Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Ebook tự học listening và reading kho tài liệu học tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 19 trang )

IELTS Tam Nguyen
Phone number: 0909928696
Email:
Address: 39 Bến Vân Đồn, phường 12 quận 4, TPHCM

Tự Học IELTS Listening Và
Reading
By Tâm Nguyễn


Contents
Giới Thiệu ....................................................................................................................................... 2
I.

Maximizing Your IELTS Listening Score .............................................................................. 3
1.

Các phương pháp học listening ............................................................................................ 3

2.

Kỹ năng làm bài thi listening ............................................................................................... 4

3.

Các nguồn luyện listening có eng sub.................................................................................. 5

II. 9.0 IELTS Reading Is Not A Dream ....................................................................................... 7
1.

Cách nâng cao trình đọc hiểu tiếng Anh .............................................................................. 7



2.

Cách học từ vựng hiệu quả .................................................................................................. 8

3.

Các nguồn đọc tiếng Anh thú vị ........................................................................................ 10

4.

Chiến lược làm bài thi IELTS reading ............................................................................... 11

III.

Toàn Tập Về Việc Sử Dụng Từ Điển ................................................................................ 12

Lời Kết .......................................................................................................................................... 18

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 1


Giới Thiệu
Chào các bạn. Mình là Tâm Nguyễn. Trong lần thi IELTS gần nhất mình đã đạt 8.5 Listening và
9.0 Reading. Tuy nhiên các khóa luyện thi IELTS của mình lại không quá chú trọng reading và
listening. Các bạn có biết vì sao không? Là vì 2 kỹ năng đó bạn có thể tự học và nên tự học ở
nhà. Thực sự thì điều kiện tiên quyết để đạt điểm listening và reading cao không phải là hì hục
giải đề, mà là tập làm bạn với tiếng Anh. Nhưng cụ thể làm bạn với tiếng Anh là như thế nào?

Mình sẽ giải thích chi tiết trong quyển sách này. Quyển ebook này sẽ giúp các bạn có thể tự học
listening và reading một cách hiệu quả tại nhà mà gần như không cần phải tham khảo thêm bất
cứ sách dạy listening và reading nào khác. Ok chúng ta bắt đầu nhé.

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 2


I.

Maximizing Your IELTS Listening Score

Mình sẽ chia bài viết về listening này ra làm 3 phần nhỏ. Một là các phương pháp học listening,
hai là kỹ năng làm bài thi listening, và ba là các nguồn luyện listening.

1. Các phương pháp học listening
a. Phương pháp nghe bị động
Nghe bị động là phương pháp nghe mà bạn không cần tập trung để hiểu người nói nói gì. Cách
luyện nghe này có tên gọi khác là “tắm ngôn ngữ”, và được sử dụng khi chúng ta học tiếng mẹ
đẻ. Tuy nhiên điều khó khăn khi thực hiện phương pháp này là chúng ta không sống trong môi
trường tiếng Anh. Chúng ta không được tiếp xúc với tiếng Anh mỗi ngày. Vậy giải pháp là tự tạo
môi trường tiếng Anh cho bản thân mình. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách download các
app nghe tiếng Anh vào điện thoại của bạn. Bạn có thể sử dụng TED talks, BBC 6 minutes
English, hay thậm chí là các đoạn listening recording trong sách Cambridge IELTS. Việc bạn
cần làm chỉ là bật đoạn nghe lên, đeo tai nghe vào, sau đó để nó tự chạy. Bạn có thể vừa cắm tai
nghe vừa làm các việc khác, chẳng hạn như lướt FB hoặc chat với bạn bè.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là bạn có thể luyện tập mỗi ngày mà không nản. Mình
khuyên các bạn nên hình thành thói quen nghe mỗi ngày ít nhất 30 phút. Tuy nhiên khuyết điểm
của phương pháp này là bạn cần cực kì nhiều thời gian nếu như muốn cải thiện listening. Vì vậy

