Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề kiểm tra bài số 1 ngữ văn 12 năm 2019 2020 trường nguyễn bỉnh khiêm gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.95 KB, 6 trang )

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
TỔ: NGỮ VĂN
--------------------------

ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 1 - NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Ngữ văn lớp 12 (chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
-------------------------

I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1. Kiến thức
- Củng cố cho học sinh kiến thức về văn nghị luận. Học sinh biết vận dụng những hiểu biết
những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận
xã hội.
- Học sinh biết huy động những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài kiểm tra.
1.2. Kĩ năng: Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách rõ ràng, mạch lạc, đúng quy
cách.
1.3. Thái độ: Biết suy nghĩ, tư duy viết đúng theo yêu cầu.
2. Định hướng các năng lực cần hình thành
- Năng lực chung : tự học, tự giải quyết vấn đề, có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị
luận, biết thu thập thông tin cần thiết liên quan đến văn bản, tư duy, sáng tạo, tự quản lý, giao
tiếp, hợp tác trao đổi, thảo luận, sử dụng ngôn ngữ bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, cảm nhận sau
khi đọc văn bản, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực thưởng thức, cảm thụ
thẩm mĩ, năng lực vận dụng kiến thức liên môn : âm nhạc, hội họa, thi ca,..
- Năng lực chuyên biệt :
+ Năng lực phân tích đề, lập dàn ý, viết bài phân tích, cảm nhận, nghiên cứu về một tư tưởng
đạo lí trong bài văn nghị luận....

+ Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA


Tự luận
III. PHẠM VI KIỂM TRA
- Một số văn bản văn học ngoài chương trình ở phần đọc hiểu.
- Làm văn: nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý.
IV. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Chủ đề
I.ĐỌC HIỂU:
- Chỉ ra các - Hiểu được Nêu quan điểm
1. Ngữ liệu:Văn bptt,
nội
dung của bản thân về
bản nghệ thuật.
phương thức văn bản
một vấn đề đặt
2. Tiêu chí lựa diễn
đạt, Những ra trong văn
chọn: 1 đoạn thơ thao tác lập sáng tạo của bản
hoặc 1 bài thơ luận... được các tác giả
hoàn chỉnh dài sử
dụng trong việc
khoảng 10 đến 15 trong
văn vận
dụng
dòng.
bản.
ngôn ngữ

- Chỉ ra các
chi tiết, sự
kiện... nổi
bật
trong
văn bản.
Số câu
1
2
1
Số điểm
0.5đ
1.5đ

Tỉ lệ %
5%
15%
10%
II. LÀM VĂN
Câu: NLXH
Vận dụng tổng hợp
Có kĩ năng
- Ngữ liệu:
những kiến thức về xã
dựng đoạn,
văn bản tùy chọn
hội và những kĩ năng
liên kết đoạn
- Tiêu chí:
làm văn đã được học để

văn để tạo
vấn đề về một tư

Cộng

4
3.0 đ
30%


tưởng đạo lý

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:

thành một văn
bản hoàn
chỉnh.

viết một bài văn NLXH

1
7.0 đ
70%
Số câu: 1
Điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5 %

Số câu: 2
Điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15 %

Số câu: 1
Điểm: 1
Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1
Điểm: 7
Tỉ lệ: 70%

D. BIÊN SOẠN ĐỀ THEO MA TRẬN
Mã đề 101
I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chuyện kể rằng
Có quả trứng đại bàng
Rơi vào ổ gà đang ấp
Khi nở ra cùng với bầy gà
Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
Nhảy bay loạng choạng sân nhà.
Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa
Về những đại ngàn bí mật
Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất
Chỉ có khát vọng mơ hồ
Lâu lâu lại cồn cào trong ngực...
Làm sao mà ai biết

Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
(Khát vọng, Đặng Hồng Thiệp, Thơ Sông Lam, trang 247, Nxb Hội nhà văn, 2017)
Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.(0,5 đ)
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ sau: (0,5 đ)
Làm sao mà ai biết
Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?
Câu 3. Ý nghĩa của hai hình ảnh bầy gà, vỗ cánh tung bay được nói đến trong văn bản trên là
gì? (1,0 đ)
Câu 4. Đọc văn bản trên, anh/chị thấy thông điệp nào có ý nghĩa nhất? (1,0 đ)
II. Phần làm văn: (7,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói:“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu
trước giông tố”. (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm)
Mã đề 102
I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong gió nóng những trưa hè ngột ngạt
Mẹ ru tôi hạt cát sạn hàm răng
Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm

1
7.0 đ
70%
Số câu : 4
10 điểm
Tỉ lệ:
100%



Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi.

