Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CHUYÊN ĐỀ: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.59 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT …………….

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN LỊCH SỬ

CHUYÊN ĐỀ:
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG
NGHỆ
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

Giáo viên:
Tổ: Văn - Sử - GDCD
Trường: ……….

1


A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Chuyên đề này nhằm mục đích giúp học sinh hiểu rõ những nội dung chính
của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa:
- Trình bày được nguồn gốc, đặc điểm và những thành tựu nổi bật của cuộc
cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX (trong lĩnh vực khoa học cơ
bản, công cụ sản xuất, năng lượng, nguyên vật liệu, công nghệ sinh học, thông tin
liên lạc).
- Phân tích được những tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do cách
mạng khoa học – kĩ thuật đem lại (năng suất lao động, mức sống của con người, xu
thế toàn cầu hoá, tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại bệnh dịch, tai nạn giao
thông, mức độ huỷ diệt của các loại vũ khí hiện đại…)
- Trình bày và nhận xét được những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá từ đầu


thập niên 80 của thế kỉ XX. Phân tích được toàn cầu hoá là cơ hội to lớn nhưng
cũng là thách thức không nhỏ, nhất là đối với các nước đang phát triển.
2. Về kĩ năng:
Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá và tổng hợp
Rèn kĩ năng tư duy, trả lời câu hỏi
3. Về thái độ, tư tưởng:
- Thấy được sự vươn lên không ngừng và sự phát triển không giới hạn của trí
tuệ con người trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Đồng thời, giúp các em
thấy rõ những mặt trái của nó để có ý thức, trách nhiệm trong xây dựng đất nước
hiện nay.
- Học sinh cần hiểu rõ xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trong những năm
cuối thế kỉ XX là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

2


BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ
* Chuyên đề gồm có 3 phần chính:
A. MỤC TIÊU
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
1.1 Khái niệm
1.2 Thời gian của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong lịch sử
1.3 Nguồn gốc, đặc điểm và nội dung của cách mạng khoa học – kĩ thuật
1.4 Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2
1.5 Những tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
2. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó
2.1 Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa
2.2 Tác động của xu thế toàn cầu hóa
C. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

* Dự tính dạy chuyên đề trong 3 tiết.

3


B. NỘI DUNG CHIUYÊN ĐỀ
1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
1.1 Khái niệm

Cách mạng khoa học - kĩ thuật, còn được gọi là Cách mạng khoa học - kĩ
thuật hiện đại, Cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX, Cách mạng khoa học
- kĩ thuật lần thứ hai, Cách mạng thông tin là một khái niệm nói về những phát
triển mang tính vượt bậc và bước ngoặt của khoa học và kĩ thuật diễn ra từ những
năm 40 của thế kỉ XX
- Mối quan hệ giữa khoa học và kĩ thuật: Trước đây khoa học và kĩ thuật
tách rời nhau nhưng ngày nay khoa học kĩ thuật kết hợp chặt chẽ với nhau tạo ra
một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cả khoa học và kỹ thuật cùng phát triển.
- Công nghệ: Công nghệ là hệ thống các phương tiện dùng để thực hiện quá
trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho xã hội và con người. Hay
nói cách khác, công nghệ là sự ứng dụng của khoa học để giải quyết các vấn đề
thực tiễn trong hoạt động của con người.
1.2 Thời gian của các cuộc cách mạng kĩ thuật trong lịch sử
1.2.1 Cuộc cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự
thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kĩ thuật, xuất phát từ
nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kì này, nền kinh tế giản đơn,
quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo
máy móc quy mô lớn.
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ giữa thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ
XIX. Gồm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: gọi là Cách mạng công nghiệp - diến ra từ giữa thế kỷ
XVIII đến giữa thế kỷ XIX là thời kì chuyển từ sản xuất thủ công sang cơ khí (cơ
khí hóa)

