ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HÙNG KHÁNH
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƢƠNG MẠI
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)
HÀ NỘI - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HÙNG KHÁNH
THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƢƠNG MẠI
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ CHÂU
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Hùng Khánh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN ......................... 6
1.1.
Khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại
bằng Tòa án......................................................................................... 6
1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm cơ bản ..................................................... 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại bằng Tòa án ..................................................................... 13
1.1.3. Vai trò của phƣơng thức giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại bằng Tòa án ..................................................................... 16
1.2.
Nội dung của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại bằng Tòa án.................................................................. 18
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại bằng Tòa án ..................................................................... 18
1.2.2. Nội dung của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng
mại bằng Tòa án ................................................................................. 23
1.3.
Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng
mại bằng Tòa án ................................................................................ 33
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH
DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
LAI CHÂU ........................................................................................ 39
2.1.
Giới thiệu khái quát về Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu ............. 39
2.2.
Những kết quả đã đạt đƣợc từ giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lai Châu bằng Tòa án ...... 40
2.3.
Những tồn tại, hạn chế từ thực tiễn giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thƣơng mại tại tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu ....... 42
2.3.1. Những tồn tại, vƣớng mắc từ quy định pháp luật .............................. 42
2.3.2. Những tồn tại từ thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại tại tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu ................................... 45
2.4.
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế ................................................... 46
2.4.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 46
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ....................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 51
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU ......52
3.1.
Một số giải pháp ............................................................................... 52
3.2.
Một số kiến nghị ............................................................................... 58
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật ..................................................... 58
3.2.2. Một số kiến nghị đối với Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu ................. 64
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐXX:
Hội đồng xét xử
TAND:
Tòa án nhân dân
TMCP:
Thƣơng mại cổ phần
UBND:
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Bảng 2.1
Án kinh doanh, thƣơng mại giai đoạn sơ thẩm từ
năm 2013 đến năm 2017
Bảng 2.2
Trang
41
Án kinh doanh, thƣơng mại giai đoạn phúc thẩm
từ năm 2013 đến năm 2017
41
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác khi nƣớc ta đã gia
nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), nhiều quan hệ kinh tế cũng mang
những diện mạo sắc thái mới. Tƣơng ứng với sự đa dạng phong phú của các
quan hệ này, các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại
ngày càng đa dạng, phức tạp và với số lƣợng lớn. Ở Việt Nam nói chung cũng
nhƣ ở tỉnh Lai Châu nói riêng hầu hết các tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại
đều đƣợc lựa chọn giải quyết bằng con đƣờng tòa án, bởi các bên tham gia hoạt
động thƣơng mại khi giao kết hợp đồng thƣơng mại thƣờng không biết và
không nêu quy định lựa chọn trọng tài trong hợp đồng nên khi xảy ra tranh
chấp không đƣợc áp dụng thủ tục này nên việc lựa chọn giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thƣơng mại theo thủ tục tòa án đƣợc coi là giải pháp hữu hiệu nhất.
Vì vậy Tòa án có vai trò vô cùng quan trọng, hoạt động xét xử của Tòa
án là một hoạt động rất đặc biệt – mang tính quyền lực Nhà nƣớc, và mang
tính năng nghề nghiệp cao. Chính vì lẽ đó, hoạt động xét xử của Tòa án phải
đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác, kịp thời và tránh tình trạng tồn
đọng án, giải quyết kéo dài, gây phiền hà, mệt mỏi cho các đƣơng sự. Do vậy
việc nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại
theo con đƣờng Tòa án đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, đồng thời việc giải quyết
tranh chấp này cũng góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các
đƣơng sự, đảm bảo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia.
Hiện nay, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án đƣợc
quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm
2015, Quốc hội khóa XIII, em nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu
những ƣu nhƣợc điểm của phƣơng thức giải quyết nêu trên, từ đó đƣa ra
1
những kiến nghị góp phần hoàn thiện phƣơng thức giải quyết tranh chấp
thƣơng mại thông qua con đƣờng tòa án cho cả doanh nghiệp trong và ngoài
nƣớc đang tiến hành hoạt động thƣơng mại trên lãnh thổ nƣớc Việt Nam.
