Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

đồ án xây dựng vận hành hệ thống điện mặt trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
ĐIỆN MẶT TRỜI CHO TÒA NHÀ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. PHẠM HOÀNG NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
CAO XUÂN HƯNG
145D5103010103
TRẦN VĂN MẠNH
145D5103010032
NGUYỄN TẤN MINH
145D5103010093

NGHỆ AN, 5 – 2019
1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Nghệ An, ngày… tháng…năm 2019
Giảng viên hướng dẫn

2


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Nghệ An, ngày… tháng…năm 2019
Giảng viên phản biện

3


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................... 1
TÓM TẮT ĐỒ ÁN........................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................3
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................4

CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRONG CÁC TÒA
NHÀ.............................................................................................................................. 5
1.1 Đặt vấn đề...............................................................................................................5
1.2 Mục đích đề tài........................................................................................................5
1.3 Giới thiệu đề tài và phạm vi nghiên cứu..................................................................6
1.3.1 Giới thiệu đề tài....................................................................................................6
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................6
1.3.3 Ý nghĩa đề tài........................................................................................................6
1.4 Tìm hiểu về pin mặt trời...........................................................................................7
1.4.1 Định nghĩa ...........................................................................................................8
1.4.2 Nguyên lý hoạt động và cấu tạo............................................................................8
1.4.3 Phân loại

.........................................................................................................10

1.4.4 Ưu nhược điểm...................................................................................................11
1.4.5 Các kiểu khai thác pin mặt trời...........................................................................12
1.4.6 Ứng dụng .........................................................................................................12
1.5 Tìm hiểu về acquy..................................................................................................14
1.5.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động..........................................................................14
1.5.2 Mục đích quy trình nạp – xả acquy.....................................................................18
1.5.3 Quy trình nạp acquy............................................................................................19
1.5.4 Quy trình xả acquy..............................................................................................21
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CHO TÒA
NHÀ............................................................................................................................ 24
2.1 Giới thiệu...............................................................................................................24
2.1.1 Hệ thống điện mặt trời........................................................................................24
2.1.2 Nguyên lý hoạt động..........................................................................................24
2.1.3 Pin mặt trời.........................................................................................................25
4



2.1.4 Bộ điều khiển pin mặt trời..................................................................................25
2.1.5 Bộ biến điện (inverter)........................................................................................27
2.2 Tính và lựa chọn acquy.........................................................................................28
2.3 Thiết kế tủ điện......................................................................................................30
2.3.1 Bộ chuyển nguồn ATS........................................................................................30
2.3.2 Tủ điện ATS chuyển nguồn.................................................................................32
CHƯƠNG 3. VẬN HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CHO
TOÀ NHÀ...................................................................................................................35
3.1 Vận hành khi sử dụng thiết bị................................................................................35
3.2 Quá trình nạp acquy bằng pin năng lượng mặt trời...............................................37
3.2.1 Thiết bị được sử dụng.........................................................................................37
3.2.2 Vị trí của tấm pin năng lượng mặt trời................................................................38
3.2.3 Tính toán thời gian nạp.......................................................................................38
3.2.4 Quá trình nạp theo ngày......................................................................................38
3.2.5 Quá trình nạp theo giờ........................................................................................39
3.3 Đánh giá................................................................................................................. 39
3.4 Hướng dẫn lắp đặt và cài đặt hệ thống...................................................................40
3.4.1 Lắp đặt tấm pin mặt trời......................................................................................40
3.4.2 Một số lưu ý........................................................................................................40
3.4.3 Cách điều chỉnh bộ điều khiển, năng lượng pin mặt trời.....................................40
KẾT LUẬN.................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................43

5


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây Việt Nam quan tâm đầu tư nghiên cứu khai thác phát

triển sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, ứng dụng các công nghệ tiên tiến quang điện
để cấp điện và quang nhiệt phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, nguồn
năng lượng mặt trời được đánh giá giá là khá dồi dào và phong phú và là nguồn năng
lượng cơ bản có tính chiến lược không chỉ cấp điện cho vùng chưa có điện mà nó còn
là nguồn năng lượng bổ sung cho hệ thống điện lưới quốc gia, góp phần đảm bảo an
ninh năng lượng và bảo vệ ngôi trường sống. Việt Nam đã ứng dụng năng lượng mặt
trời để cấp điện và cấp nhiệt.
Các hệ thống mặt trời đã có ở khắp nơi từ ngoài đường đến từng hộ gia đình. Các
nguồn điện mặt trời đa phần là chưa đuọc nối lưới, trừ một số hệ trống pin mặt trời
150kW tại trung tâm hội nghi quốc gia là có nối lưới tổng công suất điện mặt trời của
việt Nam hiện nay khoảng 1,4MW.
Dưới sự hướng dẫn của ThS. Phạm Hoàng Nam chúng em bắt tay vào nghiên
cứu đồ án xây dựng, vận hành đánh giá hệ thống năng lượng mặt trời cho tòa nhà.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tp.Vinh, ngày … tháng … năm 2019
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án này trình bày về hệ thống điện mặt trời và mô hình năng lượng mặt trời.
Trên cơ sở vận dụng lý thuyết tiến hành nghiên cứu và thí nghiệm chay thử mô hình
năng lượng mặt trời.
Nội dụng đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu hệ thống điện mặt trời trong các tòa nhà.
Chương 2:Thiết kế và xây dựng hệ thống điện mặt trời cho tòa nhà.
Chương 3: Vận hành và đánh giá hệ thống điện mặt trời cho tòa nhà.
Trong quá trình làm đồ án không tránh những thiếu sót, em mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.
SUMMARY OF THE CONTENT
This project presents solar power systems and solar models. On the basis of
applying the theory of conducting research and experimenting, experimenting with
solar energy model.

Contents of the project include 3 chapters:
Chapter 1: Researching solar power systems in buildings.
Chapter 2: Design and construction of solar power systems for buildings.
Chapter 3: Operation and evaluation of solar power systems for buildings.


