Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠ0CH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI DÂN XỬ LÝ RÁC THẢI RƠM RẠ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.18 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

GIẢM VIÊN HƯỚNG DẪN

: BÙI THỊ THU TRANG

HỌ VÀ TÊN

: VÀNG A VẢNG

LỚP

: ĐH4QM2

MÃ SV

: 1411100687

HÀ NỘI , 17/05/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ


HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI DÂN XỬ LÝ RÁC THẢI RƠM RẠ TẠI
HUYỆN TAM ĐƯỜNG, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI, 17/05/2017


MỤC LỤC
1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH......................................................................................1
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG....................................................................................2
3. MỤC TIÊU............................................................................................................... 3
4. KẾ HOẠCH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG...........4
5. KINH PHÍ................................................................................................................5
6. PHỤ LỤC................................................................................................................. 7


1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
Huyện Tam Đường có diện tích tự nhiên là 684,52 km2. Nằm ở phía Đông Bắc
của tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp huyện Phong Thổ, phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và thị
xã Lai Châu, phía Đông giáp huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai), phía Nam giáp huyện Sìn Hồ
và huyện Than Uyên, gồm 14 xã, thị trấn, dân số 50 nghìn người, huyện có 14 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm các xã: Sùng Phài, Nùng Nàng, Bản Giang, Bản Hon, Thèn
Xin, Tả Lèng, Hồ Thầu, Giang Ma, Bình Lư, Sơn Bình, Nà Tăm, Bản Bo, Khun Há và
thị trấn Tam Đường. Huyện Tam Đường là huyện có địa hình phức tạp được cấu tạo
bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông là dãy
Hoàng Liên Sơn kéo dài hơn 80 km với đỉnh Phanxipăng cao 3.143 m, phía Đông là
dãy Pu Sam Cáp kéo dài khoảng 60km, xen kẽ những dãy núi cao là các thung lũng và
sông suối...
Với lợi thế về vị trí địa lý và các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi trong thời
gian gần đây huyện Tam Đường không ngừng phát triển với giá trị GDP mỗi năm đều
tăng cao. Song song với sự phát triển kinh tế là vấn đề môi trường ngày càng bị suy

giảm phức tạp và ô nhiễm…
Hiện nay với sự phát triển kinh tế ngày càng ổn định của huyện thì kèn theo đó ô
nhiễm môi trường đang là vấn đề lo ngại nhất. Với sự tăng gia sản xuất, dịch vụ ăn
uống nhu cầu ngày một tăng thì vấn đề ô nhiễm rác thải và khí thải cũng tăng theo
cùng với đó đáng lo ngại nhất là vấn đề đốt rơm rạ của người nông dân của huyện Tam
Đường, chủ yếu là các xã Hồ Thầu, Bản Hon, Bản Bo, Xã Tả Lèng. Các hộ dân tại xã
này chủ yếu là làm nông, chăn nuôi do đó hàng năm các xã làm 2 vụ/mùa/năm nên
lượng rơm rạ thải ra lớn mà họ lại không biết cách tận dụng ủ làm phân hữu cơ, dù có
biết thì với lượng lớn như vậy cũng không thể nào mà dùng hết được. Thời gian ủ lâu,
mất nhiều thời gian vậy nên chủ yếu là đốt đi tại chỗ, để làm tiếp vụ sau. Do vậy,
lượng khí CO2 thải ra bầu không khí là rất lớn (khí làm tăng hiệu ứng nhà kính) có xu
hướng ngày càng tăng cao vào mỗi năm.
Cùng với “công nghiệp hóa hiện đại hóa” đất nước các hộ dân từ sử dụng trâu, bò
làm sức kéo để cày cấy và đập lúa bằng tây thủ công chuyển dần sang sử dụng máy
cấy, và máy đập lúa liên hoàn chiến khoảng 80 đến 95%. Do đó lượng rơm rạ có thể
thu về làm nguyên liệu cho trâu bò ăn cũng giảm đi chỉ giải rác ở một số hộ dân chiến
khoảng 5 đến 10% . Chính vì vậy mà lượng rơm rạ đên đốt cũng tăng lên đáng kể kéo
1