4


+ Giai đoạn 2: nửa sau thế kỷ XIX, gọi là Cách mạng công nghiệp lần hai
- là giai đoạn chuyển từ sản xuất cơ khí hóa sang sản xuất điện khí hóa, tự động hóa
cục bộ.
1.2.2 Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật (cách mạng công nghệ)
Diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay, trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: diễn ra từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế
kỷ XX với đặc trưng cơ bản là:
+ Sự phát triển của nguồn năng lượng mới
+ Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới
trong đó có tên lửa cực mạnh mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ.
+ cuộc cách mạng sinh học
+ Máy tính có thể làm hàng triệu phép tính trong một giây
- Giai đoạn 2: diễn ra từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đến nay:
giai đoạn này, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ, yếu tố công nghệ
được nâng lên hàng đầu với sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới,    được sử
dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, vật liệu mới…. Cuộc cách
mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn
này đã được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.
1.3 Nguồn gốc, đặc điểm và nội dung của cách mạng khoa học - công nghệ
1.3.1 Nguồn gốc:
* Nguyên nhân sâu xa: bắt nguồn từ nhu cầu duy trì sự tồn tại và phát triển
của con người
Con người phải lao động, phải sản xuất ra của cải để tồn tại và phát triển.

Muốn sản xuất ra nhiều của cải thì không chỉ dựa vào sức lao động của bản thân
con người mà còn phải tìm mọi cách không ngừng cải tiến, hoàn thiện và sáng tạo
những phương tiện sản xuất như công cụ, máy móc, vật liệu…mà thường gọi là kĩ
thuật.
Bên cạnh đó, kĩ thuật muốn tiến bộ thì phải dựa vào sự phát triển của khoa
học cơ bản như Toán, lý, hóa, sinh.
5


Đây là nguồn gốc, là động lực của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
* Nguyên nhân trực tiếp
- Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạng
khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Bước sang thời hiện đại, con người phải đối mặt với những khó khăn, thách
thức: tình hình bùng nổ dân số thế giới, sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai
- Cuộc sống của con người gắn bó chặt chẽ với những hiện tượng tự nhiên
như bão, lũ, động đất, sóng thần…. Để lợi dụng những thuận lợi, khắc phục hoặc
hạn chế những tác hại của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống, con người buộc
phải nghiên cứu tìm hiểu những hiện tượng của tự nhiên.
- Để phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đều
buộc phải nghĩ đến việc giải quyết tính cơ động của bộ đội, các phương tiện thông
tin liên lạc, những vũ khí có khả năng sát thương lớn. Vì thế các bên tham chiến
đều đi sâu vào nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
- Từ 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng đã nổ ra dẫn đến hàng
loạt vấn đề bức thiết được đặt ra. Vì vậy, các nước phải quan tâm và đi sâu hơn nữa
vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, ưu tiên kĩ thuật công nghệ, nhằm phát triển
kinh tế theo chiều sâu.
- Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những tiền đề

thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
1.3.2 Đặc điểm
- Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là Khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ
XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật
đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.
Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia
6


trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và
công nghệ
- Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất và thời gian
đổi mới công nghệ ngày càng rút ngắn
Ví dụ: từ khi đề ra nguyên lý máy ảnh cho đến khi xuất hiện chiếc máy ảnh
đầu tiên phải mất hơn 100 năm (1829-1939), Điện thoại là 50 năm (1820-1876) –
trong cuộc cách mạng KHKT lần 1
Hiện nay, thời gian ứng dụng được rút ngắn: phát minh lade mất hai năm
(1960-1962), đổi mới quy trình công nghệ trước cần 10-12 năm thì nay chỉ cần 2-3
năm.
- Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Việc
đầu tư cho khoa học có lãi hơn so với đầu tư vào cách lĩnh vực khác.
1.3.3 Nội dung của cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai
- Cuộc cách mạng KHKT lần 2 có nội dung phong phú và phạm vi rộng lớn
hơn nhiều
+ Diễn ra trong mọi lĩnh vực khoa học cơ bản: toán, lý, hóa, sinh…
+ Ngoài ra còn diễn ra trong các ngành khoa học mới: khoa học du hành vũ
trụ, điều khiển học…
- Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng KHKT lần 2 là tự động hóa cao độ

