Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LAN ANH

NHÂN VẬT MANG DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LAN ANH

NHÂN VẬT MANG DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số:
62 22 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TÔN THẢO MIÊN

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các
kết quả này chưa từng được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác. Tất cả
những kế thừa và tham khảo đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Lan Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô
giáo hướng dẫn của tôi là PGS.TS.Tôn Thảo Miên - người đã giúp đỡ tôi trong việc
tìm hiểu tài liệu, góp ý cho những khuyết thiếu của luận án, cũng như những động
viên, khích lệ về mặt tinh thần trong suốt quá trình học tập.
Xin đặc biệt trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Văn học, Trường
ĐH KHXH&NV Hà Nội. Sự góp ý, giúp đỡ và tình cảm của các thầy cô là động lực
giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô và đồng nghiệp nơi tôi
công tác (Trường ĐH KHXH&NV Tp.HCM) cùng gia đình và bạn bè đã khuyến
khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập của tôi.

Tác giả luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7
5. Đóng góp của luận án ..........................................................................................8
6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................9
1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại ở một vài nước trên thế giới ....10
1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại ở Việt nam ...............................13
1.2.1. Về lĩnh vực dịch thuật ..............................................................................14
1.2.2. Về lĩnh vực phê bình nghiên cứu .............................................................16
1.3. Những nghiên cứu về nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại.............................27
CHƢƠNG 2: LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI ......................................................35
2.1. Hoàn cảnh ra đời, khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu
hiện đại ..................................................................................................................35
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại ........................................35
2.1.2. Khái niệm .................................................................................................37
2.1.3. Một số đặc trưng cơ bản của văn học hậu hiện đại .................................41
2.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam ................................................48
2.2.1. Cơ sở hình thành những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam .........48
2.2.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại và vấn đề nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại
trong tiểu thuyết Việt Nam .................................................................................55
2.2.3. Sự tiếp nhận tiểu thuyết mang dấu ấn hậu hiện đại tại Việt Nam ...........63
MANG DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI ........................................................................69
3.1. Nhân vật cô đơn lạc lõng dẫn tới tha hóa .......................................................71
3.2. Nhân vật dị biệt ..............................................................................................86
3.3. Nhân vật huyền ảo tâm linh ............................................................................90
1


3.4. Đấng tối cao ....................................................................................................96
3.5. Nhân vật: các “vai diễn” mới .......................................................................100

CHƢƠNG 4: CÁC THỦ PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT...............................106
MANG DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI ......................................................................106
4.1. Thủ pháp làm mờ, xóa trắng nhân vật ..........................................................107
4.1.1. Gọi tên nhân vật, địa danh bằng những chữ cái hoặc danh từ chung ..108
4.1.2. Làm mờ ngoại hình, tính cách và lai lịch nhân vật ............................... 111
4.1.3. Lãng quên tâm lý nhân vật..................................................................... 113
4.1.4. Nhân vật không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm .............................. 115
4.2. Tính nhục thể: phương tiện xây dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại .. 116
4.2.1. Xu hướng đề cao tính thân xác .............................................................. 117
4.2.2. “Giải trung tâm” tính nhục thể của đàn ông .......................................122
4.3. Huyền ảo hóa nhân vật .................................................................................126
4.3.1. Mô típ giấc mơ .......................................................................................129
4.3.2. Xây dựng nhân vật gần gũi với tư duy thơ ca, ngụ ngôn, huyền thoại ..131
4.3.3. Hiện thực hóa cái huyền ảo ...................................................................135
4.4. Giễu nhại như là một “nguyên tắc” xây dựng nhân vật ...............................138
4.4.1. Dùng giọng điệu giễu nhại để khắc họa nhân vật .................................139
4.4.2. Giễu nhại nhân vật qua mô típ trò chơi .................................................142
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Được khởi phát từ nửa sau thế kỷ XX, chủ nghĩa hậu hiện đại là hiện tượng
văn hóa có nguồn gốc từ phương Tây. Là một trong những lý thuyết mới nhất và độc

đáo nhất của phê bình văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một hiện tượng văn
hóa có độ bao phủ rộng khắp ở hầu hết mọi lĩnh vực như mỹ thuật, văn học, âm nhạc,
kịch, kiến trúc và triết học. Xét riêng trong lĩnh vực văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại đã
làm nên một cuộc “cách mạng”, làm thay đổi diện mạo của nền văn học.
Ở mỗi ngành, hậu hiện đại lại có những biểu hiện và cách sử dụng khác
nhau. Do đó việc thống nhất trong cách hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại nói chung và
trong lĩnh vực văn học nói riêng đã và sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chúng ta
cần nhiều hơn nữa những tìm tòi nghiên cứu về vấn đề này.
1.2. Nền văn học Việt Nam đã đi được một chặng đường dài với nhiều thành
tựu, đặc biệt là giai đoạn từ sau đổi mới (1986) cho tới nay. Từ một nền tiểu thuyết
non trẻ (bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước), bằng những khám phá, tìm tòi,
thể nghiệm, tiểu thuyết Việt Nam đã trở thành một nền tiểu thuyết hiện đại với
những cách tân độc đáo. Có thể nhận thấy rõ, trong từng thời kỳ, tiểu thuyết đã thực
sự hoàn thành được “sứ mệnh” của mình, là phản ánh hiện thực. Từ tiểu thuyết lãng
mạn và tiểu thuyết hiện thực phê phán của những năm 30 của thế kỷ XX, tới giai
đoạn chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, và sau này là tiểu thuyết sau đổi mới,
càng những giai đoạn về sau, chúng ta càng nhận thấy sự đổi mới mạnh mẽ của tiểu
thuyết, cả về hệ thống đề tài, nhân vật và phong cách sáng tác.
Trong đó, tiểu thuyết Việt Nam những năm từ sau 1986 nổi lên một hiện
tượng mới, đó là những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác. Sự xuất
hiện của những dấu ấn này có thể từ sự chủ động của các nhà văn Việt Nam trong
quá trình tiếp nhận những trào lưu phê bình sáng tác hậu hiện đại phương Tây, họ
chủ động đón nhận và có ý thức rõ ràng trong việc vận dụng những lý thuyết ấy vào
trong thực tế sáng tác. Cũng có thể sự biến đổi ấy là một sự bị động, khi những trào
lưu phê bình sáng tác mới ùa vào đời sống văn chương, kéo theo đó là cuộc sống
mới, đặc biệt là sự xuất hiện của internet kéo theo xu hướng toàn cầu hóa, mọi giới
hạn dường như bị phá vỡ, thế giới trở thành thế giới phẳng, ở đó không còn khoảng
3