In the process of making the project, I do not avoid shortcomings, I hope to
receive feedback from teachers and friends so that the project can be improved.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1 Thông số của pin măt trời SOLAR MODULE....................................25
Bảng 2. 2 Thông số bộ chuyển đổi......................................................................26
Bảng 2. 3 Thông số kỹ thuật................................................................................28
Bảng 2. 4 Danh sách công suất của một số thiết bị điện......................................29
Bảng 2. 5 Thông số thời gian sử dụng của acquy trên thiết bị.............................30
Bảng 3. 1 Thiệt bị được sử dụng trong quá trình vận hành..................................35
Bảng 3. 2 Nguồn điện lưới..................................................................................35
Bảng 3. 3 Quá trình tiêu hao công suất................................................................35
Bảng 3. 4 Thông số của pin măt trời SOLAR MODULE....................................37
Bảng 3. 5 Acquy 100Ah-12v...............................................................................37
Bảng 3. 6 Thông số bộ chuyển đổi......................................................................37
Bảng 3. 7 Thông số nạp thực tết của acquy.........................................................38
Bảng 3. 8 Thông số nạp thực tế trong ngày đầu..................................................39


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Pin năng lượng mặt trời.........................................................................7
Hình 1. 2 Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời....................................................10
Hình 1. 3 Cấu tạo chi tiết của acquy....................................................................15

Hình 1. 4 Cấu tạo 1 cell.......................................................................................16
Hình 1. 5 Nguyên lý phóng điện.........................................................................17
Hình 1. 6 Nguyên lý nạp điện..............................................................................18
Hình 1. 7 Mô hình hệ thống tủ nạp – tải – dàn acquy..........................................19
Hình 2. 1 Cấu tạo của hệ thống pin năng lượng mặt trời.....................................24
Hình 2. 2 Bộ chuyển đổi......................................................................................26
Hình 2. 3 Sơ đồ nguyên lý mạch nạp pin mặt trời...............................................27
Hình 2. 4 Bộ ATS 3P...........................................................................................31
Hình 2. 5 Sơ đồ nguyên tủ điện...........................................................................32
Hình 2. 6 Hình vẽ tủ điện....................................................................................33
Hình 2. 7 Hình tủ điện.........................................................................................34


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRONG CÁC TÒA
NHÀ
1.1 Đặt vấn đề
Thiết kế hệ thống điện mặt trời như một tổng thể và lựa chọn các phần tử của hệ
thống sao cho các phần tử này đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, vận hành an toàn và
kinh tế. Trong đó mục tiêu chính là đảm bảo chất lượng điện năng vận hành trong thực
tế.
Hệ thống cấp điện năng lượng có các đặc điểm sau:
- Phụ tải phong phú và đa dạng;
- Mật độ phụ tải tương đối thấp;
- Lắp đặt trên các mái nhà hoạc vùng thu được nhiều ánh nắng;
- Có là hệ thống cấp nguồn dự phòng và điện lưới…
- An toàn cho người sử dụng và thiết bị;
a) Nguồn năng lượng mặt trời
Khi đời sống kinh tế, văn hóa xã hội ngày càng nâng cao, các nguồn năng lượng
sạch được ưa chuộng được ưu tiên phát triển. Việt Nam nói riêng là một trong nhưng
nước có giờ nắng nhiều. Nguồn năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch.

b) Độ tin cậy của nguồn điện
Thiết bị chuyển đổi nguồn điện đảm bảo chất lượng điện cho các thiết bị sử dụng
trong gia đình.
c) Đảm bảo an toàn điện
Hệ thống cung cấp điện năng lượng mặt trời phải có tính an toàn cao để bảo vệ
người vận hành, người sử dụng và bảo vệ cho các thiết bị điện. Vì vậy, phải chọn sơ
đồ, cách đi dây phải rõ ràng để tránh trường hợp vận hành nhầm. Chọn thiết bị đúng
tính năng sử dụng, phù hợp với cấp điện áp và dòng điện làm việc.
d) Đảm bảo phù hợp về kinh tế
Khi thiết kế phải lựa chọn thiết bị phù hợp với công xuất để tiết kiệm vốn đầu tư.
Vì vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn nên phải cân nhắc khi mua thiết bị.
Giảm tiền điện hàng tháng, có hiệu xuất cao 98%,
1.2 Mục đích đề tài
Trong quá trình thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời một phương án được
cho là tối ưu khi nó thoả mãn các yêu cầu sau:
- Tính khả thi cao
- Vốn đầu tư nhỏ
- Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện tuỳ theo mức độ tính chất phụ tải
- Chi phí vận hành, thay thế thiết bị hàng năm thấp
- Đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị
- Thuận tiện cho việc bảo dưỡng và sửa chữa
Đảm bảo chất lượng điện năng, nhất là đảm bảo độ lệch và dao động điện áp nhỏ
nhất và nằm trong giới hạn cho phép so với điện áp định mức.


Ngoài ra khi thiết kế cũng cần phải chú ý đến các yêu cầu phát triển trong tương
lai, giảm ngắn thời gian thi công lắp đặt và tính mỹ quan của công trình.
1.3 Giới thiệu đề tài và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Giới thiệu đề tài
Đề tài nghiên cứu là hệ thống điện dự phòng năng lượng mặt trời cung cấp cho