để rút ngắn thời gian thì bạn cần kết hợp với các phương pháp luyện nghe khác.
Về phần mình, mình có cài app TED talks trong điện thoại. Mình download rất nhiều audio và
ngày nào mình cũng vừa nghe TED vừa làm một việc gì đó, chẳng hạn như ngồi uống café hoặc
lướt web. Thời gian nghe trung bình của mình mỗi ngày là 1 tiếng.
b. Phương pháp nghe chép chính tả
Phương pháp này được anh Bách cũng như các bạn trong group giới thiệu rất nhiều. Để thực hiện
phương pháp này, bạn chỉ cần tìm một nguồn nghe có Eng sub trên youtube, sau đó bạn vừa
nghe vừa chép tất cả những gì bạn nghe được vào word hoặc vào giấy. Bạn có thể nghe 1 câu sau
đó pause lại rồi chép, sau đó nếu không nghe được hết câu thì tua lại, và lại nghe rồi chép. Nếu
nghe nhiều lần nhưng vẫn miss vài từ thì có thể xem sub, sau đó tiếp tục câu tiếp theo. Cứ như
thế cho đến hết clip. Trung bình để nghe chép chính tả xong 1 clip dài 5 phút thì bạn sẽ mất tầm
hơn 30 phút.
Ưu điểm của cách này là giúp bạn nhận biết âm cực kì tốt. Bạn chỉ cần kiên trì tầm 3 – 4 tháng là
bạn có thể nghe rõ được rất nhiều từ trong 1 bài IELTS listening. Tuy nhiên khuyết điểm là
phương pháp này cực kì chán, nên chỉ phù hợp khi bạn cần thi gấp, và bạn thực sự kiên trì.
Bản thân mình thì cũng đã từng thử tập phương pháp này nhưng sau đó mình bỏ cuộc vì nản.
Mình chỉ áp dụng phương pháp 1 (nghe bị động) và phương pháp nhại giọng. Mình sẽ miêu tả
phương pháp nhại giọng như bên dưới.
Facebook.com/tamnguyenielts

Page 3


c. Phương pháp shadowing (nhại giọng)
Thời gian gần đây rất nhiều người giới thiệu phương pháp shadowing. Phương pháp này đơn
giản là bạn xem một video clip và nhại theo những gì người nói nói. Khá giống với phương pháp
nghe chép chính tả, chỉ khác là bạn nói thay vì viết lại lời của speaker. Bạn nên chọn clip có Eng
sub để có thể nhại được chính xác lời speaker. Đây là phương pháp luyện listening cực kì hiệu
quả, vì nó mang lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất là bạn có thể luyện pronunciation. Sau một thời
gian nhại giọng, bạn sẽ có thể phát âm các ending sound, biết cách nhấn trọng âm của các từ

trong tiếng Anh, và thậm chí bạn có thể có được accent chuẩn Anh hoặc Mỹ. Thứ hai, bạn có thể
nhận biết âm dễ dàng hơn rất nhiều, vì vậy nên trình listening của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Thứ ba, do khi tập nhại giọng bạn cần tập trung nghe những gì speaker nói nên bạn có thể enjoy
nội dung bài nói và học các diễn đạt hay của người bản xứ. Khuyết điểm của phương pháp này là
bạn cần phải luyện tập rất đều đặn thì mới nhìn thấy sự tiến bộ trong thời gian ngắn.
Mình đã luyện phương pháp này được tầm 3 tháng (30p/ngày), và mình nhận thấy là bản thân
mình phát âm tốt hơn nhiều và nghe tiếng Anh cũng dễ dàng hơn. Sau một thời gian luyện tập thì
giờ đây mình có thể nghe được gần như 100% những gì speaker nói trong bài thi listening. Vì
vậy mình highly recommend phương pháp này cho các bạn.

