Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề đáp án chi tiết thi chọn GVG môn hoa hoc (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.39 KB, 6 trang )

LIÊN TRƯỜNG THPT
DIỄN CHÂU –YÊN THÀNH

HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017-2018

Bài thi môn: Hóa học
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: (5 điểm):
1. Đồng chí hãy nêu các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra.
2. Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học đã và đang được thực hiện ở các tổ nhóm
chuyên môn. Đồng chí hãy nêu các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo hướng nghiên cứu bài
học.
Câu 2 (5 điểm):
Đồng chí hãy thiết kế một hoạt động dạy học (nêu mục tiêu, phương tiện, tiến trình
dạy học…) trong thời gian thích hợp với nội dung tính chất hóa học của phenol
Câu 3 (5 điểm):
Bài 1: Phân tích những sai lầm mà học sinh có thể mắc phải và hướng dẫn học sinh giải
bài toán sau
Thêm rất từ từ 300ml dung dịch HCl 1M vào 200ml dung dịch Na 2CO3 1M thu được dung
dịch G và giải phóng V lít khí CO 2 (ở đktc). Cho thêm nước vôi trong vào dung dịch G tới
dư thu được m gam kết tủa trắng. Tính giá trị của m và V ?
Bài 2: Đồng chí hãy giải và hướng dẫn học sinh làm bài tập sau:
Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O có khối lượng phân tử là 74. Cho
2,22 gam A vào 100 ml dung dịch NaOH 1M (D = 1,0262 g/ml). Sau đó nâng nhiệt độ lên
từ từ cho bay hơi hết đến khô, làm lạnh phần hơi cho ngưng tụ hết. Sau thí nghiệm thu
được chất rắn B khan và 100 gam chất lỏng. Xác định công thức cấu tạo của A.
Câu 4 (5 điểm):


Đồng chí hãy chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và tiến hành làm thí nghiệm kim loại Na tác dụng
với dung dịch CuSO4 sau đó nêu các câu hỏi để học sinh trả lời và đưa ra các đáp án; Dựa
vào thí nghiệm trên đồng chí hãy soạn một bài tập (tự luận) có hướng dẫn giải với bốn ý
thể hiện ở bốn cấp độ nhận thức.
Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; S = 32; Ca = 40; Cu = 64.

--- Hết ---

Đề này gồm có 01 trang


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC

Câu 1: (5 điểm):
1, (2,25 điểm) Nêu được 1 bước 0,25 điểm (0,25 x 9 = 2,25)
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
2, Các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo hướng nghiên cứu bài học.
a, Kế hoạch và tài liệu dạy học (1,0 điểm)
-Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học
được sử dụng.
-Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của

mỗi nhiệm vụ học tập.
-Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động
học của học sinh.
-Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của
học sinh.
b, Tổ chức hoạt động học cho học sinh (0,75 điểm)
-Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ
học tập.
-Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
-Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác,
giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
c, Hoạt động của học sinh (1,0 điểm)
-Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.
Đề này gồm có 01 trang


-Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập.
-Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Câu 2: (5 điểm)
Nội dung
Mục tiêu: Kiến thức, kĩ năng, thái độ, phát triển năng lực
Phương tiện tổ chức dạy học: Nêu được các phương tiện dạy học
Tiến trình dạy học (3,5 điểm)
Phân chia các hoạt động một cách hợp lý
Làm rõ các công việc của Thầy và của trò
Dự đoán được các tình huống

