Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Giup hoc sinh lop 3 hoc tot ve phep chia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.23 KB, 25 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển hội nhập cùng với các quốc
gia trong và trên thế giới. Hòa chung với sự phát triển đó giáo dục và đào tạo
cũng từng ngày khởi sắc. Giáo dục đã và đang được cả xã hội quan tâm. Bậc tiểu
học là bậc học có vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của trẻ. ở đây, lần
đầu tiên học sinh làm quen với các môn học, trong đó có môn Toán, một môn
học quan trọng góp phần vào việc hình thành và phát triển những kiến thức ban
đầu vể toán cho học sinh.
Môn Toán ở tiểu học đã cung cấp cho học sinh rất nhiểu các mảng kiến
thức một trong các mảng kiến thức dó làm phép chia phép chia có vai trò rất
quan trọng nó được sử dụng hàng ngày hầu hết các hoạt động thực tiễn và có thể
coi là chìa khóa là cầu nối giữa toán học và thực tiễn
Trước đây trong chương trình cải cách giáo dục khái niệm "phép chia" bắt
đầu được học sinh làm quen ở lớp 3 là toàn bộ các kiến thức sơ giản ban đầu của
phép chia giúp học sinh có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy vậy thực trạng dạy phép chia trong chương trình toán 3 hiện nay còn
gặp nhiều khó khăn còn nhiều vấn đề nan giải vì nội dung này là nội dung rất
mới mẻ, nó lại có tính công thức yêu cầu phải thuộc phải nhập tâm nhiều. Mắt
khác cón có một ít giáo viên chưa thấy rõ tầm quan trọng của nội dung này nên
còn coi nhẹ do vậy hiệu quả học tập chưa cao đặc biệt với nhu cầu đặt ra trong
công cuộc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy
học ở tiểu học nói riêng, việc cải tiến phương pháp dạy học nội dung phép chia ở
lớp 3 là rất cần thiết. Nó sẽ giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong học
tập để nắm chắc các kiến thức kĩ năng vể phép chia. Để có thể ứng dụng trong
đời sống và phục vụ môn khác ở tiểu học đông thời để học tập tiếp môn toán ở
các lớp trên, các bậc học cao hơn.
1



Từ lý do trên đấy tôi đã chọn đề tài "Tìm hiểu nội dung và phương pháp
dạy học phép chia ở lớp 3" để nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về
vấn đề này nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ
cho bản thân sau này.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở tìm hiểu nội dung chương trình dạy học phép chia ở lớp 3 để
thấy được dụng ý của sách giáo khoa từ đó có cách giảng dạy phù hợp hiệu quả
giảng dạy cao.
III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1- Tìm hiểu nội dung dạy học phép chia ở lớp 3
2- Tìm hiểu phương pháp dạy học phép chia ở lớp 3
3- Điều tra thực trạng của giáo viên và học sinh để đưa ra các biện pháp
làm giảm bớt khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải
IV- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Học sinh lớp 3A- Trường Tiểu học Hải Triều- Tiên Lữ- Hưng Yên
V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài
- Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập toán 3
- Đọc tài liệu giáo viên thay sách năm 2000
2- Phương pháp tọa đàm trao đổi với giáo viên, học sinh
3- Rút kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy
4- Điều tra thực trạng, thống kê.

2



PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I- VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC DẠY 4 PHÉP TÍNH NÓI CHUNG
VÀ VIỆC DẠY PHÉP CHIA NÓI RIÊNG Ở CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 3

1. Vị trí tầm quan trọng của việc dạy học 4 phép tính cộng, trừ, nhân,
chia ở chương trình toán lớp tiểu học
Hẳn ai cũng biết bậc tiểu học là bậc mà ở đó lần đầu tiên học sinh được
tiếp xúc với cái gọi là "kiến thức". Chúng ta có thể nói rằng bậc tiểu học là bậc
đặt những viên gạch đầu tiên để xây lên thành trì kiến thức đồ sộ sau này của học
sinh. Môn toán là một môn trong các môn ở tiểu học. Trong chương trình môn
toán ở Tiểu học cùng với một số kiến thức về số, vể thứ tự các số thì 4 phép tính
cộng, trừ, nhân, chia là những kiến thức cơ bản. Ở đây lần đầu tiên học sinh được
tiếp xúc với khái niệm phép cộng phép trừ, phép nhân, phép chia, các số được
học các bảng cộng , trừ , nhân , chia, trong bảng. Đó cũng là những kiến thức tạo
"bàn đạp" cho học sinh thực hành cộng , trừ, nhân, chia, ngoài bảng và là kiến
thức có liên quan. Do vậy có thể nói vô cùng quan trọng đòi hỏi giáo viên trong
quá trình dạy học phải đặc biệt lưu tâm . Đòi hỏi mỗi học sinh khi học phải hộ
trợ phấn đấu để đạt được yêu cầu đề ra.
2. Vị trí tầm quan trọng của việc dạy học phép chia ở lớp 3
Ở lớp 3 học sinh được ôn tập, củng cố lại các bảng chia từ bảng 2 đến
bảng 5 và được học tiếp tục các bảng chia từ bảng 6 đến bảng 10. Sau đó học
sinh lại được học "chia số 2,3,4,5,chữ số cho số 1 chữ số"
Với mỗi người chúng ta ai cũng hiểu rằng cơ sở của việc thực hành phép
chia được bắt đầu từ những bảng chia đơn giản và ngược lại nếu học sinh chưa
thuộc bảng chia thì không thể nào tiến hành thực hiện phép chia số có 2,3,4,5
chữ số vào việc chia đơn giản. Song với học sinh ở lớp 3 thì đó lại là cả một kho
3



