Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.37 KB, 45 trang )

Ngày soạn: 4/8/2019
Ngày giảng:
CHỦ ĐỀ : LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Củng cố kiến thức về kĩ năng viết đoạn văn, viết câu chủ đề viết câu
triển khai ý.
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn biểu cảm theo chủ đề
- Giáo dục lòng yêu văn học, yêu thiên nhiên, quê hương, yêu mái
trường, thấy cô và bạn bè
B. CHUẨN BỊ:
- GV:Bài soạn
- HS: Sách vở
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Tổ chức:
2. Kiểm tra: Việc về nhà viết hoàn thiện bài viết về người thân
3. Bài mới:
I. LÍ THUYẾT:
1. Khái niệm
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá
của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người
đọc.
Thường thì những bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm,
những cảm xúc trong lòng người.
Tuy nhiên trong thực tế, khi viết văn biểu cảm (dù ở dạng thơ hay văn xuôi),
người ta vẫn thường hay kết hợp sử dụng những phương thức khác như miêu tả,
tự sự để bộc lộ thái độ, tình cảm gián tiếp thông qua những đối tượng, những
hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ.
Tuy nhiên, khi vận dụng phương thức miêu tả và tự sự vào văn biểu cảm thì
cũng cần lưu ý: có tả thì cũng không tả một cách cụ thể, hoàn chỉnh; có kể thì
cũng không kể một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng. Người viết văn biểu cảm chỉ


chọn những đặc điểm, những sự việc, những thuộc tính nào đó có khả năng gợi
cảm để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình.
Về bố cục, bài văn biểu cảm cũng được tổ chức theo mạch cảm xúc của người
viết.
Do vậy, trình tự các ý, các phần trong văn biểu cảm thường được sắp xếp rất tự
nhiên, không gò bó cứng nhắc.
Về thái độ, tình cảm, phải đảm bảo tính chân thực, trong sáng, rõ ràng, có nghĩa
là không được giả dối, sáo rỗng. Có như vậy, văn biểu cảm mới đi vào lòng
người.
2. Cách làm
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu
trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần
1


phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì?
Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài.
Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào
mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận
chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý
của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm
xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi
tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.

Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã
xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu
đạt khác (miêu tả, tự sự, nghị luận); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp
nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hóa linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu
cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải
có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải
kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo
được sự xúc động cho người đọc chưa.
3. Cách lập ý trong văn biểu cảm
Liên hệ hiện tại với tương lai: Là hình thức dùng trí tưởng tượng để liên tưởng
tới tương lai, mượn hình ảnh tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu
cảm trong hiện tại. Cách biểu cảm này tạo nên mối liên hệ và tương lai.
Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại : là hình thức liên tưởng tới những kí ức
trong quá khứ, gợi sống dậy những kỉ niệm để từ đó suy nghĩ về hiện tại.
Đây cũng là hình thức lấy quá khứ soi cho hiện tại khiến cho cảm xúc của con
người trở nên sâu lắng hơn. Cách biểu cảm này sẽ tạo nên mối liên hệ gắn kết rất
tự nhiên và nhuần nhuyễn giữa hiện tại và quá khứ.
Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: Là hình thức liên tưởng phong
phú, từ những hình ảnh thực đang hiện hữu để đặt ra các tình huống và gửi gắm
vào đó những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm cũng như những ước
mơ hi vọng.
Cách biểu cảm này đòi hỏi người viết văn biểu cảm phải có trí tưởng tượng
phong phú.
Quan sát, suy ngẫm: Là hình thức liên tưởng dựa trên sự quan sát những hình
ảnh đang hiện hữu trước mắt để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm .
Cách lập ý thường tạo nên những cảm xúc chân thực, sâu sắc.
2



4. Cách đưa yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm:
Đối tượng biểu cảm trong một bài văn biểu cảm là cảnh vật, con người và sự
việc. Không có sự biểu cảm chung chung. Cái gì, vật gì, việc gì… làm ta xúc
động? Vì thế muốn bày tỏ tình cảm, muốn bộc lộ cảm xúc người viết phải thông
qua miêu tả và tự sự.
Trong bài văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện, là yếu tố để qua đó,
người viết gửi gắm cảm xúc và ý nghĩ. Cảm xúc, ý nghĩ là chất trữ tình của bài
văn.
5. Các kiểu bài biểu cảm :
a. Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày
những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và
hình thức của tác phẩm đó.
Các bước làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học như sau:
Phần chuẩn bị:
Đọc bài văn, bài thơ …một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để để
phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ
nghệ thuật… mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều ấn tượng.
Gạch chân, đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh, các câu thơ, câu văn
hay nhất mà mình yêu thích nhất.
Làm dàn bài, dựng đoạn.
Viết bài và chỉnh sửa.
Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
Phần mở đầu: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu
sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất
được hai yêu cầu: Tính khái quát và tính định hướng.
Phần thân bài: lần lượt nêu lên những cảm nghĩ của riêng mình về những khía
cạnh của tác phẩm. Không lan man dàn đều mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm,

trọng điểm. Phải đi từ “a” qua “b,c”…. nhớ liên kết đoạn.
Phần kết bài: Nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài
dòng, trùng lặp và đơn điệu.
Thao tác cơ bản:
Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra
được yêu thích, thú vị ở chỗ nào. Nghĩa là phải phân tích và trích dẫn.
Vì vậy, phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất lúc phát biểu cảm nghĩ.
Có lúc phải khen, chê. Khen, chê chính là phải viết lời bình. Khen, chê trên cơ
sở yếu tố nghệ thuật chứ không phải tùy tiện.
Giáo viên qua các bài giảng cụ thể, qua việc hướng dẫn đọc sách… sẽ giúp các
em dần bình văn, biến thành kĩ năng, kĩ xảo. Lúc nào viết được lời bình hay, sâu
sắc thì bài phát biểu cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ.
Có lúc phải biết liên tưởng, so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ, mà nhớ đến
hiện tượng văn học khác. Có thể liên tưởng, so sánh về hình ảnh, chi tiết nghệ
thuật, sử dụng từ, biện pháp tu từ, hình tượng nhân vật… trong cùng một tác giả
hoặc giữa các tác giả có mối liên hệ với nhau.
3


* Dàn ý mẫu cho bài viết TLV biểu cảm như sau:
1.Mở bài:
-Giới thiệu khái quát về đối tượng cần biểu cảm.
-Giới thiệu những cảm xúc, tình cảm của bản thân về đối tượng biểu cảm.
2.Thân bài:
-Miêu tả về đối tượng, tùy thuộc vào cảm xúc chủ đạo của bản thân về đối tượng
mà chú ý làm nổi bật những đặc điểm riêng của đối tượng, cần đặc biệt chú ý
đến vai trò của thao tác lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
-Từ những đặc điểm riêng của đối tượng, nêu lên những nhận xét, đánh giá, thể
hiện những suy nghĩ cảm xúc của bản thân đối với đối tượng.
3. Kết bài:

