảo rất xa vời với trẻ. Trẻ chưa biết nhiều lợi ích to lớn
mà biển đảo mang lại cho con người. Trên biển, đảo có những gì? Biển đảo cung

3


cấp những tài nguyên nào? Có lợi ích như thế nào đối với con người? Tại sao
phải yêu mến, bảo vệ biển đảo?
Là một công dân của đất nước Việt Nam và là giáo viên mầm non đang
trực tiếp giáo dục trẻ, đặt những viên gạch đầu tiên cho những thế hệ tương lai
của đất nước. Tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là
cần phải có trách nhiệm giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo
cho trẻ mầm non một cách hệ thống, cơ bản và thiết thực, nhằm đáp ứng những
đòi hỏi bức thiết hiện tại cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi nếu
được trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức, những kỹ năng bảo vệt tài nguyên
môi trường, hải đảo thì những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ là một lực
lượng hùng hậu trong mọi hoạt động tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi
trường, biển, đảo. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Giáo dục tình yêu biển, đảo quê
hương cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các lĩnh vực phát triển tại trường mầm
non”
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Biển là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc Việt Nam, là chỗ dựa
tinh thần và vật chất cho người dân. Biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt
động sản xuất, đời sống của dân tộc và ngày càng đóng vai trò hết sức quan
trọng. Vậy chúng ta phải làm gi? Và làm như thế nào để biển luôn là nguồn phát
triển kinh tế lớn nhất. Đó là những câu hỏi mà tôi thường xuyên đặt ra. Tôi luôn
suy nghĩ phải làm thế nào để có thể giúp cho tất cả mọi người ai ai cũng nhìn
thấy những điều ấy. Bản thân là một giáo viên mầm non, với vốn kiến thức nhỏ
nhoi tôi biết mình không thể làm được điều đó với tất cả mọi người nhưng với
lòng yêu quê hương yêu biển vô tận, tôi quyết định đem vốn kiến thức ít ỏi của
mình để dạy lại cho thế hệ tương lai. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi
muốn nghiên cứu đề tài này, mong rằng với vốn kinh nghiệm có được của mình

tôi sẽ giúp trẻ hiểu một phần nào về biển đảo của quê hương và cũng từ đó giúp
trẻ phát triển một cách toàn diện hơn nữa.
2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là tìm ra một số giải pháp giáo dục
tình yêu biển, đảo quê hương thông qua các lĩnh vực phát trển cho trẻ 5-6 tuổi
trong trường mầm non.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp A1. Trường mầm non Sơn Đông
4


2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu đối với đối tượng trẻ 5 - 6 tuổi tại Trường mầm
non và được nhân rộng tại 1 số lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường. Đề tài có
thể áp dụng rộng rãi đối với trẻ 5 - 6 tuổi trong tất cả các trường mầm non
Thời gian thực hiện: 1 năm học từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, khái quát, hệ thống hóa các tài
liệu liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát tự nhiên để xác định thực trạng về việc
tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi.
+ Phương pháp điều tra: Xử lý thông tin về nội dung này.
+ Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với học sinh, giáo viên, phụ huynh
để bổ xung các biện pháp phù hợp.
+ Phương pháp thực hành: Lên kế hoạch, đưa nội dung nghiên cứu vào
chương trình giảng dạy thực tế của lớp mình từ đó rút ra kinh nghiệm.
+ Phương pháp tổng hợp phân tích: Tổng hợp và phân tích kết quả đã đạt
được.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mỗi người dân Việt Nam đều biết đến câu thành ngữ “Rừng vàng biển
bạc”. Đó là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có, trù phú của nước
ta về tài nguyên thiên nhiên. Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của
chúng ta đối với của cải, giang sơn gấm vóc của đân tộc Đại Việt. Chúng ta có
thể tự hào rằng nước ta có đường bờ biển dài 3260km, có khoảng hơn 4.000 hòn
đảo. Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, nhất là tài
nguyên biển. Mỗi người phải biết giữ gìn, bảo vệ và khai thác hợp lý thì tài
nguyên không bị cạn kiệt. Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta
xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại
cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Một trong những
nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức
của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở
thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu. Mỗi học sinh Việt Nam
cần phải hiểu biết về đất nước gồm cả đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời ..
Giáo viên cần cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về ý thức bảo vệ môi
trường nói chung và môi trường biển, đảo nói riêng. Từ đó hình thành cho trẻ
5


thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù hợp với môi trường góp phần
hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi còn nhỏ. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày
mai”, tôi tin rằng tương lai môi trường biển sẽ ít bị ô nhiễm hơn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Hiện nay ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa cao. Trẻ sống ở phía tây
của tổ quốc nên biển và hải đảo còn xa lạ với đa số trẻ. Tôi mong muốn trẻ biết
về đất nước Việt Nam ta có đất liền nơi trẻ sống và có cả hải đảo, vùng biển,
vùng trời bao la, tươi đẹp. Trẻ biết được biển đảo giàu tài nguyên thiên nhiên và
có nhiều lợi ích rất lớn. Như: lợi ích cung cấp tài nguyên sinh vật biển: cá thu,

tôm, mực, cua biển, ngao, ghẹ… Lợi ích về du lịch: là nơi tham quan, nghỉ mát,
lợi ích về giao thông… Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường nơi trẻ sống và góp
phần nhỏ bé bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Là một người giáo viên mầm
non hàng ngày đang trực tiếp giáo dục, đặt những viên gạch đầu tiên cho những
thế hệ tương lai của đất nước. Tôi nghĩ rằng mình cần phải giáo dục cho trẻ ngay
từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường
biển và hải đảo. Điều này vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, đó
là nền móng cho sự hiểu biết về đất nước, bảo vệ và phát triển bền vững biển và
hải đảo Việt Nam. Nhận thức rõ trách nhiệm của một cô giáo mầm non ngay từ
đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: : “Giáo dục tình yêu biển, đảo quê hương
cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các lĩnh vực phát triển tại trường mầm non”
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
Nhận thấy trẻ ở trường, lớp tôi nói riêng cũng như trẻ em trên toàn thị xã
Sơn Tây nói chung còn xa lạ với biển - hải đảo. Tôi mong muốn trẻ biết về đất
nước Việt Nam không chỉ có đất liền nơi trẻ sinh sống mà còn có cả vùng biển
đảo bao la để trẻ yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường sống nói chung và bảo
vệ tài nguyên, môi trường biển - hải đảo nói riêng
Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng
của lớp mình và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường. Lớp
được trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy, phương tiện
hiện đại như đầu đĩa, ti vi, máy chiếu…
04 giáo viên đứng lớp: các giáo viên đều có trình độ Đại học, các cô đều
nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ.