Trong thời gian vừa qua, công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Lai
Châu cũng đã đạt đƣợc những thành quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình
giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại Tòa án tỉnh Lai Châu vẫn còn nhiều bất cập
nhƣ số vụ án bị kháng cáo kháng nghị còn nhiều, vẫn còn hiện tƣợng tồn đọng
án… Từ đó dẫn đến kéo dài thời gian, tiêu tốn nhiều tiền bạc cho các đƣơng sự.
Xuất phát từ các yêu cầu khách quan về giải quyết tranh chấp thƣơng
mại bằng phƣơng thức Tòa án, em quyết định lựa chọn đề tài “Thực tiễn giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai
Châu” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên cứu và các công trình khoa học
đã nghiên cứu về nội dung giải quyết tranh chấp kinh doanh. thƣơng mại bằng
các phƣơng thức khác nhau có thể kể đến nhƣ: Hoàng Minh Chiến (2007),
“Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại”, Giáo trình Luật
thƣơng mại, Nxb Công An Nhân Dân; Trần Đức Thắng, “Nhận diện tranh
chấp thương mại”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật; Trƣờng Đại học Kiểm Sát
Hà Nội, “Các yếu tố đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp
kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân”; Đặng Thanh Hoa (2015), “Thủ
tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong pháp luật tố
tụng dân sự Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học, trƣờng Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh; Phạm Lê Mai Ly (2014), “Pháp luật hòa giải tranh chấp
kinh doanh thương mại ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, khoa Luật
Đại học Quốc Gia Hà Nội do TS. Phạm Thị Thanh Thủy hƣớng dẫn…
Các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
2
thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực tranh chấp thƣơng mại, từ đó đánh giá
đƣợc thực trạng giải quyết, tìm ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải
quyết tranh chấp. Tuy nhiên, các công trình nêu trên chƣa thực sự đƣợc áp dụng
thực tiễn khoa học, khiến cho việc áp dụng luật trên thực tế trong công tác giải
quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án còn gặp nhiều lúng túng, chƣa có định
hƣớng cụ thể. Trên thực tế cũng chƣa có công trình nào nghiên cứu về giải quyết
tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận
và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án nhân
dân tỉnh Lai Châu. Từ đó, đề ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng mại tại Tòa án nhân dân
tỉnh Lai Châu.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ cụ
thể nhƣ:
(i) Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thƣơng mại theo con đƣờng Tòa án;
(ii) Nghiên cứu một số vấn đề lý luận của pháp luật điều chỉnh hoạt
động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng Tòa án;
(iii) Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại bằng Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Toà án nhân dân trên
phƣơng diện luật nội dung và luật hình thức, trong đó quy định pháp luật về
luật hình thức (tố tụng quy định về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng
mại) liên quan đến thẩm quyền của Toà án đƣợc nghiên cứu triệt để. Luận văn
3
cũng đồng thời đi sâu vào phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thƣơng mại tại Toà án nhân dân tỉnh Lai Châu với những đặc thù nhất
định so với các địa phƣơng khác. Qua đó thấy đƣợc những hạn chế trong quá
trình giải quyết, đƣa ra những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật cụ
thể và nâng cao chất lƣợng giải quyết kinh doanh thƣơng mại tại Tò án nhân
dân tỉnh Lai Châu.
Đề tài phân tích, nghiên cứu về thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Cơ sở khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận trên quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và chính sách, quan điểm, chủ
trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về pháp luật và các học thuyết khoa
học pháp lý liên quan.