nhà dân.
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu hệ thống điện mặt trời trong các tòa nhà.
Chương 2:Thiết kế và xây dựng hệ thống điện mặt trời cho tòa nhà.
Chương 3: Vận hành và đánh giá hệ thống điện mặt trời cho tòa nhà.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nhu cầu sử dụng điện của con người rất đa dạng, công suất sử dụng điện luôn
luôn tăng theo sự phát triển kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của con người. Để thiết
lập hệ thống điện năng lượng mặt trời đòi hỏi phải tính toán lựa chọn thiết bị và yếu tố
thiên nhiên cùng với đó là nhu cầu sử dụng của gia đình.
Căn cứ vào mục đích và yêu cầu của hệ thống điện đã nêu trên, tiến hành các
bước thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời như sau:
Bước 1: Tìm hiểu về các thiết bị
Tìm hiểu về về các thiết bị tấm pin năng lượng mặt trời, bộ inveter, acquy và bộ
điều khiển năng lượng mặt trời.
Bước 2: Xác định phụ tải được sử dụng của tòa nhà
Căn cứ vào số lượng, chủng loại thiết bị sẽ được lắp đặt theo nhu cầu thiết kế ta
phải tính toán chính xác những phụ tải được sử dụng trong hộ gia đình và phải tính
toán đến sự phát triển phụ tải trong tương lai đồng thời phải xác định thời gian sử dụng
của thiết bị vào giờ cao điểm. Thông qua các hãng cung cấp cần loại bỏ các thiết bị có
công xuất lớn như bếp điện, điều hòa, nóng lanh... khỏi nguồn điện dự phòng.
Bước 3: Thiết kế và xây dựng hệ thống năng điện mặt trời cho tòa nhà
-Lựa chọn thiết bị.
-Thiết kế tủ điều khiển nguồn điện dự phòng.
Bước 4: Vận hành và đánh giá
-Nạp và xả thiết bị.
-Vận hành trên tải thực tế có sử dụng đồng hồ đo.
-Do kinh phí hạn chế nên trong đề tài này chỉ dừng lại ở nghiên cứu ở mô hình
nhỏ.
1.3.3 Ý nghĩa đề tài

Đề tài là một hình thức làm việc trên nguồn năng lượng dự, một nguồn năng
lượng sạch và nó sẽ được phổ biến trong tương lai không xa. Ở Việt Nam nguồn năng
lượng mặt trời đang dần phát triển 2019 là năm bứt phá của công nghệ năng lượng mặt
trời tại nước ta.


Đề tài tìm hiểu kỹ hơn về quá trình nạp acquy, quý trình thu năng lượng mặt trời
chuyển sang điện năng gồm quy trình như thế nào.
1.4 Tìm hiểu về pin mặt trời

Hình 1. 1 Pin năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch nhất trong các nguồn năng lượng
mà chúng ta biết đến. Bức xạ mặt trời là sức nóng, ánh sáng dưới dạng chùm tia do
mặt trời phát ra trong quá trình tự đốt cháy mình. Bức xạ mặt trời chứa đựng nguồn
năng lượng vô tận và khổng lồ.
Năng lượng mặt trời được chia làm hai loại cơ bản là: Nhiệt năng và quang năng.
Các tế bào quang điện sử dụng công nghệ bán dẫn để chuyển tiếp hóa trực tiếp năng
lượng quang học thành năng lượng điện hay còn gọi là pin mặt trời hiện nay đang
được sử dụng rộng rãi vì chúng rất dễ chuyển đổi và dễ dàng lắp đặt trên các tòa nhà
và các cấu trúc khác.


1.4.1 Định nghĩa
Pin mặt trời còn được gọi là pin quang điện là thiết bị ứng dụng hiệu ứng quang
điện trong bán dẫn (thường được gọi là hiệu ứng quang điện trong - quang dẫn) để tạo
ra dòng điện một chiều từ ánh sáng mặt trời. loại pin mặt trời thông dụng nhất hiện nay
là loại sử dụng silic tinh thể. Tinh thể silic tinh thiết là chất bán dẫn rất kém vì ccs điện
tử bị gim bởi liên kết mạng, không có điện tử tự do. Khi bị ánh sáng hay nhiệt độ kích
thích, các điện tử bứt ra khỏi liên kết, hay là cá điện tử tích điện âm nhảy từ vùng hóa
trị lên vùng dẫn và để lại một lỗ trống tích điện dương trong vùng hóa trị. Lúc này chất

bán dẫn mới dẫn điện.
1.4.2 Nguyên lý hoạt động và cấu tạo
Nhiên liệu hóa thạch theo tính toán của các nhà khoa học và môi trường học sẽ
cạn kiệt trong vòng 50 năm nữa nếu cứ sử dụng với tốc độ hiện nay. Việc tìm năng
lượng thay thế là bài toán cấp bách của toàn nhân loại. Có ý kiến cho rằng điện hạt
nhân là một giải pháp, nhưng với mức độ an toàn và bản chất của quá trình không
thuận nghịch của phản ứng hạt nhân không cho ta kết quả như mong đợi .Năng lượng
mặt trời xét về lâu dài mới là giải pháp cho tương lai. Một trong các nguyên nhân khác
của việc sử dụng năng lượng mặt trời đó là do tính sạch của nó về mặt môi trường.
Trong quá trình sử dụng nó không sinh ra khí nhà kính hay gây ra các hiệu ứng tiêu
cực tới khí hậu toàn cầu. Việc dạy học gắn với nội dung này nhằm giáo dục ý thức môi
trường và sự chuẩn bị hành trang cho chủ nhân tương lai là cần thiết và phù hợp. Có 2
cách chính sử dụng năng lượng mặt trời:
- Sử dụng dưới dạng nhiệt năng: Lò hấp thụ mặt trời, nhà kính...
- Sử dụng thông qua sự chuyển hoá thành điện năng: Hệ thống pin mặt trời.
Pin mặt trời là thiết bị ứng dụng hiệu ứng quang điện trong bán dẫn (thường gọi
là hiệu ứng quang điện trong - quang dẫn) để tạo ra dòng điện một chiều từ ánh sáng
mặt trời. Loại pin mặt trời thông dụng nhất hiện nay là loại sử dụng Silic tinh thể. Để
hiểu về nguyên lý làm việc của pin mặt trời loại này chúng ta cần biết một vài đặc
điểm của chất bán dẫn Silic.
Trong bảng tuần hoàn Silic (Si) có số thứ tự 14-1s 22s22p63s23p2. Các điện tử của
nó được sắp xếp vào 3 lớp vỏ. 2 lớp vỏ bên trong được xếp đầy bởi 10 điện tử. Tuy
nhiên lớp ngoài cùng của nó chỉ được lấp đầy 1 nửa với 4 điện tử 3s23p2. Điều này làm
nguyên tử Si có xu hướng dùng chung các điện tử của nó với các nguyên tử Si khác.
Trong cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử Si liên kết với 4 nguyên tử Si lân cận để lớp
vỏ ngoài cùng có chung 8 điện tử (bền vững).
Tinh thể Si tinh khiết là chất bán dẫn dẫn điện rất kém vì các điện tử bị giam giữ
bởi liên kết mạng, không có điện tử tự do. Chỉ trong điều kiện kích thích quang, hay
nhiệt làm các điện tử bị bứt ra khỏi hiên kết, hay nói theo ngôn ngữ vùng năng lượng
là các điện tử (tích điện âm) nhảy từ vùng hóa trị lên vùng dẫn bỏ lại vùng hóa trị 1 lỗ