6


Bản thân là giáo viên có 16 năm kinh nghiệm trong nghề. Luôn nhiệt

tình, năng động trong công việc, luôn tự học tập và nâng cao kiến thức chuyên
môn.
100% trẻ học đúng độ tuổi nên việc cung cấp kiến thức về biển đảo cho trẻ
được thuận lợi hơn.
2. Khó khăn.
Sĩ số lớp đông trong đó có 2 trẻ khuyết tật. Vì vậy đôi khi còn ảnh hưởng
đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.Vốn kinh nghiệm về vấn đề tài
nguyên môi trường biển, hải đảo Việt nam của trẻ chưa nhiều. Khả năng chú ý
có chủ định của trẻ còn kém, mau quên. Một số trẻ còn hiếu động, chưa chú ý
trong giờ học
3. Khảo sát trên trẻ
Để nắm bắt được kiến thức của trẻ về biển đảo: trẻ hiểu về tài nguyên và
môi trường biển, hải đảo như thế nào, vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát
trẻ lớp tôi kết quả như sau:
Khảo sát thực trạng đầu năm học 2018 -2019
Giai
Số
Nội dung
đoạn
trẻ
Nhận biết Nhận biết Lợi ích từ Ý
thức Tình yêu
Đầu
tên gọi, vị đặc điểm biển đảo
bảo
vệ biển đảo
năm
54 trí của 1 số nổi
bật
môi

bãi
biển, của 1 số
trường
đảo
biển, đảo
biển, đảo
Đ
KĐ Đ
KĐ Đ
KĐ Đ
KĐ Đ

Kết quả

15

39

11

43

24

30

34

20


24

30

Tỉ lệ

27,8
%

71,2 20,1 79,9 45,5 54,5 63
%
%
%
%
%
%

37
%

45,5 54,5
%
%

Qua khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi
trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ có
ý thức giữ gìn và bảo tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách trẻ.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

7


1.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục
tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ.
Sau khi nắm bắt được khả năng nhận thức của trẻ tôi tiến hành xây dựng
kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
vào dạy trẻ. Vì xây dựng kế hoạch cụ thể như vậy sẽ giúp tôi thực hiện các công
việc một cách dễ dàng mà không bị chồng chéo. Với kế hoạch đã đặt ra tôi sẽ
biết được cần phải làm gì, thông qua các hoạt động nào, lĩnh vực nào. Qua đó
chuẩn bị bối cảnh và đồ dùng, tranh ảnh…cho các hoạt động được chu đáo và
đạt kết quả tốt hơn. Chính vì vậy nên khi bắt đầu bước vào đầu năm học, tôi đã
xây dựng bản kế hoạch này thật cụ thể, thật rõ ràng.
Tháng

Tháng
9,10

Nội dung
- Dạy trẻ biết người thân
(như: bố hay bác, chú, anh…
trong họ) làm nghề gì? Có ai
là bộ đội hải quân không? Có
ai làm nghề đánh bắt cá
không…
- Biết quan tâm, chia sẻ, động
viên và thể hiện tình yêu, sự
thương nhớ khi có người thân
trong gia đình làm nghề bộ

đội hải quân canh gác ở nơi
biển đảo xa xôi để giữ gìn và
bảo vệ Tổ Quốc.
- Dạy trẻ biết nghề bộ đội hải
quân (tên gọi, dụng cụ, trang
phục, công việc và ý nghĩa
của nghề đối với xã hội).
- Giáo dục trẻ biết thường
xuyên rèn luyện sức khỏe
giống các chú bộ đội để bảo
vệ Tổ Quốc.

Tháng
11, 12
8

Hoạt động.
* Thông qua hoạt động học
- Khám phá xã hội: Trò chuyện về
người thân làm bộ đội hải quân.
- Văn học: đọc thơ: “Chú Hải
Quân”
- Âm nhạc: Hát, vận động “Ba em
là bộ đội hải quân”,
- Tạo hình: Vẽ, xé dán quà tặng chú
bộ đội
* Thông qua hoạt động khác:
- Thiết kế những trò chơi chọn hành
vi đúng sai về các mối quan hệ
trong gia đình, mô phỏng động tác

bắt chước chú bộ đội hải quân.
* Thông qua hoạt động học
- Khám phá khoa học: Trò chuyện
về nghề bộ đội Hải quân.
- Âm nhạc:
+ VĐMH: Ba em là bộ đội hải quân
+ Nghe hát: Đảo chân mây
- Tạo hình: + Vẽ chú bộ đội hải
quân.
+ Cắt, xé dán làm bưu thiếp tặng
chú bộ đội hải quân
- Văn học: Dạy trẻ bài thơ "Chú bộ


- Dạy trẻ biết nghề làm muối
(tên gọi, dụng cụ, sản phẩm,
trang phục, công việc và ý
nghĩa của nghề đối với xã
hội)

- Dạy trẻ biết nghề nuôi hải
sản: nuôi cá, tôm, nuôi trai
lấy ngọc, nghề đánh bắt cá:
câu mực (tên gọi, công việc,
dụng cụ, sản phẩm và ý nghĩa
của nghề với xã hội)
- Dạy trẻ biết nghề nuôi trồng
thủy sản: Rong, tảo biển (tên
gọi, công việc, dụng cụ, sản
phẩm và ý nghĩa của nghề với

xã hội)

đội hải quân"
* Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Trò chuyện
về nghề làm muối.
* Thông qua hoạt động khác:
- Hoạt động chiều: Đọc thơ " Hạt
muối"
- Trò chơi: Sắp xếp quy trình làm ra
muối.
- Hoạt động ngoài trời: Sự hòa tan
của muối, đường.
* Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Trò chuyện
về nghề đánh bắt cá, nghề nuôi hải
sản.
- Tạo hình: vẽ dụng cụ , sản phẩm
của nghề đánh bắt cá.
* Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Trò chuyện
về nghề nuôi trồng thủy sản (rong,
tảo biển)
- Tạo hình: Làm rong, tảo biển từ
len, vải.
* Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Trò chuyện
về nghề làm nước mắm, nghề xuất
khẩu đồ đông lạnh: Cá, tôm, mực...
* Thông qua hoạt động khác:

- Trò chuyện: Cho trẻ xem phim tài
liệu về một số nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường:
- Thiết kế những bài tập có hành vi
đúng sai bảo vệ môi trường trên bãi
biển và cho trẻ tham gia.

