BÀI 3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
MẠCH ĐIỆN CƠ BẢN TRONG ĐTDĐ
A. LÝ THUYẾT
I. Tải
1. Khái niệm
o Tải là từ gọi chung cho những thành phần tiêu thụ năng lượng điện, đặc
trưng cho khả năng này của tải là điện trở.
2. Phân loại
o Tải sơ cấp
a. Khái niệm
Là các loại tải chỉ cần có điện áp là hoạt động.
Một điện áp phải có đủ hai cực tính là cực
dương (+) ở đây là Vcc và cực âm (-) tức là mass.
b. Cách mắc và nguyên lý
Một đầu tải mắc vào điện cực dương - Vcc
Với cách mắc này, bình thường chân
P1 của Ic sẽ ở mức cao tức mức điện áp
bằng với Vcc, tải sẽ không hoạt động.
Để tải hoạt động, chỉ cần điều khiển
chân P1 của Ic xuống mức thấp tức mức
điện áp thấp hơn Vcc.
Mức điện áp thấp này sẽ được tính toán sao cho dòng điện sinh ra
có thể vận hành được tải.
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
1
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
Một đầu tải mắc vào điện cựa âm - mass
Với cách mắc này, bình thường chân P1 của Ic sẽ ở mức thấp tức
mức điện áp bằng với mass, tải sẽ không hoạt động. Để tải hoạt
động, chỉ cần điều khiển chân P1 của Ic lên mức cao tức mức điện
áp cao hơn mass.
Mức điện áp cao này sẽ được tính toán sao cho dòng điện sinh ra
có thể vận hành được tải.
Hai đầu tải mắc vào Ic
Với cách mắc này, Ic tự tạo ra hai mức điện áp để điều khiển tải.
Bình thường hai mức điện áp này là bằng nhau, tải sẽ không hoạt
động. Để tải hoạt động, Ic chỉ cần tạo ra sự chênh lệch điện áp giữa
hai chân P1 và P2.
Sự chênh lệch điện áp được tính toán sao cho dòng điện sinh ra
có thể vận hành được tải.
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
2
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
o Tải thứ cấp loại 1
a. Khái niệm
Là các loại tải phải có điện áp và tín hiệu điều khiển mới hoạt động
b. Các dạng thường gặp và nguyên lý
Hoạt động của Transistor
Transistor trên chỉ hoạt động khi được cấp áp VFlash1 và được
điều khiển thông qua chân En.
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
3
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
Hoạt động của Ic cấp áp phụ
Ic cấp áp phụ trên chỉ hoạt động khi được cấp áp Vbatt và được
điều khiển thông qua chân En.
o Tải thứ cấp loại 2
a. Khái niệm
Là các loại tải có điều kiện hoạt động phức tạp hơn, tức là ngoài
điện áp và tín hiệu điều khiển ta cần phải có thêm một số điều kiện khác
nữa.
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
4
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
b. Phân loại và nguyên lý
Tải truyền dẫn dữ liệu
Bình thường Ic chuông sẽ được cấp điện áp Vbatt từ Pin, để
truyền dẫn tín hiệu phát ra chuông, Ic này sẽ được điều khiển hoạt
động thông qua chân C2 và đồng thời tín hiệu sẽ được gửi đến thông
qua chân A1 và C1.
Tải trao đổi dữ liệu
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
5
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
Đối với loại tải trao đổi dữ liệu, trước tiên phải cấp điện áp để tải
hoạt động, sau đó là cấp tín hiệu RST để lặp lại trạng thái ban đầu,
tiếp theo là cấp xung CLK để đồng bộ với tải và cuối cùng là trao
đổi dữ liệu thông qua chân DAT.
Nguyên tắc hoạt động trên là nguyên lý cơ bản nhất đối với loại
tải trao đổi dữ liệu.
3. Cách máy nhận biết tải
o Một điện áp đưa vào - thường là phát hiện sạc được gắn vào máy.
