Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

Môn tổ chức công tác kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.26 KB, 12 trang )

Môn tổ chức công tác kế toán

Đề tài:nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh
nghiệp
Nhóm 1
GVHD: Nguyễn Viết Tiến
Lớp: 1869FAUD1011


Nội dung bài thảo luận gồm:
I, Khái niệm, ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán
II, Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
III, Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán
IV, Kết luận


I, Khái niệm, ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán
1, Khái niệm:
Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh

2, Ý nghĩa:
- Việc tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý tại doanh nghiệp giúp cho việc tổ chức thu nhận, cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ về tình
hình tài sản, biến động của tài sản, tình hình doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh...
- Qua đó làm giảm bớt khối lượng công tác kế toán trùng lắp, tiết kiệm chi phí , đồng thời giúp cho việc kiểm kê, kiểm soát tài sản, nguồn vốn,
hoạt động kinh tế, đo lường và đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định lợi ích của nhà nước, của các chủ thể trong nên kinh tế thị trường…


II, Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
1, Tổ chức bộ máy kế toán
-Bộ máy kế toán của một doanh nghiệp là tập hợp những người làm kế toán tại doanh nghiệp cùng với các phương


tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại doanh nghiệp.
-Khi tổ chức bộ máy kế toán căn cứ vào 5 cơ sở:
+ Đặc điểm, hoạt động và tổ chức quản lý của Doanh Nghiệp
+ Mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ DN
+ Quy mô và phạm vi địa bàn hoạt độngcủa DN
+ Biên chế lao động kế toán và trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán + Trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho công tác kế toán


2, Tổ chức nội dung công tác kế toán
- Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
+Chứng từ kế toán về lao động, tiền lương
+Chứng từ kế toán về hàng tồn kho
+Chứng từ kế toán về tiền tệ
+Chứng từ kế toán về TSCĐ
- Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
+Sổ kế toán tổng hợp: Sổ ghi chép theo trình tự thời gian, sổ ghi chép theo nội dung kinh tế như Sổ cái,
sổ ghi chép kết hợp cả ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế như Nhật ký Sổ cái.
+Sổ kế toán chi tiết: dùng để theo dõi ghi chép các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết để thuận
tiện cho việc quản lý
- Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
+Báo cáo tài chính
+Báo cáo quản trị


3, Tổ chức kiểm tra kế toán
- Nhiệm vụ của kiểm tra kế toán là:
+Kiểm tra tính chất hợp pháp
+Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán
+kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách, chấp hành kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Yêu cầu của việc kiểm tra kế toán
+Thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan
+Các kết luận phải kiểm tra rõ ràng, chính xác, chặt chẽ
+Phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan tổng hợp kết quả kiểm tra
+Các đơn vị được kiểm tra phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong thời gian quy định


- Hình thức kiểm tra kế toán:
+Kiểm tra thường kỳ:
+Kiểm tra bất thường
- Nội dung kiểm tra kế toán:
+Kiểm tra việc vận dụng các chế độ, thể lệ chung của kế toán
+Kiểm tra chứng từ
+Kiểm tra việc ghi chép vào các sổ kế toán


4, Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán
-Ứng dụng CNTT vào kế toán giúp xử lý thông tin và cung cấp thông tin được nhanh chóng, thuận lợi, làm tăng
năng suất lao động của bộ máy kế toán
-Áp dụng công nghệ tiên tiến nhất thì việc nhận thông tin cũng như việc xử lý thông tin sẽ có hiệu qủa hơn so
với đơn vị có cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn


III, Nguyên tắc và nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán

Tổ chức công tác kế toán của đơn vị phải đảm:
+tuân thủ các nguyên tắc, các chính sách, chế độ
+bảo nguyên tắc thống nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị
+phải phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất
+ phù hợp với yêu cầu, trình độ quản lý

+nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.


Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán:
-Hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh
-Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác
-Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại
-Tổ chức hướng dẫn các cán bộ, nhân viên trong đơn vị hiểu và chấp hành chế độ quản lý kinh tế


IV, Kết luận
Từ những nội dung ở trên, ta thấy việc nắm bắt đầy đủ, chính xác các nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế
toán là hết sức quan trọng. Nắm bắt được các nguyên tắc và nội dung việc tổ chức công tác kế toán mới không vi
phạm những nguyên tắc, chế độ qui định chung của nhà nước, đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
kế toán góp phần tăng cường quản lý kinh tế của các cấp, các ngành, góp phần tăng cường quản lý kinh tế - tài
chính của các cấp, các ngành, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp; đảm bảo phát huy đầy đủ, vai trò tác dụng của kế toán đới với công tác quản lý doanh
nghiệp.




×