Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Ôn tập kinh tế vi mô, vĩ mô (phục vụ môn Tổng quan du lịch)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.55 KB, 28 trang )

Họ và tên: Bảo Hưng
Lớp: 44K23.1 (Sáng thứ 3 tiết 1, 2, 3)

ÔN TẬP KINH TẾ VI MÔ VÀ KINH TẾ VĨ MÔ
(PHỤC VỤ MÔN TỔNG QUAN DU LỊCH)

A. KINH TẾ VI MÔ
CHƯƠNG 2:
1. Nhu cầu (Needs) là cảm giác, trạng thái thiếu thốn một cái gì đó mà con người
có thể cảm nhận được.
Ví dụ: Nhu cầu về thức ăn, nước uống, nơi ở, việc làm, …
Mong muốn (Wants) là biểu hiện cụ thể của nhu cầu được định hình bởi văn
hóa và tính cách cá nhân của mỗi người.
Ví dụ: Các bạn nữ dịu dàng thường chọn xe máy Vespa, Vision.
Lượng cầu (Demands) là lượng hàng mà người mua có thể và sẵn lòng thanh
toán.
Ví dụ: A muốn mua 2 đôi giày và đã có đủ số tiền để mua.
2. Cầu cá nhân là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà một cá nhân muốn mua và có
khả năng thanh toán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất
định.
Cầu thị trường là tổng của tất cả cầu cá nhân về loại hàng hóa hay dịch vụ cụ
thể.
3. Phân tích sự tác động của các yếu tố tác động đến cầu (ngoài giá):
- Thu nhập: Khi thu nhập tăng/giảm thì nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng
tăng lên/giảm xuống. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào loại hàng hóa cụ thể mà mức độ
thay đổi cầu sẽ khác nhau. Đối với hàng hóa thông thường, thu nhập tăng => cầu
tăng. Đối với hàng hóa thứ cấp, thu nhập tăng => cầu giảm.
- Giá của sản phẩm liên quan: Chia làm 2 loại:


+ Hàng hóa thay thế: là những cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau


(Coca với Pepsi, Iphone với Samsung, …). Khi giá của một loại hàng hóa giảm
xuống làm giảm cầu của một loại hàng hóa khác.
+ Hàng hóa bổ sung: là những cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau (Xe máy
và xăng, Máy tính và phần mềm, …). Khi giá bán của một loại hàng hóa giảm làm
tăng cầu đối với một loại hàng hóa khác.
- Thị hiếu: hay sở thích của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sự ưu tiên đối với
hàng hóa, dịch vụ. Thị hiếu tăng thì cầu tăng.
- Kỳ vọng: Kỳ vọng về tương lai có thể ảnh hưởng đến nhu cầu hiện tại. Nếu
bạn mong đợi giá của trà sữa giảm vào tuần tới, bạn sẽ mua ít trà sữa hơn vào tuần
này.
- Số lượng người mua: Hàng hóa, dịch vụ càng đông người mua thì lượng cầu sẽ
tăng lên ở mọi mức giá, cầu thị trường tăng.
Phân biệt sự di chuyển trên đường cầu và sự dịch chuyển đường cầu:
- Sự di chuyển trên đường cầu: Do giá nằm trên trục tung, một sự thay đổi của
giá sẽ cho thấy một sự di chuyển dọc trên đường cầu.
- Sự dịch chuyển đường cầu: Các yếu tố tác động đến cầu (ngoài giá) như thu
nhập, giá cả hàng hóa liên quan, thị hiếu, kỳ vọng, số lượng người mua không
được đo lường trên hai trục, nên một sự thay đổi trong những biến này sẽ làm
đường cầu dịch chuyển.
4. Cung cá nhân là lượng hàng mà một người bán có thể và sẵn sàng bán ra với
một mức giá nào đó tại một thời gian và thị trường nhất định.
Cung thị trường là tổng các nguồn cung của tất cả các người bán.
5. Phân tích sự tác động của các yếu tố tác động đến cung (ngoài giá):
- Giá đầu vào: Khi giá của một hoặc nhiều yếu tố đầu vào tăng lên, sản xuất ít
lợi nhuận hơn, doanh nghiệp cung ứng ít đi. Cung của một hàng hóa có quan hệ
nghịch biến với giá các yếu đố đầu vào.
- Công nghệ: Việc áp dụng các phát minh, máy móc hiện đại hơn giúp giảm số
lượng lao động, giảm chi phí sản xuất, làm tăng lượng cung hàng hóa.
- Kỳ vọng: Nếu một doanh nghiệp kỳ vọng giá của hàng hóa sẽ tăng trong tương
lai, họ sẽ cất một số sản phẩm hiện hành vào kho lưu trữ và cung cấp cho thị

trường ít hàng hơn.


- Số lượng người bán: Cung của một hàng hóa tỉ lệ thuận với số lượng người
bán.
- Chính sách của chính phủ:
+ Thuế: thuế đánh vào mặt hàng cao thì cung giảm.
+ Trợ cấp: một số mặt hàng như điện, xăng được chính phủ trợ giá.
Phân biệt sự di chuyển trên đường cung và sự dịch chuyển đường cung:
- Sự di chuyển trên đường cung: Do giá nằm trên trục tung, một sự thay đổi của
giá sẽ cho thấy một sự di chuyển dọc trên đường cung.
- Sự dịch chuyển đường cung: Các yếu tố tác động đến cầu (ngoài giá) như giá
đầu vào, công nghệ, kỳ vọng, số lượng người bán và chính sách của chính phủ
không được đo lường trên hai trục, nên một sự thay đổi trong những biến này sẽ
làm đường cầu dịch chuyển.
6. Giới thiệu cơ chế hình thành giá cả thị trường qua mô hình cân bằng cung –
cầu:

Điểm E là điểm giao nhau của đường cung thị trường và đường cầu thị trường
trên đồ thị. Điểm này được gọi là điểm cân bằng thị trường. Mức giá tại giao điểm
này được gọi là giá cân bằng, và mức sản lượng được gọi là sản lượng cân bằng.
Tại mức giá cân bằng, lượng hàng mà người mua sẵn lòng và có thể mua chính xác
bằng lượng hàng người bán sẵn lòng và có thể bán. Giá cân bằng chính là giá thị
trường bởi vì ở mức giá này, tất cả mọi người trên thị trường đều hài lòng: Người
mua mua được tất cả hàng hóa họ muốn mua, và người bán cũng bán hết hàng họ
muốn bán.
7. Những tổn hại xã hội của việc kiểm soát giá:


- Giá trần là mức giá tối đa được phép bán ra theo luật định của một hàng hóa.

