Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đồ án tốt nghiệp thiết kế và thi công hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà kết hợp wifi và lora

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 102 trang )

TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
----o0o---Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2018

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên:

Nguyễn Đức Dũy

MSSV: 14141050

Chuyên ngành:CNKT Điện Tử Công nghiệp-Y Sinh Mã ngành:

01

Hệ đào tạo:

Đại học chính quy

1

Khóa:

2014

Mã hệ:

I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ



ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TRONG NHÀ KẾT HỢP WIFI VÀ LORA
II. NHIỆM VỤ
1. Các số liệu ban đầu:
 Module NodeMCU Esp32S.
 Module Lora easy Sx1276.
 Arduino mega 2560.
 Module Sim900a.
2. Nội dung thực hiện:
 Thiết kế giao diện website để điều khiển và giám sát.
 Viết chương trình giao tiếp giữa các module để điều khiển các thiết bị điện.
 Thi công mô hình.
 Viết báo cáo.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

04/2018

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

07/2018

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

ThS. Trương Ngọc Anh

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


Trang I


TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
----o0o---Tp. HCM, ngày 4 tháng 6 năm 2018

LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên : Nguyễn Đức Dũy
Lớp:

MSSV: 14141050

14141DT2C

Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ

ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TRONG NHÀ KẾT HỢP WIFI VÀ LORA

Tuần/ngày

Nội dung

Tuần 1

Gặp giảng viên hướng dẫn và trao đổi về đề tài


19/3-24/3
Tuần 2
26/3-31/3
Tuần 3

Xác nhận
GVHD

đồ án tốt nghiệp.
Viết đề cương và lịch trình thực hiện đồ án tốt
nghiệp.
Tìm hiểu đề tài và lựa chọn thiết bị.

2/4-7/4
Tuần 4

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của đề tài.

9/4-13/4
Tuần 5

Thiết kế sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý.

16/4-21/4
Tuần 6
23/4-28/4

Viết chương trình, kiểm tra các chức năng
module Sim900a.


Tuần 7

Viết chương trình, kiểm tra các chức năng

30/4-5/5

module NodeMCU Esp32s.

Tuần 8

Viết chương trình, kiểm tra các chức năng

7/5-12/5

module Lora easy Sx1276.

Tuần 9

Viết chương trình, kiểm tra các chức năng điều

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang II


14/5-19/5

chỉnh trang web.


Tuần 10

Viết chương trình, kiểm tra các chức năng điều

21/5-26/5

chỉnh trang web.

Tuần 11

Thi công phần cứng, lắp ráp mô hình.

28/5-2/6
Tuần 12

Thi công phần cứng, lắp ráp mô hình.

4/6-9/6
Tuần 13

Viết báo cáo, chỉnh sửa mô hình.

11/6-16/6
Tuần 14

Viết báo cáo, hoàn thiện mô hình.

18/6-23/6
Tuần 15


Viết báo cáo,chạy thử nghiệm và chỉnh sửa.

25/6-30/6
Tuần 16

Viết báo cáo, chỉnh sửa và hoàn chỉnh mô hình.

2/7 – 7/7
Tuần 17

Hoàn chỉnh báo cáo và mô hình.

9/7 – 14/7
GV HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ và tên)

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang III


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài này là do tôi tự thực hiện dựa vào một số tài liệu trước đó và không sao chép
từ tài liệu hay công trình đã có trước đó.

Người thực hiện đề tài
Nguyễn Đức Dũy

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


Trang IV


LỜI CẢM ƠN
Nhóm xin chân thành cảm ơn sự sự hướng dẫn chân thành của thầy Trương
Ngọc Anh, khoa Điện – Điện tử, trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp.HCM. Trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này, cùng với sự hướng dẫn và những lời góp ý của
thầy về nội dung và phương pháp nghiên cứu, những lời nhận xét và chia sẻ kinh
nghiệm thực tế đã giúp cho nhóm có điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt đồ án tốt
nghiệp này.
Bên cạnh đó nhóm xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Điện – Điện tử đã
giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức cần thiết để chúng em có tiền
đề để thực hiện đồ án tốt nghiệp. Nhóm cũng xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn
Điện Tử Công Nghiệp – Y Sinh đã góp ý cho chúng em trong quá trình thực hiện đồ
án, các thầy cô luôn làm việc tích cực trong công tác quản lý và thông tin đến sinh
viên để việc bảo vệ đồ án luôn đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả.
Chúng em cũng xin gởi lời đồng cảm ơn đến các bạn trong lớp
141411,141412 đã chia sẽ trao đổi kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu
trong thời gian thực hiện đề tài.
Nhóm cũng xin gửi thật nhiều lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã khích lệ
tinh thần, tạo động lực mạnh mẽ để giúp nhóm hoàn thành tốt đề tài.
Trân trọng cảm ơn!