Giữa gió cát, giữa những ngày ác liệt
Tôi nghĩ về tha thiết một màu xanh
Một rừng cây trĩu quả trên cành
Tôi vun gốc và tay tôi sẽ hái
Nhà của tôi, tôi sẽ về dựng lại
Ánh ngói hồng những khuôn mặt mai sau
Em mới về em chưa thấy gì đâu
Chỉ có cát và gió Lào quạt lửa
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
(Trích Gió Lào cát trắng - Xuân Quỳnh, Thơ Việt Nam 1945- 1985)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 đ)
Câu 2. Hãy chỉ ra 03 từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khắc nghiệt của quê hương? (0,5 đ)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ: (1,0 đ)
Ngọn gió bỏng khi đi thành nỗi nhớ
Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.
Câu 4. Phẩm chất nào của con người Việt Nam được đề cập đến trong văn bản có ý nghĩa
nhất đối với việc học tập và rèn luyện của anh/chị? (1,0 đ)
II. Phần làm văn: (7,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói:“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu
trước giông tố”. (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm)
Mã đề 103
I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mẹ dặn con ra đường nhìn thẳng
Nhưng đừng quên ngoái lại phía sau
Nhìn thẳng để tới nhanh
Ngoái lại đằng sau để không về muộn

Gắng nhớ những gì cần nhớ
Và chớ phung phí thời gian vào những cái phải quên
Nghĩ suy nên cứng cáp
Nói năng lại phải mềm
Quá khứ không toàn là kỷ niệm

Nếu ai quên quá khứ của mình
Một mai thôi
Như dòng sông tắt nước
(Trích Bóng đa làng – Trầm tích, Hoàng Trần Cương, NXB Hội nhà văn, 1996)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0.5 đ)
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong ba câu thơ cuối đoạn trích. (0.5 đ)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về các ứng xử của con người trong cuộc sống được thể
hiện qua hai câu thơ: Nghĩ suy nên cứng cáp / Nói năng lại phải mềm? (1.0 đ)
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên được anh/ chị tâm đắc nhất? (1.0 đ)
II. Phần làm văn: (7,0 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói:“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu
trước giông tố”. (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm)


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I
Mã 101

Câu
1
2

3


4

Mã 102

1
2

3

4

Mã 103

1
2

3

4

Phần II

Làm
văn

Gợi ý nội dung
Điểm
0.5
Hai phương thức biểu đạt: Tự sự và biểu cảm. (Nếu HS gọi tên tự sự
và miêu tả vẫn cho điểm tối đa)

Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ (Sao không thử một lần vỗ cánh tung
0.5
bay?); Ẩn dụ (mình bắt đầu từ quả trứng nào...vỗ cánh tung bay...)
Lưu ý: Học sinh chỉ cần trả lời đúng một BPTT.
- Hình ảnh : bầy gà là hoàn cảnh sống tù túng,tầm thường, hạn
hẹp...
1.0
- Hình ảnh : vỗ cách tung bay là vượt lên hoàn cảnh, vươn tới tầm
cao...
HS nêu được một thông điệp ý nghĩa. Có thể chọn một trong các
gợi ý sau:
1.0
+ Phải biết thay đổi hoặc vượt lên hoàn cảnh để được là chính mình.
+ Con người cần khám phá, phát hiện năng lực, sở trường vốn có
của bản thân để phát huy nội lực.
+ Sống phải có khát vọng lớn lao, dũng cảm đối mặt với thử thách
và biết chấp nhận khó khăn để trưởng thành.
0.5
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Sự khắc nghiệt của quê hương thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:
0.5
gió nóng, trưa hè ngột ngạt, gió Lào, gió cát và gió Lào quạt lửa…
- Lưu ý: học sinh liệt kê đúng 03 từ ngữ, hình ảnh sẽ đạt điểm tối
đa.
Ý nghĩa hai dòng thơ: sự gắn bó, nhớ thương/ tình yêu quê hương
tha thiết dù khí hậu, đất đai có khắc nghiệt, khô cằn…
1.0
- Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhau, chỉ cần đúng ý.
Học sinh phải nêu được phẩm chất và lí giải được ý nghĩa của
phẩm chất đó đối với việc học tập, rèn luyện của bản thân. Có thể