trống (tích điện dương), thì khi đó chất bán dẫn mới dẫn điện.


Để tăng khả năng dẫn điện của bán dẫn silicon người ta thường pha tạp chất vào
trong đó. Trước tiên ta xem xét trường hợp tạp chất là nguyên tử photpho (p) với tỷ lệ
khoảng một phần triệu. Pin có 5 điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng nên khi liên kết trong tinh
thể Si sẽ đưa ra 1 điện tử. Điện tử này trong điều kiện bị kích thích nhiệt có thể bứt
khỏi liên kết với hạt nhân p để khuếch tán trong mạng tinh thể.
Thiết bị mà chúng ta vừa mô tả ở trên chính là 1 đi ốt bán dẫn. Điện trường tạo ra
ở bề mặt tiếp xúc làm nó chỉ cho phép dòng điện tử chạy theo 1 chiều, ở đây là từ bán
dẫn loại p sang bán dẫn loại n, dòng điện tử sẽ không được phép chạy theo hướng
ngược lại. Để lí giải vì sao bạn có thể liên hệ một cách đơn giản đến phần tĩnh điện.
Pin quang điện không phải cái gì khác chính là một điốt bán dẫn có diện tích bề
mặt rộng và có lớp n cực mỏng để ánh sáng có thể truyền qua. Khi chiếu ánh sáng vào
pin quang điện một phần sẽ bị phản xạ (do đó trên bề mặt pin quang điện có một lớp
chống phản xạ) và một phần bị hấp thụ khi truyền qua lớp n. Một phần may mắn hơn
đến được lớp chuyển tiếp, nơi có các cặp e và lỗ trống nằm trong điện trường của bề
mặt giới hạn p-n. Với các bước sóng thích hợp sẽ truyền cho e một năng lượng đủ lớn
để bật khỏi liên kết. Sẽ không thể có chuyện gì nếu không có điện trường nhỏ tạo bởi
lớp chuyển tiếp. Đó là lí do giải thích vì sao nếu ta chiếu ánh sáng vào một vật bán dẫn
thì không thể sinh ra dòng điện .
Nhưng cặp e và lỗ trống này nằm trong tác dụng của điện trường do đó e sẽ bị
kéo về phía bán dẫn loại n còn lỗ trống bị kéo về phía bán dẫn loại p.kết quả là nếu ta
nối hai cực vào hai phần bán dẫn loại n và p sẽ đo được một hiệu điện thế. Giá trị hiệu
điện thế này phụ thuộc vào bản chất của chất làm bán dẫn và tạp chấp được hấp phụ.
Với Si ( B;P) thì giá trị này ở khoảng 0,6V.
Ánh sáng mặt trời cung cấp cho chúng ta khoảng 1 kW/m 2 (Chính xác là 1,34
kW/m2: Đây chính là hằng số mặt trời), tuy nhiên các hiệu suất chuyển thành điện
năng của các pin mặt trời chỉ vào khoảng 8% đến 12%. Tại sao lại ít vậy. Câu trả lời là
ánh sáng mặt trời có phổ tần số khá rộng. Không phải tần số nào cũng có đủ năng

lượng để kích thích điện tử từ vùng hóa trị lên vùng dẫn. Chỉ có những photon năng
lượng cao hơn khe vùng bán dẫn mới làm được điều này. Đối với bán dẫn Si khe vùng
vào khoảng 1.1eV. Các photon năng lượng thấp hơn sẽ không sử dụng được. Nếu
photon có năng lượng cao hơn khe vùng thì phần năng lượng dư đó cũng không có
đóng góp gì thêm. Vậy tại sao chúng ta không chọn các vật liệu có khe vùng hẹp để
tận dụng nguồn photon tần số thấp. Vấn đề là khe vùng cũng xác định hiệu điện thế
(hay điện trường) ở bề mặt tiếp xúc. Khe vùng càng bé thì hiệu điện thế này càng bé.
Nên nhớ công suất của dòng điện bằng hiệu điện thế nhân với dòng. Người ta đã tính
toán được khe vùng tối ưu là vào khoảng 1.4eV, khi đó công suất dòng điện thu được
tối đa.
Một nguyên nhân nữa cũng cản trở việc nâng cao hiệu suất của pin mặt trời, đó là
cách chúng ta bố trí các tiếp xúc kim loại để lấy dòng điện. Ở mặt dưới của tấm pin
hiển nhiên ta có thể cho tiếp xúc với 1 tấm kim loại nhưng ở mặt trên nó cần trong suốt


