Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giới thiệu về các công thức mảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.05 KB, 2 trang )


Giới thiệu về các công thức mảng
Khi một mảng công thức được thể hiện, nó được bao bọc bởi hai dấu ngoặc {}. Hai dấu này bạn không được gõ vào. Thay vì vậy , sau khi bạn gõ công thức vào rồi bạn bấm tổ hợp
phím Ctrl+Shift+Enter. Excel sẽ tự động đưa vào hai dấu ngoặc này. Bạn phải bấm tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter khi lần đầu tiên bạn nhập công thức hay mỗi lần bạn sửa công
thức sau đó. Nếu bạn nhập vào công thức mà bạn quên nhấn tổ họp phím Ctrl+Shift+Enter, công thức của bạn sẽ trả về giá trị không đúng hay thông báo lỗi #VALUE! error.
Ví dụ, bạn xem xét ví dụ sau:
=IF(A1=B1,1,0)
Nó sẽ trả về giá trị 1 nếu A1=B1, hay 0 nếu A1 không bằng B1. Giả sử bạn muốn đếm số ô trong khoảng A1:A10, với điều kiện là những ô đó bằng tương ứng với các ô trong
khoảng B1:B10. Bằng cách sử dụng công thức mảng, bạn có thể làm điều này bằng cách đưa mảng vào hàm IF và cuối cùng là sử dụng hàm Sum để cộng các kết quả đó lại
=SUM(IF(A1:A10=B1:B10,1,0))
Bằng cách sử dụng công thức mảng, bạn chỉ cho hàm IF quét qua hết khoảng A1:A10, và so sánh các giá trị trong khoảng A1:A10 với các giá trị tương ứng trong khoảng B1:B10, và
trả về một mảng các số 0 và 1 ứng với mỗi kết quả được so sánh. Hàm SUM sẽ cộng các giá trị của mảng này lại và ta có một kết quả là các hàng bằng nhau tương ứng của hai cột
A và B trong khoảng các hàng từ 1 đến 10.
Khi bạn sử dụng nhiều hơn một mảng trong công thức, các mảng đó phải chứa đựng số hàng bằng nhau, nếu không một thông báo lỗi sẽ được trả về.


Các công thức mãng lý tưởng cho việc đếm các ô trong một khoảng với nhiều tiêu
chuẩn (multiple criteria). Giả sử trong khoảng A2:A10 chúng ta có tên sản phẩm, in
khoảng B2:B10 là tên nhân viên bán hàng và trong khoảng C2:C10 là số đơn vị sản
phẩm bán được:
Để tính số lượng Phones do Smith bán, chúng ta sử dụng công thức mảng sau:
=SUM((A2:A10="Phone")*(B2:B10="Smith")
*C2:C10)


Các khoảng được xem xét đồng thời cùng một lúc. Phần tử A
i
được xem xét cùng một lúc với các phần tử B
i
và C
i


.
Nếu phần tử A
i
là Phone, tức là 1 (True) được trả về ngược lại 0 (False) được trả về. Nếu phần tử B
i
là Smith, 1 được trả về ngược lại 0 được trả về. Cuối cùng phần tử
C
i
được trả về. Ba giá trị này được nhân lại với nhau.
Phép toán Logic với các công thức mảng
Ngoài toán tử AND được miêu tả ở trên, bạn cũng có thể sử dụng công thức mảng để thực hiện các toán tử logic khác như OR, XOR hay ngay cả NAND (Not AND).
Sau đây mô tả toán tử OR. Sử dụng ví dụ trên, chúng ta có thể đếm số lượng máy Fax bán được, hay số lượng tương ứng với nhân viên bán hàng là Jones (hay cả hai)
=SUM(IF((A2:A10="Fax")+(B2:B10="Jones"),1,0))
=SUM(IF(MOD((A2:A10="Fax")+(B2:B10="Jones"),2),1,0))
Toán tử MOD ở công thức trên trả về 0 nếu hai điều kiện (Fax, Jones) đều đúng hay đều sai. Nó chỉ trả về 1 khi nào một trong hai điều kiện là đúng.
Toán tử NAND là toán tử ngược lại với toán tử AND, nó sẽ trả về TRUE khi một trong hai điều kiện thoả mãn. Nó trả về False khi cả hai điều kiện được thoả mãn.
=SUM(IF((A2:A10="Fax")+(B2:B10="Jones")<>2,1,0))
Nó đếm tất cả số lượng bán ngoại trừ những Jones bán máy Fax (tức là nó sẽ loại bỏ những hàng nào (record) mà nhân viên bán hàng là Jones và sản phẩm bán là máy
Fax)

Các bạn thấy đó, công thức mảng rất hay. Hẹn gặp lại các bạn vào các bài viết tiếp theo về vấn đề này và những ví dụ cụ thể của nó.
Hy vọng rằng các công thức mảng sẽ giúp ích một phần nào cho các bạn.

×