Người thực hiện đề tài
Nguyễn Đức Dũy

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang V



MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ........................................................................... I
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ................................................ II
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... IV
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ V
MỤC LỤC ................................................................................................................ VI
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... X
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... XII
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... XIII
TÓM TẮT ............................................................................................................... XV
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU .......................................................................................................1
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................1
1.4. GIỚI HẠN ........................................................................................................2
1.5. BỐ CỤC ...........................................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................4
2.1. Tìm hiểu về module NodeMCU ESP 32S. ......................................................4
2.1.1. Tìm hiểu về wifi và cách hoạt động của wifi. ...........................................4
2.1.1.1. Wifi là gì? ...........................................................................................4
2.1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của wifi. .........................................................4
2.1.1.3. Một số chuẩn kết nồi phổ biến. ..........................................................5
2.1.1.4. Wifi hoạt động như thế nào. ...............................................................5
2.1.2. Tổng quan về Module NodeMCU Esp32S. ..............................................8
2.1.3. Thông số kĩ thuật. .....................................................................................9
2.1.3.1. Wifi. ...................................................................................................9
2.1.3.2. Bluetooth. .........................................................................................11
2.1.3.3. CPU và bộ nhớ. ................................................................................11
2.1.3.4. The clock and the timer. ...................................................................12

2.1.3.5. Thông số kỹ thuật nâng cao .............................................................12
2.1.3.6. Cảm biến nhiệt độ. ...........................................................................12
2.1.3.7. Hệ thống bảo mật. ............................................................................12
2.1.3.8. Encrypted hardware accelerator. ......................................................13
2.1.3.9. Board. ...............................................................................................13
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang VI


2.2. Tìm hiểu về module Lora easy sx-1276. ........................................................15
2.2.1. Giới thiệt về công nghệ truyền dữ liệu Lora. ..........................................15
2.2.2. Chế độ Lora cài đặt sẵn trong LoraEasy .................................................22
2.2.3. Chức năng filter khi nhận dữ liệu ...........................................................23
2.2.4. Giao tiếp AT command ...........................................................................24
2.2.4.1. Cấu hình COM/UART khi giao tiếp AT command .........................24
2.2.4.2. Cấu trúc lệnh AT command .............................................................24
2.2.4.3. Dữ liệu Response từ board LoraEasy...............................................26
2.2.4.4. Tập lệnh AT command ....................................................................26
2.2.4.4.1. System AT command: ...............................................................27
2.2.4.4.2. Lora AT command: ...................................................................28
2.2.5. Thông số kĩ thuật của module Lora easy sx-1276. .................................28
2.3. Tìm hiểu về Arduino Mega 2560. ..................................................................31
2.3.1. Tổng quan................................................................................................31
2.3.2. Tóm lược. ................................................................................................31
2.3.3. Power.......................................................................................................32
2.3.4. Memory. ..................................................................................................33
2.3.5. Input và output. .......................................................................................33
2.3.6. Giao tiếp. .................................................................................................34
2.3.7. Lập trình. .................................................................................................34

2.3.8. Automatic (Software) Reset. ...................................................................35
2.4. Tìm hiểu về module Sim900a. .......................................................................36
2.4.1. Tổng quan................................................................................................36
2.4.2. Lịch sử mạng GSM .................................................................................36
2.4.3. Khái quát về GPRS .................................................................................37
2.4.4. Tổng quan về Module Sim900a. .............................................................38
2.5. Cảm biến dòng. ..............................................................................................40
2.5.1. Giới thiệu.................................................................................................40
2.5.2. Nguyên lý hoạt động. ..............................................................................42
2.6. Tìm hiểu về web server. .................................................................................42
2.6.1. Tổng quan về web server. .......................................................................42
2.6.2. Web server là gì? .....................................................................................43
2.6.3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng web server........................................44
2.6.4. Quy trình hoạt động của web server. ......................................................45
2.7. Tìm hiểu về ngôn ngữ php. ............................................................................46
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang VII


2.7.1. Ngôn ngữ php là gì? ................................................................................46
2.7.2. Điểm mạnh của ngôn ngữ php. ...............................................................47
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ .............................................................48
3.1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................48
3.2. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................................48
3.2.1. Thiết kế sơ đồ khối hệ thống ...................................................................48
3.2.2. Tính toán và thiết kế mạch. .....................................................................49
3.2.2.1. Web server .......................................................................................49
3.2.2.2. Thiết kế khối xử lý trung tâm. ..........................................................52
3.2.2.3. Thiết kế khối điều khiển và khối công suất. ....................................52

3.2.2.4. Thiết kế khối nguồn. ........................................................................54
CHƯƠNG 4: THI CÔNG HỆ THỐNG ....................................................................56
4.1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................56
4.2. THI CÔNG HỆ THỐNG ...............................................................................56
4.2.1. Thi công bo mạch ....................................................................................56
4.2.2. Lắp ráp và kiểm tra .................................................................................59
4.3. ĐÓNG GÓI VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH .......................................................61
4.3.1. Đóng gói bộ điều khiển ...........................................................................61
4.3.2. Thi công mô hình ....................................................................................62
4.4. Phần mềm lập trình cho vi điều khiển ............................................................63
4.4.1. Phần mềm lập trình web. .........................................................................69
4.5. LƯU ĐỒ HỆ THỐNG ...................................................................................76
4.5.1. Lưu đồ điều khiển từ web server và tin nhắn điện thoại. ........................76
4.5.2. Lưu đồ điều khiển từ các board con. .......................................................77
4.6. VIẾT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, THAO TÁC ..........................78
4.6.1. Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng ..............................................................78
4.6.2. Quy trình thao tác ....................................................................................78
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ ...............................................80
5.1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................80
5.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.................................................................................80
5.2.1. Biết được cách viết một trang web server. ..............................................80
5.2.2. Biết được cách lập trình với module NodeMCU-32s. ............................80
5.2.3. Biết được cách truyền-nhận dữ liệu giữa nhiều board Lora. ..................80
5.2.4. Biết được cách lập trình với Module Sim900a. ......................................80