để ánh sáng có thể đi qua. Nếu chỉ bố trí các tiếp xúc ở mép tấm pin thì các điện tử
phải di chuyển quá xa trong tinh thể Si mới vào được mạch điện (chú ý là bán dẫn Si
dẫn điện kém, tức điện trở của nó lớn). Vì vậy người ta thường dùng 1 lưới kim loại
phủ lên bề mặt của pin mặt trời. Tuy nhiên kích thước lưới không thể giảm vô hạn nên
cũng phần nào làm giảm hiệu suất chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
Có người nói: năng lượng làm ra một hệ thống pin mặt trời lớn hơn năng lượng
nó thu được trong quá trình dùng (hay nói một cách đời sống hơn tiền mua nó đắt hơn
tiền mua điện: Điều này trước đây là đúng, tuy nhiên với công nghệ hiện nay tỉ lệ này
là 1:4 nghiêng về tiền thu được. Tức là bỏ 1 triệu mua hệ thống thì sẽ thu được 4 triệu
tiền năng lượng thu được).
Một thực tế là việc sử dụng năng lượng Mặt trời ở nước ta còn quá xa vời là do ta
ỷ vào nguồn năng lượng thủy điện (cũng là một loại năng lượng sạch) nhưng thực tế
nhu cầu tiêu thụ điện và sự khổ sở vì tình trạng các hồ chứa xuống dưới mức chết đã
gióng một hồi chuông nhẹ tới suy nghĩ này của toàn bộ mọi người!


Hình 1. 2 Cấu tạo của pin năng lượng mặt trời
1.4.3 Phân loại
Có 3 loại pin mặt trời tinh thể silic:
- Một tinh thể hay đơn tinh thể module. Đơn tinh thể này có hiệu suất tới 16%.
Loại này thường đắt tiền do được cắt từ các thỏi hình ống, cá tấm đơn thế này có các
mặt trống ở góc nối các module.
- Đa tinh thể làm từ các thỏi đúc từ silic nung chảy, sau đó được làm nguội và
làm rắn. Loại này thường rẻ hơn loại đơn tinh thể, nhưng lại có hiệu suất kém hơn.
Tuy nhiên chúng có thể tọa thành vuông che phủ bề mặt nhiều hơn loại đoen tinh thể
bù cho hiệu suất thấp của nó.
- Dãi silic tạo từ các miếng pin nóng mỏng từ silic nóng chảy và có cấu trúc đa
tinh thể. Loại này thường có hiệu xuất thấp nhất nhưng cũng là loại rẻ nhất trong các
loại vì không cần phải cắt từ thỏi silicon.


- Về bản chất pin quang điện là một diot bán dẫn bao gồm hai tấm bán dẫn loại P
và N đặt sát cạnh nhau, khác nhau ở chỗ pin quang điện có diện tích bề mặt rộng và có
lớp N cực mòng để ánh sáng có thể truyền qua. Trên bề mặt có diện tích của pin quang
điện có một lớp chống phản xạ vì khi chiếu.
1.4.4 Ưu nhược điểm
*Ưu điểm
- Ưu đãi tài chính có hình thức chính phủ sẽ giảm chi phí của bạn.
- Nếu hệ thống pin mặt trời sản xuất năng lượng nhiều hơn bạn sử dụng, chính
phủ của bạn có thể mua điện từ bạn.
- Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền trên hóa đơn điện của bạn hàng tháng.
- Năng lượng mặt trời không đòi hỏi bất cứ nhiên liệu.
- Nó không bị ảnh hưởng bởi việc cung cấp và nhu cầu nhiên liệu và do đó không
phải chịu mức giá ngày càng tăng của xăng dầu.
- Tiết kiệm được ngay lập tức và trong nhiều năm tới.
- Việc sử dụng năng lượng mặt trời gián tiếp làm giảm chi phí y tế.

- Năng lượng mặt trời sạch, tái tạo (không giống như dầu, khí đốt và than đá) và
bền vững, góp phần bảo vệ môi trường của chúng tôi.
- Nó không gây ô nhiễm không khí do khí carbon dioxide phát hành, oxit nitơ,
khí lưu huỳnh hoặc thủy ngân vào khí quyển giống như nhiều hình thức truyền thống
của các thế hệ điện không.
- Vì vậy năng lượng mặt trời không đóng góp cho sự nóng lên toàn cầu, mưa axit
hoặc sương mù.
- Nó tích cực góp phần vào việc giảm phát thải khí nhà kính có hại.
- Đó là tạo ra nơi cần thiết.
- Bằng cách không sử dụng bất kỳ nhiên liệu, năng lượng mặt trời không đóng
góp cho các chi phí và các vấn đề của việc thu hồi và vận chuyển nhiên liệu hoặc lưu
trữ chất thải phóng xạ.
- Năng lượng Mặt trời có thể được sử dụng để bù đắp năng lượng tiêu thụ, cung
cấp tiện ích. Nó không chỉ giúp giảm hóa đơn điện của bạn, nhưng cũng sẽ tiếp tục
cung cấp điện trong trường hợp bị cúp điện.
- Một hệ thống năng lượng mặt trời có thể hoạt động hoàn toàn độc lập, không
đòi hỏi một kết nối đến một mạng lưới điện hoặc khí ở tất cả. Hệ thống do đó có thể
được cài đặt trong vị trí từ xa (giống như đăng nhập cabins kỳ nghỉ), làm cho nó thực
tế hơn và hiệu quả hơn tiện ích cung cấp điện cho một trang web mới.
- Việc sử dụng năng lượng mặt trời làm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn điện
quốc gia, tránh ảnh hưởng do thiên tai, các sự kiện quốc tế và vì thế góp phần vào một
tương lai bền vững.
- Năng lượng mặt trời hỗ trợ việc làm địa phương và tạo ra sự giàu có, thúc đẩy
nền kinh tế địa phương.