Khi chính phủ áp đặt một mức giá trần trên thị trường cạnh tranh, một sự thiếu hụt
hàng hóa phát sinh, và người bàn phải phân phối hàng hóa khan hiếm cho số lượng
lớn người mua tiềm năng. Gây lãng phí thời gian của người mua, tạo nên sự phân
biệt đối xử của người bán, không công bằng.
- Giá sàn là mức giá tối thiểu được phép bán ra theo luật định của một hàng hóa.
Tương tự như vậy, giá sàn có hiệu lực gây ra một sự dư thừa hàng hóa. Một số
người bán không thể bán sản lượng họ muốn và những người bán hàng không bị
thành kiến cá nhân sẽ dễ bán hàng hơn dẫn đến sự thiếu công bằng.
- Khi giá cả bị can thiệp, việc phân bổ nguồn lực không còn diễn ra bình thường.
Kiểm soát giá xảy ra do các nhà hoạch định chính sách cho rằng kết quả thị trường
không công bằng, nhằm mục đích giúp đỡ người nghèo. Tuy nhiên, kiểm soát giá
thường làm tổn thương những người họ đang cố gằng giúp đỡ (Kiểm soát tiền thuê
nhà làm cho chủ nhà ỷ lại, không chăm sóc nhà cho thuê và làm cho nhà ở khó tìm.
Luật lương tối thiểu có thể tăng thu nhập của một số người nhưng cũng gây ra thất
nghiệp cho người khác).
CHƯƠNG 3:
1. Độ co giãn của cầu theo giá:
- Khái niệm: Là số đo cho biết lượng cầu của một hàng hóa thay đổi như thế nào
ứng với sự thay đổi về giá của hàng hóa đó, được tính bằng phần trăm thay đổi
trong lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi về giá.
- Công thức tính độ co giãn đoạn:
- Đo lường không thể sử dụng để đo lường độ nhạy của lượng cầu theo sự thay
đổi giá, bởi vì với mỗi đơn vị đo sản lượng khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau
nên không thể so sánh với nhau. Để khắc phục vấn đề trên, chúng ta cần xác định
cách thức đo lường hoàn toàn độc lập với đơn vị đo lường của giá và lượng. Đó
chính là độ co giãn (hay hệ số co giãn).
- Ý nghĩa của độ co giãn của cầu theo giá: Thể hiện mức độ ảnh hưởng của biến
động giá tới sản lượng.
- Công thức tính độ co giãn điểm:
9. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá:



- Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế gần gũi: Các loại hàng hóa có nhiều hàng
hóa thay thế gần gũi sẽ có cầu co giãn hơn bởi vì người tiêu dùng sẽ dễ dàng
chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác.
- Hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ: Cầu của hàng thiết yếu có xu hướng
không co giãn, trong khi đó hàng xa xỉ có cầu co giãn.
- Định nghĩa thị trường: Độ co giãn của cầu trong một thị trường phụ thuộc vào
cách chúng ta xác định ranh giới của thị trường. Thị trường theo nghĩa hẹp có cầu
co giãn hơn trên thị trường theo nghĩa rộng.
- Thời gian: Cầu hàng hóa có xu hướng co giãn hơn trong dài hạn.
10. Độ co giãn của cầu theo thu nhập:
Đo lường mức độ nhạy cảm của cầu theo sự thay đổi của thu nhập. Công thức độ
co giãn của cầu theo thu nhập được đo lường bởi:

Hàng hóa thông thường có độ co giãn thu nhập dương. Ngược lại, hàng hóa thứ
cấp có độ co giãn thu nhập âm. Hàng hóa cao cấp luôn có độ co giãn thu nhập lớn
hơn 1, hàng hóa thiết yếu luôn có độ co giãn thu nhập nhỏ hơn 1.
Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa liên quan (theo giá chéo):
Đo lường độ nhạy cảm của sự thay đổi lượng cầu của hàng hóa này theo sự thay
đổi giá của hàng hóa khác. Độ co giãn chéo của cầu theo giá giữa hai hàng hóa 1
và 2 có thể biểu thị như sau:

Nếu cả 2 là hàng hóa thay thế thì có độ co giãn dương. Nếu cả 2 là hàng hóa bổ
sung thì có độ co giãn âm.
CHƯƠNG 4:
11. Đường bàng quan:
Một đường bàng quan là đường trên đồ thị được tạo nên từ tất cả mọi kết hợp
của các giỏ hàng hóa có cùng mức thỏa mãn như nhau đối với một người tiêu
dùng.



Độ dốc tại mọi điểm trên đường bàng quan bằng với tỷ lệ mà người tiêu dùng
sẵn sàng thay thế một hàng hóa bằng hàng hóa khác. Tỷ lệ thay thế biên (MRS)
được sử dụng để lượng hóa số lượng của một hàng hóa mà một người tiêu dùng sẽ
từ bỏ để dành được nhiều hàng hóa khác hơn trong khi tổng lợi ích không đổi.

Tính chất của đường bàng quan:
- Đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn các đường thấp.
- Những đường bàng quan có hướng dốc xuống.
- Những đường bàng quan không cắt nhau.
- Những đường bàng quan có dạng cong về hướng tọa độ.
Hai trường hợp đặc biệt của đường bàng quang:
- Khi MRS là hằng số thì đường bàng quan là đường thẳng có độ dốc âm và các
sản phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn thay thế hoàn toàn cho nhau. Đây là những
hàng hóa thay thế hoàn hảo.


- Khi MRS không tồn tại thì đường bàng quan có hình chữ L thể hiện mỗi một
mức lợi ích chỉ có một phương án kết hợp tối ưu duy nhất, không có phương án
khác thay thế. Đây là những hàng hóa bổ sung hoàn hảo.


Đường ngân sách:
Phương trình đường ngân sách: (I là số tiền của người mua).
Đường ngân sách mô tả các giỏ hàng hóa (X,Y) tối đa mà người tiêu dùng có thể
mua được. Nó cho chúng ta biết số lượng hàng hóa Y tối đa mà người tiêu dùng có
thể mua được khi đã mua một lượng hàng hóa X nhất định và ngược lại.