bằng cách sử dụng máy tính điện tử, hiện đại hóa kĩ thuật và sản xuất trên cơ sở những
phát minh khoa học mới nhất, đi vào nghiên cứu thế giới ở tầm vĩ mô và vi mô.
1.4 Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần 2
Trải qua hơn nửa thế kỷ, nhất là từ giữa thập niên 70, cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật đã thu được những thành tựu to lớn và kì diệu trên nhiều lĩnh vực.
1.4.1 Trong lĩnh vực khoa học cơ bản
- Loài người đã thu được những thành tựu nhảy vọt ở các ngành toán học, vật
lý, hóa học, sinh học.... Từ đó đã ứng dụng vào cải tiến kĩ thuật và sản xuất phục vụ
cuộc sống của con người: tháng 3/1997 các nhà khoa học đã tạo ra con cừu Đôli,
tháng 4/2003 các nhà khoa học đã giải mã được bản đồ gien…
7


1.4.2 Trong lĩnh vực công nghệ:
- Tạo ra những công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, hệ
thống máy tự động, đặc biệt là người máy (rô bốt)…
- Tìm ra nguồn năng lượng mới, phong phú, vô tận: năng lượng mặt trời, gió,
nguyên tử, thủy triều, nhiệt hạch…
- Chế tạo ra những vật liệu mới thay cho vật liệu tự nhiên đang vơi cạn với
những đặc điểm mà vật liệu tự nhiên không có: siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn…
trong đó quan trọng nhất là chất dẻo polime.
- Công nghệ sinh học có bước đột phá trong công nghệ di truyền, trong tế
bào, trong vi sinh …
- Nhiều tiến bộ trong giao thông vận tải: cáp quang, máy bay siêu âm khổng
lồ, tàu hỏa tốc độ cao…
- Trong những thập niên gần đây, với những tiến bộ của kĩ thuật điện tử, tin
học và viễn thông, Công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ
trên phạm vi toàn cầu.
- Đạt thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ nhằm phục vụ cuộc
sống con người: phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, thám hiểm mặt trăng, thu

nhận được thông tin từ sao hỏa, sao kim, sao mộc…
1.5 Những tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
1.5.1 Tích cực:
+ Tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng
cuộc sống của con người.
+ Đặt ra yêu cầu cần thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực.
+ Cuộc cách mạng này đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới
còn gọi là văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ, văn minh tin học.
+ Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao độ và đang hình thành
một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa bao gồm tất cả các nước có chế độ
chính trị khác nhau.

8


+ Cách mạng khoa học công nghệ làm thay đổi tương quan lực lượng giữa
các nước: những nước đi đầu cách mạng khoa học kĩ thuật thì có cơ hội phát triển
kinh tế - xã hội tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; phát huy vai trò của mình
trong nền kinh tế thế giới. Những nước không đầu tư cho khoa học kỹ thuật có
nguy cơ tụt hậu, mất vai trò vị trí của mình dẫn tới phụ thuộc vào các nước khác.
+ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật này đã và đang đặt ra những đòi hỏi
mới, yêu cầu nâng cao sự nghiệp giáo dục và đạo tạo con người. Mọi sự sáng tạo
đều bắt nguồn từ con người nên nhiều quốc gia rất coi trọng sự nghiệp giáo dục đào
tạo và đây là vấn đề chiến lược hàng đầu của mỗi quốc gia .
1.5.2 Tiêu cực
Gây ra những hậu quả mà con người chưa khắc phục được như: tình trạng ô
nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh dịch, các loại vũ khí hủy diệt…Tuy
nhiên, có tiêu cực này là do động cơ, mục đích, thái độ của con người khi sử dụng
những phát minh khoa học kĩ thuật vào cuộc sống.
2. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

- Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh,
trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hoá.
* Khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ,
những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các
quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
2.1 Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa:
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, giá trị trao đổi thương mại trên
phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế
của các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa
của nền kinh tế thế giới tăng
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

9


Theo số liệu của Liên hợp quốc, khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm
soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương
đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là các
công tu khoa học - kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong và ngoài nước
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và
khu vực.
Đó là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU)… Các tổ chức này có vai trò
ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới
và khu vực.
2.2 Tác động của xu thế toàn cầu hóa
2.2.1 Tác động:

- Tích cực:
+ Mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao.
+ Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh của việc phát triển và xã hội hóa lực lượng
sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao
+ Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng
để năng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế…
+ Đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu
quả của nền kinh tế.
2.2.2 Tiêu cực
+ Toàn cầu hóa đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội và hố ngăn cách
giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
+ Làm mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn (từ kém an
toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia.

10


=> Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là thách
thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc.

C. HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
1. Ma trận đề kiểm tra.
Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng


1.Cuộc cách
mạng khoa
học - công
nghệ.

Nêu
được
nguồn gốc, đặc
điểm và thành
tựu chính của
cuộc cách mạng
khoa học - công
nghệ

Giải thích được thế nào
là khoa học đã trở thành
lực lượng sản xuất trực
tiếp

Phân tích được những
tác động tích cực và
tiêu cực của cuộc cách
mạng khoa học - công
nghệ đối với cuộc sống
con người
- Phân tích được thời
cơ và thách thức của
cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ đối

với các nước đang phát
triển.
- Vai trò của cách
mạng khoa học - công
nghệ đối với công
cuộc CNH - HĐH nền
kinh tế nước ta hiện
nay.
Phân tích được thời
cơ và thách thức của
xu thế toàn cầu hóa đối
với các quốc gia.

2. Xu thế
toàn
cầu
hóa

Giải thích được cuộc
Cách mạng khoa học
công nghệ đã và đang
đưa loài người chuyển
sang một nền văn minh
mới

Nêu được khái
niệm,
những
biểu hiện chính
của xu thế toàn

cầu hóa

Cộng

2. Hệ thống câu hỏi, bài tập và gợi ý trả lời
Câu 1: Nêu nguồn gốc, đặc điểm và thành tựu chính của cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật?
GỢI Ý TRẢ LỜI
Nguồn gốc:
* Nguyên nhân sâu xa: bắt nguồn từ nhu cầu duy trì sự tồn tại và phát triển
của con người

11


Con người phải lao động, phải sản xuất ra của cải để tồn tại và phát triển.
Muốn sản xuất ra nhiều của cải thì không chỉ dựa vào sức lao động của bản thân
con người mà còn phải tìm mọi cách không ngừng cải tiến, hoàn thiện và sáng tạo
những phương tiện sản xuất như công cụ, máy móc, vật liệu…mà thường gọi là kĩ
thuật.
Bên cạnh đó, kĩ thuật muốn tiến bộ thì phải dựa vào sự phát triển của khoa
học cơ bản như Toán, lý, hóa, sinh.
Đây là nguồn gốc, là động lực của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
* Nguyên nhân trực tiếp
- Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạng
khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản
xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Bước sang thời hiện đại, con người phải đối mặt với những khó khăn, thách
thức: tình hình bùng nổ dân số thế giới, sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai

- Cuộc sống của con người gắn bó chặt chẽ với những hiện tượng tự nhiên
như bão, lũ, động đất, sóng thần…. Để lợi dụng những thuận lợi, khắc phục hoặc
hạn chế những tác hại của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống, con người buộc
phải nghiên cứu tìm hiểu những hiện tượng của tự nhiên.
- Để phục vụ cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến đều
buộc phải nghĩ đến việc giải quyết tính cơ động của bộ đội, các phương tiện thông
tin liên lạc, những vũ khí có khả năng sát thương lớn. Vì thế các bên tham chiến
đều đi sâu vào nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
- Từ 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng đã nổ ra dẫn đến hàng
loạt vấn đề bức thiết được đặt ra. Vì vậy, các nước phải quan tâm và đi sâu hơn nữa
vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, ưu tiên kĩ thuật công nghệ, nhằm phát triển
kinh tế theo chiều sâu.
- Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra những tiền đề
thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
12