- Đưa ra nhận định, đánh giá tổng quát về nội dung biểu cảm.
-Những tác động, ảnh hưởng của đối tượng đối với bản thân (nếu có)
(Trên đây chỉ là khung bài cơ bản, với mỗi đối tượng lại có những bước làm bài
khác nhau tùy vào sự linh hoạt và sáng tạo của các em).
Trong số những bài tập làm văn thì viết văn biểu cảm là một dạng bài tập làm
văn khó, đòi hỏi có cảm xúc, bài viết phải biểu đạt được cảm xúc,tình cảm của
người viết đối với sự vật sự việc,chủ đề đang nói đến. Một số hướng dẫn sau đây
giúp các bạn viết được những dạng bài văn biểu cảm. Đa phần bài văn biểu cảm
thường yêu cầu về các chủ đề sau :
b. Biểu cảm về thiên nhiên, cảnh vật: dòng sông, cây cối, cánh đồng, mùa
trong năm...
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng (cây,hoa, quả, cảnh thiên nhiên...)
Thân bài:
- Hình dung đặc điểm gợi cảm của thiên nhiên, cảnh vật trong thời gian, không
gian cụ thể để bộc lộ tình cảm của mình về đối tượng yêu thích.( Có sử dụng yếu
tố miêu tả)
VD: Cây: rễ, thân, lá, hoa, quả...
- Suy nghĩ về mối quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với cuộc sống con
người
+ Thân thuộc, gắn bó, có ích lợi với con người như thế nào?
+ Gắn bó với những lứa tuổi nào?
- Suy nghĩ về quan hệ của thiên nhiên, cảnh vật đối với người viết.
+ Tình cảm, cảm xúc như thế nào?
+ Gợi những kỉ niệm thân thiết gắn bó nào?
- Thiên nhiên, cảnh vật gợi cho mình liên tưởng gì về cuộc sống? Con người?
Về tình cảm quê hương, trường lớp, gia đình?
Kết bài: Khẳng định tình cảm của mình đối với thiên nhiên, cảnh vật.
c. Biểu cảm về sự vật, về con người: món quà, đồ vật, người thân...
Biểu cảm về sự vật:
Mở bài: Giới thiệu sự vật con người định biểu cảm.

Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.
Thân bài:
1. Hoàn cảnh, lí do có sự vật ( Được tặng nhân ngày sinh nhật, được mua đầu
4


năm học, đựơc người nào đó làm cho, tự làm...)
2. Hồi tưởng những cảm xúc khi tiếp xúc với sự vật:
- Nhớ lại những đặc điểm gợi cảm của sự vật : Hình dáng, màu sắc, chất liệu,
các bộ phận....
- Tình cảm, cảm xúc trước những đặc điểm đó.
3. Tình cảm, sự gắn bó đối với sự vật đó:
- Tình cảm đối với sự vật : Yêu quý, nâng niu, chăm sóc, giữ gìn....
- Hoặc từ sự vật ấy nhớ tới tình cảm của người thân, bạn bè...
Kết bài: Khẳng định tình cảm về đối tượng.
Biểu cảm về con người:
Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng biểu cảm ( TT hoặc GT)
Cảm nghĩ ban đầu.
Thân bài:
1. Hình dung về đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ cảm xúc : hình dáng,
mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói... qua quan sát, liên tưởng, suy ngẫm hoặc hồi
tưởng đặc điểm để gợi cảm xúc ( nếu người đó đang ở xa, đi xa )
2. Bộc lộ tình cảm , cảm xúc , suy nghĩ qua việc làm, hành động, cử chỉ, tính
cách của người đó thông qua quan hệ đối xử với mọi người xung quanh, với bản
thân người viết.
3. Sự gắn bó của người ấy với bản thân em:
- Trong cuộc sống hàng ngày.
- Hồi tưởng kỉ niệm gắn bó của người viết với người đó.
-> Bộc lộ tình cảm của người viết: Nhớ nhung, yêu quý, kính trọng, biết ơn...
3. Bộc lộ tình cảm với đối tượng qua một tình huống nào đó: liên tưởng ,tưởng

tượng hướng đến tương lai -> bộc lộ cảm xúc.
Kết bài: Khẳng định tình cảm với đối tượng.
Có thể hứa hẹn, mong ước.
d. Biểu cảm về tác phẩm văn học:
Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ( Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác,
hoàn cảnh tiếp xúc)
Thân bài:
* Với tác phẩm tự sự:
- Nêu cảm nghĩ về khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm xúc về một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tình huống, nhân vật.
- Từ các chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong tác phẩm liên tưởng, tưởng tượng hoặc
suy ngẫm với con người, cuộc sống ngoài đời hoặc với những tác phẩm khác
cùng chủ đề, cùng tác giả.
* Với tác phẩm trữ tình:
- Nêu cảm nghĩ theo trình tự các phần, các ý, hoặc theo mạch cảm xúc của tác
phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
- Nêu cảm xúc về chi tiết hình ảnh đặc sắc nhất trong tác phẩm , liên tưởng, so
sánh với các tác phẩm khác cùng chủ đề hoặc cùng tác giả.
Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về tác phẩm.
( Có thể đặt tác phẩm trong mối quan hệ hiện tại – tương lai để thấy tác dụng ý
5


nghĩa của tác phẩm với bạn đọc, với bản thân)
* Lưu ý:
- Trong quá trình nêu cảm nghĩ phải bám sát những chi tiết, hình ảnh trong tác
phẩm ; cảm xúc luôn đi kèm với dẫn chứng, không nêu cảm xúc chung chung.
- Để cảm nghĩ thêm sâu sắc có thể liên hệ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,
liên hệ so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.
- Cảm nghĩ phải sâu sắc, chân thành.

- Câu văn bộc lộ cảm xúc nên đặt ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
ĐỀ 1: Cảm nghĩ vể nụ cười của mẹ.
* Dàn bài:
a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
b. Thân bài :
* Tả vài nét về mẹ:
- Tuổi, sức khỏe.
- Đảm đang, tháo vát.
- Tính tình hiền hòa, dễ mến.
* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
- Nụ cười vui,thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ ?
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Đề 2 : Cảm nghĩ về cha
1.. Mở bài:
- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu
thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca
( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong
gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước
đường tạo dựng sự nghiệp

* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của
mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng
cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi
6


để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi
cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu
nghĩa hằng ngày.
ĐỀ 3: Cảm nghĩ về người ông kính yêu.
a. Mở bài : Giới thiệu về người ông.
b. Thân bài :
- Ông rất yêu quý đàn cháu của mình.
- Ngày ngày, ông nhắc cháu tập thể dục và chuẩn bị đi học.
- Ông dạy các cháu nề nếp làm việc ngăn nắp, gọn gàng.
- Thái độ của ông nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng nghiêm khắc.
- Ông rất chăm lao động, thích trồng cây…
c. Kết bài:
- Tự hào về ông.
- Tình ông cháu đậm đà, thắm thiết.
ĐỀ 4 : Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.

- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau
tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
ĐỀ 5 : Cảm nghĩ về thầy cô giáo
a. Mở bài : Giới thiệu về người thầy (cô) giáo.
b. Thân bài :
- Phân tích câu ngạn ngữ phương Tây: “Mọi thiên tài đều bắt đầu từ chữ A”.
- Lời nhắc của thầy (cô) giáo: Nét chữ là nết người.
- Phẩm chất của thầy (cô) giáo: tận tụy với công việc dạy chữ, dạy người.
- Kỉ niệm sâu sắc với thầy (cô) giáo.
c. Kết bài: Tình cảm đối với thầy (cô) giáo.
Dàn bài
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung:
+ Trên đường về thăm quê, em gặp lại cô giáo dạy em hồi lớp 5.
7


+ Em nhơ lại những kỉ niệm cũ.
b. Thân bài:
- Hồi tưởng lại kỉ niệm gắn với thầy cô:

+ Ngày còn ở quê em thường đi học với Lâm…
+ Hôm ấy Lâm không đi học, em định chiều về sẽ Lâm sang vì sao.
+ Chiều mưa rả rích, đường lầy lội em ngại không sang.
+ Buổi tối trời tạnh em vội vàng sang bên nhà Lâm… Thấy cô giáo đang giảng
bài cho lâm.
c. Kết bài:
- Kỉ niệm về thầy cô trong buổi tối hôm đó.
- Nhớ mãi ngôi trường nhỏ ấm áp tình ngừơi.
ĐỀ 6 : Loài cây em yêu.
* Lập dàn bài
a. Mở bài : Nêu loài cây và lí do mà em thích loài cây ñoù.
b. Thân bài :
- Các đặc điểm gợi cảm của cây.
- Loài cây……..trong cuộc sống của con người.
- Loài cây……..trong cuộc sống vủa em.
c. Kết bài : Tình cảm của em đối với cây
1. Đề bài:
Em rất yêu hàng phượng vĩ trường em!
2. Thực hành:
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
- Thể loại : Văn biểu cảm.
- Đối tượng: Hàng phượng vĩ trường em.
- Tình cảm : Yêu thích.
* Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
a. Tìm ý:
- Tuổi của hàng phượng vĩ.
- Tình cảm của mọi người.
- Tình cảm của em và các bạn.
- Hàng phượng vĩ khi vào hè, khi đông đến, xuân sang.
- Hàng phượng vĩ vào giờ ra chơi, vào giờ học.

- Hàng phượng vĩ với tất cả thành viên trong trường.
b. Lập dàn ý:
Mở bài:
- Giới thiệu hàng phượng vĩ trường em.
- Lí do em yêu thích ( đẹp, nhiều bóng mát, gắn với một kỉ niệm…)
Thân bài:
- Cảm xúc chung:
+ Hàng phượng vĩ đã gắn bó với nhiều thế hệ hs của mái trường này.
+ Người còn ở lại và người đã đi xa ai cũng nhớ về ngôi trường thân yêu với
hàng phượng vĩ già trải bóng dọc sân trường.
- Đặc điểm nổi bật:
8


+ Vào những ngày hè hàng phượng vĩ như những chiếu lửa thắp sáng một vùng
trời.
+ Ngày đông phượng ủ mình tránh rét để ngày xuân vươn trồi thức dậy chuẩn bị
cho một mùa lửa mới.
- Tác dụng:
+ Vào những giờ giải lao phượng vui vẻ cười đùa, vào giờ học phượng lặng lẽ
xoè bóng mát và khẽ hát theo tiếng giảng bài của cô giáo.
+ Hàng phượng lúc trầm tư như một người bạn lớn, lúc đáng yêu như một đứa
trẻ.
Kết bài:
- Em luôn nhớ về hàng phượng vĩ đáng yêu ấy.
- Em ao ước hàng phượng vĩ ấy mãi là người bạn gắn bó với ngôi trường
* Bước 3: Viết bài.
Mở bài:
- Trực tiếp:
Ai đã từng đến trường em một lần hẳn sẽ không thể quên hàng phượng vĩ già

sừng sững giữa sân trường như một minh chứng cho bề dày lịch sử của ngôi
trường. Chúng em rất yêu quý hàng phượng ấy và luôn tự hào khi nhắc đến
chúng.
- Gián tiếp:
Nếu bạn nói cây cối không có tình cảm tôi dám chắc bạn là người quá vô tình
hoặc có đời sống nội tâm quá nghèo nàn. Với riêng tôi, mỗi loài cây đều có tiếng
nói riêng và nó gợi trong lòng người những cảm xúc rất riêng. Ví như hàng
phượng vĩ trường tôi chẳng hạn. Không hiểu sao tôi luôn tìm thấy sự bình yên
trong tâm hồn mỗi khi nghĩ về hàng cây học trò ấy.
Thân bài:
…Còn nhớ những trưa hè oi ả, đi qua trường, ngước mắt nhìn lên bắt gặp sắc
thắm của những chùm phượng, trong lòng lại rộn ràng những cảm giác thân
thương. Thầy cô, bạn bè, những bài toán, câu văn, tiếng hát…biết bao vui buồn,
nhung nhớ! Hè phượng thay lũ hs chúng tôi thắp sáng ngôi trường, bầu bạn với
tường vôi. Phượng mang về đây cả một trờ ước mơ hi vọng! Phượng ủ thắm
những trái tim và nuôi lớn những ước mơ của thầy và trò nơi đây
ĐỀ 7: Biểu cảm về mái trường
1.Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường
-Ngôi trường THCS mang tên … gắn bó với em gần 2 năm qua, đã trở thành
ngôi nhà thân thiết của em.
-Ngôi trường gắn với nhiều kỉ niệm về thầy cô, bạn bè mà em luôn trân trọng.
2.Thân bài:
a.Những đặc điểm tiêu biểu về ngôi trường.
-Vị trí :
-Cấu trúc ngôi trường: Trường xây dựng năm .., 2 tầng lầu, … phòng học và các
phòng chức năng. Sân trường rợp mát bóng cây.Sân TDTT rộng …
-Em cảm thấy hạnh phúc được học ở đây.Em thần cám ơn các thầy cô chăm sóc
đến việc học tập của chúng em.
9