- Dạy trẻ biết nghề chế biến
hải sản: làm nước mắm; nghề
xuất khẩu đồ đông lạnh: Tôm,
cá, mực…
- Dạy trẻ biết quan tâm và có
ý thức bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển, đảo, biết
nhận ra những hành vi
“đúng”,”sai”, “tốt”, “xấu”,
biết thực hiện và chọn những
hành vi đúng:
Nguyên nhân:
+ Do tràn dầu, do con người * Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Khám phá
chặt phá cây ven biển.
9


+ Do con người khai thác cạn
kiệt tài nguyên biển, do rác
thải từ hoạt động của nghề
đánh, bắt cá, nuôi tôm, chế
biến hải sản thành nước mắm,

không được xử lí đổ thẳng ra
biển.
- Dạy trẻ biết (tên gọi, đặc
điểm, cách vận động, sinh
sản, môi trường sống…) của
các loại động vật sống ở biển:
Tôm, cá, cua, ghẹ, ngao, sao
biển…
- Lợi ích của động vật biển :
+ Cung cấp thức ăn giàu dinh
dưỡng như: Tôm, cá thu, cua,
ngao, mực, ghẹ…
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ
tài nguyên biển.
- Dạy trẻ biết thế giới thực
vật ở biển: rong biển, san hô,
tảo, cây đước… (Tên gọi,
hình dạng, đặc điểm… )
Tháng
1,2

- Dạy trẻ biết lợi ích từ thực
vật biển: làm thuốc chữa
bệnh, làm thực phẩm chức
năng.
- Dạy trẻ biết một số PTGT
trên biển: Tàu thủy, thuyền
buồm, ca nô, ghe, phà… (Tên
Tháng 3 gọi, đặc điểm chung, tác
dụng, môi trường hoạt động)

- Dạy trẻ biết ích lợi của giao
thông biển: giúp mọi người đi
lại giữa các vùng, các nước
và vận chuyển hàng hóa…
10

thế giới trong lòng đại dương
- Tạo hình: Ghép hình con vật ở
biển bé thích bằng lá cây.
- Âm nhạc:
Dạy vận động: Tôm cua cá thi tài.
Nghe hát: Đi câu cá.
- Kể chuyện: Câu chuyện của cá
vàng.

* Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Trò chuyện
về các loại rong, tảo biển
* Thông qua hoạt động khác:
- Hoạt động chiều: Sắp xếp quy
trình phát triển của Tảo biển.
- Hoạt động góc: Nặn san hô
- Thông qua trò chơi: “Tạo thảm cỏ,
vườn hoa trên bờ biển”.
* Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Trò chuyện
về các loại PTGT trên biển.
- Tạo hình: Gấp, xé dán thuyền trên
biển
- Âm nhạc:

+ Dạy vận động: Em đi chơi thuyền
+ Nghe hát: Bạn ơi có biết
+ Trò chơi: Ai nhanh nhất


- Dạy trẻ có ý thức khi tham * Thông qua hoạt động khác
gia giao thông trên biển
- Hoạt động góc: vẽ, tô màu, cắt
dán tranh ảnh về giao thông trên
biển, đảo.
- Hoạt động chiều: tạo hình thuyền
buồm trên biển bằng lá cây, bẹ
chuối.
- Thiết kế những hình ảnh đúng sai
khi tham gia giao thông trên biển.
- Dạy trẻ biết (tên gọi, đặc * Thông qua hoạt động học:
điểm, hiện tượng, tác hại) các - Khám phá khoa học: Trò chuyện
hiện tượng tự nhiên: cát, nước về các hiện tượng tự nhiên: nước
biển, sóng biển, bão biển, biển, sóng biển.
sóng thần.
- Văn học: nghe kể chuyện, đọc thơ,
Tháng 4 - Dạy trẻ ý thức, hành vi bãi ca dao về biển, đảo Việt Nam.
biển giữ gìn bảo vệ môi - Âm nhạc:
trường và nguồn nước biển + Dạy hát: Bé yêu biển
sạch, trong lành.
+ Nghe hát: Biển hát chiều nay
+ Không vứt rác thải xuống + Trò chơi: “Tai ai thính” (phân biệt
biển.
âm thanh: mưa, gió, sóng biển)
+ Không xả trực tiếp nước * Thông qua hoạt động khác

thải xuống biển.
- Hoạt động ngoài trời: tạo sóng
+ Không làm tràn dầu ra biển. bằng tay
+ Không đánh bắt cá tùy tiện, - Thiết kế những hình ảnh đúng –
khai thác triệt để rong tảo sai, nên – không nên làm về ý thức
biển…
giữ gìn bảo vệ môi trường và nguồn
Tham gia thu gom rác thải… nước biển.
- Dạy trẻ nhận biết về biển, * Thông qua hoạt động học:
hải đảo của Việt Nam: Tên - Khám phá khoa học: Quan sát và
gọi, vị trí địa lí, đặc điểm nổi trò chuyện về 1 số vùng biển, đảo
bật của một số vùng biển, đảo của quê hương.
Tháng 5 nổi tiếng ở Việt Nam.
- Tạo hình: Vẽ cảnh biển.
- Dạy trẻ biết lợi ích của biển, - Âm nhạc: nghe, hát, múa, vận
đảo:
động theo nhạc các bài hát về biển
+ Biển, đảo nổi tiếng là nơi đảo quê hương.
tham quan, du lịch, nghỉ mát. * Thông qua hoạt động khác
+ Là nơi phát triển các nghề
- Hoạt động góc: tô màu, làm sách
11