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phƣơng pháp sau đây:
(i) Phương pháp phân tích – tổng hợp: Đƣợc sử dụng trong tất cả các
chƣơng nhằm lý giải những vấn đề thuộc về bản chất, các quan điểm liên
quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại theo con
đƣờng Tòa án tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu. Từ đó đánh giá đƣợc các ƣu
điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó nhằm xây dựng
các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại bằng Tòa án ở nƣớc ta hiện nay nói
chung và tại tỉnh Lai Châu nói riêng;
(ii) Phương pháp so sánh: Đƣợc sử dụng để so sánh số liệu các vụ việc
đƣợc giải quyết hàng năm, số lƣợng vụ án thụ lý, kết quả giải quyết. Từ đó rút ra
những ƣu điểm và hạn chế của từng năm tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu;
(iii) Phương pháp thống kê: Đƣợc sử dụng để thống kê các vụ án tranh
chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại đã thụ lý và giải quyết tại Tòa án
nhân dân tỉnh Lai Châu từ năm 2013 đến năm 2017.
4
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu của đề tài gồm 03 chƣơng:
Chương 1. Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng
mại và pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án;
Chương 2. Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại
Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu;
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.
5
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN
1.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng
Tòa án
1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm cơ bản
1.1.1.1. Tranh chấp kinh doanh, thương mại
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới khi phát triển nền kinh tế thị trƣờng
đều đề cao quyền tự do kinh doanh cho công dân, từ đó tạo ra động lực giúp
cho thƣơng nhân ra đời và phát triền một cách mạnh mẽ. Do vậy, các quan hệ
kinh doanh, thƣơng mại cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Khi các quan
hệ kinh doanh, thƣơng mại ngày càng phát triển thì tranh chấp phát sinh từ
hoạt động thƣơng mại cũng ngày càng nhiều và phức tạp.
Hiện nay, ở Việt Nam, cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế thế
giới, khái niệm tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại đƣợc sử dụng ngày càng
phổ biến rộng rãi.
Trƣớc đây, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã từng tồn tại những
khái niệm khác nhau để biểu đạt loại hình tranh chấp này. Mặc dù không xây
dựng đƣợc một khái niệm khái quát nhất, chính xác nhất nhƣng Pháp lệnh về
thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Nghị định số 116/CP về tổ
chức và hoạt động của trọng tài kinh tế (37) cũng đã liệt kê các tranh chấp
đƣợc coi là tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa kinh tế và Trọng tài kinh tế. Theo các văn bản pháp luật trên, các
tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bao gồm:
(i) Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân,
giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh;
6
(ii) Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa
các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động,
giải thể công ty;
(iii) Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
(iv) Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Với cách tiếp cận theo cách liệt kê trên thì phạm vi nội hàm của khái
niệm hẹp và không thể bao quát đƣợc hết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh
vực kinh doanh, thƣơng mại ở nƣớc ta.
Theo từ điển Tiếng việt, thuật ngữ tranh chấp đƣợc hiểu là “sự bất
đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên có liên quan”.
Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) quan niệm tranh chấp thƣơng mại là
tranh chấp ở phạm vi quốc tế, đƣợc dùng để chỉ các bất đồng giữa các nƣớc
thành viên WTO khi một nƣớc cho rằng quyền lợi của mình theo hiệp định
nào đó của WTO bị triệt tiêu hay bị xâm hại do việc một nƣớc thành viên
khác áp dụng một biện pháp thƣơng mại hoặc không thực hiện nghĩa vụ…
Nhƣ vậy, trong khuôn khổ WTO, tranh chấp thƣơng mại đƣợc hiểu là bất
đông giữa các thành viên WTO liên quan đến việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo các hiệp định và thỏa thuận của WTO và bất đồng này đƣợc
thông báo chính thức cho Ban thƣ ký WTO.
Ở nƣớc ta, khái niệm tranh chấp thƣơng mại lần đầu tiên đƣợc đề cập
trong Luật Thƣơng mại 1997, cụ thể tại Điều 238 quy định “tranh chấp thương
mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
hợp đồng thương mại”. Luật Thƣơng mại số 36/2005/ QH11 (sau đây gọi chung
là Luật Thƣơng mại 2005), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 (sau đây gọi
chung là Luật Doang nghiệp 2014) và Luật Trọng tài thƣơng mại số
54/2010/QH12 (sau đây gọi chung là Luật Trọng tài thƣơng mại 2010) không
khái niệm thế nào là tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại. Trong Luật Thƣơng
7
mại 2005 chỉ đƣa ra định nghĩa hoạt động thƣơng mại “là hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Tại
Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 (sau đây gọi chung là Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015) cũng chỉ quy định những trƣờng hợp tranh chấp
về kinh doanh, thƣơng mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà
không có khái niệm cụ thể.
