Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Quan chế thời Hậu Lê và nhà Nguyễn – những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong hoàn thiện Bộ máy nhà nước hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM TUẤN ANH

QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ VÀ NHÀ NGUYỄN NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA
TRONG HOÀN THIỆN BỘ MÁY NHÀ NƢỚC HIỆN
NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM TUẤN ANH

QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ VÀ NHÀ NGUYỄN NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA
TRONG HOÀN THIỆN BỘ MÁY NHÀ NƢỚC HIỆN
NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN MINH TUẤN

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng…năm 2018
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Tuấn Anh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHẬN DIỆN VỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ QUAN CHẾ
THỜI HẬU LÊ VÀ THỜI NHÀ NGUYỄN .................................. 9
1.1.

Tổng quan về quan chế, quan chế thời Hậu Lê và quan chế
thời nhà Nguyễn .............................................................................. 9


1.1.1.

Khái niệm quan chế ........................................................................... 9

1.1.2.

Đặc trƣng của quan chế thời Hậu Lê và quan chế thời nhà Nguyễn .... 11

1.1.3.

Vai trò của quan chế ........................................................................ 15

1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển của quan chế thời Hậu Lê
và thời nhà Nguyễn ........................................................................ 18

1.2.1.

Cơ sở kinh tế xã hội và hệ tƣ tƣởng chính trị pháp lý tác động
đến quan chế thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn ............................... 18

1.2.2.

Quá trình xây dựng và phát triển quan chế thời Hậu Lê và
thời nhà Nguyễn .............................................................................. 32

1.3.


So sánh quan chế thời Hậu Lê, thời nhà Nguyễn và các
triều đại khác trong thời kỳ Trung đại ở Việt Nam ................... 37

1.3.1.

Mối quan hệ giữa quan chế và bộ máy nhà nƣớc thời Trung đại .... 37

1.3.2.

So sánh quan chế thời Hậu Lê, thời nhà Nguyễn và các triều
đại khác trong thời kỳ Trung Đại ở Việt Nam ................................ 38

Chƣơng 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN CHẾ THỜI HẬU
LÊ – THỜI NHÀ NGUYỄN VÀ CÁC GIÁ TRỊ KẾ THỪA
TRONG HOÀN THIỆN BỘ MÁY NHÀ NƢỚC HIỆN NAY ...........41
2.1.

Những nội dung cơ bản của quan chế thời Hậu Lê và thời
nhà Nguyễn ..................................................................................... 41


2.1.1.

Chế độ đào tạo quan lại ................................................................... 41

2.1.2.

Chính sách tuyển chọn và sử dụng quan lại .................................... 48

2.1.3.


Trách nhiệm của quan lại................................................................. 57

2.1.4.

Bổ nhiệm và điều chuyển quan lại .................................................. 68

2.1.5.

Chế độ đãi ngộ và kiếm tra giám sát quan lại.................................. 72

2.2.

Giá trị lịch sử - pháp lý của quan chế thời Hậu Lê và nhà
Nguyễn và việc kế thừa, phát triển trong xây dựng nhà
nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay .......................... 81

2.2.1.

Nhận diện bài học lịch sử và phƣơng hƣớng kế thừa trong quá
trình hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc hiện nay .................................... 81

2.2.2.

Thực trạng pháp luật về cán bộ công chức hiện nay ....................... 95

2.2.3.

Quan điểm kế thừa các giá trị đƣơng đại của quan chế trong
thời kỳ phong kiến ở Việt Nam ....................................................... 97


2.2.4.

Một số đề xuất nhằm kế thừa các giá trị đƣơng đại của quan
chế thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn trong quá trình hoàn thiện
bộ máy nhà nƣớc hiện nay ............................................................. 100

KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 116


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nƣớc ta đang triển khai công tác đổi mới toàn diện đất nƣớc, trong đó
có đổi mới hệ thống chính trị, cải cách và hoàn thiện Nhà nƣớc và pháp luật, đẩy
mạnh xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp
bách nhất của sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn
hiện nay. Đó lại là một công việc hết sức hệ trọng nhƣng vô cùng khó khăn,
phức tạp, đòi hỏi phải đƣợc tiến hành với một tinh thần trách nhiệm rất cao và
phải đƣợc đặt trên những cơ sở khoa học. Một trong những cơ sở đó là phải hiểu
thấu đáo những đặc điểm truyền thống dân tộc, phải nắm chắc đƣợc những yếu
tố thuộc về sức mạnh nội sinh, phải thấy đƣợc những điểm mạnh cũng nhƣ
những hạn chế mà lịch sử có thể để lại và tiếp tục gây ảnh hƣởng trong hiện tại
nhằm hình thành định hƣớng đúng để từ đó xây dựng một mô hình chính trị phù
hợp, vừa chứa đựng trong nó bản sắc của lịch sử dân tộc, những di sản tốt đẹp
của truyền thống, vừa mang những giá trị của thời đại.
Lịch sử Việt Nam từng có những thời kỳ phát triển cực thịnh dƣới triều Hậu
Lê và đặc biệt dƣới thời vua Lê Thánh Tông trong một xã hội quân chủ tập quyền.
Song cũng dƣới chính thể chuyên chế quân chủ tập quyền nhƣ vậy, dƣới triều nhà

Nguyễn đã bộc lộ những điểm hạn chế. Trong nhiều yếu tố mang tới sự phát triển
hay tụt hậu của các triều đại phải kể tới tầm nhìn của ngƣời cầm quyền và đội ngũ
quan lại. Mặc dù không tránh những nhận thức, hành động cục bộ hạn hẹp do bị hạn
chế bởi lợi ích giai cấp và điều kiện lịch sử cụ thể, nhƣng trong các quan điểm chính
trị - pháp lý xuyên suốt qua các triều đại phong kiến, ta vẫn có thể thấy những nét
tƣơng đồng giữa lợi ích của giai cấp thống trị, với các giai cấp khác và của cả dân
tộc, từ đó đúc rút ra các bài học kinh nghiệm, tiếp thu những gì tiến bộ, phản ánh
đúng và phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội từ đó học hỏi, tiếp thu biến
chúng trở thành động lực mới thúc đẩy tiến bộ - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