Điểm

1 điểm
0,5 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
0,5 điểm

Các gợi ý trong đáp án có thể có với các nội dung sau:
Giáo viên chỉ rõ được các hoạt động (công việc của thầy, công việc của trò), dự kiến được
các tình huống có thể xẩy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
GV chuẩn bị dụng cụ hóa chất, hướng dẫn các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm, ghi
hiện tượng quan sát được, viết các nội dung vào phiếu học tập, quy định an toàn khi làm thí
nghiệm, phân nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí. Trong quá trình học sinh làm TN giáo viên
quan sát các nhóm làm TN hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Hoạt động 1: 2 phút
Công việc của Thầy:
- Quy định an toàn khi làm thí nghiệm
- Phân nhóm khoảng 4-5 em cho một nhóm
- Phát phiếu học tập
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa
Công việc của Trò:
- Ổn định nhóm
- Phân công các thành viên
- Đọc sách giáo khoa
Hoạt động 2: 6 phút
Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH
Thí nghiệm 1: Tác dụng với kim loại kiềm
Giáo viên co thể hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm hoặc tiến hành làm thí nghiệm biểu
diễn cho học sinh quan sát hướng dẫn học sinh ghi hiện tượng và viết phương trình hóa học
vào phiếu học tập.
Thí nghiệm 2: Tác dụng với dung dịch ba zơ

Học sinh tự làm thí nghiệm, ghi kết quả vào phiếu học tập
Giáo viên quan sát các nhóm làm TN có thể hỗ trợ nếu cần
Hoạt động 3: 4 phút
Phản ứng thế nguyên tử H của vòng ben zen
Thí nghiệm 3: Nhỏ nước brom vào dung dịch phenol
Học sinh tự làm thí nghiệm, ghi kết quả vào phiếu học tập
Giáo viên quan sát các nhóm làm TN có thể hỗ trợ nếu cần
Đề này gồm có 01 trang


Hoạt động 4: 4 phút
Các nhóm dán các phiếu học tập lên bảng, cho một nhóm đứng tại chỗ nhận xét kết quả các
nhóm.
Giáo viên đưa ra nhận xét kết quả các nhóm trên phiếu học tập và có thể cho đánh giá cho
điểm.
Hoạt động luyện tập: 5 phút
Giáo viên đưa ra các câu hỏi, gợi ý các nhóm thảo luận và trả lời:
Câu hỏi 1: Viết pthh khi cho dung dịch axit nitric vào dung dịch phenol?
Câu hỏi 2: So sánh khả năng phản hung nguyên tử H trong nhóm OH của C2H5OH với
nguyên tử H trong nhóm OH của C6H5OH, nêu nguyên nhân.
Câu hỏi 3: So sánh khả năng phản hung nguyên tử H trong nhân của C6H6 với nguyên tử H
trong nhân của C6H5OH, nêu nguyên nhân.
Câu 3.
Bài 1. 3, 0 điểm
Nội dung

Điểm

nHCl = 0,3 mol ; nNa2CO3 = 0,2 mol
Phân tích: Nếu không hiểu về bản chất và thứ tự của phản ứng, học

sinh sẽ viết và tính theo phương trình hoá học như dưới đây.
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

(1)

0,5 điểm

0,15 - --- 0,3 ---------------------- 0,15
nHCl < 2nNa2CO3 nên sau (1) HCl hết, Na2CO3 dư và dung dịch G
gồm NaCl và Na2CO3 dư nCO2 = 1/2 nHCl = 0,15 Suy ra thể tích CO2
= V = 0,15x22,4 = 3,36 lít
n

Na2CO3 (dư) = 0,2 - 0,15 = 0,05
Na2CO3dư + Ca(OH)2 → 2NaCl + CaCO3
(2)
n
CaCO3 = nNa2CO3 (dư) = 0,05 mol => mCaCO3 = 0,05x100 = 5 gam
Như vậy, học sinh cũng sẽ tìm được giá trị V và m, đồng thời đây là giá trị có nghĩa và nên cho rằng
kết quả tính như trên là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên đây không phải là kết quả đúng.