Theo tác giả Hoàng Minh Chiến: “Tranh chấp trong kinh doanh (hay
tranh chấp thương mại) là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh
doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh” (2).
Theo tác giả Nguyễn Hợp Toàn: “Tranh chấp kinh tế được hiểu là sự bất
đồng chính kiến, sự mâu thuẫn hay xung đột về quyền và lợi ích kinh tế giữa các
chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau.” (33).
Theo tác giả Nguyễn Mạnh Thắng: “Tranh chấp thương mại là tranh
chấp phát sinh từ hành vi thương mại”
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại nhƣng có thể hiểu một cách chung và khái quất nhất rằng: Tranh
chấp kinh doanh, thƣơng mại là những vƣớng mắc, bất đồng, mâu thuẫn,
xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện hoạt
động thƣơng mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau
và đều có mục đích sinh lợi.
1.1.1.2. Đặc điểm pháp lý của tranh chấp kinh doanh, thương mại
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, với sự đa dạng của các loại hình
kinh doanh và các phƣơng thức kinh doanh, sự phát sinh những mâu thuẫn,
bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hoạt động trong lĩnh
vực thƣơng mại là điều khó tránh khỏi. Dƣới đây là một số đặc điểm pháp lý
của tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại:
8
Thứ nhất, tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại xảy ra, hậu quả thiệt hại
về vật chất đối với các bên khi các bên không có sự thoả thuận thống nhất một
cách giải quyết có lợi nhất cho cả hai bên. Khác với các tranh chấp khác,
tranh chấp thƣơng mại thƣờng có giá trị lớn đƣợc phát sinh trong việc đầu tƣ
vốn, tài sản nhằm thu lợi nhuận. Tranh chấp nảy sinh sẽ ảnh hƣởng đến hoạt
động kinh tế của không những các đƣơng sự mà còn ảnh hƣởng đến các chủ
thể kinh doanh khác;
Thứ hai, mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên trong quan hệ thƣơng mại là
điều kiện cần và đủ để tranh chấp phát sinh. Hoạt động thƣơng mại của doanh
nghiệp là hoạt động thiết lập một mạng lƣới các hành vi thƣơng mại, mà mục
tiêu của các bên khi tham gia vào các quan hệ này là lợi nhuận. Các bên tuy
hợp tác, song vẫn cạnh tranh nhau để sao cho mình thu về đƣợc lợi ích nhiều
nhất. Chính vì thế sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và
nghĩa vụ, cũng nhƣ quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đó của các bên trong
hoạt động thƣơng mại - đó chính là những tranh chấp thƣơng mại;
Thứ ba, Chủ thể chủ yếu của tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại là
thƣơng nhân. Quan hệ thƣơng mại có thể đƣợc thiết lập giữa các thƣơng nhân
với nhau hoặc giữa thƣơng nhân với bên không phải là thƣơng nhân. Một
tranh chấp đƣợc coi là tranh chấp thƣơng mại khi có ít nhất một bên là thƣơng
nhân. “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh” (11, Điều 6). Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thƣơng mại
còn có các cá nhân hoạt động thƣơng mại một cách độc lập, thƣờng xuyên
không phải đăng ký kinh doanh (Không phải là thƣơng nhân theo Luật thƣơng
mại). Tuy nhiên, cũng có một số trƣờng hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng
có thể là chủ thể của tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại nhƣ tranh chấp giữa
công ty với thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với
9
nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách
công ty; tranh chấp giữa các bên không phải là Thƣơng nhân nhƣng có thỏa
thuận về việc giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Thƣơng mại và
các tranh chấp khác về kinh doanh, thƣơng mại;
Thứ tư, tranh chấp thƣơng mại có tính chất đa dạng, phức tạp, từ tranh
chấp này có thể dẫn đến tranh chấp khác. Đó là tính phức tạp và đa dạng của
các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể có lợi ích khác nhau trong nền kinh tế
thị trƣờng. Mặt khác, mua bán trao đổi là hoạt động diễn ra thƣờng xuyên,
liên tục, các chủ thể cùng một lúc có thể thiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế
khiến cho những mối quan hệ này tạo thành một chuỗi quan hệ có liên quan