2. Kỹ năng làm bài thi listening
Sau khi bạn đã bỏ một thời gian luyện tập để nâng cao trình listening thì điều tiếp theo cần làm là
trang bị cho bản thân một số kỹ năng làm bài.
Theo kinh nghiệm của mình thì dạng bài điền từ trong IELTS listening là bạn, còn dạng trắc
nghiệm là kẻ thù của chúng ta. Dạng bài trắc nghiệm sẽ thường rơi vào section 3 của bài thi. Vậy
nên section 3 sẽ thường là section khó nhất chứ không phải section 4.
Để làm tốt phần trắc nghiệm, kỹ năng quan trọng nhất là phân biệt sự khác nhau giữa các đáp án.
Khi luyện tập giải đề ở nhà, bạn cần luyện tập gạch keyword trong các đáp án của phần trắc
nghiệm. Keyword là những từ tạo ra sự khác nhau giữa các đáp án. Ví dụ có 2 đáp án là “John
needs to work on organizing the ideas in his essay” và “John’s focus should be on the range of
language that he uses in his essay”, thì các keyword bạn cần gạch là “organizing ideas” và “range
of language”, vì đây chính là các cụm từ tạo ra sự khác nhau giữa 2 đáp án này. Hãy nhớ rằng
khi speaker bắt đầu nói thì bạn cần tập trung nghe, không còn thời gian đọc lại cả đáp án nữa,
nên bạn chỉ có thể nhìn vào các keyword trên.
Ngoài ra, khi luyện tập giải đề thì ngoài chọn đáp án đúng ra thì bạn còn cần luyện khả năng
chứng minh các đáp án còn lại sai. Điều này giúp bạn hiểu rõ về đáp án mà bạn chọn. Hãy nhớ
rằng điều quan trọng nhất khi làm trắc nghiệm là NGHE HIỂU chứ không phải là NGHE
KEYWORDS.
Lời khuyên tiếp theo của mình là các bạn hãy tận dụng triệt để các khoảng thời gian trống để đọc
trước câu hỏi. Mỗi khi kết thúc 1 section thì bạn có 30s để check đáp án. Bạn đừng dùng thời

gian này để check đáp án mà hãy đọc tiếp các câu hỏi. Đối với section 1 và 2, bạn chỉ cần đọc

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 4


câu hỏi 1 lần cũng ok. Nhưng đối với section 3 và 4 thì bạn cần phải đọc câu hỏi ít nhất 2 lần thì
mới có thể làm tốt được.

3. Các nguồn luyện listening có eng sub
a. Các nguồn nghe trên youtube
- Bright Side
Bright side là nguồn ưa thích của mình khi tập nhại giọng. Các chủ đề ở Bright Side rất đa dạng.
Nội dung của clip thì rất thú vị, nghe không nhàm chút nào. Bạn sẽ có thể học được kha khá kiến
thức bổ ích bằng cách nghe Bright Side.
Link: />- The school of life
Nguồn này thì tương tự Bright Side. Có rất nhiều chủ đề thú vị. Clip có hình ảnh minh họa sinh
động.
Link: />Ngoài ra còn 2 nguồn tương tự Bright Side nữa, đó là “alux.com” và “smart is the new sexy”
Alux.com: />Smart is the new sexy: />- Ted talks
Ted talks thì có lẽ ai cũng biết rồi. Khuyết điểm duy nhất của Ted talks có lẽ là các chủ đề khá
cao siêu, nghe hơi chán.
Link: />- The whole food plant based cooking show
Kênh này cho bạn các clip dạy nấu ăn. Điểm đặc biệt là các món ăn đều được làm từ rau củ quả
=> rất healthy.
Link: />
Facebook.com/tamnguyenielts

Page 5



b. Các phim luyện tiếng Anh
Mình không thường xuyên coi phim nên chỉ biết một số phim này thôi.
- Forest gump
/>- Big momma’s house
/>- The three stooges
/>- The social network
/>
Facebook.com/tamnguyenielts

Page 6


II.

9.0 IELTS Reading Is Not A Dream

Reading thường không được cho là kỹ năng khó. Tuy nhiên nếu bạn hướng đến mức điểm reading cao
(7.0+) thì đây có thể là một kỹ năng khó. Vậy liệu việc đạt điểm tuyệt đối cho reading có phải là viển
vông?
Trước hết chúng ta cần phải biết rằng bài test reading gần như chỉ là 1 bài test về vocabulary và sự quen
thuộc với việc đọc tiếng Anh. Vậy ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tạo thói quen đọc
tiếng Anh, phương pháp học từ vựng và các nguồn luyện đọc. Mình cũng sẽ thảo luận một chút về kỹ
năng làm bài thi reading.