cách về mặt địa lý. Cũng có thể lý giải điều này bằng nguyên nhân tự thân tác giả.
Cột mốc đổi mới đánh dấu bước chuyển lớn về mọi mặt của Việt Nam, đặc biệt là
trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. Những quy chuẩn cũ biến đổi trong vòng
quay chóng mặt của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều giá trị,
nếp quen cũ. Để từ đó, tận sâu trong các nhà văn đã tự hình thành nên cái gọi là
“tâm thức hậu hiện đại”, và do vậy, những sáng tác thời kỳ này mang tinh thần hậu
hiện đại - một thực tế sáng tác khó cưỡng lại được, nếu không muốn nói là tất yếu
trong bối cảnh chuyển biến của xã hội Việt Nam và trong thực tế toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, hiện tượng này xảy ra là bởi sự tổng hòa của
các nguyên nhân chủ động và bị động, bên cạnh đó còn là nguyên nhân tự thân mỗi
tác giả đã mang trong mình cái gọi là “tâm thức hậu hiện đại”.
1.3. Với đề tài Nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt
Nam, chúng tôi muốn nhận diện những dấu ấn hậu hiện đại của tiểu thuyết Việt
Nam thông qua yếu tố nhân vật. Cần nói rõ thêm, khi nói đến dấu ấn hậu hiện đại ở
tiểu thuyết Việt Nam, chúng tôi muốn đề cập đến những tiểu thuyết được sáng tác
trong giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến nay.
Tất nhiên, không chỉ từ 1986 tiểu thuyết Việt Nam mới xuất hiện những yếu
tố hậu hiện đại đầu tiên. Những dấu ấn hậu hiện đại đầu tiên đã xuất hiện trước đó ở
các tác giả như Bùi Giáng, Nguyễn Minh Châu... nhưng phải công nhận một thực tế
rằng nó chỉ thực sự xuất hiện nhiều ở giai đoạn văn học sau 1986. Trước đó, do dư
âm hậu chiến nên những sáng tác vẫn thiên về đề tài chiến tranh với tính chất sử thi.
Giai đoạn đổi mới 1986 đánh dấu sự thay đổi về mọi mặt của đời sống xã hội
Việt Nam, từ một nền kinh tế với cơ chế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường,
cùng với đó là sự cởi mở, giải phóng của lý luận phê bình và sáng tác văn học. Các
nhà văn được “cởi trói”, làm nên những chuyển biến có tính chất bước ngoặt cho nền
văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Những thay đổi ấy
diễn ra cả ở phương diện nội dung lẫn hình thức. Cũng từ giai đoạn này, những dấu
ấn hậu hiện đại xuất hiện nhiều hơn trong các sáng tác văn học.
Do vậy, chúng tôi sẽ khảo sát các tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đến nay,
mà chủ yếu là đến năm 2015. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ chỉ tập trung vào các

tác giả cụ thể như: Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Thuận, Hồ Anh Thái,
Nguyễn Bình Phương, Đoàn Minh Phượng và Đặng Thân.

4


Với việc tìm hiểu nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt
Nam từ 1986 đến nay, chúng tôi muốn góp một cái nhìn thấu đáo hơn về một thời
kỳ văn học hết sức có ý nghĩa này. Ngoài ra, chúng tôi cũng hi vọng đề tài này sẽ
mang lại những hữu ích cho hướng nghiên cứu của bản thân về hậu hiện đại trong
những năm tiếp theo.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Những dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam
không chỉ là những khởi phát từ cột mốc sau đổi mới 1986, mà nó đã manh nha từ
trước đó, qua các tác phẩm tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn và kịch... Ví dụ, ở những
sáng tác của Nguyễn Minh Châu, chúng ta có thể nhận ra tinh thần “phản sử thi”,
“giải cấu trúc”, hay những tác phẩm kịch thế sự của Lưu Quang Vũ cũng mang dấu
ấn hậu hiện đại khá rõ nét... Tuy nhiên, từ sau 1986 với sự kiện quan trọng là công
cuộc đổi mới đất nước đã làm thay đổi đời sống xã hội về nhiều mặt. Văn học nghệ
thuật cũng được “giải phóng” khỏi những đề tài, khuôn sáo cũ mòn, cuộc sống mới,
thời đại mới ít nhiều làm xáo trộn nếp sống cũ, hiện thực bề bộn của cuộc sống bắt
đầu bén rễ trong đời sống văn học. Nhận thức của nhà văn - theo đó cũng đổi thay.
Có thể nói đây là giai đoạn khởi phát cho sự biến đổi với những nhận thức mới của
các chân lý, giá trị và niềm tin. Thái độ giễu nhại, bỡn cợt trở nên phổ biến. Thái độ
sống, cách nhìn nhận, suy nghĩ và cảm quan của nhà văn giai đoạn này được thể
hiện tương đối rõ nét trong tác phẩm của họ, mà đặc biệt là ở những tác giả như
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Hồ
Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thân, Lê Anh Hoài...
Bởi vậy, với đề tài Nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết

Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhân vật trong các tiểu thuyết
thuộc giai đoạn từ sau đổi mới 1986 đến nay. Bởi theo chúng tôi, những dấu ấn
hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
xuất hiện nhiều nhất và rõ nét nhất chính là ở giai đoạn này. Ở những giai đoạn
trước trong văn học, nếu có, cũng mờ nhạt.
Một lần nữa chúng tôi nhấn mạnh, đối tượng nghiên cứu của luận án là
các nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại trong các tiểu thuyết Việt Nam từ
sau 1986 đến nay (mà chủ yếu là đến năm 2015) ở các tác giả như Tạ Duy Anh,

5


Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Hồ Anh Thái, Nguyễn
Việt Hà, Đặng Thân.
2.2. Phạm vi
Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sẽ khảo sát các tác phẩm tiểu
thuyết được sáng tác từ sau đổi mới 1986 đến nay (cụ thể, đến năm 2015). Trong số
rất nhiều các tác giả từ sau 1986 đến nay, chúng tôi lựa chọn và tập trung vào các
tác giả như: Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Việt
Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Đặng Thân, Võ Thị Hảo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khảo sát nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam (cụ thể là từ sau 1986
đến nay), chúng tôi đi sâu vào việc tìm hiểu một số loại hình nhân vật mang dấu ấn
hậu hiện đại và các thủ pháp xây dựng nhân vật, luận án muốn tìm ra những dấu ấn
hậu hiện đại trong việc xây dựng nhân vật của các tác giả thời kỳ này.
Cũng qua việc khảo sát này, luận án muốn đi đến lý giải những kế thừa và
chuyển biến của quan niệm nghệ thuật về con người trong một thời kỳ hết sức có ý
nghĩa trong tiến trình văn học và lịch sử Việt Nam - từ sau 1986.
Đồng thời luận án cũng muốn tìm ra sự tương đồng, tiệm cận và hòa nhập

của tư duy hậu hiện đại Việt Nam với thế giới.
3.2. Nhiệm vụ
Luận án trình bày khái niệm và một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu
hiện đại, qua đó vận dụng vào việc tìm hiểu dấu ấn hậu hiện đại ở những loại hình
nhân vật nổi bật và trong các thủ pháp sáng tác nhân vật của các tác giả tiểu thuyết
Việt Nam giai đoạn từ sau 1986. Đồng thời, luận án chứng minh sự tồn tại, những
dấu ấn hậu hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam từ sau 1986 (mà cụ thể ở đây
là tiểu thuyết) như là một nhu cầu tất yếu nảy sinh trong lòng xã hội hiện đại, trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
Cụ thể, ở chương Tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu tình
hình nghiên cứu về lý thuyết hậu hiện đại ở một vài nước trên thế giới và tại Việt
Nam. Chúng tôi cũng tìm hiểu những nghiên cứu (là các bài viết, công trình nghiên