1


Với cách tƣ duy nhƣ vậy thì mỗi giai đoạn, mỗi triều đại trong lịch sử Việt Nam đều
có phần đóng góp vào tiến trình phát triển của đất nƣớc, để lại các bƣớc thăng trầm
trong dòng chảy lịch sử và các dấu ấn tạo nên sự mạch lạc xuyên suốt của truyền
thống văn hóa chính trị - pháp lý Việt Nam.
Trong quá trình đổi mới, Đảng và nhà nƣớc đã nhận thức rõ ràng công chức
là yếu tố quyết định chất lƣợng của nền hành chính quốc gia, quyết định hiệu quả
hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Khi đánh giá về vai trò cán bộ, trong đó có công
chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc",
"công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" [34, tr.5]. Đây cũng
là quan điểm của Đảng ta về tầm quan trọng của nhân tố con ngƣời xuyên suốt quá
trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta tiếp tục
khẳng định cán bộ, công chức là "nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng
gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ" [16, tr.3]. Gần đây, điều
đó lại một lần nữa đƣợc thể hiện trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng trong yêu
cầu: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu
của tình hình mới" [20, tr.54].
Một trong những giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong

sạch, đáp ứng nhu cầu hiện nay là việc đi sâu nghiên cứu quan chế trong thời kỳ
phong kiến Việt Nam. Đặc biệt cần tập trung nghiên cứu quan chế trong giai đoạn
thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn. Dƣới góc nhìn khoa học nhìn nhận lại các giá trị
đƣơng đại cũng nhƣ các bài học kinh nghiệm từ lịch sử, chủ đề nghiên cứu này sẽ
góp phần nhận diện đầy đủ hơn quá trình hình thành và phát triển quan chế dƣới hai
triều đại thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn, bổ sung cơ sở lý luận trong kế thừa và
phát triển các yếu tố lịch sử, đồng thời chỉ ra những giá trị đƣơng đại của quan chế
phong kiến và kế thừa các giá trị đƣơng đại đó trong quá trình hoàn thiện bộ máy
nhà nƣớc ta hiện nay.
Nhận thức trên là xuất phát điểm để học viên lựa chọn và thực hiện nghiên
cứu đề tài “Quan chế thời Hậu Lê và nhà Nguyễn – những nội dung cơ bản và giá
trị kế thừa trong hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay” trong phạm vi quy mô của
một luận văn Thạc sĩ Luật học.
2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về quan chế trong thời kì phong kiến ở Việt Nam trƣớc hết phải đề
cập tới các công trình nghiên cứu chung về chế độ phong kiến và mô hình nhà nƣớc
phong kiến Việt Nam. Trong nhóm này có rất nhiều công trình nghiên cứu, có thể sơ
lƣợc một số công trình tiêu biểu nhƣ: Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn
gốc đến cuối thế kỷ XIX (1956), Hà Nội; Đinh Gia Trinh Sơ thảo lịch sử nhà nước và
pháp quyền Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX)(1968), Nhà xuất bản (Nxb)
Khoa học Xã hội, Hà Nội; Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử, Quyển thứ
nhất (1973), Sài Gòn; Bùi Xuân Đính, nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt
Nam (2005), Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội; Giáo trình Lịch sử nhà nước và Pháp luật Việt
Nam, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Minh Tuấn, Tổ chức chính quyền thời kỳ
phong kiến ở Việt Nam (2006), Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội; Giáo trình Lịch sử nhà nước
và pháp luật Việt Nam (2017), Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội…
Các công trình nghiên cứu mang những giá trị khoa học và giá trị lịch sử to

lớn. Về giá trị lịch sử, các công trình nghiên cứu đã thể hiện rõ ràng và đầy đủ về
lịch sử phát triển các triều đại phong kiến Việt Nam, mô tả rõ nét về mô hình nhà
nƣớc phong kiến, những quy định pháp luật trong các lĩnh vực, cách thức cai
quản, trị vì của các triều đại phong kiến, các chế độ phong kiến đặc biệt là quan
chế. Đây là nguồn tƣ liệu quan trọng mang lại những kiến thức cần thiết cho đề tài
của tác giả về quan chế nói chung và mô hình nhà nƣớc phong kiến Việt Nam vì
từ đó mới làm sáng tỏ đƣợc quan chế trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam. Về giá
trị khoa học, các công trình đã có sự lý giải sâu sắc về nguồn gốc, bản chất, đặc
trƣng, hoàn cảnh, điều kiện của chế độ phong kiến, các giai đoạn phát triển, các
mô hình nhà nƣớc phong kiến Việt Nam, từ đó đƣa ra những đánh giá khoa học về
chế độ phong kiến và mô hình nhà nƣớc phong kiến Việt Nam. Tiếp thu những kết
quả nghiên cứu của các công trình trên tác giả sẽ có sự lý giải và đánh giá sát thực
về quan chế, những giá trị đƣơng đại mà quan chế đóng góp cho sự phát triển của
các triều đại phong kiến Việt Nam.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu trực diện về quan chế Việt Nam
thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn. Nghiên cứu về quan chế trong thời kỳ phong kiến ở
3


Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Có
thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau: Nguyễn Minh Tƣờng, Cải
cách hành chính dưới thời Minh Mệnh (1996), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Ngô
Đức Thọ, Các nhà khoa bảng Việt Nam; Nguyễn Hoàng An, Cải cách hệ thống quan
lại địa phương dưới thời Lê Thánh Tông (1977), Trƣờng Đại học KHXH&NV; TS
Lê Thị Thanh Hòa, Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn từ năm 1802
đến năm 1884 (1998); Lê Thị Sơn, Quốc triều hình luật - quá trình hình thành, nội
dung và những giá trị đương đại; TS Bùi Huy Khiên, Những bài học từ hai cuộc cải
cách hành chính dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh; Trần Hồng
Nhung (Luận văn thạc sỹ) (2010), Tham nhũng và phòng chống tham nhũng thời
Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884; Lƣơng Đức Tự (Luận văn thạc sỹ) (1996), Chế độ

công chức Việt Nam, những vấn đề lý luận cơ bản; Vũ Thị Hằng (Luận văn thạc sỹ)
Quan chế thời Hậu Lê – Những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong sự nghiệp
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (2014); Cùng với rất nhiều các bài
viết khoa học đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành có nội dung về chế độ khoa cử,
đào tạo và sử dụng quan lại, quan chế… trong lịch sử Việt Nam. Tất cả các công trình
đó đã góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ quan lại, các
chính sách về đào tạo, sử dụng quan lại trong thời kỳ phong kiến Việt Nam nói
chung, quan chế thời Hậu Lê – thời nhà Nguyễn nói riêng. Các công trình khoa học
đó, ở các mức độ khác nhau cũng đã đƣa ra những đánh giá khoa học về các giá trị
của quan chế thời Hậu Lê – Nguyễn trong việc quản trị và phát triển đất nƣớc.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhận diện nội dung cơ bản và xác
định những giá trị kế thừa của quan chế thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn ở Việt
Nam. Trên cơ sở đó, luận chứng về nhu cầu, giải pháp tiếp thu và kế thừa các giá trị
đó trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu khái lƣợc về thời kỳ phong kiến Hậu Lê – Nguyễn về mô hình tổ
chức và hoạt động của hai nhà nƣớc phong kiến;
4