theo vấn đề ô nhiễm không khí và sự tăng các khí nhà kính lên bầu khí quyển cũng
tăng lên…
Thể hiện rõ nhất là trong vài năm gần đây sự diễn biến của hiện tượng khí hậu
cực đoan xảy ra thường xuyên hơn trên địa bàn Huyện Tam Đường. rõ nhất là vào mùa
mưa các con suối thường có nhiều lũ quét gây thiệt hại về người và của, hay thường
xảy ra các đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Chuyển đổi hình thức cày cấy bằng sức Trâu, bò truyền thống sang sử dụng các
thiết bị máy móc công nghệ để cày cấy.
- Nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường chưa được phổ biến
- Người dân chưa thập sự hiểu về “ ô nhiễm môi trường là gì” hay lượng khí CO 2

tác hại như thế nào tới bầu khí quyển (tầng ozôn).
- Người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số như Dao, Hmông, Tài, Thái… nhận thức
của họ về môi trường còn rất lơ mơ.
- Chính quyền địa phương chưa có kinh nghiệm, kiến thức thật sự về mặt môi
trường.
Đến hiện tại thì UBND các xã và chính quyền địa phương cũng chưa tìm ra
phương pháp nào hiếu hiệu để giải quyết vấn đề đốt rơm rạ của các hộ dân trên địa
bàn. Ngoài các biện pháp truyền thống là thu lại cho trâu, bò ăn vào mùa khô thì chưa
có phương pháp nào thây thế. Do vậy vấn đề đốt rơm rạ có xu thế tăng dần theo các
năm.
Do đó việc tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách xử lý chất thải rơm rạ là điều
hết sức cần thiết. Dựa vào thực tế đó và căn cứ theo công văn chỉ đạo của chủ tịch
UBND huyện Tam Đường, Lai Châu; chúng tôi đề xuất tổ chức lớp tập huấn: “ Nâng
cao nhận thức và hướng dẫn cho người dân về việc xử lý chất thải rơm rạ tại
huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu”.
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG
Một kế hoạch dù có hay đến đâu nếu không có người lãnh đạo thực hiện, chỉ đạo
thì sẽ không gặt hái được một kết quả tốt. Do đó vai trò của người lãnh đạo vô cùng
quan trọng. Để thực hiện tốt các chương trình thì đòi hỏi phải có sự tham gia của các
cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương như cán bộ phụ trách môi trường khu vực,
Mặt trận Tổ quốc, ban ngành, đoàn thể (hội Chữ thập đỏ, hội Nông dân, hội LHPN..),
tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ấp – khu phố và toàn thể nhân dân trong khu vực.
Do đó để chuẩn bị cho buổi truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về
vấn đề bảo vệ môi trường hoặc một chương trình cụ thể bảo vệ môi trường có tính
2


phổ biến rộng rãi tới toàn thể các ban ngành, chính quyền và nhân dân trong khu vực
thì trước hết chúng ta phải có buổi tập huấn cho các cán bộ lãnh đạo chính quyền địa
phương như cán bộ phục trách môi trường khu vực, Mặt trận Tổ quốc, ban ngành,

đoàn thể (hội Chữ thập đỏ, hội Nông dân, hội LHPN..), chủ tịch hội đồng nhân dân, bí
thư Đảng Ủy hội đồng nhân dân, bí thư đoàn thanh niên xã, trưởng bản các xã.
Ban ngành đứng ra tổ chức là phòng tài nguyên và môi trường huyệnTam Đường
kết hợp với giảm viên trường đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội cùng thực hiện
buổi tập huấn.
- Đối tượng truyền thông:
+ Hội Nông Dân
+ Hội Phụ Nữ
+ Các cán bộ làm tại phòng môi trường của Huyện Tam Đường
+ Các tổ chức quần chúng và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp như: khu vực tư
nhân, cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và kể cả nhà chức trách.
Là các tổ chức chính trị xã hội liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động làm
nông của huyện.
- Trình độ nhận thức: không có điều kiện và thường xuyên được tiếp cận các kiến
thức về xử lý rác thải, kỹ thuật ủ phân hữu cơ…
- Dân tộc: Chủ yếu là dân tộc Hmông, Dao, Tài, Thái… dân tộc kinh rất ítchiếm
khoảng ¼ và chủ yếu sống tại trung tâm huyện.
- Tỉ lệ nam nữ: 3/2
3. MỤC TIÊU
 100% người dân huyện biết được vấn đề tổng quan về hiện trạng môi trường
huyện Tam Đường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
 95% Biết được các tác hại, ảnh hưởng của chất thải rơm rạ và việc đốt chất thải
đó nếu không có biện pháp xử lý
 Biết được tác dụng của chất thải khi đã được xử lý
 100% Nắm được kĩ thuật xử lý chất thải rơm rạ, kỹ thuật trồng nấm rơm mang
lại nguồn thu nhập.
 Nắm được kĩ thuật ủ phân hữu cơ. Cách chất thành đống làm nơi để trồng nấm
rơm….
 100% người tham gia, Có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường
 Có thái độ tích cực trong thực hiện công tác xử lý chất thải rơm rạ bảo vệ môi