tàng kiến thức đồ sộ.
Chính vì những lí do trên mà ta có thể khẳng định "Dạy phép chia ở lóp 3"
là một hoạt động vô cùng quan trọng. Nó quyết định tới tất cả quá trình học tập
môn Toán của học sinh sau này. Do đó dạy học phép chia ở lớp 3 phải được đặc
biệt quan tâm và coi trọng.
II- NỘI DUNG DẠY HỌC PHÉP CHIA TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 3

1. Mục tiêu cần đạt khi dạy học phép chia ở lớp 3
- Học thuộc các bảng chia và biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng chia
đã học (từ bảng 2 đến bảng 10)
- Biết thực hiện chia số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết hoặc
chia có dư)
- Biết tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính (có hoặc không có
dấu ngoặc) trong đó có phép chia.
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia
- Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số (trong phạm vi
các phép chia đơn giản đã học)
- Giải bài toán có lời văn trong đó có một số dạng như: "tìm một trong
những phần bằng nhau của phép tính; giảm đi một số lần; so sánh số lớn hơn gấp
mấy lần số bé"
- Biết chia nhẩm trong phạm vi các bảng chia và trong một số trường hợp
đơn giản như: 900: 3; 9000; 90.000:3; 400:2…
2. Nội dung chương trình phép chia ở lớp 3
Ở lớp 3 học sinh được học về phép chia với những nội dung sau:
- Củng cố các bảng chia cho 2,3,4,5,
- Lập các bảng chia cho 6,7,8,9,(số bị chia không quá 100)
- Hoàn thiện các bảng chia
- Chia ngoài bảng trong phạm vi 1.000: chia số có 2,3,4,5 chữ số có một

4


chữ số chia hết và có số dư
- Thực hành tính nhẩm phạm vi các bảng chia nhẩm số có 2,3,4,5 chữ số
cho số có một chữ số không có dư ở từng bước chia.
- Làm quen với biểu thức và tính giá trị biểu thức giới thiệu thứ tự thực
hiện các phép tính trong biểu thức số (có phép chia) có đến 2 dấu phép tính có
hoặc không có dấu ngoặc.
- Giải các bài tập dạng: a . x = b
Nội dung dạy học phép chia trong chương trình toán 3 được cụ thể hóa
thành nội dung các tiết học như sau:
STT

Thời

Nội dung dạy

Thời gian

1

lượng dạy
Ôn tập bảng chia đã học (từ bảng chia 2 đến
2 tiết

dạy
HK1

2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

bảng 5)
Bảng chia 6
Tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số
Chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số
Phép chia hết và phép chia có dư
Bảng chia 7
Giảm đi một số lần
Tìm số chia
So sánh số bé bằng mấy phấn số lớn
Bảng chia 8
So sánh số bé bằng mấy phần số lớn

Bảng chia 9
Chia số có 2 chữ số cho số có1 chữ số
Chia số có3 chữ số cho số có1 chữ số
Giới thiệu bảng chia
Tính giá trị biểu thức
Chia số có 4 chữ số cho số có1 chữ số
Chia số có 5 chữ số cho số có1 chữ số
Bài toán có liên quan đến rút vể đơn vị
Ôn tập cuối năm

HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK1
HK2
HK2
HK2


5

2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
2 tiết
6 tiết
4 tiết
4 tiết
3 tiết


Ở lớp 3 học sinh được học về phép chia với thời gian là 46 tiết học không
kể những tiết ôn tập cuối năm trong đó
- Kỳ I:

37 tiết

- Kỳ II:


11 tiết

Như vậy trong chương trình lớp 3 dạy phép nhân và phép chia là 2 mạch
toán chủ đạo xuyên suốt năm học.
Đặc biệt ở học kỳ I thời lượng dạy phép chia chiếm đa số thời gian học
môn toán qua các tiết học vể phép chia ở lớp 3 học sinh hình thành áp dụng và
ghi nhớ các bảng chia một cách chắc chắn có hệ thống từ đó học sinh áp dụng
vào chia thành thạo.
3. Các dạng bài tập khi học phép chia ở lớp 3
Trong quá trình dạy học phép chia ở lớp 3 các bài tập đưa ra được xếp vào
các dạng cụ thể
Dạng 1: Các bài tập dạng "Chia trong bảng"
- Các bài tập này rất phổ biến trong các tiết học vể bảng từ bảng 6 đến
bảng 9
- Số lượng bài tập:26 bài
*VD1: Bài tập 2 trang 36
Tính: 28:7; 35:7;

21:7;

14:7;

42:7;

42:6; 25:5; 49:7;