6


cứu, luận văn, luận án...) về nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại của văn học Việt
Nam nói chung và tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đến nay nói riêng.
Chương 2 là những vấn đề lý luận của chủ nghĩa hậu hiện đại, cụ thể, chúng
tôi tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại; khái niệm và những đặc
trưng cơ bản. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu cơ sở hình thành của những dấu
ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam, về sự tiếp nhận mang tính chất khách quan
và chủ quan của văn học Việt Nam đối với chủ nghĩa hậu hiện đại.
Ở chương 3, là sự trình bày những dấu ấn hậu hiện đại thông qua việc tìm
hiểu một số loại hình nhân vật tiêu biểu của văn học giai đoạn này.
Chương 4, cũng là sự trình bày những dấu ấn hậu hiện đại qua một số thủ
pháp xây dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại đặc trưng.
Qua việc tổng hợp tư liệu, luận án sẽ làm sáng rõ những vấn đề lí luận cơ bản
về hậu hiện đại, về những dấu ấn hậu hiện đại trong việc xây dựng nhân vật và phân
tích cụ thể trong các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể:
Phương pháp hệ thống: Tất cả các vấn đề được triển khai trong luận án được
đặt trong mối tương quan có tính chất hệ thống. Phương pháp này được sử dụng
nhằm phân tích, lý giải những yếu tố hậu hiện đại đã hiện diện như thế nào.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Với phương pháp này, chúng tôi
khảo sát sự ra đời và vận động của lý thuyết hậu hiện đại trên thế giới cũng như
khảo sát sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam với những dấu ấn hậu hiện đại.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này để đối chiếu, so sánh những đặc
điểm những khác biệt của tiểu thuyết từ sau 1986 so với tiểu thuyết các thời kỳ
khác, qua đó nhận diện những dấu ấn hậu hiện đại của tiểu thuyết giai đoạn này.
Phương pháp phân tích: Trên cơ sở phân tích, chúng tôi khái quát lên những
đặc điểm chung của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 qua các loại hình
nhân vật và các thủ pháp xây dựng nhân vật (mang dấu ấn hậu hiện đại). Thao tác
này giúp tìm ra các đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại, đồng thời làm tăng sức
thuyết phục cho các nhận định mà luận án đưa ra.

7


Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở tổng hợp những những đặc điểm chung,
chúng tôi muốn tìm hiểu được bản chất và quy luật vận động của lối sáng tác của
tiểu thuyết Việt Nam mang dấu ấn hậu hiện đại.
Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Việc vận dụng phương pháp thi pháp
học giúp xác định những đặc trưng các vấn đề về nhân vật cũng như các thủ pháp
sáng tạo nhân vật. Từ đặc trưng của loại hình tiểu thuyết, cộng với việc vận dụng
những lý luận về chủ nghĩa hậu hiện đại và các vấn đề về nhân vật để tìm hiểu
những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này.
Phương pháp loại hình: Phương pháp này nhằm nhận diện loại hình nhân vật
mang dấu ấn hậu hiện đại của tiếu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đối với các loại

hình tiểu thuyết khác trong tiến trình văn học Việt Nam.
Phương pháp tiếp cận nhân học văn hóa: Nhân học hay văn hóa là những
nền tảng cơ bản của xã hội và cá nhân. Xem xét con người từ góc độ nhân học và
văn hóa là một cách thức quan trọng để tìm hiểu thế giới nhân vật và cách thức xây
dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại thời kỳ này.
5. Đóng góp của luận án
Trình bày khái niệm hậu hiện đại cũng như một số đặc trưng cơ bản của chủ
nghĩa hậu hiện đại, qua đó chứng minh những dấu ấn hậu hiện đại trong các tiểu
thuyết Việt Nam, đặc biệt là qua hệ thống nhân vật.
Đồng thời, luận án góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu lí luận đối
với tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này. Luận án cũng sẽ phần nào giúp ích trong
việc nghiên cứu về những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt
Nam nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án được cấu trúc thành 4 phần, gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần
kết luận và thư mục tài liệu tham khảo. Riêng phần nội dung được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Lý thuyết hậu hiện đại
Chương 3: Các loại hình nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại
Chương 4: Các thủ pháp xây dựng nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại
8


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Phương Tây là cái nôi sản sinh ra nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, cũng
đồng thời là nơi khởi phát của các hiện tượng, trào lưu văn học lớn trên thế giới.
Phê bình văn học phương Tây đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và gặt hái được
nhiều thành tựu qua từng thời kỳ.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc, có thể coi những lý thuyết sau là

những lý thuyết chính, có tầm quan trọng nhất của phê bình văn học phương Tây
trong suốt tiến trình phát triển lịch sử và xã hội, cụ thể: Hình thức luận của Nga
(Formalism), Phê Bình Mới của Anh và Mỹ (New Criticism), Cấu trúc luận
(Structuralism), Hậu cấu trúc luận/Giải cấu trúc (Poststructuralism/Deconstruction),
Các lý thuyết Mác-xít (Marxist Theories), Thuyết người đọc (Reader Theory), Phân
tâm học (Psychoanalysis), Nữ quyền luận (Feminism), Thuyết lệch pha (Queer
Theory), Chủ nghĩa hậu thực dân (Postcolonialism), Chủ nghĩa hậu hiện đại
(Postmodernism), Chủ nghĩa lịch sử mới (New Historicism) và Chủ nghĩa duy vật
văn hóa (Cultural Materialism).
Trong đó, “chủ nghĩa hậu hiện đại” là một trong những lý thuyết mới nhất và
độc đáo của phê bình, sáng tác văn học cũng như trong văn hóa phương Tây. Nó trở
thành một hiện tượng văn hóa có độ bao phủ rộng khắp ở hầu hết mọi lĩnh vực như
mỹ thuật, văn học, âm nhạc, kịch, kiến trúc và triết học. Xét riêng trong lĩnh vực
văn học trên thế giới, chủ nghĩa hậu hiện đại đã làm nên một cuộc “cách mạng”,
làm thay đổi diện mạo của nền văn học, tạo nên phong cách riêng cho mình. Nó là
sự thay đổi về nhận thức, đối với cả việc viết và việc đọc, buộc người viết và người
đọc thay đổi “lối mòn” trong sáng tác và tiếp nhận. Do vậy, tìm hiểu về phê bình
văn học hậu hiện đại phương Tây là tìm hiểu về một hoạt động phê bình lớn, có tầm
ảnh hưởng, thậm chí làm thay đổi cách viết và tư duy của các tác giả. Đồng thời nó
cũng làm thay đổi cả cách đọc, cách cảm thụ văn bản của người đọc.
Thuật ngữ hậu hiện đại không còn là khái niệm quá mới mẻ đối với giới phê
bình trên thế giới, tuy nhiên để đưa ra một định nghĩa đầy đủ xác đáng và để hiểu về
bản chất của khái niệm này một cách tường minh lại là một điều không dễ dàng. Để
giải thích cho điều này, chúng ta có thể dựa vào chính đặc trưng của chủ nghĩa hậu
9


hiện đại. Bởi nói đến hậu hiện đại là nói đến sự hỗn độn, phân mảnh, là sự phá vỡ
các đại tự sự, siêu tự sự để trở về với các “tiểu tự sự” và quan trọng nhất, do tôn
trọng tiểu tự sự nên chủ nghĩa hậu hiện đại không xác lập cho mình một “học