- Các hệ thống năng lượng mặt trời hầu như bảo dưỡng miễn phí và sẽ kéo dài
trong nhiều thập kỷ.
- Sau khi cài đặt, không có chi phí định kỳ.
- Họ hoạt động âm thầm, không có bộ phận chuyển động, không có mùi khó chịu

phát hành và không yêu cầu bạn phải thêm bất kỳ nhiên liệu.
- Thêm tấm pin mặt trời có thể dễ dàng được thêm vào trong tương lai khi nhu
cầu của gia đình bạn phát triển
*Nhược điểm
- Các chi phí ban đầu là bất lợi chính của việc cài đặt một hệ thống năng lượng
mặt trời, phần lớn là vì chi phí cao của các vật liệu bán dẫn được sử dụng trong việc
xây dựng một.
- Chi phí năng lượng mặt trời cũng là cao so với tiện ích cung cấp điện không tái
tạo. Như tình trạng thiếu năng lượng đang trở nên phổ biến hơn, năng lượng mặt trời
ngày càng trở nên giá cạnh tranh.
- Tấm năng lượng mặt trời đòi hỏi khá một vùng rộng lớn để cài đặt để đạt được
một mức độ tốt hiệu quả.
- Hiệu quả của hệ thống cũng phụ thuộc vào vị trí của mặt trời, mặc dù vấn đề
này có thể được khắc phục với việc cài đặt các thành phần nhất định.
- Việc sản xuất năng lượng mặt trời bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các đám
mây, gây ô nhiễm trong không khí.
- Tương tự như vậy, không có năng lượng mặt trời được sản xuất vào ban đêm.
1.4.5 Các kiểu khai thác pin mặt trời
- Pin mặt trời cố định.
Chuyển trực tiếp năng lượng mặt trời thành cơ năng.
- Pin mặt trời tự xoay.
Phương pháp sử dụng: chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng. Đây là
một kiểu khai thác năng lượng mặt trời phổ biến nhất hiện nay. Pin năng lượng mặt
trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện), là thiết bị bán dẫn chứa lượng lớn các
diot p-n, duới sự hiện diện của ánh sáng mặt trời có khả năng tạo ra dòng điện sử dụng
được. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện.
- Dàn pin mặt trời.
1.4.6 Ứng dụng
a. Tích hợp vào thiết bị
Từ chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ bé trên bàn tay bé xinh, chiếc điện thoại nhỏ nhắn

được dắt trong túi quần cho đến những chiếc xe điện mặt trời chạy trên mặt đất hay
những chú robot trên sao Hỏa… Sự tích hợp của pin năng lượng mặt trời mang lại một
sự khác biệt cho các thiết bị: Vừa mang lại tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo tính tiện dụng
và thân thiện với môi trường.


b. Nguồn điện di động
Nguồn điện này sẽ cấp điện cho những thiết bị điện tại ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt
là những nơi không có điện lưới hay điện yếu như vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo,
trên biển, …
Các ứng dụng của hệ thống pin năng lượng mặt trời vào nguồn điện di động có
thể kể đến đó là bộ sạc năng lượng mặt trời, cặp năng lượng mặt trời, áo năng lượng
mặt trời, trạm điện mặt trời di động
Pin mặt trời thường được tích hợp vào những thiết bị như máy tính bỏ túi, laptop,
đồng hồ đeo tay, các loại xe, máy bay, robot tự hành, điện thoại di động, đèn trang trí,
đèn sân vườn, đèn tín hiệu, đèn đường, vệ tinh nhân tạo.
c. Nguồn điện cho tòa nhà
Nguồn điện cho tòa nhà là một trong những giải pháp vừa giúp giảm hóa đơn tiền
điện hàng tháng, vừa giúp giảm đầu tư của xã hội cho các công trình nhà máy điện
khổng lồ bằng cách kết hợp sức mạnh của toàn dân trong việc tạo ra nguồn điện phục
vụ đời sống sản xuất chung của nhân loại.
Nguồn điện cho tòa nhà hiện tại được chia thành 2 loại đó là Nguồn điện mặt trời
cục bộ và nguồn điện mặt trời hòa lưới quốc gia. Riêng nguồn điện mặt trời hòa lưới
quốc gia có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc sử dụng nguồn điện mặt trời trong gia đình vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa
thể hiện một phong cách sống hiện đại trong một xã hội hiện đại như hiện nay.
d. Nhà máy điện mặt trời
Bằng cách kết nối với nhiều nguồn điện năng lượng mặt trời với nhau có thể tạo
ra được một tổ hợp nguồn điện mặt trời có đủ khả năng thay thế một nhà máy phát
điện.

Nhà máy điện năng lượng mặt trời có thể dùng để cấp điện cho một thành phố,
một hòn đảo,… Hiện tại số lượng nhà máy điện năng lượng mặt trời trên thế giới còn
hạn chế, tuy nhiên trong tương lai số lượng này sẽ tăng lên khi giá thành sản xuất Pin
năng lượng mặt trời giảm xuống.
Ngoài những ứng dụng cơ bản ở trên thì hệ thống pin năng lượng mặt trời còn
được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân.
1.5 Tìm hiểu về acquy
1.5.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Ắc quy axit (lead acid battery) có rất nhiều ứng dụng trọng, nó làm nguồn khởi
động của các động cơ một chiều, là nguồn điện dự trữ đảm bảo cung cấp điện liên tục
trong khoảng thời gian nhất định...
a. Cấu tạo
- Bình acquy axit gồm vỏ bình, bên trong có các ngăn riêng. Số ngăn tùy thuộc
vào điện áp định mức bình:
+ Acquy 6V thường 3 ngăn (2,1V/1Cell).


+ Acquy 12V thường 6 ngăn (2,1V/1Cell).
- Vỏ bình:
+ Chế tạo từ các loại nhựa ebonit, axphantopec.
+ Để tăng độ bền vững và khả năng chịu axit, người ta ép vào bên trong bình một
lớp lót chịu axit dày 0,6 mm bằng poluclovinlim > tăng tuổi thọ vỏ bình.
+ Phía trong vỏ chia thành những vách ngăn riêng biệt, ở đáy mỗi ngăn có 4 sống
đỡ khối bản cực tạo thành khoảng trống > tránh được hiện tượng chạm chập do sunfat
lead tạp ra khi xả.
+ Các ngăn ắc quy được nối tiếp với nhau bằng cầu nối > bình battery.
- 2 Điện cực +, - từ Cell đầu và Cell cuối battery.
- Dung dịch điện phân: H2SO4 + nước.