* VD2: Bài tập 2 trang 30
Đặt rồi tính
a) 24 : 6


30 : 5

15 : 3

20 : 4

b) 35 : 5

36 : 6

21 : 3

28 : 4

* VD3: Bài tập 1 trang 68
Tính nhẩm
18 : 9

27 : 9

54 : 9

63 : 9

45 : 9

72 : 9

36 : 9


63 : 7

6


9:9

90 : 9

81 : 9

72 : 8

Dạng 2: Các bài tập dạng "Chia ngoài bảng"
* Các bài tập về chia có dư
VD1: Bài tập 1 trang 29
17 5
15 3
2

19 3

19 4

20 4

42 5

58 6


Tính rồi viết theo mẫu
17:5 19: 3 29:6 19:4
VD2: Bài tập 1 trang 30
Tính
17 2

34 4

* Các bài tập về chia hết:
VD1: Bài tập 1 trang 118
Tính:
2460 2

415 5
5

6487 3

VD2: Bài tập 1 trang 28
a) Đặt tính rồi tính
48 : 2;

84 : 4 ;

55 : 5;

96 : 3

b) Đặt tính rồi tính theo mẫu:

Mẫu
42 6
42 7
0

54 : 6; 48: 6;

VD3: Bài tập 1 trang 163
7

35 : 5 ;

27 : 3


Tính:
84848 4

23436 3

24693 3

VD4: Bài tập 4 trang 165:
15000 : 3 ;

24.000 : 4

;

56.000 : 7


Dạng 3: Bài tập về thành phần chưa biết của phép tính nhân và phép tính
chia
VD1: Bài 2 trang 39
Tìm X:
X x 7= 2107

8xX=1640 X x 9 = 2763

VD2: Bài 2 trang 39
Tìm X
12 : X =2

42 : X = 6

36 : X =4

X: 5 = 4

27 : X = 3

VD3: Bài tập 2 trang 219
Tìm X
X x 2 = 2826
4884 : X = 1628
Dạng 4: Các bài tập dạng tính giá trị của biểu thức (có liên quan đến phép chia)
Biểu thức không có dấu ngoặc
VD1: Bài tập 2 trang 79
Tính giá trị cùa biểu thúc
64: 8 + 30


306 + 93 : 3

69218 - 26736 :3

30507 + 27876 :3
Biểu thức có chưa dấu ngoặc

VD1: Bài tập 3 trang 83
8


Tính giá trị của biểu thức:
a) 72 : (2 x 4 )
64 : (8 : 4 )
VD2: Bài tập 3 trang 163
Tính giá trị của biểu thức:
a) (35281 + 51465) :2
(1545 - 8221) ;4
Dạng 5: Các dạng bài tập dạng so sánh biểu thức (có liên quan đến phép
chia)
VD1: Bài 3 trang 79
55 : 5 x 3 ........32

30..........(70 + 23 ) : 3

25 + 5.......40 : 2 +6

120........484 : (2 + 2 )


* Bài tập trắc nghiệm
VD1: Bài tập 2 trang 30
Đúng ghi Đ, sai ghi S
32 4
32 8
0

30 6
24 4
6

48 6
48 8
0

180 : 6 + 30 = 60

180 + 30 : 6 = 35

282 - 100 : 2 = 91

282 - 100 : 2 = 232

VD3: Bài tập 3 trang 119
215 4
6
05 8
6 308

1608 4

008 42
0

252 5
6
026 5
1
1

9


Dạng 6: Toán có lời văn liên quan đến phép chia
VD1: Bài tập 3 trang 57
Một con lợn cân nặng 42k, một con ngỗng nặng 6k. Hỏi con lợn cân nặng gấp
mấy lần con ngỗng?
VD2: Bài tập 2 trang 62
Có 7 con trâu, số bò nhiều hơn số trâu là 28 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy
số bò?
VD3: Bài 2 Trang 118
Người ta lắp bánh xe vào ô tô, mỗi ô tô lắp được 4 bánh xe. Hỏi có 1250 bánh xe
thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và thừa mấy bánh xe
VD4: Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 306 quyển. Số sách đó chia đều cho 9
thư viện. Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển?
4. Mức độ yêu cầu và chuẩn kiến thức kĩ năng của dạy học phép chia ở
lớp 3
Sau khi học xong lớp 3 về nội dung phép chia học sinh cần đạt được những
yêu cầu sau:
+ Học sinh phải thuộc tất cả các bảng chia từ bảng 2 đến bảng 9
+ Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng chia như:

30 : 6 = 5
12 : 3 = 4

72 : 9 = 8
56 : 7 = 8

28 : 4 = 7
25: 5 = 5

+ Học sinh biết tính giá trị của biểu thức có đến 2 phép tính (có hoặc
không có dấu ngoặc) trong đó có phép tính chia như:
7 x 6 : 2 = 21
(126 + 42) : 3 = 56
21 + 35 : 5 = 28
(95 : 5 ) + 7 = 26
+ Học sinh biết tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia như:
12 : x = 4