+Cung cấp nguồn tài nguyên tranh du lịch quê em.
như dầu khí, nguồn năng - Thiết kế hình ảnh đúng – sai các
lượng sạch….
nguồn tài nguyên biển cung cấp cho
- Giáo dục trẻ tình yêu biển đời sống.
đảo,yêu quê hương, đất nước. - Trò chơi: Du lịch biển

* Kết quả: Tôi đã xây dựng bản kế hoạch lồng ghép trong các hoạt động
vào của từng tháng và chủ đề sự kiện rất chi tiết, cụ thể. Nhờ đó công việc của
tôi thực hiện rất nhẹ nhàng, linh hoạt và đạt hiệu quả cao.
2. Biện pháp 2. Sưu tầm truyện, thơ ca, hò vè, các bài hát có nội dung
giáo dục về tình yêu, giữ gìn bảo vệ biển, hải đảo để dạy trẻ:
Đối với lứa tuổi mầm non, trẻ nhanh nhớ mau quên, thơ ca đối với trẻ có
vần điệu sẽ giúp trẻ dễ nhớ và thuộc hơn, nó dễ đi vào tâm hồn của trẻ thơ. Để
cung cấp kiến thức cho trẻ một cách tốt nhất, tôi đã sáng tác, sưu tầm, các bài
thơ ca, hò vè có nội dung về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo để dạy trẻ.
Ngoài ra, còn dạy trẻ tình yêu, lòng biết ơn các chú bộ đội hải quân đang phải xa
người thân để canh gác bảo vệ nơi biển đảo xa xôi, canh giữ sự bình yên cho Tổ
quốc. Đồng thời, giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và biển đảo
quê hương…
Khi thực hiện biện pháp này, tôi đã cố gắng tìm tòi trên các phương tiện
thông tin đại chúng như qua sách, báo, mạng, cập nhật các thông tin hàng ngày
và tôi đã sưu tầm được: Các bài thơ để áp dụng vào dạy trẻ như bài thơ: Xây
nhà trên cát, Ba em làm bộ đội, Chú bộ đội hải quân…
Các bài hát để dạy trẻ hát và cho trẻ nghe hát: Bé yêu Biển lắm! Ba em là
bộ đội Hải quân, Nơi đảo xa, Gần lắm Trường Sa, Thân thương Trường Sa….
*Kết quả: Qua các bài thơ, câu truyện, bài hát mà tôi sưu tầm được để áp
dụng vào dạy, tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú, say mê, và thể hiện tình cảm, thái
độ với nội dung câu các bài thơ, bài hát, câu truyện đưa ra và giúp trẻ có tình
yêu quê hương, yêu biển đảo tài nguyên biển quí giá của mình hơn. Từ đó góp
phần giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mặt thể chất và tinh thần.
3. Biện pháp 3. Lồng ghép nội dung giáo dục tình yêu biển, đảo quê
hương cho trẻ thông qua các lĩnh vực phát triển.
3.1 Thông qua lĩnh vực phát triển thể chất
Trong chương trình giáo dục mầm non, nội dung giáo dục của các lĩnh
vực được thực hiện qua các tháng, qua chủ đề sự kiện, tôi đã tích hợp nội dung
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào lĩnh vực phát triển thể

chất cho trẻ 1 cách linh hoạt và phù hợp để dạy trẻ
12


Ví dụ: Hoạt động: vận động
VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
Tôi đã gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ xem một đoạn video clip về
các chú bộ đội hải quân đang canh gác trên biển và trò chuyện với trẻ về nội
dung đoạn video: + Đây là ai? Các chú bộ đội hải quân đang làm gì? Vì sao chú
phải đứng canh gác ở đây? Sau đó tôi dẫn dắt: Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các
con một chuyến du lịch biển và cùng đến thăm các chú bộ đội hải quân nhé. Bây
giờ cô cháu mình cùng khởi động để có sức khỏe tốt để đến thăm các chú nào.
Khởi động xong, cô giới thiệu vận động cơ bản: Các chú bộ đội hải quân đứng
canh giữ ở biển đảo xa xôi rất vất vả và vẫn còn bị thiếu lương thực. Vì vậy,
chúng mình cùng giúp các chú mang thật nhiều lương thực ra đảo Trường Sa
nhé. Cô làm mẫu và cho trẻ thực hiện. Trẻ thực hiện vận động xong. Cô nhận
xét: Bạn nào cũng rất hào hứng và chở được nhiều bao gạo giúp các chú hải
quân… Các chú rất cảm ơn các con đấy. Cô mời một trẻ giỏi lên chở bao gạo
cuối cùng giúp các chú. Cô cho trẻ chơi trò chơi: Chuyền bóng qua đầu. Hồi
tĩnh: chúng mình cùng tạm biệt các chú bộ đội hải quân và trở về đất liền. Kết
thúc, cô nhận xét và giáo dục trẻ: Trong chuyến du lịch hôm nay cô thấy bạn nào
cũng giỏi, chở được nhiều bao gạo giúp các chú hải quân ra ngoài đảo mà không
bị rơi bao gạo nào xuống biển. Các chú gửi lời cảm ơn các con và chúc các con
luôn chăm ngoan, học giỏi, hay ăn chóng lớn, có sức khỏe tốt để bảo vệ Tổ
quốc.
Qua tiết học này, tôi giáo dục trẻ biết nhớ ơn những người đã và đang làm
công việc rất vất vả ở nơi biển đảo xa xôi. Đồng thời, giáo dục trẻ lòng yêu nước
và ý thức bảo vệ biển đảo quê hương, bảo vệ Tổ quốc.
Hay khi cho trẻ học những bài học về phát triển thể chất. Tôi thường nói
cho trẻ hiểu tác dụng của việc rèn luyện thể lực để có sức khỏe mai này lớn lên

các con mới có thể thực hiện được những ước mơ, nhất là những bạn sau này
muốn làm các chú bộ đội để bảo vệ tổ quôc, biên cương, hải đảo thì cần phải rèn
luyện sức khỏe.
3.2 Thông qua lĩnh vực phát triển nhận thức
Đây là hoạt động cung cấp kiến thức rõ nhất về vị trí địa lý, tài nguyên,
ích lợi của biển hải đảo. Công việc của các chú bộ đội hải quân làm nhiệm vụ
canh giữ ở hải đảo xa xôi. Trong các giờ hoạt động tôi cho trẻ quan sát tranh,
ảnh, mô hình, các vi deo để qua đó trẻ thấy được biển, hải đảo mang lại cho con
người. Lĩnh vực này tôi luôn đặt ra những câu hỏi gợi mở để kích thích khả ghi
nhớ, trí tưởng tượng để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của biển đảo. Biển, đảo có
13


