Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SK BAN đo TU DUY TRONG HOC NGU VAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.76 MB, 26 trang )

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng Sáng kiến trường THPT Phú Riềng
- Hội đồng sáng kiến Ngành Giáo Dục Đào Tạo
- Hội đồng sáng kiến tỉnh Bình Phước

Tôi ghi tên dưới đây:

ST
T

1

Họ và tên

Phạm Thành Công

Ngày,
tháng, năm
sinh

Nơi công
tác

17.09.1976

Trường
THPT


Phú
Riềng

Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Tỷ
lệ(%)đóng
góp vào
việc tạo ra
sáng kiến

Tổ phó

Cử nhân
khoa học
ngành
Ngữ văn

100%

Là tác giả đề nghị sáng kiến: “Sử dụng bản đồ tư duy vào việc phân tích
một số dàn bài trong văn Nghị luân xã hội”
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: PHẠM THÀNH CÔNG
Tổ phó Tổ Ngữ văn Trường THPT Phú Riềng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo ngành Ngữ văn

Ngày Sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2018

MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
1


 Thực trạng của vấn đề
Làm văn nghị luận xã hội là rèn luyện tư duy bằng ngôn ngữ, rèn luyện cách
diễn đạt chính xác, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác một cách hiệu
quả. Những năng lực này, đặc biệt là năng lực thuyết phục sẽ giúp con người thành đạt
trong cuộc sống dù trong bất kì lĩnh vực nào.Văn nghị luận xã hội có tính khoa học và
đòi hỏi tư duy cao, nhất là nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng họp và tư duy khoa
học mà vẫn đánh giá được khả năng diễn đạt và cảm thụ của học sinh.
Nghị luận xã hội thường là những vấn đề rất rộng của đời sống mà đa số học
sinh lại thiếu hiểu biết về xã hội, thiếu vốn sống để viết. Hơn nữa nghị luận xã hội hay
có những câu danh ngôn, những khái niệm, thuật ngữ vốn rất trừu tượng nên học sinh
sẽ gặp khó khăn khi phải lí giải ý nghĩa, đồng thời phải trình bày thành một bài văn với
hệ thống lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục. Đó là vấn đề rất khó thực hiện đối với
học sinh hiện nay.
Nghị luận xã hội là một loại văn phổ biến sử dụng trong nhà trường. Đó là chưa
kể làm văn nghị luận xã hội hiện nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong
cấu trúc đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh các cấp. Vì vậy, học làm văn nghị luận xã hội
là một việc làm thiết thực đối với tương lai của mỗi người và có kỹ năng làm văn
nghị luận xã hội là một đòi hỏi cấp bách đối với học sinh trung học nói chung và học
sinh lớp 12 nói riêng. Nhằm trang bị kỹ năng sống cho học sinh khi hòa nhập với
cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn, nâng cao tỉ lệ tốt
nghiệp bộ môn Văn nói riêng và tỉ lệ tốt nghiệp của toàn trường nói chung, người
giáo viên dạy Ngữ văn phải tiến hành song song nhiều công việc, trong đó không thể
thiếu việc hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội cho học sinh.
Để giúp các em học sinh giảm bớt những khó khăn trên, tôi mạnh dạn chia sẻ

cùng quý thầy cô dạy Ngữ văn, đặc biệt là những quý thầy cô đồng nghiệp sáng kiến
của mình qua đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy vào việc phân tích một số dàn bài
trong văn Nghị luân xã hội”. Sáng kiến này viết ra nhằm đổi mới phương pháp học
tập bằng những phương pháp dễ hiểu, dễ áp dụng. Đây là một trong những phương
pháp đổi mới phương pháp dạy và học giúp học sinh dễ dàng và hứng thú trong việc
viết văn.
 Tính mới của đề tài
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, phần lớn các giáo viên đều ý thức được tầm
quan trọng của việc hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội và rèn kỹ năng
làm văn nghị luận xã hội cho học sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau
mà việc làm này chưa đạt kết quả như mong muốn. Có những giáo viên chỉ chú trọng
trong việc cung cấp kiến thức, dạy cho học sinh cách làm nhưng lại hời hợt trong
việc cho học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những bài tập cụ thể. Và như
vậy kiến thức học được sẽ không có quá trình vận dụng, trải nghiệm. Hạn chế này
xuất phát từ việc không có thời gian, tâm lí sợ mất thời gian. Cũng có những giáo
viên lại rất chú trọng đến việc rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh
2


nhưng lại hời hợt trong khâu cung cấp lý thuyết, hình thành kiến thức về bài văn nghị
luận xã hội cho học sinh. Còn lại một phần giáo viên dù ý thức được mối quan hệ
giữa học và hành, giữa việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng nhưng lại mắc
sai lầm ở chỗ: trong khi hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội giáo viên
còn rất máy móc trong việc sử dụng ngữ liệu cho đến việc hình thành kiến thức cho
các em. Cụ thể là khi thiết kế bài giảng thì chỉ nhất nhất tuân theo một vài bài tập
trong SGK mà không dám mạnh dạn thay đổi ngữ liệu, thay đổi bài tập cho phù hợp
với đối tượng học sinh cụ thể. Khi dạy cho học sinh cách làm bài, giáo viên cũng chỉ
lặp đi lặp lại những cách nói quen thuộc đến nhàm chán và nặng về thuật ngữ chuyên
môn là: đối với kiểu bài này chúng ta sẽ sử dụng các thao tác lập luận như: giải thích,
phân tích, bình luận, chứng minh….