thuyết” để người ta có thể dễ dàng hình dung. Bởi, nếu xác lập cho mình một học
thuyết hay lý thuyết chung cho mình, thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại đang trên con
đường phủ định chính mình, tức khi đó, chủ nghĩa hậu hiện đại đã đi theo một
nguyên tắc, quy luật. Đồng nghĩa với việc hậu hiện đại lại quay về với “đại tự sự” thứ mà nó luôn chối bỏ.
Tuy vậy, vẫn có những đặc trưng nhất định để xác lập chủ nghĩa hậu hiện
đại. Cho dù luôn trong quá trình vận động, đổi thay, làm mới mình để tránh đi theo
lối mòn, tránh sa vào con đường của các “đại tự sự”, đại lý thuyết, người ta vẫn có
thể tìm thấy dấu ấn hậu hiện đại qua những đặc trưng cơ bản riêng. Có điều, những
sáng tác với dấu ấn, phong cách hậu hiện đại thành công hay thất bại sẽ phụ thuộc
vào bản lĩnh của người sáng tác.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu,
bài viết về chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhưng nhu cầu được hiểu về những vấn đề xoay
quanh văn học hậu hiện đại tại Việt Nam vẫn còn rất lớn, cần thêm nữa những
nghiên cứu, tìm tòi. Xuất phát từ nhu cầu đó, nghiên cứu này mong muốn được góp
phần đưa ra những cách hiểu chủ quan của người viết về hiện tượng phê bình văn
học độc đáo này.
Phần tổng quan, luận án sẽ triển khai theo ba chủ đề chính. Một là, tình hình
nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại ở một vài nước trên thế giới. Hai là, tình hình
nghiên cứu hậu hiện đại tại Việt Nam, qua đó thấy được sự ảnh hưởng của lý thuyết
hậu hiện đại trên thế giới đối với tình hình nghiên cứu, sáng tác của văn học Việt
Nam. Ba là, tình hình nghiên cứu về vấn đề nhân vật mang dấu ấn hậu hiện đại
trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đến nay. Từ ba chủ đề trên, chúng tôi hình
thành những tri thức tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu và đặt ra những vấn đề khoa
học cần được xử lý trong luận án.
1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại ở một vài nƣớc trên thế giới
Có lịch sử ra đời từ khá lâu, được biết đến ở phương Tây từ nửa sau thế kỉ XX,
tuy nhiên những nghiên cứu thật sự về hậu hiện đại lại chỉ khởi phát từ cuối những
năm 80 của thế kỷ XX.

10



Do được bắt nguồn từ phương Tây, nên tình hình nghiên cứu và sáng tác về
chủ nghĩa hậu hiện đại ở khu vực này rất phong phú đa dạng, tuy nhiên do có những
rào cản nhất định về ngôn ngữ nên trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đi
sâu vào những tác phẩm đã qua dịch thuật sang tiếng Việt.
Có thể kể tên các đại diện tiêu biểu là J. F. Lyotard, P. Anderson, T. Eagleton,
F. Jameson, J. Baudrillard, I. Hassan...
Năm 1979, tác giả người Pháp Jean-Francois Lyotard đã cho ra đời cuốn
sách nổi tiếng Hoàn cảnh hậu hiện đại (La condition postmoderne: rapport sur le
savoir). Có thể nói, những nghiên cứu của Lyotard đã khơi nguồn cảm hứng nghiên
cứu về hậu hiện đại cho rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, dù nhiều năm trước
đó rất lâu đã xuất hiện những nghiên cứu khác nhau về đề tài này.
Hoàn cảnh hậu hiện đại của Lyotard (năm 1979) nghiên cứu về những
chuyển biến của xã hội từ hiện đại sang hậu hiện đại, trong đó đưa ra cho người đọc
những hình dung rõ nét nhất về chủ nghĩa hậu hiện đại. “Đối tượng nghiên cứu của
công trình này là hoàn cảnh tri thức trong các xã hội phát triển cao nhất... Nó xác
định trạng thái của văn hóa chúng ta theo sau những biến đổi mà từ cuối thế kỷ
mười chín đã thay đổi luật chơi cho khoa học, văn học và nghệ thuật”[70, tr.27]. Đó
là sự chuyển biến một cách toàn diện từ mọi mặt của xã hội hiện đại, tất yếu dẫn
đến một thời kỳ mới - hậu hiện đại. Nói như nhà văn Bùi Văn Nam Sơn thì “quyển
sách mang tính chất của một cương lĩnh. Nó mô tả sự biến chuyển từ Hiện đại sang
Hậu-hiện đại: về phương diện xã hội học, những biến đổi nhanh chóng của xã hội
tất yếu dẫn đến sự khủng hoảng về “tâm trạng” và hình thành nên một tâm thức
mới: tâm thức hậu hiện đại; về phương diện triết học, các hình thức “hợp thức hóa”
cho khoa học cũng lâm vào tình trạng bế tắc, đặt ta vào một hoàn cảnh mới: hoàn
cảnh hậu hiện đại, cần được giải quyết về mặt khoa học luận và triết học...” [70,
tr.9]. Nó chính là cuốn sách dẫn đường cho việc nghiên cứu tìm hiểu về chủ nghĩa
hậu hiện đại sau này.
Theo một số nghiên cứu, sự xuất hiện đầu tiên của thuật ngữ hậu hiện đại là

vào năm 1934 bởi nhà phê bình văn học Tây Ban Nha Federico de Onise trong công
trình Hợp tuyển thơ ca Tây Ban Nha và các nước châu Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha,
dù ông dùng thuật ngữ này với ý nghĩa là sự “vượt qua tính hiện đại” chứ không
phải hoàn toàn theo nghĩ hậu hiện đại mà chúng ta biết ngày nay.

11


Theo đó, tác giả Dudley Fitts đã dùng lại thuật ngữ này trong Hợp tuyển thơ
Mỹ Latin đương đại năm 1941, tiếp đến, các tác giả khác như Arnold Toynbee,
Varry Levin, VIrving Howe và Ihab Hassan cũng đã dùng đến thuật ngữ hậu hiện
đại trong những công trình nghiên cứu về hậu hiện đại của mình. Trong đó, phải kể
đến cuốn Xã hội đại chúng và hư cấu hậu hiện đại năm 1970 (Mass Society and
Post-modern fiction) của Irving Howe cũng như các công trình nghiên cứu của Ihab
Hassan. Trong các công trình nghiên cứu của mình, Ihab Hassan đã chỉ ra những
đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại như giải cấu trúc, phản hình thức, tính ngẫu
nhiên, tính trò chơi, sự hỗn độn... Có thể tìm thấy những phát hiện ấy trong những
nghiên cứu như Sự chia cắt của Orpheus: hướng tới nền văn học hậu hiện đại năm
1971 (The dismemberment Orpheus: Toward a Postmodern Literature) hay Văn
hóa của chủ nghĩa hậu hiện đại – Lý thuyết, văn hóa và xã hội năm 1985 (The
culture of Postmodernism – Theory, Culture and Society).
Sau khi Loytard cho ra đời cuốn Hoàn cảnh hậu hiện đại, hàng loạt các cuốn
sách, công trình nghiên cứu khác về hậu hiện đại cũng nở rộ. Năm 1984, Frederic
Jameson cho ra đời tiểu luận Chủ nghĩa hậu hiện đại hay logic văn hóa của chủ
nghĩa tư bản hậu kì (Postmodernism, or the cultural logic of Late Capitalism). Có
thể nói, Hoàn cảnh hậu hiện đại đã mở đường cho sự phát triển về nghiên cứu lý
thuyết hậu hiện đại. Hoàn cảnh hậu hiện đại là tri thức tổng quát nhất nghiên cứu
về chủ nghĩa hậu hiện đại.
Ở các nước Châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, tình hình nghiên cứu về hậu
hiện đại cũng bắt đầu trở nên phổ biến. Ở Trung Quốc, ngay từ những năm 80 của