b.Ngôi trường thân yêu gắn với bao kỉ niệm đáng nhớ.
-Ngôi trường thân yêu đã bao bọc, chở che em trong tình yêu thương của thầy
cô, sự gắn bó của bạn bè yêu quý.(thầy cô như cha mẹ-yêu thương-dạy dỗ- uốn
nắn…; bạn bè thân thiết, gắn bó, yêu thương giúp đỡ; cùng học cùng chơi…để
khôn lớn, trưởng thành…)
-Những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi học trò:
Em yêu hàng cây bàng xanh ngắt, nơi đây chúng em tụ tập như bầy chim non
đùa nghịch trong giờ ra chơi…
Em yêu dãy phòng học nghiêm trang, nơi mỗi ngày vang tiếng đọc bài của bạn,
tiếng giảng bài của cô, nơi e bị phạt ở góc lớp vì những lần không thuộc bài,…
Em yêu thầy cô giáo của em. Em làm sao quên hình ảnh cô Lan, cô giáo chủ
nhiệm năm lớp 6 dìu dắt e những ngày đầu vụng dại vào trường...
Em yêu những giờ chào cờ trang nghiêm, lá quốc kì trên cao, tiếng quốc ca hùng
hồn đã in sâu vào tâm trí em tình yêu Tổ quốc thiêng liêng...
Em yêu ....
c.Em tự hào về ngôi trường thân yêu của em.
-Em tự hào về những thành tích mà trường em đạt được trong suốt 15 năm qua:
HSG, các cuộc thi trên mạng Internet năm nào cũng dẫn đầu TP.Thành tích đó
nhờ vào sự nổ lực không ngừng của thầy cô giáo, sự chăm chỉ của bao thế hệ
học trò... và em tự hứa sẽ tiếp tục học tập tốt để tiếp nối truyền thống nhà
trường, đền đáp công ơn thầy cô, cha mẹ.
-Mai này em trưởng thành, lên cấp học khác, hình ảnh ngôi trường, thầy cô, bạn
bè luôn khắc sâu, trở thành kỉ niệm quý giá.
-Ước gì thời gian trôi chậm lại để níu kéo những giây phút em được học trong
ngôi trường này, để tóc thầy cô đừng thêm sợi bạc, để e mãi mãi được bé nhỏ
trong vòng tay yêu thương của thầy cô, mãi mãi hồn nhiên trong tiếng cười của
bạn bè.
3.Kết bài:
-Em mãi nhớ về ngôi trường THCS … như một ngôi nhà thứ hai yêu quý.

-Hình bóng thầy cô, bạn bè, ngôi trường sẽ mãi đi theo suốt cuộc đời em.
Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. Nơi ấy có biết bao người thân yêu
đã vun vén hạnh phúc cho ta. Nhưng có một ngôi nhà nữa, ngôi nhà ghi dấu một
thời thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ ta. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm
về tình thầy, tình bạn. Nó chắp cánh cho những ước mơ của ta bay tới chân trời
trí tuệ! Ngôi nhà ấy,chính là ngôi trường mà mỗi sáng, mỗi chiều vang vang
tiếng trẻ thơ của ta! Với tôi, ngôi trường mang tên …, nơi tôi từng gắn bó, nơi ấy
mãi mãi đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng trong đời tôi!

10


Trường tôi đấy! Ngôi trường nằm trên …, thuộc …. Cổng trường trang nghiêm
mang tên … mở về hướng nam. Cả sân trường trùm phủ một màu xanh cây lá.
Cây xà cừ vạm vỡ vươn những cánh tay lực lưỡng ,với cái nhìn trầm tư, hồi
tưởng. Những cây phượng vàng thân sần sùi như cụ già lớn tuổi vươn những
cành to với những lá li ti căng dày trên cao để những chấm nắng lọt qua như
những mắt nhìn tinh nghịch. Hàng bàng đứng trang nghiêm, đêù tăm tắp trước
lớp, xoè những chiếc lá to làm thành những chiếc dù lớn như thương yêu, che
chở .Và ở nơi ấy, mỗi lớp học như một mái ấm yêu thương! Không biết từ lúc
nào tôi đã yêu và gắn bó với ngôi trường đến thế ! Bây giờ đây ngôi trường cứ
như thế, giang vòng tay đón chúng tôi mỗi sớm mỗi chiều. Và cứ như thế, ngôi
trường đã là ngôi nhà biết mấy thương yêu của tuổi thơ tôi ! Đã bao lần ngồi ở
lớp học nhìn ra toàn quang cảnh sân trường, trong lòng tôi biết bao xúc động.
Nhìn chiếc ghế đá im lìm dưới bóng râm mát của sân trường như chờ đợi, như
nhớ thương, như trông ngóng Tôi cứ miên man nghĩ về biết bao thế hệ học trò
như tôi đã từng gắn bó, từng trưởng thành và đã bay vào cuộc sống bao la với
biết bao khát vọng. Phải chăng ở nơi này đây đã có biết bao thầy cô giáo đã gắn
bó cả tuổi thanh xuân của mình bằng tình yêu trẻ thơ để rồi phải chia xa nơi này
cùng với bao nỗi nhớ!Cũng chính ở nơi ngôi trường thân yêu này, những tuổi

thơ như tôi đã được yêu thương, và đã được trưởng thành. Tôi thầm nghĩ, ở nơi
này mỗi gốc cây, mỗi chiếc lá đều được ươm niềm hy vọng của thầy cô và mãi
mãi xanh màu kỉ niệm . Trường tôi đẹp lắm! mọi người đều nhận thấy như thế.
Riêng với tôi, trường tôi còn đẹp một vẻ đẹp thiêng liêng bởi ở nơi này tất cả
đều lấp lánh một tâm hồn. Viên phấn trắng trên tay thầy đã dẫn đường cho bao
thế hệ nối tiếp nhau cùng trưởng thành để rồi từ nơi này bao thế hệ cùng nhau đi
xây đắp vẻ đẹp của cuộc đời. Lời giảng của thầy cô đã không đi vào không gian
bao la mà đi đến tâm hồn. Đấy là những lời nhắc nhở, động viên, tin tưởng.
Thầy cô đã truyền đến chúng tôi không chỉ kiến thức, không chỉ truyền thống
văn hoá của dân tộc mình, một dân tộc đã gìn giữ và xây dựng đất nước này
bằng mồ hôi và máu, một dân tộc mà mỗi trang lịch sử nghe sang sảng lời thề
cứu nước.Tiếng trống trường như tiếng gọi của con tim, bồi hồi, lo lắng. Bây giờ
đây ở những phương trời xa xôi của Tổ Quốc mến yêu, có biết bao tấm lòng
đang ngày đêm nhớ về quê hương cùng với hình ảnh ngôi trường thân yêu này
Rồi mai đây ngôi trường này sẽ khác. Những cánh cửa, những mặt bàn mặt ghế
cùng bao nét chữ mang tên bạn bè tôi, tất cả sẽ không còn nữa. Trường tôi sẽ
khác, sẽ được xây mới từ cổng ngõ tường rào, rồi tường vôi sẽ vàng tươi hơn,
rồi cành lá ở sân trường sẽ dày lên hơn Nhưng trong tâm hồn tôi, ngôi trường
yêu dấu vẫn không mất đi, bởi nó gắn với tình thầy, tình bạn rất đổi thiêng
liêng !
Giờ đây ngôi trường cứ như thế,. trống trường như tiếng gọi của con tim, bồi
hồi, lo lắng. Cũng chính ở nơi ngôi trường thân yêu này, những tuổi thơ như tôi
đã được yêu thương, và đã được trưởng thành.