trường.
 Góp phần truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ
môi trường.
 Góp phần bảo vệ môi trường tại huyện Tam Đường
3


4. KẾ HOẠCH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
4.1. Kế hoạch tổ chức tập huấn

STT

Đối tượng

Đối
tượng
1

Đ/c Chủ tịch, phó chủ tịch, cán
bộ làm công tác môi trường tại
Huyện Tam Đường

Đối
tượng
2

4.2.

Thời gian tổ
chức


Số lượng
học viên

Địa điểm tổ
chức

50

Hội trường
UBND
Huyện Tam
Đường

50

Hội trường
UBND
Huyện Tam
Đường

Sáng thứ 2,
ngày 4/04/2017

50

Hội trường
UBND
Huyện Tam
Đường


Tổng

150

Sáng thứ 7 ngày
2/04/2017

Lớp 1: Hội nông dân huyện Tam
Đường

Sáng chủ nhật,
ngày 3/04/2017

Lớp 2: Hội phụ nữ huyện Tam
Đường

Nội dung chương trình

Thời gian

Nội dung

Đơn vị thục hiện

7h30 – 8h00

Phát tài liệu, ổn định chỗ ngồi

Phòng TNMT huyện Tam Đường


8h00 – 8h10

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại
biểu

Phòng TNMT huyện Tam Đường

8h10 – 8h45

Nội dung 1,2,3 của chuyên đề:
Thực trạng ô nhiễm môi
trường do đốt rơm rạ, phân loại
và tác hại

Giảng viên trường ĐH Tài nguyên
và Môi trường HN

8h45 – 9h30

Nghỉ giải lao, uống nước

Phòng TNMT huyện Tam Đường
phối hợp với Hội nông dân, hội
phụ nữ

9h30 – 10h45

Nội dung 4 của chuyên đề: Một
số kĩ thuật ủ phân hữu cơ từ rơm

rạ và kĩ thuật trồng nấm rơm

Giảng viên trường ĐH Tài nguyên
và Môi trường HN

10h45 – 11h10

Trả lời, giải đáp thắc mắc

Phòng TNMT kết hợp với
Giảng viên trường ĐH Tài nguyên
và Môi trường HN

11h10 – 11h15

Bế mạc
4


-

Nội dung bài giảng
Chuyên đề: Tổng quan về ô nhiễm môi trường từ đốt rơm rạ của người dân

-

huyện Tam Đường
Giảng viên: Bùi Thị Thu Trang
Đơn vị công tác: giảng viên trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà


4.3.

Nội
- Nội dung chuyên đề:
+ Thực trạng ô nhiễm môi trường từ việc đốt rơm rạ
+ Tác hại của việc đốt rơm rạ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
+ Kĩ thuật ủ rơm rạ làm phân hữu cơ
+ Kĩ thuật tận dụng đốn rơm rạ trồng nấm và quy trình trồng, thu nấm rơm
+ Các quy định pháp lý liên quan
(Nội dung chi tiết trong Tài liệu đính kèm/Phụ lục đính kèm)
5.
5.1.