Độ dốc của đường ngân sách thể hiện tỷ lệ mà người tiêu dùng có thể đánh đổi

một mặt hàng lấy hàng hóa còn lại. Độ dốc của đường ràng buộc ngân sách bằng
mức giá tương đối của hai hàng hóa.
Khi chỉ có thu nhập thay đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song (dịch
chuyển ra hướng bên ngoài hoặc trong góc tọa độ). Nếu như chỉ có giá cả hàng hóa
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hệ số góc của đường ngân sách, đường ngân sách trở
nên nông hoặc dốc hơn.

Giải thích cơ chế về sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng:
Mọi sự tiêu dùng đều phải nằm trên đường ngân sách.


Để chọn ra điểm tiêu dùng tối ưu thì người tiêu dùng cần chọn điểm tiêu dùng là
tiếp điểm của đường ngân sách và đường bàng quan cao nhất. Tại điểm đó, độ dốc
của đường ngân sách (tỷ lệ giá) bằng độ dốc của đường bàng quan (tỷ lệ thay thế
cận biên). Một người tiêu dùng đạt được tới mức lợi ích cao nhất từ một mức thu
nhập đã cho khi tỷ lệ thay thế cận biên cho hai hàng hóa bất kỳ, chẳng hạn, hàng
hóa X và Y, bằng với tỷ lệ giá của hai hàng hóa đó.
Vậy, điều kiện cần và đủ để người tiêu dùng lựa chọn được giỏ hàng hóa tối ưu
để tối đa hóa lợi ích tại mức ngân sách nhất định I là:

Từ đây, suy rộng ra, nếu một người tiêu dùng mua N hàng hóa, X 1, X2, X3 …, XN
với các mức giá P1, P2, P3, …, PN từ một mức thu nhập cho trước là I, thì điều
kiện cần và đủ để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích là:

CHƯƠNG 5:
12. Đường đẳng lượng:
Đường đẳng lượng, là tập hợp các kết hợp giữa những yếu tố sản xuất (đầu vào)
để đạt được cùng một mức sản lượng (đầu ra), giả định công nghệ không đổi.
Đường đẳng lượng dốc xuống vì hai đầu vào có thể thay thế cho nhau trong quá
trình sản xuất. Nó là đường lồi so với gốc tọa độ vì các đầu vào không thay thế

hoàn hảo cho nhau. Độ dốc của đường đẳng lượng thể hiện tỷ lệ thay thế yếu tố
này bằng yếu tố kia hay chính là tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS).

Đường đẳng lượng cao hơn biểu thị mức sản lượng cao hơn được sản xuất ra
bằng các kết hợp đầu vào có quy mô mỗi loại lớn hơn.


Nếu hai yếu tố sản xuất thay thế hoàn hảo cho nhau, khi đó đường đẳng lượng
có dạng đường thẳng đi xuống phía dưới bên phải và tạo với mỗi trục một góc 450.

Nếu hai yếu tố sản xuất bổ sung hoàn hảo cho nhau, khi đó đường đẳng lượng có
dạng là những đường gấp vuông góc. Đỉnh của đường đẳng lượng này (điểm mà tại
đó đường này gấp khúc) nằm trên đường phân giác của trục tọa độ.

Đường đẳng phí:
Đường đẳng phí, là tập hợp các mức chi phí không đổi mà doanh nghiệp bị ràng
buộc khi tìm cách kết hợp các yếu tố sản xuất (đầu vào) để sản xuất ra mức sản
lượng lớn nhất.
Giả sử, một doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động và vốn trong sản xuất. Tổng chi
phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định có thể biểu diễn dưới dạng:
C=w×L+r×K
Trong đó, C : tổng chi phí trong thời kỳ sản xuất


w : định mức lương trên mỗi đơn vị lao động
r : chi phí sử dụng trên mỗi đơn vị vốn
Tổng chi phí (C) chính là ràng buộc về ngân sách chi tiêu của doanh nghiệp
trong thời kỳ sản xuất. Ràng buộc này giới hạn khả năng lựa chọn mức sản lượng
sản xuất trong vùng sản xuất hiệu quả.


Giải thích cơ chế về sự lựa chọn các yếu tố đầu vào để tối đa hóa sản lượng với
chi phí đã cho:
Tại điểm phối hợp tối ưu:
Độ dốc đường đẳng lượng = Độ dốc đường đẳng phí
= - w/ r
Mà: MRTSLK = Do đó, tại điểm phối hợp các yếu tố sản xuất tối ưu: MRTSLK = w/ r
Mặt khác: MPL (ΔL) + MPK (ΔK) = 0 Năng suất biên và phối hợp tối ưu các yếu
tố sản xuất ν Sắp xếp lại : MPL /MPK = - ΔK/ ΔL. Do: MRTSLK = - ΔK/ ΔL Nên có
thể viết: MRTSLK = MPL /MPK .
Khi các yếu tố sản xuất được kết hợp tối ưu : MRTSLK= w/r.
Mà: MRTSLK = MPL /MPK
Nên điều kiện tối ưu có thể viết: MPL /MPK = w/r
Hoặc viết: MPL / w = MPK /r


13. Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô
sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi
trả lãi vay.
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc
doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính.
Sản lượng hòa vốn là mức sản xuất mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp
tất cả các chi phí, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi; nghĩa là tại mức sản
lượng hòa vốn người sản xuất không thu được lãi, nhưng cũng không bị lỗ. Nói
cách khác, đây là mức sản xuất nằm tại điểm hòa vốn của doanh nghiệp.
Công thức tính: Q = F/(P - V)
Trong đó: F là tổng chi phí cố định; P là giá bán/đơn vị sản phẩm; C là chi phí
biến đổi/đơn vị sản phẩm .
Ví dụ: Doanh nghiệp XYZ sản xuất nước trái cây đóng chai, chi phí cố định là
10.000.000 đồng. Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm là 10.000 đồng. Giá bán mỗi
sản phẩm trên thị trường là 30.000 đồng. Vậy mức sản lượng hòa vốn là:

Q = 10.000.000 / (30.000 – 10. 000) = 500 sản phẩm

14. Để thu được lợi nhuận cực đại, tại mỗi đơn vị sản lượng tăng thêm (tại điểm
biên), doanh nghiệp phải so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả mang lại
Chi phí bỏ ra tính cho một đơn vi sản lượng tăng thêm chính là chi phí cận biên
(MC) và kết quả mang lại khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng chính là doanh
thu cận biên (MR), doanh thu cận biên chính là tổng doanh thu tăng thêm khi bán
thêm 1 đơn vị hàng hóa.