Đặc điểm
- Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là Khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ
XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật
đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật.
Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia
trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và
công nghệ
- Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất và thời gian
đổi mới công nghệ ngày càng rút ngắn
Ví dụ: từ khi đề ra nguyên lý máy ảnh cho đến khi xuất hiện chiếc máy ảnh
đầu tiên phải mất hơn 100 năm (1829-1939), Điện thoại là 50 năm (1820-1876) –

trong cuộc cách mạng KHKT lần 1
Hiện nay, thời gian ứng dụng được rút ngắn: phát minh lade mất hai năm
(1960-1962), đổi mới quy trình công nghệ trước cần 10-12 năm thì nay chỉ cần 2-3
năm.
- Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Việc
đầu tư cho khoa học có lãi hơn so với đầu tư vào cách lĩnh vực khác.
Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
Trải qua hơn nửa thế kỷ, nhất là từ giữa thập niên 70, cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật đã thu được những thành tựu to lớn và kì diệu trên nhiều lĩnh vực.
* Trong lĩnh vực khoa học cơ bản
- Loài người đã thu được những thành tựu nhảy vọt ở các ngành toán học, vật
lý, hóa học, sinh học.... Từ đó đã ứng dụng vào cải tiến kĩ thuật và sản xuất phục vụ
cuộc sống của con người.
- Những sự kiện nổi bật:
+ 3/1997 các nhà khoa học đã tạo ra con cừu Đôli bằng phương pháp sinh
sản vô tính từ một tế bào tuyến vú của một con cừu đang có thai.
13


+ 4/2003 các nhà khoa học đã giải mã được bản đồ gien người
* Trong lĩnh vực công nghệ:
Trong lĩnh vực công nghệ đã xuất hiện những phát minh quan trọng, những
thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực.
- Tạo ra những công cụ sản xuất mới trong đó có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, đặc biệt
là người máy (rô bốt). Sự ra đời của máy tính dẫn đến việc tự động hóa quá trình
sản xuất nghĩa là máy tự động có thể làm việc thay con người.
- Tìm ra nguồn năng lượng mới, phong phú, vô tận: năng lượng mặt trời, gió,
nguyên tử, thủy triều, nhiệt hạch…(trong đó năng lượng mặt trời đang được sử
dụng ngày càng phổ biến và tương lai có thể thay dần nhiệt điện và thủy điện)

- Chế tạo ra những vật liệu mới thay cho vật liệu tự nhiên đang vơi cạn với
những đặc điểm mà vật liệu tự nhiên không có: siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn có thể
cách âm, cách nhiệt và chống nóng…trong đó quan trọng nhất là chất dẻo polime,
nhiều loại chất dẻo nhẹ và bền hơn thép.
- Công nghệ sinh học có bước đột phá trong công nghệ di truyền, trong tế
bào, trong vi sinh dẫn tới cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, tới những cây
trồng mới cho năng suất cao…nên đã giải quyết được nạn đói, tình trạng thiếu
lương thực kéo dài từ nhiều thế kỉ nay.
- Nhiều tiến bộ trong giao thông vận tải: cáp quang, máy bay siêu âm khổng
lồ, tàu hỏa tốc độ cao…
- Trong những thập niên gần đây, với những tiến bộ của kĩ thuật điện tử, tin
học và viễn thông, Công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ
trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay, máy tính, đặc biệt là máy vi tính, đang được sử dụng ở khắp mọi
nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu. Đã hình thành
mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet). Công nghệ thông tin ngày càng được
ứng dụng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.

