Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

LÃM TRONG MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.47 KB, 3 trang )

LÃM-TRONG TRUYỆN NGẮN MẢNH TRĂNG
CUỐI RỪNG
Trong một bài viết về truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của nhà văn Nguyễn Minh
Châu, nhà giáo Đỗ Kim Hồi có gợi mở một cách hiểu về ý nghĩa biểu trưng của nhân vật
Lãm : “ Tôi không biết cái tên này có chút vấn vương nào với ý nghĩa ngắm nhìn ,
chiêm ngưỡng hay không?”( Giảng văn Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, H,
1998,trang 603). Quả thực, đọc đoản thiên này chúng ta không thể không thừa nhận gợi mở
trên hoàn toàn có căn cứ ở bản thân hình tượng nhân vật Lãm. Có thể nói vẻ đẹp toàn bích
như hạt ngọc của nhân vật chính_ Nguyệt_ hầu như được bộc lộ qua cách cảm nhận và
miêu tả bằng đôi mắt và cả trái tim của anh bộ đội lái xe biết chiêm ngưỡng , rung động
ngọt ngào này. Nói cho cạn nhẽ, để Nguyệt có thể chinh phục công chúng còn có công khai
sơn phá thạch của chị Tính_ chị của Lãm_ người mà theo cách hiểu của chúng tôi, tên của
chị cũng gợi mở ý nghĩa về vai trò lo liệu, sắp đặt cho cuộc tình của đôi bạn trẻ. Tuy nhiên
theo dõi câu chuyện, người đọc không thể không nhận thấy mặc dù chị Tính đã dùng
những lời lẽ tốt đẹp nhất có thể có ở một người chị gái từng trải , đảm đang để giới thiệu
Nguyệt cho Lãm nhưng Lãm nào có dễ bị thuyết phục. Chính vì thế, Lãm hiện lên trước
mắt chúng ta là một anh chàng trung thực đấy mà lại hơi khó tính!

Lần theo lời kể của Lãm, ta biết chị Tính đã đánh tiếng cho Lãm từ thời kì xây
dựng hoà bình( cách cuộc hành trình về điểm hẹn tình yêu đến bốn , năm năm) bằng những
lời rất bắt lửa: “ Chị đã tính toán, đã nhằm cô Nguyệt trên này cho cậu. Trên đời khó
tìm được một người con gái như thế!” . Rồi dường như sợ Lãm chưa đủ độ bén lửa, chị
lại giục: “ Chị đã nói thẳng ý định của chị với cô ấy. Nó cứ đỏ bừng mặt lên không nói
gì. Nhưng khi chị kể chuyện về cậu, về cái chuyện cậu trốn nhà đi tuyển bộ đội, cô ta
ngồi nghe rất chăm chú . Cậu tranh thủ lên ngay nhé. Nguyệt nó cũng đang muốn gặp
cậu. Chỉ cần hai người gặp nhau một lần là xong thôi!” . Quả thực chàng trai nào
không mừng rơn trước một giấc mơ giữa ban ngày như thế!.. Vả lại lúc ấy đang là thời
bình, việc nam nữ đến tuổi lập gia đình đâu bị cái gì cản trở. Lãm cũng thật thà cho chúng
ta biết nhân vài chuyến lái xe lên miền Tây , Lãm có ghé vào công trường Đá Xanh thăm
chị Tính và cô Nguyệt nhưng không lần nào gặp được hai người. Nghe cách kể của Lãm,
dễ thấy anh chẳng mấy mặn mà! Rồi Lãm cũng biên thư nhưng cũng khá chiếu lệ: “


