Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo mạng điện tử: nội dung là vua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.72 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
_Toc3881316MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1

NỘI DUNG............................................................................................................ 3
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ................................... 3
1. Khái niệm.............................................................................................................. 3
2. Đặc điểm của báo mạng điện tử [1] ...................................................................... 4
II. "NỘI DUNG LÀ VUA - PHƯƠNG THỨC TRUYỀN TẢI, HÌNH THỨC
TRÌNH BÀY LÀ NỮ HOÀNG" JONATHAN PERELMAN ................................ 7
1. “Nội dung là Vua…” ............................................................................................ 7
2. “… Phương thức truyền tải, hình thức trình bày là Nữ hoàng" .......................... 10

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 15

0


MỞ ĐẦU
Báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn hơn
truyền hình, báo in, phát thanh. Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh
đưa tin, truyền hình minh hoạ, báo in minh hoạ và giải thích”. Nhưng giờ đây báo
mạng điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo
in một cách dễ dàng. Báo mạng điện tử trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu
quả, đặt các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống vào một cuộc đua quyết
liệt. Bản thân nó mang trong mình sức mạnh của Phương tiện thông tin đại chúng
truyền thống, nhưng do kết hợp với mạng máy tính mà nó có nhiều điểm ưu việt
riêng.
Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiện thông
tin đại chúng khác ở khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí - công
chúng và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều kiện thuận


lợi nhất tạo lên diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự với khả
năng cập nhật thông tin nhanh mới, nóng và nằm ở tâm điểm – tính thời sự của
báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ; ngoài ra báo mạng điện tử còn có khả
năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh nhất.
Tuy nhiên, cùng với những ưu việt trên của báo mạng điện tử, thì vấn đề
bảo đảm an toàn thông tin, chính xác thông tin và "Nội dung là Vua - Phương
thức truyền tải, Hình thức trình bày là Nữ hoàng" Jonathan Perelman” trên
báo mạng điện tử là những mối quan tâm của các cơ quan và các tổ chức. Là bộ
phận quan trọng của internet, lại phát hành một bản cho triệu triệu người đọc, do
đó vấn đề thông tin trên báo mạng điện tử là hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, thông tin trên báo chí trực tuyến còn phải đương đầu với sự
xâm nhập của các nguồn thông tin xấu, thông tin không lành mạnh vốn đầy rẫy
trên mạng internet vì internet là vùng trời tự do tuyệt đối. Nhất là, báo mạng điện
1


tử là một trong những ngành đi đầu về công nghệ và cập nhật. Tuy nhiên, nó vẫn
phải đứng trong cuộc chạy đua gay gắt với các phương tiện thông tin đại chúng
khác, và có nhiều nguy cơ bị chia sẻ công chúng. Chính vì vậy, báo mạng điện tử
mặc dù có nhiều ưu thế hơn hẳn nhưng cũng phải không ngừng nâng cao chất
lượng thông tin cả về nội dung lẫn đảm bảo về hình thức và thông tin chính xác
đến hàng triệu triệu công chúng là yêu cầu cần thiết.

2


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm
Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin

được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là vấn đề
đang được tranh cãi.
Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online newpaper (
báo chí trên mạng/ trực tuyến), e- journal (electronic journal- báo chí điện tử), ezine ( electronic magazine- tạp chí điện tử)…
Ở Việt Nam, thuật ngữ báo mạng điện tử được sử dụng khá phổ biến, chẳng
hạn báo nhân dân điện tử, lao động điện tử… Ngoài ra, còn nhiều người gọi chúng
bằng cái tên khác như: báo mạng, báo chí internet, báo trực tuyến…
Điều 3, luật báo chí ( luật báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ
họp thứ 5 Quốc hội khoá X) quy định: “ báo điện tử là loại hình báo chí được thực
hiện trên mạng thông tin máy tính”. Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện các: “
báo điện tử” đối với các tờ báo đưa thông tin lên mạng internet như Nhân Dân,
Lao Động, thời báo kinh tế Sài Gòn…hay các trang thông tin của các nhà cung
cấp thông tin trên mạng internet như tin nhanh Việt Nam ( VnExpress) của FPT,
VASC ORIENT của Công ty Phát triển phần mềm VASC- hiện nay là
VietNamNet, VDC Media của công y điện toán và truyền số liệu VDC…Và cũng
từ cách gọi này mà văn bản pháp lý của Bộ Văn hoá - Thông tin cấp cho các bảo
trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam gọi là “ giấy phép hoạt động báo điện tử”.
Ngoài thuật ngữ “ online newpaper” được sử dụng rộng rãi trên trong các
công trình nghiên cứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới để chỉ
3