14


- Đạt thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ nhằm phục vụ cuộc
sống con người: phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, thám hiểm mặt trăng, thu
nhận được thông tin từ sao hỏa, sao kim, sao mộc…
Câu 2: Thế nào là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?
Nêu những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong
nửa sau thế kỉ XX?
a) Thế nào là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp:
- Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là
khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

- Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt
mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.
- Như vậy, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc
chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của
công tác nghiên cứu khoa học, đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư
vào các ngành khác.
b) Thành tựu nổi bật:
* Trong lĩnh vực khoa học cơ bản
- Loài người đã thu được những thành tựu nhảy vọt ở các ngành toán học, vật
lý, hóa học, sinh học.... Từ đó đã ứng dụng vào cải tiến kĩ thuật và sản xuất phục vụ
cuộc sống của con người.
- Những sự kiện nổi bật:
+ 3/1997 các nhà khoa học đã tạo ra con cừu Đôli bằng phương pháp sinh
sản vô tính từ một tế bào tuyến vú của một con cừu đang có thai.
+ 4/2003 các nhà khoa học đã giải mã được bản đồ gien người
* Trong lĩnh vực công nghệ:
Trong lĩnh vực công nghệ đã xuất hiện những phát minh quan trọng, những
thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực.

15


- Tạo ra những công cụ sản xuất mới trong đó có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, đặc biệt
là người máy (rô bốt). Sự ra đời của máy tính dẫn đến việc tự động hóa quá trình
sản xuất nghĩa là máy tự động có thể làm việc thay con người.
- Tìm ra nguồn năng lượng mới, phong phú, vô tận: năng lượng mặt trời, gió,
nguyên tử, thủy triều, nhiệt hạch…(trong đó năng lượng mặt trời đang được sử
dụng ngày càng phổ biến và tương lai có thể thay dần nhiệt điện và thủy điện)

- Chế tạo ra những vật liệu mới thay cho vật liệu tự nhiên đang vơi cạn với
những đặc điểm mà vật liệu tự nhiên không có: siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn có thể
cách âm, cách nhiệt và chống nóng…trong đó quan trọng nhất là chất dẻo polime,
nhiều loại chất dẻo nhẹ và bền hơn thép.
- Công nghệ sinh học có bước đột phá trong công nghệ di truyền, trong tế
bào, trong vi sinh dẫn tới cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, tới những cây
trồng mới cho năng suất cao…nên đã giải quyết được nạn đói, tình trạng thiếu
lương thực kéo dài từ nhiều thế kỉ nay.
- Nhiều tiến bộ trong giao thông vận tải: cáp quang, máy bay siêu âm khổng
lồ, tàu hỏa tốc độ cao…
- Trong những thập niên gần đây, với những tiến bộ của kĩ thuật điện tử, tin
học và viễn thông, Công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ
trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay, máy tính, đặc biệt là máy vi tính, đang được sử dụng ở khắp mọi
nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu. Đã hình thành
mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet). Công nghệ thông tin ngày càng được
ứng dụng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội.
- Đạt thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ nhằm phục vụ cuộc
sống con người: phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, thám hiểm mặt trăng, thu
nhận được thông tin từ sao hỏa, sao kim, sao mộc…
Câu 3: Tại sao nói cuộc Cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang
đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới?
16


GỢI Ý TRẢ LỜI:
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 ra đời từ những năm 40 của
thế kỉ XX, (từ đầu những năm 70 được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ),
không chỉ là cuộc cách mạng kĩ thuật đơn thuần như ở thế kỉ XVIII mà nó kết hợp
chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật.