Khi gắn sạc vào máy, điện áp từ cục sạc được truyền đến Ic sạc. Ic
này sẽ báo cho CPU. Khi tín hiệu được báo cho CPU, máy sẽ nhận biết
được sạc đã gắn vào.
o Một loại tải thông qua dòng điện
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
6
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
Để nhận biết máy đã được lắp Sim hay chưa? CPU sẽ điều khiển
khối nguồn cấp điện áp Vsim. Nếu máy đã lắm Sim sẽ sinh ra dòng điện,
chính dòng điện này mà CPU biết được máy đã được lắp Sim. Ngược
lại, sẽ không có dòng điện sinh ra, CPU sẽ yêu cầu lắp Sim hay vào chế
độ máy bay.
o Một tải thông qua sự thay đổi mức logic
Điện tử nói chung và điện thoại nói riêng có hai mức logic là 0 và 1.
Một mạch điện được thiết kế để phát hiện tải được gắn vào thông qua
việc làm thay đổi mức logic.
Cảm nhận mức 1
Khi chưa lắp Sim, chân 9 sẽ ở mức 0 do được nối với chân 8 chân mass. Khi lắp Sim vào, chân 9 sẽ có mức 1 do được ngắt ra khỏi
chân 8.
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
7
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
Cảm nhận mức 0
Bình thường khi chưa gắn tải chân P1 của Ic sẽ ở mức 1, khi gắn
tải vào sẽ làm khóa K đóng lại - chân P1 của Ic sẽ được nối mass. Nhờ
sự thay đổi này mà Ic nhận biết tải đã gắn vào máy.
4. Bài tập
a. Tải là gì? Trong điện thoại di động, tải được phân thành bao nhiêu loại?
Hãy sắp xếp những thiết bị sau theo từng loại tải
Chuông, Màn hình, Sim, Camera, Loa
Các thiết bị nào sau đây là Tải trao đổi dữ liệu
Mic, Thẻ nhớ, màn hình, Sim
b. Điện thoại nhận biết sự có mặt của Tải bằng những hình thức nào?
Trên Model 6300, hãy cho biết máy nhận biết các Tải sau thông qua
hình thức nào?
Tai nghe, Sim, Thẻ nhớ, Sạc
Màn hình, Camera
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
8
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
II. Phân tích nguyên lý hoạt động của các mạch điện cơ bản
1. Mạch rung
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Motor là tải sơ cấp, một đầu tải được mắc vào điện cực dương - Vbatt
Bình thường chân G3 của D200 ở mức cao - Motor không quay. Khi
có sự điều khiển của CPU, chân G3 của D200 được đưa xuống mức thấp
- Motor quay. Nếu CPU thôi cấp tín hiệu điều khiển rung, chân G3 của
D200 lại trở lại mức cao.
Hiện tượng: “Không rung”…
c. Bài tập
Chọn một Model bạn đang muốn tham khảo về cách khắc phục sự cố.
Hãy thực hiện theo yêu cầu sau
Vẽ lại sơ đồ mạch
Trình bày nguyên lý hoạt động
Trình tự khắc phục sự cố
Kiểm tra mạch điện
Đối với mạch điện mà bạn vừa học
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
9
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
2. Mạch chuông
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Chuông là tải sơ cấp, có hai đầu được mắc vào Ic. Chuông được dùng
để phát nhạc, nghe loa ngoài…
Để điều khiển phát chuông, CPU chỉ cần cấp tín hiệu điều khiển và
gửi tín hiệu âm thanh sang Ic nguồn. Nhiệm vụ Ic nguồn lúc này là
chuyển đổi… và khuếch đại tín hiệu âm thanh đưa tới chuông.
Đối với một số mạch có Ic chuông thì nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu
âm thanh là do Ic chuông thực hiện. Ic chuông trong điện thoại di động
thường được cấp áp từ Pin
Hiện tượng: “Không
chuông”…
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu
như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
10
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
3. Mạch loa
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Loa là tải sơ cấp, có hai đầu được mắc vào Ic. Loa được dùng để nghe
khi thực hiện chức năng gọi nhân.
Ic quản lý loa gọi là Cobba, Ic này thường được tích hợp trong Ic
nguồn (Nokia) hay có Ic quản lý âm thanh riêng - Ic Audio (iPhone).