Việc sử dụng sơ đồ Grap trong dạy học đã trở nên khá quen thuộc với các giáo
viên. Nhưng sử dụng Sơ dồ tư duy trong dạy học và đặc biệt là dạy học Ngữ văn nói
chung, phân môn làm văn nói riêng hiện nay lại là một cách thức khá mới mẻ. Trước
đó, ở năm học 2011-2012 trong đề tài “Một số cách thức nhằm khắc sâu kiến thức
văn học cho học sinh lớp 12”, tôi cũng đã đề cập đến việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong
khi giảng dạy các tác phẩm văn học. Việc làm này đã có tác dụng rất lớn trong quá
trình giúp học sinh ghi nhớ nhanh, ghi nhớ lâu kiến thức văn học. Và cũng từ năm
học đó, chúng tôi đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những cách thức tiếp
tục mở rộng việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy làm văn nghị luận xã hội cho
học sinh. Trên thực tế, rất nhiều giáo viên dù đã biết đến Sơ đồ tư duy nhưng do việc
thiết kế nó đòi hỏi phải có sự thành thạo về vi tính và cài đặt, sử dụng phần mềm
ImindMap nên cho đến nay vẫn chưa có nhiều giáo viên sử dụng nó trong giảng dạy.
Riêng đối với môn Ngữ văn ở trường chúng tôi, việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong
giảng dạy và học tập cũng rất khiêm tốn, đặc biệt chưa có giáo viên nào vận dụng nó
trong phân môn Làm văn.
Trong dạy học nói chung và trong dạy làm văn nói riêng, hầu hết giáo viên
đứng lớp đều mong muốn những nội dung bài giảng được học sinh ghi nhớ một cách
hoàn hảo. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần giáo viên lại quan tâm nhiều đến việc làm
thế nào cho học sinh hiểu và dễ ghi nhớ, chứ rất ít quan tâm đến việc làm thế nào
giúp học sinh có thể dễ dàng hồi tưởng, tái tạo lại trí nhớ. Vì vậy, nội dung của bài
học thường được ghi chú bằng các kí tự đầu dòng, được diễn đạt một cách rõ ràng,
đầy đủ. Tuy nhiên cách làm này chỉ có thế giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ (lưu trữ
thông tin) mà ít giúp được cho quá trình hồi tưởng (tìm lại thông tin). Xuất phát từ
thực tế này, chúng tôi đã sử dụng thủ thuật ghi nhớ với những “từ khóa”(từ ngữ quan
trọng của mỗi ý) để không chỉ giúp học sinh dễ ghi nhớ mà còn giúp các em dễ dàng
hồi tưởng trí nhớ.
Tính mới trong đề tài này là tôi sẽ đưa ra một cách thức, thủ thuật cụ thể để
hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12. Qua đó góp

3



phần nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn nói chung và phân môn Làm văn nói
riêng cho học sinh. Đó là những cách thức và thủ thuật như:
* Sử dụng Sơ đồ tư duy để xây dựng dàn ý của bài văn.
* Sử dụng hệ thống các từ khóa và liên kết các từ khóa thành chuỗi dễ ghi nhớ,
có khả năng gợi nhớ cho học sinh.
 Giải pháp
I. Về bản đồ tư duy
1.Khái niệm bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.
Kĩ thuật này gọi là Mind Mapping và được phat triển bởi Tony Buzan (1960) .
Ông giải thích: “Trí nhớ đều dựa trên hình ảnh và sự liên kết. Mọi người không phụ
thuộc lứa tuổi, giới tính đều có khả năng này nên mỗi người đều có một bản đồ của
riêng mình. Bản đồ đó giúp ích cho mỗi người, cho công việc, cuộc sống và xã hội”
“Một hình ảnh bằng nghìn từ”, “Trăm nghe không bằng một thấy”
2. Nguyên lí của bản đồ tư duy
Hình ảnh + Liên tưởng àLiên kết + Tưởng tượng à Sáng tạo
Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu Bản đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài
sắc và hình ảnh đã đem lại công dụng cách thức mà não bộ chúng ta hoạt
lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải động. Đó là liên kết, liên kết và liên
và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ
sẽ làm tăng cường các liên kết giữa hai của con người đều cần có các mối nối,
bán cầu não, và kết quả là tăng cường liên kết để có thể được tìm thấy và sử
trí tuệ và tính năng sang tạo của chủ dụng. Khi có một thông tin mới được
nhân bộ não. (khi nói về người bạn đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại,
than thì nhắm mắt lại chúng ta không chúng cần kết nối với các thông tin cũ
nhìn thấy chữ “người bạn thân”mà là đã tồn tại trước đó.
hình ảnh người bạn đó)

HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ NÃO
Bán cầu não trái
-

Bán cầu não phải

Con số 1,2,3…
Lời nói: “…”.
Suy luận. liệt kê.
Quan hệ tuần tự.
Xâu chuỗi.
Phân tích

-

Màu sắc : xanh, đỏ, tím…
Kích thước: to, nhỏ, xa, gần…
Nhịp điệu: nhanh, chậm…
Nhận thức về không gian.
Tính toàn thể: tự điền vào chỗ
khuyết
- Tưởng tượng
- Mơ mộng

4


3. Lợi ích của sơ đồ tư duy
Trong thời đại ngày nay, nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu như:
sách, tạp chí, báo, các kỷ yếu, …rất phong phú. Thêm vào đó là sự

phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, chúng ta đang
tiếp xúc với nguồn kiến thức mênh mông của thế giới. Bên cạnh đó,
chúng ta thường xuyên phải ghi nhớ, tổng hợp hay phân tích một
vấn đề bằng nhiều phương pháp như kẻ bảng, gạch đầu dòng các
ý chính, vẽ sơ đồ tổng hợp,…nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống
và được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà chỉ được dùng tản mạn trong giới
học sinh trước các mùa thi.
Vì vậy, trong công tác giáo dục, ngoài vấn đề truyền đạt kiến thức cho học sinh,
chúng ta cần hướng học sinh đến một phương pháp học tập tích cực và tự chủ để lĩnh
hội tri thức, và giáo viên cũng cần có phương pháp nghiên cứu để luôn cập nhật kịp
thời tri thức của thế giới. Với “biển thông tin” như thế, để tiếp cận tốt cần có phương
pháp giúp hệ thống lại những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể
hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các
mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một
trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ
Tư duy – MindMap. Bài viết này, xin giới thiệu phương pháp bản đồ tư duy do
Tony Buzan đề xuất, được mệnh danh là “công cụ vạn năng cho bộ não” là
phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được ngành giáo dục khuyến khích đưa
vào thực hiện trong giảng dạy và học tập.
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện
mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi
tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân
nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony
Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi
chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau
bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm,
chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc
đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một Bản đồ tư duy, một danh sách dài
những thông tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, sinh động, dễ

nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng với cơ chế hoạt động tự nhiên của
não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với
khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền thống.

5


MindMap 10 điều nên học từ Albert Einstein
Bản đồ tư duy là một phương pháp học hiệu quả trong giáo dục
Mindmap Learn
Ưu điểm: So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư
duy có những điểm vượt trội như sau:
− Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
− Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm
vị trí càng gần với ý chính.
− Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
− Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
− Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
− Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
− Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ
tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt
cho việc ghi nhớ.
− Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
4. Lập bản đồ tư duy:
Một bản đồ tư duy hoạt động giống như cách mà bộ não chúng ta hoạt động.
Mặc dù, bộ não có thể xử lý hầu hết các sự kiện phức tạp, song nó lại dựa trên các
nguyên tắc hết sức đơn giản. Đó là lý do tại sao, tạo ra các Bản đồ Tư duy lại dễ dàng
và thú vị, bởi vì chúng theo nhu cầu sẵn có và năng lực tiềm tàng của bộ não chứ
không phải là đối lập với chúng. Vậy, bộ não có những nhiệm vụ gì then chốt trong
việc tạo ra Bản đồ Tư duy? Rất đơn giản là: Tưởng tượng và liên kết.

Bảy bước để tạo nên một bản đồ tư duy:
6


Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên.
Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ
động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.
Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Tại
sao? Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng
tượng của mình.
Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Tại sao? Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng
kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Bản đồ Tư duy những rung động
cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng
thật vui mắt.
Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh
cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v... Tại sao? Bởi vì, như ta đã biết, bộ
não làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và nhớ
nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Tại sao?Vì chẳng có gì mang
lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường
cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang
lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay
mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và
liên kết của nó diện mạo đặc biệt.
Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung
tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh
trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời
chú thích.
II. Sử dụng bản đồ tư duy vào việc lập dàn ý cho văn nghị luận xã hội

1. Lợi ích bản đồ tư duy trong giờ học văn
Từ trước đến nay, phần lớn học sinh của chúng ta đều học bài trong tập học và
ghi nhớ theo kiểu truyền thống, sử dụng con chữ để ghi chép. Tuy nhiên phải thấy
rằng đây là một cách ghi chú đó không mấy hiệu quả. Nó mất nhiều thời gian, lại
không giúp cho người học ghi nhớ bài tốt, vì nó không kích thích được sự liên tưởng,
tưởng tượng của học sinh. Đó là chưa kể nó không thể giúp cho người học tối ưu hoá
sức mạnh của bộ não. Phương pháp truyền thống chỉ có thể tận dụng não trái mà
không tận dụng được ưu thế của não phải.
Trong khi đó, Sơ đồ tư duy giúp cho học sinh tiết kiệm được thời gian vì nó chỉ
tận dụng những từ khoá. Không chỉ có vậy, Sơ đồ tư duy còn tận dụng được nguyên
tắc của “Trí nhớ siêu đẳng” (Adam Khoo). Sơ đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh giúp
người học dễ hình dung về kiến thức cần nhớ. Vì “trí nhớ của con người làm việc
theo hình ảnh. Do đó, chúng ta có khuynh hướng nhớ hình hơn nhớ từ. Hình ảnh
trong tâm trí càng rõ ràng sống động bao nhiêu, chúng ta càng nhớ về hình ảnh đó
7