đến nhau khiến cho nếu tranh chấp phát sinh ở quan hệ này sẽ rất có thể
dẫn đến tranh chấp trong mối quan hệ khác. Chẳng hạn doanh nghiệp A
vay tiền của ngân hàng để mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp B và bán
sản phẩm cho doanh nghiệp C theo các hợp đồng đã ký. Nếu doanh nghiệp
B không cung cấp đúng nguyên vật liệu nhƣ đã thoả thuận thì doanh nghiệp
A cũng sẽ không giao đƣợc hàng cho bên C nhƣ trong hợp đồng và không
thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ để trả cho ngân hàng. Tranh chấp phát sinh giữa
doanh nghiệp A và doanh nghiệp B; doanh nghiệp A và doanh nghiệp C;
doanh nghiệp A và ngân hàng.
1.1.1.3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Từ những đặc điểm pháp lý nêu trên, đặt ra vấn đề cấp thiết đó là khi
tranh chấp phát sinh, các bên tranh chấp phải tìm kiếm các giải pháp, cách
thức để loại trừ tranh chấp và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một
cách nhanh chóng, thuận lợi, có hiệu quả và không ảnh hƣởng đến quá trình
kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, Luật Thƣơng mại 2005, Luật Trọng tài thƣơng mại 2010,
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản luật khác cũng không khái niệm
10
thế nào là giải quyết tranh chấp thƣơng mại. Tại Luật Thƣơng mại 2005 cũng
chỉ liệt kê các hình thức giải quyết tranh chấp bao gồm:
“(i) Thương lượng giữa các bên
(ii) Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được
các bên thỏa thuận chọn là trung gian hòa giải.
(iii) Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án” (11, Điều 317).
Theo từ điển tiếng Việt, “giải quyết tranh chấp là các hình thức,
phương pháp nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ
phát sinh giữa các bên có liên quan”. Từ phân tích nêu trên, có thể hiểu rằng:
Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại là cách thức mà các bên lựa
chọn để giải quyết bất đồng xung đột quyền và lợi ích của các chủ thể trong
quá trình hoạt động kinh doanh, thƣơng mại.
1.1.1.4. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng phương
thức Tòa án
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh,
thƣơng mại ngày càng phổ biến và phức tạp. Mục đích của hoạt động thƣơng
mại là sinh lợi, trong đó mục đích các thƣơng nhân hƣớng tới là lợi nhuận. Vì
vậy, để tránh các thiệt hại từ tranh chấp xảy ra, các thƣơng nhân đều tìm các
phƣơng pháp để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích tốt nhất cho mình.
Căn cứ vào Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13
(sau đây gọi chung là Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014) thì Tòa án nhân
dân là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực
hiện quyền tƣ pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con ngƣời, quyền công dân, quyền và lợi hợp pháp của tổ chức, cá
nhân. Tòa án nhân danh nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các
vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại…
11
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng không quy định cụ thể về việc giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng phƣơng thức Tòa án, mà chỉ
liệt kê những tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại thuộc thẩm quyền của Tòa
án đó là:
(i) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thƣơng mại giữa cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
(ii) Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
(iii) Tranh chấp giữa ngƣời chƣa phải là thành viên công ty nhƣng có
giao dịch về chuyển nhƣợng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
(iv) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp
giữa công ty với ngƣời quản lý công ty trong công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc thành viên của Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty
cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên qua đến việc thành lập,
hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công
ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
(v) Các tranh chấp khác về kinh doanh, thƣơng mại, trừ trƣờng hợp
thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của
pháp luật (21).