Để tìm ra quy tắc tối đa hóa lợi nhuận, ta xem xét hàm mục tiêu lợi nhuận cực
đại: max. Lợi nhuận là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Tổng doanh
thu là TR = PxQ. Tổng chi phí cũng phụ thuộc vào sản lượng và có công thức tính
là: (Q) = TR(Q) – TC(Q).
Muốn tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp phải chọn sản lượng Q* sao cho chênh
lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất. Để một hàm số đạt cực đại thì
đạo hàm bậc nhất của nó phải bằng 0. Tức là:


TR’(Q) – TC’(Q) = 0  MR – MC = 0  MR = MC
Rút ra kết luận là tại mức sản lượng mà doanh thu cận biên bằng chi phí cận
biên thì lợi nhuận cực đại.

CHƯƠNG 6:
15. Giới thiệu các loại thị trường:

Yếu tố cạnh
tranh

Cạnh tranh
hoàn hảo


Bán cạnh
tranh

Bán độc quyền

Độc quyền

Số lượng
doanh nghiệp

Rất nhiều

Nhiều

Ít

Duy nhất

Đặc điểm sản
phẩm

Đồng nhất

Phân biệt

Phân biệt,
tiêu chuẩn

Duy nhất


Cạnh tranh giá

Không quan
trọng

Rất quan trọng

Không nên

Không quan
trọng

Rào cản thị
trường

Không

Ít

Nhiều

Rất nhiều

Cạnh tranh phi
giá

Không

Rất quan trọng


Quan trọng

Không quan
trọng lắm

Sản phẩm điển
hình

Nông nghiệp

Bán lẻ

Công nghiệp

Công cộng

16. Các điều kiện để một thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
- Có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trên thị trường, trong đó mỗi doanh
nghiệp chỉ có quy mô tương đối nhỏ so với quy mô chung của thị trường.
Để các doanh nghiệp đều là người chấp nhận giá, số lượng các doanh nghiệp
tham gia cung ứng hàng hóa trên cùng một thị trường phải đủ lớn. Chỉ trong điều


kiện đó, khi quy mô sản lượng của mỗi doanh nghiệp chỉ tương đối nhỏ so với quy
mô chung của thị trường, doanh nghiệp mới không có khả năng chi phối giá. Hơn
thế nữa, vì số lượng doanh nghiệp nhiều, chúng sẽ không có khả năng thỏa thuận
và cấu kết với nhau để khống chế thị trường và giá cả. Khi trên thị trường chỉ có
hai, ba doanh nghiệp hoạt động chi phí giao dịch liên quan đến việc thỏa thuận,
mặc cả, đàm phán để có được một hành động chung của tất cả các doanh nghiệp

thường không cao và việc này thường dễ thực hiện. Song chi phí tương tự như vậy
sẽ tăng vọt nếu người ta cần đến sự cam kết hành động chung của hàng trăm, hàng
nghìn doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp lớn loại trừ khả năng cấu kết tập thể
để chi phối giá của các doanh nghiệp.
- Tính đồng nhất của sản phẩm: Nếu sản phẩm của các doanh nghiệp khác biệt
nhau, chúng không thể là những vật thay thế cho nhau một cách hoàn hảo. Dù cùng
là các sản phẩm giải khát, song những lon pepsi và coca vẫn là những sản phẩm
khác biệt nhau. Vì chúng có những hương vị riêng nên có thể người này thích uống
pepsi, còn người khác lại ưa chuộng coca. Mặc dù chúng là những thứ có thể thay
thế cho nhau, song đối với những người đặc biệt ưa thích coca, họ có thể chấp nhận
mua những lon coca đắt hơn một chút so với những lon pepsi có cùng trọng lượng.
Điều này cho phép người bán những sản phẩm khác biệt như coca có thể chi phối
giá trong một giới hạn nhất định. Và như thế, người bán không còn là người chấp
nhận giá. Nói một cách khác, để thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản
phẩm của các doanh nghiệp phải giống hệt nhau. Chỉ trong điều kiện như vậy,
doanh nghiệp mới thực sự là người chấp nhận giá.

- Tính hoàn hảo của thông tin: thông tin được coi là hoàn hảo khi những người
mua và bán trên thị trường có đầy đủ những thông tin cần thiết có liên quan đến thị
trường. Đó là những thông tin về giá cả, về hàng hóa (tính năng, tác dụng, chất
lượng, quy cách sử dụng...), về các điều kiện giao dịch. Khi những người mua hay
bán không có đầy đủ những thông tin trên, họ có thể trao đổi hàng hóa theo những
mức giá khác với mức giá được chấp nhận chung trên thị trường. Dù ít, dù nhiều
họ không còn là những người chấp nhận giá. Vì thế, tính hoàn hảo của thông tin
cũng là một điều kiện cần thiết để thị trường cạnh tranh hoàn hảo tồn tại.

- Các doanh nghiệp có khả năng tự do xuất, nhập ngành (tự do tham gia vào
ngành và tự do rút lui khỏi ngành): Sở dĩ các doanh nghiệp trong một ngành đều
đối diện với một đường cầu nằm ngang và hoạt động như những người chấp nhận
giá là vì có sự tự do gia nhập ngành. Điều này loại trừ hẳn khả năng các doanh