các khái niệm cùng đặc tính như: online publishing ( xuất bản trực tuyến), online
media ( phương tiện truyền thông trực tuyến), online journalist ( nhà báo trực
tuyến), online radio ( phát thanh trực tuyến), online television ( truyền hình trực
tuyến). Để thống nhất, trong niên luận này chúng tôi gọi bằng thuật ngữ báo mạng
điện tử.
2. Đặc điểm của báo mạng điện tử [1]
a. Cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên, liên tục và có
tính phi định kỳ

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, máy vi tính và đặc biệt là vai trò của
mạng toàn cầu Internet, các nhà báo trực tuyến có thể dễ dàng xâm nhập sự kiện,
nhanh chóng viết bài và gửi về toà soạn thông qua hệ thống thư điện tử. Với tốc
độ đường truyền nhanh, thậm chí các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc với sự kiện,
ví dụ như khi tường thuật một trận bóng đá, hay một cuộc họp báo…
Không chỉ tức thời, báo mạng điện tử còn cho phép nhà báo thường xuyên
cập nhật thông tin. Điều này khác với báo giấy hoặc các loại hình báo chí khác ở
chỗ nhà báo có thể đăng tải thêm tin tức bất cứ lúc nào mà không phải chờ đến giờ
lên khuôn hay sắp xếp chương trình như ở các loại hình báo chí khác. Chính vì thế
mà người ta còn cho báo mạng điện tử một đặc trưng là tính phi định kì.
Đặc điểm này giúp cho báo mạng dễ dàng vượt trội hơn so với các loại hình
báo chí khác về tốc độ thông tin, lượng thông tin, đảm bảo tính thời sự và tạo ra
sự thuận tiện cho độc giả. Nhiều người tìm đến báo mạng điện tử để cập nhật thông
tin cũng là vì lí do này.

4


b. Có tính tương tác cao
Tính tương tác là một trong những đặc trưng quan trọng của báo chí. Khi
mà mọi điều kiện của con người được nâng cao, nhu cầu được đáp ứng về thông
tin, cũng như sự tương tác với báo chí của độc giả càng được coi trọng.
Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này cũng được những người làm
báo lưu tâm. Đối với báo mạng, nhờ có những đặc trưng nổi trội về công nghệ mà
dường như tính tương tác có vẻ cao hơn so với các loại hình còn lại.
Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo mạng điện
tử, chúng ta còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo,
độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí.
Quá trình tương tác trên báo mạng điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn
nhiều so với các loại hình báo chí khác. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên

trang báo mạng điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tương
tác khác như feedback, vote, email, forum… tiện cho độc giả dễ dàng đóng góp ý
kiến của mình. Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.
c. Tính đa phương tiện
Người ta nói báo mạng điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp
nhiều công nghệ (multimedia). Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trong một
tác phẩm báo mạng có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình.
Khi đọc báo mạng độc giả có thể chủ động xem những tác phẩm mình quan
tâm ở bất kì trang nào giống như báo in. Đồng thời cũng được trực quan những
hình ảnh, video clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ thuộc vào các
yếu tố thời gian, không gian. Sự tích hợp này giúp cho báo mạng điện tử có được
những yếu tố hấp dẫn của các loại hình báo chí khác, vì thế mà trở nên sinh động
hơn, hấp dẫn hơn.
5


d. Khả năng liên kết lớn
Báo mạng điện tử có khả năng liên kết vô cùng lớn nhờ vào các siêu liên
kết (hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ…
Từ một bài báo, độc giả có thế dễ dàng tìm kiếm những thông tin liên quan
thông qua các liên kết để tìm hiều sâu hơn về vấn đề quan tâm. Hoặc từ một trang
báo, có thể dễ dàng đi đến các web liên kết khác chỉ với một thao tác click chuột.
Khả năng liên kết của báo mạng điện tử thật sự mở ra một kho thông tin vô hạn
cho độc giả.
e. Khả năng lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng
Báo mạng điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với một
lượng khổng lồ thông tin lưu trữ. Đồng thời với đó là khả năng tìm kiếm dễ dàng
nhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khoá được đính kèm trên mỗi trang báo mạng
điện tử. Có thể xem theo ngày, xem theo bài, hoặc theo chủ đề… Nếu không có
điều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo mạng có thể lưu bài viết lại để đọc sau,

hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hoàn toàn đơn
giản. Điều này với truyền hình hay phát thanh là vô cùng khó.
f. Tính xã hội hoá cao, khả năng cá thể hoá tốt
Nhờ vào sự phủ sóng của mạng toàn cầu Internet, báo mạng điện tử không
có giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ dàng có
thể thấy tính xã hội hoá rất cao ở loại hình báo chí mới mẻ này.
Tuy nhiên, báo mạng điện tử lại cũng có khả năng cá thể hoá tốt. Điều này
thoạt nghe tưởng như mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn không phải. Tính cá thể hoá
được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo, trang báo, bài báo
theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích.

6


Ngoài ra, báo mạng điện tử có độ lan toả cao, dễ dàng đính chính, chi phí
thấp do chỉ phải post bài một lần duy nhất, đồng thời thông tin lại có giá trị sử
dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu của độc giả.
Tuy vậy, báo mạng điện tử còn một vài hạn chế, đó là độ tin cậy của thông
tin còn thấp, muốn đọc được báo mạng thì độc giả ít nhất cũng phải có máy tính
nối mạng, và biết những thao tác sử dụng đơn giản nhất.
Cần trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản nhất, để có thể tận dụng được
hết những ưu thế của báo mạng điện tử, góp phần thõa mãn những nhu cầu thông
tin ngày càng cao của bản thân. Hội nhập cùng với nền báo chí tiến bộ của nhân
loại.
II. "NỘI DUNG LÀ VUA - PHƯƠNG THỨC TRUYỀN TẢI, HÌNH
THỨC TRÌNH BÀY LÀ NỮ HOÀNG" JONATHAN PERELMAN
1. “Nội dung là Vua…”
Báo điện tử ra đời, đã làm thay đổi bộ mặt của nền báo chí thế giới một cách
mạnh mẽ, có tác động lớn tới hệ thống báo chí, với những cái mới mẻ mà lâu nay
chưa khám phá ra.

Trong sự phát triển của báo điện tử không thể không nhắc tới vai trò to lớn
của các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến với những cái tên đã trở thành một từ không
thể thiếu đối với những người thường xuyên khai thác thông tin trên mạng, như
công cụ của Google, Bing, MSN… Những dịch vụ search này đang liên tục mở
rộng tiện ích, không chỉ đem đến một cổng thông tin tổng hợp nhiều nguồn mà
còn là một bộ dẫn hướng cực mạnh giúp người sử dụng tiếp cận không chỉ những
nội dung dạng text mà cả hình ảnh và video.
Xét về nội dung truyền tải, báo điện tử có những lợi thế mà báo in, thậm chí
cả phát thanh - truyền hình cũng phải kính nể. Báo mạng điện tử hiện nay không
7


phải là một phiên bản rút gọn của báo in như người ta từng làm và từng lầm tưởng.
Nhiều tờ báo lập bộ phận riêng để phụ trách mảng này với lực lượng phóng viên,
biên tập viên, kỹ thuật viên và nhân viên thiết kế đồ họa đông đảo (chẳng hạn như
BBC, quân số lên tới 400 người). [1]
- Nội dung của tác phẩm báo chí phải đảm bảo được những yêu cầu về tính
thời sự, tính xác thực và tính định hướng trực tiếp của những thông tin mà nó phản
ánh. [2]
+ Yêu cầu về tính thời sự: Thông tin kịp thời về những cái mới. Đó là
những sự việc, sự kiện, con người, hoàn cảnh, tình huống… vừa mới xảy ra, đang
xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra; Cung cấp cho công chúng thông tin về những sự thật
nóng bỏng của đời sống.
+ Yêu cầu về tính xác thực: Phải phản ánh sự thật một cách chính xác, có
địa điểm, có nhân chứng và thời gian, không gian cụ thể. Tuyệt đối không được
bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tuỳ tiện trong quá trình thông tin về sự thật.
+ Yêu cầu về tính định hướng trực tiếp: Tác giả phải thể hiện một thái độ
và lập trường rõ ràng trong bài viết. Lập trường này dựa trên cơ sở là luật pháp,
đạo đức, truyền thống… của cộng đồng.
- Ngoài những yêu cầu trên đây để đáp ứng được với xu thế của thời đại

công nghệ thì cần phải chú ý cả những yêu cầu về nội dung sau, và với những yếu
tố như vậy khiến trang báo mạng điện tử càng trở lên thu hút công chúng:
+ Liệu nội dung có đưa ra được quan điểm nào hay không?
+ Nội dung có thích hợp hay không?
+ Nội dung có hữu ích hay không?
+ Nội dung có thú vị hay không?