X  3 = 72
10


+ Biết tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số ( trong phạm
vi các phép chia đơn giản đã học)
+ Học sinh viết giải toán có lời văn (trong đó liên quan đến phép chia với
một số dạng như:
- Tìm một trong những phần bằng nhau của phép tính.
- Giảm đi một số lần.
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
+ Học sinh biết chia nhẩm trong phạm vi các bảng chia và trong một số

trường hợp đơn giản như:
900 : 3 =
9000 : 3 =

400: 2 =
4000 : 2 =

100 : 5 =
1000 : 5 =

5. Cách sắp xếp, thể hiện bài học theo ý đồ của sách giáo khoa
Nội dung dạy - học phép chia trong chương trình Toán 3 - 2000 được cụ
thể ở từng bài học và được sắp xếp như sau;
- Củng cố các bảng chia 2, 3, 4, 5, (số bị chia không quá 50)
- Lập các bảng chia cho 6, 7, 8, 9 (số bị chia không quá 100)
- Hoàn thiện bảng chia.
-

Chia ngoài bảng trong phạm vi 1000. Chia số có 2,3 chữ số có

một chữ số. Chia hết và chia có dư.
-

Thực hành tính: Tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính: Chia

nhẩm số có 2 chữ số cho số có 1 chữ cố, không có dư ở từng bước chia. Củng cố
từng phép chia trong phạm vi 1000.
-

Làm quen với biểu thức và tính giá trị biểu thức: Giới thiệu thứ


tự thực hiện phép tính trong biểu thức số có đến 2 dấu phép tính, có hoặc không
có dấu ngoặc.
-

Giải các bài tập dạng:

Tìm x, biết:
11


-

a : x = b (với a, b là các số trong phạm vi đã học)

-

Phép chia số có đến 4 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia

có dư)
-

Phép chia số có đến 5 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia

có dư)
-

Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/n với n là các

số tự nhiên từ 2 - 9)

Nhận xét:
- Nội dung dạy học phép chia ở lớp 3 chương trình 2000 cũng
được xây dựng trên nguyên lý chung của môn Toán - xây dựng
theo kiểu “đồng tâm mở rộng”, để kiến thức sau là sự ứng dụng,
mở rộng và sự ôn tập củng cố kiến thức đã học trước.
 Ví dụ: Sau khi học sinh học xong bảng chia, biết thực hiện chia trong
bảng một cách thành thạo học sinh được học chia số có 2 chữ số cho số có
1 c hữ số. Rồi tiếp tục học phép chia số có 3,4,5 chữ số cho1 chữ số.
Mục tiêu của việc dạy học chia số có 2,3,4,5 chữ số cho 1 chữ số là để giúp
học sinh củng cố, ôn tập vững chắc các bảng chia đồng thời mở rộng kiến thức
cho học sinh để làm tiền đề, làm cơ sở cho việc dạy phép chia cho số có nhiều
chữ số ở các lớp trên.
- Nội dung dạy học phép chia ở lớp 3 mới có cấu trúc hợp lí, được sắp xếp
đan xen với các mạch kiến thức khác, phù hợp với sự phát triển theo từng giai
đoạn của học sinh, giúp học sinh có hứng thú học tập, hứng thú tìm hiểu, khám
phá kiến thức mới đồng thời cũng góp phần giúp học sinh củng cố, nắm chắc các
kiến thức các em đã học.
Chẳng hạn: Sau khi học về bảng chia 6 và luyện tập về bảng chia 6 học sinh
được học tiếp về "tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị" rồi "chia số có
2 chữ cố cho số có 1 chữ số" tiếp đó học sin h lại học "phép chia hết và phép
12


chia có dư". Rõ ràng ở đây về căn bản tất cả các bài trên đều hướng dẫn học sinh
tới đích là thực hiện thành thạo các phép chia trong các bảng chia đã học xong
về hình thức thì khác hẳn làm cho học sinh vừa tiếp tục được ôn tập lại vừa hào
hứng với những bài toán mới mà không hề thấy nhàm chán bởi các phép tính
chia quen thuộc. Hay trong quá trình học về các bảng chia học sinh còn được học
đan xen với "đo đại lượng"... giúp học sinh bớt đi sự nhàm chán, sự căng thẳng
bởi những kết quả chia bắt buộc phải ghi nhớ.

- Nội dung dạy học phép chia Toán 3 đã giảm một cách đáng kể việc "diễn
giảng tường minh" nhiều nội dung lí thuyết so với Toán 3 cải cách giáo dục.
Tăng cường thực hành gắn liền với học hành, sử dụng tối đa thời lượng dạy để tố
chức các hoạt động thực hành. Thông qua thực hành để làm sáng tỏ dần đến các
cơ sở lí luận, các quan điểm hiện đại tiểm ẩn trong nội dung học.
Ví dụ: ở lớp 2 học sinh đã biết, đã thuộc các bảng chia 2,3,4,5 ở kì 1 lớp 3
học sinh được học tiếp tục các bảng chia 6,7,8,9 biết đặt tính và làm tính chia số
có 2 hoặc 3 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết hoặc chia có dư)
Đến học kỳ II lớp 3 học sinh tiếp tục được học về đặt tính và làm tính chia số
có 2 hoặc 3 chữ số có 1 chữ số.
Về thực chất chỉ là sự mở rộng và phát triển các kỹ thuật tính ở lớp 2 và học
kì 1 lớp 3 với các số có nhiều chữ số hơn nên cơ hội để củng cố các kỹ năng làm
tính đã hình thành từ trước và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Hay ở lớp 3 cải cách giáo dục đã tách riêng thành 3 bài cụ thể là:
"Không thể chia cho 0"
"Phép chia có số bị chia bằng 0"
"Phép chia có số bị chia tròn chục"
Nhưng ở toán 3 mới các loại toán trên không được tách ra thành các bài cụ
thể mà chỉ được lồng ghép trong các bài luyện tập để học sinh tự nhận ra, tự khái