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang VIII



5.2.5. Biết được cách kết nối và lập trình giữa module wifi NodeMCU Esp-32s
với Module Sim900a và Module Lora easy. .....................................................81
5.3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG ................................................................................81
5.4. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG. .....................................................83
5.4.1. Nhận xét. .................................................................................................83
5.4.2. Đánh giá. .................................................................................................84
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..........................................85
6.1. KẾT LUẬN. ...................................................................................................85
6.2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN. ................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang IX


DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1 Module NodeMCU Esp-32S........................................................................8
Hình 2-2 Các tính năng của module NodeMCU-32S .................................................9
Hình 2-3 Kích thước board .......................................................................................13
Hình 2-4 Radio packet của Lora ...............................................................................17
Hình 2-5 Biểu đồ về số lượng thiết bị IOT sử dụng kết nối và trao đổi dữ liệu .......18
Hình 2-6 Các sản phẩm cho Lora ..............................................................................18
Hình 2-7 Cấu trúc software .......................................................................................19
Hình 2-8 Sơ đồ các thiết bị LoraWan kết nối ...........................................................19
Hình 2-9 Bảng dữ liệu gia tăng .................................................................................21
Hình 2-10 Bảng thông số cơ bản của Chipset Lora ..................................................22
Hình 2-11 Kích thước module lora easy Sx1276 ......................................................30
Hình 2-12 Module Lora easy Sx1276 .......................................................................30
Hình 2-13 Module Arduino mega 2560. ...................................................................31

Hình 2-14 Cấu trúc mạng GMS ................................................................................37
Hình 2-15 Module Sim900a ......................................................................................38
Hình 2-16 Sơ đồ chân module sim900a ....................................................................39
Hình 2-17 Cảm biến dòng ACS712 20A ..................................................................40
Hình 2-18 Sơ đồ chân ACS712 .................................................................................41
Hình 2-19 Kích thước ACS712 .................................................................................42
Hình 2-20 Hệ thống web server ................................................................................43
Hình 2-21 Những lưu ý khi sủ dụng web server .......................................................44
Hình 2-22 Ngôn ngữ php ..........................................................................................46
Hình 3-1 Sơ đồ khối của hệ thống.............................................................................48
Hình 3-2 Cửa sổ sơ lược về đề tài .............................................................................49
Hình 3-3 Cửa sổ điều khiển ......................................................................................50
Hình 3-4 Cửa sổ quản lý dữ liệu ...............................................................................50
Hình 3-5 Cửa sổ trạng thái hoạt động .......................................................................51
Hình 3-6 Cửa sổ thông tin sinh viên. ........................................................................51
Hình 3-7 Sơ đồ nguyên lý khối xử lý trung tâm. ......................................................52
Hình 3-8 Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển ..............................................................53
Hình 3-9 Sơ nguyên lý khối công suất ......................................................................53
Hình 3-10 Adapter 12v-1A .......................................................................................54
Hình 3-11 module giảm áp 12v/5v ...........................................................................55
Hình 4-1 Sơ đồ bố trí linh kiện board xử lý trung tâm .............................................56
Hình 4-2 Sơ đồ bố trí linh kiện board điều khiển .....................................................57
Hình 4-3 Mạch in board xử lý trung tâm ..................................................................57
Hình 4-4 Mạch in board điều khiển ..........................................................................58
Hình 4-5 Board mạch điêu khiển 1 ...........................................................................59
Hình 4-6 board mạch điều khiển 2 ............................................................................60
Hình 4-7 board mạch xử lý trung tâm .......................................................................60
Hình 4-8 Các board mạch sau khi xếp vào mô hình .................................................61
Hình 4-9 Mô hình sau khi thi công ...........................................................................62
Hình 4-10 Mô hình sau khi trang trí .........................................................................63


BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang X


Hình 4-11 Biểu tượng phần mềm lập trình ...............................................................63
Hình 4-12 Nhấp vào Windows ZIPfile for non admin install ...................................64
Hình 4-13 Nhấp vào Start Download để tải xuống ...................................................65
Hình 4-14 Nhấp vào JUST DOWNLOAD ...............................................................65
Hình 4-15 Nhấp vào Extract Here để giải nén ..........................................................66
Hình 4-16 Giao diện Arduino IDE ............................................................................66
Hình 4-17 Chạy file exe sau đó nhấn Next ...............................................................67
Hình 4-18 Nhấn Install khi có yêu cầu xác nhận ......................................................68
Hình 4-19 Đang trong quá trình cái đặt ....................................................................68
Hình 4-20 Nhấn finish để kết thúc ............................................................................69
Hình 4-21 Biểu tưởng phần mềm lập trình ...............................................................69
Hình 4-22 Chọn Run as administrator ......................................................................70
Hình 4-23 Quá trình cài đặt .......................................................................................70
Hình 4-24 Nhấn ACCEPT ........................................................................................71
Hình 4-25 Nhấn NEXT để tiếp tục ...........................................................................71
Hình 4-26 Đang trong quá trình cài đặt ....................................................................72
Hình 4-27 Nhấn INSTAL để cài đặt .........................................................................72
Hình 4-28 Nhấn DONE để kết thúc quá trình cài đặt ...............................................73
Hình 4-29 Giao diện khi mở DW ..............................................................................73
Hình 4-30 Nhấn chọn Create New ............................................................................74
Hình 4-31 Nhấp chọn New để tạo file mới ...............................................................74
Hình 4-32 Cửa sổ sau khi tạo xong một file mới ......................................................75
Hình 4-33 Lưu đồ điều khiển từ web server và Sim 900 ..........................................76
Hình 4-34 Lưu đồ điều khiển của các board con ......................................................77