 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng, các chính sách, pháp luật và thực tiễn xây
dựng đội ngũ quan lại Việt Nam trong hai triều đại;
 Nhận diện nội dung quan chế hai triều đại trên các phƣơng diện đào tạo,
tuyển dụng và sử dụng quan lại;
 Chỉ ra những yếu tố tích cực, điểm đặc sắc của quan chế thời Hậu Lê và
thời nhà Nguyễn. Xác định những giá trị tiến bộ, phù hợp với mục tiêu hoàn thiện
bộ máy nhà nƣớc hiện nay;
 Luận giải về nhu cầu, khả năng, phƣơng án và các giải pháp cụ thể trong

việc kế thừa các giá trị của quan chế thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, chính sách, pháp luật và
các biện pháp thực tế của nhà nƣớc phong kiến Việt Nam thời Hậu Lê và thời nhà
Nguyễn nhằm xây dựng đội ngũ quan lại.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn cũng bao gồm những hoạt động cụ thể
của quan lại phản ánh vai trò của đội ngũ này trong hai thời kỳ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian của việc nghiên cứu đề tài là các yếu tố hợp thành quan
chế trong thời Hậu Lê và thời Nguyễn ở Việt Nam.
Trong luận văn tác giả tập trung nghiên cứu chỉ ra các khái niệm, đặc trƣng,
vai trò của quan chế trong thời kỳ phong kiến Việt Nam. Đặc biệt phân tích sâu
những nội dung cơ bản của quan chế thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn bao gồm chế
độ đào tạo; chính sách tuyển chọn và sử dụng quan lại; chế độ trách nhiệm của
quan lại; bổ nhiệm và điều chuyển quan lại; quyền lợi và chế tài xử phạt quan lại
đồng thời chỉ ra các bài học, giá trị đƣơng đại trong quan chế của hai thời kỳ và
phƣơng hƣớng kế thừa các giá trị đó. Ngoài ra tác giả cũng có nghiên cứu, phân tích
thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay dƣới góc độ quy đinh của pháp luật

5


(Luật cán bộ công chức 2008) và các văn bản có liên quan từ đó đƣa ra các giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức, góp phần hoàn
thiện bộ máy nhà nƣớc ta hiện nay.
Phạm vi thời gian của việc nghiên cứu đề tài là thời kỳ Hậu Lê (1428 -1788)
trong đó chủ yếu tập trung trong giai đoạn Lê Sơ (1428-1527) và nhà Nguyễn giai
đoạn độc lập (1802 – 1858).

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
5.1. Phương pháp luận
Đề tài đƣợc tiếp cận dƣới góc độ của khoa học pháp lý nhằm làm sáng tỏ một
phạm trù quan trọng của đời sống nhà nƣớc và pháp luật.
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài đòi hỏi phải vận dụng triệt để cách
tiếp cận liên ngành pháp lý – lịch sử, đó là việc thông qua nghiên cứu các tài liệu
lịch sử nhƣng có sự soi xét, đánh giá dƣới góc nhìn luật học nhằm chỉ ra những vấn
đề pháp lý đáng quan tâm cần tập trung phân tích Những vấn đề liên quan đến quan
chế trong luận văn đƣợc xem xét trong mối liên hệ với điều kiện lịch sử cụ thể của
tiến trình thời kỳ phong kiến Việt Nam, trƣớc hết là với mô hình tổ chức và hoạt
động của nhà nƣớc phong kiến thời Hậu Lê – thời nhà Nguyễn ở Việt Nam.
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê
Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta về kế thừa
tinh hoa văn hoá của dân tộc, về vai trò và tính tất yếu của nhiệm vụ xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nƣớc hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để làm sáng tỏ đối tƣợng nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu phổ biến của khoa học pháp lý và khoa học lịch sử trong sự kết hợp giữa
chúng với nhau.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt
ra trong cả hai chƣơng của luận văn.
Phƣơng pháp thống kê tƣ liệu và phƣơng pháp phán đoán khoa học đƣợc sử

6


dụng chủ yếu trong chƣơng 1 của luận văn nhằm khôi phục các dữ kiện lịch sử, làm
cơ sở để nhận diện đối tƣợng của luận văn.
Phƣơng pháp lịch đại và phƣơng pháp luật học so sánh đƣợc sử dụng để làm

sáng tỏ bản chất của các hiện tƣợng, sự kiện liên quan đến quan chế trong các thời
kỳ này, đồng thời nhằm phát hiện những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong các
giai đoạn của lịch sử, trực tiếp phục vụ cho việc xác định những giá trị kế thừa của
quan chế trong thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn ở Việt Nam.
6. Đóng góp mới về nghiên cứu của đề tài
 Góp phần nhận diện đầy đủ hơn về quan chế thời Hậu Lê, thời nhà Nguyễn
trên các phƣơng diện: khái niệm, nội dung cơ bản, vai trò;
 Góp phần làm sáng tỏ chính sách, pháp luật của các triều đại trong đào tạo,
tuyển dụng và sử dụng đội ngũ quan lại;
 Chỉ ra những yếu tố tích cực, tiến bộ đồng thời vạch ra các mặt còn hạn
chế, các bài học lịch sử mang ý nghĩa đƣơng đại đối với quá trình xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức trƣớc yêu cầu tăng cƣờng năng lực và hoàn thiện hoạt động của
bộ máy nhà nƣớc ta hiện nay;
 Đề xuất các giải pháp tiếp thu, kế thừa các giá trị tiến bộ của quan chế các
triều đại phong kiến trong quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩ khoa học và thực tiễn của đề tài
 Nâng cao nhận thức lý luận về các giá trị của lịch sử, về tính tất yếu của
mối liên hệ giữa lịch sử và hiện tại trong đời sống nhà nƣớc và pháp luật;
 Tăng cƣờng hiểu biết về chế độ phong kiến Việt Nam nói chung, về quan
chế hai triều đại Hậu Lê – nhà Nguyễn nói riêng. Qua đó, góp phần tạo dựng nhận thức
đầy đủ về diện mạo của đời sống nhà nƣớc và pháp luật Việt Nam trong lịch sử;
 Các luận điểm khoa học và kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị
tham khảo đối với những ngƣời làm công tác nghiên cứu, các học viên, sinh viên
chuyên ngành luật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạch định
chính sách, pháp luật và các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và sử dụng đội ngũ
cán bộ, công chức và hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay.

7



8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 02 chƣơng. Cụ thể:
Chƣơng 1: Nhận diện về lý luận và lịch sử quan chế thời Hậu Lê và thời
nhà Nguyễn.
Chƣơng 2: Những nội dung cơ bản của quan chế thời Hậu Lê – thời nhà
Nguyễn và các giá trị kế thừa trong hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay.