thế kỷ trước đã xuất hiện những nghiên cứu văn học hậu hiện đại của Đổng Đỉnh
Sơn, tới những năm 90 là Thịnh Ninh và sau đó là Trần Hiểu Minh, Ngô Lượng,
Vương Ninh, Trác Hồng... Ở Ấn Độ, đó là những tên tuổi như Arup Ratan Ghosh,
Makarand Paranjape... Theo Phạm Phương Chi, một loạt bài nghiên cứu về hậu hiện
đại ở Ấn Độ đã nói lên được tính chất và diện mạo văn học hậu hiện đại ở nước này.
Có thể kể tên một số công trình như: Postmodernism for kinds or for what is
postmodernism (Chủ nghĩa hậu hiện đại cho người mới tìm hiểu hay chủ nghĩa hậu
hiện đại là gì) của Arup Ratan Ghosh, hay The romantic, the modern and the
postmodern (Lãng mạn, hiện đại và hậu hiện đại), hay bài viết của A.Viswanathan
với tựa đề Postmodernism and India: some preliminary animadversions (Chủ nghĩa
hậu hiện đại và Ấn Độ: một vài nhận định ban đầu).

12


Còn ở Trung Quốc, rất sớm ngay từ những năm 1980 đã có những công trình
nghiên cứu và bài viết về lý thuyết hậu hiện đại, ví dụ: Vương Nhạc Xuyên với
Nghiên cứu chủ nghĩa hậu hiện đại (1992), Thịnh Ninh với Nghi hoặc và phản tư
nhân văn – phê phán tự trào chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây (1997) và Trần
Hiểu Minh với Thử thách vô biên – tính hậu hiện đại của văn học tiên phong Trung
Quốc (2006). Có thể coi đó là những nghiên cứu đầu tiên về chủ nghĩa hậu hiện đại,
và cho tới hiện tại tại Trung Quốc, không thể kể hết những công trình nghiên cứu về
học thuyết này.
Như vậy, tính cho đến thời điểm hiện tại, những công trình nghiên cứu về
hậu hiện đại ở các nước trên thế giới đã xuất hiện dày đặc và khái niệm hậu hiện đại
đã không còn xa lạ với nhận thức, được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học
như một học thuyết mới. Trong phạm vi tìm hiểu của cá nhân, chúng tôi có thể chỉ
thêm một số cuốn sách của các tác giả khác mà chúng tôi đã có cơ hội tiếp cận và đã
thử dịch những phần nhỏ như: Teaching the Postmodern fiction and theory (1992)
của tác giả Brenda K. Mashall, Postmodern Theory (1991) được viết chung bởi hai

tác giả Steven Best và Douglas Kellner và cuốn sách Postmodern literary theory do
Niall Lucy tổng hợp. Hai cuốn đầu tiên là những vấn đề về lý thuyết hậu hiện đại,
có thể sử dụng trong các trường đại học như các giáo trình về việc giảng dạy chủ
nghĩa nghĩa hậu hiện đại. Cuốn cuối cùng do Niall Lucy tổng hợp từ các bài viết của
nhiều tác giả hậu hiện đại khác nhau. Trong đó, có những bài viết về phương thức
sáng tác và cách xây dựng nhân vật, tính cách và những diễn biến tâm lý của các
nhân vật trong các tác phẩm của Blanchot, Joyce, Kafka và Clarice Lispector –
những cây viết hậu hiện đại nổi tiếng. Qua những nghiên cứu về các nhân vật này,
chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm tương đồng trong cách xây dựng nhân
vật của các nhà văn Việt Nam hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu lý thuyết hậu hiện đại ở Việt nam
Chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng đã trải
qua nhiều thập kỷ, đó là quãng thời gian khá dài cho việc ghi lại dấu ấn trong lòng
công chúng. Là một nước đang phát triển, cùng với đó là xu thế giao lưu, hội nhập
về văn hóa, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn
học nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Trong quá trình thu thập tài liệu,
chúng tôi rút ra được tình hình thực tiễn nghiên cứu và sáng tác như sau:

13


Chúng ta chỉ tiếp cận khái niệm “hậu hiện đại” vào cuối những năm 90 của
thế kỷ XX. Hiện nay, dù khái niệm hậu hiện đại không còn xa lạ, những công trình
dịch thuật và các bài viết, những nghiên cứu về lý thuyết này đã trở nên phổ biến
hơn, nhưng vẫn diễn ra những tranh luận gay gắt về việc “có hay không một nền
văn học hậu hiện đại tại Việt Nam”.
1.2.1. Về lĩnh vực dịch thuật
Chúng ta đã dịch được một số văn bản nghiên cứu sang tiếng Việt. Có thể
nói, những công trình này là nền móng cho chúng ta những tư duy đầu tiên về khái
niệm và bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại.

Tuy nhiên, nói đến sự xuất hiện đầu tiên của thuật ngữ hậu hiện đại tại Việt
Nam thì sớm hơn nhiều, nó xuất hiện từ năm 1989 khi tác giả Greg Lockhart trong
bài viết Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sang tiếng Anh? đề cập đến
khái niệm “chủ nghĩa hậu hiện đại” để nói về Nguyễn Huy Thiệp: “Cuối thế kỷ này
phương Tây có nhiều thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa... Phương Tây có ảnh
hưởng phổ biến của huyền thoại với tiểu thuyết và truyện ngắn của nhà văn châu Mĩ
La tinh như Gabriel Garcia Marquez. Ta có cách viết lịch sử của nhà sử học nổi
tiếng Anh, Jonathan Spencs, mà giống với cách viết tiểu thuyết. Với nhà văn Ba
Lan, Ryzard Kapuschinky, ta có phóng sự rất kỳ lạ, dị dạng mà có chất thơ... Và ở
Việt Nam ta có truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Đây là những phương pháp biểu
hiện cuộc sống trên thế giới cuối thế kỷ này. Tức là, đây là hiện tượng văn học
chúng ta gọi “hậu hiện đại chủ nghĩa” (postmodernism)” [64; tr.51]. Tuy nhiên, tác
giả chỉ diễn giải về lý do lựa chọn dịch truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, đồng
thời nêu lên được một số nhận định về chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng lại chưa thực
sự làm sáng tỏ khái niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong bài viết này.
Năm 1991 trong tạp chí Văn học số 5, tác giả Nguyễn Trung Đức đã dịch
công trình Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại của nhà nghiên cứu
người Tây Ban Nha Antonio Blach. Đây là bài tham luận của Antonio Blach tại Hội
thảo lần thứ XI của Hiệp hội quốc tế các nhà phê bình văn học. Trong công trình
này, Antonio Balch đã nêu lên cách hiểu ngắn gọn về khái niệm hậu hiện đại và đưa
ra những đặc trưng chủ yếu của tiểu thuyết hậu hiện đại như: tiểu thuyết hậu hiện
đại là một nhận thức mới, là khuynh hướng hướng tới sự tự ngắm vuốt mình, là một
ngôn ngữ tự ám thị, là một thái độ khôi hài. Công trình đã mang đến cho độc giả