13


quát kiến thức. Có vậy học sinh mới nhớ lâu và nắm chắc, hiểu sâu được kiến
thức.
- Nội dung dạy học phép chia toán 3 chương trình CCGD dừng lại ở "chia số
có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư). Song do yêu cầu thực
tiễn, do đặc điểm về tính vừa sức của học sinh. Qua nghiên cứu và thực nghiệm
Toán 3 mới đã mở rộng vòng số tới số có 5 chữ số và phép chia số có 5 chữ số
với số có 1 chữ số.

- Trong quá trình dạy các bảng chia 6,7,8.9 Toán 3 mới còn thực hiện dạy học
xen kẽ chia ngoài bảng ( chia số 2,3 chữ số cho số có 1 chữ số, chia hết và chia
có dư) với mục đích: Tăng cường thực hành, ứng dụng kiến thức mới học ở
phạm vi rộng hơn (ngoài bảng tính đã học) thực hiện không chỉ "học để biết" mà
còn "học để làm", "học gắn liền với hành"
Trang bị cho học sinh kĩ thuật chia để sớm hình thành và rèn luyện kĩ năng,
thực hành tính gióp phần thực hiện 1 trong các mục tiêu quan trọng nhất của dạy
học toán 3 nói riêng, dạy học toán ở TH nói chung.
Có thể nói dạy học phép chia trong Toán 3 mới được xếp thành những nội
dung vô cùng logich và khoa học hợp lí, giúp học sinh có điều kiện thực hành
nhiều hơn.
6. Phương pháp dạy học nội dung phép chia trong toán 3 theo quan điểm đổi mới
Dựa trên định hướng đổi mới về phương pháp dạy học Toán 3 mỗi giáo viên
phải đưa ra những phương pháp dạy học tối ưu nhất sao cho:
- Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động và tự phát
hiện và tự giải quyết nhiệm vụ của bài để chiếm lĩnh trí thức mới đồng thời thiết
lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
- Tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức mới trong sự đa dạng và phong
phú của các bài tập thực hành, luyện tập.
- Giáo viên xác định rõ kiến thức kĩ năng cần thực hành.
14


- Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Nêu ra tình huống có vấn đề, hướng giải quyết vấn đề.
- Tổ chức cho mỗi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng thu được trong thực
hành, luyện tập ở nhiều hình thức khác nhau.
7. Thực trạng dạy học phép chia ở lớp 3 trong các trường tiểu học thuộc
địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
a) Về phía giáo viên

Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm
đặc biệt ở các bậc tiểu học và trong cả các môn học. Việc đổi mới phương pháp
dạy học có ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới môn toán. Đại đa số giáo viên
đã cập nhật được cái mới, giảng dạy có hiệu quả hơn, chất lượng học tập của học
sinh được đánh giá cao hơn. Nội dung dạy học phép chia ở lớp 3 là một ví dụ,
học phép chia ở lớp 3 là một mảng kiến thức khó với học sinh song dưới sự
giảng dạy của giáo viên học sinh tiếp thu bài theo hướng tích cực, chủ động và
hứng thú.
Tuy vậy đây là mảng kiến thức khó nên giáo viên cung thường gặp phải
một số khó khăn trong quá trình giảng dạy cụ thể là:
- Một số giáo viên do trình độ còn hạn chế việc cập nhật cái mới chưa kịp
thời nên vẫn giảng theo kiểu dạy học truyền thống - thầy giảng trò ghi nhớ do
vậy kết quả học tập chưa cao.
- Một số giáo viên cho rằng việc học phép chia ở lớp 3 là kiến thức quá dễ
với học sinh nên coi nhẹ mà không hiểu rằng dạy phép chia cho học sinh lớp 3 là
mảng kiến thức tương đối khó với các em đòi hỏi các em không chỉ học thuộc
các bảng chia mà còn phải biết vận dụng chia trong các trường hợp cụ thể. Đây
là kiến thức cơ bản, là nền tảng để các em học tiếp các lớp sau.
- Một số ít giáo viên do quá coi trọng mảng kiến thức này nên cũng gây cho học
sinh tâm lí nặng nề khi học
15