bấy nhiêu” (Adam Khoo (Tác giả), Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy (Dịch giả), Tôi
tài giỏi, bạn cũng thế!, tái bản lần thứ 12, NXB Phụ nữ, 2011). Mặt khác, Sơ đồ tư
duy còn hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng. “Thay cho những
từ ngữ tẻ nhạt, sơ đồ tư duy cho phép chúng ta làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm
bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh, đa dạng” (Tác giả Adam Khoo,
dịch giả Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, NXB Phụ nữ,
2011, trang 85). Với việc sử dụng nhiều màu sắc, giúp học sinh phát huy trí tưởng
tượng sáng tạo đầy phong phú của mình. Việc sử dụng Sơ đồ tư duy, học sinh tận
dụng được cả chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Như vậy, nó sẽ trở thành
một công cụ học tập vận dụng được được sức mạnh của bộ não, giúp học sinh nhớ
bài rất tốt.Từ những lợi ích trên, việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy nói
chung và giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì
vậy, khi soạn giảng giáo án, giáo viên nên chú trọng đến việc chuẩn bị Sơ đồ tư duy

và hướng dẫn cho học sinh tự vẽ Sơ đồ tư duy.
2. Ứng dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy
Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ
thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc
trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ,
tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã
học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới…
Bản đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các khái
niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi cho
học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học
sinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide, thay vào đó sẽ lắng
nghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên.
Có một điều thú vị, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể thêm ngay vào
bản đồ tư duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà giáo viên chợt nghĩ
ra hay từ sự đóng góp của học sinh. Giáo viên làm việc này bằng cách thêm từ khoá
vào nhánh tương ứng hoặc tạo ra một nhánh mới.
3. Chuẩn bị tài liệu, bài tập phát trên lớp học
Bản đồ tư duy là công cụ giảng dạy lý tưởng, giúp ta phân phát tài liệu bài tập
trong lớp học, vì trong sơ đồ tư duy sẽ chứa thông tin ngắn gọn, màu sắc, hình ảnh
cùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ cuốn hút các học sinh ngay lập tức.
Mindmap cung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho ngay cả
những vấn đề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị.
4. Khuyến khích thảo luận và suy nghĩ độc lập
Theo nghiên cứu của trường tiểu học Cambridge gần đây, đánh giá rằng việc
tương tác trong lớp học và lắng nghe học sinh là yếu tố quan trọng để giúp học sinh
suy nghĩ độc lập. MindMap là công cụ lí tưởng hỗ trợ cho các cuộc thảo luận trong

8



lớp, vì bản chất bản đồ tư duy khuyến khích các học sinh tập trung liên kết
giữa các chủ đề cũng như hình thành lan tỏa ý tưởng và ý kiến của họ.
5. Đánh giá học sinh qua bản đồ tư duy trong học tập
MindMap là một công cụ quan trọng, giúp ta đánh giá kiến thức
của học sinh trước và sau bài giảng về một chủ đề cụ thể. Qua đó,
người giáo viên có thể theo dõi sự hiểu biết của học sinh. Bản đồ tư
duy khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng theo sự hiểu biết của cá
nhân và tự đánh giá bản thân sau buổi học.
Bản đồ tư duy còn là công cụ hữu ích đê giúp cho học sinh đạt kết quả học tập
tốt hơn, cải thiện khả năng nhớ. Quan trọng hơn là công việc ghi chép của học sinh sẽ
đột phá đáng kể giúp tiết kiệm thời gian của mình.
Đầu tiên, MindMap là công cụ ghi chép thông tin vô cùng hiệu quả. Ta đã từng
trải qua cảm giác bị quá tải vì số lượng bài học cần ghi chép ngày càng nhiều và gặp
khó khăn để ghi nhớ chúng. Bản đồ tư duy đề xuất cách ghi thông tin chỉ bằng TỪ
KHOÁ, sau đó liên kết các kiến thức, ý tưởng một cách trực quan. Mọi thông tin chỉ
thể hiện trên một trang giấy sẽ cho ta BỨC TRANH TOÀN CẢNH lượng kiến thức
của môn học. Sau buổi học, học sinh nhìn qua là có thể ôn lại.
Làm bài tập sử dụng MindMap để lên kế hoạch cho chủ đề, dàn ý cụ thể
sau đó phát triển ý tưởng nhanh chóng và hầu như là vô tận. Cấu trúc lan toả của
MindMap cho phép ý tưởng tuôn trào, học sinh chỉ việc viết ra, sắp xếp theo ý chính.
Điều đặc biệt là với Bản đồ tư duy, não ta sẽ tập trung hoàn toàn vào chủ đề viết mà
không bị xao lãng.
Kích thích sự sáng tạo và giải quyết vấn đề khi gặp phải vấn đề khó,
theo bản năng ta sẽ trở nên hốt hoảng và lo lắng. Lúc này tim sẽ đập nhanh hơn và cảm
thấy căng thẳng. Thay vì “ép” não mình tìm ngay giải pháp, ta hãy dùng MindMap để
vẽ ra nhiều khả năng và lựa chọn cho vấn đề. Học sinh có thể thông qua MindMap tìm
được giải pháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình.
Tony Buzan – cha đẻ của Bản đồ tư duy khuyên rằng ta nên ghi ra tất cả ý
tưởng dù là ngẫu nhiên, điên rồ hay ngớ ngẩn. Chính những ý tưởng này sẽ kích hoạt
TIỀM NĂNG SÁNG TẠO vô tận bên trong mỗi chúng ta.