11


Ngày con chập chững bước đi, mẹ cười, một nụ cười mãn nguyện. Con đạt điểm
tốt, mẹ cười vui vẻ lắm. Con là học sinh xuất sắc, mẹ cười hạnh phúc. Từ bao
giờ chẳng hay, nụ cười ấy đã đi sâu vào tâm hồn con, dìu dắt con vượt qua

những chông gai thử thách khó khăn nhất của cuộc đời.
Đề 8: Nụ cười của mẹ
Nghĩ về nụ cười của mẹ là nghĩ về những gì tươi đẹp nhất trong cuộc đời
con. Hình ảnh đẹp nhất ấy chính là đóa hồng thắm đỏ nở trên môi mẹ, rạng rỡ
như nắng ấm trong những ngày đông băng giá.Lần đầu tiên con cảm nhận được
tình yêu của mẹ trong nụ cười là ngày con tập đi. Ngày ấy xa lâu rồi nhưng con
vẫn nhớ. Bất cứ lúc nào mẹ cũng cười. Mẹ nở nụ cười khích lệ nâng đôi chân bé
nhỏ của con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mẹ lại cười, nụ cười giống như vâng
trăng sang nhất, mượn ánh sang của mặt trời để soi rõ đường con đi, càng sang
hơn mỗi lúc thấy bước chân con them rắn giỏi. Đôi khi trong vòng tay yêu
thương của mẹ, con thấy nụ cười của mẹ là tuyệt diệu nhất trên đời. Mẹ cũng
cười như thế mỗi lúc con được điểm cao. Lần đầu tiên cầm bài kiểm tra điểm
mười của con trên tay, mẹ vui sướng đến bật khóc. Con không muốn mẹ khóc
đâu, nhưng vì cố ngắm rõ khuôn mặt mẹ mà con đã thấy nụ cười ẩn sâu trong
dòng nước mặn. “Mẹ đẹp lắm!” Con nói nhẹ khiến cho nụ cười kia biến thành
vòng tay ôm chặt con vào lòng. Mẹ cười cả những lúc con xin tiền mẹ cho ông
lão ăn xin, nụ cười mẹ khen con đã lớn, khen con mang tấm long nhân hậu, biết
thương người. Và nụ cười khiến cho lòng con ấm áp…
Mẹ của con đâu chỉ cười những lúc con vui, mà nụ cười của mẹ vẫn luôn
hiện diện cả trong lúc con buồn, con that bại. Sao con quên được năm học lớp
Ba, lần đầu tiên con đi thi học sinh giỏi của trường. Mẹ cũng nhớ chứ? Trong
khi tất cả các bạn trong lớp con dự thi đều đạt giải cao thì con lại chẳng được gì.
Không niềm vui, không sự an ủi và chia sẻ của các bạn. Nhưng mẹ đã đến bên
con. Mẹ bảo rằng: “Con phải cố gắng lên, gắng mà học, gắng mà chiến đấu với
thất bại, rồi có ngày con sẽ thành công”, rồi mẹ ban tặng cho con nụ cười đẹp
nhất. Thử hỏi còn bông hoa diễm lệ nào đẹp hơn nụ cười ấy, còn hạt sương mai
nào long lanh hơn vậy? Chỉ một thời gian ngắn sau hôm ấy, con đã đoạt ngay
giải Nhì toàn quốc trong đợt thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”. Nụ cười của mẹ
không chỉ mang con ra khỏi thất bại, mà với con, nó còn là điều kì diệu, ý nghĩa
nhất trong đời.

Đề 9: Biểu cảm về dòng sông
1/ Mở bài:
Giới thiệu về dòng sông. (sông ở đâu? )
Nêu tình cảm của em đối với dòng sông.(yêu, quý, tình cảm sâu đậm, ấn
tượng sâu sắc…).
Vì sao?
Tham khảo: “Quê tôi ai cũng có… một dòng sông bên nhà…”
Mỗi khi nghe lời bài hát, lòng tôi lại bâng khuâng xao xuyến nghĩ về dòng sông
quê ngoại. Nơi đã gắn bó với tôi biết bao là kỉ niệm suốt cả thời thơ ấu…
2/ Thân bài: viết thành từng đoạn nêu biểu cảm kết hợp miêu tả và lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm những đặc điểm tiêu biểu của dòng sông:
12


Nhìn từ xa, dòng sông…
Hàng cây xanh đứng nghiêng nghiêng mình soi bóng…
Những mái nhà ngói đỏ lấp ló dưới tán cây trông lặng lẽ, bình yên…
Tàu thuyền xuôi ngược chở hàng hóa như…
Gió từ sông thôi vào dìu dịu…
Có những cánh chim…
Trên sông từng chùm lục bình với sắc hoa tim tím…
Sóng ở sông không như ở biển, không ồn ào, dào dạt mà nhẹ nhàng…
Thích nhất là màu nước sông, quả thật “dòng sông mới điệu làm sao…”
trong một ngày mà bao lần thay áo (tả sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo
từng thời điểm trong ngày…)
Xa xa, các bạn nhỏ đang tắm sông, tiếng nói tiếng cười vang vọng cả một
vùng…
Thương sao người ngư dân…
Đoạn 2:Vai trò của dòng sông trong đời sống con người:
Sông đem đến nguồn nước tưới cho cây cối xanh tốt mượt mà…

Là đường giao thông êm ái mát mẻ, là sự kết nối giữa các tỉnh, vùng ở
miền đồng bằng…
Sông cung cấp khoáng sản, nguyên liệu để người dân xây nhà, dựng
cửa… (cát, đất bùn…)
Sông như người mẹ hiền tặng cho đàn con nguồn thủy sản đa dạng phong
phú…(cá, tôm…)
Sông như người bạn tâm tình giúp cho người miền sông nước chia sẽ
những buồn vui…(mỗi chiều thường ra bờ sông hóng gió…)
Những tình cảm của con người được nảy nở, gắn bó hơn qua những dịp
gặp nhau ở bến sông…(tắm sông, đi chài, giặt đồ…)
Là nguồn vui của trẻ con sau những buổi chiều…(tắm mát nghịch đùa…)
Sông còn là nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ nhà thơ sáng tác nên những
tác phẩm ấn tượng sâu lắng…(ở tận sông Hồng em có biết…, khi hát về dòng
đời, tôi thường nghĩ về dòng sông…)
Đoạn 3: Sự gần gũi gắn bó giữa em với dòng sông:
Tuổi thơ lớn lên bên cạnh dòng sông êm đềm con nước…
Quên sao được những trò chơi trẻ con…(chơi đánh trận, giấu cây lặn
tìm…)
Nhớ làm sao mỗi lúc nước cạn cùng bà đi bắt con tôm con tép…
Nhớ nhất là một kỉ niệm trong những ngày đầu tiên tập bơi…(ngạt nước,
uống nước…)
Giờ đây thì tất cả đã thành kỉ niệm và con sông là nơi lưu giữ những hình
ảnh hồn nhiên tinh nghịch của tuổi thơ…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp về dòng sông.
Một ngày nào đó…
Sông hôm nay không còn trong lành mát mẻ…
Ô nhiễm nguồn nước…
3/ Kết bài:
13