KINH PHÍ
Nguồn kinh phí

Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường của huyện Tam Đường
5.2.
-

Cơ sở lập dự toán kinh phí
Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính

quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước
- Thông tư 123/2009/TT-BTC : Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng
chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các
ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
- Thông tư 97/2010.TT-BTC ngày 6 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy

định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 07/05/2007 quy định về việc
lâp dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho
công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ
sở.
- Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 về Hướng dẫn định
mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công
nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
- Thông tư 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2010 về việc Hướng dẫn
việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
5.3.
Tổng kinh phí thực hiện
5


- Ghi bằng số: 25.100.000 vnđ
- Ghi bằng chữ: hai mươi lăm triệu, một trăm nghìn đồng
(Chi tiết kinh phí theo phụ lục đính kèm)

6


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DỰ toán kinh phí
STT

Nội dung thực hiện

I.


Xây dựng đề cương

II.

Biên soạn tài liệu
Chuyên

Đơn vị

Số

Đơn giá

Thành tiền

tính

lượng

Đề cương

1

1.200.000

1.200.000

1


5.000.000

5.000.000

Buổi

3

300.000

900.000

Buổi

3

500.000

1.500.000

Buổi

3

300.000

900.000

cái


1

500.000

500.000

150

50.000

7.500.000

đề: “Nâng cao Chuyên

nhận thức và hướng dẫn đề
cho người dân về xử lý
chất thải rơm rạ tại huyện
Tam Đường, Tỉnh Lai
Châu”
III.

Giảng dạy
Chuyên đề: “Nâng cao
nhận thức và hướng dẫn
cho người dân về xử lý
chất thải rơm rạ tại huyện
Tam Đường, Tỉnh Lai
Châu”

IV


1

Tổ chức lớp học
Thuê hội trường ( tạm
tính)
Thuê thiết bị giảng dạy

2

( máy chiếu, loa đài,
phông...)

3
4

Pano lớp học ( tạm tính)

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên Người

7


5

6

Nước uống
Phô tô tài liệu tập huấn


150

5.000

750.000

Quyển

150

25.000

3.750.000

Bộ

150

10.000

1.500.000

Chuyến

2

1.000.000

2.000.000


Lớp

3

200.000

600.000

ngừơi

( quyển / người)

7

Văn phòng phẩm

IV.

Các chi phí khác
Thuê xe đưa đón giảng

1.

Chai/

viên, thiết bị trợ giảng từ
Hà Nội- Lai Châu , Lai
Châu - Hà Nội

Các chi phí mua đồ dùng

2.

phục vụ công tác giảng
dạy : bút, giấy… ( tạm tính
)

Tổng cộng mục I. II. III, IV, V

25.100.000

Số tiền viết bằng chữ: hai mươi lăm triệu một trăm nghìn đồng

8


9


MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ ĐỐT RƠM
RẠ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG................................................................................1
2. TÁC HẠI CỦA VIỆC ĐỐT RƠM RẠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG..................................................................................2
3. KĨ THUẬT, QUY TRÌNH Ủ PHÂN SINH HỌC TỪ RƠM RẠ..........................3
4. KĨ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TẬN DỤNG RƠM RẠ ĐỂ TRỒNG NẤM..........4
5. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN............................................................7
6. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................7
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................7




PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ ĐỐT RƠM RẠ CỦA NGƯỜI
DÂN HUYỆN TAM ĐƯỜNG

1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ ĐỐT
RƠM RẠ TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG.
Khoảng 2 thập kỉ gần đây, phát triển bền vững được đặt ra như là một yêu cầu
không thể thiếu của quá trình phát triển trên toàn thế giới cũng như mỗi quốc gia, một
xu thế tất yếu mà cộng đồng quốc tế cần hướng tới. Tuy nhiên thế giới ngày càng tiềm
ẩn nhiều nguy cơ không bền vững. Hàng loạt vấn đề môi trường toàn cầu đã và đang
ngày càng trở nên bức xúc như việc trái đất nóng dần lên, thiên tai triền miên, thủng
tầng ozon, suy giảm đa dạng sinh học….
Một trong những nguyên nhân gây lên sự biến đổi toàn cầu đó là việc đốt rơm rạ,
tại các cánh đồng quê.
- Đốt rơm rạ - Hành động nhỏ tác hại lớn
Người dân vẫn thường quan niệm rằng đốt đất để cung cấp tro và chất dinh
dưỡng cho đất là sai lầm. Đây là quan niệm sai lầm cần phải thay đổi ngay.
Theo ông Martin Gummert – chuyên gia đến từ IRRI, việc đốt cháy rơm rạ sẽ
khiến cho đất trồng lúa bị khô cằn, mất nước và chất dinh dưỡng. Hiện tượng này
không chỉ riêng khu vực Huyện Tam Đường, Lai Châu, mà tình trạng này diễn ra trên
khắc cả nước ta miễn là ở đâu có người dân làm ruộng thì ở đó có hiện trạng đốt rơm
rạ. không những thế người dân ở các khu vực vùng cao nguyên thường đốt nương rẫy
đã gây ra đất trống, đồi núi trọc,… ảnh hưởng rất lớn đến môi trường không khí.