những ích lợi gì? Cung cấp những tài nguyên gì cho con người? Vì sao phải bảo
vệ biển đảo? Các con phải làm gì để bảo vệ biển đảo?...
Ví dụ: Hoạt động: Tìm hiểu về biển đảo Nha trang
Sau khi trẻ quan sát biển xong, tôi đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ:
+ Đây là bãi biển nào? Vì sao con biết? Bãi biển này thuộc tỉnh nào? Con
biết gì về biển?Vùng biển này cung cấp những tài nguyên gì ? Ngoài bãi biển
này con còn biết bãi biển nổi tiếng nào của Việt Nam? Con đi tắm biển con cảm
thấy như thế nào?Khi được bố mẹ cho đi tham quan, tắm biển, con sẽ làm gì?
Muốn giữ gìn cho biển sạch đẹp, nước biển không bị ô nhiễm, con phải làm gì?
Nếu bãi biển này bị người khác lấy mất thì các con cảm thấy như thế nào? Vậy
làm như thế nào để biển mãi mãi là của chúng ta…
Cô trò chuyện với trẻ về đảo: Đây là đảo gì? Tại sao lại gọi là đảo? Đảo này
có đặc điểm gì nổi bật? Các chú bộ đội hải quân đang làm gì? Vì sao các chú
phải đứng canh gác đảo? Vì sao phải bảo vệ nơi đây? Sau này lớn lên con có
thích làm chú bộ đội hải quân đứng canh giữ biển đảo không? Vì sao? Nếu
Quần đảo Trường Sa bị các nước đến xâm chiếm thì con sẽ làm gì?...
Hay trong lĩnh vực nhận thức này tôi cho trẻ trò chuyện về công việc của các

chú bộ đội. Tôi cho trẻ quan sát video clip về các chú bộ đội hải quân và cho trẻ
nói những gì trẻ vừa quan sát được: Đây là ai? Con có nhận xét gì về chú bộ đội
hải quân? (trang phục, mũ, súng…) Các chú bộ đội hải quân đang làm gì? Chú
đứng canh gác ở đâu? Vì sao các chú phải canh gác ở đó? Sau này lớn lên con
có thích làm nghề bộ đội hải quân không? Vì sao?... Với bài học này tôi còn
giáo dục trẻ biết yêu quý, biết ơn những người đang thầm lặng bảo vệ đất nước
ở nơi biển đảo xa xôi.

Cô giáo cùng tìm hiểu về biển đảo và chú bộ đội hải quân
Ngoài trò chuyện, tìm hiểu về biển, hải đảo, công việc của các chú bộ đội
hải quân. Tôi cho trẻ khám phá về nghề đánh bắt cá, khai thác hải sản của ngư
dân. Khai thác thủy hải sản sao cho hợp lý.... Tìm hiểu về tình trang ô nhiễm
14


trên bãi biển, làm gì để hạn chế ô nhiễm biển… cập nhật những tin tức mới, gần
gũi với trẻ cho trẻ xem và giáo dục trẻ.
Khi dạy trẻ tôi luôn chú ý sử dụng phương pháp trò chơi để kích thích trẻ
phát huy tính tích cực, sáng tạo nhờ các tình huống chơi hấp dẫn.
Ví dụ: Trò chơi “tinh mắt, nhanh tay”. Mục đích là giúp trẻ nhận biết
được tên gọi, vị trí địa lý của một số bãi biển, đảo ở một số tỉnh, thành phố...
Với trò chơi này, tôi chuẩn bị 2 bản đồ Việt Nam; 10 chiếc vòng thể dục hoặc
chạy tiếp sức; một số mảnh giấy màu xanh nước biển (tượng trưng cho biển),
màu nâu (tượng trưng cho đảo, quần đảo), hồ dán; đàn nhạc v.v..
Cách chơi: Có đội chơi đứng trước những chiếc vòng đã được xếp nối tiếp
nhau trước bản đồ; cô giáo bật nhạc, trẻ bắt đầu chơi. Từng trẻ ở hai đội lần lượt
bật nhảy liên tiếp qua 5 chiếc vòng, nên chọn những mảnh giấy màu xanh nước
biển dán vào vị trí tỉnh có biển; mảnh giấy màu nâu vào vị trí tỉnh có đảo hoặc
quần đảo. Dán xong để trẻ về vị trí để các bạn khác trong đội tiếp tục lên chơi.
Hết bản nhạc cả hai đội đều dừng lại. Sau đó, cô và trẻ cũng kiểm tra kết quả

bằng cách: Cô chỉ vào tỉnh/thành phố trẻ dán trên bản đồ, trẻ nói được tên biển
hoặc tên đảo/quần đảo của tỉnh đó.
Ngoài ra tôi cho trẻ tìm hiểu, tiếp xúc với cát, sỏi….

Hình ảnh trẻ chơi cát, sỏi, thả thuyền
3.3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Những bài thơ, câu truyện thường được tác giả, miêu tả, kể lại, gởi gắm
những thông đẹp rất cụ thể, rõ ràng tới người nghe, người đọc.
Ví dụ: Hoạt động đọc thơ “Chú hải quân”. Trước khi cho trẻ đọc thơ tôi
cho trẻ quan sát video về công việc của các chú hải quân. Sau đó cho trẻ đọc thơ
và đàm thoại về nội dung bài thơ: “Bài thơ nói về ai? Chú bộ đội làm việc ở
15