8


Chƣơng 1
NHẬN DIỆN VỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ QUAN CHẾ THỜI HẬU LÊ
VÀ THỜI NHÀ NGUYỄN
1.1. Tổng quan về quan chế, quan chế thời Hậu Lê và quan chế thời
nhà Nguyễn
Xuyên suốt lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, trải qua nhiều thăng
trầm của lịch sử từ giai đoạn thịnh trị nhất thời kỳ phong kiến dƣới sự trị vì của vua
Lê Thánh Tông thời Hậu Lê đến thời kỳ nửa thuộc địa, nửa phong kiến dƣới sự cai
trị của Nhà Nguyễn và thực dân Pháp. Xuyên suốt tiến trình lịch sử đó các bậc quân
vƣơng, vua chúa ít nhiều luôn dành sự quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ quan lại
để giúp sức trong quá trình cai trị đất nƣớc. Quan lại là cánh tay phải đắc lực của
vua và cũng là chủ thể trực tiếp đƣa các chính sách của vua vào thực tiễn cuộc sống.
Cũng vì lẽ đó việc quản lý đội ngũ quan lại phong kiến hay quan chế đã là một vấn
đề luôn đƣợc các triều đại phong kiến dành sự quan tâm đặc biệt và liên tục đƣợc kế
thừa, phát triển. Tuy nhiên các triều đại lại mang trong mình những bối cảnh riêng
với những điều kiện kinh tế xã hội có nhiều khác biệt và điều đó đã tác động tới
quan chế của mỗi triều đại. Tựu chung, mỗi triều đại đều để lại những dấu ấn riêng
biệt của mình về quan chế trong dòng chảy của lịch sử và việc nghiên cứu, phân tích
quan chế thời kỳ phong kiến sẽ tìm ra những điểm đặc sắc mang giá trị đƣơng đại

có thể học hỏi trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc hiện nay.
1.1.1. Khái niệm quan chế
Quan chế là khái niệm có nội hàm đƣợc tạo thành bởi hai yếu tố đó là
“Quan” trong Quan chức và “Chế” trong thể chế, chế độ.
“Quan theo từ điển Tiếng Việt là người giữ chức vụ trong bộ máy chính
quyền nhà nước phong kiến, chịu trách nhiệm về một lĩnh vực nào đó”[69, tr.799]
Quan đồng nghĩa là ngƣời có phẩm hàm, có tƣ và có thể có tƣớc vị. “Phẩm hàm là
cấp bậc cùng với hàm (danh tính) của quan” [69, tr.770], xác định vị trí cao thấp
của viên quan trong hệ thống quan lại, là cơ sở để nhận lƣơng bổng.

9


Phẩm hàm trong hệ thống quan lại Việt Nam thời Hậu Lê đƣợc
mô phỏng theo hệ thống cấp bậc quan lại đời Đƣờng, Tống ở Trung
Quốc gồm 9 bậc cao thấp với 9 cấp bậc, mỗi bậc lại chia làm hai Chánh
và Tòng. Thông thƣờng chức vụ quan lại đi đôi với phẩm hàm tƣơng
xứng. Tuy nhiên cũng vẫn có những trƣờng hợp, phẩm hàm cao mà chức
vụ thấp hoặc không có chức vụ hoặc ngƣợc lại. Tƣ (tƣ cách đạo đức) là
đức độ, các hành xử và phẩm chất của quan, là loại tƣớc vị bổ trợ cho
phẩm hàm, tƣơng xứng với phẩm hàm. Những ngƣời làm quan có phẩm,
tƣớc là đƣơng nhiên có tƣ. Tƣ có 24 bậc và đƣợc định sẵn cho từng
phẩm, tƣớc theo quy định hơn kém nhau một bậc. Việc ban Tƣ xuất hiện
từ thời Lê Sơ. Tƣớc gồm 6 bậc theo thứ tự cao thấp là Vƣơng, Công,
Hầu, Bá, Tử, Nam [7, tr.538].
Tƣớc thƣờng đƣợc vua ban cho họ hàng hay những ngƣời có quan hệ hôn
nhân với nhà vua hoặc những ngƣời có công lao đặc biệt to lớn với vua với nƣớc.
Ngƣời đƣợc phong tƣớc vị không nhiều và dần bị thu hẹp, tƣớc Vƣơng thƣờng chỉ
đƣợc phong cho các hoàng tử.
Trong xã hội Phong kiến, Quan có thể xuất phát từ tầng lớp quý tộc phong

kiến hoặc tầng lớp bình dân. Tuy nhiên, việc xác định loại quan lại không căn cứ
vào nguồn gốc xuất thân mà chủ yếu dựa vào vị trí công việc đảm trách hay địa bàn
quản lý. Vì vậy, nếu căn cứ theo vị trí công việc đảm trách thì Quan đƣợc chia
thành bốn ngạch: Quan văn; Quan võ; Tăng quan; Nội quan. Nếu căn cứ theo địa
bàn phụ trách thì đƣợc chia làm hai loại: Quan triều đình; Quan ở địa phƣơng.
“Lại là viên chức sơ cấp chuyên làm công việc bàn giấy trong bộ máy nhà
nước phong kiến” [69, tr.537]. Thuộc lại thƣờng không có phẩm hàm nhƣng phải
đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định khi tuyển chọn và đƣợc hƣởng lƣơng theo vị trí
công việc đảm trách. Về cơ bản, Thuộc lại đƣợc phân làm 3 loại: Lại dịch là những
ngƣời làm những công việc phục vụ thông thƣờng trong các cơ quan từ cấp Huyện
trở lên; Lại điển là những ngƣời làm công tác văn thƣ trong các cơ quan nhà nƣớc
quan trọng ở triều đình nhƣ các Bộ, Khoa, Cơ mật viện; Lại mục là ngƣời trực tiếp

10


giúp quan tri huyện giải quyết công việc nhà nƣớc và trong số các Thuộc lại thì bộ
phận này thƣờng đƣợc phong phẩm hàm.
Về cơ bản có thể hiểu Quan lại là những ngƣời đƣợc tuyển lựa vào làm việc
tại một vị trí nhất định trong bộ máy nhà nƣớc phong kiến, đƣợc giao trọng trách và
đảm nhận một loại công việc nhất định, đƣợc phân loại theo phẩm hàm, vị trí công
việc hoặc địa bàn làm việc và đƣợc nhận lƣơng bổng. Khái niệm này cũng gần
giống với khái niệm Công chức trong Nhà nƣớc ta hiện nay.
Liên quan đến Khái niệm “Quan chế” cũng cần quan tâm tới nội hàm thể chế,
chế độ. Trong Tiếng Việt “thể chế” hay “thiết chế” đƣợc hiểu là “những quy định, luật
lệ của một xã hội, buộc mọi người phải tuân theo”[69, tr.933]. Cũng có thể hiểu ở đây
là “Chế độ” trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này có thể hiểu là toàn bộ những quy
định cần tuân theo trong một việc nào đó [69, tr.149]. Tóm lại thể chế hay chế độ đều
liên quan tới hệ thống các quy định, quy tắc có tính bắt buộc phải tuân thủ.
Tóm lại, với các tìm hiểu trên theo tác giả có thể hiểu khái niệm Quan chế