Hình 4-35 Quy trình thao tác ....................................................................................78
Hình 5-1 Trang đăng nhập vào web site ...................................................................81
Hình 5-2 Trang giao diện sau khi đăng nhập ............................................................81
Hình 5-3 Trang giao diện để điều khiển ...................................................................82
Hình 5-4 Trạng thái hoạt động sau khi điều khiển ....................................................82
Hình 5-5 Trang Quản lý dữ liệu sau khi điều khiển..................................................83
Hình 5-6 Mô hình sau khi điều khiển các thiết bị ON ..............................................83

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang XI


DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

2-1 Chức năng từng chân của NodeMCU Esp32s ..........................................15
2-2 Các chế độ định sẵn cho Lora ..................................................................23
2-3 Các dữ liệu Response từ Board Lora easy ...............................................26
2-4 Các lệnh AT command cho System .........................................................28
2-5 Các lệnh AT cho Lora ..............................................................................28
4-1 Thống kê linh kiện ....................................................................................59

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH


Trang XII


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PCB: Printed Circuit Board.
IEEE: Institute of Electrical and Electronic Engineers.
FM: Frequency Modulation.
WPA: Wifi Protected Access.
AES: Advanced Encryption Standard.
UART: Universal Asynchronous serial Reveiver and Transmitter.
USB: Universal Serial Bus.
SPI: Serial Peripheral Interface bus.
I2C: Inter-Intergrated Circuit.
HTML: HyperText Markup Language.
CSS: Cascading Style Sheets.
PHP: Personal Home Page.
UAPSD: Unscheduled Automatic Power Save Delivery.
WMM-PS: Wifi MultiMedia Power Save.
A- MSDU: Aggregate MAC Service Data Unit .
A- MPDU: Aggregate MAC Protocol Data Unit.
WPS: Wifi Protected Setup.
SSID: Service Set Identifier.
AFH: Adaptive Frequency Hopping.
HID: Human Interface Device.
ATT: An Attributes.
GATT: The Generic Attributes.
SDP: Service Discovery Protocol.
GAP: Generic Access Profile.
SMP: Security Manager Protocol.
A2DP: Advanced Audio Distribution Profile.

AVRCP: Audio / Video Remote Control Profile.
SPP: Serial Port Profile.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang XIII


HSP: Handset Profile.
HFP: Hands Free Profile.
RFCOMM: Radio frequency communication.
RTC: Read time clock.
AES: Advanced Encryption Standard.
ECC: Elliptic Curve Cryptography.
GPRS: General Packet Radio Service.
CEPT: European Conference of Postal and Telecommunications Administrations.
GPRS: General Packet Radio Service.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang XIV


TÓM TẮT
Ngày nay với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật điện
tử mà trong đó là kỹ thuật điều khiển tự động đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh
vực khoa học, quản lý, công nghiệp, thông tin...Vấn đề điều khiển thiết bị từ xa hiện
nay ngày càng được quan tâm và phát triển rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người, giúp tiết kiệm thời gian và quản lý được mọi lúc mọi nơi.
Bắt nguồn từ những nhu cầu cần thiết đó và lấy cảm hứng từ các dự án như “Thiết

Kế Hệ Thống Giám Sát Và Điều Khiển Thiết Bị Từ Xa [1]”, “Sử Dụng Arduino
Cập Nhật Thông Số Điều Khiển Ngôi Nhà Thông Minh [2]” điều khiển các thiết bị
trong nhà thông qua webserver hoặc tin nhắn sms. Tuy nhiên chỉ điều khiển được
một vài thiết bị, nếu muốn điều khiển nhiều thiết bị phải sử dụng dây dẫn nhiều, rất
dễ gây nhiễu tín hiệu. Vì thế nhóm em quyết định chọn đề tài “THIẾT KẾ VÀ THI
CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TRONG NHÀ
KẾT HỢP WIFI VÀ LORA” để cải thiện thêm chức năng điều khiển được nhiều
thiết bị thông qua chuẩn truyền không dây như mạng wifi hay sóng lora.
Nội dung chính của đề tài:
-

Sử dụng module NodeMCU Esp-32s làm board trung tâm.

-

Điều khiển các thiết bị bằng webserver và tin nhắn điện thoại kết hợp với
wifi và sóng Lora.

-

Giám sát trạng thái hoạt động của thiết bị qua webserver.