1. Cách nâng cao trình đọc hiểu tiếng Anh
Bạn sẽ không thể nào đạt 7.0 reading trở lên nếu bạn chỉ trông đợi vào việc giải thật nhiều đề thi.
Điều bạn nhất định phải làm là đọc tiếng Anh. Tin buồn dành cho bạn là bạn không phải chỉ cần
đọc, mà là cần đọc rất nhiều. Nhưng tin vui là bạn chỉ cần đọc và enjoy nội dung, không cần vắt

óc giải bài tập, cũng không cần gạch chân từ vựng gì cả. Thế nhưng mình biết khó khăn của bạn
là bạn đọc tiếng Anh nhưng không hiểu nhiều, mà không hiểu nhiều thì làm sao enjoy nội dung?
Nếu không hiểu từ nào thì bạn sẽ tra từ đó. Điều đó thì bạn biết, nhưng liệu bạn có muốn cứ đọc
10 từ lại phải dừng lại và mở từ điển ra tra từ không? Làm sao bạn tập trung vào nội dung được
khi việc đọc của bạn cứ liên tục bị gián đoạn như vậy. Giải pháp cho bạn chính là sử dụng loại từ
điển có chức năng click and see. Hiểu nôm na là bạn chỉ cần bấm vào một từ thì nghĩa của từ đó
sẽ hiện ra. Để phục vụ mục đích đọc hiểu nhanh chóng thì bạn nên sử dụng từ điển Anh – Việt
hơn là Anh – Anh. Từ điển Anh – Anh chỉ nên được sử dụng khi bạn muốn hiểu sâu sắc về một
từ nào đó để sử dụng từ đó trong writing và speaking. Mình sẽ nói cụ thể về điều này hơn ở phần
phương pháp học từ vựng.
Nói về từ điển click and see thì mình giới thiệu cho các bạn 1 từ điển trực tuyến rất tiện dụng, đó
là Vdict. Để xem cách cài đặt Vdict và cách sử dụng các loại từ điển khác, bạn vui lòng xem
phần III.
Đã có từ điển tiện lợi trong tay thì việc đọc hiểu của bạn vô cùng dễ dàng. Khi đọc tiếng Anh,
mỗi khi không hiểu từ nào thì bạn click để tra từ đó, sau đó đọc tiếp. Lưu ý rằng bạn hoàn toàn
không cần phải chép từ vựng mới vào tập hay sổ gì cả nhé. Again, bạn chỉ cần đọc, hiểu, và
enjoy! Có thể bạn thắc mắc rằng nếu như vậy thì lỡ lần sau gặp lại từ đó nhưng mình không nhớ
nghĩa thì sao? Thì ta lại tra tiếp. Nếu cứ lặp đi lặp lại hiện tượng đó vài ba lần thì bạn sẽ tự khắc
nhớ từ đó. Còn nếu bạn không bao giờ gặp lại từ đó nữa thì chứng tỏ từ đó không thông dụng, vì
vậy ta chẳng cần nhớ.

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 7


2. Cách học từ vựng hiệu quả
Trước khi nói về cách học từ vựng thì bạn cần phải biết rằng trong đầu chúng ta có 2 ngăn từ
vựng. Một ngăn chứa từ vựng bị động, tức là những từ mà khi đọc hay nghe từ đó bạn có thể
hiểu nghĩa của nó, nhưng bạn không nhớ ra nó để dùng trong writing và speaking được. Còn

ngăn từ vựng chủ động chứa những từ mà bạn hiểu rất rõ về nó (ý nghĩa, từ loại, thường đi chung
với từ nào,…) và bạn có thể sử dụng nó trong writing và speaking.
a. Phương pháp nâng cao vốn từ vựng bị động
Việc nâng vốn từ vựng bị động sẽ dễ hơn và đỡ vất vả hơn nâng vốn từ chủ động rất nhiều. Mình
có thể gợi ý 3 cách sau.
-