Hình 1. 3 Cấu tạo chi tiết của acquy
- Tấm lưới điện cực: Tạo độ bền cần thiết cho điện cực, mặt khác nó tập trung
dòng điện > giảm điện trở cho điện cực.
- Mỗi ngăn (Cell) gồm vài điện bản cực âm và dương, từ chì nguyên chất và oxit
chì có độ xốp và độ bền cao > điện dung ắc quy lớn + tuổi thọ đảm bảo.
- Khối bản cực và xen kẽ cách điện với nhau qua qua tấm ngăn có độ xốp cao.
Các bản cực cùng loại (+, -) được hàn vào vấu cực theo số lượng quy định và tạo thành
khối bản cực.


Hình 1. 4 Cấu tạo 1 cell
- Cực âm: anode (bản cực làm từ chì – lead - Pb).
- Cực dương: cathode (Bản cực làm từ oxit chì - lead dioxide- PbO2).
- Thông thường các tấm cực dương, âm của battery không bằng nhau.
- Tấm ngăn cách điện giữa 2 điện cực phải có độ thẩm thấu lớn. Một mặt phẳng
hướng về phí cực âm, mặt còn lại có hình sóng hoặc gồ hướng về cực dương.
- Nước cất + H2SO4 được pha chế theo nồng độ quy định phụ thuộc vào điều
kiện khí hậu mùa và vật liệu làm tấm ngăn. Nồng độ của ắc quy có thể từ 1,21g/cm3
đến 1,31g/ cm3. Đặc biệt không để:
+ Nồng độ cao + khí hậu nóng.
+ Nồng độ thấp + ôn đới.


b. Nguyên lý hoạt động
*Phóng điện

Hình 1. 5 Nguyên lý phóng điện
- Tại cực âm: Pb
> Pb trong dd điện phân > Pb2+ + 2e- (cọc âm có rất nhiều e)
- Tại cực dương: PbO2

> PbO2 + H20 > Pb4+ +4OH- (nhiễm điện dương)
- Cực âm dư e, cực dương thiếu e. Nếu nối dây dẫn qua 2 cực qua 1 bóng đèn>
tạo dòng điện, bóng đèn phát sáng.
>> Khi đó: Battery phóng điện chì sunfat được hình thành ở hai điện cực + tạo
nước > nồng độ dung dịch + sức điện động ắc quy giảm dần.


*Nạp điện
- Có khí thoát ra từ hai điện cực.

Hình 1. 6 Nguyên lý nạp điện
- Bản cực dương nối với nguồn điện có PbO2, bản cực còn lại có Pb, đồng thời
gây hụt nước do thoát khí > thêm nước cất.
1.5.2 Mục đích quy trình nạp – xả acquy
Quy trình nạp - xả acquy đảm bảo tất cả acquy luôn trong tình trạng hoạt động tốt
nhất, không bị chai các bản cực và giảm khả năng lưu điện của các bình sau một thời
gian sử dụng.
Quy trình nạp - xả acquy đảm bảo cung cấp điện một chiều trong một thời gian
đủ dài cho hệ thống bảo vệ rơ le, hệ thống máy tính, scada, điều khiển các thiết bị khi
có sự mất nguồn AC.


1.5.3 Quy trình nạp acquy

Hình 1. 7 Mô hình hệ thống tủ nạp – tải – dàn acquy
a, Chuẩn bị trước khi thực hiện việc nạp acquy.
Sau khi lắp đặt acquy hoàn chỉnh lên giá trong phòng riêng acquy: Kiểm tra đầu
cực đã được làm sạch, lau bụi bẩn, các điểm nối đảm bảo được siết chặt (Tránh tình
trạng siết lỏng đo điện áp đầu ra không đủ, việc nạp – xả không diễn ra tốt)
Nếu là acquy nước thì phải bổ sung đủ điện môi theo mức của nhà sản xuất.

Đọc kỹ hướng dẫn lắp đặt và vận hành của chủng loại acquy mà ta tiến hành theo
tài liệu của NSX
b, Vận hành thử nghiệm trước máy nạp
Đọc kỹ hướng dẫn vận hành máy nạp (khác nhau giữa các NSX) để nắm vững
quy trình vận hành.
Chuẩn bị nguồn 3 pha:
-Đúng chiều quay: Chuẩn bị một bộ chiều quay để kiểm tra
-Nguồn 3 pha phải đáp ứng được đủ công suất khi nạp.
-Kiểm tra tình trạng bên ngoài và bên trong của tủ nạp.
-Kiểm tra xem các dây kết nối trong quá trình vận chuyển có vấn đề gì không.
-Các aptomat: aptomat AC và aptomat DC ra tải, ra dàn acquy phải ở vị trí OFF.


-Kiểm tra cách điện các aptomat đầu ra
-Kiểm tra cách điện các aptomat DC, AC đảm bảo để chuẩn bị vận hành tủ nạp
-Đảm bảo các aptomat đang ở vị trí OFF (Tốt nhất là cáp kết nối đầu ra của các
aptomat DC nên không kết nôi với tải DC và dàn acquy để ta có thể cô lập tốt)
-Đóng aptomat AC 3 pha. Vận hành bật máy nạp và đợi cho máy nạp vận hành
một thời gian cho ổn định ta mới vào kiểm tra vì lý do an toàn. Lưu ý: Lúc đóng
aptomat AC 3 pha người vận hành -phải chuyên tâm, để ý những bất thường để đưa ra
xử lý kịp thời.
-Việc kiểm tra điện áp DC đo cả bằng vạn năng và hiển thị trên đồng hồ của máy
nạp xem có tốt không, cực tính thế nào. Ta vẫn để máy chạy không tải một thời gian
cho ổn định.
Kết thúc việc chạy máy nạp không tải.
c. Kết nối dàn acquy với bộ nạp và tiến hành nạp hình thành cho dàn acquy.
* Các kiểu nạp điển hình của máy nạp
Floating Charge (Sạc với điện áp thả nổi): Dùng khi vận hành bình thường, chế
độ làm việc liện tục, lâu dài.
Boosting Charge (Sạc tăng cường): Sạc nhanh do điện áp sạc cao -> Dùng trong