Sóng điện thoại trung tần (IF) sau khi đến Cobba sẽ được hạ xuống
thành sóng âm tần (AF). Sau đó, Cobba sẽ giải điều chế và khuếch đại
tín hiệu âm tần trước khi đưa ra loa.
Hiện tượng: “Không nghe người ta nói”…
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
11
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
4. Mạch mic
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Mic là tải sơ cấp, có một đầu được mắc nối mass. Mic được dùng để nói
chuyện khi thực hiện chức năng gọi nhận hay ghi âm…
Ic quản lý Mic gọi là Cobba, Ic này thường được tích hợp trong Ic
nguồn (Nokia) hay có Ic quản lý âm thanh riêng - Ic Audio (iPhone). Tín
hiệu âm thanh có tần số từ 300hz đến 3400hz, được Mic chuyển đổi
thành tín hiệu điện truyền đến Cobba. Tại đây, tín hiệu này sẽ được
khuếch đại, điều chế, nâng tần thành sóng trung tần (IF). Ở chức năng
ghi âm thì tín hiệu âm thanh được chuyển đổi thành tín hiệu điện, sau đó
được mã hóa và lưu trữ ở bộ nhớ của máy.
Ngoài Mic hai chân, điện thoại di động còn có Mic dạng Ic từ 3 chân
trở lên. Tùy theo Mic dạng Ic nào, ta có thể độ hoặc thay thế.
Hiện tượng: “Nói người ta không nghe”…
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
12
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
5. Mạch Sim
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Sim là tải trao đổi dữ liệu.
Để nhận biết máy đã lắp Sim hay chưa, CPU điều khiển Ic nguồn cấp
áp AC qua chân Vsim. Nếu máy chưa lắp Sim sẽ không có dòng chảy
trong mạch.
Ngược lại, khi máy đã lắp Sim sẽ có dòng chảy xác định. Do đó, Sim
hư máy sẽ không nhận Sim - trừ trường hợp khóa mạng.
Khi đã nhận được Sim, CPU sẽ điều khiển Ic nguồn cấp áp Vsim ở
dạng DC và duy trì nguồn này trong suốt quá trình hoạt động. Sau đó,
cấp tiếp các tín hiệu RST, CLK và trao đổi dữ liệu với Sim qua chân
DAT.
Hiện tượng: “Không nhận Sim”…
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
13
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
6. Mạch bàn phím
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Bàn phím dùng để nhập dữ liệu và các dòng lệnh vào khối logic, được
thiết kế theo kiểu ma trận kết nối trực tiếp đến CPU hay thông qua một
mạch đệm thường là Ic. Các dòng (Row) và cột (Col) được định sẵn mức 0
hoặc 1.
Lúc ở chế độ chờ, máy thỉnh thoảng cho chạy chương trình quét
phím. Chương trình này sẽ đi tìm mức 0 hoặc 1 tùy theo chương trình,
thông thường là mức 0. Khi phát hiện mức logic cần thiết - tức có phím
nhấn, CPU sẽ xác định phím và cho chạy chương trình tương ứng với
phím được nhấn.
Hiện tượng:
Liệt một vài phím
Liệt một hàng/ một cột
Liệt toàn bộ
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
14
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
7. Mạch màn hình
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Màn hình dùng để trình bày giao diện với người sử dụng, dữ liệu được
hiển thị với độ sắc nét phụ thuộc vào số điểm ảnh có trên màn hình.
Khi mở nguồn hay nhấn phím ớ chế độ chờ, CPU sẽ truy xuất dữ liệu
trực tiếp lên màn hình hay thông qua một mạch đệm thường là Ic. Để
hiển thị được dữ liệu, thông thường màn hình sẽ được cấp hai điện áp
1V8 và 2V8, các tín hiệu C/S, RST, CLK và các chân dữ liệu. Tất cả các
đường mạch này điều quan trọng nếu hư sẽ dẫn đến sự cố.
Ngoài ra trên màn hình còn có đèn để chiếu sáng, phần chiếu sáng
này thường được vận hành bởi Ic đèn. Phần này nếu hư không ảnh
hưởng đến dữ liệu hiển thị trên màn hình.