1


(Quan điểm đốt rơm rạ lấy tro và chất dinh dưỡng bón cho đất là sai lầm)


2. TÁC HẠI CỦA VIỆC ĐỐT RƠM RẠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Theo đó, việc đốt rơm rạ không chỉ làm đất trở nên khô cằn, mất chất dinh
dưỡng,… mà khói rơm rạ phát sinh gây ra ô nhiễm không khí nặng nề. Theo kết quả
phân tích cho thấy, trong khói rơm rạ có các thành phần muội than, CO, CO 2, SO2,
BO2,… đây là những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ trái đất tăng cao.
Cụ thể, cứ trung bình đốt 7 tấn rơm rạ sẽ phát thải 9,1 tấn CO 2, 798 kg khí CO,
398 kg các chất hữu cơ độc hại và 12 kg tro bụi. Và người dân (nhất là khu vực Đồng
bằng như sông Cửu Long) đang phải gánh chịu những tác hại từ biến đổi khí hậu, khô
hạn, thiếu nước ngọt, nước mặt xâm nhập, lũ lụt, sạt lở, mất mùa,…

2


(Hít nhiều khói đốt rơm rạ có thể khiến con người tử vong)
Mặt khác, thói quen đốt đồng sau thu hoạch còn khiến sức khỏe con người đặc
biệt là người trực tiếp canh tác và trực tiếp ra đốt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. không
những vậy người dân sống quanh gần đồng ruộng cũng chịu ảnh hưởng từ khói trắng
đốt rơm dạ. Người hít khói rởm rạ trong thời gian dài dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay ung thư phổi,… Một số trường hợp nặng có
thể dẫn đến tử vong, là do khí CO trong khói rơm rạ khi kết hợp với hemoglobin trong
máu sẽ khiến máu không thể tiếp nhận oxy dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, việc làm này còn khiến các loài côn trùng có ích bị tiêu diệt, gây mất
cân bằng sinh thái đồng ruộng, khiến sâu bệnh hoành hành trên ruộng lúa. Từ đó, để
đối phó với sâu bệnh người dân phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật với số
lượng lớn để phòng trừ, khiến chi phí sản xuất lúa cao và gây ảnh hưởng đến sức khỏe
người sản xuất và người tiêu dùng. Từ đó gây ra nhiều hệ lụy, gây ô nhiễm môi trường,
suy giảm sức khỏe, bệnh tật,…
3. KĨ THUẬT, QUY TRÌNH Ủ PHÂN SINH HỌC TỪ RƠM RẠ
Quy trình kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ rơm rạ rất đơn giản, bà con có thể làm tại

nhà, cách thực hiện như sau:
Trước tiên chúng ta sẽ trộn đều 1 kg EM Fert-1+ 5kg cám gạo + 1 lít mật rỉ
đường, đưa về 60% độ ẩm, ủ kín trong 24 giờ.

3


Tiếp theo Trải rơm rạ theo lớp dày 30cm, rải đều một lượng chế phẩm đã

hoạt hóa đều lên lớp rơm rạ, và một lượng mỏng phân NPK đã hòa tan. 1kg
NPK sử dụng cho 1 tấn rơm rạ.
Che đống ủ bằng nilong để đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ nhiệt độ và
độ ẩm.
Sau 10 - 15 ngày, đảo trộn đều rơm rạ, việc làm này sẽ làm cho rơm rạ
vụn thêm, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm rạ xảy ra nhanh chóng và
triệt để.
Sau 25 ngày – 30 ngày trở đi, tiến hành kiểm tra chất lượng phân, nếu đảm
bảo yêu cầu, phân ủ có thể sử dụng để bót lót gối vụ hoặc đánh gọn bảo quản.