đâu? Chú làm việc trong hoàn cảnh như thế nào?Vì sao chú lại làm việc ở đó?
Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ như thế nào? Các con có ước mơ gì không?”
Qua bài thơ tôi gợi cho trẻ nói lên những ước mơ của mình. Có thể từ
trước tới giờ trẻ chưa có ước mơ đó “Em mong ngày khôn lớn - Sẽ vượt sóng ra
khơi - Cũng cầm chắc tay sung - Giữ lấy biển lấy trời”.
Ngoài hoạt động học ra, tôi còn cho trẻ làm quen những bài thơ, câu
chuyện có nội dung giáo dục về biển đảo mọi lúc mọi nơi như: trong hoạt động
chiều, hoạt động góc tôi cho trẻ đọc sách, xem tranh ảnh có nội dung biển, đảo,
bảo vệ môi trường biển đảo…

Trẻ đọc xem tranh đọc sách tại góc chơi ở lớp và thư viện trường
3.4.
Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội
Với lĩnh vực này tôi thường dùng phương pháp trò chuyện (dùng lời)
nhằm truyền đạt thông tin, thu nhận thông tin từ trẻ. Đồng thời khích lệ trẻ suy
nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ cảm xúc. Từ đó giáo dục ý thức, hành vi, thói quen

bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Tôi đưa ra hàng loạt những câu hỏi nhằm
khuyến khích và động viên trẻ trả lời. Nếu trẻ nêu câu hỏi, tôi kiên nhẫn trả lời,
giải thích các thắc mắc của trẻ một cách nhẹ nhàng, rõ ràng, dễ hiểu, đúng từ,
đúng câu.
Ví dụ: Tôi trò chuyện và hỏi trẻ: Con đã được đi dụ lịch ở những bãi biển,
hòn đảo nào? Biển, đảo đó ở tỉnh/thành phố nào? Ở biển có những gì? Những
phương tiện giao thông nào đi lại trên biển? Con có được tắm biển không? Con
thấy sóng biển như thế nào? Mọi người đã làm gì khi ở biển....
Ngoài ra, để giúp trẻ nhận ra những việc làm tốt, những việc làm không tốt,
việc nào nên và không nên làm, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, tôi cũng
có thể kể những câu chuyện như: Cây bàng tròn, San hô chết, Những công dân
nhỏ tuổi, Chú bộ đội Trường Sa...
Mục đích là để thông qua những câu chuyện đó, trẻ hiểu thêm các đặc điểm
16


của các con vật, cây cối trên đảo và công việc của những chú bộ đội canh giữ
biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
3.5.Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
Đây là lĩnh vực dễ lồng ghép các nội dung giáo “biển, đảo” vào nhất vì trẻ
được trực tiếp thể hiện cảm xúc của mình thông qua các tác phẩm tạo hình do
chính mình tạo ra, hay thể hiện tình cảm của mình qua những giai điệu của các
bài hát, bài múa. Qua đó trẻ cũng có thể giữ thông điệp, truyền cảm cảm xúc của
mình tới mọi người xung quanh, để tất cả mọi người cảm nhận rõ tình cảm của
trẻ dành cho các chú bộ đội, dành cho quê hương của mình.
Ví dụ: Hoạt động tạo hình :“Cháu vẽ biển đảo quê hương”.Với đề tài này
tôi cho trẻ quan sát các về vẻ đẹp của biển, đảo; các tài nguyên của biển, đảo.
Sau đó trò chuyện với trẻ về những gì trẻ vừa quan sát được. Tiếp theo cô cho
trẻ quan sát mẫu của cô và hỏi: Con có nhận xét gì về bức tranh của cô? Trẻ tự
nói lên hình ảnh mà trẻ quan sát được …tiếp đó tôi hỏi ý định của trẻ sẽ vẽ gì và

vẽ như thế nào? Nếu trẻ không nói được ý định của mình tôi sẽ gợi ý giúp trẻ …
Khi trẻ thực hiện tôi sẽ vừa bao quát trẻ vừa gợi ý cho trẻ yếu vừa gợi mở thêm
cho trẻ để sản phẩm của trẻ đẹp, bố cực cân đối..
Ngoài tích hợp trong hoạt động học tôi còn tích hợp trong các hoạt động
khác như: chơi góc, hoạt động chiều tôi cho trẻ vẽ, tô màu hoặc cắt dán tranh,
ảnh về cảnh biển, dùng các nguyên vật liệu từ biển như vỏ ốc, sò..làm đồ dùng
đồ chơi, làm sách, tranh về biển đảo Việt Nam; Cho trẻ vẽ, tô màu các chú bộ
đội hải quân, tô vẽ tranh về biển đảo, về môi trường biển… hay cho trẻ nặn sao,
cá biển… …

Các cháu vẽ tranh về biển đảo quê hương, làm đồ chơi từ vỏ sò ốc

Khi tôi dạy trẻ vận động múa bài “Bé yêu biển”. Bài hát cho trẻ thấy biển
to và rất đẹp nhưng bé chẳng dám tắm, bờ biển nhiều cát trắng, bé tha hồ nghịch
và được xây nhà lầu bằng cát. Khi nhìn thấy chiếc thuyền to thì nhầm tưởng đó
là con cá sấu. Nhưng bé vẫn rất thích biển. Tiếp theo để kích thích và giúp trẻ
hiểu thêm về biển đảo Việt Nam, tôi đưa trẻ đến với bài hát “Biển hát chiều
nay”. Qua tiết học này trẻ lớp tôi thấy yêu biển, có ý thức giữ gìn biển quê mình
17


ngày càng thêm đẹp. Đồng thời, khi trẻ hát múa, nghe cô hát, trẻ sẽ cảm nhận
tình yêu quê hương đất nước, tình yêu biển đảo qua những giai điệu mượt mà
của các bài hát. Hay trong các buổi diễn văn nghệ tại trường tôi cũng chọn
những bài hát, bài múa nói về biển đảo quê hương thân yêu. Từ những buổi văn
nghệ đó nó giống như một buổi tuyên truyền cho tất các học sinh toàn trường
thấy được tình yêu quê hương đất nước của mọi người trong cả nước.