Sử dụng ứng dụng quizlet

Mình đoán có lẽ nhiều bạn cũng đang sử dụng quizlet để học từ vựng rồi. App này thì có trên cả
App store và CH play bạn nhé. Sau khi down về, bạn chỉ cần điền từ vựng bạn cần học và nghĩa
của từ đó. Bạn có thể tạo bao nhiêu từ cũng được. Sau đó app sẽ giúp bạn học các từ đó thông
qua game cũng như các bài test.
-

Sử dụng từ điển Tflat trên điện thoại

Từ điển Tflat ngoài là một công cụ tra từ tuyệt vời ra thì còn là một công cụ học từ vựng. Giả sử
như bạn vừa tra một từ nào đó có vẻ thú vị và bạn muốn học nó, bạn chỉ cần bấm vào dấu ngôi
sao (để lưu vào danh sách từ của bạn). Sau đó bạn vào phần setting của Tflat rồi chọn nhắc nhở,
và chọn số lần nhắc (max là 24) và khung giờ nhắc (ví dụ 8h – 15h). Done. Từ bây giờ trong
khung giờ từ 8h – 15h bạn sẽ ngẫu nhiên nhận tin nhắn nhắc nhở về 1 trong các từ mà bạn đã
lưu. Vậy việc bạn cần làm chỉ còn là mở điện thoại ra và check giống như check thông báo FB.
Easy-peasy. :D
-

Sử dụng phương pháp click and see

Phương pháp này thì dựa vào nền tảng tra 1 từ nhiều lần thì tự khắc sẽ nhớ từ đó. Mình đã đề cập
ở phần I rồi nhé.

b. Phương pháp nâng cao vốn từ vựng chủ động
Để có thể sử dụng một từ nào đó trong writing và speaking, bạn cần phải tìm hiểu về từ đó rất kĩ
lưỡng. Để một từ tiếng Anh thực sự nằm trong ngăn từ vựng chủ động của bạn, bạn cần thực
hiện 4 bước sau.

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 8


Bước 1: Hỏi họ tên (spelling and pronunciation)
Đây là bước bạn làm quen một từ vựng. Để làm quen một người thì bạn cần hỏi tên người đó và
biết cách đọc và cách viết tên của họ, right? Từ vựng cũng vậy, bạn cần phải làm quen với từ mà
bạn muốn học. Bước này được thực hiện bằng cách tra từ điển (Anh – Việt hay Anh – Anh đều
được). Mục đích là để biết cách đọc và cách viết thôi.
Bước 2: Tìm hiểu về tính cách (word formation)
Nếu muốn làm bạn với ai đó thì rõ ràng bạn cần hiểu phần nào về người đó. Để tìm hiểu về một
từ vựng, bạn bắt buộc phải dùng từ điển Anh – Anh. Giả sử như bạn muốn làm quen với người
bạn tên là information. Bạn cần phải hiểu rằng người bạn này là danh từ, và là danh từ không
đếm được. Ngoài ra, bạn cần hiểu được nghĩa của từ information và cách mà từ information được
dùng trong tiếng Anh.
Bước 3: Tìm hiểu xem họ thích chơi với ai (collocation)
Bạn muốn biết bạn và người này có thể làm bạn với nhau hay không thì bạn cần tìm hiểu xem họ
thường hay chơi với những người nào. Ví dụ như người bạn information của chúng ta thích chơi
với bạn obtain, bạn get, bạn receive, nhưng lại không chơi với bạn take. Ngoài ra bạn ấy thích
chơi với các tính từ như là valuable, important. Để biết cụ thể information thích chơi với những
ai thì bạn cần sự trợ giúp của từ điển collocation.
Bước 4: Đặt câu
Để bạn có thể chính thức sở hữu một từ vựng, bạn cần phải tập sử dụng nó. Đối với mỗi từ, bạn
hãy đặt ít nhất 5 câu. Lưu ý rằng các câu bạn đặt cần phải có nội dung phong phú một chút, và

hãy đặt theo collocation. Ví dụ như “Yesterday I obtained a lot of valuable information from Mr
X’s lecture”.
**Cách sử dụng các loại từ điển (Anh – Việt, Anh – Anh, Collocation): bạn có thể tham
khảo phần III.