Nhƣ vậy, với những quy định nêu trên, thì sẽ không thể bao hàm đƣợc
toàn bộ những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án, đây cũng chính là
một thiếu sót trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên ta
có thể thấy rằng, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng Tòa án
có các đặc trƣng sau:
- Khi có tranh chấp xảy ra và thuộc lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại;
- Khi một hoặc các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp;
- Tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết;
12
- Tòa án nhân danh quyền lực nhà nƣớc để ra phán quyết, phán quyết
của Tòa án đƣợc bảo đảm thực hiện bằng sự cƣỡng chế của nhà nƣớc;
- Giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, đƣợc điều chỉnh bởi
pháp luật tố tụng dân sự.
Nhƣ vậy, có thể hiểu: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại
bằng Tòa án là phƣơng thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân
danh quyền lực Nhà nƣớc, đƣợc tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ.
Bản án hoặc phán quyết của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự
nguyện tuân thủ sẽ đƣợc đảm bảo thực hiện bằng sự cƣỡng chế của Nhà nƣớc.
Khác với Trọng tài thƣơng mại đƣợc tạo bởi các bên tranh chấp, quyền
lực của Tòa án là quyền lực của nhà nƣớc, toà án là hình thức tài phán đại diện
cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thƣơng mại.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại bằng Tòa án
Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và hoạt động giải
quyết các tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng Tòa án nói riêng là hoạt
động áp dụng pháp luật. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thƣơng mại
bằng Tòa án, có những yếu tố ảnh hƣởng nhất định đến công tác xét xử,
phán quyết của Tòa án. Trong khuôn khổ của đề tài, em xin đƣa ra một số
yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp tới việc giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng Tòa án là hệ thống pháp luật.
Khi áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thƣơng mại nói riêng “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” hay nói một cách khác, khi giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại, Tòa án phải tuân theo và áp dụng các quy
13
định của Hiến pháp, pháp luật Tố tụng dân sự và hệ thống các văn bản Luật
chuyên ngành khác nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại, Luật Doanh
nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Đầu tƣ, hệ thống văn bản Luật Ngân hàng…
nhằm đƣa ra bản án, quyết định chính xác nhất, đúng pháp luật, có hiệu quả
cao. Đặc biệt, trong thời gian giao thoa hiệu lực giữa các văn bản Luật với
nhau hiện nay thì vẫn còn nhiều vƣớng mắc và bất cập, ví dụ nhƣ Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 đã có hiệu lực, tuy nhiên Tòa án cần phải có các văn bản
hƣớng dẫn để áp dụng, từ đó dẫn tới việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án.
Xã hội thì luôn luôn vận động và phát triển, còn pháp luật thì vẫn
“đứng yên”. Trong quá trình làm luật, các nhà làm luật không thể dự liệu
đƣợc hết tất cả các tình huống có thể xảy ra, từ đó pháp luật trở nên “cũ”
không theo kịp với xu hƣớng phát triển của kinh tế, xã hội. Do vậy, khi áp
dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại Tòa án sẽ
gặp những trở ngại và khó khăn nhất định điển hình là Luật Thƣơng mại
2005. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật ảnh hƣởng trực tiếp đến việc giải
quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại theo con đƣờng Tòa án.
Thứ hai, năng lực đội ngũ cán bộ công chức Tòa án
Thực tế đã chứng minh, hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án phụ
thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố, những nguyên nhân chủ quan, khách quan
khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. Một trong những yếu tố vô cùng quan
trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng
mại bằng Tòa án đó là chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án mà
trƣớc hết là trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực, tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán.
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là những ngƣời trực tiếp đƣợc giao
nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại, nhân danh nhà
nƣớc để ra phán quyết. Do vậy, chất lƣợng đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết
tranh chấp cần phải có chất lƣợng cao, có thể kể đến một số tiêu chí sau:
14
- Nắm vững các quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh,
thƣơng mại, thu thập và xử lý thông tin để thực hiện có hiệu quả chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ đƣợc giao;
- Có khả năng phân tích, đánh giá một cách chính xác, toàn diện
những tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ cho việc ra quyết định, bản án phù
hợp với thực tiễn;
- Có đạo đức nghề nghiệp tốt.