-

Có lưu trữ trạng thái điều khiển và trạng thái hoạt động.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang XV



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật điện
tử mà trong đó là kỹ thuật điều khiển tự động đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh
vực khoa học, quản lý, công nghiệp, thông tin...Vấn đề điều khiển thiết bị từ xa hiện
nay ngày càng được quan tâm và phát triển rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người, giúp tiết kiệm thời gian và quản lý được mọi lúc mọi nơi.
Bắt nguồn từ những nhu cầu cần thiết đó và lấy cảm hứng từ các dự án như “Thiết
Kế Hệ Thống Giám Sát Và Điều Khiển Thiết Bị Từ Xa [1]”, “Sử Dụng Arduino
Cập Nhật Thông Số Điều Khiển Ngôi Nhà Thông Minh [2]” điều khiển các thiết bị
trong nhà thông qua webserver hoặc tin nhắn sms. Tuy nhiên chỉ điều khiển được
một vài thiết bị, nếu muốn điều khiển nhiều thiết bị phải sử dụng dây dẫn nhiều, rất
dễ gây nhiễu tín hiệu. Vì thế nhóm em quyết định chọn đề tài “THIẾT KẾ VÀ THI
CÔNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TRONG NHÀ
KẾT HỢP WIFI VÀ LORA ” để cải thiện thêm chức năng điều khiển được nhiều
thiết bị thông qua chuẩn truyền không dây như mạng wifi hay sóng Lora.

1.2. MỤC TIÊU
Mục tiêu mà nhóm đã đề ra như sau:
-

Thiết kế và thi công mạch điều khiển bao gồm: mạch điều khiển trung tâm và
mạch điều khiển con.

-

Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển trên webserver


-

Thiết kế và thi công được mô hình ngôi nhà.

1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 NỘI DUNG 1: Tìm hiểu và tham khảo các tài liệu, giáo trình, nghiên cứu các
chủ đề, các nội dung liên quan đến đề tài.
 NỘI DUNG 2: Thiết kế sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý cho hệ thống.
 NỘI DUNG 3: Tìm hiểu về các Module NodeMCU Esp32s, Module
Sim900a, module Lora easy.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
 NỘI DUNG 4: Tìm hiểu các lập trình giao tiếp giữa 3 Module NodeMCU
Esp32s, Lora easy và Sim900a.
 NỘI DUNG 5: Tìm hiểu các lập trình giao tiếp giữa 2 Module NodeMCU
Esp32s, Lora easy.
 NỘI DUNG 6: Thiết kế giao diện web giám sát và điều khiển các thiết bị.
 NỘI DUNG 7: Viết được các chương trình để giao tiếp giữa web hosting,
Module wifi, Arduino mega và Lora easy.
 NỘI DUNG 8: Thiết kế và thi công mô hình hoàn thiện.
 NỘI DUNG 9: Chạy thử nghiệm và cân chỉnh hệ thống.
 NỘI DUNG 10: Viết quyển báo cáo đồ án tốt nghiệp.
 NỘI DUNG 11: Báo cáo đồ án tốt nghiệp.


1.4. GIỚI HẠN
 Sử dụng mudule Arduino mega, module Sim900a, NodeMCU Esp32, Lora
easy.
 Điều khiển các thiết bị qua Internet( tại nơi có mạng wifi hoặc 3G) và bằng
điện thoại di động ( tại nơi có sóng mạng di động).
 Số lượng cảm biến: sử dụng 3 con cảm biến đo dòng ACS712 20A.
-

Điện áp hoạt động: 5V.

-

Độ nhạy điện áp: 100mV/A.

-

Khoảng đo: -20A -> 20A.

 Mô hình thi công
-

Có kích thước 40x40 cm.

-

Gồm có 3 phòng.

-

Được xây dựng với vật liệu formex.


 Có thể giám sát và điều khiển thông qua internet.
 Chỉ điều khiển bật tắt các thiết bị.
 Chỉ thi công mô hình.

1.5. BỐ CỤC
 Chương 1: Tổng Quan

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Chương này trình bày đặt vấn đề dẫn nhập lý do chọn đề tài, mục tiêu, nôi
dung nghiên cứu, các giới hạn thông số và bố cục đồ án.
 Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết.
Chương này trình bày về các lý thuyết có liên quan đến các vấn đề mà đề tài
sẽ dùng để thực hiện thiết kế, thi công cho đề tài.
 Chương 3: Thiết Kế và Tính Toán.
Chương này giới thiệu tổng quan về các yêu cầu của đề tài mà mình thiết kế
và các tính toán, thiết kế gồm những phần nào.
Chương 4: Thi công hệ thống.
Phần này có thể gồm có 2 phần là kết quả thi công phần cứng và những kết
quả hình ảnh trên màn hình hay mô phỏng tín hiệu, kết quả thống kê. Cụ thể, phần
này nêu quá trình thi công PCB, lắp ráp và test mạch, hình vẽ được chụp từ mô hình
thực của hệ thống bên ngoài, hình chụp các kết quả chạy và được sắp xếp có hệ
thống để người đọc dễ dàng hiểu và hình dung hệ thống mình thi công.
 Chương 5: Kết Quả, Nhận Xét và Đánh Giá
Phần này sinh viên trình bày kết quả của cả quá trình nghiên cứu làm đề tài