nghiệp hiện đang ở trong ngành cấu kết với nhau để nâng giá hàng hóa lên. Nếu
điều đó xảy ra, việc gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện hành nhờ việc
tăng giá hàng hóa sẽ lôi cuốn các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành. Khi đó,
giá hàng hóa lại phải hạ xuống do nguồn cung tăng. Ngược lại, khi các doanh
nghiệp trong ngành đang ở trạng thái thua lỗ, nhờ có sự tự do rút lui khỏi ngành,
một số doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường này. Do nguồn cung bị cắt giảm, giá
hàng hóa lại tăng lên, bảo đảm cho các doanh nghiệp còn lại trong ngành có thể tồn
tại.
Các điều kiện trên phải xuất hiện đồng thời thì thị trường cạnh tranh hoàn hảo
mới xuất hiện và tồn tại. Khi một trong các điều kiện trên bị vi phạm, thị trường sẽ
không còn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
17. Sự khác biệt về đường cầu của doanh nghiệp trong:
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Vì bán sản phẩm giống nhau hoàn toàn nên
việc bán với giá khác các doanh nghiệp khác sẽ dẫn đến cầu vô cùng co giãn. Do
đó, đường cầu của doanh nghiệp là một đường nằm ngang song song với trục
hoành (cầu co giãn vô cùng).
- Thị trường bán độc quyền: Đường cầu thị trường bán độc quyền có thể thiết lập
dễ dàng, nhưng rất khó thiết lập đường cầu của từng doanh nghiệp vì phải dự đoán
chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức
giá thì mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp xác đáng. Là
đường dốc xuống về phía phải (độ dốc vừa phải).
- Thị trường độc quyền hoàn toàn: Đối với doanh nghiệp độc quyền bán hoàn
toàn, do là người bán duy nhất trên thị trường nên đường cầu doanh nghiệp cũng
chính là đường cầu thị trường, là đường cầu dốc xuống về phía phải (dốc nhiều).
18. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
với các biến động ở các mức giá khác nhau của thị trường:
- P > ATC: Có lợi nhuận kinh tế. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì tỷ suất lợi
nhuận trên đầu tư sẽ lớn hơn tỷ suất so với các lựa chọn đầu tư khác của doanh

nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp quyết định sản xuất với mức sản ượng
Q0 tại đó MR = MC để tối đa hóa lợi nhuận.
- P = ATC: Nếu giá thị trường bằng với điểm cực tiểu của đường ATC thì lợi
nhuận của doanh nghiệp bằng không (giá hoà vốn). Trong trường hợp này, doanh
nghiệp sẽ nhận được một tỷ suất thu nhập trên đầu tư bằng với tỷ suất đầu tư của
các ngành khác. Thực tế khi điều này xảy, không có động lực khích thích sự gia


nhập hay rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp. Nếu giá thấp hơn AVC thì doanh
nghiệp sẽ đóng cửa.
- P < ATC:
+ P AVC: Doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất trong ngắn hạn nếu như phần lỗ
của doanh nghiệp ít hơn chi phí cố định (tối thiểu lỗ). Khi đó doanh thu của doanh
nghiệp không chỉ bù đắp toàn bộ chi phí biến đổi mà còn bù đắp được một phần
của chi phí cố định. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tiếp tục sản xuất miễn là:
TR = P × Q > TVC. Chia cả hai vế cho Q, chúng ta có thể viết lại điều kiện này
theo một cách khác như sau: P > AVC. Nếu doanh nghiệp đóng cửa trong trường
hợp trên thì doanh nghiệp sẽ mất đi toàn bộ chi phí cố định.
+ P < AVC: Từ lập luận ở trên, doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất khi P < AVC.
19. Thặng dư tiêu dùng là mức chênh lệch giữa phúc lợi mà người tiêu dùng
thu được nếu mua một hàng hóa với giá nhất định và phần chi phí mà anh ta phải
chịu.
Người tiêu dùng thực hiện một giao dịch mua bán khi mà họ cảm thấy họ đã trở
nên khấm khá hơn (hoặc ít nhất không nghèo hơn). Nói chung, lợi ích toàn bộ nhận
được từ việc mua bán một hàng hoá được dự tính vượt quá chi phí cơ hội. Điều này
sẽ mang lại cho người tiêu dùng một lợi ích từ việc mua bán này.
Thặng dư sản xuất là mức chênh lệch giữa số tiền mà người sản xuất thực sự
nhận được từ việc cung ứng một lượng hàng hóa hay dịch vụ nhất định và số tiền
tối thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận.
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, các nhà sản xuất phải đối mặt với đường

cầu nằm ngang. Vì vậy, khi các doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn không xuất hiện.
Từ đó, suy ra rằng chỉ có các nhà sản xuất hoạt động trong môi trường cạnh tranh
không hoàn hảo mới nhận được thặng dư sản xuất.
CHƯƠNG 7:
20. Các điều kiện để thị trường là một thị trường độc quyền:
- Là thị trường chỉ có một hãng sản xuất và cung cấp toàn bộ hàng hóa hoặc dịch
vụ cụ thể. Trong thị trường sản phẩm là độc nhất và không có hàng hóa thay thế
gần gũi.
- Thông tin trên thị trường độc quyền là bí mật. Sản lượng và giá cả sản phẩm là
do các nhà độc quyền quyết định.


- Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường là rất khó khăn vì rào cản của thị
trường như luật pháp, vốn, công nghệ là rất lớn.
Rào cản thâm nhập thị trường là thuật ngữ kinh tế mô tả sự tồn tại của khoản chi
phí khổng lồ hoặc các trở ngại khác ngăn cản các đối thủ cạnh tranh mới dễ dàng
xâm nhập vào một ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh. Rào cản gia nhập tạo lợi ích
cho các công ty hiện có bởi vì họ bảo vệ doanh thu và lợi nhuận của họ. Rào cản
chung đối với việc nhập cảnh bao gồm các lợi ích đặc biệt về thuế đối với các công
ty hiện có, bằng sáng chế, bản sắc thương hiệu mạnh hoặc lòng trung thành của
khách hàng và chi phí chuyển đổi cao của khách hàng.
21. Điều kiện hình thành độc quyền tự nhiên:
Theo kinh tế học, do quy luật tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản
xuất và phân phối của một ngành đạt được tối đa khi chỉ có một người cung cấp
duy nhất do sản lượng càng lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm càng nhỏ. Một
số nhà kinh tế học theo trường phái thị trường tự do cho rằng độc quyền tự nhiên
chỉ tồn tại trên lý thuyết, không có trong thực tế. Lý luận về độc quyền tự nhiên
thường được dùng để bào chữa cho những quy định pháp lý giúp nhà nước kiểm
soát một số ngành kinh tế, hạn chế cạnh tranh trong các ngành đó.
Độc quyền tự nhiên xuất hiện khi người cung cấp lớn nhất trong một ngành,