- Một số giáo vên còn lơ là trong việc kiểm tra, vệc nắm kiến thức của học sinh
b) Về phía học sinh
*Ưu điểm:
Đại đa số học sinh nắm bài rất chắc thuộc kĩ các bài chia biết vận dụng vào chia
số 2,3,4.5. chữ số có một chữ số. Biết vận dụng vào giải toán có lời văn...
Học sinh tự lập được bảng chia
*Tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm rất lớn mà học sinh đã đạt được thì học sinh vẫn còn
một số tồn tại và gặp phải một số khó khăn khi học về phép chia trong chương
trình Toán 3. Cụ thể là:
- Một số học sinh do việc lập bảng chia còn lúng túng. Không thuộc bảng
chia nên việc áp dụng thực hành làm bài tập gặp rất nhiều khó khăn.
- Một số học sinh do nhầm lẫn với thứ tự thực hiện phép cộng, phép trừ nên
thực hiện phép chia theo thứ tự từ trái sang phải.
VD: Khi thực hiện phép chia 36: 3, học sinh tiến hành như sau:
- 6 chia 3 được 2 viết 2, 2 nhân với 3 bằng 6, 6 trừ đi 6 bằng 0
- hạ 3, 3 chia 3 được 1, viết 1, 1 nhân 3 bằng 3, 3 trừ 3 bằng f0.
Vậy 36: 3 = 21
- Học sinh khi thực hiện phép chia mà ở một hàng nào đó của số bị chia
không chia được cho số chia thường không thêm 0 vào thương mà hạ ngay hàng
tiếp theo của số bị chia để thực hiện chia.
VD1: Phép chia 4032 : 8 học sinh thường làm như sau:
- 40 chia 8 được 5, viết 5,5 nhân 8 bằng 40, 40 trừ đi 40 bằng 0
- Hạ 3, 3 không chia hết cho 8, hạ 2 là 32, 32 chia cho 8 được 4, 4 nhân 8
bằng 32, 32 trừ đi 32 bằng 0.
Vậy 4032 : 8 = 54
VD2: Phép chia 480 :6 học sinh thường làm như sau:
16


- 48 chia cho 6 bằng 8, viết 8, 8 nhân 6 bằng 48, 48 trừ 48 bằng 0
- Hạ 0,0 chia được cho 6
Vậy 480 : 6 = 8.
- Khi thực hiện phép chia có dư trong một vài trường hợp các em làm số dư
lớn hơn số chia.
Chương 2
BIỆN PHÁP ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

PHÉP CHIA Ở LỚP 3
1. Tìm hiểu sách giáo viên, phương tiện hỗ trợ và sự hứng thú của học
sinh
* Sách giáo viên :
- ưu điểm : đã định hướng được cho giáo viên các mục tiêu các hoạt động
chính ở trên lớp và thể hiện được nội dung cơ bản của tiết học
- Hạn chế: Một số bài hướng dẫn còn sơ sài
* Đồ dùng dạy học:
- Ưu điểm: Mỗi giáo viên đứng lớp được trang bị một bộ đồ dùng dạy
Toán nhưng các tấm bìa có các chấm tròn dạy các bảng nhân, chia còn nhỏ so
với bảng lớp, học sinh quan sát khó. Giáo viên tự làm thêm đồ dùng phục vụ cho
các trò chơi còn hạn chế, chưa đẹp nên giảm sự thu hút của học sinh.
Bộ đồ dùng toán của học sinh được trang bị mỗi em một bộ nhưng sau
nhiều năm sử dụng đã bị mất mát chưa được bổ sung.
* Sự hứng thú của học sinh trong phần học phép chia:
Phép chia là phép tính khó đối với học sinh nhất là các tiết: “Chia số có 4
chữ số cho số có 1 chữ” được sắp xếp học liên tục nên gây khó khăn cho học
sinh yếu kém, gây cho học sinh sự nhàm chán, mệt mỏi.
2. Cách khắc phục khó khăn trong dạy phép chia ở lớp 3
17


Để khắc phục những khó khăn của giáo viên và học sinh trong dạy học nội
dung phép chia ở lớp 3 thì mỗi giáo viên cần nắm vững trọng tâm đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông nói chung và định hướng đổi mới phương pháp
dạy học toán nói riêng. Qua thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp cùng
với việc khảo sát chất lượng học sinh trong nhiều năm tôi thấy rằng muốn nâng
cao chất lượng dạy học phép chia cho học sinh lớp 3 thì người giáo viên cần:
a. Phải chuẩn bị tốt bài dạy
Cụ thể:

- Tự lập được kế hoạch dạy học(hàng năm, từng tuần, từng bài). Bài soạn
nên viết dưới dạng một" Kế hoạch hành động sư phạm" tập trung vào tổ chức và
hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh: Sác định rõ vị trí và vai trò của
giáo viên, học sinh, tài liệu và thiết bị dạy học(sách giáo khoa, vở bài tập, đồ
dùng dạy và đồ dùng học...) trong từng hoạt động dạy học chủ yếu
- Dự kiến một số phương án khai thác nội dung sách giáo khoa theo đặc
điểm từng đối tượng học sinh của lớp.
- Xác định rõ mức độ cần đạt cho từng đối tượng học sinh
b)Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích
cực chủ động,sáng tạo của học sinh tạo điều kiện để học sinh phát triển giải
quyết vấn đề của bài học rồi chiếm lĩnh kiến thức mới, rành thời lượng thích
đáng cho thực hành luyện tập theo năng lực từng đối tượng học sinh.
- Nhất thiết phải sử dụng đúng mức các thiết bị dạy học (sách giáo khoa
đặc biệt là hình minh họa trong sách giáo khoa đồ dùng dạy học...)
theo nội dung từng bài
- Linh hoạt dùng các hình thức tổ chức dạy học trong đó có dạy học cá
nhân, dạy theo nhóm, theo lớp...
c)Xây dựng môi trường học tập thân thiện, có tính sư phạm cao
- Bố trí lớp học tạo tâm thế học tập cho học sinh
18