trong thời gian bao nhiêu tuần, nghiên cứu được cái gì
 Chương 6: Kết Luận và Hướng Phát Triển
Trình bày ngắn gọn những kết quả đã thu được dựa vào những phương pháp,
thuật toán đã kiến nghị ban đầu (dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu). Hơn
nữa ghi ra những gì đã làm được như thế nào? Trình bày hướng phát triển của đề tài
mà mình đã làm để tăng khả năng, tăng thêm chức năng, mở rộng khả năng điều
khiển, tính linh hoạt.
 Chương 7: Tài Liệu Tham Khảo.
Phần này trích dẫn ra các tài liệu đã tham khảo, các trang web mà sinh viên
đã tham khảo để làm nên đề tài.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tìm hiểu về module NodeMCU ESP 32S.
2.1.1. Tìm hiểu về wifi và cách hoạt động của wifi.
2.1.1.1. Wifi là gì?
Hiểu theo cách nôm na thì Wifi mà mạng kết nối Internet không dây, là từ
viết tắt của Wireless Fidelity, sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Loại sóng
vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio. Và trên hầu hết các
thiết bị điện tử ngày nay như máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng… đều có
thể kết nối Wifi.
Kết nối Wifi dựa trên các loại chuẩn kết nối IEEE 802.11, và chủ yếu hiện
nay Wifi hoạt động trên băng tần 54 Mbps và có tín hiệu mạnh nhất trong khoảng
cách 100 feet (gần 31 mét, các bạn cứ thử tưởng tượng mỗi 1 tầng nhà lấy trung

bình là 4 mét thì theo lý thuyết sóng wifi phát ở tầng 1 vẫn sẽ bắt được nếu bạn
đang ở tầng 7 – đó là theo lý thuyết). Còn trong thực tế thì trong mỗi ngôi nhà
thường có rất nhiều vật cản sóng, nên bạn chỉ cần đứng trên tầng 4 hoặc 5 là tín hiệu
đã yếu lắm rồi.

2.1.1.2. Nguyên tắc hoạt động của wifi.
Vâng, cũng rất đơn giản, để có được sóng Wifi thì chúng ta cần phải có bộ
phát Wifi – chính là các thiết bị như modem, router. Đầu vào, tín hiệu Internet
nguồn (được cung cấp bởi các đơn vị ISP như FPT, Viettel, VNPT, CMC… hiện
nay). Thiết bị modem, router sẽ lấy tín hiệu Internet qua kết nối hữu tuyến rồi
chuyển thành tín hiệu vô tuyến, và gửi đến các thiết bị sử dụng như điện thoại
smartphone, máy tính bảng, laptop… Đây là quá trình nhận tín hiệu không dây (hay
còn gọi là adapter) – chính là card wifi trên laptop, điện thoại… và chuyển hóa
thành tín hiệu Internet. Và quá trình này hoàn toàn có thể thực hiện ngược lại, nghĩa
là router, modem nhận tín hiệu vô tuyến từ adapter và giải mã chúng, gửi qua
Internet.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1.3. Một số chuẩn kết nồi phổ biến.
Về bản chất kỹ thuật, tín hiệu Wifi hoạt động gửi và nhận dữ liệu ở tần số
2.5GHz đến 5GHz, cao hơn khá nhiều so với tần số của điện thoại di động, radio…
do vậy tín hiệu Wifi có thể chứa nhiều dữ liệu nhưng lại bị hạn chế ở phạm vi
truyền – khoảng cách. Còn các loại sóng khác tuy tần số thấp nhưng lại có thể
truyền đi ở khoảng cách rất xa???

Sóng Wifi sử dụng chuẩn kết nối 802.11 trong thư viện IEEE (Institute of
Electrical and Electronics Engineers), chuẩn này bao gồm 4 chuẩn nhỏ hơn là
a/b/g/n. (các bạn thường thấy trên modem, router có các ký hiệu này)
Chuẩn 802.11b là phiên bản yếu nhất, hoạt động ở mức 2.4GHz và có thể xử
lý đến 11 megabit/giây.
Chuẩn 802.11g nhỉnh hơn đôi chút so với chuẩn b, tuy nó cũng hoạt động ở
tần số 2.4GHz nhưng nó có thể xử lý 54 megabit/giây.
Chuẩn 802.11a phát ở tần số cao hơn là 5GHz và tốc độ xử lý đạt 54
megabit/giây.
Cuối cùng là chuẩn 802.11n, nó hoạt động ở tần số 2.4GHz nhưng tốc độ xử
lý lên đến 300 megabit/giây.
Và một số chuẩn mới khác nữa ….

2.1.1.4. Wifi hoạt động như thế nào.
Cũng giống như điện thoại di động, Wifi sử dụng sóng radio (sóng vô tuyến)
để truyền thông tin qua hệ thống mạng. Máy tính của bạn bao gồm một card mạng
không dây sẽ truyền dữ liệu gửi vào tín hiệu radio.
Tương tự tín hiệu này sẽ được truyền đi thông qua một ăng-ten, một bộ giải
mã gọi là router. Sau khi giải mã xong, dữ liệu sẽ được gửi đến Internet thông qua
một kết nối Ethernet có dây.
Wifi hoạt động như thế nào
Khi mạng không dây hoạt động như đường 2 chiều, các dữ liệu nhận được từ
internet cũng sẽ đi qua router và được mã hoá thành tín hiệu radio để card mạng
không dây trên máy tính nhận.
Wifi hoạt động như thế nào?