hình ảnh minh họa
Như vậy sâu thời gian 1 tháng chúng ta có thể lấy ra để mang bón thúc cho mùa
vị lúa kế tiếp mà không cần phải đốt rơm rạ dẫn đến khói bụi ô nhiễm ảnh hưởng tới
sức khỏe con người.
4. KĨ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TẬN DỤNG RƠM RẠ ĐỂ TRỒNG NẤM
Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên đán,
có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái
che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng. Ở những
4



nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với
hướng gió.
Cách ủ rơm thành đống. Cách này áp dụng được cho cả rơm tươi và khô. Các
bước tiến hành như sau:
Rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất đống,
cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng chân dậm cho
dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó
lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau
khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao khoảng 60- 700C. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm
nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu
chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi sau này.
Sau khi ủ rơm từ 10-12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao khoảng
0,8-1,0m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống.
Cách xử lý nước vôi trước khi ủ. Cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô.
Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3kg vôi cho 100 lít nước. Ngâm rơm
vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn trong rơm rạ.
Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước, chất
thành đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy nylon,
rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.
Thời gian ủ 5-6 ngày: Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở rơm
một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần
bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ.
Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có
nước nhỏ vài giọt là tốt nhất.
Rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu:
– Rơm rạ mềm hẳn.
– Có màu vàng tươi.
– Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.
 Chất mô nấm
Cách 1: Rãi một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tiếp đó tưới nước. Dùng tay đè dè dặt

sao cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, chiều cao 20cm. Rãi meo giống dọc
hai bên luống, cách mép luống 5-7cm. Tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2,
5


thứ 3…Tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn. Vuốt mô không gọn,
mặt ngoài mô không láng khi thu hoạch nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, làm giảm
năng suất.
Cách 2: Rơm sau khi ủ chín được cuốn thành từng bó, đường kính 15-20cm,
chiều dài từ 45-50cm, xếp dè dặt từng lớp. Sau mỗi lớp rơm, rãi meo dọc hai bên
luống, cách mép luống 5-7cm, tiếp tục xếp như trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu
chỉ ủ ba lớp thì phía trên chỉ rãi rơm khô dầy 4-5cm, tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt
ngoài cho mô láng, gọn.
Lưu ý: Tùy theo mùa, thay đổi độ dầy khi đậy mô cho thích hợp. Mùa nắng: Tủ
rơm mỏng để thoát nhiệt. Mùa mưa, mùa lạnh: Tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm
nước.
 Chăm sóc mô nấm
Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy đủ
cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.
Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Ẩm
độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo
nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh.
Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng.
Giữ ẩm độ thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15-20 cọng)
rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa. Trong
mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.
Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Tránh dùng vòi nước mạnh
sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ.
Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt
áo mô, mái che nắng… để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần

dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng
nhiệt độ bên trong.
Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở
lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được
nấm.

6


 Thu hái nấm rơm
Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại meo
và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái
trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm ( 25-30 ngày).
Thời điểm hái nấm: Thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ.
Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.
Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái: Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây dính
vào nhau. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái, xoay
nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm
khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại.
Thời gian thu hoạch nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1,5kg nấm
tươi trên 1m liếp nấm.
Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn để ngày hôm sau
cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-150C
5. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BVMT
6. KIẾN NGHỊ

Đề nghị các cán bộ môi trường hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện các tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới, hướng dẫn việc đánh giá cụ thể về chỉ tiêu không có hoạt
động gây suy giảm môi trường và các hoạt động môi trường xanh, sạch đẹp, các tiêu
chí đạt chuẩn về môi trường.
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang thông tin điện tử tỉnh lai châu
2. Trang thông tin điện tử của huyện Tam Đường
3. Các báo cáo về kinh tế, môi trường của huyện Tam Đường, Lai Châu
4. Kĩ thuật trồng nấm: />5. Kĩ thuật ủ rơm rạ làm phân: />
cach-bien-rom-ra-thanh-phan-huu-co-bang-che-pham-sinh-hoc-em-pro-1/
7


6. Luận văn: Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về

bảo vệ môi trường

8



×