8


+ Nội dung có thể chia sẻ được không?
+ Nội dung có khuyến khích tương tác hay không?
Ví dụ cụ thể như sau:
Trước diễn biến phức tạp của tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ngay
khi có được các thông tin chưa chính thức qua nhiều phương tiện thông tin đại
chúng (mạng xã hội, người dân…) đã có rất nhiều cơ quan báo chí, công ty
truyền thông đã vào cuộc. Trong đó báo mạng điện tử là một lực lượng đông đảo
và hùng mạnh đóng góp rất nhiều thông tin cho công chúng về tiến trình, tình
hình bệnh dịch và giải đáp cả các thắc mắc, làm giảm bớt tâm lý lo lắng của công
chúng về sự nguy hiểm của dịch bệnh.
- Báo Nhân Dân điện tử đã có hẳn một chuyên mục riêng về thông tin của
bệnh dịch tả lợn Châu Phi:
/>20l%E1%BB%A3n%20ch%C3%A2u%20Phi.html
- Báo điện tử Người Lao Động đã có các tin bài về tình hình dịch bênh:
/>- Báo điện tử Vnexpress đã có các tin bài giải đáp thắc mắc để giúp công
chúng hiểu và biết rõ hơn về bệnh dịch tả lợn Châu Phi:
/>Qua đó có thể nói, yếu tố nội dung của một tác phẩm báo mạng điện tử nói
riêng và của tác phẩm báo chí nói chung vô cùng quan trọng, ngoài để thu hút
độc giả, kích thích niềm đam mê cho riêng độc giả, mà bản thân họ còn muốn
chia sẻ chúng cho những đối tượng khác. Nội dung cũng chính là một phương

9


tiện đưa và dẫn dắt công chúng đến với những diễn biến tâm lý mà chính tác
phẩm đó đưa ra. Như vậy “Nội dung là vua” mà Jonathan Perelman muốn nói ở
đây là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý.
2. “… Phương thức truyền tải, hình thức trình bày là Nữ hoàng"
Có thể nói, với sự hỗ trợ của công nghệ, việc làm báo hiện đại, đặc biệt báo
mạng điện tử, không chỉ giới hạn việc cung cấp thông tin nữa. Trong thời đại báo
chí hiện đại, không chỉ “Nội dung là Vua”, mà còn “phương thức truyền tải, hình
thức trình bày là Nữ hoàng”. Điều này có nghĩa, các tờ báo mạng điện tử hiện nay
cần phải sớm nắm bắt được xu thế phát triển của báo chí và truyền thông kỹ thuật
số, nắm bắt được các công cụ, công nghệ hiện đại. Xu thế báo chí thế giới và Việt
Nam đã và đang xuất hiện các xu thế đa phương tiện, đa nền tảng, video,
livestream, VR Virtual Reality, bài chuyên sâu (Long-form story), gói tin tức
(Package news), Mega story, sản phẩm truyền thông sáng tạo…
[3] Sở hữu nội dung tươi mới là một trong những cách tự nhiên nhất có thể
thu hút sự quan tâm, thích thú của công chúng và các công cụ tìm kiếm. Nhưng
nếu nội dung đó không được biên tập một cách kỹ càng và chất lượng, hoặc nếu
khách truy cập chỉ tìm đến bạn một, hai lần trước khi bỏ đi tìm kiếm thông tin ở
một trang báo mạng điện tử khác, thì những nỗ lực liên tục làm mới nội dung trên
trang sẽ không mang đến cho bạn bất kì kết quả đáng mong đợi nào.
Ngược lại, nếu khách truy cập bổ sung trang web của bạn vào mục đánh dấu
trang của họ, liên kết đến các bài viết và chia sẻ các bài viết đó trên Facebook,
Twister… Đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã truyền cảm hứng đến công chúng
và cả cho các công cụ tìm kiếm. Những tín hiệu xã hội này sẽ cho biết rằng trang
báo mạng điện tử của mình đang biên tập những nội dung quan trọng, phù hợp, có
liên quan, có giá trị cho độc giả. Và câu trả lời đơn giản chính là chất lượng nằm
sâu bên trong mỗi nội dung tác phẩm.
10