hoặc người cung cấp đầu tiên trong một khu vực, có lợi thế vượt trội về chi phí so
với những đối thủ cạnh tranh khác đang có mặt tại thị trường hoặc dự định tham
gia thị trường. Lợi thế này còn được gọi là "lợi thế của người đến đầu tiên". Xu
hướng này thường xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định lớn, người cung cấp
đầu tiên đã chiếm được gần hết thị phần, vì vậy chi phí cố định bình quân cho một
sản phẩm của họ nhỏ. Trong khi đó, những người cung cấp khác có thị phần nhỏ,
vì thế chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm lớn hơn nhiều. Độc quyền tự
nhiên cũng có thể phụ thuộc vào việc kiểm soát một nguồn tài nguyên thiên nhiên
nào đó.
Một số ngành độc quyền tự nhiên tiêu biểu như điện, nước, viễn thông ...
22. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền:
Theo đúng điều kiện tổng quát, để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ lựa
chọn sản lượng theo nguyên tắc chi phí biên bằng doanh thu biên (MC = MR).
Đồng thời, nó sẽ định giá với mức giá P cao hơn chi phí biên MC ở đơn vị sản
lượng cuối cùng. Để đơn giản hóa, hãy hình dung đường cầu đối diện với doanh
nghiệp (cũng là đường cầu thị trường) là một đường thẳng có dạng P = a bQ (với P là mức giá, Q là sản lượng và a, b là những tham số dương). Có thể dễ


dàng chứng minh rằng, đường doanh thu biên có dạng MR = a - 2bQ. Sản lượng
tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp là sản lượngQ* được xác định tương ứng
với giao điểm E của đường MC và đường MR. Mức giá P* mà doanh nghiệp đặt sẽ
là mức mà những người tiêu dùng sẵn sàng trả khi sản lượng là Q*. P* được xác
định như là tung độ của điểm F, là một điểm nằm trên đường cầu được dóng lên từ
mức sản lượng Q*. Rõ ràng, P* > MC(Q*)

Doanh nghiệp độc quyền thường có quyền lực thị trường lớn. Nó là người duy
nhất cung ứng một loại hàng hóa tương đối đặc thù trên thị trường. Không có các
hàng hóa thay thế gần gũi để lựa chọn, những người tiêu dùng chấp nhận sự kiểm
soát hay chi phối giá tương đối mạnh của nhà độc quyền. Tuy nhiên, mức độ kiểm
soát giá hay quyền lực thị trường của nhà độc quyền còn phụ thuộc vào độ co giãn

theo giá của cầu. Một đường cầu dốc đứng (cầu kém co giãn theo giá) cho phép
nhà độc quyền có quyền lực thị trường tương đối lớn. Còn nếu đường cầu này
tương đối thoải, khả năng chi phối giá của nhà độc quyền là hạn chế.
Tùy theo quy mô chung của thị trường cũng như quy mô (sản lượng) tối thiểu có
hiệu quả, trong ngắn hạn, doanh nghiệp độc quyền có thể thu được lợi nhuận kinh
tế dương, lợi nhuận bằng 0 hoặc bị thua lỗ.
Thông thường, khi quy mô thị trường không quá nhỏ (biểu hiện ở chỗ, đường
cầu thị trường nằm xa gốc tọa độ), với vị thế độc quyền, doanh nghiệp có thể thu
được lợi nhuận kinh tế dương, tức ngoài lợi nhuận kế toán thông thường, nó còn
thu được lợi nhuận siêu ngạch (hình 2). Ở một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, điều
này sẽ kích thích các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành và về dài hạn, lợi
nhuận kinh tế của các doanh nghiệp có xu hướng tiến tới 0. Tuy nhiên, tình hình sẽ
không diễn ra như vậy nếu thị trường là độc quyền. Nếu doanh nghiệp độc quyền


có khả năng thu được lợi nhuận kinh tế dương trong ngắn hạn, nó có thể duy trì
được khả năng này trong cả dài hạn. Ở đây những rào cản đối với sự gia nhập
ngành khiến cho doanh nghiệp độc quyền vẫn có thể duy trì được mức lợi nhuận
tương đối cao của mình. Đây cũng là điểm khiến cho doanh nghiệp có động cơ gia
tăng đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, cải tiến kỹ thuật... nhằm hạ
thấp chi phí sản xuất để có thể thu được lợi nhuận cao. Những động cơ kiểu này
vẫn có thể có ở một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. Song xu hướng làm biến
mất những khoản lợi nhuận siêu ngạch trong dài hạn ở một ngành cạnh tranh hoàn
hảo khiến cho động cơ này bị suy yếu đi nhiều.

Trong ngắn hạn, nếu quy mô thị trường là quá nhỏ, doanh nghiệp độc quyền có
thể bị thua lỗ. Như chúng ta thấy trên hình 3, tại mức sản lượng tối ưu Q*, nơi
mà MC = MR, mức giá cao nhất mà doanh nghiệp có thể đặt được là P* vẫn nhỏ
hơn chi phí bình quân tương ứng AC*. Khoản lỗ của doanh nghiệp có thể biểu thị
bằng diện tích của hình chữ nhật được tô đậm. Khi gặp nguy cơ thua lỗ, quyết định

của doanh nghiệp vẫn tuân thủ theo nguyên tắc chung: doanh nghiệp chỉ sản xuất
nếu mức giá không nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân ngắn hạn. Trong trường hợp
ngược lại, doanh nghiệp sẽ đóng cửa. Trong dài hạn, doanh nghiệp độc quyền sẽ
không chấp nhận tình trạng thua lỗ. Nếu điều này có khả năng xảy ra, doanh
nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành.


Doanh nghiệp độc quyền cũng có thể chỉ thu được lợi nhuận kế toán thông
thường, tức chỉ đạt mức lợi nhuận kinh tế bằng 0. Tuy nhiên, trạng thái này vẫn đủ
để giữ doanh nghiệp ở lại trong ngành cả trong dài hạn.
Khi doanh nghiệp độc quyền lựa chọn sản lượng tối đa hóa lợi nhuận theo
nguyên tắc MC = MR, vì MCphải dương nên MR tương ứng với mức sản lượng tối
ưu cũng phải dương. Điều đó có nghĩa là: sản lượng tối đa hóa lợi nhuận phải nhỏ
hơn sản lượng tối đa hóa doanh thu (sản lượng tương ứng với khi MR = 0). Tại
mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận, bằng cách hạ giá hàng hóa, doanh nghiệp vẫn
có thể gia tăng được tổng doanh thu. Từ mối quan hệ giữa tổng doanh thu và độ co
giãn của cầu theo giá, có thể kết luận rằng, doanh nghiệp độc quyền chỉ sản xuất
trên phần co giãn của đường cầu.
Ta có thể dùng mô hình tối đa hóa lợi nhuận để phân tích phản ứng của doanh
nghiệp độc quyền trước những thay đổi của thị trường. Khi chi phí sản xuất của
doanh nghiệp thay đổi, chẳng hạn do giá đầu vào tăng lên, các
đường MC và ATC bị dịch chuyển lên trên. Đường MC lúc này sẽ cắt
đường MR tại một mức sản lượng thấp hơn. Nếu điều kiện bổ sung trong lựa chọn
sản lượng của doanh nghiệp vẫn thỏa mãn, nó sẽ sản xuất ở mức sản lượng này.
Khi đó, doanh nghiệp độc quyền sẽ tăng giá hàng hóa phù hợp với tính chất dốc
xuống của đường cầu. Như vậy, khi chi phí tăng, cầu vẫn không thay đổi, nhà độc
quyền sẽ cắt giảm sản lượng và tăng giá.