- Cuộc cách mạng này phát triển với một tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng
lớn và thu được những thành tựu kì diệu chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đã và
đang đưa loài người bước sang một nền văn minh mới hay còn gọi là “văn minh
hậu công nghiệp”, “văn minh truyền tin”…
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang đưa loài người chuyển
sang nền văn minh mới vì:
+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang mang lại cho con người
một lực lượng sản xuất to lớn: Nhờ những thành tựu vượt bậc của các ngành khoa
học cơ bản, xuất hiện các ngành khoa học mới, sáng tạo ra những công cụ sản xuất
mới, những nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, những phương tiện mới…
phục vụ cho cuộc sống con người
+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã và đang mang đến cho con
người khả năng có thể phát triển hơn nữa sự sáng tạo trong lao động, tạo ra cho con
người những năng lực mới: không chỉ giúp con người nối dài các giác quan, tăng
thêm sức mạng cơ bắp mà còn thay thế những thao tác trí tuệ, mở ra một khả năng
vô tận trong tìm hiểu và khám phá thế giới.
+ Những thành tựu do cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra đã không
ngừng nâng cao mức sống của nhân loại, tạo điều kiện cho con người tiến lên làm
chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.
Câu 4: Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ đối với cuộc sống của con người.
GỢI Ý TRẢ LỜI:
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 ra đời từ những năm 40 của thế
kỉ XX, (từ đầu những năm 70 được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ). Cuộc
17


cách mạng này phát triển với một tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và thu
được những thành tựu kì diệu chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã có những tác động mạnh mẽ tới các

quốc gia trên thế giới, những tác động đều mang tính hai mặt, tích cực và tiêu cực.
* Tích cực:
- Tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng
cuộc sống của con người.
- Đặt ra yêu cầu cần thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực.
- Cuộc cách mạng này đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới
còn gọi là văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ, văn minh tin học.
- Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao độ và đang hình thành
một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa bao gồm tất cả các nước có chế độ
chính trị khác nhau.
- Cách mạng khoa học công nghệ làm thay đổi tương quan lực lượng giữa
các nước: những nước đi đầu cách mạng khoa học kĩ thuật thì có cơ hội phát triển
kinh tế - xã hội tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; phát huy vai trò của mình
trong nền kinh tế thế giới. Những nước không đầu tư cho khoa học kỹ thuật có
nguy cơ tụt hậu, mất vai trò vị trí của mình dẫn tới phụ thuộc vào các nước khác.
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật này đã và đang đặt ra những đòi hỏi
mới, yêu cầu nâng cao sự nghiệp giáo dục và đạo tạo con người. Mọi sự sáng tạo
đều bắt nguồn từ con người nên nhiều quốc gia rất coi trọng sự nghiệp giáo dục đào
tạo và đây là vấn đề chiến lược hàng đầu của mỗi quốc gia .
* Tiêu cực
Gây ra những hậu quả mà con người chưa khắc phục được như: tình trạng ô
nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bệnh dịch, các loại vũ khí hủy diệt…Tuy
nhiên, có tiêu cực này là do động cơ, mục đích, thái độ của con người khi sử dụng
những phát minh khoa học kĩ thuật vào cuộc sống.

18


Câu 5: Theo em cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tạo ra thời cơ và
thách thức cho nhân loại nói chung và các nước đang phát triển nói riêng như