Tạo ra sản phẩm tuyệt vời, cung cấp chúng miễn phí sẽ khiến mọi người
yêu thích, chia sẻ nội dung đó miễn phí và quan trọng hơn, đó chính là bàn luận
về nó, thảo luận về chủ đề đó ở khắp mọi nơi không chỉ riêng trên trang báo mạng
điện tử của mỗi cơ quan báo chí hay công ty truyền thông.
Và để có thể khiến độc giả thảo luận và chia sẻ nội dung về tờ báo mạng
điện tử của chính cơ quan chủ quản, giải pháp duy nhất cho vấn đề này khá đơn
giản, đó là sản xuất những nội dung có chất lượng tuyệt vời và khiến mọi người
đổ xô tìm kiếm chúng. Khuyến khích họ chia sẻ, bình luận, bổ sung thêm các nút
chia sẻ mạng xã hội và thực tế là làm tất cả những gì có thể để nội dung của trang
báo mạng điện tử có thể lan truyền.
Tại sao nói “phương thức truyền tải, hình thức trình bày là Nữ hoàng”. [4]
Rõ ràng, chính những người làm báo đã nhận ra thách thức trong thời kỳ công
nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Ở mức độ nào đó, tất cả đều đang cố gắng
thích ứng để không bị tụt hậu, tìm giải pháp để vươn lên.
Thách thức song hành với yêu cầu đổi mới, nhưng cũng tạo cơ hội cho các
nhà báo. Hàng loạt động thái của các cơ quan báo chí trong thời gian qua đã cho
thấy sự chuyển mình rõ rệt. Nhiều nơi coi mạng xã hội như một mảnh đất tốt để
đưa các sản phẩm báo chí chính thống đến với người đọc, người xem. Những mặt
trái của mạng xã hội, trong đó, rõ nhất là nạn đưa tin giả, tin chưa được kiểm
chứng… tạo hiệu ứng tuyên truyền rất xấu, nhưng đó cũng là cơ hội để các tờ báo
khẳng định được vị trí, giá trị của mình thông qua việc đưa ra những bài viết phản
biện với cách kiến giải trung thực, chính xác, sâu sắc, kịp thời. Đó là cơ hội tốt để
các tác phẩm báo chí chính thống có thêm độc giả và có điều kiện phát triển, được
người đọc, người xem, người nghe tin cậy tìm đến.

11



Nhưng để làm được điều nói trên, nhà báo không chỉ cần trui rèn kỹ năng
khai thác sử dụng thành tựu khoa học - công nghệ, mà còn cần tu dưỡng đạo đức
nghề nghiệp, nâng cao vốn sống, hiểu biết, vốn nghề, xác định tâm thế dấn thân.
* Những yêu cầu về hình thức của một tác phẩm báo mạng điện tử:
- Văn bản: phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Ngắn gọn;
+ Kết cấu gắn liền với sự thật: Căn cứ vào tính chất, mức độ, tầm quan
trọng của sự thật và căn cứ vào ý đồ phản ánh của tác giả để hình thành một kết
cấu riêng, một dáng vẻ riêng.
+ Ngôn ngữ gần với đời sống, đơn giản, chính xác, ngắn gọn.
- Ảnh: phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Có nội dung, chủ đề, ý nghĩa rõ ràng.
+ Có giá trị thông tin thời sự.
+ Phản ánh được khía cạnh tiêu biểu của sự kiện.
+ Phần lời của dạng Tin kèm ảnh thường rất ngắn gọn; không trùng lặp
với những thông tin mà ảnh đã có.
+ Lời và ảnh phải thống nhất với nhau, nhất quán, bổ sung cho nhau
trong việc phản ánh về sự kiện một cách đầy đủ và chính xác.
* Video clip, Audio: phải đảm bảo các yếu tố sau:
+ Đối tượng phản ánh là những sự kiện, sự việc, con người, vấn đề điển
hình, độc đáo, mang tính thời sự, nóng hổi; được nhiều người quan tâm.