Tăng khả năng thuyết trình cho học sinh, khi còn là học sinh rất ngại
phải thuyết trình vấn đề nào đó trước bạn bè. Bản đồ tư duy là cho các em cảm thấy tự
tin, không mất bình tĩnh trước đám đông. Khi chọn MindMap làm giải pháp thuyết
trình, ta không phải mất thời gian đọc từng Slide nhàm chán. Thay vào đó, dùng
MindMap để ghi lại TỪ KHOÁ và HÌNH ẢNH. Việc này kích hoạt kỹ năng diễn đạt
và khả năng nhớ của ta. Công việc thu yết trình sẽ trở nên tự nhiên hơn và ta sẽ có
nhiều thời gian để giao tiếp với bạn bè của mình hơn.
Tôi đưa ra so sánh với phương pháp cũ về văn nghị luận xã hội và bản đồ tuy
duy trong việc lập dàn ý như sau:
9


Đề: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông
Lập dàn ý theo phương pháp cũ:
I. Mở bài
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm
nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây
ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước cũng
phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay?
Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nổi lo và vấn đề
bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ,
gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh
thần dai dẳng. Điều ấy đã và đang đặt ra cho toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ
hơn bao giờ hết phải nêu cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm để chung sức kiềm
chế, đẩy lùi những nguy cơ trên
2. Hậu quả của vấn đề:

+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh, viễn cho các cá
nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, chiếu hiểu biết và
không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ,
coi thường việc đội mũ bảo hiểm...).
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray,
chiếm dụng đường...).
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an
toàn...).
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học
sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lốp. Ngoài ra, bản thân mỗi
người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao
thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh
võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi
đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn

10


thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua
ngã tư.
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật
và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông.
III. Kết bài

- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường cần góp phần vào an toàn giao thông.
 Nhược điểm của cách ghi chép cũ
-Từ khóa bị chìm khuất: không nắm được khái niệm trọng tâm cũng như các
mối liên kết của nó.
-Khó nhớ nội dung: vì chỉ có một màu đơn điệu và một chuỗi dài không có gì
đặc biệt.
-Lãng phí thời gian: ghi chép và đọc lại những cái không cần thiết
-Không kích thích não sáng tạo: cản trở não tìm các mối liên kết, làm cho não
có cảm giác “đã xong”
Hậu quả:
• Mất khả năng tập trung
• Mất tự tin vào bản thân
• Đánh mất sự ham mê học hỏi vốn có ở trẻ nhỏ
Lập dàn ý theo bản đồ tư duy:

11


Sau khi hoàn thành sản phẩm cho học sinh lên thuyết trình lại sơ đồ mà giáo
viên đã thiết kế cho cả lớp nghe và thực hành theo.

Tiết thực hành tại lớp sau khi học sinh đã được hướng dẫn
12




Ưu điểm của bản đồ tư duy


Phương pháp này khai thác cả hai khả năng của não bộ: Đây là một kĩ thuật để
nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dung bản đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được
chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các
đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ dễ
dàng, nhanh chóng hơn.Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ
nằm vị trí càng gần với ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ.
- Mỗi sơ đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp
thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh
hoạt cho việc ghi nhớ.
Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mền trên máy tính.
 Thiết kế sơ đồ tư duy cho nghị luận xã hội
Với nhiều lợi ích như trên đã phân tích, Sơ đồ tư duy hiện nay đang được một
số giáo viên sử dụng trong giảng dạy ở những bộ môn khác nhau. Trong tiết học làm
văn nghị luận xã hội, Sơ đồ tư duy được sử dụng trong xác lập dàn ý cho một đề văn
cụ thể. Sơ đồ tư duy là một kiểu chú thích, một mặt tận dụng những từ khoá mặt khác
còn dùng hình ảnh, màu sắc để tăng khả năng hình dung kiến thức của người học. Một
cách điển hình, Sơ đồ tư duy có cấu trúc như sau:

 Dòng chảy thông tin trong Sơ đồ tư duy
* Các tiêu đề vẽ theo chiều kim đồng hồ.
* Các điểm chính, chi tiết phụ nằm trong mỗi tiêu đề sắp xếp từ trên xuống.