trong thời kỳ phong kiến là tổng hợp các luật lệ, quy tắc, quan điểm và đường lối chỉ
đạo được áp dụng trong toàn bộ quá trình từ đào tạo, sử dụng, kiểm tra, giám sát đội
ngũ quan lại đến các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quan
lại của nhà nước phong kiến.
1.1.2. Đặc trưng của quan chế thời Hậu Lê và quan chế thời nhà Nguyễn
1.1.2.1. Đặc điểm của quan chế thời Hậu Lê
Quan chế thời Hậu Lê đã được thể chế hóa và từng bước hoàn thiện và
phát triển
Nhà nƣớc phong kiến tập quyền đƣợc xây dựng với trung tâm là các vị vua
phong kiến và đội ngũ quan lại chính là cánh tay đắc lực. Vì vậy, ngay từ rất sớm,
việc đặt ra các quy tắc về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ quan lại và chế định hóa các quy
tắc đó thành luật lệ đã là mối quan tâm thƣờng trực của ngƣời cầm quyền.
Các triều đại tiền nhiệm trƣớc đó sớm đã có sự quan tâm nhất định tới vấn đề
Quan chế, hai bộ luật tổng hợp của triều Lý (bộ Hình thƣ) và triều Trần (bộ Hình
luật) mặc dù đã bị thất truyền nhƣng các nguồn sử liệu khác nhau đều cho thấy quan

11


chế là một nội dung quan trọng đã đƣợc đề cập đến trong hai văn bản này. Ngoài ra,
triều Trần đã quy chế hóa hầu hết các hành vi của quan lại trong quá trình thực thi
công vụ và tập hợp trong một văn bản mang tính hội điển là Quốc triều quan chế.
Một trong những nội dung quan trọng trong cuộc cải cách hành chính dƣới
thời Hậu Lê là cải cách quan chế. Lê Thánh Tông là vị vua nổi bất nhất trong nỗ lực
cải cách về một nhà nƣớc quân chủ tập quyền quan liêu phong kiến, bởi vậy ông
trăn trở về vai trò, trách nhiệm và tiêu chuẩn, biện pháp xây dựng đội ngũ quan lại –
rƣờng cột của nhà nƣớc phong kiến. Năm Hồng Đức thứ 2 (năm 1471), Lê Thánh
Tông cho sửa định Hoàng triều quan chế, quy định rất cụ thể về quyền hạn và trách
nhiệm của quan lại, về các hành vi bị cấm, về các chế tài đối với sai phạm của quan
lại trong hoạt động công vụ của mình. Vua dụ các quan viên văn võ và trăm họ rằng

“Đất đai bờ cõi ngày nay so với trước kia khác nhau nhiều lắm, không thể không
thân hành nắm quyền chế tác, làm trọn đạo biến thông” [13, tr.472].
Tính khuôn mẫu của quan chế thời Hậu Lê còn thể hiện rõ tinh thần tôn trọng
luật lệ của các vua tiền nhiệm, coi các quy tắc, cách làm của các vua triều trƣớc là
các tiền lệ cần đƣợc tuân thủ. Cũng vì lẽ đó, quan chế thời Hậu Lê thể hiện bƣớc
phát triển liên tục, nhất quán, ngày càng hoàn thiện.
Quan chế thời Hậu Lê có nội hàm rộng, bao quát các khía cạnh liên quan
đến quá trình đào tạo và sử dụng quan lại của nhà nước phong kiến
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của quan lại trong hoạt động đất
nƣớc và bảo vệ vƣơng quyền, nhà Hậu Lê dành sự quan tâm đặc biệt tới tất cả các
khâu của quá trình đào tạo và sử dụng quan lại. Quan chế thời Hậu Lê điều chỉnh
các hoạt động liên quan đến đào tạo quan lại (tổ chức trƣờng lớp, tiến hành đào
tạo, quản lý đào tạo về nội dung và chƣơng trình, xây dựng quy chế thi cử và tổ
chức thi cử, đào tạo lại…) sử dụng quan lại, xác định tiêu chuẩn và tiến hành
tuyển chọn quan lại, bố trí sắp xếp các vị trí trong quan trƣờng phong kiến, quy
định trách nhiệm và nghĩa vụ của quan lại, quy định lƣơng bổng và các chế độ đãi
ngộ khác đối với quan lại, kiểm tra giám sát quan lại, thăng thƣởng, xử phạt quan
lại…), đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhằm duy trì sự trong sạch và hiệu quả

12


hoạt động của đội ngũ quan lại (xây dựng các biện pháp phòng, chống tham
nhũng, triển khai các hoạt động phòng, chống tham nhũng…). Có thể nói, quan
chế là một chế độ toàn diện và đặc trƣng nhất trong các bộ phận cấu thành thể chế
nhà nƣớc phong kiến thời Hậu Lê.
Quan chế thời Hậu Lê tập trung xây dựng một đội ngũ quan lại có năng
lực và nhân cách theo quan điểm Nho giáo.
Nho giáo chính thức đã trở thành hệ tƣ tƣởng thống trị ở Việt Nam vào thời
Lê Sơ thế kỷ XV nhƣng trƣớc đó Nho giáo đã có vị trí chủ đạo trong quá trình tổ

chức bộ máy nhà nƣớc và thiết kế phƣơng châm cai trị của nhà nƣớc phong kiến
Việt Nam. Điều này có thể đƣợc lý giải bởi Phật giáo và Đạo giáo vốn đều là những
chủ thuyết lánh đời nhập thế, ít quan tâm tới chính trị, không phù hợp với đƣờng lối
cai trị nhằm mục tiêu bảo vệ vƣơng quyền. Trong khi đó, bằng nhiều con đƣờng
khác nhau, Nho giáo đã thâm nhập vào nƣớc ta trong suốt khoảng 10 thế kỷ sau
công nguyên và đã trở thành bệ đỡ tƣ tƣởng cho việc tổ chức và hoạt động của nhà
nƣớc Việt Nam độc lập. Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hƣởng từ
mô hình nhà nƣớc quân chủ chuyên chế phong kiến Trung Quốc mang đậm bản sắc
Nho giáo. Vì vậy, vào thời kỳ đỉnh cao của Nho giáo, quan chế thời Hậu Lê đã lấy
các chuẩn mực của Nho giáo làm căn cứ cho quá trình xây dựng và phát triển. Mục
đích chủ đạo hành động của quan lại là bảo vệ tƣ tƣởng Tam cƣơng của Nho giáo,
thể hiện ở trách nhiệm đối với nhà vua và đối với dân chúng. Năng lực và nhân cách
của quan lại đƣợc xác định tùy thuộc vào việc quan lại có thực hiện tốt trách nhiệm
với nhà vua và với dân chúng theo tinh thần của đạo Tam cƣơng hay không. Mọi
chính sách của nhà nƣớc phong kiến thời Hậu Lê đối với quan lại đều xoay quanh
trục trung tâm này.
Quan chế thời Hậu Lê vừa tiếp thu, mô phỏng quan chế của nhà nƣớc phong
kiến Trung Quốc, vừa thể hiện chính sách đào tạo và sử dụng quan lại phù hợp với
nhu cầu cai trị, điều hành đất nƣớc của nhà nƣớc phong kiến. Sự tiếp thu, mô phỏng
quan chế Trung Quốc diễn ra chủ yếu trên phƣơng diện tƣớc vị, phần hàm, nội dung
đào tạo theo hệ thống kinh sách Nho giáo, các quy định cấm đoán liên quan đến