Dòng sông quê tôi chẳng những đẹp mà còn thơ mộng…
Không biết tự bao giờ con sông đã trở thành người bạn gần gũi chân
thành…
Mai đây dù có đi xa, tôi vẫn nhớ…
Ước mong sao dòng sông luôn trong xanh…
Đề 10: VUI BUỒN TUỔI THƠ
Yêu cầu:
Thể loại: biểu cảm.
Kết hợp: miêu tả, kể.
Đối tượng biểu cảm: kể lại những vui buồn thời thơ ấu bên gia đình và
những người thân.
Dàn ý chung:
1.
Mở bài:
Giới thiệu về những vui buồn tuổi thơ.
Những tâm tư tình cảm của mình mỗi khi nhớ lại…
Tham khảo: Nhiều năm đã trôi qua nhưng trong lòng tôi vẫn còn giữ mãi khoảng
trời thơ ấu ngày nào. Thật vậy!Làm sao có thể quên được những vui buồn thuở
ấy bên mẹ, bên cha và cuộc sống khó khăn vất vả trăm bề.
1.
Thân bài:
Đoạn 1: biểu cảm về nỗi buồn:
Gia đình khó khăn, thiếu thốn…
Mẹ cha vất vả thức khuya dậy sớm…
Không có quần áo đẹp…
Thèm những đồ ăn ngọn nhưng…
Bị bạn bè coi thường…
Không có đồ chơi…
Đoạn 2: biểu cảm về niềm vui:

Tuy nghèo nhưng căn phòng đầy ấp tiếng cười…
Mỗi lần mẹ đi chợ về mua bánh …(những chiếc kẹo nhỏ nhưng… ăn
ngon, vui mừng…)
Bố đi làm vẫn không quên ngày sinh nhật (chiếc bánh kem nhỏ không đủ
một người ăn, vài ngọn nến lung linh nhưng sao mà vui thế!)
Bố mẹ luôn động viên, nhắc nhở dạy bảo… con đạt điểm 10 vui về khoe,
mẹ vui, bố cười…
Mỗi đêm, mẹ thường kể chuyện con nghe, đưa con vào thế giới những
câu chuyện thần tiên…
Niềm vui trẻ thơ là những đồ chơi do bố tự làm…
Đoạn 3: biểu cảm trực tiếp
Giờ đã lớn…
Cuộc sống khá hơn…
Nhưng không còn những niềm vui như thuở ấy…
Bố mẹ tất bật tiếp khách, công tác…
Quên hỏi thăm con…
Bố không còn làm lồng đèn…
14


Sinh nhật đôi khi bị quên…
Chính vì thế mà tôi thèm trở lại thuở trước đây….
1.
Kết bài:
Những vui buồn ấy là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ mà suốt đời tôi không thể
nào quên. Đó còn là hành trang…
Nếu có một điều ước tôi xin ước “Cho tôi một vé về lại tuổi thơ”…
Đề 11: Quà bánh tuổi thơ

Gợi ý:

- Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng từng đôi lần nhận được món quà
nhưng “chiếc nhẫn” ông tặng từ thời thơ ấu chính là món quà “quý” nhất đối
với tôi.
Thuở ấy, tôi là một đứa ngỗ nghịch, đặc biệt là không làm việc gì đến nơi
đến chốn lại còn hay đánh nhau.
Bố mẹ thường nhắc nhở nhưng tôi vẫn tính nào tật nấy cho đến hôm sinh
nhật lần thứ 8 của mình, tôi nhận một món quà “hoàn toàn bất ngờ”.
- Đó là chiếc nhẫn bằng bạc, sáng lấp lánh.
Tuy là món quà nhỏ xíu nhưng ông lại bảo có “giá trị” vô cùng to lớn về
mặt “ý nghĩa” .
Bằng giọng nhẹ nhàng, trìu mến ông giảng giải về chữ nhẫn là con người
phải biết nhẫn để có được kiên trì, nhẫn nại, biết nhẫn để nhẫn nhịn, nhún
nhường…
Nhìn chiếc nhẫn, nghĩ về bài học ông dạy, tôi dường như nhận ra những lỗi
lầm của mình từ bấy lâu nay, tôi âm thầm hối hận.
Nhiều năm trôi qua, mặc dù ông đã đi xa nhưng tôi vẫn luôn giữ bên mình
món quà ông tặng giống như là một “vật bất li thân”.
Tôi thầm cảm ơn món quà “nhỏ xíu” ấy, để từ đó tôi đã thay đổi cuộc đời
mình bắt đầu từ chữ “Nhẫn” với những ý nghĩa tốt đẹp vô cùng.
Đề 12: Biểu cảm về tình bạn

Gợi ý:
Trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài người thân, thầy cô thì bạn bè
cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nghĩ về bạn bè, tôi bỗng đến nhớ đến câu ca dao quen thuộc từ lâu “Bạn bè
là nghĩa tương thân. Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”.
Thật vậy, dưới mái trường cũng như ngoài cuộc sống, ta nhận được sự quan
tâm, lo lắng và chia sẻ giúp đỡ của bạn bè.
Bạn luôn đến bên ta dù lúc ta khổ đau hay hạnh phúc, đấy chính là những
người bạn chân thành nhất.

Có bạn, ta cảm thấy an tâm, vui hơn và đôi khi còn dịu bớt nỗibuồn.
Trong học tập làm sao ta có thể quên mà không nhớ câu “Học thầy không
tày học bạn”.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết “lựa bạn mà chơi”, tránh xa những
người bạn xấu, lôi kéo dụ dỗ ta làm điều sai trái.
Bạn bè rất quan trọng, đặc biệt là người bạn chân tình, thân thiết, chúng ta
cần phải hết sức nâng niu gìn giữ cẩn thận.
15


Hãy nhớ rằng không vì bất kì lý do gì mà làm tổn hại đến bạn bè các bạn
nhé.
Đề 13: Biểu cảm về ngày khai trường
“Vui đến trường lòng rộn ràng như hoa nở. Hương thơm ngọt ngào từng
góc phố thân quen”.
Không hiểu sao cứ mỗi khi nghe lời bài hát ngọt ngào và sâu lắng ấy, lòng
tôi lại bồi hồi xao xuyến cảm nhận về không khí của ngày khai trường…
Dù nhiều năm trôi qua nhưng cái cảm giác đến trường đón chào năm học
mới luôn để lại biết bao cảm xúc bâng khuâng khó tả…
Tạm biệt những ngày nắng hạ, chia tay những thú vui mùa hè, tôi chuẩn bị
bài vở trong tâm trạng nôn nao háo hức…
Thế là mình sắp gặp lại thầy cô, gặp lại bạn bè sau bao ngày xa cách, ôi
sung sướng biết bao!
Gió nhè nhẹ khẽ lay chiếc lá vàng, trên trời cao bồng bềnh chùm mây
trắng, dưới ánh nắng mùa thu, tôi bước chân sáo đến với “Thế giới diệu kì”.
Mẹ không còn dẫn tôi đến trường như ngày nào nữa, nhưng bước chân tôi
đi, mẹ luôn dõi ánh nhìn.
Tôi yêu tuổi học trò hồn nhiên trong sáng của mình có lẽ bắt đầu từ những
ngày khai trường cùng tiếng trống rộn vang.
Đề 14

Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của
các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm
tháng giêng” của Hồ Chí Minh (Trong chương trình Ngữ văn 7).
A- Mở bài
* Yêu cầu:
Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ
qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ
Chí Minh.
B- Thân bài - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm
của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi
và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:
+ Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một
nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức
tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương
của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như
được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn
rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã …
Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối,
đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn
16


muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình
cùng những vần thơ.
+ Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm
trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh
đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không
lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng
ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh

đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người.
Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những
người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con
người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những
người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì
vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một
hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn.
- Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về
tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này:
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà thi sĩ Nguyễn
Trãi trong bài “bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào
thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên
cường, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch,
ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình
ảnh thiên nhiên.
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ
Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”: Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu
cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng
sông nước nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya
của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương.
Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ
sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải
chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như
Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng
lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy
thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và
người chiến sĩ. ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất
nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
C- Kết bài (0,5 điểm):


17


* Yêu cầu: Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên
nhiên và tâm hồn của các nhà thơ.
Đề 15:
Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ “Cảnh khuya”
và “Rằm tháng giêng”.
1.Mở bài:
_ Bài Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947. Tại chiến
khu Việt Bắc.
_ Giữa hoàn cảnh kháng chiến gay go, gian khổ. Bác vẫn gữ vững phong thái
ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để
thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động
viên tinh thần lớn lao đối với mình.
2.Thân bài:
* Cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng:
+ Câu 1 và 2: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
_Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya nổi bật tiếng suối chảy róc rách,
văng vẳng lúc gần lúc xa.
_nhịp thơ 2 / 1 / 4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị:
trong như tiếng hát xa.
_Sự so sánh. liên tưởng vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng
hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
_Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan
xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh sinộng: Trang lồng thụ, bóng lồng hoa.
Bóng trăng , bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa. lung linh, huyền ào,...
_nghệ thuật miêu tả rất phong phú, có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo
nên bức tranh đêm tr từng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.

*Tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+Câu 3 và câu 4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
_Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh
trăng soi và xúc động thốt lên: Cảnh khuya như vẽ (đẹp như tranh).
_Người chưa ngủ vì hai lí do. Lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn
người nghệ sĩ rạo rực, bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: Chưa ngủ vì lo nỗi
nước nhà. Cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hấp dẫn như vậy nhưng không làm cho Bác
vơi di nỗi lo về trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với
nước.
_Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới
chiến sĩ kiên cường trong Bác.
3.Kết bài:
_Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính
cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
18


_Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho
phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
Đề 16: Biểu cảm về quê hương
I. Mở bài
- Dẫn dắt bằng một đoạn trong bài thơ có nội dung về quê hương (Bài "Quê
hương" - Đỗ Trung Quân)
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con năm ngũ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là do đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chi một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ....
- Quê hương là nơi mà mỗi con người có sự gắn bó sâu nặng, tha thiết.
II. Thân bài
- Quê hương là nơi mà mọi người được sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi
19



theo ta suốt đời.
- Dù có đi đâu xa xôi tôi cũng sẽ luôn nhớ đến quê hương - nơi chôn nhau cắt
rốn.
- Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát,
từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh, mây trăng lững lờ trôi.
- Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc.
- Cảnh vật và con người dường như chan hòa, một bức tranh phong cảnh tuyệt
đẹp do “họa sĩ' thiên nhiên vẽ nên.
- Thật tuyệt đẹp!
- Lúc mặt trời đứng bóng, canh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt
trời.
- Các bác nông dân cùng đã mệt.
- Những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ
trưa thì không còn gì bằng.
- Những con gió nhẹ thoáng qua làm cho lá tre đung đưa tạo ra tiếng kêu rì rào,
xào xạc nghe thật vui tai.
- Những chú chim hót véo von làm tôi có cam giác như đang lạc giữa một thiên
đường.
- Cám xúc thật khó ta!
- Đêm đến, cả vùng quê như chìm vào giấc ngủ say, chỉ còn chú gà trống vẫn
ngày đêm làm việc.
- Làng quê với sự yên bình, nhường chỗ cho các chú dế, ềnh ưỡng kêu ồm ộp
vang suốt đêm dài.
- Chỉ có ở làng quê, chúng ta mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng
mùi hương đồng nội, gió cỏ rì rào.
- Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả
một không gian.
- Những hình ảnh, nhưng tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí, sẽ
không bao giờ phai mờ trong trái tim tôi.
III. Kết bài

- Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là chốn bình yên trong mỗi con người.
- Tôi tự nhủ với lỏng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê
hương, đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn, vững mạnh hơn.
Bài tham khảo
Bài làm
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
20


Con về rợp bướm vàng bay"
Mỗi khi nghe đến lời bài thư trên, bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu lại ùa về.
Những kỉ niệm ấy đẹp biết bao, nhưng có lẽ những kỉ niệm về quê hương thì
làm tôi nhớ nhất.
Quê hương - hai tiếng thiêng liêng vô cùng. Trong đó chất chứa bao ki niệm của
những ngày còn chiến tranh, những ngày tôi còn là một đứa trẻ hồn nhiên. Quê
hương là nơi mọi người dược sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt
đời. Dù có đi đâu xa xôi tôi cùng sẽ luôn nhớ đến quê hương - nơi mà mình đã
được sinh ra và lớn lên.
Vào những buổi sớm khi ánh binh minh vừa ló dạng, mang theo những tia nắng
ấm áp cho cuộc sống làng quê bình dị, dân dã. Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng
sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên
bầu trời xanh mây trắng lừng lờ trôi. Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái
của một ngày làm việc. Lúc đó, cảnh vật và con người dường như chan hoà, một
bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ” thiên nhiên vẽ nên. Thật tuyệt đẹp!
Lúc mặt trời đứng bóng, canh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt
trời. Các bác nông dân cũng đã mệt moi vì làm việc. Những buổi trưa hè oi ả,
mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng.
Những cơn gió nhẹ thoảng qua làm cho lá tre đung dưa tạo ra tiếng kêu rì rào,

xào xạc nghe thật vui tai. Những chú chim hót véo von làm tôi cỏ cảm giác như
đang lạc giữa một thiên đường. Cảm xúc thật khó tả!
Nhanh thật, thấm thoát ngày cũng trôi qua. Đêm đến, cà vùng quê như chìm vào
giấc ngù say, chỉ còn chú gà trống vẫn ngày đêm làm việc, báo thức cho mọi
người. Khác với nơi thành phố xa hoa lúc nào cùng nhộn nhịp tiếng xe cộ, tiếng
ồn ào, tấp nập từ các hàng quán. Làng quê lại chọn sự yên bình, nhường chỗ cho
các chú dê, ềnh ưỡng kêu ồm ộp vang suốt đêm dài. Chỉ có ở làng quê, chúng ta
mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng mùi hương đồng nội, gió cỏ rì
rào. Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả
một không gian. Nó khiến cho lòng tôi bâng khuâng, một cảm xúc mơ hồ chìm
trong cảnh vật làng quê. Những hình ánh, những tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi
in sâu trong tâm trí, sẽ không bao giờ phai mờ trong trái lim lôi.
Giờ đây ngẫm nghĩ lại, tôi cảm thấy yêu quê hương mình biết bao. Quê hương là
bước đường giúp tôi vững bước vào đời. Thật xót xa cho những ai xa quê mà
không được một lần về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi tự nhủ với
lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương, đất nước
mình ngày càng tươi đẹp hơn, vững mạnh hơn.