13



 Các bước thiết kế Sơ đồ tư duy
Thiết kế Sơ đồ tư duy có thể bằng tay cũng có thể dùng phần mềm
iMindMap. Nếu vẽ bằng tay, đơn giản chỉ cần có vài ba cây chì hoặc viết màu và
giấy A4 là đủ.
* Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Khi vẽ chủ đề trung tâm, cần chú ý quy tắc:
- Từ chủ đề trung tâm, phát triển ra các ý khác.
- Tự do sử dụng màu sắc
- Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ của chủ đề vì chủ đề cần
làm nổi bật để dễ nhớ.
- Có thể bổ sung từ ngữ vào hình ảnh vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
Ví dụ, chủ đề của chúng ta là Văn nghị luận trong nhà trường, ta vẽ như sau:

14


* Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
- Được vẽ gắn liền với trung tâm
- Vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ được toả đi một cách rõ ràng.
-Từ sơ đồ trên, chúng ta vẽ thêm tiêu đề phụ cho chủ đề Văn nghị luận trong
nhà trường như sau:

* Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
-Quy tắc :
- Chỉ nên tận dụng các từ khoá và hình ảnh.
- Có thể dùng những biểu tượng hoặc viết tắt để tiết kiệm thời gian, không gian
- Mỗi từ khoá/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh.
Từ sơ đồ trên, chúng ta tiếp tục vẽ các nhánh phụ:


* Bước 4: Thêm hình ảnh để làm nổi bật các ý quan trọng
Nếu có những hình ảnh phù hợp thì giáo viên có thể thêm vào hình vẽ để làm nổi
bật các ý quan trọng.

15


6. Áp dụng kĩ thuật bản đồ tư duy 5W 1H trong dạy và học môn Văn
WHAT? (Gì?, Cái gì?)
WHO (Ai?)
- Đầu đề tác phẩm là gì?
- Ai là tác giả của tác phẩm này?
- Tác phẩm đề cặp đến vấn đề gì?
- Tác phẩm viết cho ai? Đối tượng
- Tác phẩm thuộc văn bản thể, loại gì?
nào?
- Tác phẩm còn đề cặp đến vấn đề gì - Còn ai (nhà văn, nhà thơ nào khác)
nữa?
nói đến vấn đề này?
WHERE (Ở đâu?)
WHEN (Khi nào?)
- Sự việc trong tác phẩm xẩy ra ở địa - Sự kiện trong tác phẩm xẩy ra khi
nào?
điểm nào?
- Vấn đề trình bày nằm trong giai
- Tác phẩm được đăng tải ở đâu?
- Tài liệu tìm được từ đâu?
đoạn nào?
- Vấn đề trình bày nằm trong lĩnh vực - Tác phẩm được đăng lúc nào?
- Vấn đề này còn ảnh hưởng tới

nào?
- Vấn đề trong tác phẩm còn liên quan
những giai đoạn nào khác?
đến các lĩnh vực nào khác?
WHY (Tại sao?)
HOW (Như thế nào?)
- Tại sao nhà văn, nhà thơ thực hiện - Tác phẩm được tác giả thực hiện
như thế nào? (Nghệ thuật )
bài viết này?
Muốn hiểu, cảm tác phẩm thì phải
- Vấn đề nêu trong tác phẩm đúng
làm sao?
hoặc sai? Tại sao?
- Tại sao tác giả lại lựa chọn từ ngữ - Các sự việc trong tác phẩm được
kết nối như thế nào?
hoặc hình ảnh này?
- Phong cách của tác giả như thế
- Tại sao tác phẩm lại nổi tiếng?
nào?
6.1 Thiết kế bản đồ tư duy cho NLXH theo kỹ thuật 5W1H.
Đề1: Suy nghĩ về nhận định: “Tri thức là sức mạnh”
1. Mở bài: Giới thiệu về tri thức
2. Thân bài:
a. What: Giải thích nghĩa của từ (hoặc câu) của đề bài.
• Tri thức là gì?
b. Who: Ai là người đã thể hiện “tri thức là sức mạnh”? (nêu những tấm gương,
việc tốt…)
c. Why: Vì sao tri thức là sức mạnh?
• Điều này đúng: à Vì nó đem lại lợi ích cho: bản thân, gia đình, xã hội.
• Điều này sai: à Vì nó sẽ gay hại cho: bản thân, gia đình, xã hội.

d. How :
• Làm thế nào để được tri thức? (Giải pháp)
• Suy nghĩ của bản thân ( học sinh soi rọi bản thân mình)
3. Kết bài
Đánh giá chung tri thức là sức mạnh
16


Vẽ bản đồ cho dàn ý trên

6.2 Cách thức tực hiện:
Học sinh thực hành bản đồ tư duy
Bước 1: Học sinh tự tạo một bản đồ tư duy
a.
Giáo viên dạy tiết ngữ văn theo đúng đặc trưng của môn Ngữ văn theo
yêu cầu trên lớp
b.
Học sinh tự hoạt động độc lập, tự sáng tạo qua việc tự tạo lập một Bản
đồ tư duy về bài đã học trên lớp vào tiết phù đạo, tiết tự chọn hoặc ở nhà.
* Lưu ý: học sinh tự học, tự khám phá thêm các kiến thức về tác phẩm văn học
qua việc tự tìm tài liệu trên mạng để làm phong phú bản đồ tư duy. Sau đó học sinh
chia sẻ các tài liệu với các bạn cùng lớp.
Bước 2: Học sinh vẽ bản đồ tư duy theo nhóm
a.
Học sinh chia sẻ, giúp đỡ nhau qua việc tao nhóm:
Mỗi nhóm gồm 3à 4 học sinh hoạt động
b.
Học sinh biết cách hợp tác hoạt động làm việc theo nhóm.
c.
Học sinh được đánh giá khi các nhóm nhận xét lẫn nhau.