Trong những bức thư gửi cho chị tôi thường viết thêm đôi câu hỏi thăm Nguyệt và
ngụ ý hứa hẹn gặp Nguyệt”.
Như một hệ quả tất yếu, ấn tượng yêu yêu mỏng manh như cánh chuồn chuồn
của Lãm khi không có điều kiện thu hẹp cự li rất dễ dẫn đến lãng quên: “ Bẵng đi mấy
năm, chị tôi về Hà Nội học. Rồi xảy ra cuộc kháng chiến chống Mĩ ; tôi xuất ngũ rồi
tái ngũ. Bao nhiêu đường sá miền Tây và miền Trung địch bắn phá dữ dội ! Tôi chưa
kịp lấy vợ nhưng câu chuyện cô Nguyệt và những bức thư của chị Tính tôi đã quên từ
lâu” . Dễ thấy anh Lãm này trung thực đến “nhẫn tâm” . Rồi mọi chuyện sẽ đổi khác
nhưng qua tình tiết này phải chăng nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gợi mở cho người đọc
điều này: Mọi cái nhìn có giá trị phát hiện , có khả năng tạo sự đồng cảm rộng rãi đều
phải có xuất phát điểm là sự trung thực. Không trung thực mọi lời nói ra đều nhạt
thêùch , nhẹ tênh . Trung thực trước hết là trung thực với chính tình cảm , cảm xúc,
suy nghĩ của mình.
Thế rồi, như mọi người đã thấy, anh chàng Lãm thực như đếm bỗng chốc hoá
thành “ nhà thơ” trong cách nhìn cảnh, nhìn người , cái nhìn có khả năng làm thăng hoa vẻ
đẹp. Chất thơ cất cánh qua từng lời của anh trong đêm trăng định mệnh của cuộc hành
trình về điểm hẹn tình yêu:
“ Thú thực , lần này cầm lá thư của chị Tính, tôi rất sung sướng và cảm động.
Và cũng thật lạ! Qua bấy nhiêu năm sống giữa bom đạn và sự tàn phá mà một người
con gái vẫn giữ bên lòng hình ảnh một người con trai chưa hề gặp mặt và chưa hứa
hẹn điều gì ư? ” . Thực tế biết bao trong cách suy nghĩ của Lãm! Nếu chỉ dừng lại ở đó ,
Lãm thật sự chưa nhấc chân khỏi mảnh đất “ văn xuôi” “ đời thường” . Nhưng ngay sau đó
chất thơ bỗng toả sáng bất ngờ : “ Trong lòng cô ta cái sợi chỉ xanh nhỏ bé và óng ánh
qua thời gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không hề đứt ư? ” . Chất men nồng
ngây ngất đã toả hương qua bốn năm năm chờ đợi của Nguyệt. Chất men ấy đã làm ấm lại
trái tim khá lạnh của Lãm: “ Hạnh phúc người con gái ấy đem đến cho tôi quá nhiều.
Cho nên tôi cảm thấy mình như một kẻ chịu ơn.” . Nhưng ý tưởng chịu ơn , biết ơn cũng
chỉ thuộc phạm trù đạo đức, đạo lí chứ đâu đã thuộc về vương quốc mầu nhiệm của tình
yêu.
Dẫu chịu ơn một người con gái , Lãm cũng không hề dễ dãi với mọi người con

gái . Nghe anh tài phụ cho biết có người đi nhờ xe, Lãm đã biết tỏng người đi nhờ ấy là
một cô gái. Bằng sự từng trải và nghiêm cẩn trong công vụ, Lãm hoàn toàn ác cảm với lối
“quá giang” nầy . Lời lẽ của Lãm bắt đầu bằng giọng điệu cáu gắt , mai mỉa người đi nhờ
cho bõ ghét rồi từ từ chuyển dần sang trạng thái đắm say , ngọt lịm như thơ: “ Đời chúng
tôi như con vạc ấy cô ạ! Nay đỗ rừng này , mai qua suối kia, nhưng tháng này sang
tháng khác vẫn chỉ làm bạn với đường với trăng thôi”.
Cách Lãm nhìn nhận vẻ đẹp của Nguyệt cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Ban
đầu, nằm dưới gầm xe, qua ánh sáng đèn gầm Lãm nhận diện người bạn đường bất đắc dĩ
qua “ đôi gót chân hồng hồng sạch sẽ, đôi dép cao su cũng sạch sẽ, gấu quần lụa đen
chấm mắt cá” để rồi rút ra kết luận: “ Ra vẻ cô này không phải người lao động rồi”
.Đúng là cái nhìn thực tế, sát sao, xác thực đến kinh hồn! Thế nhưng sau đó anh chàng có
chịu để cho thực tế cầm tù đôi mắt mình đâu. Anh cảm nhận và miêu tả Nguyệt hoàn toàn
theo ấn tượng được nâng đỡ bỡi đôi cánh lãng mạn. Chỉ qua ánh đèn tù mù của đoàn xe
xích kéo pháo, Lãm “ kịp nhận thấy vẻ xinh đẹp của cô gái, một vẻ đẹp giản dị và mát
mẻ như sương núi toả ra từ nét mặt , lời nói và tấm thân mảnh dẻ” . Đến khi biết tên cô
gái là Nguyệt, cũng làm ở ngầm Đá Xanh, trái tim Lãm “ muốn nhảy lên trong lồng ngực”
và anh láu lỉnh đổ thừa cho đoàn xe xích kéo pháo “ mới khoẻ làm sao”! Lãm thật “ vụng
chèo khéo chống”!
Khoảng gần khuya,… “khoảng trời đêm trên cao trở nên trong vắt , cao lồng
lộng” ,“ mảnh trăng khuyết đứng yên cuối trời sáng trong như một mảnh bạc . Khung
cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng” , Lãm thấy “ từng sợi tóc của Nguyệt đều
sáng lên. Mái tóc thơm ngát dày và trẻ trung làm sao”. Đôi mắt Lãm “đã choáng ngợp
như vừa trông vào ảo ảnh”. “ Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho
khuôn mặt tươi mát ngời lên đẹp lạ thường” . Yêu người yêu cả lối đi, Lãm thấy “ từng
khúc đường trước mặt cũng thếp đầy mảng ánh trăng” .
Sau khi trải qua cuộc vật lộn với bùn lầy , nước lũ, đặc biệt là trận tập kích của máy
bay Mĩ bằng bom toạ độ , đạn rốc – két 20 li, Lãm nhận thấy người bạn đường dũng cảm
của mình “ từ đầu đến chân…ướt như một con công vừa tắm” thanh khiết biết bao!
Đến lúc chia tay mặc dù trăng đã lặn từ lâu nhưng Lãm lại thấy “ cô ta quay lại, khuôn
mặt đẹp lộng lẫy đầy ánh trăng” . Cái nhìn ấn tượng , cái nhìn tâm tưởng đã trục xuất cái