thế nào? Thái độ của chúng ta?
GỢI Ý TRẢ LỜI:
Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã tạo ra thời cơ cho tất cả các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt là với các nước đang phát triển trong quá trình phát triển kinh tế.
* Thời cơ:
- Việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
ở mỗi quốc gia đã tạo điều kiện để tăng năng suất lao động, đưa nền kinh tế đất
nước phát triển.
- Với các nước đang phát triển có khả năng rút ngắn khoảng cách trong việc
ứng dụng những thành tựu vào sản xuất, có khả năng đi tắt đón đầu.
- Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học khoa học - kĩ thuật đã giúp
nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
* Thách thức:
- Các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp vì vậy các nước này
đều gặp khó khăn khi áp dụng khoa học - kĩ thuật.
- Các nước đang phát triển nếu không biết tận dụng sẽ dễ bị tụt hậu, bị các
cường quốc khác bỏ xa và ngày càng phụ thuộc vào các nước lớn.
- Đối mặt với nhiều tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, vũ khí
hủy diệt…
* Thái độ:
+ Trước bối cảnh cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đang diễn ra với quy mô
nhanh và mạnh mẽ như hiện nay, chúng ta cần bình tĩnh, tự tin, nắm bắt thời cơ, khắc
phục những khó khăn, thách thức để tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng
+ Đối với học sinh: cần ra sức học tập, nắm vững kiến thức cơ bản của khoa
học, tay nghề vững chắc để trở thành những công dân có ích cho đất nước
Câu 6: Vai trò của cách mạng khoa học - kĩ thuật trong công cuộc CNHHĐH nền kinh tế nước ta hiện nay quan trọng như thế nào? Tại sao?
19


GỢI Ý TRẢ LỜI:

- Thực tế sự tiến bộ của nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới
từ sau thế chiến hai đến nay đã chứng tỏ vai trò quan trọng của khoa học - kĩ thuật.
- Trong công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay muốn
thành công thì vai trò của khoa học kĩ thuật là vô cùng quan trọng. Khoa học kĩ
thuật được xác định là nền tảng và động lực của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nguyên nhân:
+ Về thực chất công nghiệp hóa và hiện đại hóa là quá trình cải tiến lao động
thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kĩ thuật hiện đại nhằm tạo ra năng suất
lao động xã hội ngày càng cao.
Do đó, nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nói đến áp dụng những tiến
bộ khoa học - kĩ thuật vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí
kinh tế - xã hội.
+ Phát triển khoa học - kĩ thuật, gắn khoa học với kĩ thuật với sản xuất và đời
sống chính là mấu chốt đảm bảo sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản, Đảng ta
đã đưa ra quan điểm: coi phát triển khoa học và kĩ thuật là quốc sách hàng đầu là
nền tảng, là động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó phải gắn hoạt
động nghiên cứu khoa học - kĩ thuật với thực tiễn.
Câu 7: Xu thế toàn cầu hóa được biểu hiện trong những lĩnh vực nào?
Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước
đang phát triển?
GỢI Ý TRẢ LỜI:
* Những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa:
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, giá trị trao đổi thương mại trên
phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế
của các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa
của nền kinh tế thế giới tăng
20



+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm
soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương
đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là các
công tu khoa học - kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong và ngoài nước
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và
khu vực.
Đó là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU)… Các tổ chức này có vai trò
ngày càng quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới
và khu vực.
* Thời cơ và thách thức đối với các nước đang phát triển:
- Về cơ hội:
+ Từ sau chiến tranh lạnh hòa bình TG được củng cố, nguy cơ chiến tranh bị
đẩy lùi , xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, cùng tăng
cường hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế khu vực và thế giới.
+ Các nước đang phát triển có thể thu hút các nguồn vốn đầu tư, khoa học
công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài để có thể đi tắt đón đầu…để rút ngắn
thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
+ Có thể học hỏi về văn hóa giáo dục, y tế, cách thức để giải quyết các vấn
đề xã hội: nạn thất nghiệp, luật pháp…
=> như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi trong
công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là các nước phải có tầm nhìn và không bỏ lỡ
thời cơ
- Về thách thức:


21


- Các nước đang phát triển phải tìm kiếm con đường, cách thức hợp lý nhất để
có bước đi thích hợp, kịp thời hạn chế những rủi ro, bất lợi, sai lầm.
- Phần lớn các nước đang phát triển đều xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân
trí thấp nên hạn chế về nguồn lao động chất lượng cao
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế
với nhiều bất bình đẳng, gây thiệt hại đối với các nước đang phát triển
- Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và
hiện đại
- Nguy cơ về ô nhiễm môi trường, khí hậu, nguồn nước, xử lý chất thải…

22


23



×