Hiện tượng: “Trắng màn hình”
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
15
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
8. Mạch đèn
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Mạch đèn dùng để chiếu sáng màn hình hay bàn phím của điện thoại.
Bình thường khi chưa mở nguồn hay ở chế độ chờ, VLED+ không
đủ áp để cấp sáng đèn màn hình và bàn phím - VLED+ = 0V/ 4V tùy
theo Model. Khi có tín hiệu điều khiển, mạch cấp áp sẽ tạo ra một điện
áp VLED+ khoảng 18 VDC.
Trong mạch cấp áp VLED+ thì L2304, các tụ C2314, C2315 có
nhiệm vụ tăng áp. Ic quản lý việc cấp áp VLED+ trong điện thoại
thường được cấp áp từ Pin.
Hiện tượng: “Không đèn màn hình bàn phím”
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
16
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
9. Cảm ứng
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Cảm ứng được xem như một bàn phím ảo hoạt động dựa vào sự phân
vùng từ trường. Màn hình sẽ được phân vùng, mỗi vùng có sự thay đổi về
từ khác nhau. Khi vùng nào đó có sự thay đổi về từ - tức có phím nhấn, tín
hiệu này được CPU nhận biết. Sau khi đã xác lập yêu cầu, CPU sẽ cho chạy
chương trình tương ứng.
Hiện tượng:
Liệt cảm ứng
Liệt một vùng cảm ứng
Cảm ứng lệch
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
17
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
10. Mạch thẻ nhớ
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Thẻ nhớ là thiết bị trao đổi dữ liệu - bộ nhớ ngoài, giúp tăng dung
lượng cho máy, dùng lưu trữ dữ liệu, hình ảnh, nhạc, Game…
Nguyên tắc hoạt động của thẻ nhớ cũng giống như Sim, nghĩa là
máy nhận biết đã lắp thẻ hay chưa dựa vào dòng chảy. Khi đã nhận thẻ
thì CPU sẽ Reset, đồng bộ và trao đổi dữ liệu với thẻ nhớ.
Tốc độ trao đổi dữ liệu phụ thuộc vào xung Clock, tốc độ xử lý… và
số chân DAT. Áp cấp cho thẻ nhớ thường là 2.8V
Hiện tượng: “Không nhận thẻ”
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
18
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
11. Mạch Camera, Video
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Camera là thiết bị dùng để ghi nhận hình ảnh, khi ở chế độ quay phim
có thêm phần ghi âm nhờ vào Mic.
Để kích hoạt chế độ Camera, CPU sẽ điều khiển việc cấp áp và các
tín hiệu khác cho phép Camera hoạt động. Dữ liệu được ghi và truyền
đến CPU sẽ được xử lý và hiển thị trên màn hình.
Thông thường có hai điện áp 1V8 và 2V8 cấp cho Camera có độ
phân giải thấp dưới 3.2 Megapixel. Từ 3.2 Megapixel trở lên thường có
trên hai điện áp và mạch điện phức tạp hơn.
Một vài Camera có thêm đèn Flash
Hiện tượng:
Vào chụp ảnh treo máy/ tự Reset/ tự thoát ra ngoài
Quay phim được, chụp ảnh không được…
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
19
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
12. Mạch sạc
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Sạc là quá trình tái tạo lại điện áp cho Pin, quá trình này thường đòi hỏi
một dòng điện chính xác cao. Hai yếu tố: Vbatt liên quan đến rất nhiều
thành phần phần cứng trong điện thoại, cộng với một mạch sạc phức tạp đã
làm cho việc xác định nguyên nhân hư hỏng của sự cố gặp nhiều khó khăn.
Khi cắm sạc vào, áp sạc được đưa đến Ic sạc, một tín hiệu báo sạc sẽ
gửi đến CPU. Khi nhận được tín hiệu báo sạc này, CPU sẽ cho kiểm tra
điều kiện sạc. Nếu không tốt thì báo lỗi, ngược lại thì sẽ điều khiển Ic
Sạc - sạc điện cho Pin. Trong suốt quá trình sạc CPU luôn kiểm tra dòng
sạc để ngắt sạc khi Pin đầy.