13


việc bảo vệ trật tự Nho giáo trong mối quan hệ Vua – Tôi, và một số thể lệ trong
quá trình sử dụng quan lại nhƣ chế độ khảo khóa, chế độ Hồi tỵ.
Bên cạnh đó, quan chế trong thời Hậu Lê còn hàm chứa nhiều quy định và
biện pháp ứng xử phù hợp với nhu cầu cai trị, điều hành đất nƣớc của các vị vua
phong kiến. Đáng chú ý nhất là việc xác định rõ trách nhiệm của quan lại đối với

nhân dân, xem đó là một tiêu chí thể hiện đánh giá hiệu quả của hoạt động cai trị
của quan lại.
1.1.2.2. Đặc điểm quan chế thời nhà Nguyễn
Quan chế thời nhà Nguyễn tiếp thu, kế thừa các giá trị quan chế thời Hậu Lê
Ngay từ sớm, vua Gia Long đã phong vƣơng, đặt quan lại cho những ngƣời
theo phò tá mình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành Hoàng đế, ông còn
tiếp tục kiện toàn lại hệ thống hành chính và quan chế của chính quyền mới. Nhà
Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung
ƣơng giống với các triều đại trƣớc đây. Đứng đầu nhà nƣớc là vua, nắm mọi quyền
hành trong tay. Giúp vua giải quyết các giấy tờ, văn thƣ và ghi chép có Văn thƣ
phòng. Về việc quân quốc trọng sự thì có bốn vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại
thần, sau đó cơ quan này trở thành viện Cơ mật. Trong hệ thống quan lại còn có
Tông nhân phủ phụ trách các công việc của hoàng gia.
Quan lại trong triều đƣợc bố trí tƣơng tự theo quan chế thời Hậu Lê, nhƣng
bỏ chức Tham tụng và Bồi tụng, tức là chức tể tƣớng. Mọi việc đều do Lục bộ chủ
trƣơng, mỗi bộ có quan Thƣợng thƣ làm đầu, quan Tả hữu Tham tri, Tả hữu Thị
lang, cùng các thuộc viên nhƣ là Lang trung, viên ngoại lang, chủ sự và bát cửu
phẩm thơ lại. Lục bộ bao gồm Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ
Công. Bộ Lại coi việc thuyên chuyển, bổ nhiệm quan văn, ban thƣởng phẩm cấp,
khảo xét công trạng, phong tặng tƣớc ấm, thảo những tờ chiếu sắc cáo mệnh và làm
những sổ các hàng quan lại. Bộ Hộ coi việc đình điền thuế má, tiền bạc chuyển
thông, kho tàng chứa chất, hóa vật đắt rẻ. Bộ Lễ coi việc triều hội, khánh hạ, tế tự,
tôn phong, cùng với cách thức học hành thi cử, tinh biểu cho ngƣời sống lâu, ngƣời
có tiết nghĩa, phong thụy cho các thần nhân. Bộ Binh coi việc thuyên chuyển, bổ

14


nhiệm võ chức, giảng duyệt quân linh, sai khiến quân đi tuần thú hoặc đi đánh dẹp,
tuyển chọn binh đinh, xét ngƣời có công ngƣời có lỗi về việc binh. Bộ Hình coi việc

hình danh pháp luật, tra nghĩ dâng tấu, duyệt lại những tội nặng vụ án còn nghi ngờ,
xét kỹ những tù giam ngục cấm. Bộ Công coi việc làm cung điện, dinh thự, xây
thành, đào hào, tu tạo tàu bè, đặt làm kiểu mẫu, thuê thợ thuyền, mua vật liệu.
Ngoài lục bộ còn có Đô sát viện (tức Ngự sử đài) để giữ việc can gián vua,
và giám sát các quan lại. Cấp sự trung các khoa và Giám sát ngự sử các đạo đều
thuộc về viện này. Trong viện có tả hữu đô ngự sử và tả hữu phó đô ngự sử đứng
đầu. Hàn Lâm viên phụ trách các sắc dụ, công văn. Tự phụ trách một số sự vụ, phủ
Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện chịu
trách nhiệm về việc chữa bệnh thuốc thang… cùng với một số Ti và Cục khác. Bấy
giờ vua Gia Long còn đặt ra Tào chính để coi việc vận tải, cùng thuế má tàu bè. Có
quan Tào chánh sứ và Tào phó sứ làm đầu.
Ngạch quan lại chia làm 2 ban văn võ. Kể từ thời vua Minh Mạng đƣợc
xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra
Chánh và Tòng 2 bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc còn bình thƣờng quan võ phải
dƣới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa
chỉ huy quân đội của tỉnh nhà. Lƣơng bổng của các quan tƣơng đối ít nhƣng quan
lại đƣợc hƣởng nhiều quyền lợi, cha họ đƣợc khỏi đi lính, làm sƣu và miễn thuế
tùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn đƣợc
hƣởng lệ tập ấm.
1.1.3. Vai trò của quan chế
Quan lại giữ vai trò tư vấn, phụ tá, giúp việc cho nhà vua trong điều hành,
cai trị đất nước nhằm bảo vệ vương quyền
Là yếu tố cấu thành thể chế chính trị quân chủ phong kiến Việt Nam, vị
trí, vai trò của Quan và Lại chịu sự quy định của hình thức chính thể nhà nƣớc.
Trong thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn đƣợc tổ chức điển hình dƣới hình thức
chính thể quân chủ chuyên chế, trong đó toàn bộ quyền lực nhà nƣớc đều thuộc
về nhà vua. Tuy nhiên nhà vua không thể tự mình triển khai các hoạt động thực
thi quyền lực nhà nƣớc.
15