1.0
chọn một trong các gợi ý sau:
- Bản lĩnh, kiên cường.
- Cần cù, chịu khó.
- Lạc quan, giàu niềm tin.
- Yêu quê hương, đất nước.
0.5
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
BPTT: So sánh (ai quên quá khứ của mình như dòng sông tắt nước);
0.5
Ẩn dụ ( dòng sông tắt nước)
Lưu ý: Học sinh chỉ cần trả lời đúng một BPTT.
Trong quan hệ ứng xử ngoài cuộc sống cần:
+ Nghĩ suy nên cứng cáp: Phải có lí trí sáng suốt, vững vàng, bản
1.0
lĩnh.
+ Nói năng lại phải mềm: Ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo.
(HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau miễn đúng ý. VD:
Nên tỉnh táo, khéo léo, cương nhu hợp lí với các mối quan hệ ứng
xử trong cuộc sống)
HS nêu được một thông điệp ý nghĩa được gợi ra từ đoạn trích. Có
thể chọn một trong các gợi ý sau:
1.0
- Con người phải có bản lĩnh, lập trường nhưng cũng phải mềm mại,
khéo léo trong các mối quan hệ.
- Phải biết trân trọng quá khứ, cội nguồn, truyền thống…
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói:“Đời phải trải qua giông tố
nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. (Trích Nhật kí Đặng
Thùy Trâm)
1.Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí.


- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2.Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở
bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu
được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên
kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài thâu
tóm lại vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cuộc đời có thể trải qua
nhiều gian nan, thử thách nhưng không được đầu hàng trước những
khó khăn, thử thách đó.
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các ý phù hợp; triển khai theo
trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập
luận:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý
cơ bản sau:
- Giải thích: Giông tố chỉ những khó khăn, thử thách hoặc việc xảy
ra dữ dội; không cúi đầu trước giông tố nghĩa là không chấp nhận
đầu hàng trước những khó khăn, thử thách => Câu nói khẳng định:
Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan, hiểm họa nhưng nhưng
không thể để chúng khuất phục.
- Bình luận:
+ Đời người phải trải qua giông tố - đó là quy luật tất yếu. Trong
cuộc sống thực tế, con người có thể phải trải qua rất nhiều khó khăn,
thử thách, cả những mất mát, đau thương. Cuộc đời co ý nghĩa là
cuộc đời biết đi qua những khó khăn, trở ngại. ( Câu nói trên là

tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão
táp. Họ đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thử thách trong cuộc
chiến tranh vệ quốc: Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn
Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn”…)

1.0

0.5

0.5

3.0

+ Tuy vậy, chúng ta không thể để những gian nan, thử thách đó
khuất phục mà phải kiên cường chống chọi lại với chúng.
+ Khó khăn, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người
thêm cứng rắn, sắt đá; giúp con người trưởng thành, hình thành
được nhiều phẩm chất đáng quý: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, sáng
tạo,…Đây là một quan niệm nhân sinh tích cực.
+ Không cúi đầu trước gian khó giúp con người vượt lên chính
mình, chiến thắng bản thân. Đó cũng là sống đẹp.
+ Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khó…
- Bài học về nhận thức và hành động.
d. Sáng tạo: Diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể
hiện khả năng cảm thụ vấn đề tốt; có quan điểm và thái độ riêng
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt
câu.


Lưu ý : Giám khảo linh hoạt trong quá trình chấm, đặc biệt đối với những bài viết có những
đánh giá, lí giải mới mẻ, sâu sắc mang tính phát hiện.

1.0
0.5

0.5




×