12


+ Kết cấu nội dung phải đảm bảo tính logic phát triển của sự kiện, vấn
đề bằng hình ảnh và âm thanh; những đánh giá, bình luận sự kiện phải được phối
hợp sử dụng nhịp nhàng.
+ Thời lượng càng ngắn gọn càng tốt nhưng vẫn đảm bảo về nội dung và
hình thức thể hiện đầy đủ, chi tiết và hấp dẫn.

+ Với video Clip, hình ảnh phải đạt tiêu chuẩn chất lượng về nội dung
và hình thức, mỗi khuôn hình phải có ý nghĩa và đảm bảo tính trung thực về thông
tin.
Ví dụ cụ thể như sau:
- Tác phẩm: “Có một "thiên đường" ở Lý Sơn” trên Báo nhân dân điện tử
được thể hiện dưới dạng Megastory:
/>Ngoài nội dung hấp dẫn, có đầy đủ thông tin về điểm du lịch Lý Sơn (Quảng
Ngãi) thì tác phẩm được thể hiện trên giao diện đồ họa theo dạng Long-form rất
bắt mắt, khiến cho độc giả khi theo dõi có cảm giác tươi mới, cuốn hút và muốn
tận hưởng cảm giác tuyệt vời như “thiên đường” ở nơi đây.
- Tác phẩm: “FÊTE DE LA MI-AUTOMNE” trên Báo Nhân Dân điện tử
tiếng Pháp
/>Là tác phẩm có ngôn ngữ tiếng Pháp, cùng giao diện đồ họa theo dạng Longform, với những hình ảnh đẹp về tết trung thu của thiếu nhi, mới nhìn qua tác phẩm
thôi đã khiến cho độc giả cảm thấy không khí của tết trung thu như đang tràn ngập
xung quanh. Với những đầu Lân, đèn Ông sao, đèn lồng Cá chép, đèn Kéo quân
khiến cho độc giả nhỏ tuổi thì vui mừng, rộn ràng còn các độc giả lớn tuổi thì bồi
hồi và thấy nhớ hơn về tuổi thơ đầy kỷ niệm.
13


KẾT LUẬN
Nội dung vẫn là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự thành bài của một chiến
dịch truyền thông, và nó ngày càng quan trọng hơn nữa trong thời đại số hiện nay.
Những gì mà bạn nói, bạn viết, thông báo với công chúng sẽ quyết định đến việc
họ có chú ý đến bạn, quan tâm đến bạn và tiếp nhận tác phẩm của bạn hay không.
Làm thế nào để tác phẩm đó có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn nhằm đối
thoại với độc giả, với công chúng, xây dựng sự gắn kết và dẫn dắt tới quá trình
tiếp nhận tác phẩm là một trong những thách thức lớn mà các cơ quan báo chí phải
đối mặt. Xây dựng thật tốt nội dung tác phẩm, tác phẩm có nội dung hay sẽ là con
đường nhanh nhất và gần nhất để đến với công chúng.

Cùng với các loại hình báo chí, truyền thông khác, báo điện tử Việt Nam
với nhiều ưu điểm tích cực, ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế quan
trọng đặc biệt của mình. Bên cạnh đó, báo điện tử Việt Nam vẫn còn tồn tại rất
nhiều vấn đề nổi cộm. Chỉ cần thẳng thắn nhìn nhận ra những điểm yếu của báo
điện tử hiện nay thì cơ quan quản lý báo chí, các tòa soạn và chính bản thân các
phóng viên sẽ tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng, đảm bảo sự phát triển bền
vững, lâu dài cho báo điện tử nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. [1]

/>
ra-d%E1%BB%9Di-phat-tri%E1%BB%83n-va-nh%E1%BB%AFngd%E1%BA%B7c-tr%C6%B0ng-c%E1%BB%A7a-baom%E1%BA%A1ng-di%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD/
2. [2]

/>
dung/nhung-yeu-cau-cua-mot-tac-pham-bao-chi-bao-mang-dien-tu-801
/>
3. [3]
hoang
4. [4]

/>
dai-cach-mang-cong-nghiep-40-tim-co-hoi-trong-thach-thuc
5. Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản (2011), Nguyễn Thị Trường
Giang, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
6. Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử (2014), Nguyễn Thị Trường Giang

(Chủ biên) Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo (2014), Nguyễn
Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

15



×