21


Luyện tập các đề
Đề 1: Bên em, trong cuộc đời này có biết bao người mà em thương yêu, gần
gũi gắn bó: bố mẹ, ông bà, anh chị em, bè bạn, thầy cô… Mỗi người đều để
lại trong em những kỉ niệm và tình cảm khó phai.
Phát biểu cảm nghĩ về một người mà em thương yêu.
* Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm): Bài viết cần đảm bảo nội dung sau:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu về người thân. (Có thể là bố mẹ, ông bà, anh chị em, bè bạn,
thầy cô… thậm chí là người giúp việc)

- Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về người thân.
2. Thân bài (3,0 điểm):
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc với người thân. Các phương diện biểu cảm
có thể:
- Ấn tượng, cảm xúc về những nét ngoại hình. (chỉ đặc tả nét nổi bật, gợi
cảm xúc)
- Ấn tượng, cảm xúc về tính cách, tài năng hoặc số phận cuộc đời của
người thân.
- Bày tỏ tình cảm với kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc với người thân.
- Suy nghĩ về cuộc sống hiện tại của người thân và mong ước, hứa hẹn với
người thân.
3. Kết bài (0,5 điểm)
- Bộc lộ tình cảm với người thân: hứa hẹn, mong ước.
Đề bài 2: Tôi thấy mình đã khôn lớn
* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:
- Em cần xác định, khi em cảm nhận mình đã khôn lớn thì sự khôn lớn ấy được
thể hiện qua những yếu tố nào (thể chất, tinh thần, suy nghĩ....)?
- Qua những hoạt động, kỉ niệm nào mà em có thể rút ra được suy nghĩ rằng
mình đã khôn lớn?
- Sự khôn lớn ấy được thể hiện ra sao?
Mọi người xung quanh nhìn nhận sự khôn lớn ấy như thế nào?
Gợi ý:
1. Mở bài
Vào một ngày, tôi bỗng nhận ra sự trưởng thành của mình.
2. Thân bài
1. Miêu tả bản thân khi đã lớn
Đối với các bạn nam
- Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều + Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm
ồm rất trầm.

+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh
nhạy hơn.
- Tính cách:
22


+ Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ
lưỡng hơn.
+ Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
Đối với các bạn nữ
- Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.
+ Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, trông dịu dàng, nữ tính hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh
nhạy hơn.
- Tính cách:
+ Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
+ Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
2. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài “...thấy mình đã khôn lớn”
Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ
- Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.
- Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.
- Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng
đình,...

- Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.
- Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.
- Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
- Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.
- Mẹ nói với tôi rằng: "Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".
3. Cảm nhận về bản thân mình
- Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của
mình.
3. Kết bài
- Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
- Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn đề
trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.
Đề 3: Cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu
I. Mở bài: giới thiệu về mái trường thân yêu
Ví dụ:
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn với tuổi học sinh. Một
quãng thời gian vô cùng đáng nhớ và biết bao kỉ niệm thân thương. Găn bó với
thời học sinh là những giờ học đầy căng thẳng, những lúc nói chuyện trong giờ
học, những lúc bị thầy cô phạt,…. Bên cạnh những kỉ niệm vui ấy thì chúng ta
cũng còn gắn với những kỉ niệm thân thương đầy nắng trong mái trường thân
yêu.
23














II. Thân bài: cảm nghĩ của em về mái trường thân yêu
1. Nêu vẻ đẹp của ngôi trường thân yêu:
Ngôi trường có từ rất lâu đời
Trường có 3 dãy nhà là dãy học, dãy thựuc hành và thư viện và dãy dành
cho thầy cô
Trường rất nhiều hoa lá và cây côi
2. Kỉ niệm sâu sắc của em với mái trường thân yêu
Ngày đầu đến trường với bao bỡ ngỡ
Những giờ học thú vị
Những giờ ra chơi đầy ắp tiếng cười
Những giờ sinh hoạt đầy thú vị
3. Cảm nghĩ của em về mái trường:
Em rất yêu mái trường
Mái trường là nơi trau dồi kiến thức cho em
Mái trường như ngôi nhà thứ hai của em
III. Kết bài: nêu ý kiến của em về mái trường tâhn yêu
Ví dụ:
Em rất yêu mái trường thân yêu. Dù sau này có ra sao em sẽ mãi yêu mái trường
thân yêu của em.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “ Cảm nghĩ của em về mái trường thân
yêu” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có
được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập
tốt.
Bài tập 4: Cảm nghĩ về người ông kính yêu
- GV hướng dãn HS lập dàn ý. Cho HS viết từng phần của dàn bài

- GV gọi HS đọc bài ->GV nhận xét -> sửa sai
a. Mở bài :
- Giới thiệu về người ông và tình cảm của em với ông như thế nào?
b. Thân bài :
Kể những kỉ niệm để khơi gợi cảm xúc
– Ông rất yêu quý đàn cháu của mình.
– Ngày ngày, ông nhắc cháu tập thể dục và chuẩn bị đi học.
– Ông dạy các cháu nề nếp làm việc ngăn nắp, gọn gàng.
– Thái độ của ông nhẹ nhàng, vui vẻ nhưng nghiêm khắc.
– Ông rất chăm lao động, thích trồng cây…
c. Kết bài:
– Tự hào về ông.
– Tình ông cháu đậm đà, thắm thiết.
Bài tập 5: Cảm nghĩ về cha
- GV hướng dãn HS lập dàn ý. Cho HS viết từng phần của dàn bài
- GV gọi HS đọc bài ->GV nhận xét -> sửa sai
24


a. Mở bài:
– Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu
thịt thiêng liêng.
– Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao, dân ca
(dẫn chứng minh họa ).
b. Thân bài:
Vai trò của người cha:
– Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong
gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
– Cha kèm cặp, dạy dỗ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước
đường tạo dựng sự nghiệp

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
– Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
– Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của
mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng
cũng rất nghiêm khắc.
– Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi
để cha vui lòng.
c. Kết bài:
– Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với
núi cao, biển rộng.
– Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu
nghĩa hằng ngày.
Bài tập 6. Cảm nghĩ về tình bạn
- GV hướng dãn HS lập dàn ý. Cho HS viết từng phần của dàn bài
- GV gọi HS đọc bài ->GV nhận xét -> sửa sai
a. Mở bài:
– Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
– Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
– Thế nào là 1 tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau
tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn…
– Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
– Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
– Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
25



×