Với cƣơng vị điều hành trong cơ quan nhà nƣớc, Quan giữ vai trò tƣ vấn cho
nhà vua trong việc xây dựng các chính sách và ban hành pháp luật. Các phân tích ở
trên về mô hình nhà nƣớc phong kiến Việt Nam thời Hậu Lê cho thấy rằng tại triều
định luôn luôn có một số vị trí quyền lực do một số viên quan có phẩm hàm cao (có
thể đƣợc tổ chức thành cơ quan nhƣng cũng có thể tồn tại với tƣ cách cá nhân) đóng
vai trò tƣ vấn cho nhà vua khi nhà vua cần đƣa ra những quyết định quan trọng. Về
nguyên tắc, nhà vua không có nghĩa vụ tuân thủ các ý kiến tƣ vấn này nhƣng lịch sử
Việt Nam cho thấy vua thƣờng quyết định theo ý kiến tƣ vấn của triều thần.
Giúp các vua Nguyễn giải quyết giấy tờ, văn thƣ và ghi chép có Văn thư phòng.
Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần.
Năm Giáp Ngọ 1834 là năm Minh Mệnh thứ 15 nhân vì việc quân
quốc cơ yếu là việc rất quan trọng, vua Thánh tổ mới theo nhƣ Xu mật
viện nhà Tống và Quan cơ xứ nhà Thanh mà châm chƣớc đặt ra Cơ mật
viện cho có trách nhiệm riêng. Các quan đại thần sung chức trong viện
ấy thì dùng 4 viên, văn võ từ tam phẩm trở lên, phụng chỉ kén dùng,
Thuộc viên thì có viên ngoại lang, chủ sự, tƣ vụ, biên tu, đều kén ở trong
các bộ viện ra sung bổ. Các quan đại thần ở cơ mật việt có đặc chỉ cho
đeo kim bài để phân biệt với các quan khác [27, tr.344].
Việc quốc gia đại sự cũng nhờ quan lại, Đình thần tham nghị mà đƣa ra
quyết sách cho nhà vua, quan lại am hiểu có học thức nhạy bén với thời cuộc thì
mới giúp sức đƣợc cho vua đƣa vận nƣớc đi lên. Tuy nhiên các quan dƣới thời
Nguyễn lại chƣa có đƣợc điều này.
Đình thần là các quan ở trong triều giúp vua để lo việc nƣớc.
Nhƣng lúc bấy giờ tình thế đã nguy ngập lắm, vì từ đầu thập cửu thế kỷ
trở đi, sự sinh hoạt và học thuật của thiên hạ đã tiến bộ nhiều mà sự cạnh
tranh của các nƣớc cũng kịch liệt hơn trƣớc. Thế mà những ngƣời giữ cái
trách nhiệm chính trị nƣớc mình, chỉ chăm việc văn chƣơng, khéo nghề
nghiên bút, bàn đến quốc sự thì phi Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thƣơng, Chu
việc từ mấy nghìn năm trƣớc cứ đem làm gƣơng cho thời hiện tại rồi cứ

nghễu nghện tự xƣng mình hơn ngƣời, cho thiên hạ là dã man. Ấy, các
đình thần lúc bấy giờ phần nhiều là những ngƣời nhƣ thế cả [27, tr.377].
16


Quan lại có vai trò tối quan trọng nhƣ vậy, vận nƣớc thành hay bại cũng ảnh
hƣởng rất lớn bởi đội ngũ quan lại.
Quan cũng là lực lƣợng chủ đạo giúp nhà vua triển khai thực hiện quyền lực
nhà nƣớc. Với số lƣợng tƣơng đối đông đảo, đƣợc bố trí trong các cơ quan ở cả
triều định và các địa phƣơng với sự phân công trách nhiệm tƣơng đối rõ ràng, đội
ngũ Quan giúp nhà vua quản lý hầu hết các lĩnh vực trong xã hội phong kiến.
Lại là ngƣời thừa hành mệnh lệnh của quan, đóng vai trò trung gian giữa
quan và dân. Nhiệm vụ của Lại bao gồm giúp soạn thảo, giao nhận, lƣu chuyển
công văn sổ sách; triển khai các chính sách của nhà nƣớc tới chức dịch lạng xã, đốc
thúc chức dịch làng xã có nghĩa vụ với nhà nƣớc. Với các vai trò trên, Quan và Lại
giữ vị trí bản lề trong bộ máy nhà nƣớc, kết thành một khối thống nhất giúp nhà vua
cai trị đất nƣớc.
Quan lại giữ vai trò cầu nối giữa chính quyền nhà nước phong kiến và
nhân dân
Quan niệm Nho giáo cho rằng, vua là thiên tử có trách nhiệm thay trời hành
đạo. Đạo làm vua là phải giữ cho nƣớc yên, ngƣời dân đƣợc no đủ, xã hội bình trị.
Đạo làm vua lấy dân làm đối tƣợng phục vụ để làm trọn nghĩa vụ với trời. Dân
không yên, không vui, không đủ là vua không sáng, có lỗi với trời. Vì vậy, các vị
vua phong kiến luôn phải dựa vào bề tôi của mình để thực thi trách nhiệm với trời.
Quan lại đóng vai trò là lực lƣợng truyền tải các mệnh lệnh của nhà vua đến với dân
chúng, tổ chức thực hiện các mệnh lệnh đó, thu nhận các đóng góp của dân chúng
(phu, lính, thuế) để nộp cho nhà vua, phản ánh đến nhà vua về những oan ức, kiện
cáo của dân chúng. Đội ngũ quan lại đƣợc bố trí ở các cấp chính quyền từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng vừa là tai mắt của nhà vua, giúp nhà vua cai trị dân chúng lại
vừa trở thành đầu mối liên hệ duy nhất giữa dân chúng với nhà vua. Ngƣời dân chỉ

nhìn thấy sự hiện diện của nhà nƣớc thông qua hình ảnh của quan lại tại địa phƣơng.
Tƣơng tự nhƣ vậy, nhà vua chỉ biết đến dân thông qua các lời tấu trình của quan lại.
Vai trò này của quan lại thể hiện đặc biệt rõ ở các cấp chính quyền địa phƣơng,
trƣớc hết là cấp chính quyền cơ sở.

17


Quan lại đóng vai trò tạo dựng và duy trì thường xuyên nền công vụ hiệu
quả trong thời kỳ phong kiến
Hiệu quả nền công vụ trong chế độ phong kiến tùy thuộc vào năng lực và
trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ quan lại. Quan lại phong kiến đƣợc đào
tạo trên nền tảng học vấn Nho giáo, vì vậy trong quan niệm cũng nhƣ cách hành xử
cụ thể đều thấm nhuần tinh thần trách nhiệm với vua (trung quân) với dân (yêu
dân). Đó là căn nguyên khiến đội ngũ quan lại trở thành lực lƣợng nòng cốt trong
tạo dựng và duy trì thƣờng xuyên nền công vụ hiệu quả. Dĩ nhiên, hiệu quả công vụ
trong chế độ phong kiến không đồng nhất với cách hiểu về hiệu quả công vụ trong
thực tiễn hiện nay nhƣng điều đó không phủ nhận vai trò của đội ngũ quan lại. Phần
lớn quan lại trong thời kỳ Hậu Lê đều nêu cao trách nhiệm công vụ, giữ gìn đạo đức
thanh liêm, ít màng đến tƣ lợi, cần mẫn với công việc, đảm bảo kỷ cƣơng, kỷ luật
công vụ. Sự tồn tại lâu dài của chế độ và nhà nƣớc phong kiến thời Hậu Lê có thể
nói dựa vào kết quả vận hành nền công vụ với sự trợ giúp đắc lực của đội ngũ quan
lại phong kiến. Đến thời nhà Nguyễn giai đoạn độc lập đội ngũ quan lại hoạt động
tƣơng đối hiệu quả giúp nhanh chóng ổn định tình hình chính trị xã hội của đất
nƣớc. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp sau đó quan chế thời nhà Nguyễn trong bối
cảnh bấy giờ cũng lộ nhiều bất cập.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của quan chế thời Hậu Lê và thời
nhà Nguyễn
1.2.1. Cơ sở kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị pháp lý tác động đến
quan chế thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn

1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời Hậu Lê
Tiếp nối nhà Lê sơ (1428-1527) là nhà Mạc (1527-1593) và sự phục hƣng
của nhà Lê không lâu sau, gọi là Lê Trung Hƣng (1533-1789). Nhà Lê sơ là giai
đoạn đầu của nhà Hậu Lê (1428–1527), một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt
Nam, đƣợc thành lập sau khi vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn chiến thắng quân Minh.
Thời Lê sơ kéo dài đúng 100 năm, có 10 vua thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ

18


các vua Lê nắm trọn đƣợc quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ
phong kiến Việt Nam. Đặc biệt dƣới thời Lê Thánh Tông, đất nƣớc phát triển về
mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội,giáo dục thi cử, quân sự... Nƣớc Đại Việt trƣớc
đến nay đây là thời kỳ cƣờng thịnh nhất. Nhà Hậu Lê thiết lập mô hình nhà nƣớc
chuyên chế tập quyền đạt đến độ hoàn thiện trong lịch sử phong kiến với bộ máy
quan lại quy củ chặt chẽ từ trung ƣơng tới địa phƣơng.
Cuối thế kỷ 14, nhà nƣớc quan liêu của quý tộc nhà Trần nắm giữ ngôi vua
Đại Việt bắt đầu suy thoái. Cuộc chiến tranh kéo dài liên miên với Chiêm Thành, Ai
Lao và Ngƣu Hống cùng với những sách nhiễu của nhà Minh càng khiến đất nƣớc
thêm rối ren. Năm 1400, Hồ Quý Ly giành ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ. Là vị vua
đầu tiên của triều đại mới, Hồ Quý Ly đã tiến hành nhiều cải cách về kinh tế, xã hội
và quốc phòng. Trong khoảng sáu năm, các cải cách tiến hành dồn dập cộng thêm
nhiều nguyên nhân dẫn đến đất nƣớc khủng hoảng. Bên cạnh việc loại bỏ những lực
lƣợng trung thành với nhà Trần, nhà Hồ vẫn duy trì trong bộ máy nhà nƣớc nhiều
tôn thất quý tộc cũ. Nhân cơ hội, vua Minh là Minh Thành Tổ ở Trung Quốc dùng
chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" đem quân sang xâm lƣợc Đại Ngu năm 1407. Nhà Hồ
nhanh chóng thất bại. Thái thƣợng hoàng Hồ Quý Ly, vua Hồ Hán Thƣơng, các
Tƣớng quốc Hồ Nguyên Trừng, Hồ Quý Tỳ cùng nhiều tƣớng lĩnh khác bị bắt hoặc
bị giết hại. Minh Thành Tổ nhanh chóng chỉ thị cho các tƣớng lĩnh lùng bắt con

cháu họ Trần để lấy cớ là nhà Trần đã tuyệt tự để đô hộ nƣớc Đại Ngu. Đến năm
1414 cuộc xâm lƣợc kết thúc nhà Minh biến Đại Ngu thành quận Giao Chỉ nội
thuộc Trung Quốc. Đồng thời đặt ra một bộ máy cai trị hà khắc và các chính sách
vơ vét, hủy diệt nền văn hóa.
Giai đoạn thuộc nhà Minh (1414 -1427) là giai đoạn đen tối trong lịch sử
Việt Nam. Nhà Minh đã thi hành một loạt các chính sách hà khắc, khủng bố, tàn sát
dã man các cuộc nổi dậy khởi nghĩa của nông dân, ra sức bóc lột, vơ vét của cải và
thi hành các chính sách thuế nặng nề, hà khắc. Ngoài ra nhà Minh còn bắt nhân dân
ta phải bỏ những phong tục, tập quán truyền thống và tuân theo các tập quán của
Trung Quốc. Nhân dân ta thời kỳ này đã kiên cƣờng chống lại sự đàn áp dã man của

19


nhà Minh tiêu biểu là một số cuộc khởi nghĩa của Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân…
tuy nhiên các phong trào này đều thất bại dƣới sự đàn áp của quân Minh.
Đến mùa xuân năm Mậu Tuất (1418) đời vua Thành Tổ nhà Minh, niên hiệu
Vĩnh Lạc thứ 16, Lê Lợi cùng với tƣớng là Lê Thạch và Lê Liễu khởi binh ở núi
Lam Sơn, tự xƣng là Bình Định Vƣơng, rồi truyền hịch đi gần xa kể tội nhà Minh
để rõ cái mục đích của mình khởi nghĩa đánh kẻ thủ của nƣớc. Sau mƣời năm đánh
quân xâm lƣợc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thắng lợi vào năm 1427 đập tan ách đô
hộ của nhà Minh trên đất Việt. Năm Mậu Thân (1428) Bình Định Vƣơng lên ngôi
Thái Tổ nhà Lê, đặt quốc hiệu là Đại Việt mở đầu triều đại Hậu Lê.
a) Tổ chức chính quyền thời Hậu Lê
Sau khi lên ngôi Lê Lợi đã xây dựng nhà nƣớc theo mô hình quân chủ
chuyên chế tập quyền, tất cả quyền lực tập trung trong tay vua và thiết lập một hệ
thống chính quyền với bộ máy quan lại giúp vua thực hiện cai trị đất nƣớc.
Khi vua Thái Tổ mới ở Nghệ An ra Đông Đô, thì đã chia nƣớc ra
làm bốn đạo, nay đặt thêm một đạo nữa gọi là Hải Tây bao gồm cả
Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Cả nƣớc nhƣ vậy đƣợc

chia thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Trong các đạo, đạo
nào cũng có quan hành khiển để giữ sở sách về việc quân dân. Còn nhƣ
các xã thôn thì cứ xã nào có hơn 100 ngƣời trở lên, gọi là đại xã, đặt ba
ngƣời xã quan; xã nào có 50 ngƣời trở lên, gọi là trung xã, đặt hai xã
quan; xã nào có 10 ngƣời trở lên gọi là tiểu xã, đặt một ngƣời xã quan để
coi việc trong xã [27, tr. 200].
Đến thời Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng
đƣợc thay đổi. Năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nƣớc thành 12 đạo thừa tuyên.
Năm 1471, ông lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13. Sau đó triều đình định bản đồ cả
nƣớc, quy định các khu vực hành chính thống nhất vào năm 1490. Bộ máy nhà
nƣớc phong kiến thời Hậu Lê khá đồ sộ với hệ thống quan lại đông đƣợc sắp xếp
theo thứ bậc cao thấp để hƣởng các đặc quyền, bổng lộc của triều đình tƣơng ứng
với chức tƣớc [27, tr.205].

20


×