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 5



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đa số người dùng biết rất ít hoặc thậm chí là không biết Wifi hoạt động như
thế nào.
Lúc đầu Wifi được phát triển như là một cách để thay thế cáp Ethernet. Cho
đến thời điểm hiện tại, Wifi đã trở thành một công nghệ phổ biến cung cấp kết nối
giữa các thiết bị.
“Mọi người có thể quen với việc sử dụng Wifi như là một cách để kết nối với
Internet, vì với hầu hết mọi người đó là mạng mà họ sử dụng tại nhà hoặc tại nơi
làm việc“, Edgar Figueroa – chủ tịch kiêm CEO của Wi-fi Alliance nói.
“Tuy nhiên, Wifi đã phát triển và bây giờ Wifi có thể thay thế cho nhiều loại
cáp khác nhau như cáp video, cáp âm thanh, cáp USB.” Nhưng điều quan trọng nhất
là Wifi hiện đang vận chuyển hơn 60% lưu lượng Internet của toàn thế giới.
Không giống như máy thu FM trên xe ô tô, Wifi giao tiếp qua lại chủ yếu
quá 2 radio sử dụng điện năng thấp hơn và phát sóng trên một khoảng cách ngắn
hơn nhiều.
Hai radio cho phép người dùng web tải dữ liệu từ Internet cũng như upload
các thông tin – thậm chí là địa chỉ submit thông qua bộ đếm trình duyệt giao tiếp 2
chiều.
Wifi phức tạp hơn so với vô tuyến mặt đất đó là Wifi sử dụng giao thức kết
nối Internet (Internet Protocol) để giao tiếp. Ngôn ngữ này của Internet tạo ra cấu
trúc Wifi .
“Mỗi một quá trình truyền dẫn mà chúng tôi gửi và nhận đều yêu cầu xác
nhận”, Figueroa nói.
Hãy tưởng tượng thay vì gửi dữ liệu, bạn đang vận chuyển một gói dữ liệu
trên toàn thế giới và có yêu cầu xác nhận giao hàng. Đó chính là nhiệm vụ mà giao
thức kết nối Internet (Internet Protocol) phải làm, chỉ áp dụng cho mỗi byte được
truyền đi.
Và một khi dữ liệu được “bay qua” không khí trong sóng radio, nó sẽ bị
nhiễu sóng, và trở thành “ nạn nhân” từ các tín hiệu Wifi khác đến sóng vô tuyến

phát ra từ lò vi sóng….

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Đó là nơi mà 2 tần số Wifi 2,4 GHz và 5 GHz đi vào. Wifi có thể phát sóng
trên cả hai tần số, để cắt giảm tín hiệu của mình tránh bị nhiễu và cung cấp tín hiệu
nhanh từ Router không dây đến máy tính của bạn.
“Về cơ bản các tần số giống như hai đài phát thanh FM khác nhau”, Figueroa
nói. Theo vật lý học, tần số thấp hơn có thể truyền đi xa hơn.
Wifi, 2.4 GHz có tần số thấp hơn, vì vậy nó có thể “tiếp cận” với các máy
tính ở cách xa hơn so với Wifi tần số 5 GHz.
Tuy nhiên Wifi 5 GHz có thể truyền được nhiều hơn. “Hãy tưởng tượng dù
bạn có thể đi trên một con đường cao tốc nào đó rất xa, nhưng nó chỉ là đường cao
tốc một làn“, ông Figueroa mô tả về Wifi 2.4 GHz.
Wifi 5 GHz cũng là một con đường cao tốc nhưng con đường đó lại không
xa như bạn nghĩ, nhưng nó có đến tận 6 làn xe, vì vậy các phương tiện giao thông
có thể di chuyện nhanh hơn trên con đường đó.
“Độ bao phủ của Wifi 5 Ghz có thể bao trùm toàn bộ một ngôi nhà nhà,” ông
Figueroa nói thêm. “Do đó, trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, vấn đề về khoảng
cách không quan trong bằng vấn đề về tốc độ.”
Tuy nhiên kể từ khi điện thoại không dây ra đời, nhiều người dùng đã gặp
phải sự cố với tín hiệu radio. Cách duy nhất để khắc phục sự cố này đó là thiết lập
tần số để phát song trên một kênh nào đó.
Hầu hết các router đều “rất giỏi” tự động dò tìm các kênh tốt nhất để sử dụng.
Và Wifi 5 GHz có nhiều kênh hơn so vói Wifi 2.4 GHz.
Với người dùng mạng Wifi không ổn định, việc tinh chỉnh lại hệ thống mạng

sẽ hữu ích và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc cài đặt bộ mở rộng hệ thống mạng.
“Bộ mở rộng hệ thống mạng (network extender) ngày càng phổ biến”, Figueroa nói.
Tuy nhiên vấn đề ở đây là bộ mở rộng lại “đẩy” một tín hiệu Wifi yếu. Vì
vậy nếu mạng Internet không dây của bạn chỉ truyền được tốc độ bằng 1/2 tốc độ cũ,
bộ mở rộng (extender) sẽ lặp lại tín hiệu đó, đẩy ra một tín hiệu thậm chí yếu còn
yếu hơn nó.
Wifi cũng có một số tính năng bảo mật. Để truy cập mạng, người dùng phải
có mật khẩu WPA2, hay còn gọi là WPA (số 2 đại diện cho thế hệ thứ hai của
WPA). Đây chính là nơi mà bạn nhập mật khẩu để kết nối mạng Wifi.
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ngoài ra còn có một tính năng bảo mật khác gọi là Advanced Encryption
Standard (còn gọi là AES) được phát triển bởi chính phủ Hoa Kỳ để đảm bảo cho
dữ liệu được an toàn vì nó truyền từ một thiết bị khác.
Có lẽ tính năng quan trọng nhất của Wifi chính là tính năng tương thích
ngược. Với tính năng này, tất cả các máy tính cũ của bạn có thể kết nối với một
Router mới “siêu nhanh”.