Có nhƣ vậy thì khi giải quyết tranh chấp mới đạt hiệu quả cao, thời
gian ngắn, ít tốn kém... Nếu Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không có trình
độ, đạo đức nghề nghiệp không cao thì khi giải quyết tranh chấp sẽ đƣa ra một
phán quyết kém chất lƣợng, từ đó dẫn đến hậu quả án bị hủy, bị sửa… làm
cho thời gian kéo dài, chi phí tốn kém. Đặc thù của kinh doanh, thƣơng mại là
mục đích lợi nhuận, cần phải nắm bắt cơ hội làm ăn… do đó, nếu vụ án kéo
dài thì các thƣơng nhân khó lòng có thể yên tâm thực hiện các công việc kinh
doanh, hoạt động thƣơng mại của mình. Vì vậy, đội ngũ Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân cũng ảnh hƣởng lớn đến việc giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thƣơng mại bằng Tòa án.
Thứ ba, về cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ
Cơ sở vật chất của Tòa án và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ ngành Tòa
án cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại bằng Tòa án. Cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp đến việc giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại bao gồm: trụ sở làm việc,
các phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác giải quyết tranh chấp, các tài
liệu tham khảo, tài kiệu tra cứu (sách, báo, văn bản luật…) có những ảnh
hƣởng nhất định đến việc nâng cao chất lƣợng xét xử của Tòa án.
Chế độ đãi ngộ tốt sẽ khuyến khích cán bộ hăng hái làm việc, công tâm,
chống lại sự tha hóa, biến chất, bị mua chuộc, tham nhũng, nhận hối lộ… Khi
15
chế độ đãi ngộ không chú trọng, không đƣợc hợp lý thì đội ngũ cán bộ Tòa án
sẽ có hiện tƣợng lơ là công việc, vòi vĩnh các đƣơng sự… từ đó làm sai lệch
hồ sơ vụ án và có những bản án, quyết định không đúng với vụ việc tranh
chấp, không đúng tinh thần của pháp luật. Do vậy, cơ sở vật chất và chế độ
đãi ngộ ảnh hƣởng không nhỏ đến việc giải quyết tranh chấp kinh doanh
thƣơng mại bằng Tòa án.
1.1.3. Vai trò của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại bằng Tòa án
Khi có tranh chấp phát sinh trong hoạt động thƣơng mại, các bên phải tìm
cách giải quyết và tháo gỡ các bất đồng, xung đột, trong đó có phƣơng thức giải
quyết tranh chấp tại Tòa án. Cùng với các vai trò chung, giải quyết quyết tranh
chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng Tòa án cũng có những vai trò nhất định.
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng Tòa án
góp phần ổn định môi trƣờng kinh doanh
Hoạt động thƣơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, trong đó
các thƣơng nhân hƣớng đến mục đích của cuối cùng của hoạt động này là lợi
nhuận. Khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên thì sẽ có những tác động tiêu
cực đến hoạt động kinh doanh của các thƣơng nhân. Thông thƣờng, họ sẽ theo
đuổi đến cùng vụ tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích một cách tối đa cho
mình, tuy nhiên nếu không tìm cách giải quyết kịp thời, các thƣơng nhân sẽ
bỏ bê công việc làm ăn hiện tại và cũng nhƣ các cơ hội đầu tƣ kinh doanh
ngay trƣớc mắt để đuổi theo một tranh chấp đang diễn ra. Khi tranh chấp diễn
ra quá lâu mà các bên chƣa giải quyết đƣợc thì sẽ dẫn đến sự mệt mỏi, tiêu
tốn tiền của và kéo dài thời gian, từ đó dẫn tới lãng phí thời gian và tiền bạc
và các cơ hôi làm ăn kinh doanh.
