Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn tập kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.14 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÍ 8 - HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009
PHẦN CƠ HỌC
1. Công
+Công thức tính công cơ học:
A Fs=
; Trong đó :
+Đơn vị của công là jun(J)
2. Định luật về công : Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công . Được lợi bao nhều lần về lực thì thiệt
bấy nhiều lần về đường đi và ngược lại.
VD : Các loại máy cơ đơn giản
+Ròng rọc cố định : Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực.
+Ròng rọc động : Lợi hai lần về lực , thiệt hai lần về đường đi.
+Mặt phẳng nghiêng : Lợi về lực , thiệt về đường đi.
+Đòn bẩy : Lợi về lực , thiệt về đường đi hoặc ngược lại.
3. Công suất : Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Công thức tính công suất :
A
P
t
=
; trong đó : A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.
Đơn vị công suất là oát , kí hiệu là W. 1W = 1J/s(jun trên giây).
1kW = 1000W; 1MW = 1 000 000W.
Ý nghĩa của số ghi công suất trên máy móc , dụng cụ hay thiết bị: Số ghi công suất trên một thiết bị cho biết
công suất định mức của thiết bị đó , tức là công suất sản ra hay tiêu thụ của thiết bị này khi chúng hoạt động bình
thường.
4. Động năng và thế năng
+Vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn. VD :……………………………
+Vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn . VD :……………………………
Ví dụ về thế năng đàn hồi: Kéo dãn một lò xo bằng một lực vừa phải để lò xo còn có tính đàn hồi lúc
này lò xo có khả năng sinh công , cơ năng của lò xo lúc này được gọi là thến năng đàn hồi . VD khác:


………………………………………………………………………………………………………………..
5. Định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng không tự nhiên sinh
ra và cũng không tự nhiên mất đi , mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Một đầu máy xe lửa kéo các toa xe bằng một lực 10 000 N. Tính công của lực kéo khi các toa xe đi được 500
m.
Bài 2. Kéo một vật bằng một lực kéo là 50 N . Vật đi được 10 m trong thời gian 15 giây. Tính công và công suất
của lực kéo.
Bài 3. Động cơ của một ô tô thực hiện một công là 12000J . Trong thời gian 10 giây vận tốc ô tô đạt 36 km/h. Tính
lực tác dụng vào ô tô.
Bài 4. Một con ngưa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80 N và đi được 5 km trong 30 phút . Tính công và
công suất của con ngựa.
Bài 5. Một người kéo một vật bằng một lực 150N từ một giếng sâu 10 m lên trong 30 giây. Tính công và công suất
của người đó. Coi vật lên đều .
Bài 6. Công suất của ô tô du lịch 50kW , của ô tô tải loại trung bình khoảng 200kW. Hỏi công của hai ô tô trên sau
4 giờ làm việc là bao nhiêu.
Bài 7. Một ô tô có công suất 75kW.
a) Tính công của ô tô thực hiện trong 1,5 giờ .
b) Biết xe chuyển động đều với vận tốc 10 m/s. Tính độ lớn của lực kéo của động cơ ô tô.
Bài 8. Một ô tô công suất 25kW , chuyển động với vận tốc trung bình 54 km/h. Tính công mà ô tô sinh ra khí đi hết
quãng đường 30 km.
F: là lực tác dụng lên vật(N)
s : là quãng đường vật dịch chuyển(m)
PHẦN NHIỆT HỌC
1. Cấu tạo chất
+Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử , phân tử .
+Giữa các nguyên tử , phân tử có khoảng cách.
2.Nhiệt độ và chuển động phân tử
+Các nguyên tử , phân tử chuyển động không ngừng.
+Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử , phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

3. Nhiệt năng và sự truyền nhiệt
Nhiệt năng: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
4. Các cách làm biến đổi nhiệt năng
Có hai cách làm biến đổi nhiệt năng : Thực hiện công và truyền nhiệt.
VD: + Thực hiện công: Cọ xát một miếng đồng lên mặt bàn , miếng đồng nóng lên , nhiệt năng tăng.
+Truyền nhịêt: Cho miếng đồng tiếp xúc vơi những vật có nhiệt độ cao hơn nó
5. Truyền nhiệt
Nhiệt được truyền theo ba cách : Dẫn nhiệt , đối lưu và bức xạ nhiệt
+Dẫn nhiệt: Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Tính dẫn nhiệt của các chất:
-Chất rắn dẫn nhiệt tốt . Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
-Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém . Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.
+Đối lưu: Là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các dòng chất lỏng và chất khí .
+Bức xạ nhiệt: Là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng . Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không.
6.Nhiệt lượng: Là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Công thức tính nhiệt lượng:
0
Q mc t= ∆
. Đơn vị nhiệt lượng là jun(J).
+Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố:
-Khối lượng của vật.
-Độ tăng nhiệt độ của vật.
-Chẩt cấu tạo nên vật.
7. Nguyên lí truyền nhiệt
-Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
-Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
-Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Phương trình cân bằng nhiệt: Q
toả ra

= Q
thu vào
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1. Để đun nóng 1 kg nước từ 0
0
C lên đến 10
0
C ta cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu. Biết nhiệt dung
riêng của nước là
.
4200
J
kg K
C =
.
Bài 2. Một khối đồng có khối lượng 2 kg ở nhiệt độ ban đầu là 10
0
C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng
đồng để nó nóng lên đến 250
0
C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là
.
380
J
kg K
C =
.
Bài 3. Một khối thép nhận nhiệt lượng 50000J thì nhiệt độ tăng lên thêm 10
0
C. Tính khối lượng của khối thép trên.

Biết nhiệt dung riêng của thép là
.
460
J
kg K
C =
.
Bài 4. Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 24
0
C. Tính nhiệt lượng cần cung cấp
để đun sôi nước trong ấm. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là
.
1
880
J
kg K
C =
và của nước là
.
2
4200
J
kg K
C =
.
Bài 5. Pha 100g nước ở 80
0
C vào 200g nước ở 20
0
C. Tính nhiệt độ của hỗn hợp trên sau khi sảy ra cân bằng nhiệt.

Biết nhiệt dung riêng của nước là
.
4200
J
kg K
C =
.
Bài 6. Một miếng đồng được nung nóng đến 85
0
C vào 200g nước ở nhiệt độ ban đầu là 25
0
C. Sau khí cần bằng
nhiệt , nhiệt độ của nước và đồng là 35
0
C. Tính khối lượng của đồng . Biết nhiệt dung riêng của đồng là
.
1
380
J
kg K
C =
và của nước là
.
2
4200
J
kg K
C =
.
Bài 7. Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 10 kg than đá . Biết năng suất toả nhiệt của thanh đá là

q=27.10
6
J/kg.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×