Sự cố sạc thường được chia thành hai trường hợp:
Sạc không phản ứng là khi gắn sạc vào máy không báo gì, hiện
tượng này là do tín hiệu báo sạc không đến được CPU.
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
20
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
Sạc báo lỗi là do điều kiện sạc không tốt - do sự thay đổi giá trị điện
trở của tải hay mạch điện có vấn đề dẫn đến dòng điện không chính xác.
Tùy theo Model và nguyên nhân hư hỏng mà có những cảnh báo như:
Sạc không được/ Sạc không báo đầy/ không hỗ trợ bộ sạc/ tiếp xúc nạp
điện kém… Đôi khi do sự không tương thích Cap sạc hay quá tải có thể
có những cảnh báo như: Cắm sạc báo USB/ cổng COM/ tắt nguồn/ mất
đèn…
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
13. Mạch tai nghe
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Khi cắm tai nghe vào, chân 10 lập tức thay đổi trạng thái 0/ 1, sự thay
đổi này được Ic quản lý tai nghe phát hiện và báo cho CPU. CPU sẽ điều
khiển máy chuyển sang chế độ tai nghe, lúc này loa và mic trên máy không
hoạt động được.
Hiện tượng:
Tự hiển thị tai nghe
Nhận tai nghe nhưng lỗi: Không loa/ không mic; Không loa không
mic
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
21
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
14. Mạch USB
a. Sơ đồ mạch
b. Nguyên lý hoạt động
Cổng USB dùng để truyền dữ liệu/ chạy chương trình cho máy.
Cổng USB máy tính luôn cấp điện áp khoảng 5 VDC, do đó khi cắm
thiết bị vào máy tính, sẽ sinh ra dòng chảy, nhờ đó mà máy tính nhận biết
có thiết bị gắn vào. Tiếp đó, là quá trình trao đổi dữ liệu với thiết bị thông
qua chân DM và DP.
Hiện tượng
Không nhận USB
Sạc USB được, không trao đổi dữ liệu.
c. Bài tập
Thực hiện theo yêu cầu như Bài tập tại mục 1
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
22
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
B. THỰC HÀNH
I. Tháo lắp Ic có đổ Keo
1. Tháo Ic
a. Lấy keo xung quanh Ic
Lấy bằng mỏ hàn
Dùng mỏ hàn đẩy nhẹ keo xung quanh Ic. Với phương pháp này, đòi
hỏi mỏ han phải tốt và tay nghề của Kỹ thuật viên để không làm ảnh
hưởng đến đường mạch trên Board.
Lấy bằng mỏ khò
Dùng mỏ khò nhỏ hoặc mỏ khò trung
Gió mạnh, lửa vừa phải - sao cho không chảy chì linh kiện
Dùng dao lấy keo xung quanh - dao dùng phải đạt yêu cầu kỹ thuật
tức “cắt Board không đứt”
b. Khò lấy Ic
Khò kết hợp
Trong quá trình khò, dùng dao thăm dò 4 góc Ic cho nhựa thông rút vào
trong và chọn đúng thời điểm “Bẩy keo Ic”
2. Đóng Ic
a. Lấy keo trên Board
Hút chì trên Board
Vệ sinh Board
Lấy bằng mỏ hàn hay dao đều được - chú ý chân của Ic
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
23
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24
b. Lấy keo trên Ic
Hút chì trên Ic
Vệ sinh/ Không
Lấy bằng mỏ hàn hay dao đều được - chú ý chân của Ic
c. Đóng Ic
Khò điều chỉnh gió lửa
II. Bài tập
» Thực hành tháo lắp Ic có keo (Ic nhựa, Ic kiếng…)
1. Lấy keo xung quanh Ic
2. Lấy keo trên Board
3. Lấy keo trên Ic
4. Tháo Ic
5. Đóng Ic
Địa chỉ: 1114 Đường 3 tháng 2, P12, Q11, TP.HCM
24
Website: www.chamsocdidong.com
Giảng Viên: KS Nguyễn Thành Phước
Điện thoại: 01299.24.24.24