Hướng dẫn giải:
Khi cho từ tư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 xảy ra theo hai
phương trình hoá học dưới đây có thứ tự :
Do thêm rất từ từ dd HCl vào dd Na2CO3, thứ tự phản ứng xảy ra là:
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl (3)
Ban đầu
0,3
0,2
0

Phản ứng
0,2
0,2
0,2
Sau phản ứng 0,1
0
0,2
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 (3)
Ban đầu
0,1
0,2
0
Phản ứng
0,1
0,1
0,1
Sau phản ứng 0
0,1
0,1
Đề này gồm có 01 trang

0,5 điểm

1,0 điểm


Sô mol CO2 = 0,1 => V = 0,1x22,4 = 2,24 lít
Dung dịch G gồm: NaHCO3 dư : 0,1 (mol) và NaCl Cho thêm
nước vôi trong đến dư vào dd G:
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O


(3)

1,0 điểm

Theo (5) nCaCO3= nNaHCO3 (dư) = 0,1 mol = mCaCO3 = 0,1x100 = 10 gam
Như vậy kết quả đúng của bài toàn phải là : m = 10 gam ; V = 2,24 lít

Bài 2. 2, 0 điểm
Nội dung
m dd NaOH = 100 x 1,0262 = 102,62 gam.
Vì A tác dụng NaOH nên A có thể là axit hoặc este tức là có chứa nhóm COO (M = 44), do M A = 74
trong A chỉ chứa 1 nhóm COO do đó A tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1: 1
Gọi công thức của A là RCOOR, (R, có thể là gốc hidrocacbon hoặc H)
Theo bài ra ta có phương trình phản ứng
RCOOR, + NaOH → RCOONa + R,OH
Số mol A = 2,22 : 74 = 0,03 mol
Số mol NaOH = 0,1 mol
Số mol NaOH pư = số ml A = 0,03 mol
Số mol NaOH dư = 0,1 – 0,03 = 0,07 mol
Trong B gồm RCOONa và NaOH dư
Khối lượng B = 2,22 + 102,62 – 100 = 4,84 gam
m RCOONa = 4,84 - 0,07 x 40 = 2,04 gam
Mmuối = 2,04/0.03 = 68 đó là HCOONa vậy trong A có 1 gốc hidrocacbon có khối lượng là: 74 – 45
= 29 đó là C2H5
Công thức cấu tạo của A là HCOOC2H5

Điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4 (5 điểm)
Nội dung
Chuẩn bị dụng cụ: cốc 250 ml, dao cắt, kẹp
Hóa chất: Kim loại Na, dung dịch CuSO4
Cách tiến hành: Cho một miếng Na bằng hạt đậu xanh vào cốc chứa khoảng 50 ml dung dịch
CuSO4.
Lưu ý: Không được cắt miếng Na quá to vì phản hung giữa Na với H2O tỏa nhiệt, tạo H2 có thể gây
nổ nguy hiểm.
Câu hỏi:
- Học sinh trình bày hiên tượng quan sát được.
- Học sinh giải thích các hiện tượng đó

Điểm
0,5 điểm

Đáp án:
- Hiện tượng: Mẫu Na tan dần, có bọt khí, xuất hiện kết tủa màu xanh
- Giải thích:
Na tan dần, có bọt khí do Na đã tác dụng với H2O theo phản hung sau:
2NaOH + H2
Xuất hiện kết tủa xanh do:
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

1,5 điểm

0,5 điểm


2Na + 2H2O →

Giáo viên đưa ra một bài tập định lượng có lời giải:
Ví dụ: Cho 1,1 5 gam Na vào 250 ml dung dịch CuSO4 0,1M ( d = 1,025 g/ml). Viết phương trình
hóa học
Tính thể tích khí H2 ở đktc
Tính khối lượng kết tủa tạo ra
Tính nồng độ % của các chất có trong dung dịch thu được
Soạn được 1 câu hỏi cho 0.25 điểm (4.0,25)

Đề này gồm có 01 trang

0,5 điểm

1,0 điểm


Làm đáp án 1 ý cho 0.25 điểm

(4.0,25)

1,0 điểm

Đề này gồm có 01 trang



×