Khi nhu cầu về hàng hóa mà nhà độc quyền sản xuất tăng lên, đường cầu D dịch

chuyển ra phía ngoài. Đường MR cũng dịch chuyển theo một cách tương ứng.
Đường MR mới bây giờ sẽ cắt đường MC tại mức sản lượng cao hơn. Nói cách
khác, doanh nghiệp độc quyền sẽ mở rộng sản lượng để đáp ứng lại sự gia tăng
trong cầu về hàng hóa. Bạn đọc có thể tự vẽ để kiểm tra lại điều này.
Đường cung của doanh nghiệp độc quyền
Khi chúng ta đã giả định doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,
có thể khẳng định đường cung của doanh nghiệp là đường mô tả các cặp giá cả và
sản lượng cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Đối với một doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo, như ta đã biết, đó chính là một phần của đường MC. Tuy
nhiên, trong trường hợp thị trường độc quyền, các cặp giá và sản lượng tối ưu của
doanh nghiệp lại không kết nối được với nhau thành một đường cung xác định. Đó
là lý do người ta nói rằng, không có đường cung trong trường hợp độc quyền. Có
thể giải thích điều này như sau: Vì không phải là người chấp nhận giá, các quyết
định về sản lượng và giá cả của doanh nghiệp độc quyền diễn ra đồng thời. Chúng
phụ thuộc vào vị trí của đường cầu, đường doanh thu biên và chi phí biên. Với một
đường MC xác định, khi đường cầu là D1 và đường doanh thu biên tương ứng
là MR1, sản lượng và mức giá mà doanh nghiệp độc quyền lựa chọn là Q1 và P1.
Tuy nhiên, ta không thể nói được rằng, tại mức giá P1, lượng cung duy nhất của
nhà độc quyền là Q1. Khi đường cầu và đường doanh thu biên thay đổi, sản lượng
và mức giá mà doanh nghiệp lựa chọn sẽ thay đổi. Tại cùng mức giá P1, nếu đường
cầu là D2 và đường doanh thu biên tương ứng là MR2, sản lượng tối ưu của nhà độc
quyền sẽ là Q2. Ngược lại, nếu đường cầu là D3, đường doanh thu biên tương ứng


là MR3, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q1, nhưng lại định
giá là P2 khác với mức giá P1. Trạng thái không có đường cung của một doanh
nghiệp độc quyền phản ánh sự kiện là: tại cùng một mức giá, doanh nghiệp có thể
sẵn sàng cung ứng với những mức sản lượng khác nhau; và tại cùng một mức sản
lượng doanh nghiệp có thể định những mức giá khác nhau.


Những tổn hại xã hội do thị trường độc quyền gây ra:
Do tối đa hóa doanh thu nên doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất hàng
hóa ở mức sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng với thu nhập biên thay vì sản
xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm cao hơn nhiều chi phí biên như trong
thị trường (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà
giá bán sản phẩm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất
ra, trong tình trạng chiếm đoạt quyền giá bán sẽ tăng lên khi doanh nghiệp chiếm
đoạt quyền giảm sản lượng. Vì thế lợi nhuận biên sẽ lớn hơn giá bán sản phẩm và
cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ thu thêm
được một khoản tiền lớn hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản
xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được có thể đủ bù đắp tổn thất do giá
bán của tất cả sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của
tính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng doanh thu biên,
tất nhiên lợi ích biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải
đối với doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp


chiếm đoạt quyền sản xuất thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí
biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp chiếm đoạt
quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường
cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng tăng lên trừ đi tổng chi
phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính
là tổn thất do chiếm đoạt quyền.
23. Điều kiện và cơ chế phân biệt giá:
Đối với nhà độc quyền, sự phân biệt đối xử về giá chỉ thực hiện được khi, thứ
nhất, độ co giãn của cầu theo giá của những người tiêu dùng khác nhau là khác
nhau; thứ hai, hàng hóa mà người ta định phân biệt giá thuộc loại khó chuyển giao
cho nhau.
Doanh nghiệp độc quyền sẽ định giá khác nhau cho mỗi khách hàng, đúng bằng
giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn lòng trả (giá dành trước) cho mỗi sản phẩm. Đem

lại lợi nhuận cao hơn vì toàn bộ thặng dư của khách hàng trở thành lợi nhuận tăng
thêm của doanh nghiệp. Đòi hỏi số lượng khách hàng tương đối ít, và doanh
nghiệp hiểu rõ khách hàng.
Đối với một số mặt hàng như điện, nước, … mỗi khách hàng thường mua nhiều
đơn vị sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này,
doanh nghiệp độc quyền sẽ áp dụng các mức giá khác nhau cho những khối lượng
sản phẩm khác nhau. Làm tăng đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp và thặng dư
của người tiêu dùng.
Trước hết doanh nghiệp sẽ phân chia thị trường thành những tiểu thị trường theo
thu nhập, giới tính hay tuổi tác … rồi định giá khác nhau cho các tiểu thị trường.
Thị trường nào co giãn ít hơn thì giá bán sẽ cao hơn và ngược lại.
24. Sử dụng Lý thuyết trò chơi để giới thiệu cơ chế hình thành Đường cầu lập dị
(đường cầu của doanh nghiệp” trong điều kiện thị trường bán độc quyền):
Lý thuyết trò chơi mang lại sự hiểu biết về bán độc quyền và cố gắng giải thích
hành vi có tính chiến lược bằng cách xem xét kết quả liên quan đến các lựa chọn
của các bên tham gia “trò chơi”. Một tình huống có thể phân tích với lý thuyết trò
chơi, đó là hành vi của hai doanh nghiệp bán độc quyền quyết định chiến lược giá
cao hay thấp. Trong trường hợp như vậy, lợi nhuận đem lại cho hai doanh nghiệp là
lớn nhất nếu như cả hai doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cao. Tuy nhiên, mỗi
doanh nghiệp sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn nếu doanh nghiệp áp dụng chiến lược
giá thấp trong khi doanh nghiệp còn lại áp dụng chiến lược giá cao. Nếu cả hai
doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá thấp thì lợi nhuận đạt được sẽ nhỏ hơn so với
trường hợp cả hai doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cao.