14


Việt Nam một cái nhìn sơ khai về tiểu thuyết hậu hiện đại nói riêng và lý thuyết hậu
hiện đại nói chung.
Tác giả Richard Appignanesi - Chris Gattat với cuốn Nhập môn chủ nghĩa

hậu hiện đại (xuất bản năm 2006 do Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Bùi Văn Nam Sơn
hiệu đính) cũng khái quát về những vấn đề hậu hiện đại như: phả hệ của nghệ thuật
và lý thuyết hậu hiện đại. Từ cây phả hệ đó, tác giả đã vẽ nên các chi của hậu hiện
đại như: cái chết của tác giả, giải cấu trúc, phê bình nữ quyền, chủ nghĩa hậu hiện
đại ở các nước thứ ba... Cuốn sách này có phần dễ hiểu hơn cuốn sách Hoàn cảnh
hậu hiện đại của Lyotard. Điều thú vị là trong cuốn sách này có những minh họa
bằng tranh khiến cho chúng ta dễ dàng tưởng tượng hơn.
Một công trình dịch thuật rất quan trọng có tác động lớn đến tình hình nghiên
cứu chủ nghĩa hậu hiện đại tại Việt Nam là cuốn Các khái niệm và thuật ngữ của
các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX (tác giả: I.P.Ilin
và E.A.Tzurganova chủ biên, người dịch Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại
Nguyên Ân). Bằng một hệ thống các khái niệm và thuật ngữ, bộ sách đã đúc kết
được những nội dung chính về tình hình học thuật phương tây thế kỷ XX. Thậm chí
trong phần Chủ nghĩa hậu hiện đại, I.P.Ilin đã giải thích tường tận các khái niệm cơ
bản và những thủ pháp nghệ thuật chính của văn học hậu hiện đại.
Năm 2005, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội ra mắt chuyên luận Những tiểu
thuyết của Robbe-Grillet của Bruce Morrissette (Từ Huy dịch). Chuyên luận này đi
sâu vào việc phân tích lối viết trong tiểu thuyết của Robbe - Grillet với những đặc
điểm, phong cách hậu hiện đại. Chuyên luận này bên cạnh việc đi sâu vào một tác
giả cụ thể với lối viết cụ thể, cũng đã phần nào lý giải và làm sáng tỏ được về phần
lý thuyết của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Tiếp theo là cuốn sách dịch của Trần Tiễn Cao Đăng có tiêu đề Nhập môn
chủ nghĩa hậu hiện đại (xuất bản năm 2006 do Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính). Trong
cuốn sách này, tác giả đã đưa ra cách đặt vấn đề trong Lời giới thiệu sách như sau:
“Hậu hiện đại phải chăng là: kết quả của chủ nghĩa hiện đại?; hậu quả của chủ nghĩa
hiện đại?; con đẻ của chủ nghĩa hiện đại?; sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại?; sự
phủ nhận của chủ nghĩa hiện đại?; sự khước từ của chủ nghĩa hiện đại?...”. Và cuốn
sách chính là lời giải đáp để giúp người đọc “tìm được cách hiểu đúng nhất” về
thuật ngữ này.


15


Và cuối cùng là cuốn sách có ý nghĩa lập thuyết cho chủ nghĩa hậu hiện đại
trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cuốn Hoàn cảnh hậu hiện đại
của Lyotard (năm 2007, Ngân Xuyên dịch). Đây là cuốn sách rất quan trọng trong
việc xác lập tư tưởng và diễn giải những vấn đề xoay quanh chủ nghĩa hậu hiện đại.
Dù xuất hiện tại Việt Nam khá muộn kể từ lần đầu tiên ra mắt độc giả trên thế giới,
nhưng nó vẫn có ý nghĩa quan trọng giúp giới nghiên cứu Việt Nam tìm hiểu, tiếp
nhận để từ đó chuyển hóa vào việc nghiên cứu tình hình chủ nghĩa hậu hiện đại ở
Việt Nam. Riêng đối với lĩnh vực văn học, cuốn sách này giúp chúng ta khơi mở
những vấn đề trong tư tưởng và mỹ học về một thời đại mới.
Bên cạnh đó là một số bài dịch khác được đăng trên các tạp chí chuyên luận
như Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, Tạp chí Nghiên cứu văn học...
1.2.2. Về lĩnh vực phê bình nghiên cứu
Về những cuốn sách đƣợc các tác giả trong nƣớc viết, năm 2003 NXB
Hội nhà văn cho ra đời cuốn sách Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý
thuyết gồm nhiều tác giả. Cuốn sách này gồm 7 bài viết của cả các tác giả trong
nước cũng như các tác giả người Việt định cư ở nước ngoài, trong đó là những diễn
giải về khái niệm hậu hiện đại và những vấn đề lý thuyết cơ bản. Cuốn sách đã phần
nào làm sáng tỏ, cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về sự hình thành và phát triển của
chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới cũng như cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất
về hiện tượng văn học này.
Năm 2011, Phương Lựu cho ra đời cuốn sách Lý thuyết văn học hậu hiện
đại, trong cuốn sách này, ông đã tổng hợp những bài nghiên cứu trước đó về hậu
hiện đại của mình và bổ sung thêm nội dung về các trường phái của chủ nghĩa hậu
hiện đại như: Giải cấu trúc, Phê bình nữ quyền, Chủ nghĩa Tân lịch sử... Đây là một
trong những công trình nghiên cứu viết về hậu hiện đại đầu tiên và khá công phu
của một nhà nghiên cứu trong nước. Trong cuốn sách này, Phương Lựu giới thiệu
hệ thống thi pháp các trường phái và các tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại

cụ thể như sau:
- Về hệ thống thi pháp của văn học hậu hiện đại, bao gồm: Chủ đề vô định,
hình tượng mơ hồ, tình tiết chồng chéo, ngôn từ bành trướng, chủ nghĩa giải cấu
trúc - mà theo Phương Lựu, đây chính là “mũi nhọn lý thuyết của chủ nghĩa hậu
hiện đại” (đây cũng chính là tiêu đề chương 5 trong cuốn sách Lí thuyết văn học hậu

16


hiện đại của ông. Với chủ nghĩa giải cấu trúc, Phương Lựu đề xuất hai tác giả tiêu
biểu là R.Barthes và Jacque Derrida.
- Về các tác giả hậu hiện đại tiêu biểu, Phương Lựu cho rằng họ bao gồm
Hassan, J.F.Lyotard, Jugren Habermas, Jean Baudrillard, Frederic Jameson.
Trần Quang Thái là một nhà nghiên cứu triết học trẻ, ông cũng tập trung
nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại với các công trình như Chủ nghĩa hậu hiện đại
(Postmodernism) vào năm 2006 (NXB Tổng hợp Tp.HCM). Trong cuốn sách này,
tác giả đề cập rất chi tiết về nguồn gốc, lịch sử hình thành phát triển và những tư
tưởng đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại trên thế giới. Đến năm 2001, ông
cho xuất bản cuốn Chủ nghĩa hậu hiện đại - Các vấn đề nhận thức luận, cuốn sách
này có cơ sở từ cuốn Chủ nghĩa hậu hiện đại trước đây, tuy nhiên ông đi sâu hơn vào
các vấn đề nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại qua các nội dung về: phương
pháp luận nghiên cứu, về tri thức, về chân lý. Ông mở rộng thêm chương 3 Chủ nghĩa
hậu hiện đại trong khoa học và đời sống. Qua đó, tác giả đã rút ra được những ảnh
hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đã tác động lên xã hội hậu hiện đại những đặc
trưng cơ bản sau:
“Hoài nghi và phủ nhận các lý thuyết lớn (hệ tư tưởng chính trị, tôn giáo,
khoa học, triết học) vì động cơ quyền lực đằng sau chúng. Thừa nhận sự tồn tại
song hành của cái đối lập, khác biệt trong tư duy và đời sống; Quan niệm cuộc sống
là những mảnh ghép, là các trò chơi đa dạng, khác biệt nhau cùng tồn tại. Bác bỏ
mọi ý đồ và khả năng lý tưởng hóa, chuẩn mực hóa cuộc sống. Nhấn mạnh chất