Hát, múa các bài hát về biển đảo trong giờ học và các buổi diễn văn nghệ
4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giáo dục

tình yêu biển đảo cho trẻ
Như chúng ta đã biết do điều kiện kinh tế, khoảng cách địa lý và quỹ thời
gian còn hạn chế nên không thể tổ chức cho trẻ các hoạt động trực tiếp tới tận
nơi để quan sát, tìm hiểu. Đa số phụ huynh cũng không có điều kiện để cho các
con đi du lịch biển… có nhiều trẻ còn chưa 1 lần được đến biển…Biển, đảo là 1
cái gì đó rất xa vời với các em. Nếu các em chỉ nghe nói thôi thì khó có thể hiểu
được. Do đó tôi cần ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động để
dạy trẻ. Để có thể có những thước phim hay những hình ảnh đẹp về biển , đảo
cho trẻ quan sát, tìm hiểu tôi luôn tranh thủ mọi lúc mọi nơi cập nhật và sưu tầm
những hình ảnh, đoạn phim mà mình thấy phù hợp trên mạng Internet. Sau đó
bằng khả năng công nghệ thông tin của mình tôi xây dựng lại tạo thành những
đoạn phim mới phù hợp với nội dung mình cần cung cấp cho trẻ.. Bằng những
hình ảnh đẹp, thực tế và sinh động đó đã giúp trẻ có thêm hứng thú .

18


Hình ảnh trẻ học qua công nghệ thông tin
IV.KẾT QUẢ MONG ĐỢI SAU KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Qua thời gian áp dụng thực hiện các biện pháp ở trên trong việc lồng ghép
nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ, với sự kiên
trì, lòng nhiệt tình, tâm huyết của người giáo viên trẻ, tôi đã dày công nghiên
cứu các biện pháp và chú trọng giáo dục trẻ vào các hoạt động, ở mọi lúc, mọi
nơi. Tôi đã thành công trong việc giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo cho trẻ ở lớp tôi.

Bảng khảo sát cuối học kỳ 1 năm học 2018 -2019
Giai đoạn Số
trẻ


Đầu năm

Kết quả
Tỉ lệ

Nhận biết
tên gọi, vị
54 trí của 1
số bãi
biển, đảo
Đ

15
39
27,8 71,2
%
%

Nội dung
Nhận biết
đặc điểm
nổi bật
của 1 số
biển, đảo
Đ KĐ
11
43
20,1 79,9
%
%

19

Lợi ích từ
biển đảo

Ý thức
Tình yêu
bảo vệ
biển đảo
môi
trường
biển, đảo
Đ KĐ Đ KĐ Đ

24
30
34
20
24
30
45,5 54,5 63
37
45,5 54,5
%
%
%
%
%
%



Cuối học
kỳ 1
Kết quả

54

Đ
34


20

Đ
32


22

Đ
38


16

Đ
34


20


Đ
36


28

63% 37
59
41
70,3 29,7 63
37
65
35%
%
%
%
%
%
%
%
%
- Đối với trẻ:
Trẻ có những kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường và có thái độ tình cảm
tốt, biết yêu quý gần gũi với thiên nhiên.
Trẻ có được một số kiến thức về tên gọi, vị trí, đặc điểm nổi bật của một
số biển, đảo nổi tiếng của đất nước Việt nam
Trẻ biết lợi ích của biển, đảo đem lại như: là khu du lịch, khu vui chơi giải
trí, tắm biển. Biết lợi ích của biển đảo là cung cấp muối, nguồn thủy hải sản cho
đất nước, làm nguyên liệu để chế biến thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm chức

năng, cung cấp tài nguyên dầu mỏ, khoáng sản, nguồn năng lượng sạch… để
phục vụ nhân dân trong cuộc sống hàng ngày.
Trẻ thêm yêu quý và kính trọng những người lính, những người đã ngày
đêm thầm lặng canh giữ biển đảo vì sự bình yên của Tổ quốc.
Trẻ có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển, hải đảo quê hương. Từ đó, trẻ thể hiện lòng tự hào về biển đảo Việt Nam.
- Đối với giáo viên
Bản thân tôi tích lũy cho mình thêm những kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm khi dạy trẻ nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
được linh hoạt, chính xác, chủ động và tự tin hơn.
Các giáo viên trong lớp tôi cũng có thêm kiến thức về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo và tham gia cùng tôi dạy trẻ đạt kết quả tốt.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài
Thực hiện đề tài này giúp cho giáo viên củng cố kiến thức về nội dung
giáo dục môi trường biển và hải đảo. Đối với trẻ, giúp trẻ hiểu thêm về vị trí, đặc
điểm nổi bật, lợi ích của biển, hải đảo đối với con người. Từ đó, hình thành ở trẻ
ý thức bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Trẻ có tình yêu và lòng tự hào về biển
đảo quê hương Việt Nam.
Đề tài này có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường bạn nhằm giúp trẻ có
thêm kiến thức về về biển đảo, qua đó giáo dục cho trẻ tình yêu , lòng tự hào về
biển, đảo của quê hương mình.
Tỉ lệ

20


2. Bài học kinh nghiệm
Cô giáo phải tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ. Và phải nắm được

tâm sinh lí của trẻ để hiểu trẻ, qua đó tìm ra biện pháp phù hợp để lồng ghép nội
dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các hoạt động một
cách linh hoạt, sáng tạo.
Giáo viên có kiến thức về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo Việt Nam.
Cô giáo tích cực sưu tầm, sáng tác thơ ca, hò vè có nội dung về tài nguyên
và biển, hải đảo để đưa vào dạy trẻ.
Cô giáo luôn luôn sáng tạo nhiều hình thức vào các hoạt động nhằm gây
hứng thú cho trẻ và kích thích phát triển khả năng tư duy cho trẻ.
Bản thân tôi chịu khó tự học hỏi, tìm tòi tự bồi dưỡng kiến thức cho mình
và tích cực tham gia tập huấn, kiến tập các hoạt động về nội dung giáo dục biển,
hải đảo của các trường bạn và nhà trường tổ chức.
Tăng cường ứng dụng công nghệ, thiết kế các bài giảng có nội dung về tài
nguyên môi trường biển, hải đảo trong các hoạt động vào dạy trẻ.
II. KHUYẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo trong trường Mầm non tôi xin mạnh dạn đề xuất với các cấp lãnh đạo như
sau: Tổ chức các tiết kiến tập về nội dung lồng ghép giáo dục về tài nguyên và
môi trường biển, hải đảo trong giai đoạn hiện nay để giáo viên trong trường
được kiến tập, học hỏi và có thêm những hiểu biết, kinh nghiệm vận dụng vào
dạy trẻ.
Trên đây là một số biện pháp rất cụ thể mà tôi đã mạnh dạn đưa ra và
được thực hiện trong điều kiện thực tế cho phép nhằm hình thành ở trẻ tình yêu
biển đảo, yêu quê hương đất nước. Từ đó, trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo của quê hương. Tôi rất mong muốn được
tiếp thu ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp để đề tài của
tôi được hoàn thiện hơn. Giúp trẻ sau này góp phần nhỏ bé của mình vào việc
giữ gìn và bảo vệ tài nguyên biển quý giá và sự bình yên cho Tổ quốc. Đồng
thời đưa nước Việt Nam hòa bình vững bước đi lên trong thời đại công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Góp phần thực hiện nội dung Nghị quyết Hội nghị
T.Ư 8 khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến

năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sơn Đông, ngày 4 tháng 3 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA HĐKH TRƯỜNG
21