- Luôn tạo bầu không khí hợp tác và thân thiện giữa giáo viên với học sinh
học sinh với học sinh.
- Trân trọng khuyến khích sự tham gia của mỗi đối tượng học sinh trong
các hoạt động học tập toán. Động viên và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết
quả học tập của bản thân của bạn
Bên cạnh việc thực hiện tốt những điểm nêu trên người giáo viên còn cần
phải biết phân loại nội dung dạy học phép chia thành từng tiểu loại nhỏ để ứng
với mỗi loại có những phương pháp giảng dạy phù hợp có như thế thì hiệu quả

học tập của học sinh mới cao.
3. Phương pháp dạy các loại bài tập có nội dung phép chia
Qua nghiên cứu sách giáo khoa lớp 3 tôi thấy nội dung dạy phép chia có
thể chia làm 3 loại bài
A. Loại 1: Loại bài thành lập bảng chia
Đây là loại bài đặc trưng của phép chia. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng
trong dạy học toán nói chung và dạy học toán lớp 3 nói riêng" các bảng chia" có
thể coi là "con đường độc đáo" để dẫn học sinh tới kho tàng trí thức về phép chi.
Khi học vể loại bài này học sinh cần:
- Thuộc bảng chia
- Biết chia nhẩm trong phạm vi bảng chia và giải các bài toán có lời văn có
liên quan đến bảng chia
Khi dạy các bài thuộc loại này chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau
đây:
1. Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập bảng chia
Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng các tấm bìa có chấm tròn để lập lại
bảng nhân, rồi từ tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân thành một công
thức chia tương ứng
VD: Bài, "Bảng chia 6"
19


Giáo viên cho học sinh lấy ra một tấm bìa( có 6 chấm tròn), giáo viên "6
lấy 1 bằng mấy?" (6 lấy 1 lần bằng 6)
Giáo viên chỉ vào một tấm bìa có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm ( 6 chấm tròn
chia thành nhóm, mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được một nhóm; 6 chia 6 được 1)
Giáo viên ghi bảng 6 : 6 = 1
Giáo viên chỉ là gọi học sinh đọc 6 x 1 = 6
6:6=1
Các công thức khác giáo viên làm tương tự

2. Bước 2. Ghi nhớ bảng chia
Giáo viên dùng nhiều hình thức khác nhau để giúp học sinh ghi nhớ bản
chia vừa lập.
VD: Hình thức xóa dần
Hình thức " thi lập lại bảng chia"
Hình thức đố
3. Bước 3 : Thực hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK để củng cố lại các
kiến thức vừa học
B. Loại 2: Các bài vể" Chia ngoài bảng "
Đây là loại bài mở rộng kiến thức bảng chia và dừng lại ở chia cho số có
một chữ số. Nó là nền tảng để học sinh thực hiện chia cho số có 2.3.4... chữ số
khi dạy các bài thuộc loại này chúng ta nên tiến hành theo các bước sau đây
Bước 2: Giáo viên đưa ra các bài tập áp dụng để học sinh nắm chắc hơn
kiến thức
Bước 3:
Hướng dẫn học sinh làm lần lượt từng bài tập trong SGK
D. Loại 3:
20


Loại củng cố, loại này áp dụng cho các bài luyện tâp, ôn tập, giúp học sinh
khái quát lại kiến thức này áp dụng và mở rộng kiến thức đã đạt được. Khi dạy
loại bài này chứng ta có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh thực hành, Giáo viên hướng dẫn học sinh
làm bài tập trong sách giáo khoa và có thể tìm ra các kiến thức mới trong các bài
đã làm.
VD: Dạy bài "luyện tập vể chia số có 4 chữ số cho số có một chữ số". Học
sinh được thực hành bài tập
BT4: Tính nhẩm

6000 : 2=
8000 : 4 =
9000 : 3 =
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài rồi rút ra quy tăc làm
Bước 2: Hướng dẫn học sinh khái quát các kiến thức đã học, đã ôn trong
bài
VD: Sau khi làm song các bài tập trong tiết học " luyện tập vể chia số có 5
chữ số cho số có 1 chữ số GV đặt câu hỏi? Khi chia nếu 1 hàng nào đó của số bị
chia không chia hết cho số chia để chia tiếp ta làm như thế nào
Chương 3
THỰC NGHIỆM
I- MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

- Xuất phát từ việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học vể phép chia
trong toán 3 - 2000 là phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh
- Xuất phát từ thực trạng dạy học của giáo viên và học sinh và từ việc đưa
phương pháp dạy học theo hướng tích cực vai trò của học sinh trong quá trình
học tập.