Khi tranh chấp đƣợc giải quyết tại Tòa án, các bên có thể yên tâm tiếp
tục thực hiện hoạt động kinh doanh, thƣơng mại của mình bởi lẽ Tòa án là cơ
16
quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân danh quyền
lực nhà nƣớc ra phán quyết, phán quyết của Tòa án đƣợc đảm bảo thực hiện
bởi nhà nƣớc. Do đó, bản án, quyết định của Tòa án đƣợc áp dụng một cách
triệt để. Vì vậy, khi giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án sẽ giúp cho
hoạt động kinh doanh của các thƣơng nhân đƣợc ổn định và phát triển.
Mặt khác, đặc trƣng trong lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại là tính chất
đa dạng, phong phú và phức tạp, từ tranh chấp này có thể dẫn đến tranh chấp
khác. Đó là tính phức tạp và đa dạng của các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể
có lợi ích khác nhau trong nền kinh tế thị trƣờng. Mặt khác, mua bán trao đổi
là hoạt động diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, các chủ thể cùng một lúc có thể
thiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế khiến cho những mối quan hệ này tạo
thành một chuỗi quan hệ có liên quan đến nhau khiến cho nếu tranh chấp phát
sinh ở quan hệ này sẽ rất có thể dẫn đến tranh chấp trong mối quan hệ khác.
Từ đó, khi giải quyết triệt để đƣợc tranh chấp này sẽ làm ngăn ngừa đƣợc các
tranh chấp khác phát sinh, tránh cả một chuỗi dài nảy sinh tranh chấp dẫn đến
môi trƣờng kinh doanh bị đảo lộn không đƣợc ổn định, các hoạt động kinh
doanh, thƣơng mại của các Thƣơng nhân trong nền kinh tế cũng khó có thể
phát triển một cách ổn định, ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng bởi các tranh chấp.
Do vậy, với hoạt động xét xử của Tòa án, Tòa án là ngƣời thứ ba đứng ra để
giải quyết, tháo gỡ các bất đồng, xung đột giữa các bên, từ đó làm giảm thiểu
đƣợc đáng kể các tranh chấp xảy ra và phòng ngừa đƣợc các tranh chấp khác
có thể phát sinh. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại của Tòa án có
vai trò ổn định môi trƣờng kinh doanh.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại bằng Tòa án có
vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị xâm phạm
Khi thƣơng nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm, thì thƣơng nhân đƣợc quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án bảo
17
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Quyền khởi kiện đƣợc quy định tại Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015, quy định “cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm
quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” [21, Điều 186].
Khi giải quyết tranh chấp, Tòa án dựa vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ
án và diễn biến phiên tòa để xem xét bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bên bị xâm hại. Toà án sẽ ra quyết định, bản án để buộc bên xâm hại phải chịu
các chế tài mà Tòa án áp dụng. Nếu bên xâm hại không thực hiện những hành
vi mà Tòa án yêu cầu thì có thể bị cƣỡng chế thực hiện bởi cơ quan Thi hành
án và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Thông thƣờng, bên xâm hại
sẽ phải hoàn trả những gì mà đã gây thiệt hại cho bên bị xâm hại, ngoài ra còn
phải bồi thƣờng và bị phạt vi phạm hợp đồng (nếu trong hợp đồng có thỏa
thuận việc phạt vi phạm). Từ đó có thể thấy rằng, Tòa án bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bên bị xâm hại bằng các chế tài và đƣợc đảm bảo thực hiện
bằng quyền lực Nhà nƣớc.
1.2. Nội dung của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thƣơng mại bằng Tòa án
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại bằng Tòa án
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại bằng Tòa án
Để xem xét một cách toàn diện và đầy đủ về bản chất, vai trò, chức
năng cũng nhƣ giá trị của pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại Tòa
án trƣớc hết đòi hỏi phải làm sáng tỏ pháp luật giải quyết tranh chấp thƣơng
mại bằng Tòa án là gì?
Trƣớc hết cần phải hiểu thế nào là pháp luật hay nói một cách khác
pháp luật là gì? Theo quan điểm Mác – Lênin, “pháp luật là hệ thống các quy
18