Các bên tham gia trong trò chơi chỉ đưa ra lựa chọn duy nhất khi chỉ tồn tại một
chiến lược thống trị. Chiến lược thống trị là chiến lược đem lại lợi ích cao nhất cho
một cá nhân với mọi hành động có thể của đối thủ. Trong chiến lược giá ở trên,
chiến lược thống trị là đưa ra mức giá thấp hơn. Để thấy rõ hơn điều này, giả sử
bạn đưa ra quyết định và không biết những gì doanh nghiệp khác sẽ làm. Nếu các

doanh nghiệp khác áp dụng chiến lược giá cao thị bạn sẽ đạt được lợi nhuận cao
nhất bằng chiến lược cắt giảm giá. Mặt khác, nếu doanh nghiệp khác áp dụng chiến
lược giá thấp, thì chiến lược tốt nhất của bạn là áp dụng chiến lược giá thấp (nếu
như bạn áp dụng chiến lược giá cao trong khi đối thủ áp dụng giá thấp thì bạn sẽ bị
lỗ). Trong trường hợp này, nếu trò chơi chỉ chơi một lần, các doanh nghiệp sẽ áp
dụng chiến lược giá thấp mặc dầu lợi nhuận của cả hai sẽ cao hơn nếu như cả hai
áp dụng chiến lược giá cao.
Tuy nhiên, không phải mọi tình huống chiến lược đều có chiến lược thống trị,
khi đó tình huống sẽ trở nên phức tạp hơn khi trò chơi lập lại với cùng người chơi.
Trở lại với tình huống ở trên, các doanh nghiệp có động lực cắt giảm giá và mỗi
doanh nghiệp nhận ra rằng nếu áp dụng chiến lược giá thấp bây giờ, thì doanh
nghiệp khác cũng sẽ áp dụng chiến lược giá thấp trong tương lai. Nguy cơ đe dọa
sự trả đũa sau đó sẽ tạo bất lợi cho cả hai. Điều này khuyến khích các doanh
nghiệp áp dụng chiến lược giá cao trong mỗi thời kỳ.
Tình huống mô tả trên đây thuộc trò chơi không hợp tác, các bên không liên kết
với nhau để đưa ra quyết định. Nếu các doanh nghiệp tự do hợp tác để đưa ra mức
giá và lượng thì họ sẽ đạt được lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, sự hợp tác về giá là
bất hợp pháp. Hành động được xem là bất hợp pháp nếu các doanh nghiệp gặp
nhau một cách chính thức để xác định giá và lượng. Tuy nhiên, hành động được
cho là hợp pháp nếu các doanh nghiệp áp dụng cùng chiến lược giá cao miễn là họ
không gặp nhau để xác định mức giá. Các doanh nghiệp có thể đạt được điều đó
bằng cách tham gia vào tình huống nhà dẫn đạo giá, đó là doanh nghiệp thiết đặt
giá cho ngành và các doanh nghiệp khác áp dụng theo mức giá này .
CHƯƠNG 9:
25. Hàng hóa công, tài nguyên chung, bi kịch của tài nguyên chung:
Hàng hóa công là hàng hóa không có tính loại trừ lẫn cạnh tranh trong tiêu dùng.
Tức là không thể ngăn chặn người ta tiêu dùng hàng hóa công, và việc sử dụng
hàng hóa công của một người không làm giảm khả năng sử dụng hàng hóa đó của
người khác.
Tài nguyên chung là hàng hóa có tính cạnh tranh trong tiêu dùng nhưng không

có tính loại trừ.


Bi kịch của tài nguyên chung là thành ngữ ám chỉ rằng các tài nguyên công cộng
thường được sử dụng nhiều hơn mức mong muốn theo quan điểm xã hội. Bi kịch
của tài nguyên chung xuất hiện do ngoại tác. Khi một người sử dụng tài nguyên
chung, anh ta hoặc cô ta làm giảm sự hưởng thụ của người khác. Bởi vì ngoại tác
tiêu cực này, tài nguyên chung có xu hướng bị sử dụng quá mức. Những thứ của
chung thường được ít quan tâm nhất.
B. KINH TẾ VĨ MÔ:
26. Khái niệm GDP, GNP. Ý nghĩa của việc xác định các chỉ tiêu này. Các thành
phần của GDP:
GDP: Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay GDP (viết tắt của Gross
Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất
định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi
là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự
phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.
GNP (viết tắt cho Gross National Product bằng tiếng Anh) tức Tổng sản lượng
quốc gia hay Tổng sản phẩm quốc gia, là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá sự phát triển
kinh tế của một đất nước, nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm
cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian
nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài
nước).
Ý nghĩa:
Hai chỉ tiêu này là thước đo tất để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia.
Các nhà kinh tế thường sử dụng hai chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất giữa
các nước với nhau. Để thực hiện được điều đó các nhà kinh tế phải tính chuyên số
liệu GDP hay GNP của các nước tính theo đồng nội tệ về một đồng tiền chung
(đồng đôla Mỹ hoặc đồng Euro); thực hiện thông qua tỷ giá hối đoái chính thức

giữa đồng nội tệ và đồng đôla Mỹ hoặc đồng Euro.
Hai chỉ tiêu này còn được dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sôhg
của dân cư như chỉ tiêu GNP bình quân đầu người; GDP bình quân đầu người.
Thực tế thì mức sống của dân cư một nước phụ thuộc không những vào số lượng
hàng hoá và dịch vụ mà quốc gia đó sản xuất ra; mà còn phụ thuộc khá nhiều vào
quy mô của dân số và năng suất lao động.
Dùng chỉ tiêu GNP sẽ là thước đo tốt hơn chỉ tiêu GDP; xét theo khía cạnh số
lượng hàng hoá và dịch vụ mà mọi người dân của một nước có thể mua được. Còn


×