21


Tôi tiến hành thực nghiệm chủ yếu đi sâu vào hình thành phép chia cho
học sinh
II- N ỘI DUNG TH ỰC NGHI ỆM
Do điều kiện và thời gian hạn chế tôi chỉ tiến hành thực nghiệm 2 tiết
Tiết 1 : Bảng chia 6 (tiết 67)
Tiết 2: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ( tiết 129)
III: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
Phương pháp gợi mở, vấn đáp

Phương pháp giảng giải
Phương pháp thực hành luyện tập
IV- Đ ỊA ĐIỂM THỰC NGHIỆM
Lớp 3A trường tiểu học Hải Triều - Tiên Lữ - Hưng Yên
V- BÀI SOẠN GIÁO ÁN TH ỰC NGHI ỆM ĐÃ SOẠN THEO GIÁO ÁN
ĐIỆN TỬ
VI- KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Sau khi tiến hành thực nghiệm 2 tiết nên tôi thấy
- Học sinh tích cực hoạt động
- Hăng hái xây dựng bài
- Các em độc lập thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên tự tìm ra kiên
thức mới trên cơ sở các hoạt động của mình
- Giáo viên chỉ là người chỉ đường để các em tìm kiến thức
Kết quả thực nghiệm thu được là:
Tổng số: 30 học sinh
Số học sinh đạt được yêu cầu của bài để ra 30cm (100%) các em nắm bài
chắc và giải các bài tập trong sách một cách thành thạo
Như vậy, việc đổi mới phương pháp học tập trong phép chia ở toán 3 là
việc làm hết sức khả thi. Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy khả năng suy
22


luận của mình. Hình thành ở các em phương pháp dạy học theo kiểu đổi mới cho
kết quả hơn hẳn
Theo tôi, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương
pháp dạy học nói trong học phép chia toán 3 nói riêng là rất cần thiết và phải
được người giáo viên quan tâm chú ý hơn nữa.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang từng ngày phát triển mọi bình
diện. Hòa chung với sự phát triển ấy giáo dục đã và đang từng bước phát triển đi

lên. Phương pháp dạy học truyền thống dần đã được thay bằng các phương pháp
mới để phát huy được cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Ở
tất cả các môn học trong các cấp học tiểu học để thực hiện được việc đổi mới có
hiệu quả yêu cầu người giáo viên cần nắm vững nội dung và phương pháp dạy
của từng bài, từng mảng kiến thức.
Với nội dung dạy phép chia ở lớp 3 cũng vậy để thực hiện được yêu cầu
đề ra người giáo viên cần phải tìm hiểu lại nội dung và phương pháp dạy về phép
chia để:
- Thấy được những điểm mới trong dạy phép chia ở lớp 3
- Thấy được dụng ý trong cách sắp xếp từng bài học từng nội dung học từ
đó thấy được sự góp ý tính ưu việt của chướng trình SGK - 2000
- Nắm vững cách sắp xếp các bài tập trong từng bài học để có cách giảng
dạy phù hợp
Giáo viên cũng tìm ra các bài tập khó có hướng dẫn học sinh sao cho để
hiểu nhất.
Giáo viên cũng cần để ra các phương pháp giảng dạy phù hợp cho các nội
dung học

23


Đối với học sinh cần có sự quan tâm của giáo viên đến tất cả các đối tượng
học sinh để các em đạt được mục tiêu giáo dục để ra và phát triển được tư duy
cho học sinh khá giỏi tạo điều kiện cho các em phát triển về mọi mặt
Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và phương pháp dạy phép chia ở lớp
3 giúp giáo viên nâng cao trình độ về toán học và phương pháp dạy học qua
nghiên cứu học tập các tài liệu có liên quan. Từ đó giúp cho việc giảng dạy đạt
hiệu quả cao.
Do trình độ còn hạn chế trong đề tài này những điều làm được còn rất ít ỏi
tuy nhiên trong quá trình tập dượt nghiên cứu đã giúp tôi có được những bài học

kinh nghiệm quý báu góp phần nâng cao nghiệp vụ cho bản thân. Nhưng chắc
chắn trong để tài này sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được
sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, tháng 3 năm 2011

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa toán 3 chương trình tiểu học 2000
Tác giả: Đỗ Đình Hoan (Chủ biên)
Nguyễn ánh, Đỗ Tiến đạt, Đào Thái Lai, Đỗ Trung Hiệu, Trần Viết Hiên Phạm
Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy- Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo viên Toán 3 và phần II và phần II chương trình tiểu học 2000
24


Tác giả: Đỗ Đình Hoan (Chủ biên)
Nguyễn áng, Đỗ Tiến Đạt, Đỗ Trung Hiệu, Trần Diên Hiển, Đào Thái Lan,
Phạm Thanh Câm, Vũ Trường Huy- Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách giáo khoa có 3 chương trình cải cách giáo dục
Tác giả: Phạm Văn Hoài, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu, Đào Mãi, Vũ Dương
Thụy- Nhà xuất bản giáo dục
4. Hỏi đáp và dạy học toán 3
Tác giả: Đỗ Đình Hoan (chủ biên)
Nguyễn áng, Đỗ Tiến Đạt
5. Các chuyên giáo dục
6. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thay sách năm 2000

25



×