nhìn thực tế sát sao của Lãm mất rồi! Bỡi lẽ trong lòng anh “ đã dấy lên một tình yêu
Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục”. Tức là một tình yêu trọn vẹn cả cảm xúc và lí
trí.
Cuối tác phẩm, khi rời lán trại nữ công nhân, Lãm lặng ngắm chiếc cầu Đá Xanh,
kết quả công sức của bao nhiêu con người gần suốt hai năm trời, “ xanh biếc và đẹp như
một giấc mộng” đã bị bom Mĩ cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt, trong lòng
Lãm lại vang lên cái giai điệu trữ tình đầy trăn trở , cảm phục: “ Qua bấy nhiêu năm
tháng sống giữa cảnh bom đạn tàn phá những cái quý nhất do chính bàn tay mình xây
dựng nên, vậy mà Nguyệt cũng không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ
bé tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao
nhiêu bom đạn dội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?” Rất dễ
nhận thấy sự tương đồng trong hai lần Lãm dùng hình ảnh “ sợi chỉ xanh” ở hai đầu cuộc
hành trình về điểm hẹn tình yêu và cũng chính là cuộc hành trình nhận diện gương mặt tình
yêu. Nhưng mặt khác không thể không thấy sự nâng cấp tinh tế ở lần sau: gần gũi hơn, cụ
thể hơn, thân thương hơn, yêu hơn. Này nhé , lần trước Lãm gọi là “ cô ta”, lần sau gọi
Nguyệt. Sức tàn phá của thời gian và bom đạn quân thù được cảm nhận cụ thể hơn , vật
chất , hữu hình hơn qua sự so sánh với cây cầu chắc chắn , xinh đẹp bị chặt đứt. Hình ảnh “
sợi chỉ xanh nhỏ bé, óng ánh được giải mã thành “ tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc
sống”. Tựu trung, với Lãm, để sợi chỉ xanh mãi “óng ánh” , Nguyệt hồn nhiên chấp nhận
trả giá một thời con gái!
Qua những phân tích trên, dễ thấy Nguyệt đã đẹp lại càng đẹp hơn, lộng lẫy hơn
qua lời kể có cánh của người có đôi mắt xanh là Lãm. Nhưng tình yêu của Lãm nào có dễ
dãi. Để cho lời yêu vỗ cánh , cái đẹp thăng hoa, Lãm chẳng đã có những bước đi ghì sát đất
đó sao? Tôi yêu Lãm vì Lãm là một “hồn thơ” trung thực . Vì thế mà rất thơ. Chất thơ khoẻ
khoắn trong tâm hồn con người Việt Nam thời đánh Mĩ!

×