lượng cuộc sống, sự tự do lựa chọn và sự thể hiện cái tôi thay cho khuynh hướng đề
cao thành đạt kinh tế; Mang tính nhân văn hơn với nhiều không gian cho sự độc lập
cá nhân, sự đa dạng phong phú của cái tôi; Đề cao những giá trị mới, lối sống mới
với sự bao dung về tính đa dạng dân tộc, văn hóa và giới tính. Sự cởi mở và khoan
dung trước nhiều phong cách, lối sống khác biệt nhau [107; tr.192-193].
Như vậy ở đây, tác giả đã đi sâu khai thác những vấn đề khác nhau của chủ
nghĩa hậu hiện đại dưới góc độ nhận thức, phương pháp nghiên cứu, tri thức và vấn
đề chân lý.
Năm 2012, tác giả Lê Huy Bắc cho ra đời cuốn sách Văn học hậu hiện đại lí
thuyết và tiếp nhận, đây là một cuốn sách khá bổ ích cho việc tìm hiểu về khái
niệm, nguồn gốc ra đời và các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại.

17


Dựa vào nền tảng tri thức hậu hiện đại từ các tác giả như J.F.Lyotard,
Jacques Derriara, Jean Baudrillard, Michel Foucault, Roland Barthes, Julia
Kristeva, Richard Rorty, Frederix Jameson, Linda Hutcheon... đồng thời dựa trên
thực tiễn sáng tác văn chương của các tác giả nước ngoài như như Franz Kafka,
Samuel Backett, Umberto Eco, Gunter Grass, Gabriel Garcia Márquez, Jonh
Updike, Don Delillo, Paul Auster, Allan Ginsberg, Italo Calvino, J.M.Coetzee,
Orhan Pamuk... và các nhà văn Việt Nam như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Thanh Thảo, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Ngọc Tư... Lê
Huy Bắc đã thiết lập nên một hệ thống những lý thuyết về chủ nghĩa hậu hiện đại,
các đặc trưng chính của chủ nghĩa hậu hiện đại và phân tích cụ thể trong các tác
phẩm cụ thể của các tác giả trong và ngoài nước. Cuốn sách của tác giả Lê Huy Bắc
được chia thành 3 phần. Phần 1 từ chương 1 đến chương 6 là các vấn đề lý thuyết,
các định nghĩa, khái niệm để nhận diện chủ nghĩa hậu hiện đại. Phần 2 từ chương 7
đến chương 20 là sự cụ thể hóa lý thuyết trong những tác phẩm chọn lọc. Phần 3
chương 21 là lời khẳng định về sự phát triển của nền “văn học hậu hiện đại Việt

Nam” và những dự báo về xu hướng sáng tác trong thời gian tới.
Ở chương 6 của cuốn sách này, Lê Huy Bắc chỉ rõ những khuynh hướng
chính của văn học hậu hiện đại, trong đó ông đi sâu vào các khuynh hướng cụ thể
như: Chủ nghĩa huyền ảo (thần ma), mảnh vỡ, cực hạn, nhại và giả trinh thám. Các
chương tiếp theo, tác giả chỉ rõ các đặc trưng của hậu hiện đại và soi chiếu chúng
trong những tác phẩm tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài nước. Cụ thể chương
7: Mờ hóa (declearitation) như bản chất văn chương hậu hiện đại, chương 8: Mã
kép (double code) trong hình tượng Aureliano, chương 9: “Giải tôi” (deself) trong
Nhạc đời may rủi, chương 10: Ngẫu nhiên (contigency) trong Nhạc đời may rủi,
chương 11: Đa điểm nhìn (multipoint of view) trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ,
chương 12: Nghịch lí (paradox) trong Bay trên tổ chim cúc cu, chương 13: Đa văn
bản (multitexttuality) trong Chiếc thuyền ngoài xa, chương 14: “Bậc hiền triết - con
chó xồm” hay nhại (padody) của Nguyễn Huy Thiệp, chương 15: Hỗn độn (chaos)
khi Tướng về hưu và Không có vua, chương 16: Giải luận đề (dethesis) trong Sang
song, chương 17: Tính dục (sexuality) trong Cánh đồng bất tận, chương 18: “Hồn”
và “xác” hay tính đa trị (multivalence) trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, chương
19: Liên văn bản (intertexttuality) trong Đàn ghita của Lorca, chương 20: Tiểu tự
sự (petit narrative) trong Nỗi buồn chiến tranh.

18


Có thể nói, đây là những phân tích hết sức cô đọng và thực tiễn qua từng tác
phẩm cụ thể để giúp cho chúng ta có cái nhìn thông suốt hơn về lý thuyết, về những
đặc trưng chính của văn học hậu hiện đại.
Trước đó, năm 2003 Lê Huy Bắc đã tuyển chọn và xuất bản cuốn Truyện
ngắn hậu hiện đại thế giới, trong đó ông chỉ ra được những đặc điểm chính của chủ
nghĩa hậu hiện đại là “đa trị, huyền ảo, lắp ghép, mảnh vỡ, cực hạn, phi trung tâm,
phi mạch lạc, hạn chế tối đa vai trò thống trị của người kể chuyện, không quan tâm
đến cốt chuyện, kịch và văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ” [14, tr.424]. Dù chỉ

là lời giới thiệu sơ qua, nhưng nó cũng cho độc giả những hình dung rõ hơn về chủ
nghĩa hậu hiện đại.
Với những cuốn sách đã được xuất bản, Lê Huy Bắc tỏ ra là một người am
hiểu sâu sắc về hậu hiện đại. Ngoài ra ông cũng còn nhiều công trình, bài viết khác
đăng trên các website, tạp chí. Ví dụ, trong bài viết Những khuynh hướng chính
trong văn chương hậu hiện đại (đăng trên website nguvan.hnue.edu.vn), ông đã nêu
lên các khuynh hướng chính của văn chương hậu hiện đại là: chủ nghĩa huyền ảo
(thần ma), mảnh vỡ, cực hạn, nhại, giả trinh thám. Đây cũng chính là một phần của
cuốn sách Văn học hậu hiện đại lí thuyết và tiếp nhận.
Về lĩnh vực phê bình nghiên cứu, đã xuất hiện rất nhiều công trình liên
quan đến vấn đề này. Có thể coi Phương Lựu là người “mở màn” cho việc nghiên
cứu về học thuyết hậu hiện đại với bài viết Tìm hiểu chủ nghĩa hậu hiện đại (Tạp
chí Nhà văn, số 8/2000). Cũng chính từ bài viết này, đã nổ ra cuộc tranh luận giữa
Phương Lựu và Nguyễn Văn Dân về việc khẳng định và phủ nhận sự tồn tại của
những dấu hiệu và chủ nghĩa hậu hiện đại tại Việt Nam.
Trong bài viết tựa đề Chủ nghĩa hậu hiện đại - tồn tại hay không tồn tại
(đăng trên website Vanvn.net), Nguyễn Văn Dân bày tỏ quan điểm của mình: “Lý
do lên ngôi của khái niệm “hậu hiện đại” một phần là do trong giới văn nghệ nước
ta đang có sự hẫng hụt về chủ nghĩa hiện đại. Đến khi gần đây thấy có người nói
đến hậu hiện đại, thế là người ta chỉ biết có hậu hiện đại và nghiễm nhiên coi các
trào lưu hiện đại trong văn nghệ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX là hậu hiện đại” [20].
Trong các bài viết, nghiên cứu khác của mình, ông cũng “đã phân tích và chỉ ra sự
lạm dụng khái niệm hậu hiện đại cả trên thế giới lẫn ở Việt Nam đến mức đã biến
nó thành một thuật ngữ vô nghĩa”[20].