d.
Học sinh được thu thập thêm kiến thức khi học được cái hay ở bản đồ tư
duy của các nhóm khác.
Đề 2: Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
Lập dàn ý theo sơ đồ sau:

1. Mở bài:
Giới thiệu:
- Tấm Cám
- Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội
xưa và nay.
2. Thân bài:
a.
WHAT
17


- Giải thích :
- Thiện là gì? Thiện trong “chân thiện mỹ”có nghĩa là tốt
- Cá là gi? Là cái xấu, cái tàn bạo
b.
WHO
- Trong truyện, ai là đại diện cho cái thiện, cho người tốt? Đó là Tấm.
- Trong truyện ai là đại diện cho cái ác, cho người xấu? Đó là mẹ con Cám.
c.
WHY
- Trong xã hội xưa và nay cái thiện luôn thắng cái ác. Vì sao?
- Vì cái thiện là lẽ phải, là chính nghĩa, là kết tinh những giá trị đẹp nhất.
d.

HOW
- Tuy nhiên cuộc đời thực không như cổ tích bởi nhiều người ở hiền mà vẫn chưa
gặp lành…
- Tại sao những người nhỏ bé, nghèo khổ như cô Tấm lại chiến thắng được
những cái ác, cái xấu…
- Giá trị của truyện cổ tích như thế nào trong việc phản ánh cuộc đấu tranh giữa
cái thiện và cái ác.
3. Kết bài:
- Đánh giá chung: cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ
xấu trong xã hội xưa và nay.
*Vẽ bản đồ tư duy:

Học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy cho đề nghị luận xã hội.

18


19


Sản phẩm hoàn thành của các em học sinh sau tiết thực hành
Ví dụ đề : Làm thế nào để tạo ra môi trường xanh sạch đẹp

Đề: hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay.

20



Hiệu quả thực nghiệm đề tài:

Sau những năm nỗ lực vừa học hỏi đồng nghiệp, vừa tìm tòi không ngừng,
những cách thức, thủ thuật nhỏ mà chúng tôi sử dụng trong giảng dạy lí thuyết về văn
nghị luận xã hội đã thực sự đem lại những kết quả khả quan. Dù chưa phải là những
cách làm tốt nhất nhưng những cách làm đó đã thực sự phù hợp với đối tượng học
sinh của trường chúng tôi hiện nay. Dù là những kinh nghiệm khiêm tốn nhưng bước
đầu đã giúp học sinh nắm vững hơn những kiến thức về bài văn nghị luận xã hội.

Về phía giáo viên
Trước hết, sau một thời gian vừa học hỏi, tìm tòi, vừa thực nghiệm, tôi nhận
thấy những cách thức trên đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy. Từ khi
áp dụng những thủ thuật, cách thức làm đơn giản như trên, việc lập dàn bài cho bài
văn nghị luận xã hội đã trở nên nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi đã bớt đi được những băn
khoăn sau mỗi tiết lên lớp. Và quả thực cách lập dàn bài bằng bản đồ tư duy đã đem
lại hiệu quả, giải quyết được những khó khăn, tồn tại trước đó. Giờ đây, sau khi nỗ lực
để dạy xong bài học, hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội cho học sinh,
mọi công việc phía sau trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Nó giúp tôi tiết kiệm được thời
gian đáng kể. Trước kia, sau khi dạy xong lí thuyết, tôi thường mất rất nhiều tiết sau
đó để hướng dẫn HS vận dụng, rèn luyện kĩ năng nhưng tình hình vẫn không biến
chuyển nhiều.
Nếu như với cách dạy truyền thống như trước kia, mỗi khi đến những tiết dạy
làm văn, chúng tôi thấy mệt mỏi, chán nản bao nhiêu thì sau một thời gian vận dụng
những cách làm đơn giản, thủ thuật nho nhỏ này, tôi đã dần lấy lại được niềm vui
trong công việc. Nó đã chứng minh cho tôi thấy rằng không có bài giảng nào là khô
21


khan, không có một môn học nào là “dở”, là không hấp dẫn. Chỉ cần chịu khó đầu tư,
nghiên cứu, có lòng yêu nghề và đặc biệt là quan tâm đến những khó khăn của HS là
tất cả chúng ta đều có thể biến bất kì giờ học nào cũng trở thành những “thiên đường”
tuyệt vời nhất. Niềm tin ấy giúp chúng tôi có thêm nghị lực và thắp thêm lửa nhiệt

huyết cho chính mình. Điều đó khiến chúng tôi làm việc hiệu quả hơn, hăng say hơn
và tận tụy hơn.