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 9


3. Các nguồn đọc tiếng Anh thú vị
Lưu ý 2 chữ “thú vị” các bạn nhé. Nguồn đọc tiếng Anh thì rất nhiều. Nhưng liệu các bạn có sẵn
lòng đọc những thứ vừa khô vừa khó như là The Economist với cả News Scientist không? Mình
nghĩ bạn chỉ có thể đọc các bài báo về kinh tế và khoa học khi bạn thực sự hứng thú với các chủ
đề đó. Còn nếu bạn cảm thấy những chủ đề đó quá chán thì đã có mình đây. Mình sẽ giới thiệu
những nguồn đọc cực kì thú vị cho bạn.
1. Psychologytoday.com
Bạn nào tò mò về các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống thì có lẽ sẽ rất thích link này. Những
hiện tượng như là “tại sao chúng ta yêu” hay là “làm sao để vượt qua sự mắc cỡ” sẽ được các
chuyên gia tâm lý học thảo luận. Bạn có thể chọn các chủ đề tâm lý khác nhau, như là “animal
behaviour”, “depression”, “personality” và “relationship”.
Link:
2. Bright Side
Trang này cho các bạn các bài viết về các mẹo vặt về nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc
sống, ví dụ như nấu nướng, làm đẹp, giảm cân… Ngoài ra còn có cả các mục như tâm lý, tình
yêu, gia đình (các mục này tương tự psychologytoday nhưng đọc dễ hiểu hơn).
Link:
3. Các trang báo Việt Nam bằng tiếng Anh
Việc cập nhật các tin tức trong nước mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Nhưng thay vì làm điều đó
bằng tiếng Việt, các bạn hãy đọc các tin tức đó bằng tiếng Anh. Như vậy sẽ vừa nâng cao được

hiểu biết, lại vừa trau dồi tiếng Anh.





Vnexpress (Link: />Vietnamnews (Link: />Tuoitrenews (Link: />Saigoneer (Link: />
Facebook.com/tamnguyenielts

Page 10


4. Chiến lược làm bài thi IELTS reading
Cuối cùng, mình sẽ bàn một chút về kỹ năng làm bài reading. Trong IELTS reading thì chỉ có
phần điền từ là bạn, còn tất cả những dạng câu hỏi khác đều là thù. Hãy nhớ rằng độ khó của các
passage không tăng dần đâu. Độ khó tùy thuộc vào chủ đề của passage và dạng câu hỏi. Vậy nên
các bạn nên ưu tiên làm passage nào có các câu hỏi điền từ trước. Điều này có thể sẽ giúp bạn
hoàn thành một passage trong vòng dưới 20p, và dồn thời gian còn lại để làm các passage khó.
Khi làm dạng bài điền từ thì điều đầu tiên bạn cần lưu ý là giới hạn về số chữ. Điều thứ hai là
hãy đọc kĩ câu hỏi để đoán xem loại từ cần điền vào chỗ trống là gì.
Đối với các passage có dạng câu hỏi “which paragraph contains the following information” và
dạng heading thì bạn hãy nhớ rằng luôn làm những câu hỏi này cuối cùng. Vì khi đó bạn sẽ quen
thuộc với nội dung passage rồi nên việc làm heading và match information sẽ dễ dàng hơn rất
nhiều.
Đối với dạng T/F/NG và Y/N/NG, bạn hãy nhớ rằng đừng bao giờ suy luận quá sâu. Bạn chọn
TRUE khi dựa vào passage bạn có thể chứng minh được điều trong câu hỏi là đúng. Bạn chọn
FALSE khi dựa vào passage bạn có thể chứng minh điều trong câu hỏi là sai. Và mọi trường hợp
còn lại bạn chọn NG.