19


Nguyễn Văn Dân phân tích các luận điểm để chứng minh so với chủ nghĩa
hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại không có gì quá khác biệt, các luận điểm đó là: Sự

phi lý tính, sự phi chủ thể, tính phi xác định về không gian và thời gian, tính đại
chúng, chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương độc thoại (trong khi chủ nghĩa hiện đại
chủ trương đối thoại), sự có mặt của chủ nghĩa chiết trung mang tính kết hợp giữa
hiện đại với quá khứ truyền thống trong chủ nghĩa hậu hiện đại. Ông chứng minh
rằng tất cả những đặc điểm đó đều đã xuất hiện trong văn học hiện đại, không phải
là điều gì quá mới mẻ, độc đáo, riêng biệt. Và theo ông, như vậy, nên cho rằng “chủ
nghĩa hậu hiện đại là giai đoạn kịch phát của chủ nghĩa hiện đại là có vẻ xác đáng
và bao quát hơn cả” [20]. Cuối cùng, ông đưa ra khái niệm siêu (hoặc tối) hiện đại
thì hợp lý hơn là khái niệm hậu hiện đại.
Đồng thời, để chứng minh rằng việc giới nghiên cứu trong nước sử dụng
khái niệm “hậu hiện đại” là một sự “hồn nhiên và dễ dãi”, do sự “hẫng hụt của chủ
nghĩa hiện đại” và là sự “lạm dụng” trên mức cần thiết, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Dân lấy dẫn chứng tác phẩm Lý thuyết văn học hậu hiện đại và Tìm hiểu lý luận văn
học phương Tây hiện đại của nhà nghiên cứu Phương Lựu. Trong đó, ông chỉ ra sự
lúng túng, cẩu thả, “nói theo” và không có quan điểm riêng của giới nghiên cứu
trong nước về trào lưu này.
Đồng quan điểm với Nguyễn Văn Dân về tương lai của một nền hậu hiện đại
tại Việt Nam, nhà nghiên cứu Lưu Chí Dũng trong bài phỏng vấn Phải chăng chẳng
bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ phổ biến ở Việt Nam? khẳng định chắc nịch:
“Chủ nghĩa hậu hiện đại, với tư cách là một trào lưu văn học, không có tiền đồ ở
Việt Nam” [24].
Ngoài việc phủ nhận những yếu tố hậu hiện đại trong văn học Việt Nam, một
số ý kiến khác - mặc dù công nhận yếu tố hậu hiện đại, nhưng không chào đón và
phản bác nó bằng cách chỉ ra những “mặt tối” và những hạn chế của một tác phẩm
văn học hậu hiện đại. Ví dụ, nhà thơ dân tộc Triệu Lam Châu đã có bài viết Phải
chăng thơ hậu hiện đại Việt Nam chấp nhận sự vô văn hóa và Thêm một bằng
chứng về sự vô văn hóa của thơ hậu hiện đại Việt Nam (đăng trên website
Trithucdantocthieuso.com). Trong đó, tác giả xoáy sâu vào sự thô tục, dễ dãi trong
ngôn từ của thơ ca (hậu hiện đại) Việt Nam, đồng thời nêu lên nghi vấn về thành tựu
của văn học hậu hiện đại khi nếu lên “nghi vấn” rằng, cả thập kỉ hình thành và lớn

mạnh của phong trào sáng tác hậu hiện đại, cộng với non mười năm thơ tân hình
20


thức xuất hiện và phát triển, vậy tại sao Hội Nhà văn chưa có một hội thảo nhỏ, lớn
nào bất kì về chúng? Vậy, phải chăng lối sáng tác hậu hiện đại đã thực sự là một
“trào lưu” lớn tại Việt Nam?
Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Dân hay Lưu Chí Dũng đều dựa trên
quan điểm lịch sử, văn hóa và xã hội để bảo vệ ý kiến của mình. Họ cho rằng trải
qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình và
tạo ra hệ thống chữ viết riêng (chữ Nôm), không bị đồng hóa với văn hóa phương
Bắc. Văn học Việt Nam hiện đại đã và sẽ luôn “giữ gìn bản sắc dân tộc”, dù có
những đổi mới, sáng tạo thì cũng luôn giữ được bản sắc và các giá trị riêng của
mình. Vậy không có lý do gì để khẳng định văn học Việt Nam hiện nay đã và sẽ đi
theo trào lưu hậu hiện đại của thế giới.
Thực chất, ý kiến của các nhà nghiên cứu trên cũng không hẳn là không có
phần xác đáng. Các tiền đề về mặt tư tưởng cũng như sự phát triển về kinh tế, xã hội
Việt Nam chưa đủ để đạt đến ngưỡng của hậu hiện đại. Nhận thức trong sáng tạo, vì
thế cũng còn những hạn chế, rào cản nhất định. Vậy nên, nếu cho rằng Việt Nam
chưa có một nền văn học hậu hiện đại theo đúng nghĩa, thì cũng không sai. Tuy
nhiên, sẽ là cực đoan nếu hoàn toàn phủ nhận những dấu ấn hậu hiện đại trong các
sáng tác giai đoạn từ sau 1986 đến nay.
Trước những nghi vấn, phản bác của những người “theo phe chống lại hậu
hiện đại trong văn học Việt Nam” (tạm gọi là như vậy), đã có những trao đổi thẳng
thắn (nhưng đôi lúc cũng không kém phần gay gắt) của phe “khẳng định sự tồn tại
của các yếu tố hậu hiện đại”. Nhà nghiên cứu Phương Lựu đã có bài viết với tiêu đề
Phương Lựu trao đổi với Nguyễn Văn Dân. Ngoài những vấn đề cá nhân, thì trong
bài viết này, Phương Lựu đã chỉ rõ những đặc điểm khác biệt của chủ nghĩa hậu
hiện đại so với chủ nghĩa hiện đại, ông cũng nhận định Nguyễn Văn Dân, mặc dù
“rất kiên quyết muốn nói không, nhưng rồi không thể nào quên đi được sự cảm

nhận của mình là có” [71] về những yếu tố hậu hiện đại đã xuất hiện trong văn học
Việt Nam. Theo quan điểm của Phương Lựu, một khi đã tồn tại các dấu hiệu hậu
hiện đại, tức nền văn học đã được coi là hậu hiện đại.
Một số ý kiến, đánh giá khác của những người khẳng định sự tồn tại những
yếu tố hậu hiện đại trong văn học Việt Nam cũng cho rằng, mặc những ý kiến trái
chiều, trong tâm thức của những người phủ định vẫn mặc nhiên cảm nhận và công

21


×