các trường hợp:
Khi ngắt nguồn 3 pha của trạm quá lâu
Sau khi thí nghiệm xả acquy.
Sau khi acquy đã vận hành được ≥ 12 tháng.
Equalizing Charge (Sạc cân bằng tương tự như chế độ Boost): Sạc cân bằng hay
sạc hình thành ban đầu cho acquy chưa được nạp lần nào kể từ khi xuất xưởng.
-Vì trong quá trình lưu trữ và vận chuyển acquy cũng có xảy ra quá trình tự
phóng làm mất dung lượng (1%/tháng/25 0C) nên acquy bị đói và ta sẽ phải nạp no cho
acquy (Để khi xả mới đánh giá hết được cho acquy) với kiểu Equalizing. Để điện áp
tất cả các bình ở một mức điện áp.
-Sau một thời gian sử dụng ở chế độ Floating. Việc phóng nạp qua lại trong thời
gian lâu gây ra một số acquy có điện áp cao hơn, một số có điện áp thấp hơn -> Dẫn
đến việc nạp không no cho tất cả các acquy -> sau một thời gian cần sạc Equalizing ở
một điện áp cao để tất cả các acquy có sấp xỉ một mức điện áp và được sạc đầy Lưu ý:
Nên tách tải ra trong chế độ nạp Equalizing vì điện áp cao dễ gây hư hại cho thiết bị
-Lưu ý: Thông thường VFloat < VBoost < VEqualizing
* Nạp hình thành cho dàn acquy
Bật máy nạp vận hành không tải ổn định
Kiểm tra đúng cực tính cho cáp kết nối giữa dàn acquy với máy nạp và máy nạp
với tải (tủ DC)
Setting bộ nạp ở chế độ Equalizing (Phụ thuộc vào chủng loại acquy).
Dòng nạp: Thiết lập sao cho đảm bảo vì acquy bị đói -> dòng lớn -> cần giới hạn
dòng ở mức mà acquy không bị quá nóng.


Điện áp nạp: Thiết lập một mức mà phù hợp với Data sheet của accquy NSX.
Thời gian nạp: Sau thời gian này acquy sẽ no -> tự động chuyển về chế Floating
-Bật aptomat ở tủ nạp sang acquy (B2):
Chú ý: Hiện tượng của acquy và tủ nạp xem có hiện tượng gì không.
Kiểm tra trên màn hình dòng nạp, điện áp và xem có lỗi thông báo gì không.

Sau khi bật aptomat nạp thì ngay sau đó ta kiểm tra điện áp tổng của dàn aquy và
từng bình acquy.
Trong quá trình nạp (thường 10h đến 15h) phải luôn có người thường xuyên
kiểm tra nhiệt độ của bình acquy và điện áp của từng bình.
Kết thúc quá trình nạp acquy: Dòng nạp sẽ giảm dần về 1 giá trị gần như không
thay đổi (Khoảng 30 phút đến 1h mà dòng nạp không có sự sụt giảm nhiều thì acquy
đã được sạc no). Ngắt bộ sạc ra và để hở mạch tầm 3h đến 4h cho acquy mát. Điện áp
sẽ giảm dần vê một giá trị nhỏ hơn khi nạp ở chế độ Equalizing.
Tiếp theo ta sẽ chuyển sang bước kiểm tra dung lượng và khả năng lưu điện của
acquy.
1.5.4 Quy trình xả acquy
Sau khi tiến hành nạp no cho dàn acquy giờ ta sẽ chờ khoảng 3h đến 4h giờ cho
acquy mát thì bắt đầu tiến hành xả acquy để theo dõi quá trình làm việc của acquy và
đánh giá trình trang dung lượng của từng bình acquy. Ta tiến hành như sau:
a. Chuẩn bị trước khi xả acquy
* Ký hiệu sơ đồ ở hình 1.7
B1: Aptomat đầu ra tủ nạp
B2: Aptomat đầu cực dàn acquy
B3: Aptomat dùng để đóng điện tải một chiều (thường là ra tủ phân phối DC)
B4: Aptomat dùng để xả acquy (Lắp thêm khi xả acquy)
Rp: Là điện trở xả hay tải giả có nhiều giá trị điện trở mắc song song để ta có thể
tùy ý lựa chọn dòng xả cho phù hợp và có các aptomat nhỏ cho mỗi cụm điện trở riêng
để đóng cắt.
* Chuẩn bị
Lắp bộ tải giả vào hệ thống đầu ra của dàn acquy. Phải kéo một sợi cáp từ phòng
acquy ra bộ tải giả. Lưu ý: không để bộ tải giả trong phòng acquy mà phải kéo ra nơi
thoáng đãng, có lưu thông không khí. Do lúc xả nhiệt độ tỏa ra là rất lớn dễ cháy nổ
nếu phòng acquy kín mà sinh ra khí dễ cháy.
Chuẩn bị dụng cụ: Clamp kẹp đo dòng điện, đồng hồ vạn năng để theo dõi điện
áp từng bình và điện áp tổng, bảng giấy để ghi chép chi tiết điện áp của từng bình.

Kiểm tra hệ thống quạt cho bộ tải giả hoạt động phải tốt để tản nhiệt tốt trong quá
trình xả.
Lưu ý: Việc lắp bộ tải giả phải làm trình tự và phải băng bọc băng dính cẩn thận
tránh gây chạm chập giữ các cực của acquy và 2 cực đầu ra của dàn acquy rất nguy
hiểm.


×