2.1.2. Tổng quan về Module NodeMCU Esp32S.

Hình 2-1 Module NodeMCU Esp-32S
Module NodeMCU ESP-32S là một trong những bo mạch phát triển được
tạo bởi NodeMcu để đánh giá module ESP-WROOM-32. Nó được dựa trên vi điều
khiển ESP32 có Wifi, Bluetooth, Ethernet và Low Power hỗ trợ tất cả trong một
chip duy nhất.
Cốt lõi của Module này là chip ESP32, được thiết kế để có thể mở rộng và

thích ứng. Có 2 CPU có thể được điều khiển riêng hoặc cấp nguồn và tần số clock
có thể điều chỉnh từ 80 MHz đến 240 MHz. Người dùng cũng có thể tắt nguồn CPU
và sử dụng bộ xử lý công suất thấp để liên tục theo dõi các thiết bị ngoại vi để thay
đổi hoặc vượt qua các ngưỡng. ESP32 tích hợp một tập hợp phong phú thiết bị
ngoại vi, từ cảm biến điện dung cảm ứng, cảm biến Hall, bộ khuếch đại cảm biến
tiếng ồn thấp, thẻ SD giao diện, Ethernet, SDIO / SPI tốc độ cao, UART, I2S và
I2C.
Sự tích hợp Bluetooth, Bluetooth LE và Wi-Fi đảm bảo rằng một loạt các
ứng dụng có thể được nhắm mục tiêu và đó là bằng chứng trong tương lai: sử dụng
Wi-Fi cho phép phạm vi vật lý lớn và kết nối trực tiếp tới internet thông qua bộ định
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 8


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
tuyến WiFi, trong khi sử dụng Bluetooth cho phép người dùng kết nối thuận tiện
với điện thoại hoặc phát sóng đèn hiệu năng lượng thấp để phát hiện. Dòng ngủ của
chip ESP32 ít hơn 5 µ A, làm cho nó phù hợp với các ứng dụng điện tử chạy bằng
pin và đeo được. ESP-WROOM-32 hỗ trợ tốc độ dữ liệu lên đến 150 Mbps và công
suất đầu ra 22 dBm tại PA để đảm bảo rộng nhất phạm vi vật lý. Như vậy, chip
cung cấp thông số kỹ thuật hàng đầu trong ngành và tối ưu hóa tốt nhất hiệu suất
cho tích hợp điện tử, phạm vi và mức tiêu thụ điện năng và kết nối.

2.1.3. Thông số kĩ thuật.

Hình 2-2 Các tính năng của module NodeMCU-32S

2.1.3.1. Wifi.
 802.11 b / g / n / e / i.

 802.11 n (2,4 GHz), với tốc độ lên tới 150 Mb / giây.
 802.11 e: QoS để nhận ra kỹ thuật truyền thông không dây.
 WMM-PS, UAPSD.
 Kỹ thuật tập hợp A-MPDU và A-MSDU Frame.
 Phân mảnh và tái tổ hợp.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 9


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
 Theo dõi tự động đèn hiệu .
 Các tính năng an toàn 802.11 i: Xác thực trước và TSN.
 Hỗ trợ WPA /WPA2 /WPA2-Enterprise / Đã mã hóa WPS.
 Wi-Fi Direct (P2P), P2P phát hiện, chế độ P2P GO và quản lý điện năng
P2P.
 Khả năng tương thích và chứng nhận UMA.
 Sự đa dạng và lựa chọn Antenna.

Wifi mode:
Các thiết bị kết nối với mạng WiFi được gọi là Station (STA). Kết nối với
WiFi được cung cấp bởi một điểm truy cập (AP), hoạt động như một trung tâm cho
một hoặc nhiều trạm. Điểm truy cập ở đầu kia được kết nối với mạng có dây. Điểm
truy cập thường được tích hợp với bộ định tuyến để cung cấp quyền truy cập từ
mạng Wi-Fi vào internet. Mỗi điểm truy cập được nhận dạng bởi SSID (Bộ nhận
dạng tập hợp dịch vụ), về cơ bản là tên mạng bạn chọn khi kết nối thiết bị (trạm) với
WiFi.
Mỗi mô-đun ESP32 có thể hoạt động như một trạm, vì vậy chúng tôi có thể
kết nối nó với mạng WiFi. Nó cũng có thể hoạt động như một điểm truy cập mềm

(soft-AP), để thiết lập mạng WiFi riêng. Do đó, chúng tôi có thể kết nối các trạm
khác với các mô-đun như vậy. Thứ ba, ESP32 cũng có thể hoạt động cả ở chế độ
điểm truy cập trạm và mềm cùng một lúc. Điều này mang lại khả năng xây dựng, ví
dụ: mạng lưới.
 Station
Chế độ trạm (STA) được sử dụng để kết nối ESP32 với mạng WiFi được
thiết lập bởi một điểm truy cập.
 Soft Access Point
Điểm truy cập (AP) là thiết bị cung cấp quyền truy cập vào mạng Wi-Fi tới
các thiết bị khác (trạm) và kết nối chúng với mạng có dây. ESP32 có thể cung cấp
chức năng tương tự, ngoại trừ nó không có giao diện với mạng có dây. Chế độ hoạt
động này được gọi là điểm truy cập mềm (soft-AP). Số lượng trạm tối đa được kết
nối với AP mềm là năm.

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH

Trang 10


×