Facebook.com/tamnguyenielts


Page 11


III.

Toàn Tập Về Việc Sử Dụng Từ Điển

Sử dụng từ điển là điều không thể thiếu trong quá trình học tiếng Anh. Tuy nhiên, rất nhiều bạn
mắc các lỗi xoay quay việc sử dụng từ điển này. Các bạn thường hay được mọi người khuyên
nên dùng từ điển Anh - Anh. Điều này là đúng, nhưng chưa đủ. Chúng ta cần phải biết khi nào
chúng ta dùng từ điển Anh - Anh, còn khi nào dùng Anh - Việt. Phần này sẽ phân tích rõ công
dụng của từng loại từ điển và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng từ điển thế nào cho hiệu quả.
Đầu tiên là công dụng của từ điển Anh - Việt. Từ điển Anh - Việt chính là thứ các bạn cần khi
các bạn muốn tra cứu nghĩa của từ. Mình vẫn luôn nhắc đi nhắc lại rằng để có thể giỏi tiếng Anh,
các bạn cần phải tiếp xúc với tiếng Anh nhiều, và cụ thể là phải nghe và đọc tiếng Anh thường
xuyên. Khi các bạn đọc tiếng Anh, chắc chắn các bạn sẽ gặp nhiều từ mà bạn không biết, và từ
điển Anh - Việt sẽ giúp bạn ở những trường hợp như vậy. Thế tại sao từ điển Anh - Anh lại
không giúp tra cứu nghĩa của từ được? Đơn giản vì tra cứu bằng từ điển Anh - Anh sẽ mất thời
gian hơn, và với những bạn trình độ còn chưa cao thì sẽ rất dễ gây nản, và vì vậy bạn sẽ dễ dàng
bỏ cuộc. Do đó chúng ta cần dùng từ điển Anh - Việt để nhanh chóng nắm bắt được nghĩa của từ
và tiếp tục thưởng thức bài đọc. Vậy để tối ưu hóa việc tra cứu nghĩa của từ, mình sẽ hướng dẫn
các bạn cách cài đặt và sử dụng loại từ điển có chức năng click and see, nghĩa là chỉ cần click
vào từ nào đó là các bạn sẽ có ngay nghĩa của từ đó. Các bạn hãy truy cập vào địa chỉ
/>
Facebook.com/tamnguyenielts

Page 12



Ở đây, các bạn có các loại từ điển khác nhau. Các bạn hãy click và giữ từ điển English Vietnamese, sau đó kéo nó vào bookmark toolbar như hình trên.
Vậy là xong phần cài đặt. Để sử dụng, khi bạn gặp 1 từ tiếng Anh nào đó mà bạn không biết, bạn
chỉ cần tô đen từ đó và click vào từ điển English - Vietnamese trên bookmark toolbar của bạn.
Các bạn hãy xem hình minh họa bên dưới.

Chẳng hạn mình ko hiểu từ mysteries. Mình sẽ quét từ đó và bấm vào English – Vietnamese.

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 13


Và đây là nghĩa của từ.
Vậy với từ điển Anh - Việt tiện dụng như vậy, các bạn sẽ không còn lo lắng về việc không hiểu
nghĩa của từ khi các bạn đang luyện tập đọc báo tiếng Anh nữa.

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 14


Tiếp theo, mình giới thiệu đến các bạn từ điển Anh - Anh rất tốt cho việc tra cứu online cách sử
dụng một từ nào đó. Đó là từ điển Oxford Learner’s Dictionaries ở tại trang này
/>Chẳng hạn các bạn thường hay mắc lỗi về từ “advice” - lời khuyên. Các bạn không biết từ đó
trong tiếng Anh ta sử dụng số ít hay số nhiều. Vậy chỉ cần gõ từ đó vào từ điển trên, các bạn sẽ
có kết quả như sau:

Vậy các bạn dễ dàng nhận ra rằng advice là uncountable noun. Và đồng thời bạn cũng được nhìn
thấy định nghĩa của từ advice bằng tiếng Anh. Ngoài ra các bạn còn có thể nhấn vào nút hình cái
loa để nghe phát âm từ đó => rất có ích.