 Về phía học sinh
Từ khi áp dụng những thủ thuật, đổi mới phương pháp dạy sử dụng bản đồ tư
duy vào việc phân tích dàn ý văn nghị luận xã hội, giúp học sinh nắm vững kiến thức
của bài học để hình thành kĩ năng, tôi nhận thấy thái độ chán ghét giờ học làm văn của
các em đã không còn. Các em trở nên hứng thú hơn khi đến với giờ học làm văn. Sự
chủ động, tích cực của các em cũng được thể hiện rõ hơn. Đặc biệt, sự ghi nhớ và tái
hiện trí nhớ của các em đã được cải thiện rõ rệt. Nhất là các em tỏ ra rất hào hứng với
việc sử dụng kĩ thuật gợi nhớ với hệ thống từ khóa trong bản đồ tư duy. Với các em,
ghi nhớ bài học không còn là ghi nhớ những chuỗi từ ngữ dày đặc hay những chuỗi
kiến thức chằng chịt, dài dòng và khó hiểu nữa mà nó trở thành một bức tranh với đầy
đủ màu sắc, đường nét và hình ảnh thú vị, nó thành những bài thơ tếu táo, những câu
chuyện “tào lao” không có thực nhưng vô cùng thú vị. Điều này quả thực rất phù hợp
với tâm lí lứa tuổi của các em. Nó kích thích được sự sáng tạo, trí tưởng tượng bay
bổng của các em. Học làm văn, các em vẫn có thể thả hồn để sáng tác những câu thơ,
làm ra những câu chuyện dí dỏm. Có những em sau khi tôi hướng dẫn các em xâu
chuỗi những từ khóa thành những vần thơ, câu chuyện, các em đã không ngần ngại,
dùng luôn nhừng từ khóa mà tôi rút ra và xuất khẩu thành thơ. Thậm chí em còn rút
22


thêm từ khóa của mỗi bước và làm thành bài thơ được em thể hiện bằng phong cách
nhạc Ráp rất vui nhộn, khiến cả lớp rất thích thú:

 Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
23



Có thể áp dụng cho học sinh khối 12, học sinh giỏi khối 10, khối 11 việc lập
bản đồ tư duy cho dàn ý bài văn Nghị luận xã hội được áp dụng tại cơ sở và mang lại
lợi ích thiết thực, giúp các em giảm tải được sự ghi chép máy móc theo phương pháp
cũ ngoài ra các em học sinh tìm tòi vận dụng được công nghệ thông tin vào việc vẽ sơ
đồ theo phần mền IMINMAP. Sơ đồ hóa nội dung kiến thức trong việc học môn ngữ
văn, lập dàn ý theo cách lập sơ đồ nhanh hơn và khái quát được nội dung trọng tâm
cho dàn ý hơn.
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả: khi áp dụng sáng kiến thu được hiệu quả tích cực. các em lạp
dàn ý nhanh hơn, hiệu quả hơn so với cách lập dàn bài cũ. So với cách lập dàn bài cũ
các em tìm luận điểm, luận cứ còn lúng túng thì cách lập dàn bai theo sơ đồ tư duy rõ
và dễ nhận thấy hơn.
Năm 2017-2018 tôi đã áp dụng phương pháp đã nêu trong đề tài vào việc giảng
dạy cụ thể ở lớp 12A2, 12A8, tại trường vừa vận dụng phương pháp cũ và phương
pháp sử dụng bản đồ tư duy trong việc lập dàn bài, học sinh dễ dàng thấy được kết
quả trong quá trình lập dàn ý.
Theo thống kê ban đầu trong thời gian đầu năm học, tôi cho học sinh thực hành
lập dàn ý theo phương pháp cũ, thời gian gần đây tiến hành áp dụng phương pháp lập
dàn ý theo bản đồ tư duy thì các em làm được kết quả cao hơn cụ thể ở 2 lớp sau.
Phương pháp lập dàn bài cũ:
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


Kém

12A2 35

4

11,4 10

28,6 16

45,7 5

L
S
14,2 0

12A8 37

2

5,4

21,6 15

40,5 10

27,0 2

Lớp


Sỉ số

SL

%

SL

8

%

SL

%

SL

%

%
0,0
5,4

Phương pháp lập dàn bài theo bản đồ tư duy
Giỏi
Lớp

Sỉ số


Khá

Trung bình

Yếu

Kém

12A2 35

SL
8

%
SL
22,9 17

%
SL
48,6 10

%
SL
28,5 0

%
0,0

12A8 37


7

18,9 12

32,4 14

37,8 4

10,8 0

24

LS
0

%
0,0
0,0


Những kết quả trên đây cùng với những kết quả định tính khi thăm dò điều tra
từ học sinh, tôi mạnh dạn khẳng định giải pháp mà đề tài đưa ra là khả thi và có thể áp
dụng hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung.
Trong quá trình viết mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng vẫn còn nhiều thếu
sót, hạn chế của đề tài, rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp. Những góp ý, nhận xét đó là cơ sở để tôi hoàn thiện đề tài này.
 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu,
kể cả áp dụng thử:
 Đánh giá của tổ Ngữ văn trường THPT Phú Riềng:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG

Hồ Thị Tường Thụ
 Đánh giá của trường THPT Phú Riềng – nơi tôi áp dụng sáng kiến:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu.
25


×