Tác giả


TM/ HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

Tôi xin cam đoan đây là
SKKN của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác

TrầnThị Hường

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non và huớng dẫn thực hiện trẻ 5 – 6
tuổi.
2. Tạp chí Giáo dục Mầm Non. Giấy phép xuất bản: 69/ GD – Bộ Văn Hóa
thông tin.
3. Trên internet
5. Báo lao động : Ra ngày 24/10/2018
6. Giáo trình: Giáo dục học mầm non – Đào Thanh Âm – Nxb ĐHSP- 2007

22


SƯU TẦM CÁC BÀI THƠ, BÀI VÈ, TRUYỆN VỀ BIỂN ĐẢO

Bài: Trường Sa thân yêu
Mênh mông trời biển bao la
Một vùng biển đảo thật là thân thương
Các anh ở đó biên cương
Cầm chắc tay súng ngăn phường xâm lăng
Lối liền biển đảo xa xăm
Trường Sa yêu dấu tháng năm giữ gìn
Toàn dân gửi trọn niềm tin
Để cho dân tộc bình yên tháng ngày
Hòa bình hạnh phúc vui thay
Trường Sa yêu dấu hàng ngày bên anh.

Đây Trường Sa
Đây Hoàng Sa
Mảnh đất thiêng

Em ước mơ làm bộ đội Hải quân
Hùng vĩ
Nơi máu thịt
Của bao người
23


Đã ngã xuống
Và hy sinh
Quên thân mình
Để bảo vệ
Quê hương
Giữ bình yên
Cho Tổ quốc

Em mong ước
Lớn lên
Khoác trên mình

Bộ áo lính
Chú hải quân
Ngày đêm
Canh gác
Vùng đất thiêng
Giữ bình yên
Và bảo vệ
Chủ quyền
Đất nước
Của Việt Nam

Tự hào biển đảo quê em
Quê hương em biết bao tươi đẹp
Nước biển xanh và sóng vỗ rì rào
Nắng chói chang trên bờ cát trắng
Mùa hè đến tấp nập người đến thăm
Người thì tắm, người ngồi ngắm,
Biển đông hơn và sóng vẫn dạt dào
Ôi! thật đẹp, thật là đẹp!
Rất nhiều biển nổi tiếng của Việt Nam
Biển Sầm Sơn, biển Nha Trang
Vịnh Hạ Long, lại biển Cửa Lò
Côn Đảo xa xôi, Cát Bà, Phú Quốc
Biển quê mình đẹp lắm, bạn biết không?
Hơn thế nữa đảo Trường Sa hùng vĩ
Mảnh đất thiêng che chắn đất liền

Đảo Hoàng Sa bao la lộng gió
Thuộc chủ quyền đất nước của Việt Nam
Biết mấy tự hào biển đảo quê hương
Trong tâm tôi, luôn luôn tươi đẹp.
Vâng lời cô giáo
Mẹ! mẹ ơi cô dạy
Không vứt rác bừa bãi
Bài bảo vệ môi trường
Vỏ bim bim bánh kẹo
Mỗi khi đi tắm biển
Vỏ bánh gói, ni lông
Phải nhớ mang áo phao
Các bé nhớ nghe không
Không làm ồn gây ào
Phải bỏ vào thùng rác
24


Bỏ đúng nơi quy định
Để bảo vệ môi trường
Giữ trong xanh nước biển
Cho không khí trong lành
Cho mực, tôm, cá, ghẹ…
Phát triển và sinh sôi
Cung cấp cho con người
Thức ăn giàu dinh dưỡng
Đồng thời giúp phát triển

Tiềm lực về giao thông
Đường biển lại hàng không

Tàu bè đi tấp nập
Người du lịch, nghỉ mát
Cảm thấy rất vừa lòng
Biển đẹp, nước lại trong
Có công của bé đấy
Vì bé nhớ lời cô
Biết bảo vệ môi trường
Em yêu biển quê em

Bạn ơi có biết không
Bầu trời cao xanh trong
Bên những bờ biển rộng
Thuyền buồm đi tấp nập
Người người đi tắm biển
Khi bình minh xuất hiện
Cảnh biển đẹp vô cùng
Giữa làn nước trong xanh
Sóng vẫn vỗ rì rào.
Biển bao la rộng lớn
Nhô lên hai núi đá
Giống như hai con gà

Bố em là lính biển
Bố em là bộ đội
Lặn lội ngoài đảo xa
Canh giữ biển quê ta
Mẹ dặn bé ở nhà
Luôn chăm ngoan học nhé
Lúc nào ngoan bố sẽ
Thưởng một chuyến đi thăm

Nơi đảo xa vạn dặm,

Là vịnh Hạ Long đó.
Bạn nghe kể tiếp nhé
Cảnh đẹp lại hữu tình
Nước rất trong và mát
Núi hòn Trống, hòn Mái
Đã đi vào hồn thơ
Biển đẹp vào bậc nhất
Biển Sầm Sơn đó mà
Em yêu biển quê mình
Những biển bờ cát trắng
Thật đẹp! thật tuyệt đẹp!

Chú hải quân
Đứng canh ngày canh đêm
Ngoài xa vời hải đảo
Kìa bóng chú hải quân
Dưới trời xanh trứng sáo.
Mặc nắng mưa gió bão
Cây súng chú chắc tay
Quân thù mà ló mặt
Biển lớn sẽ vùi thây.
25


×