Khi tra cứu các động từ thì bạn sẽ được từ điển cung cấp cho các dạng của động từ đó (present,
past, participle). Nhờ vậy nên bạn sẽ có thể dễ dàng biết được từ “cut” có dạng past và dạng
participle cũng là “cut”. :D

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 15


Cuối cùng, có 1 điều mình luôn nhấn mạnh với mọi người là để đạt điểm cao trong writing và
speaking, chúng ta không thể chỉ dựa vào các từ đơn lẻ, mà phải biết sử dụng từ theo cụm cho
phù hợp với văn phong người bản xứ (collocation). Chẳng hạn như trong tiếng Việt, chúng ta có
cụm từ “đánh răng” chứ không ai nói là “đập răng”, mặc dù đánh và đập hoàn toàn đồng nghĩa.
Để biết được một từ nào đó có thể đi chung với các từ nào, chúng ta sẽ sử dụng Oxford
Collocation Dictionary ( hoặc ozdic.com. Chẳng hạn như các
bạn biết “tác động” là “effect”, nhưng không biết chữ “effect” này đi với từ gì để tạo ra cụm “có
tác động lên cái gì đó”. Vậy các bạn vào trang web này và search từ effect, sẽ nhận được kết quả
như sau:

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 16


Khi search từ effect, các bạn sẽ biết được các động từ, tính từ và trạng từ nào có thể đi với effect.
Vậy như hình trên, chúng ta có được rất nhiều tính từ đi với effect. Vậy nếu muốn nói “tác động
mạnh”, chúng ta có thể nói “strong effect” hoặc “significant effect”. Khi nhìn vào hình bên dưới,
ở mục “Verb + Effect”, các bạn có thể thấy rằng từ effect sẽ đi với động từ “bring about” hoặc
“have” hoặc “exert”. Và cuối cùng, ở mục PREP, các bạn có thể nhìn vào các ví dụ để đoán xem
nếu muốn nói “tác động lên thứ gì đó” thì ta nên dùng giới từ gì. Ở đây, giới từ phù hợp sẽ là on

hoặc upon.
Vậy là xong. Chỉ cần tận dụng được 3 từ điển này, các bạn sẽ tiến bộ về mặt từ vựng rất nhanh.
Chúc các bạn học tốt.

Facebook.com/tamnguyenielts

Page 17


Lời Kết
Những phương pháp học mà mình giới thiệu cho các bạn đều đã được mình nghiên cứu và áp
dụng. Đến tận bây giờ mình vẫn sử dụng các phương pháp đó để rèn luyện tiếng Anh hằng ngày.
Nhưng có một điều mình cần phải nói với các bạn. Đó là bất kể bạn dùng phương pháp nào thì
cũng chỉ có duy nhất 2 chìa khóa dẫn đến sự tiến bộ thôi: time và perseverance.
Về phần writing và speaking, nếu như các bạn đã có điểm IELTS khá (6.5+) thì bạn hoàn toàn có
thể tự học 2 kỹ năng này. Còn nếu như bạn chưa thi IELTS bao giờ, cũng không hiểu rõ về
IELTS, thì mình nghĩ bạn nên tìm một khóa học phù hợp.
Hiện tại mình có khóa học IELTS Overall 4 kỹ năng hướng đến mục tiêu 6.5 (đầu vào 5.0). Khóa
học của mình rất chú trọng vào writing và speaking, 2 kỹ năng mà bạn khó tự học. Mình muốn
gửi đến cho các bạn một cách tiếp cận IELTS writing và speaking đơn giản nhưng hiệu quả cao.
Khóa học của mình sẽ trang bị cho bạn từ những kĩ thuật viết và nói cho đến khả năng tư duy
logic để xây dựng nên những ý tưởng vững chắc.
Để tham khảo thêm về khóa học, các bạn có thể vào link sau:
/>
Facebook.com/tamnguyenielts

Page 18




×